1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Phương pháp dạy học môn Âm nhạc-Lớp 5-Học hát bài: Em vẫn nhớ trường xưa

7 131 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 17,11 KB

Nội dung

Với khả năng nhận thức của các em học sinh qua phương pháp giảng dạy một tiết học hát đối với học sinh lớp 5 trong các trường tiểu học nói chung và các em học sinh lớp 5 trường Tiểu học[r]

Trang 1

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ

“MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC HÁT MÔN ÂM NHẠC LỚP 5”

I/ ĐẶT VẤN ĐỀ

Âm nhạc là một nhu cầu trong đời sống tinh thần của trẻ, trẻ em tham gia ca hát là được hoạt động để nhận thức thế giới xung quanh và bản thân mình Những

âm thanh của bài hát, bản nhạc tác động vào cảm xúc của các em, giúp cho việc phát triển trí tuệ, óc tưởng tượng và có tác dụng giáo dục tình cảm đạo đức rất tốt

Để có tiết dạy tốt người giáo viên cần chuẩn bị đồ dùng dạy học, bài soạn theo chuẩn kiến thức kỹ năng và sử dụng phương pháp phù hợp

Thực tế ở bậc Tiểu học cho thấy đa số học sinh có ý thức và tích cực trong học tập Tuy nhiên vẫn còn những khó khăn trong quá trình dạy học môn Âm nhạc như:

+ Học sinh nhát, thiếu tự tin

+ Ở một số em vẫn còn hát theo thói quen, hát tự do không theo giai điệu của bài hát

+ Khả năng tiếp thu về giai điệu vẫn còn nhiều hạn chế…

Đó chính là lí do tôi chọn chuyên “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy

hát trong môn Âm nhạc lớp 5” để thực hiện.

II/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1 Nội dung chương trình

Môn âm nhạc lóp 5 gồm có 35 tiết, được thực hiện trong 35 tuần, mỗi tuần 1tiết , Học kỳ 1 : 18 tiết , học kỳ 2 : 17tiết

Nội dung chương trình gồm 3 phần:

a Học hát

- HS được học 10 bài hát trong đó có 2 bài dân ca Việt Nam, 1 bài hát nước ngoài

- Được củng cố các kĩ năng ca hát như tư thế, cách lấy hơi, giữ hơi, tập hát rõ lời phát âm gọn tiếng, tập hát những câu dài liền mạch., tập hát đúng những chỗ luyến âm

- Tập thể hiện tình cảm qua mỗi bài hát

- Hát có sắc thái, diễn cảm và đúng với tốc độ

- Tập hát kết hợp vận động phụ họa, múa đơn giản hoặc trò chơi âm nhạc

- Danh mục 10 bài hát được lựa chọn gồm có :

+ Reo vang bình minh (nhạc và lời: Lưu Hữu Phước)

+ Hãy giữ cho em bầu trời xanh (nhạc và lời: Huy Trân)

+ Con chim hay hót (nhạc và lời: Phan Huỳnh Điểu – Lời: Thơ đồng dao) + Những bông hoa, những bài ca(nhạc và lời: Hoàng Long)

+ Ước mơ(nhạc: Trung Quốc – lời việt : An Hòa)

Trang 2

+ Hát mừng (dân ca Hrê –Lời: Lê Toàn Hùng)

+ Tre ngà bên Lăng Bác (nhạc và lời: Hàn Ngọc Bích)

+ Màu xanh quê hương (dan ca Khmer Nam Bộ - Lời Nam Anh)

+ Em vẫn nhớ trường xưa (nhạc và lời: Thanh Sơn)

+Dàn đồng ca mùa hạ(nhạc: Lê Minh Châu – lời: phỏng thơ: Nguyễn Minh Nguyên)

b.Tập đọc nhạc(TĐN)

- Tập đọc nhạc có 8 bài

- Những bài TĐN được trích từ các bài hát hoặc được đặt lời ngắn gọn, dài không quá 16 nhịp, cao độ trong phạm vi một quãng 8 (Đô 1-Đô 2).Sử dụng các hình nốt đen, trắng, móc đơn, nốt trắng chấm đôi

- Các bài TĐN đều viết ở nhịp 2/3; 3/4

- Thang Đô 5 âm : Đô, Rê, Mi, Son, La hoặc thang 7 âm: Đô, Rê, Mi, Pha, Son, La, Si

c Phát triển khả năng nghe nhạc

- HS được giới thiệu 4 nhạc cụ phương Tây như: phơ-luýt(flute), kèn Cờ-la-ri-nét(clarinette), kèn Tờ-rom-pét(trompette), kèn Sắc-xô-phôn(saxophone)

- Biết 2 truyện kể là Nghệ sĩ Cao Văn Lầu và Khúc nhạc dưới trăng, ngoài ra còn có các bài đọc thêm như: Bác Hồ với bài hát Kết Đoàn, Chiếc Cồng của nữ thần A-tê-na, Người bạn thân thiết của chúng ta

- Nội dung nghe nhạc trong sách giáo khoa Âm nhạc lớp 5 có ở các tiết 8, tiết

11, tiết 14, tiết 29, tiết 31 Đó là nội dung mở, GV có thể chọn cho HS nghe một vài bài( chọn từ ca khúc thiếu nhi, dân ca, nhạc không lời) đồng thời có phần dẫn giải, bình luận hoặc cho HS nhận xét, phát biểu cảm nhận(tất nhiên là ở mức độ đơn giản, đôi khi chỉ là cảm tính)

Như vậy, chương trình Âm nhạc lớp 5 có 3 nội dung, trong đó có 2 nội dung

cơ bản là: học 10 bài hát và 8 bài tập đọc nhạc, học kì I dạy 5 bài hát và 4 bài TĐN, học kì II dạy 5 bài hát và 4 bài TĐN Ngoài ra còn có nội dung Phát triển khả năng

Âm nhạc như: giới thiệu 4 nhạc cụ phương Tây, kể chuyện Âm nhạc, nghe nhạc và một số hoạt động khác

2 Mục tiêu chương trình

a.Về kiến thức

- HS biết hát 10 bài hát đã được quy định

- Biết đọc 8 bài tập đọc nhạc

- Biết hình dáng, tên gọi một vài nhạc cụ phương Tây

- Được nghe một số ca khúc, dân ca hoặc nhạc không lời

- Biết 2 truyện kể về Âm nhạc, qua đó thấy được mối quan hệ của Âm nhạc với đời sống

- Biết sơ qua về nhịp 2/4; 3/4 qua các bài tập đọc nhạc

b.Về kĩ năng

- Hát đúng giai điệu, hòa giọng, hát diễn cảm,kết hợp tập biểu diễn các bài hát

- Bước đầu luyện TĐN và chép nhạc ở mức độ đơn giản

Trang 3

- Luyện tập nghe để cảm thụ Âm nhạc.

c.Thái độ:

- Giáo dục học sinh yêu thích nghệ thuật âm nhạc, hào hứng và hăng say tham

gia các hoạt động âm nhạc.

- Có ý thức khi hát phải đúng giai điệu và diễn cảm, khi tập đọc nhạc phải nhớ tên nốt nhạc và đọc đúng độ cao, trường độ, gõ nhịp, gõ phách đệm theo

3 Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

- Để có một giờ học hát thành công giáo viên và học sinh cần chuẩn bị:

* Đối với giáo viên:

- Muốn dạy tốt một bài hát giáo viên cần:

+ Chuẩn bị kỹ bài soạn

+ Phải nắm vững bài hát đó, hát đúng cao độ, trường độ và diễn cảm

+ Tìm hiểu nội dung, xuất xứ bài hát để giới thiệu cho học sinh

+ Chuẩn bị các phương tiện phục vụ tiết dạy

* Đối với học sinh:

- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập

- Cần xây dựng nề nếp học tập ngay từ buổi học đầu tiên

- Tạo cho các em có được thái độ, ý thức học tập đối với môn âm nhạc

- Quan sát, lắng nghe, cảm nhận cách phát âm, lấy hơi đúng, thoải mái, giúp các em có được sự tự tin đứng trước tập thể lớp để biểu diễn

- Qua các bài học, các em được nghe hát, nghe nhạc, được tập hát, được biết một số kiến thức phổ thông về âm nhạc Tất cả những điều đó tạo nên một trình độ văn hoá âm nhạc tối thiểu để góp phần cùng những môn học khác giáo dục nhân cách học sinh, làm cho các nội dung học tập có tính toàn diện, làm cân bằng các hoạt động học tập của học sinh

Để làm được như vậy, người giáo viên cần phải yêu nghề say mê âm nhạc, mến trẻ, có những kiến thức âm nhạc cần thiết và phương pháp giáo dục âm nhạc ở tiểu học nói chung và ở lớp 5 nói riêng

4 Một số biện pháp dạy học hát cho học sinh

- Muốn dạy một bài hát có hiệu quả, trước tiên người giáo viên phải nắm vững bài hát đó, hát đúng giai điệu, cao độ, trường độ và diễn cảm

- Phải tìm hiểu nội dung, xuất xứ của bài hát để chủ động giới thiệu cho học sinh, sau đó hát mẫu cho học sinh nghe để tạo ra sự chú ý và hào hứng khi chuẩn bị vào bài hát mới

- Cách thức dạy một bài nhạc có rất nhiều phương pháp nhưng đối với tôi để giúp học sinh dễ tiếp thu bài học nhất đó là phương pháp vừa đàn giai điệu kết hợp với việc truyền miệng Trước tiên giáo viên giới thiệu nội dung của bài học nhằm giúp các em hiểu và cảm nhận ở bài học đó tác giả nói lên tình cảm của bài hát là như thế nào, cách thể hiện bài hát ra sao, tốc độ nhanh hay chậm, vui hay buồn… Sau đó hướng dẫn các em đọc lời ca

- Việc phát âm chính xác và rõ lời ca là rất quan trọng, giáo viên phải lắng nghe giọng đọc qua việc đọc lời ca, sau đó tìm ra em nào có giọng phát âm chưa

Trang 4

chuẩn rồi sửa ngay cho các em từng bước một Tiếp đến giáo viên hướng dẫn từng câu hát trên giai điệu của đàn giúp học sinh nghe và cảm nhận giai điệu giữa truyền miệng của giáo viên và giai điệu đánh từ đàn Học sinh tự biết mình đã hát sai câu nào, ô nhịp nào Từ đó việc sửa sai cho các em không còn mấy khó khăn cả về giai điệu và nhịp

- Hát kết hợp với vận động phụ họa, trò chơi hoặc một số động tác múa đơn giản để bài hát hay và sinh động

a.Quy trình dạy hát:

* Bước 1: Giới thiệu bài hát.

- Giáo viên dùng tranh, ảnh để minh họa cho sinh động (chân dung các nhạc sĩ, hoặc nội dung bài hát)

- Giáo viên đặt các câu hỏi gợi mở cho học sinh nhận xét, trả lời qua quan sát tranh ảnh

- Giáo viên giới thiệu tên bài hát, tên tác giả, nội dung bài hát

* Bước 2 : Nghe hát mẫu.

- Giáo viên mở băng nhạc, đĩa nhạc cho học sinh nghe hoặc giáo viên tự trình bày (biểu diễn) để học sinh cảm nhận giai điệu bài hát sẽ học

- Giáo viên nên cho học sinh nói lên cảm nhận của mình khi được nghe bài hát

* Bước 3: Đọc lời ca.

- Giáo viên hướng dẫn cả lớp đọc lời ca (có thể đọc trơn, có thể đọc theo tiết tấu lời ca)

- Giáo viên chỉ định đọc cá nhân hoặc nhóm

- Giáo viên giải thích những từ khó (nếu có)

- Giáo viên chia câu hát, lưu ý cho học sinh những chỗ cần quan tâm để chỉnh sửa

* Bước 4: Khởi động giọng.

- Giáo viên đàn từng chuỗi âm ngắn, đơn giản rồi cho học sinh hát theo bằng các nguyên âm: A, O, U, Ư hoặc MA, MO, MI

- Giáo viên phải dịch giọng cho phù hợp với đối tượng học sinh của lớp(không nên để học sinh hát theo giọng của giáo viên mà giáo viên sẽ theo học sinh)

* Bước 5 : Tập hát từng câu.

- Mỗi câu hát giáo viên nên đàn giai điệu 2-3 lần để học sinh nghe và hát nhẩm theo ( cũng có thể giáo viên hát từng câu cho học sinh nghe)

- Giáo viên đếm, bắt nhịp để học sinh hát hòa vào theo đàn

- Hướng dẫn học sinh lấy hơi sau mỗi câu hát và sửa sai (nếu có)

- Giáo viên chỉ định học sinh khá hát mẫu

- Giáo viên hướng dẫn học sinh hát theo các hình thức khác nhau (đơn ca, tốp

ca, tổ, nhóm ) cho học sinh nhận xét, đánh giá Giáo viên kết luận và có thể minh họa lại

- Hướng dẫn học sinh tập hát tiếp theo đến hết bài hát

* Bước 6: Hát cả bài.

- Giáo viên đệm đàn cho học sinh hát cả bài

Trang 5

- Sửa những chỗ học sinh hỏt sai (nếu cú).

- Cho học sinh hỏt đỳng tốc độ

- Thể hiện sắc thỏi tỡnh cảm bài hỏt, hỏt kết hợp vận động phụ họa,…

* Bước 7: Củng cố kiểm tra.

- Giỏo dục thẩm mĩ cho cỏc em thụng qua nội dung bài hỏt

- Đặt cõu hỏi để cỏc em trả lời (nội dung bài hỏt núi gỡ ? cảm nhận của em về giai điệu )

- Nhắc nhở HS về nhà suy nghĩ tỡm động tỏc thớch hợp để phụ họa cho bài hỏt

5.Tiến trỡnh lờn lớp:

1.ễn định tổ chức:

2.Kiểm tra dụng cụ học tập:

- Cho học sinh hỏt một bài để tạo khụng khớ cho tiết học

3.Dạy bài mới:

* Giới thiệu bài hỏt – tỏc giả

* Cỏc hoạt động dạy học:

- Hoạt động 1: Dạy bài hỏt

- Hoạt động 2: Luyện tập bài hỏt

4.Củng cố- dặn dũ:

- Trỡnh tự núi trờn cú thể thực hiện linh hoạt trong từng tiết học Trong sỏch giỏo viờn, mỗi bài đều được bố trớ dạy 2 tiết liờn tiếp Trong tiết thứ 2 tập trung vào việc ụn luyện, củng cố, sửa chữa chỗ hỏt sai và kết hợp thờm một số trũ chơi cho giờ học sinh động

6 Kiểm tra, đỏnh giỏ:

Đối với mụn õm nhạc, kết quả học tập của học sinh thể hiện qua việc rốn luyện

và thực hành Vào đầu tiết học khụng nhất thiết phải kiểm tra bài cũ mà nờn cho cỏc em ụn tập lại bài vừa học

- Giỏo viờn đỏnh giỏ kết quả thực hiện của học sinh theo Thụng tư 22 bằng nhận xột để động viờn cỏc em học tập

- Mỗi tuần cú 1 tiết học Âm nhạc chớnh, do đú trong mỗi tiết học giỏo viờn cần phải huy động để nhiều học sinh được tham gia bài học Qua đú giỏo viờn cú thể quan sỏt sự tiến bộ hoặc những thiếu sút của từng em để hướng dẫn giỳp cỏc em hoàn thành bài học Nhận xột đỏnh giỏ học sinh Tiểu học theo Thụng tư 22 mụn

Âm nhạc cú 3 mức độ: Hoàn thành tốt, hoàn thành, chưa hoàn thành

7 Vận dụng Thực hành.

Bài soạn minh họa:

Tiết 26 Âm nhạc

Học hát Bài: em vẫn nhớ trờng xa

I/ Mục tiêu:

- HS hát chuẩn xác bài hát: Em vẫn nhớ trờng xa

- Hát đúng giai điệu, thể hiện đúng trờng độ nốt móc đơn và móc kép, trờng độ

4 nốt móc kép

- Thông qua bài hát, giáo dục các em tình cảm gắn bó mái trờng và quê hơng

Trang 6

II / Chuẩn bị:

GV: - Tranh ảnh về mái trờng,quê hơng đất nớc

- Đàn phím điện tử

HS: - SGK âm nhạc 5

- Nhạc cụ gõ: Song loan, thanh phách

III/Tiến trình dạy - học:

1/ ổn định:

- Cả lớp hát 1 bài

2/ KT bài cũ:

3/ Bài mới:

Ghi nội dung

-Giới thiệu bài.

- Dạy hỏt

+ Hớng dẫn,

Sửa sai

-Luyện tập bài

hỏt

I/ Nội dung 1:

Học hát: Bài “Em vẫn nhớ trờng xa”

-Mái trờng là nơi vô cùng thân thơng và gắn bó với mỗi học sinh, nơi đó các em đợc học bao

điều mới lạ Hình ảnh mái trờng còn mãi lắng

đọng lại trong tâm hồn chúng ta

Dạy hát:

- Hát mẫu hoặc cho HS nghe qua băng, đĩa 1-2 lần toàn bộ bài hát

- Đọc lời ca:

- Chia câu, đoạn, đánh dấu chỗ lấy hơi

- Khởi động giọng

- Đọc thang âm: C D E D C

- Dạy hát từng câu:

Câu 1: “Trờng làng yên lành”

+ Hát mẫu và đàn giai điệu câu 1

Câu 2: “Trờng làng êm đềm” (Dạy nh câu 1)

- Trong khi tập hát, sửa sai câu khó hát

- Tập hát xong 2 câu Nối liền 2 câu hát với nhau

“Trờng làng êm đềm”

- Tiếp tục dạy các câu tiếp theo tơng tự nh câu trên đến hết bài

- Hát kết hợp gõ đệm theo phách, tập gừ đỳng phỏch mạnh, phỏch nhẹ

- Chia lớp theo tổ để hỏt nối cỏc cõu

- Chia lớp theo dóy để hỏt đối đỏp, hỏt đồng ca

Hỏt kết hợp gừ đệm theo phỏch

-Chọn nhúm biếu diễn trước lớp

Nghe giới thiệu bài

- Nghe hát mẫu

- 2-3 HS đọc lời ca

-Đọc thang

âm

-Nghe hát mẫu -Tập hát theo hớng dẫn

-Luyện tập hỏt cả bài

- HS chia tổ

- HS thực hiện theo yờu cầu GV

- Nhúm HS biểu diễn

Trang 7

4/ Củng cố- Dặn dò:

- Lưu ý lại chỗ khú của bài khi hỏt

-Nhắc lại nội dung bài

-Liờn hệ, giỏo dục tỡnh cảm, thỏi độ của học sinh với thầy cụ, bạn bố, trường lớp

-Dặn dũ về nhà: Tập hát đúng cao độ, lời ca, tiết tấu

III KẾT LUẬN:

Với khả năng nhận thức của cỏc em học sinh qua phương phỏp giảng dạy một tiết học hỏt đối với học sinh lớp 5 trong cỏc trường tiểu học núi chung và cỏc em học sinh lớp 5 trường Tiểu học Hồng Chõu núi riờng, trờn cơ sở bỏm sỏt chương trỡnh hướng dẫn của BGD&ĐT và đó cú được kết quả đỏng khớch lệ; học sinh yờu mến mụn Âm nhạc hơn, cỏc em mạnh dạn tự tin đứng trước lớp để biểu diễn, phỏt

õm rừ lời, chuẩn xỏc hơn khi hỏt Đõy là tiền đề phỏt triển tiếp tới cỏc khối lớp, là động lực để bản thõn tụi tiếp tục tỡm tũi trau dồi kiến thức cũng như trỏch nhiệm đối với học sinh của mỡnh Hiểu rừ để nắm bắt khả năng sở thớch của cỏc em, tỡm ra phương phỏp giảng dạy một cỏch thớch hợp nhất

Trờn đõy là phương phỏp tụi đó ỏp dụng trong quỏ trỡnh giảng dạy, và kết quả đạt đựơc cũng đỏng kớch lệ Tuy nhiờn vẫn chưa hẳn đó hoàn thiện, kớnh mong sự đúng gúp và trao đổi của ban giỏm hiệu cỏc trường và cỏc bạn đồng nghiệp để chỳng ta cựng nhau xõy dựng những phương phỏp giảng dạy hay nhất, phự hợp nhất, cú hiệu quả cao khi giảng dạy mụn bộ mụn õm nhạc

Xin trõn thành cảm ơn!

Hồng Chõu, ngày 16 thỏng 3 năm 2017

Nguyễn Quốc Tuyờn

Ngày đăng: 05/04/2021, 12:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w