LỜI MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài Hoạt động bán hàng là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Để thực hiện tốt quá trình này không thể không kể đến các loại hình dịch vụ bổ sung. Ngày nay trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt, một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải biết điều hành phối hợp nhiều yếu tố, phải biết phối hợp các ưu điểm lợi thế của mình để tạo ra sức mạnh tổng hợp trong cạnh tranh. Cạnh tranh trong tiêu thụ sẽ quyết định thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Hoạt động bán hàng thực hiện mục đích của sản xuất hàng hóa, là đưa hàng hoá từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng. Quá trình hoạt động bán hàng thể hiện thông qua công tác bán hàng, khác với quan điểm cũ, bán hàng hiện đại không chỉ dừng ở việc bán hàng hoá cho khách hàng mà nó còn bao gồm nhiều hình thức như: Quảng cáo, giới thiệu hàng hoá, vận chuyển, bảo hành… Khách hàng sẽ không mua hết hàng hóa nếu như doanh nghiệp không tạo ra những ích lợi cho khách hàng khi sử dụng hàng hoá của mình hoặc khách hàng không được chăm sóc chu đáo. Nhìn lại thời kỳ bao cấp hàng hoá sản xuất ra được cấp, phát, phân phối thì dịch vụ bổ sung không được nhắc tới. Khách hàng không được tư do lựa chọn cũng như không được phục vụ chu đáo, họ chỉđược mua hàng khi có tem phiếu hoặc có sự hướng dẫn của Nhà nước. Các doanh nghiệp sản xuất cũng chẳng phải bận tâm tìm kiếm khách hàng, họ coi khách hàng là người mình ban ơn nên không bao giờ quan tâm đến các loại hình dịch vụ khách hàng. Nhưng ngày nay trong cơ chế mới, cơ chế thị trường và nhất là khi Việt Nam đang hội nhập kinh tế khu vực và thế giới thì dịch vụ trong hoạt động bán hàng luôn đóng vai trò lớn. Dịch vụ trong hoạt động bán hàng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định thành công của doanh nghiệp trên thương trường. Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì một trong các nhiệm vụ quan trọng là làm sao thực hiện đầy đủ và có hiệu quả các loại hình dịch vụ trong hoạt động bán hàng. Chính vì vậy, tìm ra những biện phát để khắc phục khó khăn, nâng cao hiệu quả hoạt động bán hàng luôn là mối quan tâm của ban lãnh đạo và toàn bộ nhân viên của bất kỳ doanh nghiệp nào. Thấy được tầm quan trọng của hoạt động bán hàng như vậy nên trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH Uniden Việt Nam em đã mạnh dạn chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao hoạt động bán hàng tại Công ty TNHH Uniden Việt Nam” làm báo cáo tốt nghiệp của mình 2. Mục đích nghiên cứu Phân tích thực trạng của hoạt động bán hàng của Công ty TNHH Uniden Việt Nam và đề ra những giải pháp để đẩy mạnh hiệu quả hoạt động bán hàng cho Công Ty trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Do thời gian có giới hạn nên đề tài chỉ tập trung vào: Phân tích sơ lược hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Uniden Việt Nam Tình hình tiêu thụ các sản phẩm chính của Công ty Đề xuất một số giải pháp để nâng cao doanh thu bán hàng tại Công ty. Nghiêm cứu tại Công ty TNHH Uniden Việt Nam Thời gian nghiên cứu là năm 2016 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu là phương pháp thu thập thông tin và phương pháp phân tích. Thông tin thu thập được thông qua nhiều kênh như quá trình thực tập trực tiếp tại công ty, hỏi các nhân viên trong công ty, các báo cáo tài chính năm,… Phương pháp phân tích sử dụng các thông tin này, kết hợp với phương pháp so sánh, đối chiếu, tổng hợp thông tin, từ đó đưa ra những nhận định về tình hình hoạt động bán hàng tại Công ty TNHH Uniden Việt Nam 5. Kết cấu của báo cáo Ngoài phần Lời mở đầu, Kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được kết cấu thành 3 chương: Chương 1. Giới thiệu chung về Công ty TNHH Uniden Việt Nam Chương 2. Thực trạng hoạt động bán hàng của Công ty TNHH Uniden Việt Nam Chương 3. Giải pháp hoàn thiện hoạt động bán hàng tại Công ty TNHH Uniden Việt Nam Chương 1 Giới thiệu chung về Công ty TNHH Uniden Việt Nam 1.1. Quá trình ra đời và phát triển của Công ty TNHH Uniden Việt Nam 1.1.1. Lịch sử hình thành Công ty TNHH Uniden Việt Nam được thành lập theo giấy phép kinh doanh số 0800375978 do Sở Kế Hoạch Và Đầu Tư TP. Hà Nội cấp ngày 11042007. Công ty TNHH Uniden Việt Nam chính thức đi vào hoạt động ngày 04042007 Tên công ty: Công ty TNHH Uniden Việt Nam Tên giao dịch: UNIDEN VIETNAM Ltd Tên viết tắt: Uniden Mã số thuế: 0800375978 Địa chỉ: Lô 5.1, KCN Tân Trường, Xã Tân Trườ ng, Huyện Cẩm Giàng, Hải Dương Giấy phép kinh doanh: 042043000061 Ngày cấp: 11042007 Ngày hoạt động: 04042007 Điện thoại: (84320) 3570115 Fax: (84320) 3570120 Email: uniden.hv1gmail.com.vn Giám đốc: YOSHINORI MATSUOKA Loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài Lĩnh vực kinh doanh chính: Sản xuất, lắp ráp cung cấp dịch vụ phần cứng điện tử 1.1.2. Sự thay đổi của doanh nghiệp cho đến nay Công ty TNHH Uniden Việt Nam hoạt động dưới hình thức Công ty trách nhiệm hữu hạn, vốn 100% vốn nước ngoài. Có tên giao dịch UNIDEN VIETNAM Ltd Năm 2006 ông YOSHINORI MATSUOKA nhận thấy thị trường Việt Nam đang trên đà phát triển về công nghệ thông tin, trong khi đó các thiết bị điện tử, truyền thông của Việt Nam còn lạc hậu và chưa phát triển nhiều so với các nước trên thế giới. Chính vì vậy ngày 11042007 ông YOSHINORI MATSUOKA quyết định thành lập Công ty TNHH Uniden Việt Nam tại Việt Nam với số vốn 100% do ông bỏ ra với ngành nghề kinh doanh chính của công ty là: Sản xuất, lắp ráp cung cấp dịch vụ phần cứng điện tử và các thiết bị truyền thông 1.2 Chức năng nhiệm vụ của công ty 1.2.1 Chức năng Tổ chức sản xuất và kinh doanh các mặt hàng theo đúng ngành nghề đăng ký và mục đích thành lập công ty. Phải tiến hành xây dựng chiến lược phát triển sao cho phù hợp với nhiệm vụ và nhu cầu thị trường. Thực hiện nghĩa vụ đối với người lao động theo quy định của luật lao động , luật công đoàn. Đảm bảo cho người lao động tham gia quản lý công ty. Chăm lo và không ngừng cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của các bộ công nhân viên trong toàn công ty . Thực hiện đúng quy chế, chế độ quản lý vốn , tài sản , các quỹ, hạch toán, các chế độ quản lý khác do các cơ quan nhà nước quy định. Chịu trách nhiệm đóng thuế, các nghĩa vụ tài chính trực tiếp cho nhà nước tại địa phương theo quy định của pháp luật 1.2.2 Nhiệm vụ Đặt cơ sở sản xuất tại Hải Dương, Uniden Việt Nam là một công ty 100% vốn nước ngoài. Là một công ty con của một thương hiệu nổi tiếng đã có mặt tại Nhật Bản, Mỹ, Hongkong, và Úc…, Uniden Việt Nam cam kết mang lại cho khách hàng những sản phẩm chất lượng cao như thiết bị viễn thông, thiết bị nghe nhìn, các loại điện thoại đa dạng như điện thoại không thấm nước, điện thoại không dây, điện thoại Bluetooth… 1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Uniden Việt Nam 1.2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức Sơ đồ 1.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty Ban Giám Đốc (Nguồn: Phòng HCNS cung cấp) 1.2.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban Ban giám đốc Nhiệm vụ của BGĐ: Xây dựng giá trị công ty và các chính sách giám sát công ty nhằm đảm bảo rằng, việc kinh doanh được thực hiện một cách có hiệu quả, có đạo đức và ngay thẳng. Bảo đảm công ty tuân thủ với tất cả các quy định của pháp luật, đầy đủ và kịp thời. Xây dựng các mục tiêu chiến lược dài hạn cho công ty phù hợp với lợi ích cao nhất của cổ đông. Xác định trách nhiệm của ban điều hành và cách thức đánh giá hiệu quả làm việc của họ. Việc đánh giá hiệu quả hoạt động của người điều hành cần được thực hiện ở tất cả các lĩnh vực hoạt động của công ty. Thuê, trả lương và định kỳ đánh giá hiệu quả hoạt động điều hành của giám đốc điều hành. Yêu cầu ban điều hành cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ, nhằm phục vụ cho công tác giám sát ban điều hành công ty. Nhóm họp định kỳ để thực hiện công việc và họp các phiên họp bất thường khi cần thiết Phòng hành chính nhân sự: Chức năng của phòng hành chính nhân sự là tham mưu, giúp việc cho giám đốc công ty và tổ chức thực hiện các việc trong lĩnh vực tổ chức lao động, quản lý và bố trí nhân lực, bảo hộ lao động, chế độ chính sách, chăm sóc sức khỏe cho người lao động, bảo vệ quân sự theo luật và quy chế công ty. Kiểm tra , đôn đốc các bộ phận trong công ty thực hiện nghiêm túc nộ quy, quy chế công ty. Làm đầu mối liên lạc cho mọi thông tin của giám đốc công ty. Các nhiệm vụ chi tiết gồm: Phòng kế toán a Chức năng: Tham mưu cho Giám đốc quản lý các lĩnh vực sau: Công tác tài chính Công tác kế toán tài vụ Công tác kiểm toán nội bộ Công tác quản lý tài sản Công tác thanh quyết toán hợp đồng kinh tế Kiểm soát các chi phí hoạt động của Công ty Quản lý vốn, tài sản của Công ty, tổ chức, chỉ đạo công tác kế toán trong toàn Công ty Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao. b Nhiệm vụ: Lập kế hoạch thu, chi tài chính hàng năm của Công ty tham mưu cho Giám đốc trình HĐTV phê duyệt để làm cơ sở thực hiện. Chủ trì thực hiện nhiệm vụ thu và chi, kiểm tra việc chi tiêu các khoản tiền vốn, sử dụng vật tư, theo dõi đối chiếu công nợ. Xây dựng kế hoạch quản lý, khai thác và phát triển vốn của Tổng công ty giao cho Công ty, chủ trì tham mưu trong việc tạo nguồn vốn, quản lý, phân bổ, điều chuyển vốn và hoàn trả vốn vay, lãi vay trong toàn Công ty Tham mưu giúp Giám đốc phân bổ chỉ tiêu kế hoạch tài chính cho các đơn vị trực thuộc Triển khai công tác nghiệp vụ kế toán tài vụ trong toàn Công ty Lập báo cáo tài chính, báo cáo thuế theo quy định chế độ tài chính hiện hành của Nhà nước phản ánh trung thực kết quả hoạt động của Công ty; Phân tích tình hình tài chính, cân đối nguồn vốn, công nợ.. trong Công ty và báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của Giám đốc; Chủ trì xây dựng, soạn thảo các văn bản có liên quan đến công tác tài chính, kế toán, các quy định về quản lý chi tiêu tài chính trình Giám đốc ban hành hoặc đề xuất với Lãnh đạo Công ty trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; Chủ trì làm việc với các cơ quan thuế, kiểm toán, thanh tra tài chính; Phòng kinh doanh. a Chức năng: Tham mưu cho Giám đốc quản lý các lĩnh vực sau: Công tác xây dựng kế hoạch, chiến lược: Công tác thống kê tổng hợp sản xuất; Công tác điều độ sản xuất kinh doanh; Công tác lập dự toán; Công tác quản lý hợp đồng kinh tế; Công tác thanh quyết toán hợp đồng kinh tế; Công tác đấu thầu; Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao. b Nhiệm vụ: Xây dựng chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty trong từng giai đoạn; Tham mưu xây dựng kế hoạch đầu tư và thực hiện lập các dự án đầu tư; Chủ trì lập kế hoạch SXKD của Công ty trong từng tháng, quý, năm và kế hoạch ngắn hạn, trung hạn, dài hạn theo yêu cầu của lãnh đạo Công ty; Thống kê, tổng hợp tình hình thực hiện các công việc sản xuất kinh doanh của Công ty và các công tác khác được phân công theo quy định; Phòng kỹ thuật xưởng sản xuất a. Chức năng Phòng Kỹ thuật là đơn vị thuộc bộ máy quản lý của công ty, có chức năng tham mưu cho ban Giám đốc về công tác kỹ thuật, công nghệ, định mức và chất lượng sản phẩm. Thiết kế, triển khai giám sát về kỹ thuật các sản phẩm làm cơ sở để hạch toán, đấu thầu và ký kết các hợp đồng kinh tế. Theo dõi, kiểm tra chất lượng, số lượng hàng hoá, vật tư khi mua vào hoặc xuất ra. Kiểm tra, giám sát, nghiệm thu chất lượng sản phẩm. Tiến hành sản xuất, lắp ráp, thi công các dự án, gói thầu của công ty. b. Nhiệm vụ Thiết kế, triển khai thi công sản phẩm ở các khâu sản xuất. Tổ chức quản lý, kiểm tra công nghệ và chất lượng sản phẩm, tham gia nghiệm thu sản phẩm. Căn cứ hợp đồng kinh tế lập phương án kỹ thuật, khảo sát, lên danh mục, hạng mục cung cấp cho Phòng Kinh doanh để xây dựng giá thành sản phẩm. Quản lý và kiểm tra, hướng dẫn các đơn vị thực hiện các mặt hàng, sản phẩm theo đúng mẫu mã, quy trình kỹ thuật, nhiệm vụ thiết kế theo hợp đồng kinh tế đã ký kết. Là đơn vị chịu trách nhiệm chính về mặt kỹ thuật đối với các sản phẩm xuất xưởng cũng như sản phẩm nhập về. Tham gia vào việc kiểm tra xác định định mức lao động trong các công việc, các công đoạn sản xuất và xác nhận lệnh sản xuất. Trực tiếp làm các công việc về đăng ký, đăng kiểm chất lượng hàng hóa, sản phẩm thi công tại Công ty. Quản lý chỉ đạo về an toàn kỹ thuật trong sản xuất. Kiểm tra xác định khối lượng, chất lượng, kỹ mỹ thuật của sản phẩm để xuất xưởng làm cơ sở quyết toán và thanh lý hợp đồng kinh tế. Lưu trữ hồ sơ kỹ thuật, đảm bảo bí mật công nghệ sản phẩm truyền thống. Nghiên cứu cải tiến các mặt hàng, sản phẩm của Công ty đang sản xuất để nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Quản lý các định mức kỹ thuật (mức tiêu hao năng lượng, vật tư và nguyên vật liệu của các sản phẩm..vv..). Nghiên cứu xây dựng danh mục tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm và định mức kỹ thuật áp dụng trong Công ty. Phối hợp với các đơn vị liên quan tham gia Hội đồng khảo thí thi tay nghề nâng bậc lương công nhân kỹ thuật. Biên soạn tài liệu về công nghệ kỹ thuật để đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề cho cán bộ công nhân viên. Theo dõi, đối chiếu các hạng mục trong quá trình sản xuất, mức tiêu hao vật tư nguyên liệu để làm cơ sở thanh lý hợp đồng kinh tế giữa Công ty với khách hàng. Xác nhận về thời gian hoàn thành chất lượng công việc của tất cả các lệnh sản xuất để làm cơ sở thanh toán tiền lương, tiền công cho công nhân. Soạn thảo, xây dựng quy trình công nghệ để thi công các sản phẩm. 1.3. Đánh giá các kết quả hoạt động của Công ty TNHH Uniden Việt Nam Bảng 2.1 Kết quả kinh doanh của công ty qua các năm 2013 2015 ĐVT: Đồng Stt Chỉ tiêu 2013 2014 2015 20142013 20152014 + % + % 1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 16,676,606,506 17,133,245,352 18,065,383,186 456,638,846 102.74% 932,137,834 105.44% 2 Các khoản giảm trừ doanh thu 3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 16,676,606,506 17,133,245,352 18,065,383,186 456,638,846 102.74% 932,137,834 105.44% 4 Giá vốn hàng bán 6,664,699,507 6,739,558,626 6,780,873,009 74,859,119 101.12% 41,314,383 100.61% 5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 10,011,906,999 10,393,686,726 11,284,510,177 381,779,727 103.81% 890,823,451 108.57% 6 Doanh thu hoạt động tài chính 67,070,455 107,282,403 370,505,774 40,211,948 159.95% 263,223,371 345.36% 7 Chi phí tài chính 8 Chi phí bán hàng 4,842,803,310 4,927,081,571 5,011,363,972 84,278,261 101.74% 84,282,401 101.71% 9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 1,366,839,887 1,558,265,662 1,772,662,492 191,425,775 114.00% 214,396,830 113.76% 10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 3,735,193,347 3,801,057,090 4,129,977,939 65,863,743 101.76% 328,920,849 108.65% 11 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 3,735,193,347 3,801,057,090 4,129,977,939 65,863,743 101.76% 328,920,849 108.65% 12 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 933,798,337 950,264,273 1,032,494,485 16,465,936 101.76% 82,230,212 108.65% 13 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 2,801,395,010 2,850,792,818 3,097,483,454 49,397,807 101.76% 246,690,637 108.65% Nguồn: Phòng kế toán Nhận xét: Dựa vào bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ta thấy công ty đang trong giai đoạn phát triển. Doanh thu tăng đều qua các năm, doanh thu năm 2014 tăng hơn năm 2013 là 102.7%, tương đương 456,638,846 đồng. Doanh thu năm 2015 tăng hơn năm 2014 là 105.4%, tương đương 932,137,834 đồng. Doanh thu tăng là dấu hiệu đáng mừng, chứng tỏ công ty đang hoạt động rất tốt. Doanh thu tăng kéo theo lợi nhuận cũng tăng theo, lợi nhuận năm 2014 tăng hơn năm 2013 là 101.7% tương đương 65,863,743 đồng. Năm 2015 tăng hơn năm 2014 là 108.65% tương đương 328,920,849 đồng. Điều này có thể giải thích là do công ty đã tiết kiệm được các khoản chi phí bán hàng và các khoản chi phí khác tăng nhẹ không đáng kể Chương 2 Thực trạng hoạt động bán hàng của Công ty TNHH Uniden Việt Nam 2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động bán hàng của Công ty TNHH Uniden Việt Nam 2.1.1 Các nhân tố bên ngoài Môi trường kinh tế Năm 2015 đánh dấu một bước ngoặt lớn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam khi đã hoàn tất đàm phán hàng loạt các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Đây cũng là năm nền kinh tế Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng ở mức 6,68%... Kết quả này củng cố thêm nhiều cơ hội và động lực phát triển kinh tế cho Việt Nam trong năm 2016, tạo thêm lực đẩy cho quá trình tái cơ cấu nền kinh tế. Hình 2.1 Tăng trưởng kinh tế Việt Nam theo ngành gia đoạn 20082015 (Nguồn: Tổng cục thông kê) Như vậy ta thấy ngành dịch vụ, công nghiệp và xây dựng đang dần chiếm tỷ trọng và có xu hướng tăng vào năm 2016. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh loại hình dịch vụ, công nghiệp và xây dựng nói chung và hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Uniden Việt Nam nói riêng. Đây là dấu hiệu tốt báo hiệu thị trường kinh doanh trong năm 2016 Hình 2.2 Tình hình lạm phát Việt Nam giai đoạn 20112015 (Nguồn: Tổng cục thông kê) Nhìn vào biểu đồ ta thấy tình hình lạm phát của Việt Nam giai đoạn 2011 – 2015 được ngân hàng Nhà Nước kiểm soát rất tốt, có xu hướng giảm từ năm 2011 – 2015. Đây được coi là một thành công lớn của Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam trong thời gian qua. Nền kinh tế ổn định, sức mua của đồng tiền tăng,… tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển nói chung và hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Uniden Việt Nam nói riêng trong hoạt động kinh doanh của mình Yếu tố kỹ thuật công nghệ Việt Nam gia nhập các tổ chức kinh tế thế giới và khu vực, mở cửa thị trường kinh doanh, tạo điều kiện thuận loại cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, bên cạnh đó việc giao thương xuất nhập khẩu được dễ dàng, giúp cho việc nâng cao các thiết bị công nghệ hiện đại phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, việc nâng cao các thiết bị, dây chuyền sản xuất kéo theo đó là nhu cầu của nguyên liệu, công cụ dụng cụ, hàng hoá,.. có xu hướng tăng mạnh. Đây là dấu hiệu tốt cho thị trường kinh doanh của Công ty TNHH Uniden Việt Nam Điều kiện tự nhiên và cơ sở hạ tầng Hà Nội là khu vực phát triển mạnh về kinh tế, nguồn lực lao động dồi dào, các nhà đầu tư đầu tư vào Hà Nội nhiều,… kéo theo đó sự phát triển của cơ sở hạ tầng,.. nền kinh tế của khu vực phát triển sẽ kéo theo các loại hình kinh doanh phát triển như xây dựng, sản xuất… tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của công ty trong tương lai Ảnh hưởng của yếu tố nhân khẩu học và phát triển con người Dân số của Việt nam ước tính đến nay khoảng hơn 90 triệu người, là quốc gia đông dân thứ nhì ở khu vực Đông Nam Á. Tốc độ phát triển dân số vào khoảng 1,29%. Khoảng 13 dân số sống ở khu vực nông thôn, trong đó dân tộc Kinh chiếm khoảng 87% dân số và 53 dân tộc khác (khoảng 8 triệu người) sinh sống chủ yếu ở những vùng núi cao. Việt Nam xếp thứ 101 trên 147 nước của UNDP về phát triển về con người. Chỉ số phát triển con người (HDI), chỉ ra Việt nam chỉ đứng ở mức trung bình. Chỉ số HDI được tính dựa trên ba thành phần chính của vấn đề phát triển con người: giáo dục, sức khoẻ và tiêu chuẩn về cuộc sống, và việc xếp hạng các quốc gia dựa trên chỉ số hỗn hợp của những yếu tố chẳng hạn như kế hoạch sinh đẻ, xóa nạn mù chữ, trình độ học vấn và GDPđầu người. Việt Nam đã có một bước tiến dài trong vấn đề phát triển khi nhảy từ vị trí 122 lên 101 chỉ trong một vài năm. Với trình độ văn hóa của dân cư như phân tích ở trên, đó là yếu tố hết sức thuận lợi cho sự phát triển của nền kinh tế. Với chỉ số phát triển con người cao, người dân Việt Nam sẽ dễ dàng tiếp cận và sử dụng công nghệ ngày càng hiện đại, thêm vào đó số lượng dân số lớn, thị trường kinh doanh cho các doanh nghiệp tại Việt nam nói chung và các tỉnh miền nam nói riêng đã và đang hết sức bùng nổ trong tương lai. Các nhà cung cấp sẽ đầu tư để cạnh tranh trên thị trường lớn này. Và đây cũng chính là cơ hội của Công ty TNHH Uniden Việt Nam khi kinh doanh những sản phẩm chất lượng cao như thiết bị viễn thông, thiết bị nghe nhìn, các loại điện thoại đa dạng như điện thoại không thấm nước, điện thoại không dây, điện thoại Bluetooth… Ảnh hưởng của yếu tố pháp lý Yếu tố chính trị và pháp luật gắn liền với sự phát triển kinh tế. Một quốc gia có một chế độ chính trị ổn định và một hành lang pháp lý rõ ràng sẽ có điều kiện thu hút nguồn đầu tư trong và ngoài nước ngày càng nhiều, giao lưu thương mại ngày càng phát triển để hội nhập vào nền kinh tế thế giới trong giai đoạn toàn cầu hóa hiện nay. Riêng đối với Việt nam chúng ta sau khi mở cửa cũng bước đầu xây dựng được một nhà nước pháp quyền có hành lang pháp lý thông thoáng giúp cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước bỏ vốn vào làm ăn. Chính phủ Việt nam đã công nhận tầm quan trọng của sự phát triển công nghiệp của Việt nam là một trong những động cơ thúc đẩy quan trọng nhất cho sự phát triển kinh tế. Những năm qua kinh tế của Việt nam và được đánh dấu bằng những chính sách và luật lệ đã được sửa đổi của Chính phủ. Mặt khác, với những yêu cầu của sự hòa nhập với quốc tế qua những chương trình ASEAN, WTO và eAPEC và nền kinh tế tri thức toàn cầu, Việt nam phải đối mặt với những thách thức chiến lược và rủi ro về việc bỏ lại đằng sau và kém xa các nước khác nếu không có một sự phát triển nền công nghiệp thích hợp và phù hợp với kinh tế thế giới. Chính vì vậy đây là điều kiện thuận lợi để công ty cung cấp hàng hoá cho thị trường 2.1.2 Các nhân tố bên trong Đối thủ cạnh tranh của công ty Trong những năm qua do tốc độ phát triển rất nhanh của ngành sản xuấtthương mại do đó xuất hiện rất nhiều đối thủ cạnh tranh với Công ty. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các Công ty là đối thủ cạnh tranh trong như: Công ty TNHH Đức Hữu Đạt Công ty TNHH Thương Mại Kỹ Thuật Minh Đăng CN Doanh Nghiệp Tư Nhân Hà Thành … Chính do sự phát triển rầm rộ của các Công ty có cùng chức năng nên thị phần của Công ty TNHH Uniden Việt Nam cũng bị ảnh hưởng rất nhiều, phải chia sẻ cho một số Công ty khác. Tuy nhiên, các chỉ tiêu của Công ty đều được hoàn thành một cách xuất sắc. Các đối thủ cạnh tranh chủ yếu của Công ty có thể được phân loại thành hai loại cơ bản: Doanh nghiệp kinh doanh trong nước và Doanh nghiệp Nước ngoài và nhiều Công ty trách nhiệm hữu hạn khác và dựa theo bảng so sánh sau: Bảng 2.1 So sanh đối thủ cạnh tranh với công ty CÔNG TY NƯỚC NGOÀI CÔNG TY TƯ NHÂN CÔNG TY MỚI THÀNH LẬP Số lượng công ty 15% 80% 5% Tình hình tài chính Cao Trung bình Thấp Công nghệ Cao Cao Trung bình Nguồn lực Cao Cao Trung bình Quản lý Hiệu quả Kém Kém Marketing Hiệu quả Kém Kém (Nguồn: Phòng kinh doanh Công ty TNHH Uniden Việt Nam) Qua số liệu khảo sát của phòng kinh doanh Công ty TNHH Uniden Việt Nam ta thấy được thị phần của các công tư nhân tại thị trường nước ta là rất cao. Các doanh nghiệp tư nhân đang dần chiếm lĩnh thị phần. Mặc dù rất khó khăn trong việc dành lại thị phần. Chính vì vậy mỗi doanh nghiệp trong nước nói chug và Công ty TNHH Uniden Việt Nam nói riêng cần phải có chiến lược bán hàng cũng như chiến lược kinh doanh hợp lý để tăng thị phần trong tương lai Nhà cung cấp Công ty có rất nhiều mối quan hệ cung ứng hàng hoá trong nước và quốc tế. Do đặc điểm của hàng hóa kinh doanh của công ty là những hàng hóa có giá trị lớn nên công ty chỉ sử dụng những sản phầm hàng hoá của công ty có uy tín và chỗ đứng trên thị trường như nhật, Mỹ, Ý,…. Điều này là yếu tố quan trọng giúp cho hoạt động bán hàng của công ty gặp nhiều thuận lợi. Tài chính Là một doanh nghiệp tư nhân với 100% vốn nước ngoài với số vốn pháp định ban đầu là 5.000.000 USD, vì vậy, nguồn tài chính của công ty rất mạnh, tạo điều kiện thuận lợi đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Kết hợp với những yếu tố khác như nhân sự, trình độ chuyên môn, Công ty TNHH Uniden Việt Nam ngày càng mở rộng quy mô sản xuất cũng như thị trường kinh doanh Cơ sở vật chất kỹ thuật Cơ sở vật chất kỹ thuật được xem như là bộ mặt của Công ty. Cơ sở vật chất kỹ thuật cũng rất quan trọng nhằm giới thiệu năng lực công ty. Công ty TNHH Uniden Việt Nam có một nhà xưởng rộng khoảng 9.800m2. Nhà xưởng là nơi lắp ráp, sửa chữa các loại linh kiện điện tử, viễn thông, sản xuất các loại hóa chất phục vụ ngành. Văn phòng công ty được thuê tại nhà nằm sát bên xưởng. Công ty có đầy đủ các thiết bị cần thiết cho văn phòng như: Hệ thống máy vi tính được nối mạng Internet, máy Fax, máy Photocopy, máy in, ... Công ty có 01 xe hơi 04 chỗ ngồi để Ban giám đốc đi công tác, tiếp xúc khách hàng và gặp gỡ đối tác. Công ty có 02 xe tải được dùng để vận chuyển hàng hoá, Công nhân của Công ty được trang bị đầy đủ các công cụ, dụng cụ lắp đặt, trang phục và dụng cụ bảo hộ lao động tốt nhất. Hiện nay cơ sở vật chất nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị của công ty vẫn trong tình trạng tốt, luôn đáp được nhu cầu sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, công ty cũng chú trọng khâu sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ, thay mới một số máy móc thiết bị hiện đại để đáp ứng được yêu cầu sản xuất và kinh doanh, theo kịp công nghệ tiên tiến làm cho chất lượng sản phẩm, dịch vụ của công ty đáp ứng được yêu cầu thị trường và khách hàng. Điều này giúp cho xây dựng và nâng cao uy tín của công ty 2.2. Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ty TNHH Uniden Việt Nam 2.2.1 Các hoạt động hỗ trợ hoạt động bán hàng Công ty TNHH Uniden Việt Nam trong giai đoạn 2013 – 2015 2.2.1.1 Hệ thống đại lý Sự phân bổ hệ thống mạng lưới đại lý Trải qua các năm xây dựng và trưởng thành, Công ty đã duy trì và phát triển được một mạng lưới cửa hàng rộng khắp trên các địa bàn kinh doanh của mình, với việc áp dụng kịp thời các phương thức bán hàng phù hợp, thống nhất, mặc dù chịu ảnh hưởng nghiệt ngã của thị trường cạnh tranh song hiện nay Công ty đã có 6 cửa hàng bán sản phẩm thiết bị theo các địa bàn nhất định. Bảng 2.2: Hệ thống mạng lưới cửa hàng các địa bàn Khu vực Cửa hàng Hải Dương 2 Hải Phòng 1 Hà nội 3 TỔNG 6 Nguồn :Phòng kinh doanh Quy mô và các điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động bán hàng Hệ thống cửa hàng của Công ty hiện nay gồm 3 cửa hàng, đại lý trên địa bàn Hà Nội. Mặc dù hệ thống này được duy trì và có phần gia tăng về số lượng song chất lượng của nó đang trong tình trạng giảm sút. Hầu hết các cửa hàng đều có quy mô từ nhỏ tới trung bình, thường diện tích ở vào khoảng 80180 m2 , một số cửa hàng không đủ sức chứa sản phẩm với số lượng lớn. Do vậy, đối với hoạt động ở cửa hàng số lượng sản phẩm được luân chuyển liên tục và chỉ được lưu lại ở cửa hàng với một mức độ hạn chế nhất định chỉ để nhằm mục đích trưng bày và giới thiệu sản phẩm chào bán. Điều này phụ thuộc rất lớn vào khả năng bán hàng cá nhân của nhân viên, tính chủ động linh hoạt của họ trong việc quyết định lượng hàng được tiếp nhận và lượng hàng bán ra hàng ngày. Các điều kiện về cơ sở vật chất tại cửa hàng có ảnh hưởng lớn tới hoạt động bán hàng và hiệu quả bán hàng. Về vấn đề này đối với cửa hàng của mình Công ty chịu trách nhiệm và đảm bảo cung cấp, trang bị đầy đủ hệ thống biển cửa hàng, bảng giá, bảng chất lượng cũng như đáp ứng các yêu cầu về bàn ghế, điện nước, điện thoại phục vụ cho bán hàng. Tuỳ từng đợt Công ty sẽ cấp bằng hiện vật hoặc bằng tiền những giấy tờ cần thiết như hoá đơn, phiếu nhập, sổ sách ghi chép khác... Tuy nhiên điều đáng quan tâm đó là việc đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật trong bảo quản sản phẩm máy móc tại các sân bãi . Một vấn đề đáng quan tâm khác đang là một thực trạng liên quan tới các điều kiện về cơ sở vật chất đó là diện mạo bên ngoài của hệ thống cửa hàng, hình thức bên ngoài của cửa hàng rất ít được coi trọng, tuy nhiên xét về khía cạnh Marketing đây thực sự là yếu tố hạn chế mức độ thu hút khách hàng tiềm năng và là yếu tố biều hiện hình ảnh của Công ty. Thực tế khách hàng có thể từ chối bước vào cửa hàng khi mà họ cho là không đáng tin cậy chỉ qua hình thức bên ngoài. Riêng các của hàng đại lý các điều kiện vật chất đều phải tự trang bị, không được sự hỗ trợ của Công ty. Vị trí kinh doanh của hệ thống cửa hàng xét trong mối tương quan với lợi thế trong nhận hàng và bán hàng Nhìn chung hầu hết các cửa hàng đều được đặt ở những vị trí tương đối thuận lợi, tiện đường giao thông, dễ dàng trong công tác vận chuyển, có được sự chú ý cao của khách hàng. Hoạt động tiếp nhận từ kho, vận chuyển tới cửa hàng diễn ra nhanh chóng, có khả năng sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng, hiện tượng chậm trễ hay ách tắc rất ít khi xảy ra. Mặc dù vị trí kinh doanh đã được tuyển chọn, ở nơi có nhu cầu sản phẩm nâng cao và có thể tận dụng tối đa các hình thức vận chuyển riêng cho khách hàng, bên cạnh đó Công ty còn không ít những sân bãi do tồn tại đã lâu, vị trí kinh doanh của các cửa hàng này không còn thuận lợi nữa, hiệu quả hoạt động của chúng do vậy đang dần bị hạn chế hay đang bị đối thủ cạnh tranh tấn công đòi hỏi có sự nghiên cứu, xem xét nhằm có biện pháp giải quyết thích hợp hoặc chuyển tới vị trí kinh doanh mới thuận lợi hơn. Đây cũng là những yếu tố liên quan trực tiếp tới hiệu quả bán hàng, giúp cho đội ngũ bán hàng hoàn thành tốt công việc của mình 2.2.1.2.Nguồn nhân lực bán hàng tại Công ty TNHH Uniden Việt Nam Đội ngũ bán hàng của Công ty tại mỗi cửa hàng bao gồm cửa hàng trưởng và các nhân viên bán hàng. Đây là đội ngũ cán bộ, công nhân viên của Công ty thực hiện công việc bán hàng cho Công ty. Họ được hưởng lương và các khoản phụ cấp khác (nếu có) nghĩa là họ được hưởng mọi chế độ đãi ngộ của Công ty. Bảng 2.3 : Cơ cấu nguồn nhân lực của công ty Chỉ tiêu (trình độ) Số lượng lao động Tỷ lệ % Tổng số lao động 44 100 Đại học và trên Đại học 20 45,5 Cao đẳng 14 31,8 Trung học chuyên nghiệp 10 22,7 Nguồn : Phòng Nhân Sự Hiện nay công ty có trên 40 nhân viên trong đó có trên 50% tốt nghiệp đại học và trên đại học. Đây là nguồn nhân lực có trình độ cao, là ưu thế của Công ty TNHH Uniden Việt Nam khi tham gia vào quá trình kinh doanh. Điều này cho thấy nguồn nhân lực của Công ty TNHH Uniden Việt Nam có trình độ chuyên môn rất cao, có khả năng để tiếp cận các công nghệ thông tin mới phát triển phục vụ cho việc kinh doanh bằng hình thức bán hàng trực tiếp và TMĐT của công ty để có thể đáp ứng mọi yêu cầu dù là khắt khe nhất của khách hàng. Lực lượng nhân sự của Công ty TNHH Uniden Việt Nam rất thuận lợi cho công ty trong việc phát triển hoạt động bán hàng. Không những thế, đội ngũ nhân viên của Công ty TNHH Uniden Việt Nam còn là những người đầy lòng nhiệt tình và có thái độ rất niềm nở trong cung cách phục vụ khách hàng. Khách hàng sẽ cảm nhận được sự nhiệt tình, năng động và sáng tạo trong toàn bộ quá trình mua hàng từ khâu tư vấn, giao hàng đến các dịch vụ sau bán. Để đảm bảo việc hoàn thành các mục tiêu kinh doanh cũng như chiến lược phát triển đã được đề ra, Công ty luôn ưu tiên phát triển nguồn nhân lực qua việc tuyển dụng từ nhiều nguồn các ứng viên có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn và các sinh viên vừa tốt nghiệp, có năng lực, kiến thức chuyên ngành tốt. Bộ phận nhân sự của công ty đang từng bước hoàn thiện chiến lược phát triển nguồn lực, phát triển văn hoá công ty để xây dựng công ty thành một tổ chức làm việc có tác phong chuyên nghiệp, văn hoá và môi trường làm việc năng động, sáng tạo. Đặc điểm về phẩm chất của nhân viên bán hàng Công ty có đội ngũ bán hàng được hình thành khá lâu, có kinh nghiệm trong kinh doanh sản phẩm và bán hàng. Đây là lực lượng có hiểu biết rõ nét về các đặc tính và tiêu chuẩn kỹ thuật cũng như ưu việt cuả từng loại sản phẩm thiết bị nâng. Do vậy mà họ có thể trở thành những cố vấn tốt nhất cho khách hàng trong khi trực tiếp tiếp xúc với khách hàng. Mang đặc tính bán hàng chuyên nghiệp, xuất phát từ nhận thức riêng biệt đối với lĩnh vực kinh doanh và đặc điểm sản phẩm, có kỹ năng bán hàng, điều này được thể hiện qua cách thức và phương pháp bán hàng cũng như khả năng xử lý trở ngại phát sinh trong qúa trình bán hàng. Đội ngũ bán hàng luôn thể hiện sự chủ động linh hoạt trong quá trình bán hàng, chủ động trong các hoạt động tiếp thị, tìm kiếm khách hàng, gợi mở nhu cầu cho họ và người bán hàng luôn đưa ra những điều chỉnh hợp lý trong mức giá bán, cân đối với lượng hàng mà khách hàng mua nhằm tăng sản lượng bán, đảm bảo lợi nhuận cho Công ty, ngoài ra họ còn rất chủ động trong việc tạo dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Trong quá trình bán hàng đội ngũ bán hàng tỏ ra khá nhanh nhạy trong điều phối, vận chuyển, bốc xếp, hay có thể đưa sản phẩm đến tận chân công trình, nhanh chóng đáp ứng những nhu cầu khẩn cấp của khách hàng. Đảm bảo đúng thời gian giao hàng và đảm bảo chất lượng sản phẩm nhằm mục tiêu bán hàng hiệu quả và tạo được niềm tin của khách hàng. Hầu hết đội ngũ bán hàng có thái độ tích cực với công việc bán hàng, có trách nhiệm với công việc của mình, với Công ty và với khách hàng. Bền bỉ phấn đấu vươn lên và biết vượt qua khó khăn trong những giai đoạn mà sức tiêu thụ sản phẩm bị hạn chế. Các hoạt động tìm kiếm, tiếp xúc trao đổi và thuyết phục khách hàng luôn được ý thức thực hiện từ bản thân người bán hàng. Xuất phát từ chế độ khoán theo lượng sản phẩm tiêu thụ, tinh thần trách nhiệm này càng được nâng cao hơn vì kết quả hoạt động bán hàng có ảnh hưởng trực tiếp đến mức thu nhập của họ ngoài thu nhập từ lương cơ bản. Đây cũng là một động cơ tốt đối với những người bán hàng, là nhân tố tác động hiệu quả tới thái độ làm việc của họ. Trình độ chuyên môn của đội ngũ bán hàng nhìn chung là chưa cao, hầu hết họ mới chỉ tốt nghiệp phổ thông trung học hoặc trung học dạy nghề, hay là bộ đội xuất ngũ, họ bán hàng chủ yếu dựa vào kinh nghiệm thực tế . Khả năng giao tiếp cuả đội ngũ bán hàng trong quá trình bán hàng đạt ở mức độ trung bình nghĩa là họ có thể tiến hành các công việc mời chào,thuyết phục khách hàng ở một mức độ nhất định chưa thật sự đạt được như kỳ vọng của Công ty (là những người hoạt bát, khéo léo, có sự cố gắng để kết thúc thương vụ trong những trường hợp khó khăn nhất) và của nhiệm vụ đặt ra. Trong quá trình bán hàng, việc tuân thủ các quy chế, kỷ cương của Công ty đã được nhận thức song do hoạt động kiểm tra, kiểm soát chưa thường xuyên và chưa chặt chẽ nên việc thực hiện còn hạn chế. 2.2.1.3 Chính sách đãi ngộ đối với nhân viên tại bộ phận bán hàng của công ty Tuỳ thuộc vào trình độ chuyên môn, số năm kinh nghiệm của từng nhân viên sẽ có mức lương cơ bản khác nhau. Bảng 2.4 Lương áp dụng cho bộ phận bán hàng Chỉ tiêu Lương cơ bản Tiền cơm Tiền xăng Tiền ĐT Trách nhiệm Thâm niên Công tác phí Phụ cấp khác Trung cấp 3,200,000 500,000 300,000 300,000 200,000 Tuỳ vị trí Tuỳ từng đợt công tác Theo xếp loại hàng tháng Cao đẳng 3,400,000 500,000 300,000 300,000 400,000 Tuỳ vị trí Tuỳ từng đợt công tác Theo xếp loại hàng tháng Đại học 3,600,000 500,000 300,000 300,000 600,000 Tuỳ vị trí Tuỳ từng đợt công tác Theo xếp loại hàng tháng Trên đại học 4000,000 500,000 300,000 300,000 800,000 Tuỳ vị trí Tuỳ từng đợt công tác Theo xếp loại hàng tháng (Nguồn: Phòng kế toán) Bảng 2.5 Hệ số lương Trình độ Hệ số lương Trên đại học >2 Đại học 2 Cao đẳng 1.8 Trung cấp 1.6 Lao động phổ thông 1.4 (Nguồn: Phòng kế toán) Cứ 3 năm thì mỗi nhân viên sẽ được tăng lương cơ bản theo bậc, mỗi một lần tăng lương thì sẽ tăng 0.2 lần hệ số lương. Nếu nhân viên học bổ túc thêm, có bằng cấp cao hơn sẽ dựa vào bảng trình độ trên để ấn định hệ số lương tương ứng Lương có bản được tính bằng cách lấy: hệ số lương x mức lương tối thiểu chung do nhà nước quy định tại thời điểm hiện hành Theo năng lực chuyên môn của từng nhân viên công ty cũng có chế độ phụ cấp theo năng lực Bảng 2.6 Phụ cấp theo năng lực chuyên môn Năng lực chuyên môn Số tiền phụ cấp Xuất sắc 1,600,000 Giỏi 1,300,000 Khá 1,000,000 Trung Bình 700,000 (Nguồn: Phòng kế toán) Hàng tháng Ban giám đốc công ty sẽ tổng kết và xét thi đua của nhân viên để có mức phụ cấp hàng tháng. Dựa trên những xếp loại hàng tháng cuối năm sẽ tổng kết xếp loại của nhân viên trong năm để xét thưởng tết cho nhân viên tại bộ phận bán hàng Bảng 2.7 Đánh giá tình hình thực hiện công việc của nhân viên Họ tên nhân viên: Công việc: Bộ phận: Giai đoạn đánh giá: Các yếu tố Điểm đánh giá Ghi chú Khối lượng công việc hoàn thành Tốt (A) Khá (B) Trung bình (C) Kém (D) Chất lượng thực hiện công việc Tốt (A) Khá (B) Trung bình (C) Kém (D) Hành vi, tác phong trong công việc Tốt (A) Khá (B) Trung bình (C) Kém (D) Tổng hợp kết quả Tốt (A) Khá (B) Trung bình (C) Kém (D) Ngoài lương cơ bản và phụ cấp theo năng lực chuyên môn, bộ phận văn phòng còn được trợ cấp tiền cơm, tiền xăng, phụ cấp trách nhiệm hàng tháng Cách tính lương của bộ phận kinh doanh (tiếp thị) được tính như sau : Tổng thu nhập thực lãnh = Lương cơ bản + Tiền thưởng + Tiền cơm + Trách nhiệm + Xăng + Điện thoại + Lương thâm niên + Phụ cấp công tác phí + Phụ cấp khác + Lương theo doanh số – Bảo hiểm xã hội Bảo hiểm y tế Bảo hiểm thất nghiệp Thuế TNCN 2.2.1.4 Chỉ tiêu doanh số đối với bộ phận bán hàng Có thể nói nhân viên kinh doanh cũng như tiếp thị trong Công ty TNHH Uniden Việt Nam nói riêng và các công ty khác nói chung có mức lương rất hấp dẫn. Ngoài mức lương cơ bản được hưởng giống như các bộ phận khác, thì chính sách thưởng theo doanh thu rất hấp dẫn. Bảng 2.8 Chi tiêu doanh thu của bộ phận bán hàng Doanh thu % Mức thưởng Số tiền thưởng Dưới 200 triệu Không thưởng Không thưởng Từ 200 – 299 triệu 5% 5,000,000 Từ 300 – 399 triệu 10% 10,000,000 Từ 400 – 499 triệu 15% 15,000,000 Từ 500 – 599 triệu 20% 20,000,000 (Nguồn: Phòng kế toán) Mức thưởng trên áp dụng cho từng nhân viên bán hàng, mỗi nhân viên bán hàng phải đạt doanh thu tối thiểu hàng tháng là 200 triệu đồng. Nếu doanh thu tháng đó vượt qua 200 triệu thì sẽ áp dụng mức thưởng theo bảng trên. Nếu doanh thu dưới 200 triệu thì nhân viên đó chỉ được hưởng lương cơ bản, cộng thêm phụ cấp trách nhiệm, cơm và phụ cấp tiền xăng,…. Bảng mức thưởng theo sản phẩm trên chỉ áp dụng trong năm 2016, mỗi năm công ty sẽ xem xét tình hình kinh tế và quy mô hoạt động của công ty để đề ra mức thưởng cho phù hợp với từng thời kỳ 2.2.1.5 Giám sát và đánh giá hiệu quả bán hàng Để kiểm tra, giám sát hiệu quả bán hàng tại các cửa hàng và doanh nghiệp trực thuộc, Công ty một mặt dựa trên việc đo lường những kết quả của việc bán hàng, sản xuất và dự trữ hàng hóa qua hệ thống sổ sách kế toán, các bản báo cáo tình hình kết quả kinh doanh trong Công ty từ các cửa hàng báo cáo lên mặt khác dựa trên quá trình khảo sát thực tế xuống các cửa hàng một cách trực tiếp. Công ty đã áp dụng một số phương pháp đánh giá sau: Đánh giá thành tích thông qua bản báo cáo bán hàng của nhân viên bán (gồm có doanh số nhập vào, bán ra của các loại mặt hàng kinh doanh hàng tháng, quý, năm). So sánh, xếp hạng thành tích đội ngũ lực lượng bán hàng dựa trên doanh số bán, lợi nhuận và mức nộp doanh thu cho Công ty. Nhìn chung, công tác lãnh đạo, kiểm soát bán hàng của Công ty TNHH Uniden Việt Nam là khá hiệu quả. Bảng 2.9: Kết quả hoạt động bán hàng theo nhóm mặt hàng kinh doanh Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Thực hiện 2013 Thực hiện 2014 Thực hiện 2015 So sánh 2014 2013 So sánh 2015 2014 Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Thiết bị nghe nhìn 11.8 23.0 15.8 23.5 16.8 23.0 4.0 1.3 0.9 1.1 Điện thoại không dây 17.4 34.0 20.9 31.0 21.1 29.0 3.5 1.2 0.2 1.2 Điện thoại Bluetooth 14.4 28.0 18.5 27.5 20.4 28.0 4.2 1.3 1.9 1.3 Khác 7.7 15.0 12.1 18.0 14.6 20.0 4.4 1.6 2.4 1.5 Tổng cộng 51.3 100.0 67.4 100.0 72.9 100.0 16.1 5.4 5.5 5.0 Nguồn: Phòng kế toán Qua bảng phân tích số liệu ta nhận thấy các sản phẩm qua các năm luôn chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng doanh thu của công ty. Năm 2013 điện thoại không dây có tỷ trọng là 34%. Đến năm 2014 tỷ trọng giảm xuống còn 31% mặc dù doanh thu của năm 2014 so với năm 2013 tăng lên đáng kể. Song năm 2015 thì điện thoại không dây giảm còn 29%. Đối với Điện thoại Bluetooth: Mặt hàng này chiếm tỷ trọng cao thứ hai trong tổng doanh thu các mặt hàng của công ty và nó có ảnh hưởng tương đối lớn đến doanh số hàng năm của công ty và khá ổn định qua các năm. Tỷ trọng của nhóm mặt hàng này năm 2013 là 28%. Năm 2014 con số này là 27.5%. Song sang đến năm 2015 thì tỷ trọng là 28%. Tỷ trọng mặt hàng nhóm mặt hàng khác tăng lên khá nhanh qua các năm từ 15% năm 2013 lên 18% năm 2014 và 2015 tăng lên 22%. Do chất lượng sản phẩm công ty đảm bảo an toàn cho người dân nên tỷ trọng mặt hàng này cũng dần tăng lên qua các năm. 2.2.2 Các hoạt động hỗ trợ bán hàng của công ty “Hiện nay Công ty đã đưa trang web giới thiệu về Công ty (chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức), mặt hàng kinh doanh chính, giá cả, phương pháp thanh toán, phương pháp vận chuyển, mục thư góp ý, mục tư vấn hướng dẫn giải đáp và nếu có thể thì sử dụng việc thanh toán trực tuyến... Ngày nay các hoạt động mang tính Marketing là rất phong phú, chúng không bị giới hạn trong phạm vi hoạt động bán hàng. Việc tổ chức hoạt động Marketing, đặc biệt là việc tổ chức bộ phận chuyên môn về Marketing còn là công việc mới mẻ. Điều đó tuỳ thuộc rất lớn vào việc nhận thức tầm quan trọng của Marketing trong cơ cấu tổ chức Công ty. Hiện nay Công ty đang ở giai đoạn đầu của việc phát triển Marketing tức là hoạt động Marketing đã được thực hiện song còn hết sức đơn giản và chủ yếu thuộc phòng kế hoạch, màu sắc Marketing còn chưa rõ nét vì Marketing chưa được coi là chức năng cơ bản của Công ty. 2.3. Đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu của Công ty TNHH Uniden Việt Nam 2.3.1. Ưu điểm Nhờ làm tốt công tác tổ chức bộ phận bán hàng với chính sách giá cả hợp lí, đáp ứng được mọi phân khúc trên thị trường, thu hút được nhiều người tiêu dùng. Với chiến lược giá cả hợp lí như thế giúp Công ty khai thác thị trường và cung cấp những mặt hàng chất lượng cao. Với thế mạnh về những sản phẩm chủ lực của Công ty hiện nay như thiết bị viễn thông, điện thoại không thấm nước,…được nhập nguyên liệu từ các nhà sản xuất có thương hiệu như Nhật, Mỹ , Ý,… nên tâm lý khách hàng luôn an tâm tin tưởng vào sản phẩm của Công ty. Chính những thế mạnh trên đã tạo nên lòng tin từ phía khách hàng khi sử dụng sản phẩm của Công ty và hệ thống phân phối luôn được quản lí chặt chẽ, đồng thời Công ty có một đội ngũ trẻ tích cực trong công việc và kĩ thuật chuyên môn cao. Chính sách chiết khấu tốt đảm bảo được lợi nhuận nên tạo được mối quan hệ tốt đẹp, gắn bó trên tinh thần đôi bên cùng có lợi. 2.3.2. Hạn chế Hàng hóa sản phẩm của công ty được trưng bày khá nhiều nhưng những mẫu mã đang được ưa chuộng, thịnh hành trên thị trường cả nước mà phía Công ty TNHH Uniden Việt Nam vẫn chưa sản xuất được Chất lượng sản phẩm còn chưa cân bằng, tức là gần như nhau về giá thế nhưng chất lượng lại trái ngược, nhiều khi chính sự khác biệt ấy làm cho khách hàng lẫn người tư vấn khó hình dung ra được giá trị của sản phẩm. Lượng hàng hóa tồn kho lâu cho đến nay đến từ nhiếu nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan: Khách quan có lẽ là do có những sản phẩm khác thay thế tốt hơn, được thị hiếu người tiêu dùng chào đón hơn. Chủ quan là do một phần ở chính sách bên bộ phận marketing chưa phù hợp hoặc đội ngũ tư vấn chưa tìm hiểu hoặc nắm rõ được những lợi ích, lợi thế, thông số kĩ thuật… của sản phẩm đang tồn kho.Một vài sản phẩm mới được Công ty đưa vào áp dụng bán ra khi mà nhân viên chưa được tìm hiểu rõ khiến việc tư vấn gặp khó khăn và phải đi hỏi người này người nọ trong lúc tư vấn (điều này vô tình tạo hình ảnh thiếu chuyên nghiệp trong mắt của khách hàng). Những bạn là nhân viên mới được tuyển vào làm còn thiếu nhiều kiến thức về sản phẩm, cách trưng bày, đánh giá sự khác biệt giữa các sản phấm với nhau…nếu như trong một ca làm không có người hỗ trợ về thiết bị, sản phẩm…thì sẽ rất khó làm vừa lòng khách hàng nhất là những khách hàng khó tính. 2.3.3. Nguyên nhân của các hạn chế Địa chỉ trụ sở chính đặt tại Lô CN5, KCN Tân Trường, Cẩm Giang, Hải Dương, nên hoạt động kinh doanh chính tập trung ở đây, các cửa hàng phân bố ở các tỉnh lân cận nên công tác vận chuyển hàng từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ gặp không ít khó khăn Chưa xây dựng bộ phận nghiên cứu và phát triển thị trường, chưa lập kế hoạch kinh doanh, chưa xây dựng chiến lược bán hàng, chiến lược marketing Chương 3 Giải pháp hoàn thiện hoạt động bán hàng tại Công ty TNHH Uniden Việt Nam 3.1. Định hướng phát triển của Công ty TNHH Uniden Việt Nam 3.1.1 Định hướng phát triển công ty Ngành điện tử trong những năm vừa qua là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng ổn định. Kinh tế ngày càng phát triển, cộng với mức sống của người dân trong nước ngày càng được nâng cao (đặc biệt là tại Hà Nội) khiến nhu cầu về việc sử dụng các thiết bị điện tưt cũng tăng theo. Hiện nay, có thể nhận định, thị trường kinh doanh sản phẩm thiết bị điện tử, viễn thông ở Việt Nam nhiều tiềm năng phát triển. Kinh tế phát triển, nhiều công ty mọc lên, lại thêm dân số ngày càng đông, kéo theo đó là khu chung cư nhà ở mọc lên càng nhiều và nhu cầu về thiết bị điện tử cũng tăng theo. Trước tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các doanh nghiệp cùng ngành kinh doanh dòng sản phẩm điện tử như hiện nay, Công ty TNHH Uniden Việt Nam đã đưa ra định hướng cho sự phát triển của Công ty những năm tới, cụ thể như sau: Khắc phục tình trạng thừa, thiếu nhân lực cũng như sắp xếp lại bộ máy tổ chức, quản lý nhằm đạt hiệu quả cao hơn trong hoạt động và sản xuất kinh doanh. Tiến hành cấu trúc lại cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp, bổ sung, phân quyền lại ở các bộ phận hiện tại đang có trong cơ cấu tổ chức của Công ty. Xây dựng cơ chế vận hành đồng bộ, thông suốt, phát huy vai trò của Ban lãnh đạo và các bộ phận liên quan. Lên kế hoạch cụ thể và có văn bản hướng dẫn cụ thể đối với tiến trình vận hành và áp dụng các chiến lược phát triển tại Công ty, đặc biệt có kế hoạch thực hiện chi tiết cho các bộ phận thực hiện trực tiếp các hoạt động trong chiến lược phát triển đã đề ra. Thực hiện đồng bộ và toàn diện các giải pháp về tuyển dụng, đào tạo, phát triển, sử dụng, bố trí, luân chuyển lao động tại Công ty. Chủ động thiết lập kế hoạch tài chính, kế hoạch sử dụng nguồn vốn trong quá trình thực hiện chiến lược phát triển. 3.1.2 Định hướng về hoạt động bán hàng Nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, đẩy mạnh công tác marketing, hướng đến đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả hoạt động bán hàng của Công ty. Tiếp tục mở rộng thị trường bán hàng, khai thác thị trường các tỉnh khu vực miền Tây Nam Bộ, mở rộng ra các tỉnh miền Trung và miền nam. Duy trì và củng cố mối quan hệ tốt với nhà sản xuất, khách hàng, chủ động nắm bắt nhu cầu thị trường. Có những chế độ đãi ngộ tốt với cán bộ công nhân viên, đặc biệt là những công nhân viên có trình độ tay nghề, gắn bó với Công ty. Tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp hơn nữa. Hình thành và phát triển những nét văn hóa khác biệt và tăng nhiều lợi ích cho cán bộ công nhân viên của Công ty. Chú trọng vấn đề phát triển môi trường làm việc chuyên nghiệp và tăng tính liên kết và gắn bó giữa các thành viên của Công ty. 3.2. Giải pháp 3.2.1 Các chính sách và giải pháp phát triển thị trường Chính sách và giải pháp phát triển sản phẩm thiết bị điện tử của công ty thông qua xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm cụ thể vào từng đối tượng khách hàng cụ thể. Cần ưu tiên phát triển, đẩy mạnh các sản phẩm chủ lực cụ thể ở đây là thiết bị điện tử công nghiệp. Đồng thời công ty nên căn cứ vào tình hình tiêu thụ và sự bão hoà của thị trường về sản phẩm công nghệ để có sự đầu tư và phát triển vào những mặt hàng đang bán chạy nhất hiện nay Công ty cần xây dựng công tác nghiên cứu thị trường. Vì vậy công ty cần phải có một chiến lược cũng như tầm nhìn để có sự đầu tư vào những lĩnh vực cũng như thế mạnh và nhu cầu của thị trường đang đòi hỏi Đẩy mạnh hơn nữa chính sách tiếp cận thị trường, chính sách hỗ trợ vào các đại lý, cửa hàng nhỏ để đẩy mạnh phân phối hàng công ty, khuyến khích các đại lý bằng các chương trình chiết khấu, ưu đãi để họ ưu tiên bán sản phẩm cho công ty mình. Đưa ra những chính sách chiết khấu, giảm giá, khuyến mãi nhằm hỗ trợ đại lý, cửa hàng phân phối sản phẩm của công ty 3.2.2 Hoàn thiện chiến lược sản phẩm của doanh nghiệp Để hoạt động bán hàng của công ty đạt được kết quả cao trong kinh doanh thì việc nghiên cứu thị trường là rất quan trọng. Thứ nhất: Nghiên cứu thị trường để biết được khách hàng cần gì? và diễn biến thị trường như thế nào. Thứ hai: Nghiên cứu thị trường để biết được nguồn hàng trên thị trường và đối thủ cạnh tranh của mình. Công ty cần có những kế hoạch nghiên cứu thị trường tỷ mỷ, cụ thể khách quan, trên cơ sở kế hoạch kinh doanh của công ty. Phân đoạn thị trường mục tiêu, khách hàng mục tiêu để thuận lợi cho việc phục cụ khách hàng. Thường xuyên theo dõi xu hướng biến động về giá trên thị trường các sản phẩm của công ty để tìm cách điều chỉnh giá. Có những chính sách sao cho các gian hàng không phụ thuộc quá nhiều vào nhà cung cấp. Như vậy cần đấy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường để thu được kết quả tốt. Tuyên truyền sâu rộng, quảng cáo hình thức kinh doanh này trên các tạp chí, các khu vực dân cư chưa biết đến mạng Intenet. Cần đẩy mạnh hơn nữa việc bán hàng qua online, tư vấn thông tin sản phẩm cho khách hàng. Hiện nay công ty có đội ngũ bán hàng giàu kinh nghiệm, mỗi một ngành hàng đều có hai đến ba nhân viên kinh doanh dưới sự điều hành và phân phối của trưởng nhóm kinh doanh. Việc điều hành và phân công nhân viên bán hàng là rất quan trọng. Để có thể duy trì đều đặn các gian hàng công ty cần làm một số việc sau: Điều phối nhân viên kinh doanh vào phụ trách kinh doanh các mặt hàng và tìm cách đẩy nhanh tốc độ bán hàng của ngành hàng đó. Xây dựng các chương trình khuyến mại cho các gian hàng mới Đối với các ngành hàng đã phát triển công ty nên bổ sung thêm người và có sự phân công trách nhiệm rõ ràng giữa trưởng nhóm và nhân viên. Trong một ngành hàng hay trong công ty cần có sự giúp đỡ hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành viên trong nhóm. Việc xử lý các đơn hàng cần có sự phối hợp nhịp nhàng tránh tình trạng xử lý chung một đơn hàng. Tuy nhiên các nhân viên kinh doanh cần chủ động hơn nữa trong việc liên hệ gặp gỡ các đối tác để thuận lợi cho việc tiêu thụ hàng hóa. Lực lượng bán hàng cần được trải rộng và đều trong các ngành hàng. Kỹ năng thao tác các giấy tờ phòng kế toán cần nhanh hơn nữa tiện cho việc xuất hàng của công ty. Đội ngũ nhân viên kinh doanh phải nắm kỹ lưỡng về sản phẩm giúp cho việc tư vấn khách hàng được thuận lợi. Hiểu sản phẩm, cách sử dụng sản phẩm tránh tình trạng phụ thuộc khá nhiều vào đội ngũ kỹ thuật. Doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến chiến lược thích ứng hóa của chính sản phảm mới mà mình lựa chọn nhằm thỏa mãn đến mức cao nhất nh
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài
Hoạt động bán hàng là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định sự tồn tại và pháttriển của doanh nghiệp Để thực hiện tốt quá trình này không thể không kể đến các loạihình dịch vụ bổ sung
Ngày nay trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt, một doanh nghiệpmuốn tồn tại và phát triển phải biết điều hành phối hợp nhiều yếu tố, phải biết phối hợpcác ưu điểm lợi thế của mình để tạo ra sức mạnh tổng hợp trong cạnh tranh Cạnh tranhtrong tiêu thụ sẽ quyết định thành công hay thất bại của doanh nghiệp
Hoạt động bán hàng thực hiện mục đích của sản xuất hàng hóa, là đưa hàng hoá từnơi sản xuất đến nơi tiêu dùng Quá trình hoạt động bán hàng thể hiện thông qua công tácbán hàng, khác với quan điểm cũ, bán hàng hiện đại không chỉ dừng ở việc bán hàng hoácho khách hàng mà nó còn bao gồm nhiều hình thức như: Quảng cáo, giới thiệu hànghoá, vận chuyển, bảo hành… Khách hàng sẽ không mua hết hàng hóa nếu như doanhnghiệp không tạo ra những ích lợi cho khách hàng khi sử dụng hàng hoá của mình hoặckhách hàng không được chăm sóc chu đáo
Nhìn lại thời kỳ bao cấp hàng hoá sản xuất ra được cấp, phát, phân phối thì dịch
vụ bổ sung không được nhắc tới Khách hàng không được tư do lựa chọn cũng như khôngđược phục vụ chu đáo, họ chỉđược mua hàng khi có tem phiếu hoặc có sự hướng dẫn củaNhà nước Các doanh nghiệp sản xuất cũng chẳng phải bận tâm tìm kiếm khách hàng, họcoi khách hàng là người mình ban ơn nên không bao giờ quan tâm đến các loại hình dịch
vụ khách hàng Nhưng ngày nay trong cơ chế mới, cơ chế thị trường và nhất là khi ViệtNam đang hội nhập kinh tế khu vực và thế giới thì dịch vụ trong hoạt động bán hàng luônđóng vai trò lớn Dịch vụ trong hoạt động bán hàng là một trong những yếu tố quan trọngquyết định thành công của doanh nghiệp trên thương trường Một doanh nghiệp muốn tồntại và phát triển thì một trong các nhiệm vụ quan trọng là làm sao thực hiện đầy đủ và cóhiệu quả các loại hình dịch vụ trong hoạt động bán hàng
Chính vì vậy, tìm ra những biện phát để khắc phục khó khăn, nâng cao hiệu quảhoạt động bán hàng luôn là mối quan tâm của ban lãnh đạo và toàn bộ nhân viên của bất
kỳ doanh nghiệp nào Thấy được tầm quan trọng của hoạt động bán hàng như vậy nêntrong thời gian thực tập tại Công ty TNHH Uniden Việt Nam em đã mạnh dạn chọn đề
Trang 2tài: “Giải pháp nâng cao hoạt động bán hàng tại Công ty TNHH Uniden Việt Nam”
làm báo cáo tốt nghiệp của mình
2 Mục đích nghiên cứu
Phân tích thực trạng của hoạt động bán hàng của Công ty TNHH Uniden ViệtNam và đề ra những giải pháp để đẩy mạnh hiệu quả hoạt động bán hàng cho Công Tytrong thời gian tới
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Do thời gian có giới hạn nên đề tài chỉ tập trung vào:
- Phân tích sơ lược hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Uniden Việt Nam
- Tình hình tiêu thụ các sản phẩm chính của Công ty
- Đề xuất một số giải pháp để nâng cao doanh thu bán hàng tại Công ty
- Nghiêm cứu tại Công ty TNHH Uniden Việt Nam
- Thời gian nghiên cứu là năm 2016
4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu là phương pháp thu thập thông tin
và phương pháp phân tích Thông tin thu thập được thông qua nhiều kênh như quá trìnhthực tập trực tiếp tại công ty, hỏi các nhân viên trong công ty, các báo cáo tài chính năm,
… Phương pháp phân tích sử dụng các thông tin này, kết hợp với phương pháp so sánh,đối chiếu, tổng hợp thông tin, từ đó đưa ra những nhận định về tình hình hoạt động bánhàng tại Công ty TNHH Uniden Việt Nam
5 Kết cấu của báo cáo
Ngoài phần Lời mở đầu, Kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được kếtcấu thành 3 chương:
Chương 1 Giới thiệu chung về Công ty TNHH Uniden Việt Nam
Chương 2 Thực trạng hoạt động bán hàng của Công ty TNHH Uniden Việt Nam
Chương 3 Giải pháp hoàn thiện hoạt động bán hàng tại Công ty TNHH Uniden Việt Nam
Trang 3Chương 1 Giới thiệu chung về Công ty TNHH Uniden Việt Nam 1.1 Quá trình ra đời và phát triển của Công ty TNHH Uniden Việt Nam
1.1.1 Lịch sử hình thành
Công ty TNHH Uniden Việt Nam được thành lập theo giấy phép kinh doanh số
0800375978 do Sở Kế Hoạch Và Đầu Tư TP Hà Nội cấp ngày 11/04/2007 Công tyTNHH Uniden Việt Nam chính thức đi vào hoạt động ngày 04/04/2007
Tên công ty: Công ty TNHH Uniden Việt Nam
Tên giao dịch: UNIDEN VIETNAM Ltd
Tên viết tắt: Uniden
Giám đốc: YOSHINORI MATSUOKA
Loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
Lĩnh vực kinh doanh chính: Sản xuất, lắp ráp cung cấp dịch vụ phần cứng - điện tử
1.1.2 Sự thay đổi của doanh nghiệp cho đến nay
Công ty TNHH Uniden Việt Nam hoạt động dưới hình thức Công ty trách nhiệm
hữu hạn, vốn 100% vốn nước ngoài Có tên giao dịch UNIDEN VIETNAM Ltd
Năm 2006 ông YOSHINORI MATSUOKA nhận thấy thị trường Việt Nam đangtrên đà phát triển về công nghệ thông tin, trong khi đó các thiết bị điện tử, truyền thôngcủa Việt Nam còn lạc hậu và chưa phát triển nhiều so với các nước trên thế giới
Chính vì vậy ngày 11/04/2007 ông YOSHINORI MATSUOKA quyết định thành
lập Công ty TNHH Uniden Việt Nam tại Việt Nam với số vốn 100% do ông bỏ ra với
ngành nghề kinh doanh chính của công ty là: Sản xuất, lắp ráp cung cấp dịch vụ phầncứng - điện tử và các thiết bị truyền thông
Trang 41.2 Chức năng nhiệm vụ của công ty
Thực hiện đúng quy chế, chế độ quản lý vốn , tài sản , các quỹ, hạch toán, các chế
độ quản lý khác do các cơ quan nhà nước quy định Chịu trách nhiệm đóng thuế, cácnghĩa vụ tài chính trực tiếp cho nhà nước tại địa phương theo quy định của pháp luật
1.2 Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Uniden Việt Nam
1.2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức
Trang 5Sơ đồ 1.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy công tyBan Giám Đốc
cả các lĩnh vực hoạt động của công ty
- Thuê, trả lương và định kỳ đánh giá hiệu quả hoạt động điều hành của giám đốcđiều hành
- Yêu cầu ban điều hành cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ, nhằm phục vụ chocông tác giám sát ban điều hành công ty - Nhóm họp định kỳ để thực hiện công việc vàhọp các phiên họp bất thường khi cần thiết
Trang 6Chức năng của phòng hành chính nhân sự là tham mưu, giúp việc cho giám đốccông ty và tổ chức thực hiện các việc trong lĩnh vực tổ chức lao động, quản lý và bố trínhân lực, bảo hộ lao động, chế độ chính sách, chăm sóc sức khỏe cho người lao động,bảo vệ quân sự theo luật và quy chế công ty Kiểm tra , đôn đốc các bộ phận trong công
ty thực hiện nghiêm túc nộ quy, quy chế công ty Làm đầu mối liên lạc cho mọi thông tincủa giám đốc công ty Các nhiệm vụ chi tiết gồm:
Phòng kế toán
a/ Chức năng:
Tham mưu cho Giám đốc quản lý các lĩnh vực sau:
- Công tác tài chính
- Công tác kế toán tài vụ
- Công tác kiểm toán nội bộ
- Công tác quản lý tài sản
- Công tác thanh quyết toán hợp đồng kinh tế
- Kiểm soát các chi phí hoạt động của Công ty
- Quản lý vốn, tài sản của Công ty, tổ chức, chỉ đạo công tác kế toán trong toànCông ty
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao
và hoàn trả vốn vay, lãi vay trong toàn Công ty
Tham mưu giúp Giám đốc phân bổ chỉ tiêu kế hoạch tài chính cho các đơn vị trựcthuộc
Triển khai công tác nghiệp vụ kế toán tài vụ trong toàn Công ty
Lập báo cáo tài chính, báo cáo thuế theo quy định chế độ tài chính hiện hành củaNhà nước phản ánh trung thực kết quả hoạt động của Công ty;
Trang 7Phân tích tình hình tài chính, cân đối nguồn vốn, công nợ trong Công ty và báocáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của Giám đốc;
Chủ trì xây dựng, soạn thảo các văn bản có liên quan đến công tác tài chính, kếtoán, các quy định về quản lý chi tiêu tài chính trình Giám đốc ban hành hoặc đề xuất vớiLãnh đạo Công ty trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;
Chủ trì làm việc với các cơ quan thuế, kiểm toán, thanh tra tài chính;
Phòng kinh doanh.
a/ Chức năng:
Tham mưu cho Giám đốc quản lý các lĩnh vực sau:
- Công tác xây dựng kế hoạch, chiến lược:
- Công tác thống kê tổng hợp sản xuất;
- Công tác điều độ sản xuất kinh doanh;
- Công tác lập dự toán;
- Công tác quản lý hợp đồng kinh tế;
- Công tác thanh quyết toán hợp đồng kinh tế;
- Công tác đấu thầu;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao
b/ Nhiệm vụ:
Xây dựng chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty trong từng giaiđoạn;
Tham mưu xây dựng kế hoạch đầu tư và thực hiện lập các dự án đầu tư;
Chủ trì lập kế hoạch SXKD của Công ty trong từng tháng, quý, năm và kế hoạchngắn hạn, trung hạn, dài hạn theo yêu cầu của lãnh đạo Công ty;
Thống kê, tổng hợp tình hình thực hiện các công việc sản xuất kinh doanh củaCông ty và các công tác khác được phân công theo quy định;
Phòng kỹ thuật - xưởng sản xuất
a Chức năng
- Phòng Kỹ thuật là đơn vị thuộc bộ máy quản lý của công ty, có chức năng thammưu cho ban Giám đốc về công tác kỹ thuật, công nghệ, định mức và chất lượng sảnphẩm
- Thiết kế, triển khai giám sát về kỹ thuật các sản phẩm làm cơ sở để hạch toán,đấu thầu và ký kết các hợp đồng kinh tế
Trang 8- Theo dõi, kiểm tra chất lượng, số lượng hàng hoá, vật tư khi mua vào hoặc xuấtra.
- Kiểm tra, giám sát, nghiệm thu chất lượng sản phẩm
- Tiến hành sản xuất, lắp ráp, thi công các dự án, gói thầu của công ty
kỹ thuật, nhiệm vụ thiết kế theo hợp đồng kinh tế đã ký kết Là đơn vị chịu trách nhiệmchính về mặt kỹ thuật đối với các sản phẩm xuất xưởng cũng như sản phẩm nhập về
- Tham gia vào việc kiểm tra xác định định mức lao động trong các công việc,các công đoạn sản xuất và xác nhận lệnh sản xuất Trực tiếp làm các công việc về đăng
ký, đăng kiểm chất lượng hàng hóa, sản phẩm thi công tại Công ty Quản lý chỉ đạo về antoàn kỹ thuật trong sản xuất
- Kiểm tra xác định khối lượng, chất lượng, kỹ mỹ thuật của sản phẩm để xuấtxưởng làm cơ sở quyết toán và thanh lý hợp đồng kinh tế Lưu trữ hồ sơ kỹ thuật, đảmbảo bí mật công nghệ sản phẩm truyền thống
- Nghiên cứu cải tiến các mặt hàng, sản phẩm của Công ty đang sản xuất để nângcao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm Quản lý các định mức kỹ thuật (mức tiêu haonăng lượng, vật tư và nguyên vật liệu của các sản phẩm vv )
- Nghiên cứu xây dựng danh mục tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm và định mức
kỹ thuật áp dụng trong Công ty Phối hợp với các đơn vị liên quan tham gia Hội đồngkhảo thí thi tay nghề nâng bậc lương công nhân kỹ thuật Biên soạn tài liệu về công nghệ
kỹ thuật để đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề cho cán bộ công nhân viên
- Theo dõi, đối chiếu các hạng mục trong quá trình sản xuất, mức tiêu hao vật tưnguyên liệu để làm cơ sở thanh lý hợp đồng kinh tế giữa Công ty với khách hàng
- Xác nhận về thời gian hoàn thành chất lượng công việc của tất cả các lệnh sảnxuất để làm cơ sở thanh toán tiền lương, tiền công cho công nhân
- Soạn thảo, xây dựng quy trình công nghệ để thi công các sản phẩm
1.3 Đánh giá các kết quả hoạt động của Công ty TNHH Uniden Việt Nam
Trang 9Bảng 2.1 Kết quả kinh doanh của công ty qua các năm 2013 - 2015
2 Các khoản giảm trừ doanh thu
3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 16,676,606,506 17,133,245,352 18,065,383,186 456,638,846 102.74% 932,137,834 105.44%
4 Giá vốn hàng bán 6,664,699,507 6,739,558,626 6,780,873,009 74,859,119 101.12% 41,314,383 100.61%
5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 10,011,906,999 10,393,686,726 11,284,510,177 381,779,727 103.81% 890,823,451 108.57%
6 Doanh thu hoạt động tài chính 67,070,455 107,282,403 370,505,774 40,211,948 159.95% 263,223,371 345.36%
8 Chi phí bán hàng 4,842,803,310 4,927,081,571 5,011,363,972 84,278,261 101.74% 84,282,401 101.71%
9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 1,366,839,887 1,558,265,662 1,772,662,492 191,425,775 114.00% 214,396,830 113.76%
10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 3,735,193,347 3,801,057,090 4,129,977,939 65,863,743 101.76% 328,920,849 108.65%
11 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 3,735,193,347 3,801,057,090 4,129,977,939 65,863,743 101.76% 328,920,849 108.65%
12 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 933,798,337 950,264,273 1,032,494,485 16,465,936 101.76% 82,230,212 108.65%13
Lợi nhuận sau thuế thu nhập
doanh nghiệp 2,801,395,010 2,850,792,818 3,097,483,454 49,397,807 101.76% 246,690,637 108.65%
[Nguồn: Phòng kế toán]
Trang 10Nhận xét:
Dựa vào bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ta thấy công ty đang tronggiai đoạn phát triển Doanh thu tăng đều qua các năm, doanh thu năm 2014 tăng hơn năm
2013 là 102.7%, tương đương 456,638,846 đồng Doanh thu năm 2015 tăng hơn năm
2014 là 105.4%, tương đương 932,137,834 đồng Doanh thu tăng là dấu hiệu đáng mừng,chứng tỏ công ty đang hoạt động rất tốt Doanh thu tăng kéo theo lợi nhuận cũng tăngtheo, lợi nhuận năm 2014 tăng hơn năm 2013 là 101.7% tương đương 65,863,743 đồng.Năm 2015 tăng hơn năm 2014 là 108.65% tương đương 328,920,849 đồng Điều này cóthể giải thích là do công ty đã tiết kiệm được các khoản chi phí bán hàng và các khoảnchi phí khác tăng nhẹ không đáng kể
Trang 11Chương 2 Thực trạng hoạt động bán hàng của Công ty TNHH Uniden Việt Nam
2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động bán hàng của Công ty TNHH Uniden Việt Nam
2.1.1 Các nhân tố bên ngoài
Môi trường kinh tế
Năm 2015 đánh dấu một bước ngoặt lớn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tếcủa Việt Nam khi đã hoàn tất đàm phán hàng loạt các hiệp định thương mại tự do thế hệmới Đây cũng là năm nền kinh tế Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng ở mức 6,68% Kếtquả này củng cố thêm nhiều cơ hội và động lực phát triển kinh tế cho Việt Nam trongnăm 2016, tạo thêm lực đẩy cho quá trình tái cơ cấu nền kinh tế
Hình 2.1 Tăng trưởng kinh tế Việt Nam theo ngành gia đoạn 2008-2015
(Nguồn: Tổng cục thông kê)
Như vậy ta thấy ngành dịch vụ, công nghiệp và xây dựng đang dần chiếm tỷ trọng
và có xu hướng tăng vào năm 2016 Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các doanhnghiệp kinh doanh loại hình dịch vụ, công nghiệp và xây dựng nói chung và hoạt độngkinh doanh của Công ty TNHH Uniden Việt Nam nói riêng Đây là dấu hiệu tốt báo hiệuthị trường kinh doanh trong năm 2016
Trang 12Hình 2.2 Tình hình lạm phát Việt Nam giai đoạn 2011-2015
(Nguồn: Tổng cục thông kê)
Nhìn vào biểu đồ ta thấy tình hình lạm phát của Việt Nam giai đoạn 2011 – 2015được ngân hàng Nhà Nước kiểm soát rất tốt, có xu hướng giảm từ năm 2011 – 2015 Đâyđược coi là một thành công lớn của Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam trongthời gian qua Nền kinh tế ổn định, sức mua của đồng tiền tăng,… tạo điều kiện cho nềnkinh tế phát triển nói chung và hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Uniden ViệtNam nói riêng trong hoạt động kinh doanh của mình
Yếu tố kỹ thuật công nghệ
Việt Nam gia nhập các tổ chức kinh tế thế giới và khu vực, mở cửa thị trường kinhdoanh, tạo điều kiện thuận loại cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam,bên cạnh đó việc giao thương xuất nhập khẩu được dễ dàng, giúp cho việc nâng cao cácthiết bị công nghệ hiện đại phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,việc nâng cao các thiết bị, dây chuyền sản xuất kéo theo đó là nhu cầu của nguyên liệu,công cụ dụng cụ, hàng hoá, có xu hướng tăng mạnh Đây là dấu hiệu tốt cho thị trườngkinh doanh của Công ty TNHH Uniden Việt Nam
Điều kiện tự nhiên và cơ sở hạ tầng
Hà Nội là khu vực phát triển mạnh về kinh tế, nguồn lực lao động dồi dào, các nhàđầu tư đầu tư vào Hà Nội nhiều,… kéo theo đó sự phát triển của cơ sở hạ tầng, nền kinh
tế của khu vực phát triển sẽ kéo theo các loại hình kinh doanh phát triển như xây dựng,sản xuất… tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của công ty trong tương lai
Ảnh hưởng của yếu tố nhân khẩu học và phát triển con người
Dân số của Việt nam ước tính đến nay khoảng hơn 90 triệu người, là quốc giađông dân thứ nhì ở khu vực Đông Nam Á Tốc độ phát triển dân số vào khoảng 1,29%
Trang 13Khoảng 1/3 dân số sống ở khu vực nông thôn, trong đó dân tộc Kinh chiếm khoảng 87%dân số và 53 dân tộc khác (khoảng 8 triệu người) sinh sống chủ yếu ở những vùng núicao
Việt Nam xếp thứ 101 trên 147 nước của UNDP về phát triển về con người Chỉ sốphát triển con người (HDI), chỉ ra Việt nam chỉ đứng ở mức trung bình Chỉ số HDI đượctính dựa trên ba thành phần chính của vấn đề phát triển con người: giáo dục, sức khoẻ vàtiêu chuẩn về cuộc sống, và việc xếp hạng các quốc gia dựa trên chỉ số hỗn hợp củanhững yếu tố chẳng hạn như kế hoạch sinh đẻ, xóa nạn mù chữ, trình độ học vấn và GDP/đầu người Việt Nam đã có một bước tiến dài trong vấn đề phát triển khi nhảy từ vị trí
122 lên 101 chỉ trong một vài năm
Với trình độ văn hóa của dân cư như phân tích ở trên, đó là yếu tố hết sức thuậnlợi cho sự phát triển của nền kinh tế Với chỉ số phát triển con người cao, người dân ViệtNam sẽ dễ dàng tiếp cận và sử dụng công nghệ ngày càng hiện đại, thêm vào đó số lượngdân số lớn, thị trường kinh doanh cho các doanh nghiệp tại Việt nam nói chung và cáctỉnh miền nam nói riêng đã và đang hết sức bùng nổ trong tương lai Các nhà cung cấp sẽđầu tư để cạnh tranh trên thị trường lớn này Và đây cũng chính là cơ hội của Công tyTNHH Uniden Việt Nam khi kinh doanh những sản phẩm chất lượng cao như thiết bịviễn thông, thiết bị nghe nhìn, các loại điện thoại đa dạng như điện thoại không thấmnước, điện thoại không dây, điện thoại Bluetooth…
Ảnh hưởng của yếu tố pháp lý
Yếu tố chính trị và pháp luật gắn liền với sự phát triển kinh tế Một quốc gia cómột chế độ chính trị ổn định và một hành lang pháp lý rõ ràng sẽ có điều kiện thu hútnguồn đầu tư trong và ngoài nước ngày càng nhiều, giao lưu thương mại ngày càng pháttriển để hội nhập vào nền kinh tế thế giới trong giai đoạn toàn cầu hóa hiện nay
Riêng đối với Việt nam chúng ta sau khi mở cửa cũng bước đầu xây dựng đượcmột nhà nước pháp quyền có hành lang pháp lý thông thoáng giúp cho các nhà đầu tưtrong và ngoài nước bỏ vốn vào làm ăn
Chính phủ Việt nam đã công nhận tầm quan trọng của sự phát triển công nghiệpcủa Việt nam là một trong những động cơ thúc đẩy quan trọng nhất cho sự phát triển kinh
tế Những năm qua kinh tế của Việt nam và được đánh dấu bằng những chính sách vàluật lệ đã được sửa đổi của Chính phủ Mặt khác, với những yêu cầu của sự hòa nhập vớiquốc tế qua những chương trình ASEAN, WTO và e-APEC và nền kinh tế tri thức toàn
Trang 14cầu, Việt nam phải đối mặt với những thách thức chiến lược và rủi ro về việc bỏ lại đằngsau và kém xa các nước khác nếu không có một sự phát triển nền công nghiệp thích hợp
và phù hợp với kinh tế thế giới Chính vì vậy đây là điều kiện thuận lợi để công ty cungcấp hàng hoá cho thị trường
2.1.2 Các nhân tố bên trong
Đối thủ cạnh tranh của công ty
Trong những năm qua do tốc độ phát triển rất nhanh của ngành sản xuấtthươngmại do đó xuất hiện rất nhiều đối thủ cạnh tranh với Công ty Hiện nay trên thị trường
có rất nhiều các Công ty là đối thủ cạnh tranh trong như:
Công ty TNHH Đức Hữu Đạt
Công ty TNHH Thương Mại Kỹ Thuật Minh Đăng
CN Doanh Nghiệp Tư Nhân Hà Thành
…
Chính do sự phát triển rầm rộ của các Công ty có cùng chức năng nên thị phần củaCông ty TNHH Uniden Việt Nam cũng bị ảnh hưởng rất nhiều, phải chia sẻ cho một sốCông ty khác Tuy nhiên, các chỉ tiêu của Công ty đều được hoàn thành một cách xuấtsắc Các đối thủ cạnh tranh chủ yếu của Công ty có thể được phân loại thành hai loại cơbản: Doanh nghiệp kinh doanh trong nước và Doanh nghiệp Nước ngoài và nhiều Công
ty trách nhiệm hữu hạn khác và dựa theo bảng so sánh sau:
Trang 15Bảng 2.1 So sanh đối thủ cạnh tranh với công ty
CÔNG TY NƯỚC NGOÀI
CÔNG TY TƯ NHÂN
CÔNG TY MỚI THÀNH LẬP
(Nguồn: Phòng kinh doanh - Công ty TNHH Uniden Việt Nam)
Qua số liệu khảo sát của phòng kinh doanh Công ty TNHH Uniden Việt Nam tathấy được thị phần của các công tư nhân tại thị trường nước ta là rất cao Các doanhnghiệp tư nhân đang dần chiếm lĩnh thị phần Mặc dù rất khó khăn trong việc dành lại thịphần Chính vì vậy mỗi doanh nghiệp trong nước nói chug và Công ty TNHH UnidenViệt Nam nói riêng cần phải có chiến lược bán hàng cũng như chiến lược kinh doanh hợp
lý để tăng thị phần trong tương lai
Tài chính
Là một doanh nghiệp tư nhân với 100% vốn nước ngoài với số vốn pháp định banđầu là 5.000.000 USD, vì vậy, nguồn tài chính của công ty rất mạnh, tạo điều kiện thuậnlợi đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Kết hợp với những yếu tố khác như nhân
sự, trình độ chuyên môn, Công ty TNHH Uniden Việt Nam ngày càng mở rộng quy môsản xuất cũng như thị trường kinh doanh
Trang 16Văn phòng công ty được thuê tại nhà nằm sát bên xưởng Công ty có đầy đủ cácthiết bị cần thiết cho văn phòng như: Hệ thống máy vi tính được nối mạng Internet, máyFax, máy Photocopy, máy in,
Công ty có 01 xe hơi 04 chỗ ngồi để Ban giám đốc đi công tác, tiếp xúc kháchhàng và gặp gỡ đối tác Công ty có 02 xe tải được dùng để vận chuyển hàng hoá, Côngnhân của Công ty được trang bị đầy đủ các công cụ, dụng cụ lắp đặt, trang phục và dụng
cụ bảo hộ lao động tốt nhất
Hiện nay cơ sở vật chất nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị của công ty vẫn trongtình trạng tốt, luôn đáp được nhu cầu sản xuất kinh doanh Ngoài ra, công ty cũng chútrọng khâu sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ, thay mới một số máy móc thiết bị hiện đại đểđáp ứng được yêu cầu sản xuất và kinh doanh, theo kịp công nghệ tiên tiến làm cho chấtlượng sản phẩm, dịch vụ của công ty đáp ứng được yêu cầu thị trường và khách hàng.Điều này giúp cho xây dựng và nâng cao uy tín của công ty
2.2 Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ty TNHH Uniden Việt Nam 2.2.1 Các hoạt động hỗ trợ hoạt động bán hàng Công ty TNHH Uniden Việt Nam trong giai đoạn 2013 – 2015
2.2.1.1 Hệ thống đại lý
Sự phân bổ hệ thống mạng lưới đại lý
Trải qua các năm xây dựng và trưởng thành, Công ty đã duy trì và phát triển đượcmột mạng lưới cửa hàng rộng khắp trên các địa bàn kinh doanh của mình, với việc ápdụng kịp thời các phương thức bán hàng phù hợp, thống nhất, mặc dù chịu ảnh hưởngnghiệt ngã của thị trường cạnh tranh song hiện nay Công ty đã có 6 cửa hàng bán sảnphẩm thiết bị theo các địa bàn nhất định
Bảng 2.2: Hệ thống mạng lưới cửa hàng các địa bàn
Trang 17Hà nội 3
[Nguồn :Phòng kinh doanh]
Quy mô và các điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động bán hàng
Hệ thống cửa hàng của Công ty hiện nay gồm 3 cửa hàng, đại lý trên địa bàn HàNội Mặc dù hệ thống này được duy trì và có phần gia tăng về số lượng song chất lượngcủa nó đang trong tình trạng giảm sút Hầu hết các cửa hàng đều có quy mô từ nhỏ tớitrung bình, thường diện tích ở vào khoảng 80180 m2 , một số cửa hàng không đủ sứcchứa sản phẩm với số lượng lớn Do vậy, đối với hoạt động ở cửa hàng số lượng sảnphẩm được luân chuyển liên tục và chỉ được lưu lại ở cửa hàng với một mức độ hạn chếnhất định chỉ để nhằm mục đích trưng bày và giới thiệu sản phẩm chào bán Điều này phụthuộc rất lớn vào khả năng bán hàng cá nhân của nhân viên, tính chủ động linh hoạt của
họ trong việc quyết định lượng hàng được tiếp nhận và lượng hàng bán ra hàng ngày
Các điều kiện về cơ sở vật chất tại cửa hàng có ảnh hưởng lớn tới hoạt động bánhàng và hiệu quả bán hàng Về vấn đề này đối với cửa hàng của mình Công ty chịu tráchnhiệm và đảm bảo cung cấp, trang bị đầy đủ hệ thống biển cửa hàng, bảng giá, bảng chấtlượng cũng như đáp ứng các yêu cầu về bàn ghế, điện nước, điện thoại phục vụ cho bánhàng Tuỳ từng đợt Công ty sẽ cấp bằng hiện vật hoặc bằng tiền những giấy tờ cần thiếtnhư hoá đơn, phiếu nhập, sổ sách ghi chép khác Tuy nhiên điều đáng quan tâm đó làviệc đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật trong bảo quản sản phẩm máy móc tại các sân bãi Một vấn đề đáng quan tâm khác đang là một thực trạng liên quan tới các điều kiện về cơ
sở vật chất đó là diện mạo bên ngoài của hệ thống cửa hàng, hình thức bên ngoài của cửahàng rất ít được coi trọng, tuy nhiên xét về khía cạnh Marketing đây thực sự là yếu tố hạnchế mức độ thu hút khách hàng tiềm năng và là yếu tố biều hiện hình ảnh của Công ty.Thực tế khách hàng có thể từ chối bước vào cửa hàng khi mà họ cho là không đáng tincậy chỉ qua hình thức bên ngoài Riêng các của hàng đại lý các điều kiện vật chất đềuphải tự trang bị, không được sự hỗ trợ của Công ty
Vị trí kinh doanh của hệ thống cửa hàng xét trong mối tương quan với lợi thế trong nhận hàng và bán hàng
Nhìn chung hầu hết các cửa hàng đều được đặt ở những vị trí tương đối thuận lợi,tiện đường giao thông, dễ dàng trong công tác vận chuyển, có được sự chú ý cao của
Trang 18khách hàng Hoạt động tiếp nhận từ kho, vận chuyển tới cửa hàng diễn ra nhanh chóng,
có khả năng sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng, hiện tượng chậm trễ hay áchtắc rất ít khi xảy ra Mặc dù vị trí kinh doanh đã được tuyển chọn, ở nơi có nhu cầu sảnphẩm nâng cao và có thể tận dụng tối đa các hình thức vận chuyển riêng cho khách hàng,bên cạnh đó Công ty còn không ít những sân bãi do tồn tại đã lâu, vị trí kinh doanh củacác cửa hàng này không còn thuận lợi nữa, hiệu quả hoạt động của chúng do vậy đangdần bị hạn chế hay đang bị đối thủ cạnh tranh tấn công đòi hỏi có sự nghiên cứu, xem xétnhằm có biện pháp giải quyết thích hợp hoặc chuyển tới vị trí kinh doanh mới thuận lợihơn Đây cũng là những yếu tố liên quan trực tiếp tới hiệu quả bán hàng, giúp cho độingũ bán hàng hoàn thành tốt công việc của mình
2.2.1.2.Nguồn nhân lực bán hàng tại Công ty TNHH Uniden Việt Nam
Đội ngũ bán hàng của Công ty tại mỗi cửa hàng bao gồm cửa hàng trưởng và cácnhân viên bán hàng Đây là đội ngũ cán bộ, công nhân viên của Công ty thực hiện côngviệc bán hàng cho Công ty Họ được hưởng lương và các khoản phụ cấp khác (nếu có)nghĩa là họ được hưởng mọi chế độ đãi ngộ của Công ty
Bảng 2.3 : Cơ cấu nguồn nhân lực của công ty
Chỉ tiêu (trình độ) Số lượng lao động Tỷ lệ %