BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI-- ---NGUYỄN THỊ HIỀN NGHIÊN CỨU CÁC ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC CỦA CÁC TỔ HỢP LAI CÀ CHUA QUẢ NHỎ VÀ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG KẾT HỢP CỦ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
-NGUYỄN THỊ HIỀN
NGHIÊN CỨU CÁC ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC CỦA CÁC
TỔ HỢP LAI CÀ CHUA QUẢ NHỎ VÀ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG
KẾT HỢP CỦA CÁC DÒNG BỐ MẸ
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành: Di truyền và chọn giống cây trồng Mã số : 60.62.05
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN HỒNG MINH
HÀ NỘI - 2012
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả được nghiên cứu trong luận vănnày là hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng trong bảo vệ bất kì một học
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS TS Nguyễn Hồng Minh –cán bộ giảng dạy bộ môn Di truyền – Chọn giống cây trồng, Trường Đại họcNông nghiệp Hà Nội đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hoàn thànhluận văn của mình
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Bộ môn Di truyền – chọngiống cây trồng và Viện Sau đại học – trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội;cùng cán bộ, công nhân trong Trung tâm nghiên cứu và phát triển giống rauchất lượng cao – trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã tạo điều kiện giúp
đỡ, hướng dẫn tôi hoàn thành tốt đề tài này
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, người thân,bạn bè đã luôn ủng hộ, giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập,nghiên cứu
Tác giả luận văn
NGUYỄN THỊ HIỀN
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC HÌNH ix
1 MỞ ĐẦU 1
1.2.1 Mục đích 3
1.2.2 Yêu cầu 3
2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 4
2.1.1 Nguồn gốc 4
2.1.2 Phân loại 5
2.1.3 Giá trị dinh dưỡng và giá trị y học 6
2.1.4 Giá trị kinh tế 8
2.2.1 Nhiệt độ 9
2.2.2 Ánh sáng 9
2.2.3 Nước, độ ẩm 10
2.2.4 Đất và dinh dưỡng 11
2.3.1 Nghiên cứu về ưu thế lai 12
2.3.2 Nghiên cứu khả năng kết hợp 16
2.4.1 Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới 18
2.4.2 Tình hình sản xuất cà chua ở Việt Nam 20
2.5.1 Một số nghiên cứu về chọn tạo giống cà chua trên thế giới 24
2.5.2 Một số nghiên cứu về chọn tạo giống cà chua ở Việt Nam 29
3 VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36
3.4.1 Bố trí thí nghiệm 37
3.4.2 Kỹ thuật trồng trọt 37
3.4.3 Các chỉ tiêu theo dõi 39
3.4.4 Phương pháp xử lý số liệu 43
4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 44
4.1.1 Thời gian từ trồng đến ra hoa, đậu quả 44
4.1.2 Thời gian từ trồng đến bắt đầu chín 46
4.2.1 Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các tổ hợp lai 47
4.2.2 Động thái tăng trưởng số lá của các tổ hợp lai 49
4.3.1 Chiều cao từ gốc đến chùm hoa 1 51
4.3.2 Số đốt từ gốc đến chùm hoa đầu tiên 51
4.3.3 Chiều cao cây 52
4.4.1 Màu sắc lá 53
Trang 54.4.2 Mức độ phân cành 53
4.4.3 Dạng chùm hoa 53
4.4.4 Đặc điểm nở hoa 54
4.5.1 Tình hình nhiễm virus 54
4.5.2 Một số sâu bệnh hại khác 55
4.6.1 Tỷ lệ đậu quả của các tổ hợp lai 57
4.6.2 Số chùm quả trên cây 59
4.6.3 Số quả trên cây 59
4.6.4 Khối lượng trung bình quả 59
4.6.5 Năng suất cá thể 60
4.7.1 Màu sắc vai quả xanh 64
4.7.2 Màu sắc quả chín 64
4.7.3 Hình dạng quả 64
4.7.4 Số hạt trên quả 65
4.7.5 Số ngăn hạt trên quả 65
4.7.6 Độ dày thịt quả 66
4.7.7 Độ tách rời ở cuống quả 66
4.8.1 Đặc điểm thịt quả 68
4.8.2 Độ ướt thịt quả 68
4.8.3 Khẩu vị 68
4.8.4 Độ nứt quả 69
4.8.5 Độ Brix 69
4.10.1 Khả năng kết hợp của các dòng cà chua nghiên cứu theo tính trạng tỷ lệ đậu quả 71
4.10.2 Khả năng kết hợp của các dòng cà chua nghiên cứu theo tính trạng tổng số quả trên cây 72
4.10.3 Khả năng kết hợp của các dòng cà chua nghiên cứu theo tính trạng khối lượng trung bình quả 73
4.10.4 Khả năng kết hợp của các dòng cà chua nghiên cứu theo tính trạng năng suất cá thể 74
4.10.5 Khả năng kết hợp của các dòng cà chua nghiên cứu theo tính trạng độ brix 75
4.12.1 Thời gian từ trồng đến ra hoa, đậu quả 78
4.12.2 Thời gian từ trồng đến quả bắt đầu chín và chín rộ 78
4.13.1 Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các tổ hợp lai 79
4.13.2 Động thái tăng trưởng số lá của các tổ hợp lai cà chua quả nhỏ vụ Xuân Hè 2012 81
4.14.1 Chiều cao từ gốc đến chùm hoa thứ nhất 82
4.14.2 Số đốt từ gốc đến chùm hoa thứ nhất 82
4.14.3 Chiều cao cây 83
4.15.1 Màu sắc lá, dạng chùm hoa và đặc điểm nở hoa 83
Trang 64.15.1 Màu sắc lá, dạng chùm hoa và đặc điểm nở hoa 84
4.15.2 Màu sắc quả 84
4.17.1 Tình hình nhiễm virus 86
4.17.2 Một số sâu bệnh hại khác 87
4.18.1 Số chùm quả trên cây 87
4.18.2 Số quả trên cây 87
4.18.3 Khối lượng trung bình quả 88
4.19.1 Năng suất cá thể 88
4.19.2 Năng suất ô thí nghiệm của các tổ hợp lai cà chua quả nhỏ vụ xuân hè 2012 89
4.19.3 Năng suất tấn/ha của các tổ hợp lai cà chua quả nhỏ vụ Xuân Hè 2012 89
4.20.1 Một số đặc điểm hình thái quả 90
4.20.2 Một số đặc điểm về chất lượng quả 91
5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO 96
29 Thư viện Khoa học Kỹ thuật Trung ương, Cây biến đổi gen 98
30 Ngô Hữu Tình, Nguyễn Đình Hiền (1996), Các phương pháp lai thử và phân tích khả năng kết hợp trong các thí nghiệm về ưu thế lai, Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội 98
PHỤ LỤC 1 102
Trang 7DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AVRDC Trung tâm nghiên cứu rau Châu Á
VCLTCTP Viện cây lương thực cây thực phẩm
VNCRQ Viện nghiên cứu rau quả
Trang 8Bảng 4.2.1 Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các tổ hợp lai cà chua quả nhỏ vụ Thu Đông 2011 47 Bảng 4.2.2 Động thái tăng trưởng số lá của các tổ hợp lai cà chua quả nhỏ vụ thu đông 2011 49 Bảng 4.3 Đặc điểm cấu trúc cây của các tổ hợp lai cà chua quả nhỏ vụ Thu Đông 2011 52 55 Bảng 4.4 Tình hình nhiễm bệnh virus của các tổ hợp lai cà chua quả nhỏ trên đồng ruộng vụ thu đông 2011 55 Bảng 4.5.1 Tỷ lệ đậu quả của các tổ hợp lai cà chua quả nhỏ vụ Thu Đông 2011 57 Bảng 4.5.2 Các yếu tố cấu thành năng suất của các tổ hợp lai cà chua quả nhỏ vụ thu đông 2011 60 Bảng 4.6 Một số đặc điểm hình thái quả của các tổ hợp lai cà chua quả nhỏ vụ thu đông năm 2011 63 Bảng 4.7 Một số chỉ tiêu về chất lượng quả của các tổ hợp lai cà chua 67 quả nhỏ vụ thu đông năm 2011 67 Bảng 4.8 Phân tích tương quan giữa một số tính trạng của các hợp lai cà chua quả nhỏ vụ thu đông 2011 70 Bảng 4.9.1 Khả năng kết hợp của các dòng cà chua nghiên cứu theo tính trạng tỷ
lệ đậu quả 71 Bảng 4.9.2 Khả năng kết hợp của các dòng cà chua nghiên cứu theo tính trạng tổng số quả trên cây 72 Bảng 4.9.3 Khả năng kết hợp của các dòng cà chua nghiên cứu theo tính trạng khối lượng trung bình quả 73 Bảng 4.9.4 Khả năng kết hợp của các dòng cà chua nghiên cứu theo tính trạng năng suất cá thể 74 Bảng 4.9.5 Khả năng kết hợp của các dòng cà chua nghiên cứu theo tính trạng
độ brix 75 Bảng 4.10.1 Tiêu chuẩn chọn lọc trên 6 tính trạng 76 Bảng 4.10.2 Kết quả ba lần chọn theo chỉ số chọn lọc vụ thu đông 2011 77 Bảng 4.10.3 Một số đặc điểm của các tổ hợp lai triển vọng ở vụ sớm thu đông
2011 theo chương trình Selection index 77 Bảng 4.11 Thời gian các giai đoạn sinh trưởng của các tổ hợp lai cà chua vụ xuân
hè 2012 78 Bảng 4.12.1 Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các tổ hợp lai cà chua quả nhỏ vụ xuân hè 2012 79 Bảng 4.12.2 Động thái tăng trưởng số lá của các tổ hợp lai cà chua quả nhỏ vụ xuân hè 2012 81 Bảng 4.13 Một số đặc điểm cấu trúc cây của các tổ hợp lai cà chua quả nhỏ vụ xuân hè 2012 82 Bảng 4.14 Một số tính trạng hình thái và đặc điểm nở hoa của các tổ hợp lai cà chua vụ xuân hè 2012 83 Bảng 4.15 Tỷ lệ đậu quả của các tổ hợp lai cà chua quả nhỏ vụ xuân hè 2012 85 Bảng 4.16 Tình hình nhiễm virus của các tổ hợp lai cà chua quả nhỏ vụ xuân hè 2012 86 Bảng 4.17 Các yếu tố cấu thành năng suất các tổ hợp lai cà chua quả nhỏ vụ xuân
hè 2012 87
Trang 9Bảng 4.18 Năng suất của các tổ hợp lai cà chua quả nhỏ vụ xuân hè 2012 88 Bảng 4.19.1 Một số đặc điểm về hình thái quả, độ brix của các tổ hợp lai vụ xuân
hè 2012 90 Bảng 4.19.2 Một số đặc điểm về chất lượng quả của tổ hợp lai vụ xuân hè 2012 91 Bảng 4.20.1 Bảng mục tiêu 92 Bảng 4.20.2 Bảng tóm tắt phần lựa chọn 92 Bảng 4.20.3 Tóm tắt một số đặc điểm của các tổ hợp lai cà chua quả nhỏ triển vọng vụ Xuân Hè 2012 93
Trang 10DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1 Động thái tăng trưởng chiều cao cây của một số tổ hợp lai cà chua quả nhỏ vụ thu đông năm 2011 48 Hình 4.2 Động thái tăng trưởng số lá của một số tổ hợp lai cà chua quả nhỏ vụ thu đông 2011 50 Hình 4.3 Năng suất cá thể của một số tổ hợp lai cà chua quả nhỏ vụ Thu Đông 2011 62 Hình 4.4 Động thái tăng trưởng chiều cao cây của một số tổ hợp lai cà chua vụ xuân hè 2012 80 Hình 4.5 Động thái tăng trưởng số lá của một số tổ hợp lai cà chua quả nhỏ vụ xuân hè 2012 81 Hình 4.6: Năng suất cá thể của một số tổ hợp lai cà chua quả nhỏ vụ xuân
hè 2012 89 Hình 4.7 Năng suất tấn/ha của một số tổ hợp lai cà chua quả nhỏ vụ xuân
hè 2012 90
Trang 111 MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Rau là nguồn thực phẩm không thể thiếu trong mỗi bữa ăn hàng ngàycủa con người trên thế giới Nó cung cấp vitamin (A, B, C, E, PP…) là nhữngchất quan trọng trong quá trình phát triển của cơ thể Các chất khoáng trongrau chủ yếu là Ca, P, Fe…là những chất cấu tạo nên máu và xương nó còn cótác dụng làm tăng khả năng đồng hoá protein Trong rau còn chứa rất nhiềuchất xơ làm tăng khả năng tiêu hoá và có tác dụng nhuận tràng Ngày nay, đờisống của con người ngày càng được nâng cao thì nhu cầu về chủng loại raucàng phong phú và đa dạng, đầy đủ về số lượng, tốt về chất lượng, và đảmbảo sức khỏe cho con người Các nhà khoa học trên thế giới cũng như ở ViệtNam đang có những công trình nghiên cứu rất thiết thực về cây rau để đápứng được những yêu cầu trên Cà chua là một trong số những cây rau đangđược chú ý bởi những lợi ích về sức khoẻ cũng như ý nghĩa về kinh tế
Cây cà chua (Lycopersicon esculentum Mill) là cây thuộc họ cà (Solanaceae) có nguồn gốc từ Nam Mỹ có giá trị dinh dưỡng cao Trong quả
cà chua chín có các loại vitamin A, B6, C…, đạm, đường, các axit hữu cơdưới dạng muối citrat, malat, ngoài ra nó còn chứa các chất khoáng như Ca,
Fe, P, K, Mg…Quả cà chua được sử dụng ở nhiều phương thức khác nhau: Cóthể dùng ở dạng salat, chế biến các món ăn, làm quả tươi ở món tráng miệng,
cà chua đóng hộp nguyên quả, tương cà chua… Cà chua tươi và các sản phẩmchế biến không những là các mặt hàng có giá trị, mang lại hiệu quả kinh tế vàgiá trị dinh dưỡng cao mà còn có giá trị quan trọng về mặt y học Cà chua cóthể giúp bảo vệ những người nghiện thuốc lá khỏi nguy cơ bị bệnh phổi.Lycopen trong quả cà chua có tác động mạnh đến việc giảm sự phát triểnnhiều loại ung thư: tiền liệt tuyến, ung thư ruột kế, ung thư trực tràng, nhồimáu cơ tim
Trang 12Ở Việt Nam cây cà chua đã được trồng từ rất lâu đời, ngày nay cà chuavẫn là loại rau ăn quả chủ lực được nhà nước ưu tiên phát triển Diện tíchtrồng cà chua tập trung tại các tỉnh đồng bằng Sông Hồng như Hà Nội, HảiDương, Thài Bình, Hải Phòng, Hưng Yên, Hà Tây, Nam Định… Hiện nay cómột số giống chịu nhiệt mới lai tạo chọn lọc có thể trồng tại miền Trung, TâyNguyên và Nam Bộ nên diện tích ngày càng được mở rộng Nhiều giống càchua lai ghép chất lượng tốt được phát triển mạnh ở Đà Lạt, Lâm Đồng Một
số giống cà chua chất lượng đã được xuất khẩu ra thị trường thế giới
Ở miền Bắc nước ta, cà chua thích hợp trồng vào vụ thu đông là vụchính trong năm Cà chua trồng vụ xuân hè không chỉ thỏa mãn nhu cầu càchua trái vụ của người tiêu dùng mà còn cung cấp nguyên liệu liên tục chocác nhà máy chế biến, tạo công ăn việc làm cho lao động nông thôn, đem lạihiệu quả kinh tế cao Tuy nhiên, cà chua trồng trái vụ gặp rất nhiều khó khănnhư nhiệt độ, ẩm độ cao, mưa nhiều không thuận lợi cho cây cà chua sinhtrưởng, phát triển, thụ phấn thụ tinh gặp khó khăn, cây dễ nhiễm các loại sâubệnh hại
Cà chua quả nhỏ dễ trồng, trồng được nhiều vụ trong năm, sai quả vớigiá bán thường cao gấp 2-3 lần cà chua thông thường, nó còn cho khả năngthu quả kéo dài nên hiệu quả kinh tế đưa lại rất cao Tuy nhiên những nghiêncứu về giống cà chua quả nhỏ ở nước ta chưa nhiều, trên thị trường có một số
ít các giống tốt như: VR2, TN061, giống lai F1 TN040, giống lai F1 ThúyHồng 1657, HT144
Vì những lí do trên để góp phần làm phong phú thêm cho bộ giống càchua quả nhỏ, được sự cho phép của khoa Nông học, Bộ môn Di truyền-Chọn Giống dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Hồng Minh chúng tôi
tiến hành nghiên cứu đề tài : “Nghiên cứu các đặc điểm nông sinh học của các tổ hợp lai cà chua quả nhỏ và đánh giá khả năng kết hợp của các dòng
bố mẹ.”
Trang 131.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
- Đánh giá đặc điểm nông sinh học của các tổ hợp lai cà chua quả nhỏ, xácđịnh khả năng kết hợp của các dòng bố mẹ, rút ra dòng có khả năng kết hợptốt ở vụ thu đông
- Tuyển chọn ra các tổ hợp lai cà chua quả nhỏ ưu tú ở vụ thu đông vàxuân hè
1.2.2 Yêu cầu
- Đánh giá khả năng sinh trưởng, cấu trúc cây, năng suất và các yếu tố cấuthành năng suất của các tổ hợp lai cà chua quả nhỏ ở hai vụ trồng khác nhau
- Đánh giá tình hình nhiễm một số bệnh hại trên đồng ruộng
- Đánh giá một số đặc điểm hình thái quả, một số chỉ tiêu về chất lượng quảcủa các tổ hợp lai cà chua quả nhỏ ở hai thời vụ
- Đánh giá khả năng kết hợp của các dòng cà chua quả nhỏ ở vụ thu đông
Trang 142 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1 Nguồn gốc, phân loại và giá trị của cây cà chua
2.1.1 Nguồn gốc
Theo nhiều nghiên cứu cây cà chua (Lycopersicon esculentum Mill) có
nguồn gốc vùng Nam Mỹ dọc theo bờ biển Thái Bình Dương từ quần đảoGalapagos tới Chile.[9]
Theo nhiều tài liệu nghiên cứu của tác giả Decandole (1884Muller(1940), Luck will (1943) Jenkin (1948) thì cà chua trồng hiện nay cónguồn gốc từ Pêru, Ecuado Bolovia Ngoài ra cà chua còn có nguồn gốc ởquần đảo Ấn Độ, Philippin
Hiện nay người ta tìm thấy ở các vùng núi thuộc Trung và Nam Mỹ rấtnhiều dạng cà chua dại và bán dại Đa số tác giả cho rằng trong tiến hoá đãxẩy ra quá trình đột biến liên quan đến sự liên kết ở noãn hình thành dạng quảlớn, theo Leslry(1926) dạng kích thước quả lớn được kiểm tra bởi hai gen lặn.Theo Stuble(1967) kết quả tích luỹ dần các gen đột biến (lặn) ở dạng dại L.esc.var.pimpinellifolium đã xuất hiện cà chua trồng
Jenkin (1948) đã đề xuất hai hướng tiến hoá về kích thước và hình dạngquả Một hướng liên quan đến việc phát triển kích thước ô hạt, hạt và thịt quả,kết quả hình thành quả hình mận, hình lê và các dạng quả hình dài khác.Hướng thứ hai ở noãn xẩy ra sự liên kết các ô hạt làm quả phát triển về đườngkính, hình thành dạng quả lớn có nhiều ô hạt
Theo Brezhnev (1964) dạng hạt quả lớn hình thành do liên kết tiến hoátăng kích thước và kích thước số lượng và ô hạt ở noãn
Nguồn gốc cà chua trồng trọt đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi Songnhiều bằng chứng về khảo cổ học, thực vật học, ngôn ngữ học và lịch sử đãthừa nhận Mêhicô là trung tâm thuần hoá của cà chua trồng Ở Mêhicô người
ta tìm thấy sự đa dạng về di truyền của cà chua là lớn nhất
Trang 15Cà chua du nhập vào Việt Nam từ thời thực dân Pháp chiếm đóng, tức làvào khoảng hơn 100 năm trước đây, và được người dân thuần hóa trở thành câybản địa [9] Từ đó cùng với sự phát triển của xã hội thì cây cà chua đang ngàycàng trở thành một cây trồng có giá trị kinh tế và giá trị sử dụng cao ở Việt Nam.
Theo H.J.Muller (1940) thì loài cà chua trồng trọt hiện nay thuộc chi phụ
Eulycopersicon C.H.Muller Tác giả phân loại chi phụ này thành 7 loài, loài cà chua trồng trọt hiện nay (Lycopersicon esculentum Mill) thuộc loài thứ 1.
Daskalov (1941) phân loại Lycopersicon thành 2 loài, cà chua trồng
hiện nay thuộc loài thứ 2
Bailey- Dillingen (1956) thì phân loại (Lycopersicon Mill) thành 7 loài.
Cà chua trồng thuộc loài thứ 7, trong loài thứ 7 có 10 biến chủng khác nhau [2]
Có nhiều quan điểm khác nhau về việc phân loại cà chua nhưng hiện nay
hệ thống phân loại của Breznep (1964) được sử dụng đơn giản và rộng rãi nhất
Chi Lycopersicon Tourn được phân làm 3 loài thuộc 2 chi phụ:
Subgenus 1 - Eriopersicon
Subgenus 2 - Eulycopersicon
Chi phụ Eriopersicon: dạng cây 1 năm hoặc nhiều năm, gồm các dạngquả có lông, màu trắng, xanh lá cây hay vàng nhạt, có các vệt màu antoxyanhay xanh thẫm Hạt dày không có lông, màu nâu…chi phụ này có 2 loài gồm
5 loại hoang dại: L cheesmanii, L chilense, L glandulosum, L hirsutum, L peruvianum.
- Lycopersicun hisrutum Humb: Đây là loại cây ngày ngắn, quả chỉ
Trang 16hình thành trong điều kiện chiếu sáng trong ngày 8-10 h/ngày, quả chín xanh,
có mùi đặc trưng
- Lycopersicum peruviarum Mill: loại này thường mọc ở miền Nam
Pêru, bắc Chilê, có xu hướng thụ phấn chéo cao hơn so với loài
Lycopersicon esculentum Mill Trong điều kiện ngày ngắn cây ra quả tốt hơn ngày dài, nó không có đặc tính của L hisrutum, có khả năng chống
bệnh cao hơn các loài khác
Chi phụ Eulycopersicon: là dạng cây 1 năm, quả không có lông, màu
đỏ hoặc màu đỏ vàng, hạt mỏng, rộng… Chi phụ này có một loài là
L.Esculentum.Mill Loài này gồm 3 loài phụ là:
- L Esculentum Mill Ssp spontaneum Brezh (cà chua hoang dại).
- L Esculentum Mill Ssp subspontaneum Brezh (cà chua bán hoang dại).
- L Esculentum Mill Ssp Cultum (cà chua trồng) : là loại lớn nhất, có
các biến chủng có khả năng thích ứng rộng, được trồng khắp thế giới.Brezhnev đã chia loài phụ này thành biến chủng sau:
+ L Esculentum var Vulgare (cà chua thông thường) biến chủng này
chiếm 75% cà chua trồng trên thế giới Bao gồm các giống có thời gian sinhtrưởng khác nhau với trọng lượng quả từ 50 đến trên 100g Hầu hết nhữnggiống cà chua đang được trồng ngoài sản xuất đều thuộc nhóm này
+ L.Esculentum var Grandifolium: Cà chua lá to, cây trung bình, lá
láng bóng, số lá trên cây từ ít đến trung bình
+ L.Esculentum var Validum: cà chua anh đào cà chua thân bụi, thân
thấp, thân có lông tơ, lá trung bình, cuống ngắn, mép cong
+ L.Esculentum var.Pyriforme : cà chua hình quả lê, sinh trưởng vô hạn [1]
2.1.3 Giá trị dinh dưỡng và giá trị y học
Cà chua là loại rau ăn quả có giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều gluxit,nhiều axit hữu cơ và nhiều loại vitamin cần thiết cho cơ thể con người
Trang 17Bảng 2.1: Thành phần hoá học của 100g quả cà chua
Thành phần Quả chín tự nhiên Nước ép tự nhiên
Theo : USDA Nutrient Data Base
Theo Ersakov và Araximovich (1952) thành phần của cà chua như sau:trọng lượng chất khô là 5 - 6% trong đó đường dễ tan chiếm 3%, axit hữu cơ0,5%, xenlulo 0,84%, chất keo 0,13%, protein 0,95%, lipit thô 0,2%, chấtkhoáng 0,6% Hàm lượng Vitamin C trong quả tươi chiếm 17 - 35,7mg (dẫntheo Tạ Thu Cúc, 1985) Mỗi ngày con người sử dụng 100-200g cà chua sẽthoả mãn nhu cầu về Vitamin và các chất khoáng cần thiết [6]
Không những có giá trị to lớn về mặt dinh dưỡng mà cây cà chua còn
có giá trị trong y học Theo Võ Văn Chi (1997), cà chua có vị ngọt, tính mát,
có tác dụng tạo năng lượng, tăng sức sống, làm cân bằng tế bào, giải nhiệt,chống hoại huyết, kháng khuẩn, chống độc, kiềm hoá máu có dư axit, hoà tanure, thải ure, điều hoà bào tiết, giúp tiêu hoá dễ dàng các loại bột và tinh bột
Trang 18Dùng ngoài để chữa trứng cá, mụn nhọt, viêm tấy và dùng lá để trị vết đốt củasâu bọ Chất tomarin chiết xuất từ lá cà chua khô có tác dụng kháng khuẩn,chống nấm, diệt một số bệnh hại cây trồng.
Trong cà chua còn có chất Lycopen - thành phần tạo nên màu đỏ của quả
cà chua - giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch Hàm lượng chất này nhiều hay
ít phụ thuộc vào độ chín của quả và chủng loại cà chua Đây là một chất oxi hóa
tự nhiên mạnh gấp 2 lần so với beta-caroten và gấp 100 lần so với vitamin E.Lycopen liên quan đến vitamin E đã được chứng minh là có thể ngăn ngừa ungthư vú, ung thư tiền liệt tuyến Ngoài ra nếu sử dụng nhiều cà chua thì tỉ lệ ơoxihóa làm hư các cấu trúc sinh hóa của AND giảm xuống thấp nhất [6], [9]
2.1.4 Giá trị kinh tế
Cà chua là cây trồng được trồng với diện tích lớn nhất trong các câyrau Đối với nhiều nước trên thế giới thì cây cà chua là một cây trồng manglại hiệu quả kinh tế rất cao và là mặt hàng xuất khẩu quan trọng
Theo FAO (1999) Đài Loan hàng năm xuất khẩu cà chua tươi với tổngtrị giá là 952000 USD và 48000 USD cà chua chế biến Lượng cà chua traođổi trên thị trường thế giới năm 1999 là 36,7 tấn trong đó cà chua được dùng
ở dạng ăn tươi chỉ 5-7% Ở Mỹ (1997) tổng giá trị sản xuất 1ha cà chua caohơn gấp 4 lần so với lúa nước, 20 lần so với lúa mì [38]
Ở Việt Nam mặc dù cà chua mới được trồng khoảng trên 100 năm naynhưng nó đã trở thành một loại rau phổ biến và được sử dụng rộng rãi Theo
số liệu điều tra của phòng nghiên cứu thị trường Viện nghiên cứu rau quả, sảnxuất cà chua ở đồng bằng sông Hồng cho thu nhập bình quân 42,0 - 68,4 triệuđồng/ha/vụ với mức lãi thuần 15 - 25 triệu đồng/ha, cao gấp nhiều lần so vớitrồng lúa
Trong đề án phát triển rau hoa quả và cây cảnh trong thời kỳ 1999-2010của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, cà chua cây trồng được quan tâmphát triển Theo đề án thì năm 2010 diện tích trồng cà chua trong nước là
Trang 196000 ha với sản lượng 240000 tấn, cho giá trị xuất khẩu là 100 triệu USD Dovậy trong một tương lai thì cây cà chua sẽ trở thành một cây trồng mang lạigiá trị kinh tế cao cho người nông dân Việt Nam.
2.2 Yêu cầu ngoại cảnh của cây cà chua
Trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của mình, cây cà chuachịu rất nhiều tác động của các điều kiện ngoại cảnh như nhiệt độ, độ ẩm, ánhsáng, đất đai…
2.2.1 Nhiệt độ
Cà chua có nguồn gốc từ vùng núi nhiệt đới khô, thuộc nhóm cây ưanhiệt độ ôn hòa Nhiệt độ ảnh hưởng suốt quá trình sinh trưởng và phát triểncủa cây cà chua Hạt cà chua có thể nảy mầm tốt ở nhiệt độ 25-300C, nhiệt độđất thích hợp là 290C
Cà chua ưa thích khí hậu ấm áp, khả năng thích nghi rộng do vậy nóđược trồng rộng rãi trên thế giới Cà chua chịu được nhiệt độ cao nhưng rấtmẫn cảm với nhiệt độ thấp Cà chua có thể sinh trưởng, phát triển thuận lợitrong phạm vi 20-270C Giới hạn nhiệt độ tối cao và tối thấp đối với cà chua
là 350C và 120C Quang hợp của lá cà chua phát triển khi nhiệt độ đạt tối ưu25-300C Nhiệt độ lớn hơn 350C làm giảm quá trình quang hợp [24]
Nhiệt độ thích hợp cho sự nở hoa là 20-250C, nhiệt độ có ảnh hưởngđến chất lượng hạt phấn, tỉ lệ đậu quả dẫn đến làm ảnh hưởng nghiêm trọngđến năng suất và chất lượng cà chua thương phẩm cũng như cà chua giống.Trong thời kỳ quả chín nhiệt độ và ánh sáng có ảnh hưởng rất lớn đến sự hìnhthành các sắc tố của quả, chủ yếu là lycopen và caroten
2.2.2 Ánh sáng
Cà chua là cây trồng không phản ứng chặt chẽ với thời gian chiếu sángtrong ngày Vì vậy nhiều giống cà chua trồng trọt có thể ra hoa trong điều kiệnthời gian chiếu sáng dài hoặc ngắn Nếu nhiệt độ thích hợp thì cây cà chua có thểsinh trưởng, phát triển ở nhiều vùng sinh thái và nhiều mùa vụ khác nhau Tuy
Trang 20cây cà chua không phản ứng chặt chẽ với thời gian chiếu sáng nhưng cây càchua đòi hỏi cường độ chiếu sáng mạnh trong suốt thời kỳ sinh trưởng, nếu thiếuánh sáng cây sẽ sinh trưởng yếu, thời gian sinh trưởng kéo dài và sản lượng thấp,chất lượng quả giảm Thiếu ánh sáng nghiêm trọng dẫn đến rụng nụ, rụng hoa,rụng quả Cường độ ánh sáng yếu làm cho nhụy bị co rút lại, phát triển khôngbình thường, giảm khả năng tiếp thu hạt phấn của núm nhụy Somos (1971) đãchứng minh rằng: để cho cà chua sinh trưởng bình thường ra hoa kết quả thì cần
có chế độ chiếu sáng với cường độ chiếu sáng không dưới 1000 lux, ánh sángyếu ức chế quá trình sinh trưởng, làm chậm giai đoạn từ sinh trưởng sinh dưỡngsang sinh trưởng sinh thực (theo Tạ Thu Cúc, 1985)[6] Ánh sáng đầy đủ, tốt câycon sinh trưởng tốt, ra hoa quả thuận lợi, năng suất chất lượng quả tốt Trongđiều kiện thiếu ánh sáng có thể điều khiển sự sinh trưởng, phát triển của câythông qua chế độ dinh dưỡng khoáng Cần tăng cường bón phân kali và phân lântùy theo đặc trưng đặc tính của từng giống Cần bố trí mật độ thích hợp để cây sửdụng ánh sáng có hiệu quả nhất
2.2.3 Nước, độ ẩm
Chế độ nước trong cây là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến cường độ củacác quá trình sinh lý cơ bản: quang hợp, hô hấp, sinh trưởng và phát triển…Theocấu tạo của lá và hệ rễ thì cây cà chua là loại cây trồng tương đối chịu hạn nhưngkhông có khả năng chịu úng Tuy vậy do cà chua sinh trưởng trong thời gian dài,trong quá trình phát triển hình thành khối lượng thân lá lớn, năng suất sinh vật học
và năng suất kinh tế khá cao nên yên cầu độ ẩm của cây cà chua là rất lớn
Somos (1971) đã quan sát thấy sự tiêu hao nước của cà chua trong 1ngày đêm là 20-650g, sự khác nhau khá xa đó có liên quan đến sự phát triểncủa cây và điều kiện thời tiết Độ ẩm đất thích hợp cho cây sinh trưởng pháttriển tốt là 70-80% Thời kỳ khủng hoảng nước là từ khi hình thành phấn hoa,
ra hoa, hình thành quả và quả phát triển Cà chua yêu cầu độ ẩm không khíthấp trong quá trình sinh trưởng và phát triển, độ ẩm thích hợp là 45-55%
Trang 21Nước ta là một nước có khí hậu nóng ẩm, độ ẩm không khí cao nên cà chuanhiễm nhiều loại bệnh hại, đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu làmcho năng suất và chất lượng cà chua chưa cao [7].
2.2.4 Đất và dinh dưỡng
Cà chua yêu cầu chế độ luân canh rất nghiêm ngặt, không được trồng
cà chua trên đất mà cây trồng trước là cây họ cà Đất có ít nấm bệnh là điềukiện rất cơ bản để trồng cà chua có năng suất cao và chất lượng tốt Đất phùhợp với cây cà chua là đất thịt nhẹ, đất thịt trung bình, đất thịt pha cát, giàumùn, tơi xốp, tưới tiêu thuận lợi Độ pH từ 6,0 - 6,5 thích hợp cho cây sinhtrưởng và phát triển Cà chua là cây có thời gian sinh trưởng dài, thân lá sinhtrưởng mạnh, cành lá sum suê, khả năng ra hoa, ra quả nhiều, tiềm năng năngsuất lớn Vì vậy cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng là yếu tố có tính chất quyếtđịnh đến năng suất và chất lượng quả Cà chua hút nhiều nhất là kali, tiếp đến
là đạm và ít nhất là lân Cà chua sử dụng 60% lượng đạm, 59 - 60% K2O và
15 - 20% P2O5 tổng lượng phân bón vào đất suốt vụ trồng
- N: có tác dụng thúc đẩy sinh trưởng thân lá, phân hóa hoa sớm, sốlượng hoa trên cây nhiều, hoa to, tăng khối lượng quả
- P: có tác dụng kích thích hệ rễ cà chua sinh trưởng nhất là thời kỳ câycon Bón P đầy đủ rút ngắn thời gian sinh trưởng, cây ra hoa sớm, tăng tỉ lệđậu quả, quả chín sớm, tăng chất lượng quả P khó hòa tan nên thường bóntrước khi trồng
- K: cần thiết để hình thành thân, bầu quả K làm cho thân cây cứng chắc,tăng khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện bất thuận, tăng quá trìnhquang hợp, tăng cường quá trình vận chuyển các chất hữu cơ và đường vàoquả, đặc biệt K có tác dụng tốt đối với hình thái quả, quả nhẵn, thịt quả chắc,
do đó làm tăng khả năng bảo quản và vận chuyển quả chín Cây cần nhiều Knhất vào thời kỳ ra hoa, hình thành quả
Các yếu tố vi lượng: tác dụng quan trọng đối với sự sinh trưởng và phát
Trang 22triển của cây đặc biệt là cải thiện chất lượng quả Cà chua phản ứng tốt với cácnguyên tố vi lượng B, Mn, Zn…Trên đất chua nên bón phân Mo.
2.3 Nghiên cứu về ưu thế lai và khả năng kết hợp
2.3.1 Nghiên cứu về ưu thế lai
Ưu thế lai (heterossis) là thuật ngữ do nhà chọn giống ngô G.H.Shull(Mỹ) đưa ra năm 1914 để chỉ hiệu quả lai biểu hiện vượt trội về sức sinhtrưởng, sinh sản và chống chịu của con lai ở thế hệ thứ nhất so với các dạng
bố mẹ của chúng Hiện tượng này thể hiện rất rõ ở những con lai thu được từ
sự giao phối giữa các dòng tự phối với nhau
Tuy nhiên không phải tất cả các con lai đều có ưu thế lai mà nó chỉ xuấthiện ở những cặp lai nhất định Mức độ ưu thế lai phụ thuộc vào loại câytrồng, loại tính trạng và vật liệu bố mẹ Với năng suất, ưu thế lai có thể làmtăng 25 - 35%, đặc biệt có thể lên tới 50% so với bố mẹ tốt nhất (theo PhanThanh Kiếm, 2006) [10]
Theo Nguyễn Hồng Minh 1999, để định lượng mức độ thể hiện ưu thếlai của tính trạng, đã phân ra các tính trạng sau:
- Ưu thế lai thực: F1 vượt hơn dạng bố mẹ tốt nhất theo tính trạngnghiên cứu
- Ưu thế lai trung bình: F1 vượt hơn giá trị trung bình của các bố mẹ
- Ưu thế lai chuẩn: F1 vượt hơn giá trị của một giống chuẩn (giống đốichứng) nào đó đem so sánh
Ưu thế lai là một hiện tượng sinh học tổng hợp thể hiện các ưu việt theonhiều tính trạng ở con lai F1 khi lai các dạng bố mẹ được phân biệt theo nguồngốc, độ xa cách di truyền, sinh thái…Sự thể hiện ưu việt của tính trạng ở conlai F1 đem lại lợi ích cho tiến hóa và cho tạo giống ở những điều kiện sinh thái
và canh tác xác định Tạo giống ưu thế lai là con đường có hiệu quả cao nhằmtập hợp nhiều tính trạng mong muốn vào một kiểu gen Mặc dù nó có ý nghĩalớn về tạo giống cho sản xuất và về tiến hóa, song bản chất và nguyên nhân của
Trang 23hiện tượng ưu thế lai cho tới nay vẫn chưa hoàn toàn sáng tỏ [14].
Một số giả thiết giải thích hiện tượng ưu thế lai:
- Giả thiết liên quan tới tương tác giữa các gen cùng locus - hiệu quảtrội, siêu trội
Con lai F1 thu được dị hợp tử nào đó về các gen Các gen trội được tíchlũy và thể hiện lấn át các gen lặn gây hiệu quả xấu, dẫn tới con lai F1 có ưu thếhơn bố mẹ mang các gen lặn ở trạng thái đồng hợp tử:
AA bb CC dd x aaBBccDD Aa Bb Cc Dd.Các gen lặn a, b, c, d có hại hoặc có hiệu quả yếu về biểu hiện kiểuhình của tính trạng, mỗi bố mẹ có 2 gen lặn đồng hợp tử Ở thế hệ con lai F1
các gen lặn được lấp trống, 4 gen trội phát huy tác dụng, nó có ưu thế hơn hẳn
bố mẹ
Trường hợp kiểu dị hợp tử có tương tác đặc biệt dẫn tới hiệu quả thểhiện mạnh hơn so với các kiểu đồng hợp tử - đó là hiệu ứng siêu trội Ưu thếlai như kết quả trực tiếp của hiệu ứng dị hợp tử:
AA < Aa > aa
Cơ sở của hiệu ứng trội, siêu trội được kiểm chứng rõ ở sự đối lập giữasức mạnh của con lai và mức thể hiện tính trạng yếu ở các dòng tự phối, do ởcác dòng tự phối có thể xuất hiện nhiều gen lặn gây hiệu quả xấu Đối với cáctính trạng số lượng do nhiều gen kiểm tra, thể hiện độ lớn tính trạng tăng khicác yếu tố trội tăng và mức dị hợp tử tăng, điều này hoàn toàn phù hợp vớicấu trúc di truyền của con lai F1
- Giả thiết liên quan tới tương tác giữa các gen khác locus
Nhóm giả thiết này bao gồm những dạng tương tác giữa các gen kháclocus gây nên hiệu quả ưu thế về thể hiện tính trạng ở con lai F1 so với bố mẹHiệu quả tương tác bổ sung giữa các gen theo mô hình :
AA bb x aa BB Aa BbCác nhân tố di truyền riêng rẽ ở 2 bố mẹ có thể không hoặc cho hiệu
Trang 24quả yếu hơn về thể hiện kiểu hình ở tính trạng, sự cùng tồn tại của chúng ở F1
tạo nên hiệu quả tương tác bổ sung giữa các gen, kết quả thu được thể hiệntính trạng ưu thế hơn so với bố mẹ
Trong tương tác khác locus, hoạt động của gen này có thể bị phụ thuộcvào gen kia Trường hợp 1 gen ở trạng thái lặn có thể gây ức chế thể hiện kiểuhình của các gen khác Gen lặn này tồn tại ở bố mẹ, song ở con lai F1 nó đượclấp trống bởi gen trội, do đó hiệu quả ức chế không xảy ra, kết quả là thể hiệncủa tính trạng ở F1 có ưu thế lai cao hơn bố mẹ
Biểu hiện kiểu hình của tính trạng có thể do hiệu quả tác động của genchính phối hợp với tác động của gen phụ Ở con lai F1 có thể thu được các tổhợp đổi mới giữa gen chủ với các gen điều chỉnh có hiệu quả cao hơn trong
sự thể hiện kiểu hình của tính trạng so với bố mẹ
- Giả thiết liên quan tới tương tác nhân - bào chất
Trong quá trình tự thụ những thông tin ở nhiễm sắc thể được gọi là mớiđối với tất cả những gì có ở tế bào chất của tế bào trứng là rất hiếm Nhữngtình thế về các tương tác bên trong đã được thiết lập đặc trưng cho kiểu gennào đó, về cơ bản chúng vẫn tồn tại như trước thụ tinh
Ngược lại khi lai giữa các cá thể khác nhau về mặt di truyền, ngay saukhi thụ tinh đã hình thành những mức độ khác nhau về mối quan hệ nhân - tếbào chất, do những nguồn gốc khác nhau về nhân và tế bào chất của các cáthể giao phối Những đổi mới khác nhau thu được trong mối quan hệ nhân -bào chất là rất quan trọng Có thể ở một số lần phân chia tế bào, một số lượnggen nào đó có mức hoạt động tăng hơn, từ đó nhiều sự kiện khác nhau củaquá trình trao đổi chất được tăng cường
Giả thiết về tương tác nhân - bào chất có thể giải thích sự điều hòa quátrình phát triển được tăng tốc ngay từ sau khi thụ tinh ở trường hợp lai Ở đây
có thể nói, thông tin di truyền được trẻ hóa từ ngay sau khi thụ tinh
* Tạo giống ưu thế lai ở cây cà chua:
Trang 25Do cà chua là cây tự thụ phấn, bộ phận đực và cái cùng trên một hoanên vấn đề sản xuất hạt giống lai cà chua không đơn giản như các loài câytrồng khác mà rất phức tạp Trở ngại lớn nhất của nó là diệt bộ phận đực đểngăn chặn việc tự thụ và tăng cường khả năng nhận phấn ngoài từ dòng bố.Theo Nguyễn Văn Hiển, 2000 [9], hệ thống chọn giống cà chua ưu thế laitheo phương thức khử đực thụ phấn bằng thủ công gồm các bước sau đây:
- Chọn bố mẹ:
Trong tập đoàn giống hiện có hoặc tìm kiếm thêm dựa vào cácnguyên tắc chọn cặp bố mẹ trong lai giống để chọn các dạng bố mẹ chochương trình chọn giống ưu thế lai Qua đúc kết kinh nghiệm và thành tựucủa các nhà chọn giống trên thế giới, dựa vào các lý luận do di truyền họcmang lại người ta đã đề ra các nguyên tắc cơ bản để chọn cặp bố mẹ khilai Các nguyên tắc đó là:
Nguyên tắc khác nhau về kiểu sinh thái địa lí
Nguyên tắc khác nhau về các yếu tố cấu thành năng suất
Nguyên tắc khác nhau về thời gian các giai đoạn sinh trưởng
Nguyên tắc khác nhau về tính chống chịu
Nguyên tắc bổ sung các tính trạng đặc biệt
- Thử khả năng kết hợp
Chia bố mẹ thành các nhóm, mỗi nhóm 5 - 6 giống để thử khả năng kếthợp giữa chúng với nhau Tiến hành lai dialen theo sơ đồ, con lai được trồngthử nghiệm và tính khả năng kết hợp Mỗi sơ đồ chọn ra một tổ hợp có khả
Trang 26năng kết hợp riêng cao nhất.
- Lai thử lại và so sánh giống
Các tổ hợp tốt nhất được lai thử lại để có đủ hạt giống cho bố trí thínghiệm so sánh giống, các tổ hợp được đấu loại với nhau Thí nghiệm so sánhgiống được bố trí 3 - 4 lần nhắc lại theo khối ngẫu nhiên, diện tích ô thí nghiệm10m2, đối chứng là giống định thay thế Tổ hợp được chọn phải đạt yêu cầu:
Là giống đứng đầu thí nghiệm
Hơn đối chứng về năng suất hoặc một mặt quan trọng nào đó (chốngbệnh tốt hơn, chịu rét tốt hơn…) Bước tiếp theo là tổ chức sản xuất hạt giống
để cung cấp đủ cho tất cả các loại khảo nghiệm
2.3.2 Nghiên cứu khả năng kết hợp
Lai là biện pháp quan trọng trong công tác tạo giống, trong đó việcchọn giống bố mẹ là khâu quan trọng nhất Đã có nhiều kết quả cho thấy:Những biểu hiện của bố mẹ và đời con không nhất thiết có quan hệ trực tiếp
Có những trường hợp bản thân bố mẹ tốt nhưng đời sau lý tưởng và ngược lạibản thân bố mẹ không có gì ưu việt nhưng thế hệ đầu có ưu thế lai cao và việcchọn lọc trong các thế hệ phân ly lại tạo được những giống tốt Một trongnhững phương pháp chọn giống bố mẹ là dựa vào khả năng phối hợp theo cáctính trạng của các giống (theo Phan Thanh Kiếm, 2007) [11]
Khả năng kết hợp được biểu hiện bằng giá trị trung bình của ưu thế lai,quan sát ở tất cả các cặp lai, và độ chênh lệch so với giá trị trung bình của cặplai cụ thể nào đó (theo Ngô Hữu Tình, Nguyễn Đình Hiền, 1996) [30]
Giá trị trung bình biểu thị bằng khả năng kết hợp chung (Generalcombining ability - GCA), còn độ chênh lệch biểu thị khả năng kết hợp riêng(Specific combining ability - SCA) (Bùi Chí Bửu - Nguyễn Thị Lang, 2003) [3]
Sprague và Tatum chia tác động gen liên quan tới KNKH thành hailoại: KNKH chung được xác định bởi yếu tố di truyền cộng, còn KNKH riêngđược xác định bởi yếu tố ức chế, tính trội, siêu trội và điều kiện môi trường
KNKH chung là đại lượng trung bình về ưu thế lai của tất cả các tổ hợp
Trang 27lai mà dòng đó tham gia, thể hiện khả năng cho ưu thế lai của dòng đó với cácdòng khác Nếu KNKH chung của bố mẹ cao cho biết khả năng cho con lai cótính trạng cao khi sử dụng bố mẹ đó để lai giống KNKH chung (GCA) đặctrưng cho hiệu quả cộng tính, biểu hiện về số lượng, trạng thái và hoạt tínhcủa gen làm xuất hiện tác động cộng tính, là hợp phần di truyền cố định màgiống đó có khả năng truyền lại cho thế hệ sau.
Kết quả đánh giá KNKH của các dòng bố mẹ thông qua các tính trạngtrên tổ hợp lai của chúng, giúp chúng ta có thể xác định về việc giữ lại dòng
có KNKH cao, loại đi những dòng kém có KNKH thấp
Để xây dựng tập đoàn các giống, dòng, chúng được nghiên cứu tốt vềđặc trưng đặc tính Việc đánh giá KNKH chung, KNKH riêng của các giống,dòng là rất quan trọng và cần thiết trong việc tạo giống ưu thế lai Để đánh giákhả năng kết hợp, thường áp dụng các phương thức lai như: Lai dialen, laiđỉnh với việc sử dụng bộ giống thử tốt Từ đó thiết lập các chương trình đểthu các F1 từ các tổ hợp lai (tập đoàn giống lai F1), đánh giá, chọn lọc các tổhợp lai triển vọng và chúng được đưa vào thử nghiệm khác nhau, từ đó chọn
ra giống lai phục vụ cho sản xuất theo các mục tiêu đề ra
* Phương pháp đánh giá KNKH:
- Đánh giá KNKH bằng phương pháp lai luân giao (Dialen Cross)
Phương pháp đánh giá KNKH bằng lai luân giao được Sprague vàTatum đề xuất vào năm 1942, đến năm 1947 thì East đã sử dụng hệ thống lailuân giao để xác định KNKH của các kiểu gen
Luân giao là hệ thống lai thử, các dòng được lai với nhau theo tất cảcác tổ hợp có thể Qua phân tích lai luân giao thu được:
+ Bản chất và ước lượng các chỉ số di truyền
+ KNKH chung và KNKH riêng của bố mẹ và con lai
- Đánh giá khả năng kết hợp bằng phương pháp lai đỉnh (Top Cross) Lai đỉnh là phương pháp thử chủ yếu để xác định KNKH chung do
Trang 28Devis đề xuất năm 1927, Jekins và Bruce [41], đã sử dụng và phát triển cácdòng hoặc các giống cần xác định KNKH được lai cùng với một dạng chunggọi là lai thử (Tester) Phương pháp này rất có ý nghĩa ở giai đoạn đầu củaquá trình chọn lọc, khi khối lượng dòng còn quá lớn, không thể đánh giá đượcbằng phương pháp lai luân giao Việc chọn cây thử là yếu tố quan trọng quyếtđịnh đến thành công của phép lai đỉnh, công việc này tuỳ thuộc vào ý đồ củanhà chọn giống Có tác giả chọn cây thử có năng suất thấp vì nó làm rõ sựkhác nhau giữa các dòng đem thử Một số tác giả đặc biệt là các nhà chọngiống thương mại thường chọn cây thử là dòng ưu tú có năng suất cao vì sẽ cóxác suất tạo ra được giống nhanh hơn.
Để tăng độ tin cậy người ta thường dùng 2 hay nhiều cây thử có nền ditruyền rộng, hẹp khác nhau (theo Ngô Hữu Tình, Nguyễn Đình Hiền, 1996) [30]
Qua nghiên cứu cho thấy rằng cây thử tốt nhất là dòng thuần có lượngalen trội và lặn bằng nhau Việc chọn cây thử có ảnh hưởng lớn đến kết quảđánh giá KNKH của các vật liệu trong lai đỉnh, có thể nói rằng yếu tố thànhcông trong lai đỉnh là chọn đúng cây thử
Một giống mới đưa ra phải có tiềm năng năng suất cao, chất lượng quảđáp ứng cho các nhu cầu sử dụng tươi hay các dạng chế biến Bên cạnh đó,giống cần có khả năng thích ứng rộng Năng suất của giống trong điều kiện môitrường biến động là kết quả của sự phối hợp giữa tiềm năng năng suất của chúngvới chống chịu sinh thái, đó cũng là vấn đề phức tạp nhất của chọn giống
2.4 Tình hình sản xuất cà chua ở Việt Nam và trên thế giới
2.4.1 Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới
Trên thế giới cà chua là cây rau quan trọng, xếp thứ 2 sau khoai tây.Những năm gần đây, tình hình sản xuất cà chua trên thế giới vẫn tiếp tục giatăng, tuy nhiên xuất hiện xu hướng không ổn định và chững lại
Trang 29Bảng 2.2 Tình hình sản suất cà chua trên thế giới (từ 2000-2009)
(1000 ha)
Năng suất(tấn/ha)
Sản lượng(1000 tấn)
Cà chua được sản xuất chủ yếu ở các nước ôn đới và á nhiệt đới Quacác năm 2000; 2003; 2005; 2009, sản lượng cà chua trên thế giới và mườinước dẫn đầu luôn tăng Trung Quốc và Mỹ là 2 nước có sản lượng cà chuacao nhất thế giới, chiếm từ 10,0% đến 24,1% Trong đó, Trung Quốc đạt sảnlượng cà chua cao nhất thế giới vào năm 2009, đạt 34.120.040 tấn, chiếm24,1% sản lượng cà chua trên toàn thế giới
Bảng 2.3 Sản lượng cà chua trên thế giới và mười nước đứng đầu thế giới
ĐVT: 1000 tấn
Thế giới 108339,598 116943,619 124426,995 141400,629
Trang 30(Nguồn FAO Database Static 2010)
Có được thành quả như trên bởi vì 2 nước này không những có diệntích trồng cà chua rộng lớn mà còn có nền khoa học kỹ thuật vào bậc nhất thếgiới, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất và công tác chọn lọc laitạo giống mới, tạo được nhiều giống tốt, năng suất và chất lượng cao Trongnhững năm gần đây, 2 nước này đã có bước đột phá là tạo ra nhiều giống câytrồng chuyển gen trong đó có cây cà chua Tuy nhiên nhiều nhà khoa họckhác lo ngại về tác hại lâu dài của cây chuyển gen ảnh hưởng tới người tiêudùng nên cây cà chua chuyển gen vẫn chưa được chấp nhận trên thị trường đểđưa vào sản xuất
2.4.2 Tình hình sản xuất cà chua ở Việt Nam
Cà chua là một trong những cây rau chủ lực của nước ta Nhờ tiến bộ
về khoa học kỹ thuật, các nhà chọn tạo giống không những tạo ra được nhiềugiống có năng suất cao, phẩm chất tốt mà có thể trồng được trái vụ cho hiệuquả kinh tế cao Song song với quá trình nâng cao năng suất thì diện tíchtrồng cũng ngày càng được mở rộng
Bảng 2.4 Diện tích, năng suất, sản lượng cà chua của Việt Nam
từ năm 2004 - 2009.
Năm Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn)
Trang 31(Trích số liệu của tổng cục thống kê, 2010)
Qua bảng 2.4 cho chúng ta thấy: Từ năm 2004 đến năm 2009 diện tíchtrồng cà chua giảm (năm 2004 là 24,644 ha đến năm 2009 là 20,540 ha) nhưngnăng suất thì không ngừng tăng lên (từ năm 2004 đến năm 2009 tăng 68,7 tạ/ha)
do đó sản lượng cà chua của nước ta ngày càng tăng lên không những cung cấp
đủ tiêu dùng trong nước và còn đáp ứng một phần cho xuất khẩu
Do tính chất đặc trưng như cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ và điềukiện sinh thái ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và hiệu quả của việctrồng cà chua nên sản xuất cà chua phần lớn chỉ tập chung ở các tỉnh thuộcđồng bằng Bắc Bộ và một số khu vực thuộc tỉnh Lâm Đồng Năng suất càchua ở Việt Nam còn thấp
Diện tích, năng suất và sản lượng cà chua trong 2 năm 2008 - 2009 của
10 tỉnh có diện tích trồng cà chua lớn ở Việt Nam tăng không đáng kể, chưađáp ứng với tiềm năng ở Việt Nam
Trang 32Bảng 2.5 Diện tích, năng suất và sản lượng cà chua của 10 tỉnh sản xuất
lớn nhất trong 2 năm 2008 - 2009.
Tỉnh
Diệntích(ha)
Năngsuất(tạ/ha)
Sảnlượng(tấn)
Diện tích(ha)
Năngsuất(tạ/ha)
Sảnlượng(tấn)
(Trích số liệu của tổng cục thống kê, 2010)
Trồng rau cũng như cà chua ở nước ta có nhiều thuận lợi:
- Được sự quan tâm đặc biệt của nhà nước về đầu tư và định hướng mởrộng và phát triển cây rau hiện nay Đề án "Phát triển rau, quả, hoa và câycảnh thời kỳ 1999 - 2010" của Bộ Nông nghiệp và PTNT được Thủ tướngChính phủ phê duyệt ngày 3/9/1999 Kế hoạch sản xuất rau được xác định:Diện tích sản xuất rau đạt 600.000 ha với sản lượng 10 triệu tấn năm 2005 và800.000 ha với sản lượng 14 triệu tấn năm 2010 để đạt bình quân đầu người là
110 kg/người/năm [4]
- Nước ta có điều kiện thời tiết khí hậu, đất đai rất phù hợp cho sinhtrưởng, phát triển của cây cà chua, nếu được đầu tư tốt sẽ cho năng suất rấtcao (đặc biệt là miền Bắc Việt Nam)
Trang 33- Đội ngũ các nhà khoa học bên lĩnh vực cây rau nói chung và cây càchua nói riêng tương đối nhiều, chọn tạo được nhiều giống cho năng suất cao,phẩm chất tốt.
- Diện tích có thể trồng cà chua là rất lớn vì trồng trong vụ thu đôngkhông ảnh hưởng tới 2 vụ lúa, thị trường xuất khẩu quả tươi và chế biến lớn
- Có nguồn lao động lớn, nông dân có kinh nghiệm canh tác, nếu có thịtrường sẽ thu hút được nguồn lao động dồi dào, giá công lao động rẻ, hạ giáthành sản phẩm, có khả năng cạnh tranh cao
Bên cạnh những thuận lợi cũng không ít khó khăn:
- Bộ giống cà chua còn rất nghèo, chưa có các giống tốt cho từng vụtrồng và điều kiện sinh thái khác nhau, đặc biệt là giống trồng trong vụ đông
và vụ xuân hè Theo kết quả điều tra, cả nước có khoảng 115 giống cà chuađang được trồng trong sản xuất Trong 22 giống chủ lực có 10 giống đượctrồng với diện tích đạt 6.259 ha bằng 55% Đó là các giống cà chua như:M368, Pháp, VL2000, TN002, Hồng Lan, Red Crow250, T42, VL2910, càchua Mỹ, Mogas T11 và các giống của Công ty Trang Nông (theo PhạmHồng Quảng và cs, 2005) [22]
- Nước ta nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới, lượng mưa lớn, độ ẩmcao nên sâu bệnh phát triển mạnh, phá hại mùa vụ đặc biệt là cà chua trồngtrong vụ xuân hè Nông dân tốn công chăm sóc, tốn tiền mua thuốc bảo vệthực vật, năng suất thấp dẫn tới hiệu quả kinh tế không cao
- Theo Trần Khắc Thi (2003), sản phẩm cà chua chủ yếu tập trung vào
vụ đông xuân (70%) từ tháng 12 đến tháng 4, còn lại hơn một nửa thời giantrong năm đang nằm trong tình trạng thiếu cà chua Đầu tư cho sản xuất càchua còn thấp, nhất là phân hữu cơ và thuốc bảo vệ thực vật Chưa có quytrình canh tác thích hợp cho mỗi vùng, mỗi vụ trồng và cho các giống khácnhau Việc sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ, chưa có vùng sản xuất tập trungtạo sản phẩm hàng hoá lớn cho chế biến công nghiệp và xuất khẩu Quá trình
Trang 34thu hái diễn ra hoàn toàn thủ công, các khâu như bảo quản, vận chuyển cònnhiều hạn chế.
2.5 Một số nghiên cứu về chọn tạo giống cà chua trên thế giới và ở Việt Nam
2.5.1 Một số nghiên cứu về chọn tạo giống cà chua trên thế giới
Cà chua là cây trồng có lịch sử phát triển tương đối muộn, song với giátrị dinh dưỡng và hiệu quả kinh tế cao vì thế ngay từ thế kỷ 18 các nhà khoahọc đã tập trung đi sâu nghiên cứu, đặc biệt là trong lĩnh vực chọn tạo giống
Thế kỷ 20 đã đánh dấu những bước tiến to lớn trong công tác chọn tạogiống cà chua Việc cải tiến năng suất, chất lượng luôn là hai mục tiêu hàngđầu và chung cho tất cả các chương trình chọn tạo giống
Cà chua được nghiên cứu và tập trung chủ yếu theo hướng:
- Chọn tạo giống cà chua chịu nóng
- Chọn tạo giống cà chua chống chịu với sâu bệnh hại
- Chọn tạo giống cà chua có chất lượng cao, phục vụ ăn tươi và chế biến
Từ năm 1977 đến 1984, Ai Cập đã nghiên cứu và chọn tạo giống càchua chịu nhiệt có năng suất cao, chất lượng tốt Kết quả đã tạo ra một sốgiống cà chua như: Housney, Marmande VF, Pritchard, Cal.Ace, VFN - Bushnăng suất cao, chất lượng tốt và một số giống như Castlex - 1017, Castlrock,
GS - 30, Peto86, UC - 97 có thịt quả chắc (theo Metwally, 1996)[46]
Viện nghiên cứu nông nghiệp Ấn Độ (IARI) ở Newdeli đã tiến hànhnhiều nghiên cứu về chọn tạo các giống cà chua chịu nhiệt Từ năm 1975,Viện đã thành công với các giống như Puas Rugy, Sel.120, (theo Singh J.H.and Checma D.S, 1989) [51]
Trước năm 1925, việc cải tiến giống cà chua được thực hiện bằng cáchchọn các kiểu gen ngay từ bản thân các giống - từ các đột biến tự nhiên, lai tự
do hoặc tái tổ hợp của các biến thể di truyền đang tồn tại trong tự nhiên Vàonhững năm 1970, hàng loạt giống cà chua mới có đặc điểm sinh trưởng hữu
Trang 35hạn, thấp cây, cây gọn, chín sớm, chín tập trung và thích hợp cho thu hoạchbằng máy ra đời làm tăng mật độ, diện tích và năng suất cà chua (theoTigchelaar E.C, 1986) [54].
Cũng theo Tigchelaar E.C, 1986 [54] thì Livingston được ghi nhận làngười đầu tiên nghiên cứu chọn giống cà chua ở Mỹ vào năm 1870 Tuynhiên mãi đến nửa đầu thế kỷ 20 cà chua mới trở thành cây trồng phổ biếntrên thế giới thông qua con đường tăng nhanh số lượng các giống mới Năm
1863 có 23 giống cà chua được biết đến, sau đó 2 thập kỷ số lượng đã tăng
200 giống (theo Morrison, 1938) [47] Hiện nay số lượng và chủng loại của càchua đã nhanh chóng trở nên phong phú, đa dạng đáp ứng được nhu cầu củangười tiêu dùng trên thế giới
Ngoài vấn đề chịu nóng, việc chọn tạo giống cà chua kháng bệnh cũngđặc biệt được quan tâm ở vùng nhiệt đới Các dòng cà chua của AVRDC đềuđược chọn theo hướng kháng bệnh héo xanh vi khuẩn Một số sâu bệnh khácnhư virus xoăn vàng lá (TYLCV), sâu đục quả Các nhà khoa học đã xác địnhđược các gen kháng virus ở nhiều loài cà chua Bằng các phương pháp laitruyền thống và hiện đại đã dần chuyển được một số gen kháng virus sangloài cà chua trồng trọt Các nhà nghiên cứu virus ở AVRDC đã nhận biết đượcnhiều vật liệu có mang gen kháng ToMV Một số vật liệu chứa gen TM2 đãđược sử dụng cho chương trình lai tạo giống cà chua như L127, Ohio MR - 12,
MR - 13 (theo Opera R.T., S.K Green, N.S Talekar and J.T Chen, 1989)
Để tập trung nghiên cứu chọn tạo những giống cà chua có năng suất cóchất lượng cao, nhiều nhà khoa học đã sử dụng nguồn gen di truyền của cácloài hoang dại và bán hoang dại nhằm khai thác khả năng chống chịu tốt vớiđiều kiện ngoại cảnh bất lợi Bằng nhiều con đường khác nhau như: Lai tạo,chọn lọc, gây đột biến nhân tạo…Đã thu được những kết quả khả quan, tạo ragiống thích hợp trong điều kiện nhiệt độ cao, có phổ thích ứng rộng, trồngnhiều vụ trong năm (theo Kiều Thị Thư, 1998) [28]
Trang 36Ở Mỹ công tác chọn tạo giống đã được thực hiện từ rất sớm (1870), từ
đó đến nay đã thu được nhiều thành tựu hết sức to lớn Trường Đại họcCalifornia đã chọn được những giống cà chua như: UC - 105, UC - 134, UC -
82 có năng suất và nhiều đặc điểm tốt như quả cứng, ít bị nứt quả (theoNguyễn Thanh Minh 2003) [16] Từ năm 1991 - 2007, công ty giống cà chuacủa Mỹ đã thu thập và giới thiệu hơn 600 giống cà chua chất lượng cao phùhợp với ăn tươi và chế biến công nghiệp (theo USDA - Agriculturat statics
2000 - 2006) [56] Mặc dù các giống mới được chọn tạo ra hàng năm nhưngcác giống cũ vẫn được duy trì , chúng vừa được dùng trong sản xuất vừa dùnglàm nguồn vật liệu trong lai tao giống (theo Waston, 1996)
Tại trường Đại học Tổng hợp Florida đã liên tục tiến hành khảo nghiệmcác giống cà chua chống chịu với sâu bệnh hại Hiện nay kết quả đã tuyểnchọn được 10 giống chống chịu tốt với sâu bệnh, phù hợp với điều kiện canhtác ở nơi nay (theo Steve olson et al, 1978) [52]
Gần đây, nhiều nước trên thế giới đặc biệt là ở Mỹ, các nhà khoa học đã tạo
ra những giống cây trồng biến đổi gen trong đó có cà chua Các nhà khoa học Mỹ
đã nghiên cứu kỹ thuật chuyển gen nhằm cấy vào cây một gen vi khuẩn, gen này
sẽ sản sinh ra một chất gọi là Chitinaza có tác dụng hạn chế và tiêu diệt các tế bàonấm, giúp kéo dài thời gian bảo quản cà chua Những giống này ngoài khả năngchống chịu được sâu bệnh, tuyến trùng, điều kiện khô hạn còn có khả năng cất giữlâu, chất lượng cao, mang nhiều dược tính, năng suất cao gấp bội Năm 1994,Calgene giới thiệu cà chua biến đổi gen được gọi là 'FlavrSavr' Tuy nhiên, khiđưa ra thị trường nó không được chấp nhận vì sợ những ảnh hưởng của cà chuabiến đổi gen đến sức khoẻ con người (http://www.agbio tech.com.vn/vn/?mnu=preview&key=3276)
Tại vùng Martinique ở miền tây nước pháp, Denoyes B và Rhino B(1999) đã tiến hành thí nghiệm 18 giống cà chua chịu nhiệt có nguồn gốc từđịa phương và nhập nội vào 2 vụ hè thu 1986 và 1987 Giai đoạn đậu quả của
Trang 37các giống này được diễn ra vào thời điểm nhiệt độ ban ngày/ban đêm cao(32/70C) và ẩm độ 90% Kết quả cho thấy, giống Saladette có nguồn gốc từ
Mỹ có năng suất nổi trội trong các nhóm giống có tỷ lệ đậu quả cao, nhưngcho năng suất cá thể thấp (1,4 kg) do mẫn cảm với bệnh thối cuống quả.Ngược lại một số giống có tỷ lệ đậu quả thấp (dưới 60%) như Xira, Mienxin(Pháp), Nema F11250 (Mỹ) lại cho năng suất cá thể trung bình tương ứng là2,6 kg; 2,5 kg; 3,1kg Điều này cho thấy, ngoài khả năng đậu quả và năng suất
ra thì các chỉ tiêu về tính chống chịu sâu bệnh hại cũng được quan tâm nhiềutrong công tác chọn giống
Trung tâm nghiên cứu rau quả Châu Á (AVRDC) hợp tác với trườngĐại học Khon Khan và Chiang Mai của Thái Lan thử nghiệm và đưa ra 2giống cà chua SVRDC4 và L22 có khả năng chịu nhiệt cao, thích ứng rộng,cho hiệu quả cao đã trồng ở nhiều tỉnh phía bắc của Thái Lan Trường Đạihọc Kasetsat năm 1982 tạo được 17 giống cà chua, trong đó có 2 giống FMTT
- 33 và FMTT - 277 có khả năng chịu nhiệt, năng suất đạt 81 tấn/ha, quả to,thích hợp vùng sản xuất nhiệt đới và 2 giống cà chua chế biến PT422 vàPTT3027 cho năng suất 53 tấn/ha, chất lượng tốt, có khả năng chống bệnh nứtquả và bệnh virus trong điều kiện nhiệt độ cao (theo Chu Jinping, 1994) [35]
Trung tâm rau châu Á (AVRDC) [34] tại Đài Loan, trong vòng 2 năm
2002, 2003 đã nghiên cứu và đánh giá 8 giống cà chua quả nhỏ (theo Cherrytomato) như: CLN2545, CLN254DC năng suất đạt 15 tạ/ha, 20 giống càchua chất lượng cao phục vụ chế biến (Processing tomato) như: CLN2498 -
68, CLN2498 - 78 , năng suất đạt trên 55 tấn/ha và 9 giống cà chua phục vụ
ăn tươi, nấu chín như: Taoyuan, Changhua, Hsinchu2 năng suất đạt trên 70tấn/ha Tất cả các giống cà chua triển vọng trên đều là giống lai
Trung Quốc cũng là một trong những nước có nhiều thành tựu trongchọn tạo giống cà chua ưu thế lai Các giống cà chua F1 được trồng rộng rãitrong sản xuất (chiếm 80 - 85% diện tích) Vấn đề tạo giống cà chua F1 có
Trang 38năng suất cao, chất lượng tốt, sản phẩm đa dạng phục vụ cho ăn tươi và chếbiến là mục tiêu hàng đầu của các nhà khoa học Trung Quốc Trong hai thập
kỷ 80 - 90 của thế kỷ 20 Trung tâm rau Bắc Kinh (BVRC) đã tạo ra được 5giống cà chua lai: Jiafen No1, Jiafen No2, Jiafen No10, Jiafen No15, ShuangKang No2 (theo Kuo, Openna R.T, and J.Y.Yoon, 1987) [44]
Tại Tây Ban Nha mới nghiên cứu thành công giống cà chua có tênSugardrop sau 2 năm nghiên cứu, lai tạo từ 3000 giống cà chua khác nhau.Đây là loại cà chua bi thích hợp cho việc ăn tươi, nó không chỉ thơm và ngọtlịm mà còn rất giàu Vitamin C (http://www.baomoi.com/Lai-tao-thanh-cong-ca-chua-ngot-hon-dao-chin/82/3539231.epi)
Trong chương trình cải tiến giống đã có một nỗ lực đáng kể nhằmphát triển giống cà chua chín chậm Đây được coi là một chiến lược quantrọng nhằm kéo dài “đời sống” của quả sau thu hoạch Tigchelaar và cộng
sự, 1978 [54] bằng cách lai các dòng thông thường với các giống cà chuađột biến - không chín đã hạn chế được quá trình chín của quả ở nhiều mức
độ con lai Tuy nhiên, có những trường hợp cho thấy quả của các con laikiểu này thường bị giảm chất lượng, sắc tố không thích hợp, lượng axitcao mà lượng đường trong quả lại thấp (theo Hobson, 1980) [40] vàhương vị không phù hợp (theo Kopeliavitch, 1982) [43] Song vẫn cótrường hợp thu được các con lai thỏa mãn chất lượng hương vị (theoHardy, 1979) [39] Trong một công trình nghiên cứu toàn diện, Strand vàcộng sự, 1983 [53] đã kết luận rằng việc lựa chọn những giống chín bìnhthường để tạo giống lai có thể ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng quả.Một số con lai F1 có thể đạt vị ngon và vị ngon tồn tại lâu trong quả, tuykhông lâu bằng “đời sống” của quả Các nghiên cứu đã cho thấy rằng sựlựa chọn giống phù hợp cho lai tạo góp phần thỏa mãn đặc tính chấtlượng, kể cả chất lượng cảm quan (theo Tigchelaar, 1978) [54], Salunkhe,
1974 [50] “Đời sống” của quả ở các con lai “chín chậm” sau thu hoạch
Trang 39quả vào giai đoạn chín tốt để đảm bảo chất lượng, kể cả chất lượng cảmquan (theo Stevens, Kader, 1978) [52].
Nghiên cứu con lai F1 ở một số cặp lai đã cho thấy trội hoàn toànhoặc từng phần của một số tính trạng: dạng quả, độ dày cùi quả, số ổ hạt ít
và độ cứng quả Không có ưu thế lai đối với hàm lượng chất tan, mà thểhiện không hoàn toàn ở tính trạng này (theo Khalil R.M, Midam A.A,Hatem A.K, 1988) [42]
Ngày nay nhờ có nền kinh tế phát triển mà khoa học kỹ thuật cũng pháttriển theo, áp dụng khoa học trong công tác chọn lọc, lai tạo đã có nhiều thànhcông rất lớn Mỗi năm hàng loạt các giống mới ra đời với nhiều đặc điểm tốtđáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của người dân trên Góp phần nâng cao năngsuất, sản lượng cà chua trên toàn thế giới
2.5.2 Một số nghiên cứu về chọn tạo giống cà chua ở Việt Nam
Ngày nay do nhu cầu tiêu dùng và đòi hỏi ngày càng cao của thị trường
đã đặt ra vấn đề cấp thiết cần chọn tạo bộ giống thích hợp nhằm phát huy hếttiềm năng của giống trong điều kiện sinh thái nước ta Để phục vụ tốt công tácchọn giống, đáp ứng những đòi hỏi của sản xuất, việc thu thập và bảo quảnnguồn gen của cây cà chua ở Việt Nam đã được nhà nước và các nhà khoahọc quan tâm thực hiện
Ở nước ta trong những năm gần đây quá trình nghiên cứu và chọn lọccác giống cà chua đã đạt được những thành tựu đáng kể, các nhà khoa học đãchọn tạo ra những giống thích hợp với điều kiện tự nhiên ở nước ta, chúng cókhả năng cho năng suất cao, phẩm chất tốt Đặc biệt các nhà khoa học đã chọntạo ra những giống thích hợp trồng trong điều kiện trái vụ tăng thu nhập chongười lao động
Theo Nguyễn Hồng Minh, 2007 [18] công tác nghiên cứu chọn tạogiống cà chua ở nước ta có thể được chia thành các giai đoạn sau:
+ Giai đoạn trước năm 1985: Giai đoạn này chủ yếu tập trung vào việc
Trang 40nhập nội, khảo nghiệm, lai tạo và tuyển chọn giống Giống cà chua Ba Lancũng được biết đến ngay từ giai đoạn đầu Các giống HP - 1, HP - 2, HP - 3,
HP - 5 được đưa ra do trại giống rau Hồng Phong, Hải Phòng chọn lọc cá thểliên tục từ tập đoàn cà chua nhập nội từ Nhật Bản Trong đó đặc biệt là giống
HP - 5 có chiều cao cây trung bình 90 cm, sinh trưởng bán hữu, quả tròn,năng suất trung bình đạt 35 - 40 tấn/ha, chất lượng quả tốt, cùi dày, chắc thịt,chịu vận chuyển, khả năng chống chịu điều kiện bất thuận tốt, thời gian sinhtrưởng 120 - 135 ngày, có thể gieo trồng trong vụ đông xuân và vụ xuân hè
Viện cây lương thực và cây thực phẩm đã phối hợp với viện Khoa Học
Kỹ Thuật Nông Nghiệp Việt Nam, viện Di Truyền Nông Nghiệp, viện KhoaHọc Kỹ Thuật Nông Nghiệp Miền Nam phát triển đề tài “Nghiên cứu chọntạo giống rau”, kết quả là giống cà chua số 7 được chọn từ nguồn giống củaHungari có trọng lượng quả trung bình 80 - 100g, khi chín quả có màu đỏ, câysinh trưởng mạnh, thích hợp trồng trong vụ xuân hè và đã được công nhận làgiống quốc gia (theo Chu Thị Ngọc Viên và cs, 1997) [32]
Ngoài ra giống cà chua 214 được tạo từ cặp lai giữa VCL với giốngAmerican của Mỹ, hạt lai F1 được xử lí đột biến nhân tạo và chọn lọc cá thểliên tục, nên giống cho năng suất cao, phẩm chất tốt (theo Vũ Tuyên Hoàng