Để góp phần nâng cao sự hứng thú tập luyện các môn thể thao tự chọn, qua đó nâng cao sức khỏe thể chất cho sinh viên của Nhà trường; chúng tôi tiến hành điều tra, tìm hiểu tâm lý c[r]
Trang 1GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỰ HỨNG THÚ TẬP LUYỆN HỌC PHẦN
GIÁO DỤC THỂ CHẤT CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG
ĐẠI HỌC XÂY DỰNG MIỀN TRUNG
CN Lại Văn Học
Khoa Khoa học Cơ bản, Trường Đại học Xây dựng Miền Trung
Tóm tắt: Quá trình giáo dục đào tạo con người phát triển toàn diện bao hàm
bốn mặt Đức-Trí-Thể-Mĩ Giáo dục thể chất là một bộ phận của quá trình hợp thành đó Để góp phần nâng cao sự hứng thú tập luyện các môn thể thao tự chọn, qua đó nâng cao sức khỏe thể chất cho sinh viên của Nhà trường; chúng tôi tiến hành điều tra, tìm hiểu tâm lý cũng như nhu cầu nguyện vọng của 400 sinh viên đang học tập tại trường và phỏng vấn các thầy cô giáo có thâm niên giảng dạy Giáo dục thể chất của một số trường đại học, cao đẳng lân cận để thấy được thực trạng, từ đó có những đề xuất đổi mới bổ sung trang thiết bị cũng như cải tiến nội dung chương trình học phần Giáo dục thể chất (GDTC)
tự chọn cho phù hợp hơn với điều kiện thực tế đào tạo của Nhà trường
Từ khóa: Nâng cao chất lượng giáo dục thể chất (GDTC) phần tự chọn.
Trong những năm qua tính từ thời điểm Trường đại học Xây dựng Miền
Trung được thành lập trên cơ sở nâng
cấp trường Cao đẳng xây dựng số 3,
cùng với đó Nhà trường chính thức được
Bộ GD&ĐT cho tuyển sinh bậc đại học,
trong chương trình đào tạo bậc đại học
Giáo dục thể chất (GDTC) là một trong
những học phần cơ bản được đưa vào
giảng dạy ở học kỳ đầu, theo đó GDTC
được chia ra thành 3 học phần, mỗn học
phần 45 tiết gồm GDTC1, GDTC2 và
GDTC3 hai học phần GDTC1-2 cơ bản
là những nội dung cứng được áp dụng
theo chương trình khung của Bộ Giáo
dục & Đào tạo (Ban hành theo Quyết
định số 67/2008/QĐ-BGĐT ngày 9
tháng 12 năm 2008), học phần GDTC3
là học phần tự chọn trên cơ sở định
hướng những môn thể thao của Bộ đưa
ra trong khung chương trình, từ đó các
trường chọn những nội dung cho phù
hợp với điều kiện khí hậu vùng miền cũng như cơ sở vật chất của trường mình Đối với trường ta việc tự chọn nội dung đó là do Bộ môn GDTC lựa trên cơ
sở chuyên môn sâu của một số ít giáo viên, như vậy khi giáo viên được phân công phụ trách giảng dạy lớp nào thì sinh viên trong cả lớp đó chỉ được học một môn thể thao nhất định mà không có quyền đăng ký nguyện vọng, mà điều đó đáng lẽ ra sinh viên mới là đối tượng được quyền chọn nội dung khi học phần này và đăng ký môn thể thao mà mình yêu thích trong tổng số những môn thể thao được quyền chọn, việc phân chia giáo viên giảng dạy học phần này cũng phải được bố trí theo chuyên môn sâu của từng thầy cô, có như vậy thầy giảng dạy sẽ đạt chất lượng cao hơn mà trò cũng hăng say hứng thú trong việc tập luyện môn thể thao mà mình yêu thích, theo đó hiệu quả của quá trình đào tạo sẽ
Trang 2được cải thiện nâng cao Nhận thấy từ
thực tế này chúng tôi tiến hành khảo sát
bằng phiếu điều tra đối với sinh viên hai
khóa D12 và D13 đang học tập tại
trường về động cơ cũng như nhu cầu
nguyện vọng được học tập những môn
thể thao mà mình yêu thích để tìm hiểu
về tính đại chúng đối với nhu cầu tập
luyện thể thao, sự yêu thích cũng như
nguyện vọng của sinh viên khi được
quyền đăng ký môn thể thao để học tập, đồng thời chúng tôi phỏng vấn trực tiếp đối với các thầy cô giáo của một số trường đại học, cao đẳng lân cận và thu được kết quả dưới đây
1 Đối với sinh viên 1.1 Tìm hiểu động cơ và sự cần thiết tập
luyện thể dục thể thao của 400 sinh viên đại diện cho hai khóa D12X + D12K và D13X + D13K cho được kết quả như sau:
Bảng 1 Kết quả tìm hiểu động cơ và sự cần thiết tập luyện thể dục thể thao NHU CẦU TẬP THỂ
THAO
RẤT THÍCH THÍCH
BÌNH THƯỜNG
KHÔNG
Để lượng hóa thông tin, chúng tôi đã cho điểm theo các thang độ dưới đây Rất thích 5 điểm, thích 4 điểm, bình thường 3 điểm, không thích 2 điểm, ghét 1 điểm, sau đó đánh giá tính đại chúng I theo công thức
I = (n1 x 5) + (n2 x 4) + (n3 x 3) + (n4 x 2) + (n5 x 1)
n Trong đó: n là tổng số sinh viên được điều tra n1 là số sinh viên rất thích tập thể thao
n2 là số sinh viên thích tập thể thao n3 là số sinh viên bình thường với việc tập thể thao n4 là số sinh viên không thích tập thể thao
n5 là số sinh viên ghét tập thể thao Kết quả I = (71 x 5) + (145 x 4) + (157 x 3) + (24 x 2) + (3 x 1) = 3,64
400
I = 3,64 Qua kết quả thu được ở trên ta có thể nhận thấy thái độ, động cơ cũng
như sự cần thiết tập luyện thể thao của
đại bộ phận sinh viên là tương đối cao,
lớn hơn mức trung bình (3,64 > 3,0)
Nói cách khác là sinh viên tương đối
yêu thích tập thể thao Nhưng bên cạnh
đó cũng còn số lượng tương đối lớn số
sinh viên nhìn nhận việc tập luyện thể
thao chưa phải là nhu cầu cần thiết đối
với bản thân
1.2 Về nhu cầu tập luyện các môn thể thao
Nhóm môn thể thao được chúng tôi đưa vào bảng điều tra dưới đây là những môn được Bộ môn GDTC lựa chọn thuộc khung chương trình mở do
Bộ GD&ĐT ban hành để đưa vào đề cương chương trình đào tạo học phần 3 của trường ta và đang thực hiện, tuy nhiên vì lý do khách quan cũng như chủ quan mà hiện nay bộ môn GDTC
Trang 3mới chỉ thực hiện được một số môn
như Bóng đá, Aerobic Chúng tôi điều
tra với mong muốn thu được kết quả
làm cơ sở cho việc đề xuất thay đổi nội dung cho phù hợp với thực tế
Bảng 2 Kết quả điều tra về nhu cầu tập luyện các môn thể thao
TT MÔN THỂ
THAO NAM NỮ TỔNG SỐ TỈ LỆ %
Qua bảng số liệu ở trên ta dễ ràng nhận thấy các môn thể thao được sinh
viên lựa chọn nhiều nhất là Bóng đá,
Cầu lông, tiếp theo là Bóng chuyền,
các môn thể thao có số sinh viên lựa
chọn ít hơn là Aerobic, Bóng rổ Sở dĩ
có hiện tượng trên theo chúng tôi nhận
định, sinh viên trường ta là trường kỹ
thuật lại phần đa là nam giới nên có
nhiều sinh viên lựa chọn là môn Bóng
đá, môn Cầu lông, môn Bóng chuyền,
bởi những môn này là những môn thể
thao thông dụng phù hợp với phần lớn
sở thích của các em, cũng có thể những
môn này các em có điều kiện tập từ khi
còn học phổ thông nên cũng dễ ràng
trong việc tiếp cận Ngoài các môn thể
thao được điều tra trên, chúng tôi còn
thu thập được nhiều ý kiến, kiến nghị
đề xuất của các em, chẳng hạn như nhà
trường nên đưa thêm vào chương trình
giảng dạy một số môn thể thao có tính
phổ biến khác như: Bơi lội, bóng
bàn…Các em cho rằng với những môn
này sau khi các em ra trường vẫn có
thể tập luyện và tham gia cho phong
trào của địa phương, của cơ quan, đơn
vị nơi công tác
2 Đối với giảng viên
Phần lớn giảng viên khi được hỏi đều có chung nhận định: Học phần GDTC tự chọn phải để cho sinh viên được lựa chọn theo khả năng sở trường
và sự yêu thích của các em, bổ sung mở rộng số môn thể thao của học phần tự chọn cho từng năm nếu có đủ điều kiện
để các em sinh viên có nhiều cơ hội lựa chọn được môn phù hợp với mình, đi cùng với đó là việc đầu tư cơ sở vật chất (nhất là nhà tập đa năng để đưa vào chương trình giảng dạy được nhiều môn thể thao phổ biến) Giáo viên cũng cần phải được đi tập huấn, học tập kinh nghiệm nâng cao trình độ chuyên môn, phương pháp giảng dạy, phương pháp huấn luyện, nghiệp vụ trọng tài, đề xuất lãnh đạo đơn vị tổ chức thi đấu nhiều hơn các môn thể thao trong trường để kích thích phong trào phát triển
3 Đề xuất giải pháp
Từ những kết quả thu thập được ở trên, chúng tôi mạnh dạn đưa ra những giải pháp cũng như những kiến nghị để lãnh đạo Nhà trường cân nhắc từng bước
Trang 4cho thay đổi bổ sung nội dung, cũng như
từng bước đầu tư mua sắm trang thiết bị
để phục vụ cho việc thực hiện những
thay đổi này
Một là: Đầu tư cơ sở vật chất (cụ thể
thiết yếu nhất là xây dựng nhà tập đa
năng) bởi nó không chỉ phục vụ hữu ích
cho việc tổ chức học tập các môn thể thao
yêu thích như Cầu lông, bóng bàn,
Aerobic…mà nó còn là nơi tổ chức huấn
luyện các đội tuyển, duy trì sinh hoạt của
các câu lạc bộ, tổ chức thi đấu giao lưu, là
động lực kích thích phong trào phát triển
tốt Ngoài ra cần mua sắm thêm trang thiết
bị phục vụ cho việc giảng dạy chính khóa,
ngoại khóa cũng như huấn luyện các đội
tuyển tham gia thi đấu các giải của tỉnh,
giải khối các trường chuyên nghiệp khu
vực cũng như toàn quốc
Hai là: Cho thành lập các câu lạc
bộ thể dục thể thao yêu thích trong cán
bộ giáo viên, sinh viên học sinh, đồng
thời có cơ chế để các câu lạc bộ này tồn
tại phát triển
Ba là: Hằng năm Nhà trường có kế
hoạch cho thay đổi bổ sung những môn
thể thao được đông đảo sinh viên yêu
thích để đưa vào đề cương chương trình
giảng dạy khi có đủ các điều kiện cơ sở
vật chất, đội ngũ giảng viên, ngoài ra có
kế hoạch cho giảng viên đi tập huấn kỹ năng, phương pháp trọng tài… tham quan học tập những mô hình hay của các trường có phong trào phát triển
Bốn là: Vào đầu mỗi học kỳ khi tổ
chức cho sinh viên học GDTC3 (học phần tự chọn) được đăng ký tập các môn thể thao theo nguyện vọng 1 và nguyện vọng 2, khi được lựa chọn nội dung mà mình yêu thích sinh viên chắc chắn sẽ có được tâm thế học tập tốt, tạo được sự phấn khích hồ hởi mỗi khi có giờ GDTC, tránh được sự nhàm chán, học đối phó thậm chí là trốn học, bỏ giờ Trên cơ sở đó bộ môn sẽ tiến hành phân công giảng viên theo chuyên môn sâu, đồng thời sẽ phân thành các lớp theo nguyện vọng, đi kèm là nhà trường
sẽ bố trí lịch học theo nhóm lớp của từng khóa khi học học phần này, có như vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát huy đúng sở trường của các thầy
cô cũng như tạo thuận lợi cho sinh viên học tập tốt cũng như mang mặc trang phục thể thao theo phân môn và chuẩn
bị tâm lý cho nội dung học được tốt hơn
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Giáo trình giáo dục thể chất 1998 (GT) 101; 102; 201 Bộ Giáo dục và Đào tạo
[2] Bộ chương trình khung giáo dục đại học khối ngành kỹ thuật trình độ đại học (Các
trường không chuyên TDTT - Phần tự chọn ) Bộ Giáo dục và Đào tạo
[3] Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn 1993 Lý luận và phương pháp thể dục thể thao,
NXB Thể dục thể thao, Hà Nội
[4] Nguyễn Đức Văn 1993 Toán học thống kê, NXB Thể dục thể thao, Hà Nội
[5] Tạp chí khoa học TDTT, Viện khoa học TDTT số 46/2011, NXB Thể dục thể thao,
Hà Nội