Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 51 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
51
Dung lượng
1,16 MB
Nội dung
ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2010 - 2011 MÔN SINH HỌC CẤU TRÚC ĐỀ THI MÔN SINH - KHỐI 12 Đề thi tốt nghiệp THPT ( theo cấu trúc năm học: 2010 - 2011 ) Số lượng 40 câu, thời gian: 60 phút. Phần Nội dung cơ bản Số câu chung Phần riêng Chuẩn Nâng cao Di truyền học Cơ chế di truyền và biến dị 8 2 2 Tính qui luật của hiện tượng di truyền 8 0 0 Di truyền học quần thể 2 0 0 Ứng dụng di truyền học 2 1 1 Tổng số 21 3 3 Tiến hóa Bằng chứng tiến hoá 1 0 0 Cơ chế tiến hoá 4 2 2 Sự phát sinh và phát triển sự sống trên Trái đất 1 0 0 Tổng số 6 2 2 Sinh thái học Sinh thái học cá thể 1 1 0 Sinh thái học quần thể 1 1 Quần xã sinh vật 2 1 1 Hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường 1 1 1 Tổng số 5 3 3 Tổng số câu cả ba phần 32 (80%) 8 (20%) 8 (20%) Đề thi tuyển sinh ĐH, CĐ (theo cấu trúc năm 2010) Số lượng 50 câu, thời gian 90 phút Phần Nội dung cơ bản Số câu chung Phần riêng Chuẩn Nâng cao Di truyền học Cơ chế di truyền và biến dị 9 2 2 Tính qui luật của hiện tượng di truyền 9 2 2 Di truyền học quần thể 3 0 0 Ứng dụng di truyền học 2 1 1 Di truyền học người 1 1 1 Tổng số 24 6 6 Tiến hóa Bằng chứng tiến hoá 1 2 0 Cơ chế tiến hoá 5 2 Sự phát sinh và phát triển sự sống trên Trái đất 2 0 0 Tổng số 8 2 2 Sinh thái học Sinh thái học cá thể 1 0 0 Sinh thái học quần thể 2 1 0 Quần xã sinh vật 2 0 1 Hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường 3 1 1 Tổng số 8 2 2 Tổng số câu cả ba phần 40 (80%) 10 (20%) 10 (20%) Nguyễn Bá Hoàng Trường THPT Tĩnh Gia 2 1 ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2010 - 2011 MÔN SINH HỌC A - LÍ THUYẾT CƠ BẢN PHẦN NĂM - DI TRUYỀN HỌC CHƯƠNG I . CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ * Kiến thức cần nắm 1. Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi của ADN: a. Gen: - Khái niệm: Gen là một đoạn của phân tử ADN mang TT mã hóa một chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN. - Cấu trúc: Vị trí, chức năng của 3 vùng trình tự nuclêôtit của gen cấu trúc. Gen ở sinh vật nhân sơ mã hóa liên tục, gen ở SV nhân thực phần lớn mã hóa không liên tục - Các loại gen + Gen cấu trúc: Là gen mang TT mã hóa cho các sản phẩm tạo nên TP cấu trúc hay chức năng của TB. + Gen điều hòa: Là những gen tạo ra sản phẩm kiểm soát hoạt động của các gen khác. b. Mã di truyền - Định nghĩa: Là trình tự sắp xếp của các nuclêôtit trong gen qui định trình tự sắp xếp của các aa trong prôtêin. - Các đặc điểm của mã di truyền + Được đọc liên tục từ 1 điểm xác định theo từng bộ ba + Có tính đặc hiệu + Có tính thoái hóa + Có tính phổ biến * - Giải thích được mã di truyền là mã bộ ba - Tên và chức năng của bộ ba mở đầu và các bộ ba kết thúc. c. Quá trình nhân đôi ADN: - Diễn biến chính của cơ chế nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ + Bước 1: Tháo xoắn phân tử ADN + Bước 2: Tổng hợp các mạch ADN mới + Bước 3: Hai phân tử ADN được tạo thành. - Các nguyên tắc nhân đôi của ADN: bổ sung và bán bảo tồn. * - Quá trình nhân đôi của ADN ở sinh vật nhân thực + Thời điểm: Diễn ra trong pha S của kì trung gian. + Cơ chế: Giống với quá trình nhân đôi của ADN ở sinh vật nhân sơ. + Quá trình nhân đôi diễn ra tại nhiều điểm khởi đầu trong mỗi phân tử (có nhiều đơn vị nhân đôi), có nhiều loại enzim tham gia. 2. Phiên mã và dịch mã: a. Phiên mã: - Cơ chế phiên mã + Diễn ra qua 3 bước: mở đầu, kéo dài và kết thúc. + Ở sinh vật nhân sơ: mARN sau phiên mã được sử dụng trực tiếp làm khuôn để tổng hợp prôtêin; ở sinh vật nhân thực, mARN sau phiên mã được chỉnh sửa mới tạo ra ARN trưởng thành. * - Thời điểm, vị trí xảy ra quá trình phiên mã * - Phân biệt phiên mã ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực + Ở sinh vật nhân sơ: 1 phân tử mARN được tổng hợp mã hóa nhiều chuỗi pôlipeptit, phiên mã đến đâu dịch mã đến đó. + Ở sinh vật nhân thực: 1 phân tử mARN được tổng hợp thường mã hóa 1 chuỗi pôlipeptit; sau phiên mã, mARN sơ khai được chỉnh sửa tạo mARN trưởng thành, mARN trưởng thành ra tế bào chất mới tham gia vào dịch mã. b. Dịch mã - Cơ chế: Gồm 2 giai đoạn + Hoạt hóa axit amin + Tổng hợp chuỗi pôlipepetit Mở đầu Kéo dài Kết thúc Tóm lại: cơ chế của hiện tượng di truyền ở cấp độ phân tử được thể hiện theo sơ đồ sau: nhân đôi ADN phiên mã ARN dịch mã prôtêin → tính trạng Nguyễn Bá Hoàng Trường THPT Tĩnh Gia 2 2 ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2010 - 2011 MÔN SINH HỌC 3. Điều hòa hoạt động của gen: - Cấu trúc của opêron Lac: + Vùng khởi động (P): Nơi mARN pôlimeraza bám vào khởi động phiên mã. + Vùng vận hành (O): Nơi prôtêin ức chế bám vào, ngăn cản phiên mã. + Cụm các gen cấu trúc (Z, Y, A): mã hóa các enzim phân giải đường lactôzơ. - Sự điều hòa hoạt động của opêron Lac: + Khi MT không có lactôzơ: các gen cấu trúc không hoạt động + Khi MT có lactôzơ: các gen cấu trúc được phiên mã, dịch mã. Khi đường lactôzơ bị phân giải hết, quá trình phiên mã bị dừng lại. ⇒ Điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ chủ yếu diễn ra ở giai đoạn phiên mã. * - Điều hòa hoạt động của gen ở sinh vật nhân thực + cơ chế điều hòa phức tạp hơn + diễn ra ở nhiều giai đoạn 4. Đột biến gen: a. Khái niệm: Là những biến đổi trong cấu trúc của gen, liên quan tới một cặp Nu xảy ra tại 1 điểm nào đó trên phân tử ADN. b. Ba dạng đột biến điểm: * Phân loại đột biến tự nhiên và đột biến nhân tạo c. Nguyên nhân: Do tác động của các tác nhân hóa học, vật lí, sinh học hoặc những rối loạn sinh lí, hóa sinh trong tế bào đến quá trình nhân đôi ADN. d. Cơ chế phát sinh chung: - Tác nhân gây đột biến gây ra những sai sót trong quá trình nhân đôi ADN. * - Đột biến điểm thường xảy ra trên một mạch dưới dạng tiền đột biến, qua các lần nhân đôi tiếp theo tạo thành đột biến: Gen → tiền đột biến gen → đột biến gen. * - Đột biến gen phụ thuộc vào loại tác nhân, cường độ, liều lượng, thời điểm tác động và cấu trúc của gen. - Ví dụ về cơ chế phát sinh + Do sự kết cặp không đúng trong nhân đôi ADN: G - X → G - T → A - T. + Do tác động của 5BU: A - T → A - 5BU → G - 5BU → G - X. e. Hậu quả: - Biến đổi trong dãy nuclêôtit của gen cấu trúc → biến đôi trong dãy nuclêôtit của mARN → có thể biến đổi trong dãy axit amin của chuỗi pôlỉpeptit tương ứng → có thể thay đổi cấu trúc của prôtêin → có trhể làm thay đổi đột ngột, gián đoạn 1 hoặc một số tính trạng trên một hoặc một số ít cá thể của quần thể. + Hậu quả cụ thể của từng dạng. - Phần lớn đột biến điểm là vô hại, một số có lợi, 1 số có hại. Mức độ có lợi hay có hại phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường. f. Ý nghĩa: *g. Cơ chế biểu hiện: 5. Cấu trúc nhiễm sắc thể: a. Ở sinh vật nhân sơ: NST là phân tử ADN kép, vòng, không liên kết với prôtêin. b. Ở sinh vật nhân thực: - Cấu trúc hiển vi + Ở kì giữa của quá trình phân bào: NST gồm 2 crômatit…. , NST có hình que, …. đường kính: … + Mỗi loài có 1 bộ NST đặc trung về số lượng, hình thái, cấu trúc. - Cấu trúc siêu hiển vi: + Thành phần cấu tạo + Nuclêôxôm → sợi cơ bản ( 11nm ) → sợi nhiễm sắc ( 30nm ) → ống siêu xoắn ( 300nm ) → crômatit ( 700nm ). * Sự biến đổi hình thái NST qua các kì phân bào. 6. Đột biến cấu trúc NST: a. Nguyên nhân: b. Cơ chế chung: Các tác nhân gây đột biến tác động đến quá trình tiếp hợp, trao đổi chéo, … hoặc trực tiếp gây đứt gãy NST. Đột biến cấu trúc NST làm thay đổi số lượng, trình tự các gen, làm thay đổi hình dạng NST. c. Các dạng đột biến cấu trúc NST: Mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn. Ở mỗi dạng: nêu khái niệm, cơ chế, hậu quả (có ví dụ), ý nghĩa. 7. Đột biến số lượng NST: a. Nguyên nhân: b. Các dạng đột biến số lượng NST: - Đột biến lệch bội + Khái niệm + Các dạng Nguyễn Bá Hoàng Trường THPT Tĩnh Gia 2 3 ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2010 - 2011 MÔN SINH HỌC + Cơ chế phát sinh chung, trình bày được sơ đồ phát sinh các thể lệch bội. + Hậu quả + Vai trò - Đột biến đa bội + Khái niệm + Các dạng + Cơ chế phát sinh chung, trình bày được sơ đồ phát sinh thể tự đa bội ( 3n, 4n ) và thể dị đa bội ( song nhị bội ). + Hậu quả + Vai trò CHƯƠNG II: TÍNH QUI LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN QUI LUẬT PHÂN LY I. Phương pháp nghiên cứu di truyền của Menden: - Quy trình thí nghiệm: - Giải thích kết quả ( hình thành giả thuyết ): - Kiểm định giả thuyết: II. Hình thành học thuyết khoa học: 1. Giả thuyết của Menden: 2. Chứng minh giả thuyết: 3. Nội dung quy luật phân ly: Mỗi tính trạng do một cặp alen quy định, một có nguồn gốc từ bố, một có nguồn gốc từ mẹ. Các alen của bố và mẹ tồn tại trong tế bào của cơ thể con một cách riêng rẽ, không hòa trộn vào nhau. Khi hình thành giao tử, các thành viên của mỗi cặp alen phân ly đồng đều về các giao tử, nên 50% số giao tử chứa alen này còn 50% giao tử chứa alen kia. Mỗi tính trạng được quy định bởi một cặp alen. Do sự phân ly đồng đều của cặp alen trong giảm phân nên mỗi giao tử chỉ chứa 1 alen của cặp. III. Cơ sở tế bào học của quy luật phân ly: Trong tế bào lưỡng bội, NST luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng, nên gen tồn tại theo từng cặp gen tương ứng trên cặp NST tương đồng (vị trí của gen trên NST gọi là lôcut). Khi giảm phân, sự phân ly đồng đều của cặp NST tương đồng dẫn đến sự phân ly đồng đều của cặp gen tương ứng về các giao tử. QUY LUẬT PHÂN LY ĐỘC LẬP I. Thí nghiệm lai hai cặp tính trạng: 1. TN: 2. Nội dung của quy luật phân ly độc lập: Các cặp nhân tố di truyền quy định các tính trạng khác nhau phân ly độc lập trong quá trình hình thành giao tử. II. Cơ sở tế bào học của quy luật phân ly độc lập: Sự phân ly độc lập của các cặp NST khác nhau trong giảm phân dẫn đến sự phân ly độc lập của các cặp alen về các giao tử; sự tổ hợp ngẫu nhiên của các giao tử trong thụ tinh sẽ tạo ra các tổ hợp gen khác nhau. Giải thích: - Nếu ký hiệu A: alen quy định hạt vàng a: alen quy định hạt xanh B: alen quy định hạt trơn b: alen quy định hạt nhăn P: AABB (hạt vàng, trơn) x aabb (hạt xanh, nhăn) F 1 : AaBb (100% hạt vàng, trơn) G F1 : AB, Ab, aB, ab F 2: SGK III. Ý nghĩa của các quy luật Menden: Khi biết được tính trạng nào đó di truyền theo quy luật Menden chúng ta có thể tiên đoán trước được kết quả lai. Giải thích sự đa dạng của thế giới sinh vật (tạo ra vô số biến dị tổ hợp) IV. Điều kiện nghiệm đúng phân ly độc lập: Các cặp gen quy định các cặp tính trạng khác nhau phải nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau. V. Công thức tổng quát: ( giải thích và hướng dẫn h/s cách ứng dụng trong giải bài tập ) TƯƠNG TÁC GEN VÀ TÁC ĐỘNG ĐA HIỆU CỦA GEN I. Tương tác gen: - Khái niệm: Tương tác gen là sự tác động qua lại giữa các gen trong quá trình hình thành một KH. Nguyễn Bá Hoàng Trường THPT Tĩnh Gia 2 4 ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2010 - 2011 MÔN SINH HỌC - Thực chất: các gen trong tế bào không tương tác trực tiếp với nhau mà chỉ có sản phẩm của chúng tác động qua lại với nhau để tạo nên KH. - Các kiểu tương tác: + tương tác giữa các alen thuộc cùng một gen (đã học trong các bài về quy luật Menden) + tương tác giữa các alen thuộc các lôcut gen khác nhau (tương tác giữa các gen không alen), gồm các kiểu tương tác: 1. Tương tác bổ sung: TN: P Hoa trắng x Hoa trắng F 1 100% hoa đỏ F 2 9 hoa đỏ: 7 hoa trắng G. thích: - F 2 có 16 tổ hợp F 1 : dị hợp tử về 2 cặp gen nằm trên 2 cặp NST tương đồng khác nhau. Mà F 2 : không cho tỉ lệ KH 9: 3: 3: 1 mà cho 2 KH ⇒ màu hoa do 2 cặp gen quy định. - Hoa đỏ: có mặt cả 2 gen trội A, B Hoa trắng: chỉ có mặt 1 gen trội hoặc không có gen trội nào. SĐL: P T/C Dòng hoa trắng ( Aabb ) x Dòng hoa trắng ( aaBB ) F 1 : AaBb ( hoa đỏ ) x AaBb ( hoa đỏ ) F 2 : 9A - B - ( đỏ ): 3A - bb ( trắng ) : 3aaB - ( trắng ) : 1aabb ( trắng ) 2. Tương tác cộng gộp: - KN: Khi các alen trội thuộc 2 hoặc nhiều lôcut gen tương tác với nhau theo kiểu mỗi alen trội (bất kể thuộc lôcut nào) đều làm tăng sự biểu hiện của KH lên một chút ít. Ví dụ: Màu da người ít nhất do 3 gen ( A, B, C ) nằm trên 3 cặp NST tương đồng khác nhau chi phối. - Phần lớn các tính trạng số lượng (năng suất) là do nhiều gen quy định tương tác theo kiểu cộng gộp quy định (sản lượng thóc, sản lượng trứng của gia cầm… cũng như các tính trạng màu da, chiều cao ở người bị chi phối bởi sự tác động cộng gộp của nhiều gen không alen. (GV nêu thêm tương tác át chế) II. Tác động đa hiệu của gen: KN: Một gen có thể tác động đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng khác nhau. Gen đa hiệu là một cơ sở để giải thích hiện tượng biến dị tương quan. Khi một gen đa hiệu bị đột biến thì nó sẽ đồng thời kéo theo sự biến dị ở một số tính trạng mà nó chi phối. VD: LIÊN KẾT GEN VÀ HOÁN VỊ GEN: I. LIÊN KẾT GEN: 1. TN: 2. Giải thích và Viết sơ đồ lai: 3. Kết luận: Các gen nằm trên một NST tạo thành một nhóm gen liên kết và có xu hướng di truyền cùng nhau. Số nhóm gen liên kết của mỗi loài thường bằng số lượng NST trong bộ NST đơn bội. II. HOÁN VỊ GEN: 1. Thí nghiệm của Moocgan và hiện tượng hoán vị gen: ♀ F 1 thân xám, cánh dài X ♂ đen, cụt → Fa 495 thân xám, cánh dài ; 944 đen, cụt 206 thân xám, cánh cụt; 185 đen, dài 2. Cơ sở tế bào học của hiện tượng hoán vị gen: - Gen quy định màu thân và kích thước cánh nằm trên cùng 1 NST. - Trong giảm phân tạo giao tử xảy ra tiếp hợp ( kỳ đầu I của giảm phân ) dẫn đến trao đổi đoạn NST giữa 2 trong 4 cromatit của cặp tương đồng ( đoạn trao đổi chứa 1 trong 2 gen trên ) → hoán vị gen. - Tần số hoán vị gen ( f % ) = tổng tỷ lệ % giao tử sinh ra do hoán vị. - Tần số hoán vị gen ( f % ) ≈ 0 % − 50% ( f % ≤ 50 % ) - Các gen càng gần nhau trên NST thì f % càng nhỏ và ngược lại f % càng lớn. 3. Kết luận: - Trong quá trình giảm phân, các NST tương đồng có thể trao đổi các đoạn cho nhau dẫn đến HVG, làm xuất hiện các tổ hợp gen mới. - Tần số HVG được dùng làm thước đo khoảng cách tương đối giữa các gen. Tần số HVG dao động từ 0 % 50 % 4. Ý nghĩa của hiện tượng liên kết gen và hoán vị gen: Nguyễn Bá Hoàng Trường THPT Tĩnh Gia 2 5 ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2010 - 2011 MÔN SINH HỌC a. Ý nghĩa của hiện tượng liên kết gen: - Các gen trên cùng 1 NST luôn di truyền cùng nhau nên duy trì sự ổn định của loài. - Thuận lợi cho công tác chọn giống. b. Ý nghĩa của hiện tượng hoán vị gen: - Do hiện tượng HVG → tạo ra nhiều loại giao tử → hình thành nhiều tổ hợp gen mới tạo nguồn nguyên liệu BDDT cho quá trình tiến hoá và công tác chọn giống. - Căn cứ vào tần số hoán vị gen → trình tự các gen trên NST ( xây dựng được bản đồ gen ). - Quy ước 1% hoán vị gen = 1 cM ( centimoocgan ) ( Bản đồ di truyền ) DI TRUYỀN LIÊN KẾT VỚI GIỚI TÍNH VÀ DI TRUYỀN NGOÀI NHÂN I. Di truyền liên kết với giới tính: Một tính trạng được gọi là DTLK với giới tính khi sự DT của nó luôn gắn với giới tính. 1. NST giới tính và cơ chế tế bào học xác định giới tính bằng NST: a) NST giới tính: b) Một số số kiểu NST giới tính: + Dạng XX và XY - ♀ XX, ♂ XY: Người, lớp thú, ruồi giấm . - ♂ XX, ♀ XY: Chim, bướm . + Dạng XX và XO: Châu chấu ♀ XX, ♂ XO c. Một số cơ chế xác định giới tính: - Cơ chế xác định giới tính: do sự phân ly của cặp NST giới tính trong giảm phân hình thành giao tử tỉ lệ đực cái ở các loài có phân hoá giới tính thường xấp xỉ 1: 1 2. Di truyền liên kết với giới tính: a. Gen trên NST X: di truyền chéo - Thí nghiệm: (SGK) - Giải thích: (SGK) b. Gen trên NST Y: di truyền thẳng ( Lưu ý trường hợp gen quy định tính trạng liên kết với NST giới tính ở vùng tương đồng ) c) Ý nghĩa của sự di truyền liên kết với giới tính: (SGK) II. Di truyền ngoài nhân: 1. Ví dụ: (cây hoa phấn Mirabilis jalapa) - Lai thuận: ♀ lá đốm X ♂ lá xanh→ thu được F 1 100% lá đốm. - Lai nghịch: ♀ lá xanh X ♂ lá đốm → thu được F 1 100% lá xanh. 2. Giải thích: - Khi thụ tinh giao tử đực chỉ truyền nhân mà hầu như không truyền tế bào chất cho trứng. - Các gen nằm trong tế bào chất ( trong ty thể hoặc lục lạp ) chỉ được mẹ truyền cho con qua tế bào chất của trứng. - Sự phân ly kiểu hình của đời con đối với các tính trạng do gen nằm trong tế bào chất quy định rất phức tạp. - Con lai luôn có kiểu hình giống mẹ: là do khi thụ tinh, giao tử đực chỉ truyền nhân mà hầu như không truyền tế bào chất cho trứng. Do vậy, các gen nằm trong tế bào chất ( trong ty thể hoặc trong lục lạp ) chỉ được mẹ truyền cho con qua tế bào chất của trứng. * Kết luận: có 2 hệ thống di truyền là di truyền trong nhân và di truyền ngoài nhân ( di truyền theo dòng mẹ ) ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG LÊN SỰ BIỂU HIỆN CỦA GEN I. Mối quan hệ giữa gen và tính trạng: - Gen ( ADN ) → Marn → Pôlipeptit → Prôtêin → tính trạng. Nguyễn Bá Hoàng Trường THPT Tĩnh Gia 2 6 ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2010 - 2011 MÔN SINH HỌC II. Mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình: 1. Ví dụ: Ở cây hoa anh thảo: KG AA (đỏ): nếu đem trồng cây đỏ t/c ở mt 35 0c thì ra hoa trắng, thế hệ sau của cây hoa trắng này trồng ở 20 0c lại cho hoa đỏ. Trong khi cây hoa trắng có KG aa đem trồng ở mt 35 0c hay 20 0c đều chỉ cho hoa màu trắng. 2. Kết luận: - Bố mẹ không truyền đạt cho con những tính trạng đã hình thành sẵn, mà truyền đạt một KG. - KG quy định khả năng phản ứng của cơ thể trước môi trường. - KH là kết quả của sự tác động qua lại giữa KG và MT. III. Thường biến ( SGK) IV. Mức phản ứng: 1. Khái niệm Tập hợp các kiểu hình của cùng 1 KG tương ứng với các môi trường khác nhau gọi là mức phản ứng của một KG 2. Đặc điểm: - Mức phản ứng do gen quy định, trong cùng 1 KG mỗi gen có mức phản ứng riêng - Có 2 loại mức phản ứng: mức phản ứng rộng và mức phản ứng hẹp, mức phản ứng càng rộng sinh vật càng dễ thích nghi - Di truyền được vì do KG quy định - Thay đổi theo từng loại tính trạng 3. PP xác định mức phản ứng: Để xác định mức phản ứng của 1KG cần phải tạo ra các cá thể SV có cùng 1 KG , với cây sinh sản sinh dưỡng có thể xác đinh mức phản ứng bằng cách cắt đồng loạt cành của cùng 1 cây đem trồng và theo dõi đặc điểm của chúng. 4. Sự mềm dẻo về kiểu hình: - Hiện tượng một KG có thể thay đổi KH trước những điều kiện MT khác nhau gọi là sự mềm dẻo về KH ( hay còn gọi là thường biến ) - Nguyên nhân: Do sự tự điều chỉnh về sinh lí giúp sv thích nghi với những thay đổi của MT - Biểu hiện: Mức độ mềm dẻo về kiểu hình phụ thuộc vào KG - Mỗi KG chỉ có thể điều chỉnh kiểu hình của mình trong 1 phạm vi nhất định. * Đặc điểm: Có tính đồng loạt, theo hướng xác định, tương ứng với điều kiện môi trường. Lưu ý: - Tính trạng có HSDT thấp là tính trạng có mức phản ứng rộng; thường là các tính trạng số lượng ( năng suất, sản lượng trứng . ) - Tính trạng có hệ số di truyền cao → tính trạng có mức phản ứng hẹp thường là các tính trạng chất lượng (Tỷ lệ protein trong sữa hay trong gạo . ) CHƯƠNG III: DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ CẤU TRÚC DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ I. Khái niệm và đặc trung của quần thể: - Quần thể là một tập hợp của các cá thể cùng loài, sống trong cùng một khoảng không gian xác định, ở vào một thời điểm xác định và có khả năng sinh ra các thế hệ con cái hữu thụ - Mỗi quần thể có một vốn gen đặc trung, thể hiện qua các thông số về tần số alen và thành phần kiểu gen: * Tần số alen = số lượng alen đó/tổng số alen của gen đó trong quần thể tại một thời điểm xác định. * Tần số kiểu gen của quần thể = số cá thể có kiểu gen đó / tổng số cá thể có trong quần thể. * Tần số của các alen được xác định bằng các công thức: Quần thể ở thế hệ xuất phát có các KG là AA, Aa, aa gọi h là tỉ lệ kiểu gen AA, d là tỉ lệ kiểu gen Aa, r là tỉ lệ kiểu gen aa. Gọi P A là tần số alen A, q a là tần số alen a thì: P A = d + h / 2 ; q a = r + h / 2 Chú ý: Tùy theo hình thức sinh sản của từng loài mà các đặc trung của vốn gen cũng như các yếu tố làm biến đổi vốn gen của quần thể ở mỗi loài có khác nhau. II. Quần thể tự phối. - Quần thể thực vật tự thụ phấn, động vật lưỡng tính tự thụ tinh. - Đối với các loài động vật, hiện tượng các cá thể có cùng quan hệ huyết thống giao phối với nhau thì được gọi là giao phối gần. * Công thức tổng quát cho tần số kiểu gen ở thế hệ thứ n của quần thể tự thụ phấn là: x AA + y Aa + z aa = 1 => [ x + y/2 { 1 - ( ½ ) n }] AA + y ( ½ ) n Aa + [ z + y/2{ 1 - ( ½ ) n }] aa = 1 Nguyễn Bá Hoàng Trường THPT Tĩnh Gia 2 7 ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2010 - 2011 MÔN SINH HỌC * Kết luận: TPKG của quần thể cây tự thụ phấn qua các thế hệ sẽ thay đổi theo hướng tăng dần tần số KG đồng hợp tử và giảm dần tần số KG dị hợp tử. III. Quần thể giao phối ngẫu nhiên: 1. Quần thể ngẫu phối: - Quần thể được gọi là ngẫu phối khi các cá thể trong quần thể lựa chọn bạn tình để giao phối một cách hoàn toàn ngẫu nhiên * Đặc điểm di truyền của quần thể ngẫu phối: - Đa hình: quá trình giao phối là nguyên nhân làm cho quần thể đa hình về KG dẫn đến đa hình về KH. - Các cá thể trong quần thể giống nhau ở những nét cơ bản, khác nhau về nhiều chi tiết. ( Trong QT ngẫu phối các cá thể có kiểu gen khác nhau kết đôi với nhau 1 cách ngẫu nhiên tạo nên 1 lượng biến dị di truyền rất lớn trong QT làm nguồn nguyên liệu cho tiến hoá và chọn giống ). - Duy trì được sự đa dạng di truyền của quần thể 2. Định luật Hacđi Vanbec: Theo Định luật Hacđi Vanbec thành phần kiểu gen, tần số của các alen của quần thể giao phối sẽ duy trì không đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác trong những điều kiện nhất định. p 2 AA + 2pqAa +q 2 aa = 1 3. Điều kiện nghiệm đúng: - Quần thể phải có kích thước lớn - Các cá thể trong quần thể phải có sức sống và khả năng sinh sản như nhau ( không có chọn lọc tự nhiên ) - Không xảy ra đột biến, nếu có thì tần số đột biến thuận bằng tần số đột biến nghịch - Quần thể phải được cách ly với quần thể khác ( không có sự di - nhập gen giữa các quần thể ) 4. Ý nghĩa của định luật Hacđi Vanbec: Định luật Hacđi Vanbec không chỉ giải thích về sự ổn định qua thời gian của những quần thể tự nhiên mà còn cho phép xác định được tần số của các alen, các kiểu gen trong quần thể. Nếu biết quần thể ở trạng thái cân bằng thì từ tần số các cá thể có KH lặn, có thể tính được tần số alen lặn, alen trội cũng như tần số của các loại KG trong quần thể. VD: Một quần thể bò có 64% bò lông vàng. Tính thành phần KG của quần thể này, biết lông vàng là lặn, lông đen là trội. Ta có q 2 = 64% q = 0, 8 p + q = 1 => p = 1 - 0, 8 = 0,2 Thành phần KG của quần thể là: 0,04 AA + 0,32 Aa + 0,64 aa CHƯƠNG IV. ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC I. Kiến thức cần nắm Nguồn vật liệu để chọn giống: Biến dị tổ hợp Đột biến ADN tái tổ hợp 1. Chọn giống vật nuôi và cây trồng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp a. Tạo giống thuần: Các bước - Tạo dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau - Lai giống để tạo ra các tổ hợp gen khác nhau - Chọn lọc ra những tổ hợp gen mong muốn - Những tổ hợp gen mong muốn sẽ cho tự thụ phấn hoặc giao phối gần để tạo ra các dòng thuần. b. Tạo giống có ưu thế lai cao - Khái niệm ưu thế lai - Cơ sở di truyền của ưu thế lai - Qui trình tạo giống có ưu thế lai cao + Tạo các dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau. + Lai các dòng thuần chủng để tạo ra các tổ hợp gen khác nhau ( lai khác dòng đơn, lai khác dòng kép, lai thuận nghịch ) + Chọn lọc các tổ hợp có ưu thế lai cao. 2. Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến - Các bước + Xử lí mẫu vật bằng tác nhân đột biến thích hợp + Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn + Tạo dòng thuần chủng * Phân tích từng bước của qui trình Nguyễn Bá Hoàng Trường THPT Tĩnh Gia 2 8 ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2010 - 2011 MÔN SINH HỌC * - Các thành tựu tạo giống bằng gây đột biến ở Việt nam 3. Tạo giống bằng công nghệ gen - Khái niệm công nghệ gen - Qui trình + Tạo ADN tái tổ hợp: Các bước tạo ADN tái tổ hợp + Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận + Phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp. * Phương pháp tải nạp và phương pháp sử dụng tế bào gốc. - Ứng dụng công nghệ gen: Các thành tựu tạo giống động – thực – vi sinh vật. 4. Tạo giống bằng công nghệ tế bào *a. Khái niệm công nghệ tế bào b. Công nghệ tế bào thực vật - Lai tế bào sinh dưỡng + Loại bỏ thành tế bào trước khi đem lai → tế bào trần + Đưa các dòng tế bào trần của 2 loài vào cùng môi trường đặc biệt để chúng dung hợp với nhau tạo ra tế bào lai + Đưa tế bào lai vào nuôi cấy trong môi trường đặc biệt để chúng phân chia và tái sinh thành cây lai khác loài. - Nuôi cấy hạt phấn hoặc noãn chưa thụ tinh + Hạt phấn hoặc noãn chưa thụ tinh được nuôi cấy trong ống nghiệm để phát triển thành cây đơn bội + Chọn lọc dòng tế bào đơn bội có đặc tính mong muốn + các dòng tế bào được chọn đưpợc nuôi trong ống nghiệm với các hóa chất đặc biệt → phát triển thành mô đơn bội → xử lí hóa chất gây đa bội để tạo cây lưỡng bội hoàn chỉnh. * - Nuôi cấy tế bào invitro tạo mô sẹo * - Tạo giống bằng chọn dòng tế bào xôma có biến dị - Ý nghĩa của công nghệ tế bào thực vật: nhân giống vô tính các loại cây tròng quí hiếm hoặc tạo ra cây lai khác loài c. Công nghệ tế bào động vật - Nhân bản vô tính bằng kĩ thuật chuyển nhân: Trình bày các bước - Cấy truyền phôi: Các bước - Ý nghĩa của công nghệ tế bào động vật: mở ra triển vọng nhân bản được những cá thể động vật quý hiếm dùng vào nhiều mục đích khác nhau. CHƯƠNG V. DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI *1. Các phương pháp nghiên cứu di truyền người - Những khó khăn và thuận lợi trong nghiên cứu di truyền người - Mục đích, nội dung, kết quả của các phương pháp: nghiên cứu phả hệ, nghiên cứu người đồng sinh, nghiên cứu tế bào học và các phương pháp khác (nghiên cứu di truyền quần thể, di truyền phân tử, …) 2. Di truyền y học a. Di truyền y học - Khái niệm di truyền y học * - Khái niệm bệnh, tật di truyền - Các nhóm bệnh di truyền + Bệnh di truyền phân tử: nếu khái niệm, cho ví dụ + Hội chứng liên quan tới đột biến NST: khái niệm, ví dụ. Nêu cơ chế tế bào học của các thể lệch bội ở NST 21 và NST giới tính. b. Bảo vệ vốn gen loài người - Tạo môi trường sạch nhằm hạn chế tác nhân gây đột biến - Khái niệm di truyền y học tư vấn * Sử dụng chỉ số ADN phân tích các bệnh di truyền - Liệu pháp gen + Khái niệm + Các biện pháp của liệu pháp gen + Mục đích *+ Những khó khăn của liệu pháp gen - Di truyền học với ung thư, bệnh AIDS và di truyền trí năng + Nguyên nhân, hậu quả của ung thư và bệnh AIDS + Hệ số thông minh và sự di truyền trí năng PHẦN SÁU TIẾN HÓA Nguyễn Bá Hoàng Trường THPT Tĩnh Gia 2 9 ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2010 - 2011 MÔN SINH HỌC CHƯƠNG I: BẰNG CHỨNG VÀ CƠ CHẾ TIẾN HÓA. CÁC BẰNG CHỨNG TIẾN HÓA: I. Bằng chứng giải phẫu so sánh: 1. Cơ quan tương đồng: 2. Cơ quan tương tự: 3. Cơ quan thoái hóa: * Những bằng chứng về giải phẫu học so sánh cho thấy các mối quan hệ về nguồn gốc chung giữa các loài, giữa cấu tạo và chức phận của các cơ quan, giữa cơ thể và môi trường trong quá trình tiến hóa. II. Bằng chứng phôi sinh học: 1. Tư liệu về phôi sinh học được xem là bằng chứng tiến hóa: khi nghiên cứu quá trình phát triển phôi ở động vật có xương sống thuộc các lớp khác xa nhau, giai đoạn đầu của quá trình phát triển phôi đều giống nhau về hình dạng chung cũng như trình tự xuất hiện các cơ quan. Chúng chỉ khác ở giai đoạn sau. Điều này chứng tỏ các loài động vật đều xuất phát từ nguồn gốc chung. VD: - Phôi của cá, rùa, gà đến các loài động vật có vú đều trãi qua giai đoạn có các khe mang. - Ở động vật có vú, giai đoạn đầu tiên có 2 ngăn như cá, về sau xuất hiện 4 ngăn. - Sự giống nhau trong quá trình phát triển của phôi. - Định luật phát sinh sinh vật. III. Bằng chứng địa lí sinh vật học: 1. Sự phân bố địa lí của các loài biểu hiện mối quan hệ họ hàng giữa chúng. Theo Đacuyn: - Những khu vực địa lí khác nhau, có điều kiện khí hậu giống nhau như Úc, Nam Phi, Chi Lê có những loài động vật và thực vật rất khác nhau – Điều này chứng tỏ sự khác nhau của môi trường sống không trực tiếp tạo ra sự đa dạng của sinh giới ngày nay. - Những loài sinh vật sống ở đảo thường có họ hàng thân thuộc với các loài ở các đảo lân cận hoặc lục địa gần kề hơn là có họ hàng với các loài sống ở các đảo phân bố ở xa, tuy rằng có cùng điều kiện khí hậu, môi trường. Do vậy, sự giống nhau ở sinh vật chủ yếu do chúng có chung nguồn gốc hơn là chúng sống ở những môi trường giống nhau. - Do điều kiện sống ở mỗi đảo khác nhau và do các sinh vật sống trên các đảo cách li sinh sản nhau, thúc đẩy sự xuất hiện các loài mới. 2. Sự giống nhau giữa các loài phân bố ở các khu vực địa lí khác nhau do kết quả quá trình tiến hóa hội tụ: - Hiện tượng: Các loài có khu phân bố khác xa nhau nhung lại có đặc điểm hình thái và cách sống rất giống nhau. VD: Một số loài thú có túi sống ở Châu Úc có hình dạng và cách bay lượn giống với loài sóc bay sống ở Bắc Mĩ. - Nguyên nhân: Do sống trong điều kiện tự nhiên tương tự nhau nên các loài chịu tác động của chọn lọc tự nhiên theo hướng giống nhau. Kết quả đã hình thành các đặc điểm thích nghi tương tự nhau. Đặc điểm của hệ động vật,thực vật ở một số vùng lục địa. Hệ động vật thực vật trên các đảo. IV. Bằng chứng tế bào và sinh học phân tử: 1. Bằng chứng tế bào học: - Tế bào là đơn vị cấu trúc và là đơn vị chức năng của mọi cơ thể sinh vật. - Cơ sở sinh sản của mọi sinh vật đều liên quan đến phân bào. + Vi khuẩn sinh sản theo hình thức trực phân. + Các sinh vật đa bào sinh sản theo hình thức gián phân gồm: nguyên phân và giảm phân. + Các cơ thể đa bào sinh sản vô tính theo hình thức nguyên phân từ bào tử hay các tế bào sinh dưỡng ban đầu. + Ở các loài sinh sản hữu tính, sự thụ tinh của giao tử đực và giao tử cái tạo hợp tử. HT nguyên phân thành cơ thể mới. 2. Bằng chứng sinh học phân tử: - Mọi sinh vật đều được cấu tạo bởi protein và axit nucleit (AND, ARN). - AND của các loài đều được cấu tạo từ 4 loại nucleotit: Adenin (A), Timin (T), Guanin (G), và Xitozin (X); ARNCủa các loài đều được cấu tạo từ 4 loại đơn phân Adenin (A), Uaxin (U), Guanin (G), và Xitozin (X). - Mã di truyền ở các loài đều có đặc điểm chung gồm tính liên tục, tính đặc hiệu, tính thoái hóa và tính phổ biến. - Trình tự các đơn vị mã tương tự nhau ở những loài có đơn vị có quan hệ họ hàng gần nhau. VD: Giữa người và tinh tinh có trình tự sắp xếp các nucleoti giống nhau khoảng 98%. - Protein các loài đều có đơn phân là axit amin, có hơn 20 loại axit amin; protein các loài đều có tính đặc trung được qui định bởi thành phần, số lượng và trình tự săps xếp của chúng. * Những bằng chứng nói trên về tế bào và sinh học phân tử cho thấy nguồn gốc chung của toàn bộ sinh giới. HỌC THUYẾT TIẾN HÓA CỔ ĐIỂN HỌC THUYẾT Lamac và HỌC THUYẾT Đacuyn: Vấn đề Lamac Đacuyn Nguyễn Bá Hoàng Trường THPT Tĩnh Gia 2 10 [...]... trạng tương phản Tỉ lệ kiểu hình ở F n A 9: 3: 3: 1 B 2n C 3n D (3: 1)n 13 Khi lai gà lông đen với gà lông trắng đều thuần chủng được F 1 có màu lông đốm Tiếp tục cho gà F 1 giao phối với nhau thu được F2 có tỉ lệ 1 lông đen: 2 lông đốm: 1 lông trắng Tính trạng màu lông gà đã di truyền theo quy luật A phân li B trội không hoàn toàn C tác động cộng gộp D tác động bổ sung 14 Menden sử dụng phép lai phân... giảm nhẹ cạnh tranh giữa các cá thể, hạn chế sự cạn kiệt nguồn thức ăn trong vùng Nguyễn Bá Hoàng 2 35 Trường THPT Tĩnh Gia ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2010 - 2011 MÔN SINH HỌC D làm cho nguồn thức ăn cạn kiệt nhanh chóng 17 Hiện tượng thông liền rễ sinh trưởng tốt hơn, đàn bồ nông bơi thành hành kiếm được nhiều cá hơn…được gọi là A hiệu quả nhóm B tự tỉa thưa C sự quần tụ D hiệu suất tương tác 18 Hai... niệm Nguyễn Bá Hoàng 2 14 Trường THPT Tĩnh Gia ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2010 - 2011 MÔN SINH HỌC - Các loại môi trường sống chủ yếu b Các nhân tố sinh thái: - Khái niệm - Các nhóm nhân tố sinh thái c Các qui luật sinh thái: Mỗi qui luật nêu nội dung và cho ví dụ - Qui luật giới hạn sinh thái * - Qui luật tác động tổng hợp * - Qui luật tác động không đồng đều - Sự tác động qua lại giữa sinh vật và các... 2n +1 C hầu như không có khả năng sinh sản hữu tính bình thường D có khả năng sinh sản hữu tính bình thường 39 Trong trường hợp bộ NST lưỡng bội (2n) của tế bào sinh vật nhân chuẩn tăng thêm 1 chiếc trong một cặp NST tương đồng thì được gọi là A thể bốn B thể không C thể một D thể ba 40 Thể song nhị bội Nguyễn Bá Hoàng 2 18 Trường THPT Tĩnh Gia ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2010 - 2011 MÔN SINH HỌC A chỉ... thực đa bào C Tất cả các loài sinh vật D Sinh vật nhân thực đơn bào 59 Đặc điểm nào sau đây không có ở đột biến thay thế một cặp nuclêôtit? A Được phát sinh do sự bắt cặp nhầm giữa các nuclêôtit ( không theo nguyên tắc bổ sung ) Nguyễn Bá Hoàng 2 19 Trường THPT Tĩnh Gia ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2010 - 2011 MÔN SINH HỌC B Hầu như vô hại đối với thể đột biến C Chỉ liên quan tới một bộ ba D Làm thay đổi... lai F 2 thu được Nguyễn Bá Hoàng 2 20 Trường THPT Tĩnh Gia ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2010 - 2011 MÔN SINH HỌC A 3 quả đỏ: 1 quả vàng B đều quả đỏ C 1 quả đỏ: 1 qủa vàng D 9 quả đỏ: 7 quả vàng 5 Ở cà chua, quả đỏ trội hoàn toàn so với quả vàng Khi lai 2 giống cà chua quả đỏ dị hợp với quả vàng, tỉ lệ phân tính đời lai là A 3 quả đỏ: 1 quả vàng B đều quả đỏ C 1 quả đỏ: 1 qủa vàng D 9 quả đỏ: 7 quả vàng... tế, CLTN không tác động đối với từng gen riêng rẻ mà tác động đối với toàn bộ kiểu gen, trong đó các gen tương tác thống nhất; CLTN không chỉ tác động đối với từng cá thể riêng rẻ mà còn đối với cả quần thể, trong đó các cá thể có quan hệ ràng buộc với nhau (VD: CLTN ở cấp độ quần thể xảy ra ở quần thể ong ) Nguyễn Bá Hoàng 2 11 Trường THPT Tĩnh Gia ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2010 - 2011 MÔN SINH HỌC... gen, trội lặn không hoàn toàn B tương tác gen, phân li độc lập C liên kết gen trên NST thường và trên NST giới tính, di truyền qua tế bào chất D trội, lặn hoàn toàn, phân li độc lập 37 Kết quả của phép lai thuận nghịch khác nhau theo kiểu đời con luôn có kiểu hình giống mẹ thì gen qui định tính trạng đó Nguyễn Bá Hoàng 2 22 Trường THPT Tĩnh Gia ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2010 - 2011 MÔN SINH HỌC A nằm... đây không đúng khi nói về tần số hoán vị gen? A Tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa các gen B Tần số hoán vị gen luôn nhỏ hơn 50% C Tần số hoán vị gen càng lớn các gen càng xa nhau D Tỉ lệ thuận với khoảng cách giữa các gen trên NST 56 Tính trạng được quy định trực tiếp bởi A gen B prôtêin C kiểu gen D kiểu hình Nguyễn Bá Hoàng 2 23 Trường THPT Tĩnh Gia ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2010 - 2011 MÔN SINH... Trường THPT Tĩnh Gia ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2010 - 2011 MÔN SINH HỌC A bệnh rối loạn chuyển hóa B bệnh đột biến nhiễm sắc thể C bệnh di truyền phân tử D bệnh đột biến gen lặn 21 Bệnh ung thư có thể do A tia phóng xạ B hóa chất C virut D cả A, B, C 22 Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về bệnh ung thư ở người? A Ung thư là bệnh do đột biến gen hoặc đột biến NST gây nên, không liên quan đến môi . ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2010 - 2011 MÔN SINH HỌC CẤU TRÚC ĐỀ THI MÔN SINH - KHỐI 12 Đề thi tốt nghiệp THPT ( theo cấu trúc năm học: 2010 - 2011. THPT Tĩnh Gia 2 8 ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2010 - 2011 MÔN SINH HỌC * - Các thành tựu tạo giống bằng gây đột biến ở Việt nam 3. Tạo giống bằng công nghệ gen - Khái niệm công nghệ gen - Qui. THUYẾT Đacuyn: Vấn đề Lamac Đacuyn Nguyễn Bá Hoàng Trường THPT Tĩnh Gia 2 10 ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2010 - 2011 MÔN SINH HỌC 1. Nguyên nhân tiến hoá - Ngoại cảnh thay đổi qua không gian và thời