Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 51 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
51
Dung lượng
433 KB
Nội dung
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LONG ANĐỀCƯƠNGÔNTHI TN BTTHPT MÔN LỊCH SỬ NĂM2010 **************** CHƯƠNG I – BÀI 1 SỰ HÌNH THÀNH TRẬT TỰ THẾ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ GIỚI THỨ HAI ( 1945 – 1949) Câu 1: Nêu hoàn cảnh, nội dung và ý nghĩa của hội nghị Ianta 2/1945? * Hoàn cảnh : Đầu 1945 chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc, đặt ra nhiều vấn đề cấp bách, quan trọng cần giải quyết đối với các nước đồng minh + Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít + Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh + Phân chia thành quả giữa các nước thắng trận * Nội dung: + Thống nhất mục tiêu chung là tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức, chủ nghĩa quân phiệt Nhật. Để nhanh chóng kết thúc chiến tranh, trong thời gian 2 đến 3 tháng sau khi đánh bại Đức, Liên Xô sẽ tham chiến chống Nhật ở châu Á + Thành lập Liên Hợp Quốc để duy trì hoà bình và an ninh thế giới + Thoả thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít * Ý nghĩa : Những quyết định của hội nghị Ianta và những thoả thuận sau đó của ba cường quốc đã trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới sau chiến tranh - trật tự hai cực Ianta Câu 2: Nêu mục đích, nguyên tắc hoạt động, tổ chức của Liên Hiệp Quốc? Từ ngày 25/4 đến 26/6/1945, hội nghị quốc tế họp tại Xan Phranxixcô( Mĩ) với sự tham gia của đại biểu 50 nước để thông qua Hiến chương LHQ. Ngày 24/10/1945 Hiến chương được thông qua, đây là văn kiện quan trọng nhất của LHQ. Hiến chương nêu rõ: * Mục đích của LHQ: - Duy trì hòa bình và an ninh thế giới - Phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc. * Nguyên tắc hoạt động LHQ: - Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền dân tộc tự quyết của các dân tộc. - Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước. - Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào. - Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hòa bình. - Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa năm nước lớn: Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc. * Tổ chức của LHQ Đềcươngônthi TNBTTHPT năm2010 - Môn Lịch sử (Tài liệu tham khảo) Trang 1 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LONG AN Bộ máy tổ chức của LHQ gồm 6 cơ quan chính: Đại Hội đồng, Hội đồng Bảo an, Hội đồng kinh tế và xã hội, Hội đồng quản thác, Toàn án Quốc tế và Ban Thư Kí. Các cơ quan chính: - Đại hội đồng: gồm đại diện các nước thành viên, có quyền bình đẳng. Mỗi năm họp 1 lần. - Hội đồng Bảo an: Cơ quan quan trọng nhất trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới - Ban Thư kí: cơ quan hành chính của LHQ, đứng đầu là Tổng thư kí với nhiệm kì 5 năm. - Ngoài ra LHQ còn nhiều tổ chức chuyên môn khác. Trụ sở LHQ đặt tại New York Trong hơn nữa thế kỷ qua LHQ đã trở thành diễn đàn quốc tế vừa hợp tác, vừa đấu tranh nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới. Đến năm 2006, LHQ có 192 quốc gia thành viên. Tháng 9 năm 1977, Việt Nam là thành viên thứ 149 của LHQ. CHƯƠNG II – BÀI 2 LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU ( 1945 – 1991). LIÊN BANG NGA ( 1991 -2000) Câu 1: Nêu những thành tựu cơ bản trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội từ 1945 đến nữa đầu những năm 70? * Thành tựu trong công cuộc khôi phục kinh tế (1945 – 1950 ) Liên Xô là nước chịu tổn thất nặng nề sau chiến tranh : 27 triệu người chết, 1710 thành phố, 7 vạn làng mạc, 32000 xí nghiệp bị tàn phá nặng nề - Hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế (1946 – 1950 ) trong 4 năm 3 tháng - Công nghiệp được phục hồi vào năm 1947, 1950 công nghiệp tăng 73% - Nông nghiệp đạt mức trước chiến tranh - 1949 chế tạo thành công bom nguyên tử phá vỡ thế độc quyền của Mĩ * Thành tựu của Liên Xô trong công cuộc tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội ( 1950 đến nữa đầu những năm 70 ) - Hoàn thành thắng lợi nhiều kế hoạch dài hạn - Công nghiệp : Là cường quốc công nghiệp đứng thứ 2 thế giới sau Mĩ, thế mạnh về dầu mỏ, than, thép đi đầu trong công nghiệp vũ trụ, điện hạt nhân ( 20% thế giới ) - Nông nghiệp : Những năm 60 sản lượng tăng trung bình là 16% / năm - Khoa học kĩ thuật : + 1957 : Phóng thành công vệ tinh nhân tạo + 1961 : Phóng con tàu vũ trụ đưa nhà Gagarin bay vòng quanh trái đất - Xã hội : Cơ cấu xã hội thay đổi: 55% số lao động là công nhân, trình độ học vấn tăng - Chính trị : Tương đối ổn định - Đối ngoại : Thực hiện chính sách hoà bình, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc Đềcươngônthi TNBTTHPT năm2010 - Môn Lịch sử (Tài liệu tham khảo) Trang 2 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LONG AN Câu 2: Liên Xô từ giữa những năm 70 đến 1991? a. Tình hình kinh tế- xã hội - Từ giữa những năm 70 trở đi, Liên Xô lâm vào sự “trì trệ”, rối loạn, khủng hoảng. - Nguyên nhân: +Do tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1973 phải cải cách. + Các nhà lãnh đạo LX chậm đề ra đường lối cải cách, làm cho nền kinh tế LX lâm vào sự trì trệ với các biểu hiện sau: + Về lực lượng sản xuất: trình độ kĩ thuật kém, năng suất lao động thấp. + Về mặt quan hệ sản xuất: duy trì chế độ quan liêu bao cấp, nên không kích thích tính chủ động, sáng tạo của người lao động. + Về mặt xã hội: thiếu dân chủ, thiếu kỉ cương, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân ngày càng kém so với phương Tây. b. Công cuộc cải tổ (1985-1991) 9/1985 Goocbachốp tiến hành công cuộc cải tổ đất nước. Dường lối cải tổ tập trung vào việc cải tổ kinh tế triệt để và cải cách hệ thống chính trị, đổi mới tư tưởng. Kết quả: - Làm tan rã chế độ XHCN ở Liên Xô. - Thất bại, khủng hoảng trầm trọng - Dẫn đến mất ổn định, thực hiện chế độ đa đảng, thủ tiêu chính quyền Xô viết. - Lâm vào rối loạn, xung đột gay gắt. c. Sự tan rã của Liên bang Xô viết - Ngày 19/8/1991, một số người lãnh đạo Đảng và Nhà nước Liên Xô tiến hành cuộc đảo chính nhằm lật đổ Goócbachốp. Cuộc đảo chính thất bại (21/8/1991). - Diễn biến tan rã của Liên bang Xô viết: + ĐCS LX bị đình chỉ hoạt động (29/8/1991). + Các nước Cộng hòa tuyên bố độc lập; + Quốc hội bãi bỏ Hiệp ước liên bang năm 1922 + Ngày 25/12/1991, lá cờ đỏ búa liềm trên nóc điện Cremli đã bị hạ xuống. Câu 3: Nguyên nhân sụp đổ của chế độ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu? + Thiếu tôn trọng đầy đủ các qui luật phát triển khách quan về kinh tế- xã hội. Chủ quan, duy ý chí, thực hiện cơ chế tập trung quan liêu bao cấp thay cho cơ chế thị trường. + Không bắt kịp sự phát triển của khoa học- kĩ thuật. + Tiếp tục phạm sai lầm trong quá trình cải tổ. + Sự chống phá của các thế lực phản động trong và ngoài nước. Đềcươngônthi TNBTTHPT năm2010 - Môn Lịch sử (Tài liệu tham khảo) Trang 3 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LONG AN - Hậu quả của sự tan rã là một tổn thất chưa từng có đối với lịch sử phong trào cộng sản - công nhân quốc tế. Hệ thống XHCN thế giới không còn. Trật tự thế giới hai cực đã kết thúc Câu 4: Nêu những nét chính về tình hình Liên Bang Nga từ 1991 – 2000? Liên bang Nga là quóc gia “kế tụcLiên Xô” về địa vị pháp lí trong quan hệ quốc tế. * Về kinh tế: Từ 1990- 1995, tăng trưởng GDP hàng năm luôn là số âm (1990 là – 3,6%, năm 1995 là -4,1%). Từ năm 1996, có dấu hiệu phục hồi (năm 1997, tăng lên 0,5%; năm 2000 là 9 %). * Về chính trị - Tháng 12/1993, Hiến pháp của Liên bang Nga được ban hành. * Về đối ngoại - Trong những năm 1992-1993, Nga theo đuổi chính sách “Định hướng Đại Tây dương”, ngả về các cường quốc phương Tây. Từ năm 1994, chuyển sang chính sách “định hướng Âu- Á”, phát triểm mối quan hệ với SNG,Trung Quốc, Ấn Độ, ASEAN…) - Từ năm 2000 đến nay, quan hệ giữa LB Nga với Việt Nam không ngừng được cải thiện. CHƯƠNG III : CÁC NƯỚC Á, PHI, MĨ LA TINH ( 1945 – 2000) BÀI 3: CÁC NƯỚC ĐÔNG BẮC Á Câu 1: Nêu những sự kiện chính trong những năm 1946 – 1949 dẫn tới việc thành lập của nước Cộng hòa Nhân Dân Trung Hoa và ý nghĩa của việc thành lập nhà nước này? Sau khi chiến tranh chống Nhật kết thúc từ năm 1946 – 1949 ở Trung quốc đã diễn ra cuộc nội chiến giữa Quốc Dân Đảng và Đảng cộng sản - Từ tháng 7/1946 đến tháng 6/1947: giai đoạn phòng ngự tích cực - Từ tháng 6/1947 đến tháng 10/1949: giai đoạn phản công - Cuối năm 1949 nội chiến kết thúc. Ngày 1/10/1949, nước CHND Trung Hoa ra đời. -Ý nghĩa: + Chấm dứt hơn 100 năm nô dịch của đế quốc, xóa bỏ tàn dư p/kiến, đưa nước Trung Hoa bước vào kỉ nguyên đ/lập, tự do và tiến lên CNXH + Tăng cường lực lượng của CNXH trên phạm vi thế giới, làm cho CNXH nối liền từ Âu sang Á. + CM Trung Quốc đã ảnh hưởng sâu sắc tới sự phát triển phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, đặc biệt là Đông Nam Á. Đềcươngônthi TNBTTHPT năm2010 - Môn Lịch sử (Tài liệu tham khảo) Trang 4 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LONG AN Câu 2: . Mười năm đầu xây dựng chế độ mới (1949-1959) ở Trung Quốc? - Nhiệm vụ trọng tâm của thời kì này là đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, phát triển kinh tế- xã hội, văn hóa và giáo dục. - Tiến hành những cải cách quan trọng như: CCRĐ và hợp tác hóa nông nghiệp, cải tạo công - thương nghiệp tư bản tư doanh, tiến hành công nghiệp hóa XHCN, phát triển văn hóa- giáo dục. - Thành tựu : + Về kinh tế-xã hội: hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm đầu tiên (1953-1957). Năm 1957, sản lượng công nghiệp tăng 140%; sản lượng nông nghiệp tăng 25% (so với 1952). + Văn hóa- giáo dục: có những bước tiến lớn. Đời sống nhân dân được cải thiện. + Về đối ngoại: thi hành chính sách đối ngoại tích cực, nhằm củng cố hòa bình và thúc đẩy sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới. Địa vị quốc tế của Trung Quốc được nâng cao. Ngày 18/1/1950, đặt quan hệ ngoại giao với VN Câu 3: Công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc năm 1978 đã đạt được những thành tựu gì nổi bật và có ý nghĩa như thế nào? a/. Đường lối : Do Đặng Tiểu Bình khởi xướng vào 12/ 1978 sau đó được Đại hội XII, đại hội XIII khẳng định đã trở thành đường lối chung : Phát triển kinh tế làm trung tâm, tiến hành cải cách và mở cửa, chuyển nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa theo bản sắc riêng của người Trung Quốc với mục tiêu Trung Quốc thành quốc gia giàu mạnh, dân chủ và văn minh. b/. Thành tựu * Kinh tế : - Phát triển nhanh, GDP hàng năm tăng 8% - Cơ cấu kinh tế có sự thay đổi từ chổ nông nghiệp làm chủ yếu đến năm 2000 nông nghiệp chiếm 16%, công nghiệp và xây dựng 51%, dịch vụ 33% - Thu nhập bình quân đầu người tăng : Ở nông thôn từ 134 tăng lên 2090 nhân dân tệ, thành thị từ 343 tăng lên 5160 nhân dân tệ * Khoa học kĩ thuật : - 1964 : Thử thành công bom nguyên tử - 11/1999 đến 3/2000 : Phóng bốn con tàu “ Thần châu “ với chế độ tự động (0.25 đ) - 15/ 10/ 2003 : Con tàu “ thần châu 5 “ cùng nhà du hành vũ trụ Dương Lợi Vĩ bay vào vũ trụ (0.25đ) * Đối ngoại : - 1979 : Quan hệ xấu với Việt Nam, đến những năm 80 bình thường hoá quan hệ với Việt Nam, Liên Xô, Mông Cổ (0.25đ ) - Thu hồi Hồng Công ( 7/1997), Ma Cao (12/1999 ), Đài Loan vẫn duy trì chính quyền riêng c/. Ý nghĩa - Chứng minh đường lối cải cách của Trung Quốc là đúng đắn - Địa vị quốc tế của Trung Quốc ngày càng được nâng cao Đềcươngônthi TNBTTHPT năm2010 - Môn Lịch sử (Tài liệu tham khảo) Trang 5 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LONG AN - Để lại nhiều bài học cho các nước trong đó có Việt Nam BÀI 4: CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á VÀ ẤN ĐỘ Câu 1: Các giai đoạn phát triển của cách mạng Lào sau chiến tranh thế giới thứ hai? Giữa tháng Tám năm 1945, Nhật đầu hàng Đồng Minh vô điều liện. Nắm thời cơ nhân dân Lào nổi dậy dành chính quyền. - Tháng 10/1945, khởi nghĩa thắng lợi ở Viêng Chăn, Lào tuyên bố độc lập. - Giai đoạn k/c chống Pháp (1946-1954): Thực dân Pháp tái chiếm Lào, lực lượng cách mạng Lào ngày càng trưởng thành. Tháng 7/1954, Pháp kí Hiệp định Giơnevơ, công nhận độc lập chủ quyền của Lào. - Giai đoạn k/c chống Mĩ (1954-1975): + 1954-1964: cuộc đấu tranh diễn ra trên cả 3 mặt trận: quân sự, chính trị, ngoại giao, đánh bại các cuộc tấn công quân sự của Mĩ. + 1964-1969: Nhân dân Lào chiến đấu chống chiến lược “chiến tranh đặc biệt” và “chiến tranh đặc biệt tăng cường” của Mĩ. + 1969 - 1975: Tháng 2/1973, Hiệp định Viêng Chăn được kí kết, lập lại hòa bình và thực hiện hòa hợp dân tộc ở Lào. Ngày 2/12/1975, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào được thành lập và bước vào thời kì xây dựng và phát triển đất nước. Câu 2: Các giai đoạn phát triển của cách mạng Campuchia sau chiến tranh thế giới thứ hai? - Giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1945-1954): tháng 10/1945, Pháp trở lại xâm lược, nhân dân tiến hành kháng chiến dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. - Giai đoạn hòa bình trung lập (1954-1970): Chính phủ Xihanúc thực hiện đường lối hòa bình trung lập, không tham gia bất cứ khối liên minh quân sự hoặc chính trị nào. - Giai đoạn kháng chiến chống Mĩ (1970-1975): Từ tháng 3/1970, tiến hành cuộc kháng chiến chống Mĩ. Ngày 17/4/1975, Thủ đô Phnôm Pênh được giải phóng. Kết thúc cuộc kháng chiến chống Mĩ. - Giai đoạn thống trị của Khơme đỏ (1975-1979): Tập đoàn Khơme đỏ do Pôn Pốt cầm đầu phản bội cách mạng, thi hành chính sách diệt chủng, tàn sát hàng triệu người dân vô tội. Ngày 7/1/1979, Phnôm Pênh được giải phóng, Campuchia bước vào thời kì hồi sinh. Cộng hòa Nhân dân Campuchia được thành lập. - Giai đoạn nội chiến (1979-1991): giữa lực lượng của Đảng Nhân dân cách mạng với Khơme đỏ. Ngày 23/10/1991, Hiệp định hòa bình về Campuchia được kí kết. Đềcươngônthi TNBTTHPT năm2010 - Môn Lịch sử (Tài liệu tham khảo) Trang 6 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LONG AN - Tháng 9/1993, thành lập Vương quốc Campuchia. Đất nước bước sang thời kì mới. Câu 3: Quá trình xây dựng và phát triển của các nước Đông Nam Á? 1. Nhóm 5 nước sáng lập ASEAN - Sau khi giành độc lập, nhóm nước này thực hiện chiến lược kinh tế hướng nội “Công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu”. (g/đ 50-60). - Những năm 60-70, thực hiện chiến lược kinh tế hướng ngoại “CN hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo” Kinh tế- xã hội có nhiều biến đổi to lớn. 2. Nhóm các nước Đông Dương - Sau khi giành được độc lập đến cuối thập kỉ 70, các nước này thực hiện chính sách kinh tế tập trung, kế hoạch hóa. Từ giữa những năm 80 chuyển sang nền kinh tế thị trường, cải cách mở cửa, các thành phần kinh tế đều được phát triển, nền kinh tế khởi sắc. 3. Các nước khác ở Đông Nam Á * Brunây: Kinh tế có nét đặc thù riêng (thu nhập chủ yếu là dầu mỏ và khí đốt), phải nhập tới 80% lương thực và thự phẩm. * Miaanma: Trước những năm 80, thực hiện chính sách “tự lực hướng nội”, “đóng cửa”. Từ 1998, Chính phủ thực hiện chính sách cải cách “mở cửa”, mang lại sự khởi sắc cho nền kinh tế. Câu 4: Sự ra đời và phát triển của các nước Asean? *Nguyên nhân ra đời: Do khó khăn mà các nước thấy cần phải hợp tác với nhau; hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài; xu thế xuất hiện của các tổ chức trên TG. * Sự thành lập: Ngày 8.8.1967, tại Băng Cốc (Thái Lan), tổ chức Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập với 5 nước thành viên: Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Thái Lan, Philíppin. * Tính chất: ASEAN là một tổ chức liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của các nước Đông Nam Á. * Sự phát triển: từ 5 nước ban đầu (1967) đến năm 1984 thêm Brunây; thành viên thứ 7 là Việt Nam (1995), Lào và Mianma là thành viên thứ 8,9 (1997), năm 1999, Campuchia là thành viên thứ 10. * Hoạt động của ASEAN: Có 2 giai đoạn: - Giai đoạn 1967-1975: ASEAN là tổ chức non trẻ, chưa có vị trí trên trường quốc tế. - Giai đoạn từ 1976 đến nay: Được đánh dấu bằng Hội nghị Bali (Inđônêxia) với việc kí Hiệp ước Bali (2/1976). Nội dung của hiệp ước : xác định nguyên tắc trong quan hệ giữa các nước là tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Không sử dụng Đềcươngônthi TNBTTHPT năm2010 - Môn Lịch sử (Tài liệu tham khảo) Trang 7 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LONG AN bạo lực hoặc đe dọa bằng vũ lực đối với nhau. Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình. Hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội. + Tháng 11/2007, Hội nghị cấp cao lần thứ 13 đã kí kết bản Hiến chương ASEAN nhằm xây dựng một cộng đồng ASEAN có vị thế cao hơn và hiệu quả hơn. Câu 5: Nêu nhữnh thành tựu chính mà nhân dân Ấn Độ đạt được trong quá trình xây dựng đất nước? a. Đối nội: - Kinh teá: + Nông nghiệp: tiến hành cách mạng xanh trong nông nghiệp, đến những năm 70 của thế kỷ XX, Ấn Độ đã tự túc lương thực. Từ năm 1995 là nước xuất khẩu gạo thứ ba trên thế giới. + Công nghiệp: đứng hàng thứ mười trong những nước sản xuất công nghiệp lớn nhất trên thế giới. Tốc độ tăng trưởng GDP năm 1995 là 7,4%, năm 2000 đạt 3,9% + Trong lĩnh vực khoa học – kỹ thuật, văn hóa giáo dục: đang vươn lên hàng các cường quốc về công nghệ phần mềm, công nghệ hạt nhân, công nghệ vũ trụ. Cuộc cách mạng chất xám đưa Ấn Độ trở thành cường quốc sản xuất phần mền lớn nhất thế giới. 1974 Ấn Độ thử thành công bom nguyên tử 1975: phóng vệ tinh nhân tạo lên quỹ đạo trái đất bằn tên lửa của mình. Đến năm 2002, Ấn độ đã có 7 vệ tinh nhân tạo trong vũ trụ. b. Về đối ngoại: Ấn Độ theo đuổi chính sách hòa bình trung lập. Ngày 7/1/1972, Ấn Độ chính thức đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam. BÀI 5: CÁC NƯỚC CHÂU PHI VÀ MỸ LA TINH Câu 1: Nêu vài nét cơ bản về cuộc đấu tranh giành độc lập và quá trình phát triển kinh tế - xã hội của châu Phi? 1. Vài nét về cuộc đấu tranh giành độc lập - Từ sau CTTG thứ hai, phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân phát triển, đặc biệt từ những năm 50 của thế kỉ XX. Phong trào phát triển qua 2 giai đoạn: a. Giai đoạn 1945-1975: + Phong trào phát triển trước hết ở Bắc Phi, sau đó lan sang các khu vực khác. Đềcươngônthi TNBTTHPT năm2010 - Môn Lịch sử (Tài liệu tham khảo) Trang 8 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LONG AN + Năm 1960, “Năm Châu Phi”. + 1975, thắng lợi của Môdămbích và Ăng gôla đánh dấu sự sụp đổ căn bản của CNTD cũ ở châu Phi. b. Giai đoạn sau 1975: Hoàn thành cuộc đấu tranh lật đổ CNTD cũ ở Châu Phi. Tiêu biểu: + Thành lập nước CH Dimbabuê (4-1980) + 3/1990, Na-mi-bi-a tuyên bố độc lập. + 11/1993, xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi. 2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội - Sau khi giành độc lập, các nước Châu Phi xây dựng đất nước, đạt thành tựu bước đầu, song chưa đủ để thay đổi căn bản bộ mặt châu lục này. - Khó khăn toàn diện: lạc hậu, không ổn định… - Tổ chức thống nhất châu Phi (OAU) (5/1963). Năm 2002 đổi thành Liên minh châu Phi (AU). Câu 2: Nêu vài nét cơ bản về cuộc đấu tranh giành độc lập và quá trình phát triển kinh tế - xã hội của châu Mỹ La Tinh ? 1. Vài nét về q/trình giành và bảo vệ độc lập - Khu vực Mĩ Latinh giành độc lập sớm (đầu TK XX), nhưng sau đó là thuộc địa kiểu mới của Mĩ. * Mục tiêu đấu tranh: chống chế độ độc tài, giành, bảo vệ và củng cố độc lập. * Hình thức đấu tranh khá phong phú: đấu tranh vũ trang, bãi công của công nhân, nổi dậy của nông dân, đấu tranh nghị trường. * Cách mạng Cuba: Dưới sự lãnh đạo của Phiđen Cátxtơô, nhân dân Cuba đã lật đổ chế độ độc tài Batixta, thành lập nước Cộng hòa Cuba (1/1/1959). - Từ thập niên 60 - 70, phong trào chống Mĩ và chế độ độc tài thân Mĩ phát triển mạnh, nhiều nước giành độc lập: Panama 1990; 13 nước vùng biển Caribê. 2. Tình hình phát triển kinh tế- xã hội - Sau khi khôi phục độc lập chủ quyền, các nước Mĩ La tinh tiến hành xây dựng và phát triển kinh tế- xã hội, đạt được những thành tựu quan trọng: Braxin, Áchentina, Mêhicô đã trở thành các nước công nghiệp mới. - Thập niên 80, các nước Mĩ Latinh gặp nhiều khó khăn: kinh tế suy thoái, lạm phát tăng nhanh, nợ nước ngoài chồng chất, chính trị biến động phúc tạp. - Thập niên 90, kinh tế Mĩ Latinh có chuyển biến tích cực hơn, thu hút được nguồn vốn đầu tư lớn của nước ngoài (70 tỉ USD năm 1994). Tuy nhiên, những khó khăn đặt ra còn rất lớn như tình trạng mâu thuẫn xã hội, nạn tham nhũng . CHƯƠNG IV: MĨ, TÂY ÂU, NHẬT BẢN ( 1945 – 2000) BÀI 6: NƯỚC MĨ Đềcươngônthi TNBTTHPT năm2010 - Môn Lịch sử (Tài liệu tham khảo) Trang 9 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LONG AN Nét chính về các giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của Mĩ từ 1945 – 2000? I. Nước Mĩ từ 1945-1973 * Về kinh tế - Sau CTTG thứ hai, kinh tế Mĩ phát triển mnạh mẽ.Biểu hiện: + Sản lượng công nghiệp chiếm 56,5 % sản lượng công ngiệp thế giới. (1948). + Sản lượng nông nhgiệp 1949 bằng hai lần sản lượng nôngnghiệp của Anh, Pháp, Đức, Italia, Nhật cộng lại. + nắm 50% tàu bè đi lại trên biển. + Chiếm ¾ dự trữ vàng của thế giới + Kinh tế Mĩ chiếm gần 40% tổng sảm phẩm kinh tế thế giới. Khoảng 20 năm sau chiến tranh, Mĩ là trung tâm kinh tế tài chính lớn nhất thê giới. - Nguyên nhân: + Lãnh thổ rộng lớn, tàinguyên phong phú, nguồn nhân lực dồi dào, có trình độ KHKT cao, năng động, sáng tạo. + Mĩ lợi dụng chiến tranh để làmm giàu, thu lợi từ buôn bán vũ khí. + Ứng dụng thành ông thành tựu KHKT hiện đại vào sản xuất. + Tập trung sản xuất và tư bản cao, các công ty độc quyền có sức sản xuất và cạnh tranh có hiệu quả. + Do chính sách và biện pháp điều tiết của nhà nước. * Về khoa học, kỹ thuật - Mĩ là nơi khởi đầu cuộc CMKHKT hiện đại và đạt đực những thành tựu lớn. - Thành tựu: Mĩ đi đầu trong các lĩnh vực: + Chế tạo công cụ mới: Máy tính, máy điện tử, máy tự động. + Chế tạo vật liệu mới: Pôlime, vật liệu tổng hợp. + Tìm ra nguồn năng lượng mới. + Chinh phục vũ trụ: đưa con người lên mặt trăng. + Đi đầu trong cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp. * Về chính trị -xã hội - Chính sách đối nội chủ yếu của Mĩ đều nhằm cải thiện tình hình xã hội, khắc phục những khó khăn trong nước. - Xã hội Mĩ không hoàn toàn ổn định, chứa đựng nhiều mâu thuẫn: giai cấp, sắc tộc, nạn thất nghiệp, nhiều tệ nạn xã hội khác. * Chính sách đối ngoại - Sau CTTTG thứ hai, Mĩ đã triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng bá chủ thế giới. - Mục tiêu: + Ngăn chặn, đẩy lùi, tiến tới tiêu diệt CNXH. + Đàn áp phong trào cách mạng thế giới. + Khống chế , chi phối các nước Đông minh - Thực hiện; + Khởi xướng cuộc chiến tranh lạnh, gây chiến tranh xung đột nhiều nơi, tiêu biểu là chiến tranh xâm lược Việt Nam ( 1954-1975), can thiệp, lật đổ chính quyền nhiều nơi trên thế giới. - Bắt tay với các nước lớn XHCN: 2/1972 Tổng thống Mĩ thăm TQuốc, 5/1972, thăm Liên Xô nhằm thực hiện hoà hoãn với 2 nước này đểdễ bề chống lại PTCMTG. II. Nước Mĩ từ 1973 đến 1991 Đềcươngônthi TNBTTHPT năm2010 - Môn Lịch sử (Tài liệu tham khảo) Trang 10 [...]... công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với ta Đềcươngônthi TNBTTHPT năm2010 - Môn Lịch sử (Tài liệu tham khảo) Trang 34 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LONG AN +Khó khăn 13/5/1949 với sự đồng ý của Mĩ, Pháp đề ra kế hoạch Rơve Với kế hoạch này Mĩ từng bước can thi p sâu vào chiến tranh Đông Dương Thực hiện kế hoạch Ro7ve từ 6/1949 Pháp tăng cường hệ thống phòng ngự trên đường số 4, thi t lập “Hành lang Đông-... Pháp , kết án tù và đưa về an trí ở Huế - Phan Chu Trinh + Năm 1922, viết Thất điều thư , tổ chức diễn thuyết lên án chế độ quân chủ và quan trường VN , tiếp tục hô hào Khai dân trí , chấn dân khí , hậu dân sinh… Đềcươngônthi TNBTTHPT năm2010 - Môn Lịch sử (Tài liệu tham khảo) Trang 18 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LONG AN + Năm 1925 , PCT về nước , tiếp tục hoạt động đả phá chế độ quân chủ , đề cao dân... sản năm 1929? - Năm 1929, phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân phát triển mạnh mẽ , lan rộng - Tháng 3/1929, Chi bộ CS đầu tiên đựoc thành lập ở Bắc kỳ, nhằm chuẩn bị cho việc thành lập Đảng Đềcươngônthi TNBTTHPT năm2010 - Môn Lịch sử (Tài liệu tham khảo) Trang 21 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LONG AN - Tháng 5/1929, tại Đại hội lần thứ nhất của tổ chức HVNCMTN , ý kiến thành lập đảng không... cứu nước Đềcươngônthi TNBTTHPT năm2010 - Môn Lịch sử (Tài liệu tham khảo) Trang 27 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LONG AN - Cao Bằng được lựa chọn làm nơi thi điểm để xây dựng các hội cứu quốc trong mật trận Việt minh đến năm 1942 hầu hết các châu ở Cao Bằng đều có mặt trận Việt minh và thành lập ủy ban Việt minh Cao-Bắc-Lạng - Năm 1943 Đảng thông qua đề cương văn... ngoài để phát triển * Hạn chế + Cơ cấu kinh tế mất cân đối giữa công nghiệp và nông nghiệp + Khó khăn về nguyên liệu phải nhập khẩu + Chịu sự cạnh tranh quyết liệt giữa Mĩ và Tây Âu c Đối ngoại Đề cươngônthi TNBTTHPT năm2010 - Môn Lịch sử (Tài liệu tham khảo) Trang 12 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LONG AN + Về cơ bản: Liên minh chặt chẽ với Mĩ + Năm 1956, bình thường hoá quan hệ với Liên Xô và gia nhập LHQ... dấu bước phát triển mới trong quá trình lãnh đạo của Đảng, là “Đại hội kháng chiến thắng lợi” Câu 2: Từ sau chiến thắng Biên giới thu – đông năm 1950 đến trước đông – xuân 1953 -1954, hậu phương kháng chiến đã phát triển như thế nào trên các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế ? Đề cươngônthi TNBTTHPT năm2010 - Môn Lịch sử (Tài liệu tham khảo) Trang 35 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LONG AN -... lập luận cương về vấn đề dân tộc và tự do cho nhân dân Việt Nam :con thuộc địa của LêNin đường cách mạng vô sản - Tham gia Đại hội Tua của Đảng Xã hội Pháp - Tham gia sáng lập báo Người cùng -Trở thành người cộng sản đầu tiên khổ… của Việt Nam, là bước ngoặt về tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc - Tham gia sáng lập Hội Liên hiệp - Đoàn kết lực lượng chống kẻ thù Đề cươngônthi TNBTTHPT năm2010 - Môn Lịch... Cộng Sản Đông Dương thành ba Đảng ở ba nước Đông Dương có cương lĩnh phù hợp với đặc điểm phát triển của từng dân tộc Ở Viẽt Nam thành lập Đảng Lao Động Viẽt Nam và đưa Đảng ra hoạt động công khai, tiếp tục sự nghiệp lãnh đạo nhân dân cả nước kháng chiến - Thông qua Tuyên ngôn, Chính cương, Điều lệ mới và quyết định xuất bản báo Nhân dân – cơ quan ngôn luận của Trung ương Đảng * Ý nghĩa: Đánh dấu bước... trí cũ, tạo không khí thuận lợi đi đến cuộc đàm phán chính thức bàn các vấn đề về ngoại giao của Việt Nam, chế độ tương lai của Đông Dương, quyền lợi kinh tế và văn hóa của người Pháp ở Việt Nam *Ý nghĩa Hiệp định sơ bộ: +Đẩy được 20 vạn quân Trung Hoa Dân Quốc cùng bọn tay sai ra khỏi nước ta có thêm thời gian hòa bình củng cố chính quyền cách mạng Đề cươngônthi TNBTTHPT năm2010 - Môn Lịch sử (Tài... hệ quốc tế Đề cươngônthi TNBTTHPT năm2010 - Môn Lịch sử (Tài liệu tham khảo) Trang 14 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LONG AN CHƯƠNG VI – BÀI 6 CÁCH MẠNG KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ VÀ XU THẾ TOÀN CẦU HÓA NỬA SAU THẾ KỶ XX Câu 1: Nêu nguồn gốc, đặc điểm, thành tựu và tác động của cách mạng khoa học công nghệ trong nữa sau thế kỷ XX? 1 Nguồn gốc và đặc điểm - Cuộc CMKH –KT ngày nay bắt nguồn từ những năm 40 của . nước là tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Không can thi p vào công việc nội bộ của nhau. Không sử dụng Đề cương ôn thi TNBTTHPT năm 2010 - Môn Lịch. biệt là Đông Nam Á. Đề cương ôn thi TNBTTHPT năm 2010 - Môn Lịch sử (Tài liệu tham khảo) Trang 4 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LONG AN Câu 2: . Mười năm đầu xây