1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vận dụng trò chơi học tập nhằm nâng cao khả năng nhận thức cho trẻ mẫu giáo lớn qua hoạt động chắp ghép tại trường mầm non văn khê – mê linh – hà nội

73 182 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 1,29 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC MẦM NON=== === NGUYỄN THỊ HƯƠNG VẬN DỤNG TRÒ CHƠI HỌC TẬP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG NHẬN THỨC CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN QUA HOẠT ĐỘNG CHẮP GHÉP T

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

=== ===

NGUYỄN THỊ HƯƠNG

VẬN DỤNG TRÒ CHƠI HỌC TẬP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG NHẬN THỨC CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN QUA HOẠT ĐỘNG CHẮP GHÉP TẠI TRƯỜNG MẦM NON

VĂN KHÊ- MÊ LINH- HÀ NỘI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Giáo dục Mầm non

Người hướng dẫn khoa học ThS PHẠM NGỌC THỊNH

Hà Nội - 2018

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

=== ===

NGUYỄN THỊ HƯƠNG

VẬN DỤNG TRÒ CHƠI HỌC TẬP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG NHẬN THỨC CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN QUA HOẠT ĐỘNG CHẮP GHÉP TẠI TRƯỜNG MẦM NON

VĂN KHÊ- MÊ LINH- HÀ NỘI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Giáo dục Mầm non

Người hướng dẫn khoa học ThS PHẠM NGỌC THỊNH

Hà Nội - 2018

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các Thầy, Cô giáo trong khoa Giáodục Mầm non đã hết lòng tận tình giảng dạy trong suốt quá trình em học tập ởtrường

Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy Phạm Ngọc Thịnh, người đã

nhiệt tình hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện đề tài khóa luận tốtnghiệp của mình

Em chân thành cảm ơn cán bộ giáo viên, nhân viên trường Mầm nonVăn Khê – Mê Linh – Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thànhkhóa luận tốt nghiệp

Mặc dù có nhiều cố gắng, song kiến thức thì vô hạn mà năng lực cánhân thì có hạn, không tránh khỏi nhiều thiếu xót Em rất mong nhận đượcnhững ý kiến đóng góp của các Thầy, Cô giáo và bạn đọc để đề tài này đượchoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn

Xuân Hòa, Ngày tháng 05 năm 2018

Sinh viên

Nguyễn Thị Hương

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Khóa luận là kết quả cố gắng, tìm tòi của bản thân tôi trong quá trìnhhọc tập và nghiên cứu ở trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 cùng với sự

hướng dẫn tận tình của Thầy Phạm Ngọc Thịnh.

Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu của đề tài" Vận dụng trò chơi học tập nhằm nâng cao khả năng nhận thức cho trẻ mẫu giáo lớn qua hoạt động chắp ghép tại trường Mầm non Văn Khê – Mê Linh – Hà Nội ” không

có sự trùng lặp với bất kì một đề tài nào khác Nếu sai tôi xin chịu hoàn tráchnhiệm!

Xuân Hòa, Ngày tháng 05 năm 2018

Sinh viên

Nguyễn Thị Hương

Trang 6

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 4

3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 4

3.1 Đối tượng nghiên cứu 4

3.2 Khách thể nghiên cứu 5

4 Nhiệm vụ nghiên cứu 5

5 Phạm vi nghiên cứu 5

6 Phương pháp nghiên cứu 5

6.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận 5

6.2 Phương pháp quan sát 5

6.3 Phương pháp điều tra 5

6.4 Phương pháp thực hành 6

7 Giả thuyết khoa học 6

8 Cấu trúc khóa luận 6

NỘI DUNG 7

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG TRÒ CHƠI HỌC TẬP QUA HOẠT ĐỘNG CHẮP GHÉP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG NHẬN THỨC CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI TẠI TRƯỜNG MẦM NON VĂN KHÊ – MÊ LINH – HÀ NỘI 7

1 Cơ sở lí luận của việc sử dụng trò chơi học tập qua hoạt động chắp ghép nhằm nâng cao khả năng nhận thức cho trẻ 5 – 6 tuổi tại trường mầm non văn khê – mê linh – hà nội 7

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 7

1.2 Hoạt động chắp ghép của trẻ Mầm non 8

1.2.1 Khái quát về hoạt động chắp ghép 9

Trang 7

1.2.2 Hoạt động chắp ghép của trẻ 5 – 6 tuổi 10

1.2.3 Vai trò của hoạt động chắp ghép đối với sự phát triển của trẻ 11

1.3 Đặc điểm của trẻ 5 – 6 tuổi 13

1.3.1 Đặc điểm tâm – sinh lý của trẻ 5-6 tuổi 13

1.3.1.1 Đặc điểm sinh lí của trẻ 5-6 tuổi 13

1.3.1.2 Đặc điểm tâm lí của trẻ 5-6 tuổi 14

1.4 Hoạt động chắp ghép nhằm nâng cao khả năng nhận thức cho trẻ 5 – 6 tuổi 15

1.4.1 Khái niệm nhận thức và sự nhận thức của trẻ 15

1.4.2 Giai đoạn phát triển nhận thức cho trẻ Mầm non 16

1.4.3 Hoạt động chắp ghép nhằm nâng cao khả năng nhận thức cho trẻ 5 -6 tuổi 17

2 Cơ sở thực tiễn của việc vận dụng trò chơi học tập nhằm nâng cao khả năng nhận thức cho trẻ mẫu giáo lớn tại trường Mầm non Văn khê – Mê linh – Hà nội 18

2.1 Thực trạng vận dụng trò chơi học tập qua hoạt động chắp ghép nhằm nâng cao khả năng nhận thức cho trẻ 5 -6 tuổi tại trường Mầm non Văn Khê – Mê Linh – Hà Nội 19

2.1.1 Thực trạng cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên trường Văn Khê 19

2.1.2 Thực trạng tổ chức hoạt động chắp ghép 19

2.1.2.1 Chương trình tổ chức hoạt động chắp ghép 19

2.1.2.2 Điều tra thực trạng nhận thức giáo viên về phát triển khả năng nhận thức cho trẻ 5 – 6 tuổi qua hoạt động chắp ghép bằng việc sử dụng trò chơi học tập 25

2.2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG 30

Tiểu kết chương 1 31

Trang 8

CHƯƠNG 2: NGUYÊN NHÂN THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG NHẬN THỨC CỦA TRẺ MẪU GIÁO LỚN TRƯỜNG MẦM NON VĂN KHÊ QUA HOẠT ĐỘNG CHẮP GHÉP BẰNG VIỆC SỬ

DỤNG TRÒ CHƠI HỌC TẬP 32

2.1 Nguyên nhân thực trạng 32

2.2 Đề xuất một số biện pháp phát triển khả năng nhận thức cho trẻ 5 – 6 tuổi qua hoạt động chắp ghép bằng việc vận dụng trò chơi học tập 33

2.2.1 Cơ sở định hướng cho việc đề xuất 33

2.2.2 Các giải pháp phát triển khả năng nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động chắp ghép bằng việc vận dụng trò chơi học tập

33 Tiểu kết chương 2 46

CHƯƠNG 3: TỔ CHỨC THỰC NGHIỆM 47

3.1 Mục đích thực nghiệm 47

3.2 Nội dung và phương pháp tổ chức thực nghiệm 47

3.4.1 Kết quả thực nghiệm khảo sát 48

3.4.2 Kết quả thực nghiệm tác động 48

3.4.3 Kết quả thực nghiệm kiểm chứng 49

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 51

1 Kết luận 51

2 Một số kiến nghị sư phạm 52

TÀI LIỆU THAM KHẢO 53 PHỤ LỤC

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1 Nhận thức của giáo viên về việc tổ chức hoạt động chắp ghép 25

Bảng 2 Những điều kiện phát huy khả năng nhận thức của trẻ thông qua hoạt động chắp ghép bằng việc sử dụng trò chơi học tập 26

Bảng 3 Mức độ về việc phát triển khả năng nhận thức của trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động chắp ghép 26

Bảng 4 Bảng đánh giá thái độ và hứng thú của trẻ khi tham gia hoạt động chắp ghép 28

Bảng 5 Kết quả đánh giá sản phẩm của trẻ qua từng tiêu chí 29

Bảng 6: Mức độ hứng thú của trẻ khi tham gia hoạt động chắp ghép 47

Bảng 7 : Kết quả thực nghiệm kĩ năng 49

Bảng 8: Kết quả sau thực nghiệm 50

Trang 10

“trẻ con”, nhưng trong cái non nớt ấy là cả sự tưởng tượng kì diệu, tự do tìmkiếm, thử nghiệm và nhờ đó thỏa mãn nhu cầu khám phá chưa biết, nhu cầutạo ra cái đẹp đang không ngừng nảy nở và phát triển ở trẻ Chính vì vậy, hoạtđộng tạo hình nói chung và hoạt động chắp ghép nói riêng là mảnh đất màu

mỡ để ươm mầm và nảy nở những mầm mống đầu tiên của sự sáng tạo, pháttriển tình yêu với cái đẹp, thể hiện sự sáng tạo, trí tưởng tượng phong phú củatrẻ

Bên cạnh đó đối với bộ môn tạo hình, phương pháp dạy học tổ chức tròchơi đặc biệt sử dụng trò chơi học tập giúp ích rất nhiều và thường được thựchiện và vận dụng trong bài học tìm hiểu tác phẩm nghệ thuật, bày mẫu và lựachọn mẫu vẽ, trong các trò chơi ghép hình, vẽ tranh nhanh, vẽ màu…Học sinh

sẽ có điều kiện để bộc lộ ý kiến riêng của mình, tăng khả năng hợp tác vànăng lực làm việc cá nhân mình ở các trường Mầm non Trò chơi học tập lànhũng trò chơi có luật được tổ chức nhằm giúp trẻ củng cố , khắc sâu và mửorộng hiểu biết về các đối tượng, rèn luyện một số kĩ năng ( quan sát, so sánh,phân tích, phân loai, phân nhóm,…)

Cùng với học tập, giao lưu với bạn bè, vui chơi cũng là một nhu cầu củathanh thiếu niên học sịnh Lý luận và thực tiễn đã chứng tỏ rằng : nếu biết tổ

Trang 11

chức cho thanh thiếu niên vui chơi một cách hợp lý, lành mạnh thì đều amnglại hiệu quả giáo dục Qua trò chơi, lớp trẻ không những được phát triển vềmặt trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ mà còn được hình thành nhiều phẩm chất vàhành vi tích cực Chính vì vậy, trò chơi học tập được sử dụng như là mộtphương pháp dạy học quan trọng với những vai trò quan trọng như giúp họcsinh phát triển tâm lý, xây dựng thái độ đạo đức, có ý thức trách nhiệm hơn vàbiết tôn trọng kỷ luật.

Giúp trẻ nhận thức nhanh và khắc sâu hơn, tạo tâm lý học tập thoải mái.Điều này sẽ kích thích cho các em bộc lộ năng lực, sở trường, ý thích mộtcách tự nhiên và vận dụng những kỹ năng đó vào học tập Qua trò chơi họctập học sinh sẽ rèn luyện được khả năng quyết định lựa chọn cho mình cáchứng xử đúng đắn, phù hợp trong tình huống Qua trò chơi học sinh có cơ hội

để thể nghiệm những thái độ, hành vi Chính sự thể nghiệm này sẽ hình thànhđược ở các em niềm tin vào những thái độ, hành vi tích cực, tạo ra động cơbên trong cho những hành vi ứng xử trong cuộc sống Qua trò chơi học sinhđược hình thành năng lực quan sát, được rèn luyện kỹ năng nhận xét, đánh giáhành vi

Việc tổ chức hoạt động tạo hình ở các trường mầm non cần được quantâm Đặc biệt là sử dụng trò chơi học tập qua hoạt động chắp ghép nhằmnâng cao khả năng nhận thức cho trẻ Chương trình giáo dục mầm non hiệnnay ở hầu hết các tỉnh đã áp dụng chương trình đổi mới, nhưng hoạt động tạohình trong đó có hoạt động chắp ghép vẫn chưa thực sự quan tâm đúng mức,chưa theo hướng đổi mới

Trẻ vẫn hoạt động một cách thụ động đó chính là rào cản cho sự pháttriển khả năng sáng tạo của trẻ Đồng thời, ở các trường Mầm non cơ sở vậtchất hạn chế Các biện pháp phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ thông quahoạt động chắp ghép lâu nay đang được sử dụng còn mang tính áp đặt, dập

Trang 12

khuôn theo mẫu sao chép chưa phát huy hết khả năng sáng tạo và sự linh hoạtcủa người giáo viên khi tổ chức hoạt động tạo hình Chính vì vậy mà hiệu củaquá trình tổ chức các biện pháp phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ thôngqua hoạt động chắp ghép chưa cao Chính vì những li do này mà tôi lựa chọn

đề tài “Vận dụng trò chơi học tập nhằm nâng cao khả năng nhận thức cho

trẻ mẫu giáo lớn qua hoạt động chắp ghép tại trường Mầm non Văn Khê –

Mê Linh – Hà Nội” nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nói chung cũng như

chất lượng sử dụng trò chơi học tập qua hoạt động chắp ghép nhằm nâng caokhả năng nhận thức cho trẻ nói riêng

Hoạt động tạo hình dành cho trẻ mầm non rất đa dạng và phong phú Nó

có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của trẻ nhỏ Nhận thấy được tầm quantrọng của hoạt động tạo hình đối trẻ mầm non, bộ môn tạo hình đã được đưavào chương trình giáo dục sư phạm mầm non từ cấp học Trung cấp – Caođẳng – Đại học Đã có nhiều tài liệu nghiên cứu của nhiều tác giả nói về lĩnhvực tạo hình:

Ở Việt Nam có các công trình nghiên cứu

Tác giả Đặng Nhật Hồng, Tạo hình và phương pháp hướng dẫn hoạt

động tạo hình cho trẻ em – Làm đồ chơi – Quyển 1,2, NXB ĐHQGHN

Tác giả Lê Thanh Thủy, Phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho

trẻ mầm non, NXB ĐHSP

Tác giả Nguyễn Quốc Toản, Phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình

cho trẻ mầm non, NXB Giáo dục

Các cuốn sách này viết về những lí luận chung về hoạt động tổ chức tạohình cho trẻ mầm non

Trên thế giới cũng có nhiều công trình nghiên cứu về bộ môn tạo hìnhcho trẻ Mầm non:

Trang 13

Ngô Hiểu Huy, Phương pháp giáo dục tối ưu dành cho trẻ 0 – 6 tuổi,

NXB Phụ nữ.

Nguyễn Minh, Nghệ thuật nuôi dạy trẻ đỉnh cao, NXB Thư viện Quốc

gia Việt Nam

Các cuốn sách này đã xây dựng hệ thống lí luận về phương pháp đối vớitrẻ Mầm non

Trên đây là những đề tài khoa học có tính phổ quát phạm vi nghiên cứunói chung về giáo dục Mầm non Tuy nhiên chưa có đề tài nghiên cứu nào vềviệc sử dụng trò chơi học tập qua hoạt động chắp ghép nhằm nâng cao khảnăng nhận thức cho trẻ 5 – 6 tuổi tại trường Mầm non Văn Khê – Mê Linh –

Hà Nội Vì vậy, tôi thấy rằng đề tài “Vận dụng trò chơi học tập nhằm nâng

cao khả năng nhận thức cho trẻ mẫu giáo lớn qua hoạt động chắp ghép tại trường Mầm non Văn Khê – Mê Linh – Hà Nội” là một đề tài mới và có

tính khả thi trong thực tế Như vậy, với đề tài này tôi hy vọng sẽ đưa ra thêmmột số ý kiến tham khảo trong lĩnh vực làm đồ chơi cho trẻ từ 5 – 6 tuổi

2 Mục đích nghiên cứu

Thông qua đề tài “Vận dụng trò chơi học tập nhằm nâng cao khả

năng nhận thức cho trẻ mẫu giáo lớn qua hoạt động chắp ghép tại trường Mầm non Văn Khê – Mê Linh – Hà Nội ” nhằm đề ra các biện pháp sử dụng

trò chơi học tập để khai phá các tiềm năng sẵn có trong trẻ, phát triển cho trẻ

về mọi mặt Từ đó, làm tiền đề cho sự phát triển của các giai đoạn tiếp theothông qua sử dụng trò chơi học tập

3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

- Việc vận dụng trò chơi học tập nhằm nâng cao khả năng nhận thức

cho trẻ mẫu giáo lớn tại trường Mầm non Văn Khê – Mê Linh – Hà Nội quahoạt động chắp ghép

Trang 14

3.2 Khách thể nghiên cứu

- Hoạt động chơi của trẻ ở trường mầm non Văn Khê – Mê Linh –

Hà Nội

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc vận dụng trò chơi học tập qua hoạt

động chắp ghép nhằm nâng cao nhận thức cho trẻ 5 – 6 tuổi

- Khảo sát thực trạng và tìm hiểu thực trạng sử dụng trò chơi học tập

qua hoạt động chắp ghép nhằm nâng cao khả năng nhận thức cho trẻ 5 – 6tuổi

- Đề xuất sử dụng trò chơi học tập qua hoạt động chắp ghép nhằm

nâng cao nhận thức cho trẻ 5 – 6 tuổi

- Thực nghiệm khoa học để kiểm chứng tính khả thi.

5 Phạm vi nghiên cứu

Trường Mầm non Văn Khê, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận

Tìm hiểu, đọc, phân tích, tổng hợp và hệ thống hóa về cơ sở phươngpháp luận, nhữngng tài liệu về tâm lí học, giáo dục học, các công trình nghiêncứu thực tiễn đã công bố nhằm làm rõ cơ sơ liên quan đến đề tài nghiên cứu

6.2 Phương pháp quan sát

Quan sát các hoạt động chơi của trẻ ở trường Mầm non Đặc biệtquan sát trẻ khi chơi với đồ chơi, cách giáo viên tổ chức cho trẻ chơi Đồngthời thu thập những thông tin liên quan đến việc giải quyết các nhiệm vụnghiên cứu Từ đó bổ sung thông tin cho các phương pháp khác

6.3 Phương pháp điều tra

Trang 15

Dùng phiếu câu hỏi cho các giáo viên ở trường Mầm non Văn Khê

để tìm hiểu thêm thông tin về nhận thức và cách thức tổ chức, hướng dẫn trẻchơi qua các đồ chơi tự thiết kế

6.4 Phương pháp thực hành

7 Giả thuyết khoa học

Nếu tìm ra các biện pháp phát triển khả năng nhận thức của trẻ qua hoạtđộng chắp ghép ( sử dụng trò chơi học tập) thì sẽ phát triển được trí thôngminh, phát triển tư duy, sự tò mò, khả năng nhận thức qua hoạt động chắpghép của trẻ 5 – 6 tuổi tại trường Mầm non Văn Khê – Mê Linh – Hà Nội nóiriêng và phù hợp với hướng giáo dục tích hợp qua môn tạo hình nói chung ởtrường phổ thông sau này

8 Cấu trúc khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, nội dung chính của khóaluận bao gồm 4 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc sử dụng trò chơi học tậpqua hoạt động chắp ghép nhằm nâng cao khả năng nhận thức cho trẻ 5-6 tuổitại trường Mầm non Văn Khê – Mê Linh - Hà Nội

Chương 2: Sử dụng trò chơi học tập qua hoạt động chắp ghép nhằmnâng cao khả năng nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi tại trường Mầm non Văn Khê –

Mê Linh - Hà Nội

Chương 3: Thực nghiệm khoa học

Trang 16

NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG TRÒ CHƠI HỌC TẬP QUA HOẠT ĐỘNG CHẮP GHÉP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG NHẬN THỨC CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI TẠI

TRƯỜNG MẦM NON VĂN KHÊ – MÊ LINH – HÀ NỘI

1 Cơ sở lí luận của việc sử dụng trò chơi học tập qua hoạt động chắp ghép nhằm nâng cao khả năng nhận thức cho trẻ 5 – 6 tuổi tại trường mầm non văn khê – mê linh – hà nội

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề

Phương pháp trò chơi là cách thức giáo viên tổ chức cho trẻ làm quenvới môi trường xung quanh thông qua việc chơi một cách có mục đích và có

kế hoạch.Trò chơi học tập là trò chơi có luật được tổ chức nhằm giúp trẻ củng

cố, mở rộng và khắc sâu về các đối tượng, rèn luyện một số kĩ năng quan sát,

so sánh, phân tích,…

Về tên gọi, tùy thuộc vào tác giả nhìn nhận trò chơi theo chức năng và ý nghĩa giáo dục của nó hoặc tùy thuộc vào cách hiểu, cách dịch của người dịch

từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt, trò chơi này có một số tên gọi khác nhau

Có thể kể một số tên thường gặp như: “trò chơi dạy học”, “trò chơi học tập”,

“trò chơi khó”, “trò chơi đòi hỏi trí thông minh”, “trò chơi có luật”… Tròchơi này theo tiếng Anh là “game with rules”

Theo A.N Lêônchiev “Trò chơi đó được gọi là TCHT hay trò chơidạy học là vì trò chơi đó gắn liền với một mục đích dạy học nhất định và đòihỏi khi tổ chức phải có tài liệu dạy học kèm theo phù hợp với mục đích củatrò chơi”

Kharlamôv cho rằng loại trò chơi được xem là TCHT “Đó là những trò chơi có nhiệm vụ chủ yếu là giáo dục và phát triển trí tuệ cho trẻ em”

Trang 17

Chúng tôi cho rằng, việc phân loại và gọi tên trò chơi hoàn toàn đượcdựa vào kết quả tác động giáo dục chủ yếu của nó, tuy nhiên việc phân loạicũng chỉ mang tính tương đối và ước lệ mà thôi Điều cơ bản là nhà giáo dụcphải hiểu được nội hàm, bản chất và ý nghĩa của trò chơi Trong đề tài này,chúng tôi sử dụng tên gọi loại trò chơi này là TCHT và thuật ngữ này đã đượccông nhận và sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực giáo dục TCHT chủ yếu hướngtới việc giáo dục và phát triển hoạt động nhận thức của trẻ mẫu giáo.

Những thành tựu nghiên cứu về trò chơi, đặc biệt về sự phân loại tròchơi của trẻ mẫu giáo đã chỉ ra những đặc thù của loại trò chơi này như sau:TCHT thuộc nhóm trò chơi có luật thường là do người lớn nghĩ ra chotrẻ chơi và dùng nó vào mục đích giáo dục và dạy học, hướng tới việc pháttriển hoạt động trí tuệ cho trẻ TCHT có nguồn gốc trong nền giáo dục dângian và trong trò chơi có chứa đựng các yếu tố dạy học Những TCHT đượctruyền khẩu trong dân gian thì được gọi là trò chơi dân gian

TCHT khác với các loại trò chơi khác ở chỗ, nhiệm vụ nhận thức và luật chơi đòi hỏi trẻ phải huy động ở mức độ cao các chức năng trí tuệ để giảiquyết các nhiệm vụ nhận thức đó Tuy nhiên, nhiệm vụ này lại được thực hiệndưới hình thức chơi vui vẻ, thú vị và chính điều đó nâng cao của trẻ Khác vớinhóm trò chơi có luật ẩn (các trò chơi do trẻ em tự nghĩ ra, luật chơi được ẩnđằng sau chủ đề, hành động và vai chơi) TCHT thuộc nhóm trò chơi có luật

cố định (các trò chơi do người lớn nghĩ ra cho trẻ với những nội dung, nhiệmTCHT khác với “tiết học” ở chỗ, trong TCHT nhiệm vụ nhận thức không đặt

ra một cách trực tiếp và công khai trước trẻ mà nằm trong nhiệm vụ chơi, luậtchơi và hành động chơi Những nhiệm vụ chơi và hành động chơi đòi hỏi trẻphải tích cực huy động những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo của mình để đạt đượckết quả mà trò chơi đặt ra

1.2 Hoạt động chắp ghép của trẻ Mầm non

Trang 18

1.2.1 Khái quát về hoạt động chắp ghép

Hoạt động chắp ghép của trẻ Mầm non được hiểu như một loại hìnhhoạt động tổng hợp Đây là một loại bài trong các loại bài hoạt động tạo hìnhtrong chương trình Mầm non, hoạt động chắp ghép còn gọi là hoạt động xếpghép bao gồm kết hợp cả kỹ thuật và mĩ thuật với nhiều kỹ năng như lắp ghép,dính, dán, xếp,… Hoạt động này rất phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ

và đặc biệt lôi cuốn được trẻ tích cực tham gia Ở đó trẻ chủ yếu thể hiện các

mô hình, kết cấu không gian ba chiều, và phối hợp với hình thức thể hiện trênkhông gian hai chiều Nội dung hoạt động chắp ghép từ đơn giản đến phức tạpnhư xếp hình từ những modun có sẵn đến đa dạng như cắt gấp gia công tácđộng vào vật liệu để tạo thành sản phẩm

Trong quá trình tạo hình trẻ có thể phối hợp các đặc trưng cho các loạihình hoạt động khác như: vẽ, nặn, xé dán…

Đây là một dạng hoạt động ứng dụng các kĩ thuật tạo hình, các phươngtiện tạo hình và phối hợp với các hoạt động vui giúp trẻ tìm hiểu khám phá,thế giới xung quanh Hoạt động chắp ghép mở rộng các cơ hội khả năng choviệc giáo dục toàn diện và phát triển tính sáng tạo cho trẻ

Trong quá trình thiết kế chắp ghép, các khả năng hoạt động trí tuệ của trẻđược huy động tích cực để tìm ra các đặc điểm, tính chất của các hiện tượng

và tạo ra những vật mô phỏng, những hình tượng có kết cấu hợp lí, khoa học.Hoạt động chắp ghép giúp trẻ học cách độc lập tổ chức hoạt động nhận thức

Trong hoạt động chắp ghép, trẻ tập thể hiện sự sinh động của mọi vậtcùng các hiện tượng, sự kiện xung quanh bằng các vật thể mang tính nghệthuật Đây là điều kiện vô cùng thuận lợi giúp trẻ thêm gắn bó với cuộc sống,con người xung quanh, hình thành ở trẻ ý thức, tình cảm xã hội và thói quenlao động có ích

* Vật liệu chắp ghép:

Trang 19

- Vật liệu thiên nhiên: Lá, quả, hột, hạt, vỏ sò, đá, sỏi,…

- Vật liệu có sẵn tận dụng từ phế liệu: Vỏ hộp (hộp sữa chua, baodiêm,…), nắp chai, lọ, bình, len vụn,…

- Vật liệu khác: Keo, hồ, băng dính, bột màu, màu nước,…

1.2.2 Hoạt động chắp ghép của trẻ 5 – 6 tuổi

Đối với trẻ ở độ tuổi này, rèn cho trẻ kĩ năng quan sát kích thích trẻ tíchcực phân tích các sự vật xung quanh, phát triển nét độc đáo, hấp dẫn các đốitượng Tập cho trẻ xác định mối quan hệ mọi vật dựa vào cấu trúc chức năng,đặc điểm của chúng và phân nhóm theo phương thức tạo hình để thể hiệnchúng

Ở lứa tuổi này, trẻ có thể sử dụng linh hoạt các khối theo đặc điểm côngdụng của chúng Tập tổ chức các hoạt động chắp ghép theo các định hướngkhác nhau:

Ví dụ: Giáo viên hình đoàn tàu đã được lắp ghép sẵn bằng các hình, khốicho trẻ quan sát, sau đó cho trẻ quan sát những hình, khối và làm theo Giáoviên có thể gợi ý cho trẻ bằng những câu hỏi như: “ tàu có mấy toa?”, “ toatàu hình gì, màu gì?”, “đầu tàu hình gì?”, …

Mở rộng khả năng chắp ghép từ các bộ đồ chơi xây dựng đơn giản tới bộ

đồ chơi lắp rắp phức tạp Bồi dưỡng khả năng hợp tác, làm theo nhóm, pháthuy tính tích cực độc lập, tăng cường hoạt động thiết kế, chắp ghép từ các vậtliệu khác như: bìa, phế liệu, vật liệu thiên nhiên…

Tập tạo nên các khối từ các giấy gấp đôi, gấp tư, gấp nhiều lần Tập cắtdán các hình chóp, nón trụ, phối hợp phế liệu để tạo nên các mô hình, đồ chơi.Thu thập, phân loại và tập sử dụng sáng tạo các vật liệu thiên nhiên tạo các

mô hình theo các chủ đề

Nội dung chắp ghép của trẻ 5 – 6 tuổi vẫn theo nội dung các chủ đề trongchương trình giáo dục Mầm non như chủ đề thế giới động vật, chủ đề bản

Trang 20

thân, chủ đề nghề nghiệp… Ở độ tuổi này trẻ đã có được các kĩ năng chắpghép khá thành thục cũng như khả năng tưởng tượng tốt có thể lựa chọn vậtliệu phù hợp để tạo ra sản phẩm chắp ghép trên mặt phẳng hay có hình khốichiếm chỗ không gian ba chiều một cách linh hoạt, sáng tạo Nếu như ở độtuổi trước sản phẩm chắp chỉ là trò chơi ghép và xếp hình thì đến độ tuổi nàysản phẩm của trẻ đã được gia công tác động vào vật liệu.

1.2.3 Vai trò của hoạt động chắp ghép đối với sự phát triển của trẻ

* Đối với sự phát triển trí tuệ, nhận thức

Hoạt động tạo hình nói chung và hoạt động chắp ghép nói riêng là hoạtđộng nhận thức đặc biệt mang tính hình tượng Trong hoạt động chắp ghép,trẻ nhiều cơ hội tìm hiểu, nghiên cứu các đối tượng để có được hiểu biết sựhình thành về đối tượng đó, từ đó xây dựng các biểu tượng hình tượng Vì vậyhoạt động chắp ghép là một trong những hoạt động tích cực để phát triển ở trẻcác khẳ năng hoạt động trí tuệ

Khi thực hiện nhiệm vụ chắp ghép, trẻ cần huy động vốn hiểu biết, vốnbiểu tượng đã tích lũy để “chắp ghép”, “chế biến” thành những hình tượngmới Các điều kiện và yêu cầu sáng tạo của hoạt động chắp ghép làm cho cácbiểu tượng hình thành ở trẻ trong quá trình tri giác sẽ luôn được đổi mới bổsung và phong phú hơn Chính vì vậy, mà hiểu biết của trẻ về thế giới xungquanh được tăng lên, ngày càng trở nên giàu có hơn

Quá trình chắp ghép đòi hỏi trẻ luôn tìm hiểu khám phá, phát hiện ratính chất của các loại vật liệu cũng như khả năng tạo hình, khả năng tạo ra sứctruyền cảm của chúng Trong quá trình chắp ghép trẻ được lĩnh hội các kĩnăng sử dụng các loại dụng cụ, chất liệu như những công cụ lao động của conngười Đây chính là điều kiện rất thuận lợi cho sự phát triển trí tuệ và nhâncách

* Đối với việc giáo dục tình cảm, đạo đức, kĩ năng giao tiếp xã hội

Trang 21

Hoạt động chắp ghép của trẻ Mầm non thường và có thể được tổ chứcnhư một hoạt động cùng nhau tạo nên sản phẩm chung Sự tương tác hợp táctrong tập thể có ảnh hưởng tích cực tới sự hình thành ở trẻ các phẩm chất đạođức như: tính kiên trì, đoàn kết, khả năng làm việc nhóm, thói quen biếtnhường nhịn, giúp đỡ bạn, biết cùng nhau làm việc và điều hòa giữa lợi íchchung với lợi ích cá nhân Qua đó, hình thành ở trẻ ý thức lao động, hứng thú,lòng yêu lao động và thái độ chân trọng thành quả lao động.

* Đối với giáo dục thẩm mỹ

Hoạt động chắp ghép là môi trường cho trẻ phát triển về thẩm mỹ Quahoạt động này trẻ có cơ hội để trải nghiệm thể hiện những hiểu biết, ấn tượngcảm nhận về vẻ đẹp của thế giới xung quanh và sử dụng một cách có hiệu quảcác phương thức thể hiện cái đẹp bằng ngôn ngữ tạo hình

Hoạt động chắp ghép giúp trẻ bồi dưỡng thị hiếu thẩm mỹ rèn luyện sựkhéo léo trong thác tác tạo hình, phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ

* Đối với sự phát triển thể chất

Hoạt động chắp ghép cũng có vai trò to lớn đối với sự phát triển thể chấtcủa trẻ Hoạt động tự do trong môi trường thẩm mỹ, trong bầu không khíthoải mái sinh động sẽ tạo cho trẻ niềm vui sướng Chính sự vui vẻ, phấnkhởi này tác động tích cực tới hoạt động của tim mạch, điều hòa hệ thần kinh,điều chỉnh toàn bộ hoạt động cơ thể Mặt khác, nhờ hoạt động chắp ghép mà

kỹ năng vận động tinh của trẻ ngày càng trở nên thuần thục và tinh khéo hơn

và phối hợp cơ nhỏ của của bàn tay ngón tay

Trang 22

* Đối với sự phát triển khả năng sáng tạo

Hoạt động chắp ghép có vai trò quan trọng trong việc phát triển khả năngsáng tạo Hoạt động chắp ghép là một loại hình tổng hợp trẻ có thể sử dụngcác kĩ năng đa dạng như vẽ, xếp dán, lắp ráp… cùng với các vật liệu phongphú đa dạng như giấy màu, len, lá, quả, hột, hạt… từ đó kích thích khả năngsáng tạo của trẻ Hoạt động chắp ghép là một hình thức phối hợp giữa cáchoạt động tạo hình và hoạt động vui chơi, trẻ vừa học vừa chơi hoạt động phùhợp với đặc điểm tâm lý của trẻ từ đó kích thích sự hứng thú của trẻ tạo điềukiện phát triển khả năng sáng tạo của trẻ

Có thể nói, hoạt động chắp ghép là hoạt động đòi hỏi sự sáng tạo của trẻ

Sự sáng tạo của hoạt động chắp ghép thể hiện bằng sản phẩm của hoạt động,

sự sáng tạo còn chính là ý tưởng, thông điệp của trẻ muốn gửi tới

Trong hoạt động chắp ghép trẻ thể hiện sự sáng tạo của mình bằng cáchtạo ra những sản phẩm mới lạ, độc đáo của bản thân Sáng tạo trong hoạtđộng chắp ghép của trẻ tạo ra sản phẩm không dập khuôn, sản phẩm có tínhsáng tạo

Tóm lại, hoạt động chắp ghép có vai trò vô cùng to lớn đối với sự pháttriển toàn diện nhân cách cho trẻ Vì vậy, nhiệm vụ của các nhà giáo dục phảilàm sao để tổ chức hoạt động này một cách hiệu quả, mang lại những giá trịquý báu cho Mầm non tương lai

1.3 Đặc điểm của trẻ 5 – 6 tuổi

1.3.1 Đặc điểm tâm – sinh lý của trẻ 5-6 tuổi

1.3.1.1 Đặc điểm sinh lí của trẻ 5-6 tuổi

Độ tuổi 5-6 tuổi là giai đoạn cuối cùng của trẻ lứa tuổi Mầm non Ở

độ tuổi này, những cấu tạo tâm lí đặc trưng của con người được hình thành vàphát triển mạnh mẽ Những thuộc tính tâm lí cũng như những phẩm chất nhâncách đang phát triển ở độ tuổi này là điều kiện hết sức quan trọng để tạo ra

Trang 23

một sự chuyển biến mạnh mẽ ở độ tuổi sau Với sự giáo dục của người lớnnhững chức năng tâm lí đó dần được hoàn hiện, tạo cơ sở, tiền đề cho mộtnhân cách tố.

Cơ thể của trẻ 5 - 6 tuổi đang phát triển mạnh mẽ tuy nhiên sự tăngtrưởng có phần chậm hơn so với lứa tuổi trước và sự phát triển không đồngđều

Hệ xương của trẻ 5-6 tuổi đã bắt đầu cốt hóa, cơ bắp to ra Cơ quan

hô hấp và hệ tuần hoàn phát triển mạnh Tim của trẻ lúc 5 tuổi nặng gấp 4-5lần lúc mới sinh, nhịp tim đập hơn so với lúc mới sinh nhưng vẫn nhanh hơn

so với người lớn vì thế trẻ dễ bị mệt khi tham gia các hoạt động và dễ cónhững xúc động mạnh Trọng lượng não cũng tăng nhanh từ 1011g đến 1305ggần bằng trọng lượng não của người lớn nhờ đó vỏ bán cầu đại não phát triểnmạnh nên chức năng điều chỉnh và kiểm tra của nó tăng lên rõ rệt so với trungkhu dưới vỏ, tốc hình thành phản xạ có điều kiện tăng lên nhanh chóng, hệthống tín hiệu thứ hai phát triển mạnh

1.3.1.2 Đặc điểm tâm lí của trẻ 5-6 tuổi

- Đặc điểm phát triển ngôn ngữ: Trẻ 5-6 tuổi hầu hết đã biết sử dụngtiếng mẹ đẻ một cách thuần thục trong sinh hoạt hằng ngày Ngôn ngữ trởthành phương tiện chủ yếu để giao tiếp với những người xung quanh là cơ sởcải tổ các quá trình tâm lí, giúp cho đời sống tinh thần của trẻ có một chất mớiphong phú, sâu sắc hơn và hòa nhập với xã hội tốt hơn, là phương tiện làmcho tư duy của trẻ tăng thêm một trình độ mới so với độ tuổi trước

- Đặc điểm phát triển về tư duy: Ở độ tuổi này tư duy trực quan hìnhtượng phát triển mạnh và chiếm ưu thế đã giúp trẻ giải quyết được bài toán

mà các trẻ thường gặp trong cuộc sống thực tiễn Ở giai đoạn này còn xuấthiện tư duy trực quan sơ đồ Kiểu tư duy này giúp trẻ có điều kiện lĩnh hội trithức ở trình độ khái quát từ đó hình thành khả năng nhận thức được bản chất

Trang 24

của sự vật hiện tượng Đó chính là bước trung gian của sự chuyển tiếp từ tưduy trực quan hình tượng đến tư duy trực quan trừu tượng (tư duy logic).

- Đặc điểm phát triển tưởng tượng: Trẻ 5-6 tuổi có trí tưởng tượng rấtphong phú Tưởng tượng có chủ định được hình thành, đặc biệt trong các hoạtđộng mang tính sáng tạo: vẽ, xé dán, chắp ghép… Trẻ có thể hành động theomột ý đồ đã đặt trước Đặc biệt, trẻ có thể tưởng tượng, sáng tạo dựa vàonhững vật không giống nhau

- Đặc điểm phát triển trí nhớ: Ở trẻ mẫu giáo nói chung, trí nhớ khôngchủ định tiếp tục phát triển và chiếm ưu thế, đến 5 tuổi thì trí nhớ có chủ định

và trí nhớ logic bắt đầu phát triển đáng kể Những gì mà trẻ hiểu, trẻ thích, có

ý nghĩa, có ấn tượng mạnh mẽ với trẻ thường được ghi nhớ bền vững

- Sự tự ý thức (ý thức bản ngã): Ở trẻ 5-6 tuổi trẻ đã hiểu được mình,

đã trả lời được câu hỏi mình là người như thế nào? Có phẩm chất gì? Tại saolại thế? Người khác đối sử với mình như thế nào? Mặt khác, trẻ có thể đánhgiá sự thành công, thất bại của mình, đánh giá được ưu điểm, nhược điểm củamình

1.4 Hoạt động chắp ghép nhằm nâng cao khả năng nhận thức cho trẻ 5 –

6 tuổi

1.4.1 Khái niệm nhận thức và sự nhận thức của trẻ

Nhận thức (tiếng Anh: cognition) là hành động hay quá trình tiếp thu

kiến thức và những am hiểu thông qua suy nghĩ, kinh nghiệm và giác quan,

bao gồm các qui trình như tri thức, sự chú ý, trí nhớ, sự đánh giá, sự ước

lượng, sự lí luận, sự tính toán, việc giải quyết vấn đề, việc đưa ra quyết định,

sự lĩnh hội và việc sử dụng ngôn ngữ

Theo "Từ điển Bách khoa Việt Nam", nhận thức là quá trình biện chứngcủa sự phản ánh thế giới khách quan trong ý thức con người, nhờ đó conngười tư duy và không ngừng tiến đến gần khách thể Theo quan điểm triết

Trang 25

học Mác-Lênin, nhận thức được định nghĩa là quá trình phản ánh biện chứnghiện thực khách quan vào trong bộ óc của con người, có tính tích cực, năngđộng, sáng tạo, trên cơ sở thực tiễn.

Sự nhận thức của con người vừa ý thức, vừa vô thức, vừa cụ thể, vừatrừu tượng và mang tính trực giác Quá trình nhận thức sử dụng tri thức có sẵn

và tạo ra tri thức mới

Các qui trình được phân tích theo các góc nhìn khác nhau ở tùy các lĩnh

vực khác nhau như ngôn ngữ học, gây mê, thần kinh học, tâm thần học, tâm

lý học, giáo dục, triết học, nhân loại học, sinh học, logic và khoa học máy tính.Trong tâm lý học và triết học, khái niệm về nhận thức liên quan chặt chẽ đếncác khái niệm trừu tượng như trí óc và trí tuệ, bao gồm các chức năng tâmthần, các quá trình tâm thần (tâm trí) và các trạng thái của các thực thể thôngminh (như cá nhân, nhóm, tổ chức, máy tự động cao cấp và trí tuệ nhân tạo)

Cách sử dụng khái niệm này khác nhau trong từng ngành học Ví dụnhư trong tâm lý học và khoa học nhận thức, "nhận thức" thường đề cập đếnviệc các chức năng tâm lý của một cá nhân xử lý thông tin Nó còn được sửdụng trong một nhánh của tâm lý học xã hội - ý thức xã hội, để giải thích vềnhững thái độ, sự phân loại và động lực nhóm Trong tâm lý học nhận thức và

kỹ thuật nhận thức, "nhận thức" thông thường được coi là quá trình xử lýthông tin của tâm trí người tham gia hay người điều hành hoặc của bộ não

1.4.2 Giai đoạn phát triển nhận thức cho trẻ Mầm non

Có nhiều khía cạnh khác nhau để phát triển trẻ, bao gồm phát triển cảmxúc, thể chất và nhận thức Theo đó, nhận thức của trẻ sẽ được phát triển theonhững giai đoạn khác nhau Hiểu được những giai đoạn trong phát triển nhậnthức của trẻ sẽ giúp cha mẹ có thể theo sát và có những quyết định hỗ trợ cầnthiết cho sự phát triển nhận thức toàn diện của trẻ

Các giai đoạn phát triển nhận thức cho trẻ:

Trang 26

Theo lý luận nhận thức của Piaget, có bốn giai đoạn khác nhau trong sựphát triển nhận thức của trẻ.

Các giai đoạn phát triển nhận thức của trẻ

Giai đoạn đầu tiên: Từ sơ sinh đến 2 tuổi, được tạm gọi là giai đoạn

"Vận động cảm giác" Ở giai đoạn này một phản ứng vận động cơ bản của trẻ

được tạo ra từ kích thích cảm giác Khi trẻ được tiếp xúc với một món đồ mớinhư một chiếc lục lạc vì không có khả năng biểu tượng hóa trong giai đoạnnày nên trẻ sẽ khám phá chúng bằng cách cố chạm vào lục lạc hoặc đặt lục lạcvào miệng

Giai đoạn thứ hai là giai đoạn "Tiền thao tác" trong độ tuổi từ 2 đến 7.

Giai đoạn này được đánh dấu bởi sự biểu hiện của các chức năng biểu tượng.Trong giai đoạn này, sự phát triển ngôn ngữ nhanh chóng là biểu hiện rõ ràngnhất của biểu tượng hóa

Giai đoạn tiếp theo kéo dài từ 7 đến 11 tuổi, được gọi là giai đoạn " Thao tác cụ thể" Ở giai đoạn này trẻ sẽ hiểu thế giới theo cách lý luận hơn là tri

giác ngây thơ Giai đoạn cuối cùng từ 12 tuổi đến trưởng thành liên quan đến

sự phát triển của khái niệm trừu tượng Chẳng hạn như trẻ sẽ biết suy luậnlogic, lập kế hoạch có hệ thống

Trong bốn giai đoạn kể trên, hai giai đoạn đầu có ảnh hưởng quan trọngnhất đến sự phát trển nhận thức của trẻ và những giai đoạn này nằm trong

phạm vi của giáo dục Mầm non Do vậy, chúng ta có thể nói rằng, giáo dục

Mầm non đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển nhận thức

Trang 27

trẻ nhiều cơ hội tìm hiểu, nghiên cứu các đối tượng để có được hiểu biết sựhình thành về đối tượng đó, từ đó xây dựng các biểu tượng hình tượng.

Khi thực hiện nhiệm vụ chắp ghép, trẻ cần huy động vốn hiểu biết, vốnbiểu tượng đã tích lũy để “chắp ghép”, “chế biến” thành những hình tượngmới Các điều kiện và yêu cầu sáng tạo của hoạt động chắp ghép làm cho cácbiểu tượng hình thành ở trẻ trong quá trình tri giác sẽ luôn được đổi mới bổsung và phong phú hơn Chính vì vậy, mà hiểu biết của trẻ về thế giới xungquanh được tăng lên, ngày càng trở nên giàu có hơn

Quá trình chắp ghép đòi hỏi trẻ luôn tìm hiểu khám phá, phát hiện ra tínhchất của các loại vật liệu cũng như khả năng tạo hình, khả năng tạo ra sứctruyền cảm của chúng Trong quá trình chắp ghép trẻ được lĩnh hội các kĩnăng sử dụng các loại dụng cụ, chất liệu như những công cụ lao động của conngười Đây chính là điều kiện rất thuận lợi cho sự phát triển trí tuệ và nhâncách

Khi thực hiện nhiệm vụ chắp ghép, trẻ cần huy động vốn hiểu biết, vốnbiểu tượng đã tích lũy được để nhào nặn, chế biến thành những hình tượngmới Các điều kiện và yêu cầu sáng tạo của hoạt động chắp ghép làm cho cacsbiểu tưởng được hình thành ở trẻ trong quá trình tri giác sẽ luôn được đổimới, bổ sung và trở nên phong phú hơn Như vậy chính nhờ hoạt động tạohình mà vốn hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh luôn được tăng lên, ngàycàng trở nên giàu có hơn về cả lượng và chất

Hoạt động chắp ghép chính là môi trường thuận lợi làm hình thành ở trẻcác phẩm chất, trí tuệ như tính tự giác, tính ham hiểu biết, tính tích cực nhậnthức và óc sáng tạo,…

2 Cơ sở thực tiễn của việc vận dụng trò chơi học tập nhằm nâng cao khả năng nhận thức cho trẻ mẫu giáo lớn tại trường Mầm non Văn Khê – Mê Linh – Hà nội

Trang 28

2.1 Thực trạng vận dụng trò chơi học tập qua hoạt động chắp ghép nhằm nâng cao khả năng nhận thức cho trẻ 5 -6 tuổi tại trường Mầm non Văn Khê – Mê Linh – Hà Nội

2.1.1 Thực trạng cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên trường Văn Khê

Trường Mầm non Văn Khê là ngôi trường nằm trên địa bàn huyện MêLinh, tỉnh Vĩnh Phúc Trường có 35 lớp, trong đó có 4 lớp 5 tuổi A Trườnghọc có lớp học khang trang, phòng học sạch sẽ thoáng mát có đầy đủ đồ dùng,

đồ chơi, mô hình các loại,… để phục vụ cho các hoạt động của trẻ cũng nhưviệc chăm sóc và giáo dục của cô Nhưng cấu trúc chưa hợp lý nên khi tổchức các hoạt động còn rất nhiều trở ngại như trong giờ hoạt động chắp ghépkhông có diện tích trưng bày sản phẩm Trường có 55 giáo viên đứng lớptrình độ từ trung cấp đến đại học có trong đó có 4 giáo viên dạy lớp 5 tuổitrình độ đại học Đa số giáo viên trong trường là giáo viên trẻ năng động, sángtạo yêu nghề mến trẻ, tuy nhiên kinh nghiện giảng dạy và kỹ năng chăm sóc

và giáo dục trẻ còn hạn chế

Nội dung chương trình giáo dục của nhà trường theo chương trình giáodục Mầm non của Bộ giáo dục Nhưng khi thực hiện chương trình giáo viêncòn nặng về xây dựng kế hoạch phát triển nhận thức, ngôn ngữ, phát triểnthẩm mỹ thiên về phát triển cảm thụ âm nhạc chưa chú ý phát triển nghệ thuậttạo hình cho trẻ, đặc biệt là khẳ năng sáng tạo qua hoạt động chắp ghép

Những vấn đề nêu trên có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển toàn diệncủa trẻ cũng như khả năng sáng tạo của trẻ

2.1.2 Thực trạng tổ chức hoạt động chắp ghép

2.1.2.1 Chương trình tổ chức hoạt động chắp ghép

- Qua quá trình nghiên cứu chúng tôi đã dự giờ quan sát và tìm hiểuchương trình tổ chức hoạt động chắp ghép cho trẻ 5 -6 tuổi trường Mầm nonVăn Khê Chương trình chắp ghép ở đây là một loại bài trong phân môn Tổ

Trang 29

chức hoạt động tạo hình nói chung Tuy nhiên hoạt động chắp ghép được tổchức thường xuyên qua hoạt động góc 1 tiết/ tuần, và nó được tích hợp quahoạt động như khám phá khoa học, hình thành biểu tượng toán…

- Các phương tiện vật liệu, cũng như nội dung chắp ghép ở độ tuổi nàythường là các bộ xếp hình, bộ đồ chơi xây dựng, hay chỉ là các bộ lắp ráp…

- Nội dung chắp ghép thường dùng ở trường Mầm non trường Mầmnon Văn Khê cho trẻ 5 – 6 tuổi thường tích hợp với các tiết học như khám phákhoa học, toán… theo các chủ đề như giao thông, bản thân, gia đình,

Chủ đề: Giao thông

Tên bài: Chắp ghép các phương tiện giao thông từ bộ đồ chơi xếp hình

Lứa tuổi: 5 – 6 tuổi Hìnhthức: Hoạt động góc Hoạtđộng 1: Gây hứng thúHoạt động 2: Hướng dẫn trẻ quan sátGiáo viên đưa ra bức tranh về ô tô và hình ảnh ô tô chắp ghép từ bộ đồchơi xếp hình cho trẻ quan sát và đàm thoại với trẻ Giáo viên làm mẫu chotrẻ quan sát

Hoạt động 3: Hướng dẫn trẻ thực hành

Trẻ thực hành, giáo viên hướng dẫn trẻ chắp ghép chi tiết động viênkhích lệ trẻ tạo ra sản phẩm

Hoạt động 4: Đánh giá sản phẩmGiáo viên tổ chức hướng dẫn trẻ đánh giá sản phẩm khen thưởng nhữngsản phẩm đẹp, động viên khích lệ những trẻ chưa tạo ra sản phẩm

Nội dung chắp ghép chưa phù hợp với độ tuổi của trẻ nội dung quá dễđối với đối độ tuổi của trẻ Nội dung hoạt động chắp ghép chỉ là xếp, ghép các

bộ xếp hình, bộ lắp ráp Nội dung chắp ghép còn nghèo nàn, đơn giản chưaphát triển được tuy duy, khả năng nhận thức của trẻ

Trang 31

Mức độ chú trọng đến các khâu trong quá trình tổ chức hoạt động chắpghép cho trẻ.

- Gây hứng thú,thu hút trẻ vào hoạt động:

Trang 32

 Không quan trọng: chiếm 0%

Mức độ giáo viên sử dụng các biện pháp phát triển khả năng nhận thức chotrẻ 5-6 tuổi trong hoạt động chắp ghép

Trang 33

để trẻ tự mày mò tự tìm kiếm ít chú trọng (chiếm 60%) Mà giáo viên cầnquan tâm tác động để nhanh chóng tạo ra kết quả sau mỗi hoạt động Phầnđông giáo viên (95%) cho rằng khâu hướng dẫn trẻ thực hiện theo quy trình làkhâu quan trọng Đây cũng chính là nguyên nhân sản phẩm chắp ghép của trẻmang tính đồng loạt, chưa phát huy được hết tính nhận thức của trẻ Tuynhiên, nhận thức của các giáo viên về các biện pháp phát triển khả năng sángtạo cho trẻ thông qua hoạt động chắp ghép được giáo viên chú trọng và quantâm đây cũng là điều kiện thuận lợi để giáo viên ý thức tìm tòi thêm các biệnpháp phát huy hết khả năng nhận thức của trẻ.

Qua quan sát và điều tra, cho thấy hình thức tổ chức hoạt động chắpghép chưa đa dạng, hoạt động của trẻ đa số là ở trong lớp học, trong khi có rấtnhiều hình thức tổ chức như trò chơi, hội thi, thăm quan, làm việc theonhóm,… nên chưa tạo được sự hứng thú, ham thích của trẻ cũng như tínhnhận thức

Trang 34

2.1.2.2 Điều tra thực trạng nhận thức giáo viên về phát triển khả năng nhận thức cho trẻ 5 – 6 tuổi qua hoạt động chắp ghép bằng việc sử dụng trò chơi học tập

Kết quả điều tra

Trên cơ sơ phiếu điều tra và trao đổi tìm hiểu nhận thức giáo viên vềphát triển khả năng nhận thức của trẻ thông qua hoạt động chắp ghép bằngviệc sử dụng trò chơi học tập thu được kết quả sau

Bảng 1 Nhận thức của giáo viên về việc tổ chức hoạt động chắp ghép

Trang 35

Bảng 2 Những điều kiện phát huy khả năng nhận thức của trẻ thông qua

hoạt động chắp ghép bằng việc sử dụng trò chơi học tập

Đồng ý Không

đồng ýChuẩn bị vốn kiến thức, kinh ngiệm, kĩ năng

hoạt động, hứng thú trước khi vào hoạt động

chắp ghép

Tăng cường cho trẻ tham gia hoạt động chắp

ghép dưới nhiều hình thức khác nhau

Tăng cường cho trẻ tiếp xúc với các sự vật hiện

tượng xung quanh trẻ

Bảng 3 Mức độ về việc phát triển khả năng nhận thức của trẻ 5 – 6 tuổi

thông qua hoạt động chắp ghép

Thực trạng tổ chức hoạt động chắp ghép ở trường Mầm non Văn Khêthể hiện ở nội dung sau:

Trang 36

- Nhìn chung giáo viên thường sử dụng mẫu do chính giáo viên tạo ra.

Mà thực tế không phải giáo viên nào cũng có năng khiếu về nghệ thuật vì vậybên cạnh những hình mẫu đạt yêu cầu thì đa phần các hình mẫu của cô thườngmang tính sơ đồ, sao chép khuân mẫu thiếu tính thẫm mỹ, nội dung nghèo nàn,đơn điệu Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho trẻ thường miêu

tả rập khuôn theo đúng mẫu của cô làm mất đi tính nhận thức của trẻ

- Phần đông giáo giáo viên mới chỉ coi trọng đến sản phẩm hoạt động củatrẻ mà chưa thực sự coi trọng quá trình hoạt động chắp ghép của trẻ chưa xemxét kĩ nhiệm vụ đặt ra là quá dễ hay quá khó đối với khả năng của từng trẻ,chưa sử dụng trò chơi học tập rộng rãi trẻ phải có suy nghĩ, có thử nghiệmtrong quá trình tìm ra cách giải quyết nhiệm vụ Vì thế trẻ chưa thực sự tíchcực, chưa thực sự phát triển nhận thức trong hoạt động chắp ghép

- Việc tổ chức hoạt động chắp ghép tại các góc chơi nói chung nhất là góctạo hình được giáo viên chú trọng và quan tâm Tuy nhiên vẫn tồn tại một sốhạn chế Việc chuẩn bị và sử dụng dụng cụ vật liệu chắp ghép tương đối đadạng Nhưng không phải mọi thứ không phải điều được trẻ thích và sử dụngtích cực Những thứ mà trẻ thích đều là những vật liệu, chất liệu, đồ dùng dễlàm phù hợp với khả năng của trẻ Ví dụ như: bộ đồ chơi xây dựng, giấy màu,keo, bột màu…đó cũng là những thứ dễ kiếm, dễ sưu tầm Song cũng có vậtliệu ít được yêu thích như các loại hột, hạt, lá, sỏi đá… Nguyên nhân khôngphải do chúng khó làm, khó kiếm Giáo viên chưa tạo ra tình huống chưa tìm

ra cách thức gợi ý cho trẻ lựa chọn và đưa vào các hoạt động, kích thích hứngthú sử dụng chúng, tổ chức hoạt động với chúng

- Về quá trình hoạt động ở các góc, cô chỉ xem trẻ hoạt động hay khônghay mất trật tự, xem trẻ có cần hướng dẫn hay không, ít quan tâm đến khảnăng hoạt động của từng cá nhân, nhóm trẻ xem nhiệm vụ chắp ghép có phùhợp với khả năng của trẻ hay không, có phải tác động nâng cao yêu cầu hay

Ngày đăng: 17/09/2019, 08:51

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đào Thanh Âm – Trịnh Dân – Nguyễn Thị Hoài – Đinh Văn Vang, Giáo dục học (tập 2), NXB Đại học sư phạm Hà Nội (2005) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáodục học (tập 2)
Nhà XB: NXB Đại học sư phạm Hà Nội (2005)
2. Lê Thanh Thủy, Phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non, NXB Đại học Sư Phạm (2012) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non
Nhà XB: NXB Đại học Sư Phạm (2012)
3.Nguyễn Quốc Toản (chủ biên), Mĩ thuật và phương pháp dạy học mĩ thuật, NXB Đại học Sư phạm (2004) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mĩ thuật và phương pháp dạy học mĩ thuật
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm (2004)
4. Nguyễn Quốc Toản (chủ biên), Phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình, NXB Sư phạm (2006) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình
Nhà XB: NXB Sư phạm (2006)
5. Nguyễn Ánh Tuyết (chủ biên), Giáo dục học Mầm Non những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Đại học Sư phạm (2005) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục học Mầm Non những vấn đề lýluận và thực tiễn
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm (2005)
6. Nguyễn Ánh Tuyết (chủ biên), Tâm lý học lứa tuổi mầm non, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội (1993) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học lứa tuổi mầm non
Nhà XB: NXB Đại họcSư phạm Hà Nội (1993)
7. Kế hoạch giảng dạy của các lớp 5 – 6 tuổi tại trường mầm non Phúc Thắng, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh phúc Khác
8. Tác giả Đặng Nhật Hồng, Tạo hình và phương pháp hướng dẫn hoạt động tạo hình cho trẻ em – Làm đồ chơi – Quyển 1,2, NXB ĐHQGHN Khác
9. Tác giả Lê Thanh Thủy, Phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non, NXB ĐHSP Khác
10.Tác giả Nguyễn Quốc Toản, Phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non, NXB Giáo dục Khác
11.Ngô Hiểu Huy, Phương pháp giáo dục tối ưu dành cho trẻ 0 – 6 tuổi, NXB Phụ nữ Khác
12. Nguyễn Minh, Nghệ thuật nuôi dạy trẻ đỉnh cao, NXB Thư viện Quốc gia Việt Nam Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w