1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Nâng cao quá trình quản lý bán hàng tại công ty TNHH sufat việt nam

28 978 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 258 KB

Nội dung

Nâng cao quá trình quản lý bán hàng tại công ty TNHH sufat việt nam

Bài thu hoạch Khoa quản trị kinh doanh Lời nói đầu Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Xu thế toàn cầu hóa và hội nhập đang đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam nhiều thuận lợi và cũng không ít những khó khăn. Để có thể đứng vững và phát triển trong môi trường cạnh tranh đầy khốc liệt ấy và có thể tự khẳng định được mình các doanh nghiệp cần phải cố gắng, nỗ lực hết mình,không ngừng tìm kiếm, học hỏi đổi mới cách thức hoạt động và chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp mình trước sự biến động khôn lường của môi trường kinh doanh, của thị trường. Theo quan điểm cổ điển, bán hàng được định nghĩa như sau: “Bán hàng là hoạt động thực hiện sự trao đổi sản phẩm hay dịch vụ của người bán chuyển cho người mua để được nhận lại từ người mua tiền hay vật phẩm hoặc giá trị trao đổi đã thỏa thuận”. Khái niệm này cho thấy hoạt động bán hàng gồm có 2 hành động chính, đó là trao đổi và thỏa thuận. Trao đổi trong bán hàng gồm có hành động mua và hành động bán. Hành động bán, đó là hành động trao đi hàng hoá hay dịch vụ để nhận về tiền hay vật phẩm có giá trị trao đổi theo thỏa thuận ban đầu. Còn hành động mua là hành động nhận về hàng hóa và dịch vụ từ phía bên kia và trao tiền hay vật phẩm có giá trị trao đổi được bên kia chấp nhận. Hành động bán hàng chỉ được thực hiện khi hành động thỏa thuận thành công. Hành động thỏa thuận chủ yếu là về giá cả, các điều kiện mua bán, giao hàng, thanh toán… Qua khái niệm trên ta thấy hai đối tượng chủ yếu được đề cập: người mua (khách hàng) và người bán (nhân viên bán hàng, doanh nghiệp). Ngày nay sự cạnh tranh trong thế giới kinh doanh ngày càng gay gắt nên công việc bán hàng ngày càng phức tạp. Bán hàng ngày nay không đơn thuần là sự trao đổi hàng hóa hay dịch vụ mà là quá trình giúp đỡ lẫn nhau giữa người mua và người bán. Người bán giúp đỡ người mua có được những thứ họ cần, ngược lại người mua cũng giúp cho người bán đạt được mục tiêu, thu về lợi nhuận, giải quyết đầu ra cho nơi sản xuất, đẩy mạnh sự sáng tạo trong kinh doanh và sản xuất. Do đó công việc bán hàng ngày nay khó khăn hơn. Sau đây là một số khái niệm bán hàng được phổ biến trên thế giới hiện nay: +Bán hàng là nền tảng trong kinh doanh, đó là sự gặp gỡ giữa người mua và người bán ở những nơi khác nhau giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu nếu cuộc gặp gỡ thành công trong đàm phán về việc trao đổi sản phẩm. +Bán hàng là một phần của tiến trình mà doanh nghiệp thuyết phục khách hàng mua hàng hóa hay dịch vụ của họ. GVHD: Phạm Văn Mùa 1 SV: Phạm Thu Giang Bài thu hoạch Khoa quản trị kinh doanh + Bán hàngquá trình liên hệ với khách hàng tiềm năng, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, trình bày và chứng minh sản phẩm, đàm phán mua bán, giao hàng và thanh toán. + Bán hàng là sự phục vụ, giúp đỡ khách hàng nhằm cung cấp cho khách hàng những thứ mà họ mong muốn. Do quy mô, tính phức tạp của công việc ngày càng cao nên việc xây dựng hệ thống thông tin quản bán hàng không chỉ là việc lập trình đơn giản mà phải xây dựng một cách hệ thống. Các giai đoạn phân tích, thiết kế được tiến hành một cách tỉ mỉ và chính xác. Đặc biệt cần độ chính xác cao trong những vấn đề liên quan đến tài chính và mức thu nhập của doanh nghiệp. Đó cũng chính là điểm then chốt quan trọng đối với mỗi người quản bán hàng trong các doanh nghiệp. Trong điều kiện mở rộng thị trường tiêu thụ và mặt hàng sản xuất thành phẩm, nhiệm vụ quan trọng trong hoạt động của nhà máy là quản đơn đặt hàng của người mua và bán sản phẩm: lập kế hoạch và phân tích chỉ số thực tế theo các phương diện khác nhau. Phân hệ được sử dụng bởi giám đốc thương mại, cán bộ phòng tiêu thụ và cán bộ kho, cho phép nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Phân hệ quản bán hàng bảo đảm tự động hóa toàn bộ quá trình bán sản phẩm và hàng hóa trong nhà máy sản xuất, trong bán sỉ và bán lẻ. Phân hệ có các phương pháp hoạch dịnh và kiểm soát việc bán hàng, cho phép giải quyết các vấn đề quản đơn đặt hàng của người mua. Hỗ trợ các hệ thống bán sản phẩm và hàng hóa khác nhau – từ kho và theo đơn đặt hàng, bán hàng trả góp hoặc trả trước, bán hàng, nhận bán hàng ký gửi, chuyển hàng bán ký gửi cho người nhận bán hàng ký gửi . Từ khi nước ta thực hiện đường lối mở cửa nền kinh tế, từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì vấn đề về bán hàng càng trở nên khó khăn hơn,quan trọng hơn trong các doanh nghiệp. Môi trường hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lúc này đầy sự biến động và vấn đề về quản lý bán hàng đã trở nên cấp bách, sôi động trên cả thị trường trong nước và thị trường quốc tế. Như vậy có thể nói công tác Quản Bán Hàng luôn đòi hỏi việc cập nhập thông tin thường xuyên, nhanh chóng, đầy đủ và chính xác. Vì vậy, em mong muốn xây dựng một chương trình quản bán hàng nhằm hỗ trợ cho việc quản bán hàng được hiệu quả hơn. GVHD: Phạm Văn Mùa 2 SV: Phạm Thu Giang Bài thu hoạch Khoa quản trị kinh doanh Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Hiệu quả kinh doanh là vấn đề bức xúc đặt ra cho mọi doanh nghiệp, đặc biệt là trong điều kiện kinh tế thị trường. Các nhà đầu tư, các chủ doanh nghiệp trước khi ra quyết định bỏ vốn đầu tư vào một nghành, một sản phẩm dịch vụ nào đó ngoài việc trả lời các câu hỏi sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? còn phải biết chi phí bỏ ra và lợi ích thu được. Dĩ nhiên rằng, lợi ích thu được phải lớn hơn chi phí bỏ ra mới mong thu được lợi nhuận. Hay nói cách khác, các nhà đầu tư, các chủ doanh nghiệp bao giờ cũng mong muốn được lợi nhuận tối đa với một chi phí thấp nhất có thể. Sở dĩ nói như vậy thì lợi ích (lợi nhuận) mà nói rộng ra là hiệu quả kinh doanh vừa là động lực, vừa là tiền đề để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển được trong điều kiện cạnh tranh vô cùng khắc nghiệt, mọi rủi ro, bất trắc luôn có thể xảy ra, nguy cơ phá sản luôn rình rập . Như chúng ta đã biết kết quả sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp bị chi phối bởi rất nhiều các yếu tố như: Công tác quản bán hàng; quản nhân sự; môi trường sản xuất kinh doanh; nhu cầu của thị trường ; công tác hạch toán kế toán v.v . Một trong những điều quan trọng nhất đó là quá trình quản bán hàng,đây là yêu cầu rất quan trọng để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. Nhằm tổng hợp những kiến thức đã học tại trường Cao Đẳng Công nghiệp Hưng Yên để áp dụng vào một bài toán thực tế.Với mong muốn được áp dụng những kiến thức kinh tế nói chung và về quản trị kinh doanh nói riêng mà em đã được tiếp thu trong quá trình học tập ở trường, kết hợp với những kinh nghệm,hiểu biết thêm trong quá trình thực tập tại công ty TNHH Sufat Việt Nam, với sự giúp đỡ của thầy Phạm Công Hoà em đã chọn đề tài: “ Nâng cao quá trình quản bán hàng tại công ty TNHH Sufat Việt Nam”. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu được vận dụng trong đề tài chủ yếu là phương pháp so sánh và tổng hợp số liệu thực tế thu thập được trong quá trình thực tập tại doanh nghiệp, các số liệu trên báo cáo tài chính để xác định xu hướng phát triển, mức độ biến động giữa các số liệu các chỉ tiêu để từ đó đưa ra nhận xét. Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp như : phân tích, diễn dải,lập luận . để bài viết thêm dễ hiểu và chắc chắn hơn. GVHD: Phạm Văn Mùa 3 SV: Phạm Thu Giang Bài thu hoạch Khoa quản trị kinh doanh CHƯƠNG I:Tổng quan về công ty TNHH Sufat 1.1. Quá trình hình thành và phát triển công ty Tên công ty (Tiếng Việt): Công ty TNHH SUFAT Việt Nam Tên công ty (Tiếng Anh): Sufat Vietnam Corporation Địa chỉ: Lô C1 – Khu CN Phố Nối B – Yên Mỹ - Hưng Yên Điện thoại: 0321.3972544/623 Fax: 0321.3972502/621/622 Web: http://www.sufatvietnam.com.vn Email: info@sufatvietnam.com.vn Tổng giám đốc: Phạm Cường 1.1.1. Lịch sử hình thành công ty Năm 1996: Ngày 8/8/1996 được xem như ngày thành lập doanh nghiệp với tên gọi ban đầu là:Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH Phạm Tú Trụ sở : 248B Tây Sơn - Q.Đống Đa - Hà Nội. Ngành nghề đăng ký kinh doanh : Buôn bán hàng tư liệu tiêu dùng (chủ yếu là xe gắn máy). Vốn điều lệ : 100 triệu VND. Năm 2000 - 2001: Ngày 15/11/2000 Dự án “ Nhà máy sản xuất phụ tùngvà lắp ráp động cơ xe hai bánh gắn máy Việt –Trung do Công ty TNHH Phạm Tú là chủ đầu tư được UBND tỉnh Hưng yên phê duyệt chấp thuận. Địa điểm : KCN Phố Nối B xã Nghĩa hiệp huyện Yên mỹ tỉnh Hưng yên. Tổng diện tích đất thuê : 44.685 m2. Thời hạn thuê đất : 35 năm. Tổng vốn đầu tư ban đầu : 74 tỉ 255 triệu VND Năm 2002 - đến nay: Sau một chặng đường của quá trình phát triển, doanh nghiệp đã lớn mạnh không ngừng cả về quy mô và năng lực sản xuất kinh doanh. Thương hiệu SUFAT đã bước đầu được khẳng định trên thương trường gắn liền với uy tín về chất lượng sản phẩm. Mọi hoạt động của doanh nghiệp được chuyển về Hưng yên. Một số thay đổi sau: Tên doanh nghiệp : Công ty TNHH SUFAT VIETNAM Trụ sở : KCN Phố Nối B xã Nghĩa hiệp huyện Yên mỹ tỉnh Hưng yên. Tổng vốn đầu tư hiện tại : 167 tỉ VND. Vốn điều lệ : 106 tỉ VND - Ngành nghề kinh doanh + Sản xuất chi tiết động cơ và phụ tùng xe gắn máy + Lắp ráp động cơ xe gắn máy. + Lắp ráp xe gắn máy. + Buôn bán hàng tư liệu tiêu dùng (chủ yếu là xe gắn máy). + Sản xuất phụ tùng ô tô, lắp ráp động cơ ô tô, lắp ráp ô tô các loại. 1.1.2. Quá trình phát triển của công ty GVHD: Phạm Văn Mùa 4 SV: Phạm Thu Giang Bài thu hoạch Khoa quản trị kinh doanh Năm 1996: Ngày 8/8/1996 được xem như ngày thành lập doanh nghiệp với tên gọi ban đầu là:Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH Phạm Tú. Trụ sở: 248B Tây Sơn - Q.Đống Đa - Hà Nội. Ngành nghề đăng ký kinh doanh: Buôn bán hàng tư liệu tiêu dùng (chủ yếu là xe gắn máy). Vốn điều lệ: 100 triệu VND. Năm 2000 - 2001: Ngày 15/11/2000 Dự án “ Nhà máy sản xuất phụ tùng và lắp ráp động cơ xe hai bánh gắn máy Việt –Trung do Công ty TNHH Phạm Tú là chủ đầu tư được UBND tỉnh Hưng yên phê duyệt chấp thuận. Địa điểm : KCN Phố Nối B xã Nghĩa hiệp huyện Yên mỹ tỉnh Hưng yên. Tổng diện tích đất thuê: 44.685 m2.Thời hạn thuê đất: 35 năm. Tổng vốn đầu tư ban đầu: 74 tỉ 255 triệu VND Năm 2002 - đến nay: Sau một chặng đường của quá trình phát triển, doanh nghiệp đã lớn mạnh không ngừng cả về quy mô và năng lực sản xuất kinh doanh. Thương hiệu SUFAT đã bước đầu được khẳng định trên thương trường gắn liền với uy tín về chất lượng sản phẩm. Mọi hoạt động của doanh nghiệp được chuyển về Hưng yên. Một số thay đổi sau: Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH SUFAT VIETNAM Trụ sở : KCN Phố Nối B xã Nghĩa hiệp huyện Yên mỹ tỉnh Hưng yên. Tổng vốn đầu tư hiện tại : 167 tỉ VND Vốn điều lệ : 106 tỉ VND. Danh hiệu và giải thưởng đạt được Năm 2002: Bằng khen “ Đạt thành tích xuất sắc trong SXKD và nộp thu ngân sách “ do UBND Tỉnh Hưng yên trao tặng. Bằng khen “ Đạt thành tích xuất sắc trong cuộc vận động xây dựng Quỹ vỡ người nghèo “ do Ủy ban MTTQ Tỉnh Hưng yên trao tặng. Năm 2003: Bằng khen “ Đạt thành tích xuất sắc trong SXKD và nộp thu ngân sách “ do UBND Tỉnh Hưng yên trao tặng. Cúp “ Giải vàng Sao Việt “ do Bộ Công nghiệp, Bộ KHCN, Bộ NN và PTNT, Hiệp hội xe máy xe đạp Việt nam trao tặng. Năm 2004: Bằng khen “ Đạt thành tích xuất sắc trong SXKD và nộp thu ngân sách “ do UBND Tỉnh Hưng yên trao tặng. Huy chương “ Điển hình tiên tiến thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế “ do Cục thuế Tỉnh Hưng yên trao tặng. Năm 2005: Cúp vàng “ Thương hiệu và Nhón hiệu năm 2005 “ do Trung tâm văn hóa doanh nhân và Hội nghiên cứu khoa học Đông nam Á trao tặng. Cúp vàng “ Giải thưởng chất lượng Việt nam 2005 “ do Bộ KHCN, Cục TCĐLCL trao tặng. Năm 2006: Cúp vàng “Vỡ sự phát triển cộng đồng năm 2006" do Liên đoàn lao động Việt Nam trao tặng. Nhãn hiệu cạnh tranh “Nhãn hiệu nổi tiếng quốc gia” do Hội Sở hữa trớ tuệ Việt Nam bình chọn. Bằng khen “ GVHD: Phạm Văn Mùa 5 SV: Phạm Thu Giang Bài thu hoạch Khoa quản trị kinh doanh Doanh nghiệp đạt thành tích xuất sắc” do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp trao tặng. Năm 2007: Bằng khen “ Đạt thành tích xuất sắc trong SXKD và nộp thu ngân sách” do UBDN tỉnh Hưng Yên trao tặng. Năm 2008: Chính phủ khen tặng “Huân chương lao động hạng 3”. Bằng khen “Đat thành tích xuất sắc trong SXKD và nộp thu ngân sách” do UBND tỉnh Hưng Yên trao tặng. Năm 2009: Bằng khen “Đat thành tích xuất sắc trong SXKD và nộp thu ngân sách” do UBND tỉnh Hưng Yên trao tặng. Năm 2010: Đạt danh hiệu “ Thương hiệu nổi tiếng quốc gia 2010” và “Doanh nhân xuất sắc đất Việt năm 2010” do Bộ Công Thương Việt Nam bình chọn. Bắt đầu xuất hiện từ năm 2000, thương hiệu xe máy Sufat của Công ty TNHH Sufat Việt Nam đã dần khẳng định được dấu ấn trên thị trường nội địa với mẫu mã, kiểu dáng đẹp, chất lượng tốt, tiết kiệm nhiên liệu và giá cả phù hợp. Trong nhiều năm, công ty đã hợp tác với các chuyên gia Nhật Bản, Đài Loan… của các hãng xe máy lớn trên thế giới để áp dụng những công nghệ tiên tiến vào sản xuất. Mỗi sản phẩm xe máy Sufat trước khi đến tay người tiêu dùng đều trải qua một quá trình sản xuất, thử nghiệm nghiêm ngặt, đáp ứng các tiêu chuẩn quản chất lượng theo ISO 9001:2000. Tất cả các xe xuất xưởng đều được kiểm tra các thông số chủ yếu và chạy thử trên đường thử đa địa hình. Là một trong số ít doanh nghiệp sản xuất lắp ráp xe máy ở Việt Nam (100% vốn trong nước), công ty đã đầu tư hơn nghìn tỷ đồng vào việc mua thiết bị, công nghệ, thực hiện chuyển giao công nghệ sản xuất động cơ, nhựa, đèn, khung xe với dây chuyền lắp ráp động cơ có công suất 200.000 động cơ một năm và dây chuyền lắp xe có công suất 150.000 xe một năm. Bên cạnh đó là đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ sư, luôn làm chủ các công nghệ tiên tiến cũng như có trình độ về quản sản xuất. Sản phẩm đã đạt tỷ lệ nội địa hóa 90%, góp phần vào chiến lược phát triển ngành công nghiệp xe máy Việt Nam. Sufat cũng đã đầu tư nhiều tỷ đồng cho việc nghiên cứu, thiết kế áp dụng công nghệ kỹ thuật mới và kiểu dáng công nghiệp, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của người tiêu dùng. Việc đầu tư xây dựng một trung tâm nghiên cứu và phát triển sản phẩm kỹ thuật cao tại Việt Nam với quy mô đầu tư khoảng 10 triệu USD đã giúp cho doanh nghiệp này có khả năng tự nghiên cứu, thiết kế và phát triển sản phẩm. Nhiều dòng xe máy đã được Cục Sở hữu Trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cấp bằng bảo hộ độc quyền. GVHD: Phạm Văn Mùa 6 SV: Phạm Thu Giang Bài thu hoạch Khoa quản trị kinh doanh Các dòng xe máy mang thương hiệu Sufat bao gồm Sufat Backhand; Backhand Sport; Sufat Rendo; Sufat Naiad; Sufat Labour… Gần đây nhất là nhãn hiệu Five Most, gắn động cơ Sufat 2009 - thế hệ động cơ mới với nhiều cải tiến giúp nâng cao công suất động cơ nhưng vẫn đảm bảo mức tiêu hao nhiên liệu thấp và mức khí xạ thải đạt tiêu chuẩn Euro II. Trước tháng 10 năm nay, công ty dự kiến cho ra đời dòng xe ”Thousand” để chào mừng kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Sản phẩm của công ty đã được nhận cúp vàng “Giải thưởng chất lượng Việt Nam 2005″ do Bộ Khoa học và Công nghệ, Cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng trao tặng và nhận được cúp vàng “Thương hiệu và nhãn hiệu nổi tiếng quốc gia” các năm 2005, 2006, 2007 do Trung tâm Văn hóa Doanh nhân và Hội nghiên cứu khoa học Đông Nam Á trao tặng. Với những nỗ lực của mình, tập thể cán bộ công nhân viên Công ty Sufat Việt Nam cũng đã nhận được Huân chương lao động của nhà nước. Sufat hiện có hệ thống đại lý, cửa hàng phân phối rộng khắp ở 50 tỉnh, thành phố trong cả nước. Mỗi cửa hàng đều có trung tâm bảo hành, bảo dưỡng sản phẩm theo đúng tiêu chuẩn với trang thiết bị hiện đại, đội ngũ kỹ thuật viên được đào tạo chính quy và giàu kinh nghiệm. Chiến lược phát triển: Chiến lược phát triển của Công ty SUFAT Việt Nam trong vững 5 năm tới(2010 – 2015) tập trung vào 4 mục tiêu lớn sau: Sản phẩm: Đa dạng hóa sản phẩm bằng liên tục thay đổi kiểu dáng, mẫu móc. Song song với việc đầu tư xây dựng 01 trung tâm thiết kế xe máy hiện đại đầu tiên ở Việt Nam, phấn đấu mẫu năm đưa ra thị trường 1 – 2 mẫu xe mới nhằm hỗ trợ hệ thống đại phân phối, kích thích nhu cầu người tiêu dùng do có nhiều lựa chọn khi mua xe máy SUFAT. - Duy trì chất lượng ổn định bằng mọi giá nhằm giữ vững thương hiệu, tạo niềm tin và uy tín của xe máy SUFAT dưới con mắt người tiêu dùng. Quản sản xuất: - Giảm thiểu mọi lãng phí, thất thoát bao gồm lãng phí về vật tư, nguyên vật liệu, lãng phí về giờ chạy máy, tiêu hao điện năng, lãng phí trong sắp xếp nhân công…đặc biệt là lãng phí về xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất tháng. - Nâng cao trình độ quản sản xuất kiểm soát chặt chất lượng sản phẩm ở mọi khâu của công đoạn sản xuất. Kịp thời phát hiện, báo cáo, xử lỗi phát sinh trong quá trình sản xuất khụng để lọt sản phẩm kém chất lượng ra khỏi thị trường. - Duy trì hệ thống QLCL theo các tiêu chuẩn ISO 9001 : 2000, kiên trì phát động và duy trì thường xuyên chương trình 5S nhằm xây dựng GVHD: Phạm Văn Mùa 7 SV: Phạm Thu Giang Bài thu hoạch Khoa quản trị kinh doanh được một môi trường làm việc văn minh, tác phong làm việ khoa học cho toàn bộ các thành viên Công ty ở mọi vị trí công tác. Hệ thống phân phối: - Hệ thống phõn phối trực tuyến qua các Cửa hàng chuyên doanh sản phẩm trực tiếp đến tay người tiêu dùng. Song song với việc đầu tư xây dựng và mở rộng mạng lưới các Cửa hàng chuyên doanh ra cả nước cần phải có những chính sách, quy định hỗ trợ về vốn, phụ tùng thay thế, thợ bảo trỡ bảo hành tay nghề cao…tạo điều kiện để mỗi Cửa hàng chuyên doanh đều có thể thực hiện tốt các chính sách hậu mãi của Công ty. - Phương thức thanh toán 1 lần (100%) phải được nghiên cứu và đưa vào áp dụng từng bước nhằm dần thay thế toàn bộ mọi phương thức thanh toán cũ. Chiến lược con người: Lấy chiến lược đầu tư xây dựng con người làm tư tưởng xuyên suốt trong mọi kế hoạch tương lai của Công ty. Kết hợp cân đối cả hai nguồn nhân lực: Tại chỗ, có thâm niên (cần đào tạo lại căn bản, đào tạo nâng cao) Từ bên ngoài (cần có môi trường làm việc, đãi ngộ vật chất thu hút). Và trên nguyên tắc tối thượng là xây dựng niềm tin. 1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của công ty 1.2.1. Cơ cấu tổ chức quản lý và sơ đồ bộ máy quản Công ty TNHH Sufat là một doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá tổ chức và quản hoạt động sản xuất kinh doanh theo mô hình hoạt động của công ty cổ phần được quy định tại nghị định 44/1998/NĐ-CP ngày 29/6/1998 của chính phủ. Mô hình tổ chức cơ cấu này mới được xác lập từ ngày Nhà máy chính thức được cổ phần hoá (18/11/2002). Hiện tại cơ cấu tổ chức của Nhà máy được xây dựng theo mô hình tập trung chỉ đạo thống nhất từ trên xuống dưới: SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA NHÀ MÁY GVHD: Phạm Văn Mùa 8 SV: Phạm Thu Giang Giám đốc Phó giám đốc Phân xướng SX 1, 2, 3,4 Phó giám đốc Phân xướng SX 5, 6,7,8 Phòng tổ chức Phòng kinh doanh P.kế toán tài vụ Bài thu hoạch Khoa quản trị kinh doanh - Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc Nhà máy: Là người đứng đầu bộ máy lãnh đạo của nhà máy. Giám đốc Nhà máy là người đại diện cho nhà máy trước pháp luật, Nhà nước, cơ quan chủ quản và trước nhà máy về hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh của Nhà máy mình. Giám đốc phụ trách điều hành trực tiếp Phó giám đốc và các phòng ban. -Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm phó giám đốc: Phụ trách điều hành sản xuất kinh doanh ở các xưởng sản xuất. -Uỷ viên Hội đồng quản trị: 1 uỷ viên ở Hà nội thay mặt cho Giám đốc phụ trách điều hành quản lý chi nhánh này và chịu ntrách nhiệm trước Giám đốc. -Toàn bộ Hội đồng quản trị được bầu ra bởi các cổ đông của Nhà máy. Hội đồng quản trị mỗi năm họp một lần và sẽ đề ra kế hoạch hoạt động cho mỗi năm. Đồng thời giải quyết các vấn đề cần thiết khác, nếu cần Hội đồng quản trị sẽ có phiên họp bất thường. + Phòng tổ chức: phụ trách về lao động, tiền lương, quản lý nhân sự của nhà máy, trực tiếp thực hiện các công việc thuộc bộ phận văn phòng của nhà máy như công tác lưu trữ, văn thư. + Phòng kế toán tài vụ: Trực tiếp thực hiện công tác hành chính kế toán theo đúng chế độ nhà nước quy định không có nhiệm vụ quản lý kiểm tra toàn bộ công tác tài chính kế toán của công ty. Qua đó, theo dõi tình hình sản xuất kinh doanh, cung cấp các thông tin kịp thời, chính xác, giúp ban Giám đốc có căn cứ tin cậy để phân tích, đánh giá tình hình kinh doanh và đưa ra những quyết định đúng đắn nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao. Phòng còn có nhiều nhiệm vụ hướng dẫn, đôn đốc kiểm tra việc thực hiện chế độ chính sách tài chính, kế toán và công tác tài chính, kế toán và công tác kế toán tại các trung tâm, chi nhánh. Xưởng sản xuất: Thực hiện nhiệm vụ chính là lắp ráp xe máy + Phòng kinh doanh: Trực tiếp chịu trách nhiệm thực hiện các họat động tiếp thị - bán hàngtới các khách hàng và khách hàng tiềm năng của Doanh nghiệp nhằm đạt mục tiêu về Doanh số, Thị phần, ngoài ra còn có nhiệm vụ theo dõi tình hình tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh của chi nhánh theo sự chỉ đạo hướng dẫn của phòng kế toán tài vụ và định kỳ lập báo cáo gửi về phòng kế toán của nhà máy, thực hiện các hoạt động liên quan đến lĩnh vực xuất - nhập khẩu theo kế hoạch của nhà máy. 1.2.2. Chức năng. Công ty TNHH Sufat thực hiện sản xuất kinh doanh với phương châm phục vụ đa nhu cầu người tiêu dùng về các mặt hàng công nghệ cao. Hoạt động của nhà máy là kinh doanh tổng hợp, chủ yếu là: Thiết và sản xuất phụ tùng, lắp ráp và kinh doanh xe ôtô - xe gắn máy. Xây dựng các công trình dân sinh. GVHD: Phạm Văn Mùa 9 SV: Phạm Thu Giang Bài thu hoạch Khoa quản trị kinh doanh Và đặc biệt mới đây có́ thêm chi nhánh chuyên về ́bất động sản. 1.2.3. Nhiệm vụ của nhà máy. - Nhà máy có trách nhiệm thực hiện đúng chế độ quản tài chính thống kê, kế toán, lao động tiền lương và chính sách cán bộ. - Đảm bảo vệ sinh môi trường và chật tự an toàn xã hội. - Trong quan hệ với khách hàng theo đúng hợp đồng kinh tề của nhà nước Việt Namcông ước quốc tế tham gia . - Sử dụng và khai thác đúng hiệu quả các nguồn vốn của đơn vị, tự bù đắp chi phí, kinh doanh có lãi và làm tròn nghĩa vụ đối với nhà nước. 1.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh 1.3.1. Đặc điểm về sản phẩm của công ty Để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường, nhà máy luôn duy trì mối quan hệ với bạn hàng đối với các đối tác trong nước. Mặt khác, cũng tìm kiếm và mở rộng phạm vi kinh doanh với các doanh nghiệp nước bạn với nhiều sản phẩm mới đa dạng và phong phú. Nhà máy còn có nhiều chi nhánh trên cả nước nên sản phẩm của nhà máy có thể được phân phối rộng rãi trên thị trường. Nhà máy còn có một mạng lưới kinh doanh phân phối mạnh trên thị trường toàn khu vực Miền bắc,Trung và Miền Nam bởi các đại lý bán buôn, bán lẻ. Nhà máy đã thiết lập mối quan hệ bạn hàng khá chắc chắn với các đối tác nước ngoài. Trong những năm qua, nhà máy đã đại diện cho hàng trăm hãng nước ngoài đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghệ tại Việt Nam, Lào, Campuchia… Đặc điểm quá trình sản xuất sản phẩm tại công ty Hoạt động sản xuất là một mặt hàng hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp nhằm thực hiện các chức năng tạo ra sản phẩm của xưởng sản xuất, hoạt động sản xuất sản phẩm hiện nay càng đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động của nhà máy. Một mặt sản xuất vừa tạo ra thu nhập trong tổng doanh thu, mặt khác còn hỗ trợ trong các hoạt động khác của nhà máy có điều kiện mở rộng. 1.3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh Bảng 1: Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công TNHH SUFAT năm 2007, 2008, 2009 Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 GVHD: Phạm Văn Mùa 10 SV: Phạm Thu Giang . với sự giúp đỡ của thầy Phạm Công Hoà em đã chọn đề tài: “ Nâng cao quá trình quản lý bán hàng tại công ty TNHH Sufat Việt Nam . Phương pháp nghiên cứu. Khoa quản trị kinh doanh CHƯƠNG I:Tổng quan về công ty TNHH Sufat 1.1. Quá trình hình thành và phát triển công ty Tên công ty (Tiếng Việt) : Công ty TNHH SUFAT

Ngày đăng: 26/11/2013, 21:25

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2: Quy mô lao động của nhà máy - Nâng cao quá trình quản lý bán hàng tại công ty TNHH sufat việt nam
Bảng 2 Quy mô lao động của nhà máy (Trang 11)
Bảng 3: Cơ cấu đào tạo của lao động trong Công ty TNHH Sufat - Nâng cao quá trình quản lý bán hàng tại công ty TNHH sufat việt nam
Bảng 3 Cơ cấu đào tạo của lao động trong Công ty TNHH Sufat (Trang 12)
Bảng 4: Cơ cấu trình độ đào tạo của lao động của Công ty Sufat phân theo lao động trực tiếp và gián tiếp - Nâng cao quá trình quản lý bán hàng tại công ty TNHH sufat việt nam
Bảng 4 Cơ cấu trình độ đào tạo của lao động của Công ty Sufat phân theo lao động trực tiếp và gián tiếp (Trang 14)
w