1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Giáo án Ngữ văn 8 tiết 53 bài 14: Tiếng Việt: Dấu ngoặc kép

4 15 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 154,03 KB

Nội dung

Bài học Ghi: Dấu ngoặc kép dùng để: - Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp; - Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai; - Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập[r]

(1)NGỮ VĂN TUẦN 14 BÀI 14 Kết cần đạt - Hiểu rõ công dụng dấu ngoặc kép và biết sử dụng loại dấu câu này - Luyện kĩ nói (thuyết minh thứ đồ dùng) Bước đầu rút số kinh nghiệm việc vận dụng các kiến thức văn thuyết minh và kĩ làm văn thuyết minh - Cho học sinh viết bài văn thuyết minh đồ vật, từ đó đánh giá mức độ nắm bắt kiến thức kiểu văn này học sinh có biện pháp bù đắp kịp thời Ngày soạn: ………………… Ngày dạy: ………………… Dạy lớp 8B Ngày dạy: ………………… Dạy lớp 8C TIẾT 53 TIẾNG VIỆT DẤU NGOẶC KÉP Mục tiêu: Giúp HS: a) Về kiến thức: Hiểu rõ công dụng dấu ngoặc kép b) Về kĩ năng: Biết dùng dấu ngoặc kép viết c) Về thái độ: Có ý thức giữ gìn sáng tiếng Việt Chuẩn bị GV và HS a) Chuẩn bị GV: SGK, SGV, đồ dùng dạy học- nghiên cứu soạn giáo án b) Chuẩn bị HS: SGK, ghi- học bài cũ- chuẩn bị bài theo SGK Tiến trình bài dạy * Ổn định tổ chức: Sĩ số 8B: ………………………………………… 8C: ………………………………………… a) Kiểm tra bài cũ (10’): Kiểm tra viết Câu hỏi: Nêu công dụng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm? Lấy ví dụ có sử dụng hai loại dấu trên, rõ công dụng? Đáp án: - Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu phần chú thích (giải thích, thuyết minh, bổ sung thêm) (4 điểm) - Dấu hai chấm dùng để: + Đánh dấu (báo trước) phần giải thích, thuyết minh cho phần trước đó; (3 điểm) + Đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp (dùng với dấu ngoặc kép) hay lời đối thoại (dùng với dấu gạch ngang) (3 điểm) - Ví dụ: Các cụ xưa thường nói: “Thua trời vạn không thua bạn li” (dấu hai chấm dùng để đánh dấu báo trước lời dẫn trực tiếp) (2 điểm) * Vào bài (1’): Các em đã nắm công dụng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm Tiết học này, ta tiếp tục tìm hiểu công dụng dấu ngoặc kép b) Dạy nội dung bài mới: I CÔNG DỤNG CỦA DẤU NGOẶC KÉP (17’) 213 Lop8.net (2) Ví dụ a) Thánh Găng-đi có phương châm: “Chinh phục người cho là khó, tạo tình thương, lòng nhân đạo, cảm thông người với người lại càng khó hơn” b) Nhìn từ xa, cầu Long Biên dải lụa uốn lượn vắt ngang sông Hồng, thực “dải lụa” nặng tới 17 nghìn tấn! c) Tre với người đã nghìn năm Một kỉ “văn minh”, “khai hoá” thực dân không làm tấc sắt Tre phải còn vất vả mãi với người d) Hàng loạt kịch “Tay người đàn bà”, “Giác ngộ”, “Bên sông Đuống”,… đời GV: Gọi HS đọc ví dụ SGK T 141, 142 ?TB: Lời văn dấu ngoặc kép ví dụ a là lời ai? Cho biết công dụng dấu ngoặc kép sử dụng ví dụ này? HS: Lời thánh Găng-đi Ví dụ a dấu ngoặc kép sử dụng để đánh dấu lời dẫn trực tiếp (một câu nói thánh Găng-đi) ?KH: Từ “dải lụa” ví dụ b dùng để vật nào? Nghĩa từ này hình thành trên sở nào? HS: Từ dải lụa ví dụ b dùng để cây cầu Long Biên (xem cây cầu dải lụa) Đây là từ ngữ hiểu theo nghĩa đặc biệt, nghĩa hình thành trên sở phương thức ẩn dụ ?TB: Có thể thấy ví dụ b dấu ngoặc kép dùng với công dụng gì? HS: Dùng để đánh dấu từ ngữ hiểu theo nghĩa đặc biệt GV: Nghĩa đặc biệt là nghĩa không theo cách hiểu thông thường, có phần mẻ và xa lạ người đọc Người viết dùng dấu ngoặc kép nhằm làm rõ tính chất đặc biệt đó GV: Gọi HS đọc lại ví dụ c GV: Thực dân Pháp xâm lược nước ta để vơ vét tài nguyên mang làm giàu cho nước Pháp chúng lại đưa chiêu bài: Pháp vào Việt Nam để khai hoá văn minh cho người Việt Nam Luận điệu dối trá, lừa bịp bọn thực dân Pháp đã nhà văn Thép Mới nhắc lại và đặt dấu ngoặc kép ?TB: Vậy, theo em dấu ngoặc kép ví dụ c dùng với dụng ý gì? HS: Dùng đánh dấu các từ ngữ có hàm ý mỉa mai GV: Ở đây, tác giả mỉa mai việc dùng lại chính từ ngữ mà thực dân Pháp thường dùng nói cai trị chúng với Việt Nam “khai hoá văn minh cho dân tộc lạc hậu” Vì vậy, có thể coi dấu ngoặc kép ví dụ dùng với công dụng đánh dấu lời dẫn trực tiếp GV: Gọi HS đọc lại ví dụ d 214 Lop8.net (3) ?TB: Ví dụ d, dấu ngoặc kép dùng với công dụng nào? HS: Dùng đánh dấu tên ba kịch GV: Đối với công dụng này các em cần biết Trong văn in, tên tác phẩm, tờ báo, tập san,… có thể in nghiêng, in đậm gạch chân Nhưng văn viết tay thì dùng dấu ngoặc kép để đánh dấu là cách làm tiện lợi và phổ biến ?KH: Tìm hiểu các ví dụ, em có nhận xét gì công dụng dấu ngoặc kép? Bài học Ghi: Dấu ngoặc kép dùng để: - Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp; - Đánh dấu từ ngữ hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai; - Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san,… dẫn GV: Gọi HS đọc ghi nhớ SGK T 142 GV: Cho HS lấy ví dụ có sử dụng dấu ngoặc kép và nói rõ công dụng dấu ngoặc kép ví dụ đó II LUYỆN TẬP (14’) Bài (T.142, 143) ?: Giải thích công dụng dấu ngoặc kép đoạn trích bài 1? Dùng để đánh dấu: a) Câu nói dẫn trực tiếp Đây là câu mà lão Hạc tưởng chó vàng muốn nói với lão b) Từ ngữ dùng với hàm ý mỉa mai: anh chàng coi là “hầu cận ông Lí” mà bị người đàn bà nuôi mọn túm tóc lẳng ngã nhào thềm c) Từ ngữ dẫn trực tiếp, dẫn lại lời người khác d) Từ ngữ dẫn trực tiếp và có hàm ý mỉa mai e) Từ ngữ dẫn trực tiếp “Mặt sắt”, “ngây vì tình” dẫn lại từ hai câu thơ Nguyễn Du Hai câu thơ này dẫn trực tiếp, dẫn thơ người ta ít đặt phần dẫn vào ngoặc kép Bài (T 143) ?: Hãy đăt dấu hai chấm và dấu ngoặc kép vào chỗ thích hợp (có điều chỉnh chữ viết hoa trường hợp cần thiết) đoạn trích bài 2? a) Đăt dấu hai chấm sau “cười bảo” (đánh dấu (báo trước) lời đối thoại), dấu ngoặc kép “cá tươi” và “tươi” (đánh dấu từ ngữ dẫn lại) 215 Lop8.net (4) b) Đặt dấu hai chấm sau “chú Tiến Lê” (đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp), đặt dấu ngoặc kép cho phần còn lại: “Cháu hãy vẽ cái gì thân thuộc với cháu.” (đánh dấu lời dẫn trực tiếp) Lưu ý viết hoa từ “Cháu” vì mở đầu câu c) Đặt dấu hai chấm sau “bảo hắn” (đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp), đặt dấu ngoặc kép cho phần còn lại: “Đây là…đi sào.”… (đánh dấu lời dẫn trực tiếp) Cần viết hoa từ “Đây” và lưu ý là lời dẫn trực tiếp trường hợp này không phải là lời người khác mà là lời chính người nói (ông giáo) dùng vào thời điểm khác (lúc trai lão Hạc trở về) Bài (T 143, 144) ?: Vì hai câu bài có ý nghĩa giống mà dùng dấu câu khác nhau? a) Dùng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép để đánh dấu lời dẫn trực tiếp, dẫn nguyên văn lời Chủ tịch Hồ Chí Minh b) Không dùng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép ví dụ a vì câu nói không dẫn nguyên văn (lời dẫn gián tiếp) Bài (T.144) ?: Viết đoạn văn thuyết minh ngắn có dùng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm và dấu ngoặc kép Giải thích công dụng các loại dấu câu này đoạn văn đó? GV: Yêu cầu viết đoạn văn thuyết minh nội dung tuỳ chọn (thuyết minh đối tượng vấn đề cụ thể) Đoạn văn đảm bảo hình thức (có câu mở đoạn, các câu phát triển đoạn, câu kết đoạn), đoạn có sử dụng phù hợp dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm và dấu ngoặc kép GV: Cho HS viết đoạn văn, gọi HS đọc đoạn văn, gọi HS nhận xét, GV nhận xét c) Củng cố, luyện tập (2’): GV: Cho HS đọc lại ghi nhớ SGK và lấy ví dụ có sử dụng dấu ngoặc kép Ví dụ: Lê nin nói: “Học, học nữa, học mãi” d) Hướng dẫn học sinh tự học nhà (1’): - Học thuộc ghi nhớ SGK, làm bài tập (T.144) - Tiết tới chuẩn bị bài Luyện nói: Thuyết minh thứ đồ dùng Yêu cầu chuẩn bị dàn ý luyện nói theo đề bài SGK, luyện nói trước nhà 216 Lop8.net (5)

Ngày đăng: 31/03/2021, 20:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w