Phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam giai đoạn 2008 - 2020
Trang 3LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS TRẦN NGỌC THƠ
TP.Hồ Chí Minh – Năm 2008
Trang 4Tôi xin cam đoan luận văn “PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNGTRÁI PHIẾU GIAI ĐOẠN 2008-2020” là công trình nghiên cứu củabản thân, được đúc kết từ quá trình học tập và nghiên cứu thực tiễntrong thời gian qua, dưới sự hướng dẫn của Thầy GS TS Trần NgọcThơ.
Tác giả luận văn
Phạm Thị Anh Thư
Trang 5Chân thành cảm ơn Ban giám hiệu TrườngĐại học Kinh Tế TP.HCM đã tạo điều kiện thuậnlợi cho tôi học tập và nghiên cứu.
Chân thành cảm ơn các Thầy Cô Khoa Sauđại học đã tham gia giảng dạy chương trình Caohọc trong thời gian qua.
Chân thành cảm ơn GS TS Trần Ngọc Thơđã tận tình hướng dẫn, những ý kiến đóng góp quýbáu của Thầy đã giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn.
Tác giả luận văn
Phạm Thị Anh Thư
Trang 6DANH MỤC BẢNG, HÌNHPHẦN MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I
LÝ LUẬN TỔNG QUAN VỀ TRÁI PHIẾU VÀ THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU 1
I.1 Thị trường trái phiếu 1
I.1.1 Khái niệm về trái phiếu 1
I.1.2 Phân loại trái phiếu 1
I.1.2.1 Căn cứ vào chủ thể phát hành 1
I.1.2.2 Căn cứ theo tính chất chuyển nhượng 3
I.1.3 Vai trò của thị trường trái phiếu 4
I.1.3.1 Đối với nền kinh tế 4
I.1.3.2 Đối với doanh nghiệp 6
I.1.3.3 Đối với nhà đầu tư 8
I.2 Rủi ro trong đầu tư trái phiếu 9
I.2.1 Rủi ro lãi suất 9
I.2.2 Rủi ro lạm phát 10
I.2.3 Rủi ro thanh khoản 10
I.2.4 Rủi ro tín dụng 11
I.3 Định mức tín nhiệm đối với thị trường trái phiếu 11
I.3.1 Khái niệm định mức tín nhiệm 11
I.3.2 Nguyên tắc hoạt động của tổ chức ĐMTN 12
I.3.3.Sự cần thiết cho việc xây dựng hệ thống ĐMTN trong nước 13
I.4 Bài học kinh nghiệm về thị trường trái phiếu ở một số nước Châu Á .16
Kết luận chương I 21
Trang 7II.1.Cơ sở pháp lý cho quá trình phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam 22
II.2 Thực trạng về thị trường trái phiếu Việt Nam 24
II.2.1 Đánh giá chung về thị trường trái phiếu Việt Nam hiện nay 24
II.2.2 Phân tích thực trạng thị trường trái phiếu Việt Nam hiện nay 25
II.2.2.1 Trái phiếu Chính phủ 25
II.2.2.2 Trái phiếu Chính quyền địa phương 36
II.2.2.3 Trái phiếu doanh nghiệp 40
II.3 Nguyên nhân kém phát triển của thị trường trái phiếu Việt Nam 48
II.3.1 Quy mô nhỏ, thanh khoản thấp 48
II.3.2 Thiếu tổ chức định mức tín nhiệm chuyên nghiệp 50
II.3.3 Thiếu đội ngũ các nhà tạo lập thị trường 51
II.3.4 Chưa xác định được đường cong lãi suất chuẩn 52
II.3.5 Tính cạnh tranh thấp 53
II.3.6 Nhận thức của doanh nghiệp 53
II.3.7 Công bố thông tin chưa đầy đủ 54
II.3.8 Hệ thống pháp lý chưa hoàn chỉnh 54
Kết luận chương II 55
Trang 8III.1.1 Quan điểm phát triển 56
III.1.2 Định hướng phát triển 57
III.2 Giải pháp phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam 58
III.2.1 Mở rộng quy mô, đa dạng hoá và tăng tính thanh khoản cho TTTP 58 III.2.1.1 Đối với trái phiếu Chính phủ 59
III.2.1.2 Đối với trái phiếu Chính quyền địa phương 60
III.2.1.3 Đối với trái phiếu doanh nghiệp 61
III.2.1.4 Phát triển công cụ phái sinh liên quan đến trái phiếu 63
III.2.2 Xây dựng và phát triển hệ thống định mức tín nhiệm 64
III.2.3 Thu hút và phát triển đội ngũ tạo lập thị trường .67
III.2.4 Xây dựng thị trường trái phiếu chuyên biệt 67
III.2.5 Thực hiện công khai hóa thông tin 69
III.2.6 Phát triển thị trường phi tập trung 70
III.2.7 Hoàn thiện hệ thống pháp lý và hệ thống quản lý 72
III.2.8 Nâng cao nhận thức về chứng khoán nói chung và trái phiếunói riêng cho các doanh nghiệp và công chúng đầu tư 73
Kết luận chương III 74
KẾT LUẬN 75ĐỀ XUẤT CHO NHỮNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO
TÀI LIỆU THAM KHẢOPHỤ LỤC
Trang 9BTC Bộ Tài chính
CTCK Công ty chứng khoánDNNN Doanh nghiệp Nhà nướcĐMTN Định mức tín nhiệm
NHPT Ngân hàng Phát triểnNHTM Ngân hàng thương mạiNHTƯ Ngân hàng Trung ươngNSNN Ngân sách Nhà nước
OTC Thị trường chứng khoán phi tập trung
SGDCK TP.HCM Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
TTTP Thị trường trái phiếu
UBCKNN Ủy ban chứng khoán Nhà nướcWTO Tổ chức Thương mại Thế giới
DANH MỤC BẢNG, HÌNH
Trang 10Bảng 2.2: Tình hình phát hành TPDN từ năm 2006- 30/06/2008 35
Hình 2.1: Giá trị trái phiếu Chính phủ phát hành từ 2000-2007 23
Hình 2.2: Giá trị TPCQĐP phát hành từ 2003-2007 30
Hình 2.3: Giá trị TPDN phát hành từ 2003-2007 33
Hình 2.4: So sánh giá trị giao dịch TPCP với giá trị niêm yết TPCP 2003-2007 42
Trang 11Hội nhập kinh tế thế giới đã trở thành một xu thế khách quan trong thếgiới ngày nay khi làn sóng toàn cầu hóa đang diễn ra vô cùng mạnh mẽ Là thànhviên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam không thể đứng ngoàisự vận động của kinh tế toàn cầu Một nước đi sau như chúng ta, muốn phát triểnnhanh, không tụt hậu, vươn lên ngang tầm thế giới cần phải biết cách hội nhậpsâu rộng với nền kinh tế thế giới để tiến nhanh, tiến mạnh
Để thực hiện mục tiêu trên cần phải chuẩn bị tốt các nguồn lực, một trongnhững nguồn lực đóng vai trò quan trọng đó là vốn Trong bối cảnh nền kinh tếViệt Nam đang tăng trưởng mạnh, nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển là rất lớn.Việc huy động vốn trong và ngoài nước trong thời gian qua đã đạt những kết quảkhả quan Tuy nhiên, việc huy động vốn trong nước vẫn chưa thật sự phát triểnmạnh, đặc biệt là vốn dài hạn.
Hơn lúc nào hết, nhu cầu vốn đặt ra cho Chính phủ một sự quan tâm đặcbiệt để phát triển Phát triển thị trường vốn Việt Nam, trong đó thị trường chứngkhoán đóng vai trò chủ đạo, đây là kênh dẫn vốn nhanh để phát triển nền kinh tếđất nước.
Tính đến nay, thị trường chứng khoán Việt Nam đã hoạt động được hơnbảy năm, đã có những bước phát triển cả về quy mô và chất lượng hàng hóa, tiếntới phù hợp với cơ chế thị trường và thông lệ quốc tế Tuy nhiên, bên cạnh cáchoạt động mua bán giao dịch cổ phiếu sôi động thì thị trường trái phiếu vẫn chưathật sự thu hút được các nhà đầu tư quan tâm So với thị trường cổ phiếu đã cónhững phát triển vượt bậc thì thị trường trái phiếu vẫn còn đang bỏ ngỏ
Phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam trở thành kênh huy động vốnnhanh và hiệu quả, giải quyết các nhu cầu vốn cho các dự án đầu tư và bù đắp
Trang 12nhân kém phát triển và đưa ra các giải pháp phát triển thị trường trái phiếu – mộtthị trường hết sức tiềm năng hiện nay.
Xuất phát từ những nguyên nhân trên, tác giả đã nghiên cứu đề tài:
“PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2008-2020 ”
Vấn đề trọng tâm mà đề tài muốn giải quyết là trên cơ sở xem xét thựctrạng, phân tích những mặt còn tồn tại, tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra các giảipháp phù hợp để thúc đẩy phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam Thông quađó, giúp cho nền kinh tế huy động vốn hiệu quả hơn góp phần vào công cuộcphát triển nền kinh tế quốc gia và hội nhập kinh tế quốc tế.
III ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vấn đề liên quan đến thực trạng hoạtđộng của thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp trái phiếu và những giải pháttriển cả hai loại thị trường này ở Việt Nam.
Về không gian, luận văn nghiên cứu trên địa bàn cả nước.
Về thời gian, giới hạn nghiên cứu của đề tài là hoạt động của thị trườngtrái phiếu Việt Nam từ năm 2000 đến nay.
Về nội dung, đề tài tập trung nghiên cứu cơ sở pháp lý cho sự hình thànhvà phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam, tình hình hoạt động của thị trườngtrái phiếu Việt Nam trong thời gian qua Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải phápphát triển thị trường trái phiếu Việt Nam trong thời gian tới.
Trang 13Đề xuất một số giải pháp chủ yếu để phát triển thị trường trái phiếu ViệtNam
V PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để giải quyết các mục đích mà đề tài hướng đến, tác giả đã vận dụng lýthuyết các môn học Thị trường tài chính, Tài chính doanh nghiệp, Đầu tư tàichính làm nền tảng lý luận; bên cạnh đó tác giả sử dụng phương pháp thống kêlịch sử và phương pháp tổng hợp số liệu để đánh giá về tình hình hoạt động củathị trường trái phiếu Việt Nam; vận dụng kinh nghiệm của các nước làm cơ sở đềxuất các giải pháp phù hợp, nhằm thúc đẩy thị trường trái phiếu Việt Nam vậnđộng và phát triển.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được chia thành ba chương:
Chương I: Nội dung cơ bản về thị trường trái phiếu.
Chương II: Thực trạng thị trường trái phiếu Việt Nam Nêu lên tình hình
hoạt động của thị trường trái phiếu Việt Nam trong thời gian qua, phân tích vàtìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng kém phát triển của thị trường trái phiếuViệt Nam.
Chương III: Giải pháp phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam Căn cứ
vào những phân tích ở chương II và những định hướng phát triển trong thời giantới, đề xuất một số giải pháp phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam.
Ở chương II và chương III, đề tài sử dụng tên Sở Giao dịch chứng khoánTP.HCM thay cho tên Trung tâm giao dịch chứng khoán TP.HCM phù hợp vớitình hình hiện nay Sử dụng cụm từ trái phiếu doanh nghiệp thay vì trái phiếucông ty để phù hợp với từ ngữ sử dụng trong các văn bản pháp lý tại Việt Nam,theo đó trái phiếu doanh nghiệp được hiểu là trái phiếu của các loại hình công tyđang hoạt động theo pháp luật Việt Nam
Trang 14Chương I: LÝ LUẬN TỔNG QUAN VỀ TRÁI PHIẾU VÀ THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU
I.1 Thị trường trái phiếuI.1.1 Khái niệm về trái phiếu
Trái phiếu là một giấy chứng nhận nợ dài hạn được ký kết giữa chủ thểphát hành (Chính phủ hay doanh nghiệp) và người cho vay, đảm bảo một sự chitrả lợi tức định kỳ và hoàn lại vốn gốc cho người cầm trái phiếu ở thời điểm đáohạn Trên giấy chứng nhận nợ này có ghi mệnh giá của trái phiếu và tỷ suất lãitrái phiếu
I.1.2 Phân loại trái phiếu
I.1.2.1 Căn cứ vào chủ thể phát hành
Trái phiếu được chia thành hai loại chính: trái phiếu Chính phủ (TPCP),trái phiếu Chính quyền địa phương (TPCQĐP) và trái phiếu công ty (TPCT).
Trái phiếu chính phủ và trái phiếu chính quyền địa phương
Là chứng khoán nợ do Chính phủ hoặc Chính quyền địa phương phát hànhnhằm mục đích bù đắp thiếu hụt ngân sách và tài trợ các dự án xây dựng các cơsở hạ tầng, công trình phúc lợi công cộng trung ương và địa phương Khoản nợ
này được Chính phủ dùng ngân sách quốc gia để thanh toán Xuất phát từ nhu
cầu chi tiêu của Chính phủ hay Chính quyền địa phương, có thể phát hành tráiphiếu: ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn Có các loại trái phiếu tiêu biểu:
- Trái phiếu kho bạc: là trái phiếu nợ trung, dài hạn từ 5 đến 30 năm hay
hơn nữa, do kho bạc phát hành khi huy động vốn để bổ sung bù đắp ngân sách…
- Trái phiếu đô thị: là trái phiếu dài hạn từ 10 đến 30 năm do Chính phủ
hay Chính quyền địa phương phát hành nhằm huy động vốn tài trợ cho các dự ánđầu tư hạ tầng
Trang 15 Trái phiếu công ty
Là chứng khoán nợ do các công ty phát hành với mục đích huy động vốncho đầu tư phát triển Các công ty phát hành trái phiếu khi muốn huy động mộtsố vốn lớn và có tính chất dài hạn, khi đó công ty là người đi vay và cam kết trảcho người mua trái phiếu công ty cả gốc và lãi theo những quy định trong hợpđồng phát hành trái phiếu Để quyết định việc phát hành trái phiếu công ty cầncăn cứ vào các nhân tố: tình hình của công ty, tình hình thị trường, tình hình lãisuất ngân hàng, tính chất của dự án đầu tư Trái phiếu công ty có rất nhiều loại,tùy thuộc vào điều kiện, sự tính toán của công ty có thể lựa chọn một trongnhững loại trái phiếu đặc trưng sau để phát hành:
- Trái phiếu thế chấp (mortagage bonds) còn gọi là trái phiếu bảo đảm: là
loại trái phiếu khi phát hành đòi hỏi phải có một lượng tài sản tương ứng ký tháctại cơ quan ủy thác để đảm bảo chắc chắn khả năng hoàn trả của trái phiếu Tàisản thế chấp có thể là nhà máy, thiết bị, chứng khoán (cổ phiếu của công ty muacủa công ty khác, TPCP, TPCQĐP) do công ty nắm giữ Trái phiếu thế chấp làloại được xếp hạng bảo vệ cao, có hai loại:
+ Trái phiếu đóng: loại này không cho phép công ty phát hàng bất kỳ mộtloại chứng khoán bổ sung nào đối với những tài sản đã thế chấp.
+ Trái phiếu mở: loại này cho phép công ty phát hành chứng khoán bổsung đối với tài sản đã thế chấp theo tỷ lệ qui định Loại này thường có lãisuất cao hơn so với trái phiếu thế chấp đóng.
- Trái phiếu tín chấp hay còn gọi là trái phiếu không bảo đảm (unsecured
bonds): là loại trái phiếu chỉ dựa vào uy tín của công ty để phát hành, công tykhông đưa một tài sản gì ra làm vật đảm bảo Loại này chỉ có các công ty lớn, códanh tiếng, uy tín mới phát hành.
- Trái phiếu chuyển đổi (convertible bonds): là loại trái phiếu mà khi
phát hành có kiềm điều khoản cho phép người sở hữu trái phiếu đặc quyền, được
Trang 16đổi sang một số lượng nhất định cổ phiếu thường với chỉ số và thời gian chuyểnđổi đã được xác định Đây là loại trái phiếu rất hấp dẫn và dễ bán hơn, thườngđược nhiều công ty cổ phần áp dụng.
- Trái phiếu thu nhập (income bonds): là loại trái phiếu mà lợi tức được
trả tùy thuộc vào lợi nhuận của công ty và không cao hơn lãi suất ghi trên tráiphiếu Đây là loại chứng khoán lai tạp giữa trái phiếu và cổ phiếu thường, nó cóphần ưu tiên về lợi nhuận hơn cổ phiếu có nghĩa là trái chủ nhận được lãi trướckhi cổ đông nhận cổ tức.
- Trái phiếu lãi suất chiết khấu (coupon bonds): là loại trái phiếu được
trả lãi ngay khi phát hành, được khấu trừ vào vốn mua trái phiếu.
- Trái phiếu lãi suất thả nổi (floating rate bonds): là loại trái phiếu có lãi
suất được điều chỉnh theo từng thời không kỳ cho phù hợp với lãi suất trên thịtrường (lãi suất tín dụng) hoặc bị chi phối bởi giá, chẳng hạn như chỉ số bán lẻ.Đây là loại trái phiếu được bảo hiểm, chống lại được phần nào lạm phát và sựgia tăng của lãi suất tín dụng ngân hàng Như vậy, công ty phát hành và nhưngngười đầu tư có thể được bảo vệ phần nào trước rủi ro lãi suất.
- Trái phiếu có thể thu hồi (callable bonds): là trái phiếu có quy định
điều khoản cho phép công ty mua lại trái phiếu trước khi đến hạn, thường theogiá “gia tăng để giảm bớt nợ”.
I.1.2.2 Căn cứ theo tính chất chuyển nhượng
Trái phiếu vô danh
Trái phiếu vô danh là loại trái phiếu không ghi tên người chủ trái phiếu cả trêntrái phiếu và cả trên sổ người phát hành Người cầm giữ trái phiếu là người sởhữu trái phiếu
Trái phiếu ghi danh
Trái phiếu ghi danh là loại trái phiếu có ghi tên và địa chỉ người sở hữu cảtrên trái phiếu và sổ người phát hành.
Trang 17I.1.3 Vai trò của thị trường trái phiếu
Thị trường trái phiếu (TTTP) là nơi giao dịch mua bán các loại trái phiếuđã phát hành, các loại trái phiếu này do Chính phủ hoặc Chính quyền địa phươngvà các công ty phát hành TTTP đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế, đốivới các doanh nghiệp cũng như các nhà đầu tư.
I.1.3.1 Đối với nền kinh tế
Thị trường trái phiếu là kênh huy động vốn nhanh chóng và hiệu quả.
Thị trường trái phiếu là một bộ phận của thị trường vốn dài hạn, thực hiện chứcnăng của thị trường tài chính là cung cấp nguồn vốn trung, dài hạn cho nền kinhtế Đây là thị trường có khả năng huy động các nguồn vốn phân tán, tạm thờinhàn rỗi trong toàn xã hội vào công cuộc đầu tư.
Đối với Nhà nước/Chính Phủ, toàn bộ các khoản chi tiêu khổng lồ đềutrông chờ vào các khoản thu của ngân sách (trong đó chủ yếu là nguồn thu từthuế), nhưng ngân sách không đủ chi, ngân sách Nhà nước luôn đứng trước nguycơ thâm hụt Chính phủ rất cần nguồn tài chính để giải quyết nhu cầu vốn chocác dự án đầu tư và bù đắp thiếu hụt ngân sách quốc gia Tài trợ bằng cách intiền rất dễ triển khai nhưng thường để lại hậu quả khó lường cả trước mắt lẫn lâudài, cả cho mọi thành phần kinh tế, dân cư và Chính phủ Vì vậy Chính phủ phảihuy động vốn thông qua việc phát hành trái phiếu Tùy theo mục đích sử dụng,Chính phủ có thể phát hành trái phiếu nội tệ hay ngoại tệ và với các kỳ hạn khácnhau.
Thị trường TPCP phát triển giúp Chính phủ thực hiện chính sách tiềntệ Trên thị trường vốn, trái phiếu là một hàng hóa quan trọng, đặc biệt là TPCP
với đặc tính ít rủi ro nhất đã trở thành hàng hóa chủ đạo trên thị trường, góp phầnhình thành lãi suất trên thị trường.
Trái phiếu do Chính phủ phát hành thu hút một khối lượng vốn tiền mặttrong lưu thông từ các tầng lớp dân cư, tổ chức kinh tế và định chế tài chính
Trang 18trung gian Vốn này được đưa vào sử dụng cho nhu cầu đầu tư phát triển, tạo racủa cải hàng hóa cho xã hội Nhờ vậy, mà cân đối tiền hàng được điều chỉnh tíchcực, tăng tốc độ vòng quay vốn, giảm áp lực cầu tiền mặt của nền kinh tế, ổnđịnh môi trường tiền tệ, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực tàichính trong nước.
Ngân hàng trung ương (NHTƯ) theo sự ủy quyền của Bộ Tài chínhthường phát hành loại trái phiếu ngắn hạn để thực hiện nghiệp vụ thị trường mở.Khi NHTƯ cần rút bớt khối lượng tiền tệ trong lưu thông về thì NHTƯ bán tínphiếu ra, ngược lại khi cần thiết phải đưa tiền vào lưu thông thì NHTƯ mua tínphiếu về Mục đích góp phần thực hiện chính sách tài chính quốc gia khắc phụctình hình lạm phát, bảo đảm được khối lượng tiền tệ trong lưu thông một cáchhợp lý
Thị trường trái phiếu phát triển làm cho thị trường vốn hoàn thiện vàđa dạng hơn Thị trường trái phiếu có quy mô và độ sâu để hỗ trợ tốt hơn nhu
cầu vốn đầu tư dài hạn trong nền kinh tế, góp phần tạo ra một cấu trúc thị trườngvững chắc mà nó dựa trên cơ sở cân đối giữa thị trường vay nợ ngân hàng, thịtrường trái phiếu và thị trường cổ phiếu trong tương lai Thị trường trái phiếuthúc đẩy sự phát triển bền vững, ổn định của thị trường vốn.
Huy động vốn qua loại hình trái phiếu sẽ làm giảm sự tập trung vào hệthống ngân hàng Đặc biệt là thị trường trái phiếu công ty vừa có thể huy độngđược nguồn vốn dồi dào từ xã hội vừa góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tếxã hội Nếu trước đây doanh nghiệp chỉ có nguồn vay duy nhất từ ngân hàng, vớisự tồn tại và phát triển hoạt động của thị trường TPCT đã tạo thêm cho cácdoanh nghiệp nguồn cung tín dụng hữu hiệu Gánh nặng và rủi ro cho vay củacác ngân hàng được san sẻ cho các nhà đầu tư trái phiếu trên thị trường Nhưvậy, thị trường TPCT có thể đa dạng hóa nhiều rủi ro hơn hình thức tài trợ qua
Trang 19ngân hàng, nhờ đó việc tài trợ dài hạn cho các dự án rủi ro cao có thể thực hiệnđược Còn giúp làm giảm chi phí vốn cho nền kinh tế.
Phát triển thị trường trái phiếu sẽ làm giảm sự sự huy động qua hệ thốngngân hàng, điều này tạo sự cân xứng trong kỳ hạn huy động vốn và cho vay vốncủa ngân hàng, làm giảm nhẹ các “sai lệch kép” và do đó hạ thấp nguy cơ nềnkinh tế đối mặt với khủng khoảng về cán cân vốn như tình hình ở các nước ChâuÁ trong cuộc khủng hoảng tài chính 1997-1998.
Thị trường trái phiếu giúp Chính phủ thực thi có hiệu quả chức năngquản lý vĩ mô nền kinh tế-xã hội Đối với Chính phủ, một trong những chức
năng nhiệm vụ quan trọng là quản lý vĩ mô nền kinh tế đảm bảo vai trò của“người trọng tài” tạo môi trường bình đẳng, thuận lợi cho toàn bộ nền kinh tế -xã hội phát triển bền vững Thông qua phát hành trái phiếu và đầu tư bằng vốnTPCP góp phần nâng cao hiệu quả của việc phân phối và tái phân phối nguồn lựctài chính, định hướng hoạt động đầu tư trong nền kinh tế.
I.1.3.2 Đối với doanh nghiệp
Mọi doanh nghiệp đều có nhu cầu to lớn về vốn để vận hành và phát triển.Đối với doanh nghiệp, thường có ba cách để huy động vốn: vay ngân hàng, pháthành trái phiếu và phát hành cổ phiếu Đối với từng phương thức huy động vốnđều có những thế mạnh riêng, tùy theo tình hình cụ thể của nền kinh tế và củadoanh nghiệp, để từ đó doanh nghiệp đưa ra quyết định phương thức tài trợ tốiưu nhất Tuy nhiên, các doanh nghiệp ở Việt Nam thường huy động bằng cáchvay ngân hàng hoặc phát hành cổ phiếu hơn là phát hành trái Phát hành tráiphiếu với các ưu điểm:
- Thứ nhất, phát hành trái phiếu đảm bảo cho doanh nghiệp được sử dụngmột nguồn vốn ổn định và dài hạn, trong khi vay ngân hàng thường là ngắn hạnhơn Mặc dù trong một số dự án đặc biệt, ngân hàng thương mại cũng có thể chodoanh nghiệp vay với thời hạn dài hơn, nhưng với các dự án lớn ngân hàng lại bị
Trang 20giới hạn đầu tư Cụ thể, khi doanh nghiệp tài trợ vốn bằng phát hành trái phiếukhông bị hạn chế về quy mô miễn là doanh nghiệp có phương án sử dụng số vốnhuy động một cách hợp lý, có tính khả thi và có khả năng hoàn trả lãi và gốc chonhững người đi vay Trái lại, phương thức vay ngân hàng, số vốn tối đa doanhnghiệp được vay lại phụ thuộc vào vốn tự có của ngân hàng cho vay, nếu số vốndoanh nghiệp cần huy động quá lớn, việc cho vay phải được tiến hành quaphương thức đồng tài trợ phức tạp hơn nhiều Mặt khác, doanh nghiệp phát hànhtrái phiếu còn có ưu điểm về thời hạn vay hơn các khoản vay ngân hàng, cácdoanh nghiệp hoàn toàn tự do trong việc xác định thời hạn vay Nếu các doanhnghiệp chú tâm đến kênh huy động vốn này thì sẽ có lợi thế lớn cho các doanhnghiệp trong nước đủ sức cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài trong tươnglai
- Thứ hai, trong trường hợp doanh nghiệp cần vốn nhưng ngại phát hànhcổ phiếu rộng rãi vì sợ phát hành thêm cổ phiếu sẽ làm pha loãng quyền sở hữutrong doanh nghiệp, hoặc doanh nghiệp có dự án tốt, nhưng không muốn pháthành cổ phiếu, vì không muốn lợi nhuận của mình bị chia đều cho các nhà đầu tưkhi phải trả cổ tức cao theo hiệu quả kinh doanh… thì phát hành trái phiếu làmột giải pháp tối ưu Vì thế, doanh nghiệp không sợ bị thao túng mà lợi tức chiasẻ cũng chỉ hạn chế trong phạm vi lãi suất trái phiếu khi phát hành Ngoài ra, tráiphiếu là công cụ huy động vốn có thời hạn nên trách nhiệm của doanh nghiệpđối với trái chủ sẽ kết thúc khi trái phiếu đáo hạn, trong khi doanh nghiệp phảicó trách nhiệm đối với cổ đổng nắm giữ cổ phiếu trong suốt thời gian nó tồn tại.
- Thứ ba, chi phí sử dụng vốn khi phát hành trái phiếu thấp hơn phát hànhcổ phiếu, do đặc điểm của trái phiếu có tính ổn định và chứa đựng ít rủi ro hơncổ phiếu Việc đầu tư vào cổ phiếu có mức độ rủi ro cao hơn so với đầu tư vàotrái phiếu, do đó mức bù rủi ro mà nhà đầu tư đòi hỏi đối với trái phiếu thấp hơncổ phiếu Công ty phát hành trái phiếu trả lãi cho trái chủ không phụ thuộc vàotình hình sản xuất kinh doanh của công ty, trong khi đó công ty chỉ trả cổ tức cho
Trang 21cổ đông khi kinh doanh có lãi Hơn nữa, trong trường hợp công ty giải thể hoặcbị phá sản thì trái chủ được ưu tiên trả nợ trước rồi mới đến các cổ đông Chínhvì thế, nhà đầu tư luôn đánh giá mức độ rủi ro của trái phiếu thấp hơn cổ phiếuvà tương ứng họ đưa ra mức bù rủi ro đối với trái phiếu thấp hơn đối với cổphiếu.
Để tham gia thị trường trái phiếu với tư cách là nhà phát hành, các doanhnghiệp phải đáp ứng các yêu cầu về độ tin cậy đối với nhà đầu tư như quy môhoạt động, hệ thống kế toán – kiểm toán, định mức tín nhiệm… Điều này đặcbiệt quan trọng và không thể thiếu khi doanh nghiệp muốn phát hành trái phiếura công chúng một cách rộng rãi và niêm yết trái phiếu của mình trên sở giaodịch chứng khoán Trái phiếu của doanh nghiệp phát hành càng chất lượng thìcàng thu hút được nhiều nhà đầu tư và ngược lại Chính những yêu cầu đặt ra đốivới các doanh nghiệp đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn củng cố bộ máy tổ chức vàquản lý, nâng cao tính cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh, nâng cao mức độ tínnhiệm đối với những người đầu tư Đây cũng có thể coi là một tác động mangtính gián tiếp của thị trường trái phiếu đối với sự phát triển của các doanh nghiệpnói riêng và của cả nền kinh tế nói chung.
Thông qua chi đầu tư bằng vốn TPCP, khi Chính phủ đầu tư vào ngành,lĩnh vực nào sẽ giúp thúc đẩy hoạt động đầu tư vào ngành, lĩnh vực đó của thànhphần kinh tế phi nhà nước.
I.1.3.3 Đối với nhà đầu tư
Thị trường trái phiếu góp phần làm đa dạng hoá các sản phẩm tài chính,cung cấp cho các nhà đầu tư ngày càng nhiều lựa chọn để đa dạng hóa danh mụcđầu tư phù hợp với những khẩu vị rủi ro khác nhau TPCP với độ an toàn caonhưng lãi suất không hấp dẫn bằng TPCT Bên cạnh đó, đầu tư vào cổ phiếu sẽđem lại cho nhà đầu tư tỷ suất lợi nhuận cao hơn tương ứng với mức rủi ro cao
Trang 22hơn Thị trường trái phiếu với các loại trái phiếu và kỳ hạn khác nhau tạo thêmcho nhà đầu tư lựa chọn phương án đầu tư phù hợp.
Đối với nhà đầu tư, trái phiếu có tính ổn định và chứa đựng ít rủi ro hơn cổphiếu Trái phiếu luôn có một thời hạn nhất định và khi đáo hạn trái chủ đượcnhận lại vốn góp ban đầu của mình Thu nhập chủ yếu của trái phiếu là tiền lãi,đây là khoản thu cố định Khi đầu tư vào TPCT, trái chủ nhận tiền lãi không phụthuộc vào tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phát hành, đặc điểmnày không giống với cổ đông chỉ nhận được cổ tức khi doanh nghiệp kinh doanhcó lãi Thêm một đặc điểm nữa, nếu công ty bị giải thể hoặc phá sản thì trái chủđược ưu tiên trả nợ trước các cổ đông Vì vậy đây là dạng đầu tư phù hợp với cácnhà đầu tư có khẩu vị đầu tư không thích mạo hiểm.
I.2 Rủi ro trong đầu tư trái phiếu
Tất cả các khoản đầu tư luôn tồn tại những rủi ro nhất định Đầu tư chứngkhoán nói chung và đầu tư trái phiếu nói riêng, có thể gặp một số rủi ro như: rủiro lãi suất, rủi ro do lạm phát gây ra, rủi ro tài chính và rủi ro thanh khoản…Đốivới nhà đầu tư để giảm thiểu rủi ro cũng như thiết lập danh mục đầu tư tối ưu.Đối với nhà phát hành và nhà quản lý đưa ra các biện pháp hạn chế rủi ro chonhà đầu tư và tăng tính hấp dẫn của trái phiếu Do đó, việc nhận diện các rủi rotrong đầu tư trái phiếu rất cần thiết.
I.2.1 Rủi ro lãi suất
Lãi suất là yếu tố thường xuyên liên tục biến động, phản ánh những thayđổi về tương quan cung cầu vốn tiền tệ, cung cấp vốn tiền tệ, cung cấp tín dụngtrên thị trường tài chính Cũng từ đó dẫn đến những thay đổi liên tục về tỷ suấtsinh lời cần thiết của trái phiếu Giá của một trái phiếu sẽ thay đổi theo hướngngược lại với lãi suất thị trường Khi lãi suất tăng làm cho trái phiếu cũ với mứclãi suất thấp hơn nên kém hấp dẫn hơn, giá trái phiếu sẽ giảm, trái phiếu có thờigian đáo hạn càng dài thì mức giảm giá càng lớn Ngược lại khi lãi suất giảm thì
Trang 23giá trái phiếu tăng Rủi ro lãi suất là rủi ro chính mà nhà đầu tư phải gánh chịukhi đầu tư trái phiếu.
Các loại trái phiếu đều tiềm ẩn rủi ro lãi suất Ví dụ, khi Chính phủ thâmhụt ngân sách sẽ huy động vốn bằng cách phát hành thêm trái phiếu, khi đóChính phủ muốn huy động được vốn thì phải tăng lãi suất trái phiếu, còn đối vớicác nhà đầu tư chỉ mua khi lãi suất trái phiếu mới phát hành cao hơn lãi suất cáctrái phiếu đang lưu hành, do đó những người đang nắm giữ trái phiếu sẽ bị thiệthại do giá trái phiếu giảm Lãi suất trái phiếu Chính phủ tăng sẽ dẫn đến hệ quả,các nhà đầu tư thay vì mua trái phiếu công ty sẽ chuyển sang mua trái phiếuChính phủ, do đó lãi suất trái phiếu công ty cũng phải tăng lên.
Diễn biến tăng lãi suất ở Việt Nam trong sáu tháng đầu năm 2008, khôngnhững đã làm các nhà đầu tư gánh chịu rủi ro do giá trái phiếu giảm, mà còn làmảnh hưởng đến khả năng huy động vốn của Chính phủ và càng làm khép lại cánhcửa huy động vốn bằng cách phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp.
I.2.2 Rủi ro lạm phát
Lạm phát gây nên sự thay đổi giá trị, sức mua của tiền tệ Từ đó gây nênnhững thiệt hại nhất định cho các nhà đầu tư trái phiếu Lạm phát càng cao, lãisuất thực của trái phiếu càng giảm, do vậy làm mất giá trị của trái phiếu Tráiphiếu Chính phủ được coi là an toàn nhất (theo nghĩa là không có khả năngkhông được thanh toán) nhưng vẫn có rủi ro lạm phát Ngay cả trái phiếu có lãisuất thả nổi vẫn có thể phải gánh chịu rủi ro lạm phát nếu lãi suất không phảnánh hết lạm phát Lạm phát càng cao thì rủi ro đầu tư trái phiếu càng cao Trongbối cảnh lạm phát cao để đảm bảo lãi suất thực dương thì lợi suất trái phiếu phảităng.
I.2.3 Rủi ro thanh khoản
Rủi ro về khả năng chuyển đổi trái phiếu thành tiền mặt trên thị trường,bao gồm cả yếu tố thời gian và giá cả chuyển đổi Để tăng tính thanh khoản cho
Trang 24trái phiếu, nhà đầu tư buộc phải tăng mức chiết khấu trái phiếu do đó giá tráiphiếu bị đẩy xuống, lúc này nhà đầu tư đã phải gánh chịu thiệt hại về giá trị.Khoản thiệt hại này sẽ lớn, khi thị trường thiếu tính thanh khoản và đặc biệt làtrong điều kiện chưa có đội ngũ tạo lập thị trường làm cho nhà đầu khó tìm đượcngười mua trái phiếu và khó có thể bán được với mức giá tốt nhất.
I.2.4 Rủi ro tín dụng
Rủi ro về khả năng thanh toán, khi tổ chức phát hành trái phiếu không đủkhả năng tài chính để hoàn trả đầy đủ, đúng hạn vốn gốc và lãi như đã cam kếtvới trái chủ.
Trái phiếu Chính phủ thường được coi là không có rủi ro về khả năngthanh toán vì Chính phủ có thể tăng thuế hay in thêm tiền để chi trả lãi và vốngốc khi đến hạn Một trường hợp hiếm thấy khi Chính phủ không thể thanh toánđược nợ là cuộc khủng hoảng đồng Rúp của Chính phủ Nga năm 1998.
Ngược lại với trái phiếu Chính phủ, đối với trái phiếu công ty thì đây làloại rủi ro đáng ngại nhất, đặc biệt là trái phiếu tín chấp Đây là loại rủi ro trựctiếp và đôi khi thảm hại do công ty phát hành bị phá sản đe dọa nhà tư bị thiệthại một phần hoặc toàn bộ số tiền đã mua trái phiếu Rủi ro tài chính của tráiphiếu công ty gắn liền với hệ số tín nhiệm của công ty, hệ số tín nhiệm càng caothì trái phiếu càng được đánh giá an toàn.
I.3 ĐỊNH MỨC TÍN NHIỆM ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU I.3.1 Khái niệm định mức tín nhiệm
Định mức tín nhiệm là đánh giá về khả năng thực hiện thanh toán đúnghạn một nghĩa vụ tài chính của một tổ chức phát hành các công cụ nợ ĐMTN làgồm cả đánh giá định tính và định lượng về sức mạnh tín dụng của tổ chức pháthành Tổ chức phát hành có thể là các doanh nghiệp, chính quyền địa phương vàquốc gia trong trường hợp phát hành nợ của chính phủ ĐMTN đối với các công
Trang 25cụ thị trường trái phiếu và thị trường tiền tệ được thực hiện phổ biến ở các thịtrường tài chính phát triển.
Định mức tín nhiệm gồm cả đánh giá định tính và định lượng, đây là haitiêu chí cơ bản của việc đánh giá ĐMTN Bao gồm các yếu tố về: tình hình vàtriển vọng phát triển kinh tế đất nước, các yếu tố rủi ro vĩ mô, chính sách của nhànước có ảnh hưởng đến ngành và đến công ty; đặc điểm của (các) ngành kinh tếmà công ty đang tham gia, triển vọng phát triển của ngành trong nền kinh tếquốc dân, tác động, ảnh hưởng của những yếu tố vĩ mô, trong, ngoài nước tớingành kinh tế, vị trí, thị phần của công ty trong ngành; chính sách quản lý trongsản xuất kinh doanh, chính sách tài chính, quản lý vốn, marketing, bán hàng, đặcđiểm công nghệ, quy trình sản xuất, khả năng, kinh nghiệm của bộ máy lãnhđạo…
Kết quả đánh giá ĐMTN được biển hiện dưới hình thức các ký hiệu từ A(nghĩa là ít bị vỡ nợ nhất) cho đến D (nghĩa là đã bị vỡ nợ rồi) phụ thuộc vào khảnăng của người phát hành trả nợ gốc và lãi đúng hạn (phụ lục 4) Trong nhữngnăm gần đây, ĐMTN trái phiếu đã được sử dụng ngày càng thường xuyên hơnbởi các nhà quản lý ngân hàng và chứng khoán để quản lý các tiêu chuẩn cẩntrọng hoặc xác định tính thích hợp đầu tư cho một số loại quỹ đầu tư.
I.3.2 Nguyên tắc hoạt động của tổ chức ĐMTN
Để thành công và đáng tin cậy các tổ chức ĐMTN cần đảm bảo cácnguyên tắc:
- Tính độc lập trong quá trình ĐMTN Tính độc lập của một tổ chứcĐMTN là tối quan trọng cho tính tin cậy và thành công cuối cùng của nhà cungcấp dịch vụ Các tổ chức phát hành và các nhóm lợi ích thường có ảnh hưởng cóchủ đích đến kết quả định mức tín nhiệm Ví dụ, một tổ chức phát hành có thểsẵn sàng hối hộ tổ chức ĐMTN để có kết quả định mức tín nhiệm cao, hấp dẫnđối với các nhà đầu tư; trong khi một nước có thể tìm mọi cách vận động tổ chức
Trang 26ĐMTN để dấu đi những vấn đề khó khăn của họ đối với các nước cho vay.Trong những trường hợp như vậy, kết quả định mức tín nhiệm sai lệch là rấtnguy hiểm vì nó càng làm sâu sắc thêm sự bất cân xứng thông tin giữa tổ chứcphát hành và nhà đầu tư Vì vậy, đảm bảo sự độc lập trong quá trình định mứctín nhiệm là điều kiện tối cần thiết Quyền sở hữu và cấu trúc quản lý đảm bảotính độc lập, đây là yếu tố quan trọng đối với sự thành công của một tổ chứcĐMTN Một tổ chức ĐMTN phải tự do từ cả ảnh hưởng chính trị và áp lực lớntừ các tổ chức phải chịu sự đánh giá tín nhiệm.
- Để kết quả định mức tín nhiệm đáng tin cậy, tổ chức ĐMTN phải có kỹthuật chuyên nghiệp, đủ nguồn lực tài chính, tiếp cận các thông tin tài chính tincậy về người phát hành, và các thủ tục hoạt động nội bộ đưa đến công tác địnhmức nhất quán và tin cậy.
- Một nguyên tắc quan trọng khác đối với hoạt động của các tổ chứcĐMTN là đảm bảo tính bảo mật thông tin Để cung cấp một phương pháp địnhmức tín nhiệm chính xác đối với các rủi ro tín dụng, các tổ chức ĐMTN thườngyêu cầu các thông tin chi tiết, đặc biệt là các thông tin về tình hình hoạt động vàtài chính của tổ chức phát hành Thông thường, những thông tin đầu vào đòi hỏiđối với việc định mức tín nhiệm là thông tin nội bộ, ở mức chi tiết và toàn diệnhơn các thông tin công bố công khai; do đó tính bảo mật là tối quan trọng.
I.3.3 Sự cần thiết cho việc xây dựng hệ thống ĐMTN trong nước
Trên thế giới, hoạt động ĐMTN xuất hiện từ rất lâu với sự ra đời của côngty ĐMTN đầu tiên là Moody’s và đến nay đã trở thành công ty ĐMTN lớn nhấtthế giới, có mặt ở trên 100 quốc gia Ngoài ra, còn phải kể đến những công tynhư Standard & Poor, Fitch… đang là những cái tên quen thuộc trong ngànhĐMTN Ngày nay, hầu hết ở các quốc gia có thị trường tài chính phát triển đềutồn tại ít nhất một tổ chức định mức tín nhiệm Việc ĐMTN đối với các chứng
Trang 27khoán nợ là một hoạt động không thể thiếu được trên thị trường vốn nói chungvà thị trường trái phiếu nói riêng.
Thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn còn non trẻ, trong đó thị trườngtrái phiếu chủ yếu là TPCP Để tạo cơ chế khuyến khích cho TTCK nói chung vàTTTP nói riêng phát triển thì sự tồn tại và phát triển của các tổ chức ĐMTN làđiều kiện cần thiết Việc hình thành và phát triển các tổ chức ĐMTN trong nướcmang lại những lợi ích cho thị trường vốn nói chung và thị trường trái phiếu nóiriêng:
- ĐMTN như một chứng chỉ ISO về tình trạng tài chính, sẽ giúp cho nhàphát hành tìm kiếm tài trợ từ nhiều nhà đầu tư hơn Tổ chức ĐMTN trong nướcđóng góp một cách tích cực và to lớn vào việc huy động nguồn lực một cáchhiệu quả cho các tổ chức phát hành Một kết quả xếp hạng tín nhiệm tốt sẽ chứngtỏ vị thế trên TTCK nói riêng và trong nền kinh tế thị trường nói chung; ngượclại nếu kết quả xếp hạng chưa tốt hoặc không tốt thì doanh nghiệp sẽ có nhữngchiến lược cải tổ bộ máy quản lý, tình hình tài chính, chiến lược kinh doanh…đểđạt được mức tín nhiệm cao hơn Khi doanh nghiệp đạt mức tín nhiệm càng cao,trái phiếu do doanh nghiệp phát hành có thể có lãi suất thấp nhưng vẫn có thể thuhút được nhiều nhà đầu tư do tính an toàn của trái phiếu được đánh giá thông quakết quả xếp hạng tín nhiệm cao, điều này sẽ làm cho chi phí vay vốn của doanhnghiệp càng thấp
- Đối với nhà đầu tư, thông qua kết quả xếp hạng tín nhiệm nhà đầu tư cóthể thẩm định được rủi ro, lựa chọn danh mục đầu tư, đưa ra quyết định đầu tưvà mức lợi nhuận kỳ vọng phù hợp Thị trường chứng khoán Việt Nam tuy vẫncòn sơ khai nhưng trong thời gian gần đây cũng đã có sự phát triển khá nhanh, sốlượng công ty niêm yết trên TTCK và số lượng nhà đầu tư tham gia thị trườngtăng lên đáng kể, đã gia tăng cơ hội đầu tư cho những nhà đầu tư cả trong nướcvà quốc tế Các tổ chức ĐMTN cung cấp nguồn thông tin về rủi ro tín dụng, sẽ
Trang 28đem lại cho nhà đầu tư những thông tin cần thiết về các trái phiếu trước khiquyết định đầu tư Với các thông tin này sẽ tạo được lòng tin cho nhà đầu tư khiđầu tư vào các công cụ tài chính thay vì đầu tư vào các tài sản không có tính sinhlời cao.
- Hệ thống ĐMTN còn có vai trò đối với các tổ chức tín dụng ngân hàngvà phi ngân hàng đánh giá làm căn cứ mở rộng quy mô cho vay một cách phùhợp cũng như chứng tỏ vị thế của mình trước trào lưu gia nhập của các NHTMnước ngoài Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) là doanh nghiệpđầu tiên được xếp hạng tín nhiệm bởi một tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế vàcó uy tín như Moody’s và đây cũng là tổ chức xếp hạng cho Chính phủ ViệtNam
- Đối với nhà quản lý, ĐMTN được sử dụng như một công cụ độc lập đểgiám sát thị trường trên cơ sở xem xét tư cách và tình trạng tài chính của các đơnvị phát hành.
Lợi ích của ĐMTN mang lại là rất lớn, đặc biệt là đối với các doanhnghiệp khi phát hành trái phiếu Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam hiện naychủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, việc thuê các tổ chức xếp hạng tín nhiệm từnước ngoài sẽ rất tốn kém vì mức phí rất cao Trong khi Việt Nam hoàn toànchưa có một tổ chức ĐMTN chuyên nghiệp, có uy tín Do vậy, phải có tổ chứcĐMTN tầm quốc gia là yêu cầu cấp thiết.
Mặc dù các tổ chức ĐMTN quốc tế chuyên nghiệp hơn, các dịch vụ do tổchức ĐMTN quốc tế cung cấp có chất lượng cao nhưng tổ chức ĐMTN trongnước cũng có những lợi thế nhất định Trên thực tế, các tổ chức ĐMTN trongnước có thể có kinh nghiệm hơn về các điều kiện trong nước, do vậy các tổ chứcĐMTN trong nước có thể có những phương pháp xác định rủi ro tín dụng phùhợp hơn các tổ chức ĐMTN quốc tế Bên cạnh đó, nếu được thành lập thì các tổchức ĐMTN trong nước có sẽ có khả năng cung cấp các dịch vụ với quy mô
Trang 29nhỏ, nhất là trong điều kiện các doanh nghiệp ở Việt Nam hầu hết với quy môvừa và nhỏ, các doanh nghiệp này thường không đủ khả năng thuê các tổ chứcĐMTN quốc tế Việc phát triển tổ chức ĐMTN trong nước sẽ tạo điều kiện chothị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển.
I.4 Bài học kinh nghiệm về thị trường trái phiếu ở một số nước Châu Á
Trong suốt thập kỷ 90, Châu Á là tâm điểm của mọi sự chú ý, thập kỷ nàybắt đầu bằng những dấu hiệu tích cực đối với hầu hết các quốc gia trong khu vựccó tốc độ tăng trưởng cao Đến năm 1997, khu vực này bị ảnh hưởng của mộtcuộc khủng hoảng toàn diện khởi nguồn từ Thái Lan, sau đó lan sang Hàn Quốc,Malaysia, Indonesia, Philippine, Hồng Kông và Singapore cũng chịu ảnh hưởngnhưng ở mức độ thấp hơn Một trong những nguyên nhân dẫn đến khủng hoảnglà tại phần lớn các nước Châu Á, ngân hàng giữ vai trò chủ đạo trong việc rótnhững khoản tiết kiệm trong nước vào đầu tư, khu vực này cung ứng khoản 80%nợ tài chính, trong khi thị trường trái phiếu chiếm chỉ hơn 20% Nhu cầu vốn dàihạn, tốt nhất nên được thoả mãn bằng các khoản đầu tư dài hạn của những ngườicho vay dưới dạng cổ phiếu hay trái phiếu dài hạn
Sau khủng hoảng tài chính 1997-1998, các nước Châu Á nhận thấy cầnphải có một thị trường vốn đa dạng hơn và đặc biệt là một thị trường trái phiếucó quy mô và độ sâu để hổ trợ tốt hơn nhu cầu vốn đầu tư dài hạn trong nền kinhtế Sự xuất hiện này giờ đây đã làm các nước Châu Á thay da đổi thịt.
Khu vực Đông Á, tăng trưởng mạnh về giá trị trái phiếu tính bằng đồngnội tệ đáng chú ý liên tục tăng trong 6 tháng cuối năm 2006, đạt 2.840 tỷ USDvào cuối năm 2006, tăng 32,4% từ 2.145 tỉ USD cuối năm 2005 Mức tăng lớnnhất là Trung Quốc (51%) và Thái lan (42%); tiếp theo là Singapore và HànQuốc (đều 19%); Indonesia (cùng 15%); Malaysia (14%); Hồng Kông (12%); vàPhilippine (8%) (*).
Trang 30Sự nổi lên của thị trường trái phiếu Đông Á tiếp tục tăng với tỷ lệ tăngnhanh hơn tốc độ tăng trưởng GDP Vì vậy, tỷ lệ trái phiếu phát hành bằng đồngnội tệ trên GDP tiếp tục tăng, từ 53% năm 2005 lên đến 61,5% năm 2006 (*).Tăng trưởng thị trường trái phiếu Chính phủ theo đồng nội tệ vẫn khá cao Mặcdù thâm hụt tài chính của các nước giảm, nhiều công ty nhà nước ở cả cấp trungương và địa phương đều phát hành trái phiếu mới trong năm qua.
Thị trường trái phiếu Chính phủ ở những nước này tăng 30% năm 2006,với việc phát hành lớn nhất ở Trung Quốc, Thái lan, Singapore, Malaysia và HànQuốc Các yếu tố thị trường chính đóng góp vào tăng trưởng năm 2006 (*) nhưsau:
- Tỷ lệ tăng cao nhất ở Trung Quốc tăng 44%, tỷ lệ này tiếp tục tăng khiNgân hàng Trung ương tiếp tục phát hành trái phiếu để thu hút lượng tiền dưthừa trên thị trường đồng Nhân dân tệ Điều này đã làm cho Ngân hàng Trungương trở thành nhà phát hành lớn nhất, tăng gấp đôi lượng trái phiếu của Chínhphủ Trung ương Hai năm trước, lượng trái phiếu phát hành của ngân hàng Nhànước và ngân hàng chính sách trong tổng lượng phát hành trái phiếu Chính phủgiảm, trong khi phần tăng của các doanh nghiệp Nhà nước tiếp tục giảm Thêmvào đó, các doanh nghiệp Nhà nước được phép phát hành trái phiếu liên doanhtrực tiếp trên thị trường vốn
- Ở Thái Lan, trái phiếu Chính phủ phát hành cao hơn trong năm 2006,tăng 37%, tăng gần gấp đôi mức tăng trung bình hàng năm của năm 2004 và2005 Việc tăng này được thực hiện với tất cả các hạng mục phát hành, đặc biệtvới trái phiếu bán lẻ do ngân hàng trung ương phát hành và do chính phủ pháthành nhằm huy động cho phát triển cơ sở hạ tầng.
- Thị trường Singapore tăng 19% trong năm 2006, trở lại với xu hướngtăng trung bình của thập kỷ trước sau khi tăng nhẹ 6% năm 2005 Chính phủcũng tiếp tục chính sách mở sâu và rộng thị trường trái phiếu – phát hành loại
(*) Theo Asia Bond Monitor, 4/2007
Trang 31trái phiếu kỳ hạn 20 năm vào ngày 01/03/2007 (2,5 triệu đôla Singapore đã đượcmua hết 100%) Tháng 12 năm 2006, chính phủ bãi bỏ việc đấu giá nhiều mứcgiá, thay vào đó là 1 mức giá để phù hợp với xu hướng chung của quốc tế Tăngròng khoản nợ đấu giá đa cấp này chiếm khoảng 1/3 tăng trưởng thị trường năm2006.
- Ở Malaysia, khoản nợ trái phiếu Chính phủ tăng với tốc độ đáng kể trongnăm 2006, tăng 17% - vượt thị trường trái phiếu công ty về tổng khối lượng Tráiphiếu Chính phủ trung ương và trái phiếu đầu tư của người hồi giáo đóng góplớn nhất đến nguồn cung mới Với nỗ lực làm tăng tính thanh khoản của tráiphiếu, chính phủ đã tiến hành chuyển đổi một số trái phiếu nợ với kỳ hạn pháthành mới 3, 5 và 10 năm Chính phủ cũng giới thiệu một loại trái phiếu vàotháng 12/2006 để cung cấp một khung chuẩn cho khu vực tư nhân.
- Hàn Quốc phát hành ít trái phiếu hơn, tăng 16% trong năm 2006 vì chínhphủ hợp tác với Ngân hàng Trung ương thắt chặt các điều kiện kinh tế Kết quảlàm nền kinh tế tăng trưởng chậm lại so với 2 năm trước, với tổng nợ trái phiếuChính phủ giảm thấp hơn khu vực liên doanh Trái phiếu ổn định tiền tệ một lầnnữa chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng số phát hành ra công chúng, nhằm vào cácdự án phát triển hạ tầng công cộng – gồm cả phát hành trái phiếu địa phương –loại trái phiếu có tỷ lệ phát hành lớn thứ hai Tháng 3/2007, chính phủ ban hànhtrái phiếu kỳ hạn 20 năm lần đầu tiên và có kế hoạch ban hành trái phiếu có kỳhạn dài hạn hơn trong năm 2007 nhằm cố gắng mở rộng đường giới hạn khảnăng sản xuất vượt kế hoạch 3-5 năm 2006.
- Tại Indonesia, thị trường trái phiếu tăng ổn định - tăng 14% sau khi colại vào năm 2004 và 2005 Mặc dù vẫn tiếp tục chương trình mở rộng thời hạntrái phiếu Chính phủ, mức tăng trưởng mới vẫn còn 14,4 tỷ IDR trái phiếu đếnhạn vào năm 2007-2011 được thay thế vào năm 2006 với trái phiếu có thời hạnđáo hạn muộn hơn Mức tăng trưởng mới đã hiện hữu mặc dù chương trình tiếptục mở rộng trái phiếu Chính phủ Để thu hút nhiều hơn những nhà đầu tư nhỏ lẻ
Trang 32vào thị trường, chính phủ đã ban hành trái phiếu bán lẻ lần đầu tiên vào tháng8/2006 và phát hành thêm 3,6 tỷ IDR vào tháng 3 năm 2007.
Các nước trong khu vực Đông Á đã có sự nổ lực trong việc đưa ra các giảipháp nhằm phát triển TTTP Đã sử dụng một hệ thống đơn vị TTTP Trung ươngđể thực hiện các chức năng thanh toán bù trừ khác nhau: một hệ thống chuyểncác nguồn quỹ trong TTTP liên ngân hàng và một hệ thống chuyển chứng khoánthông qua thông tin nhập vào sổ sách điện tử (tại Hồng Kông) Phát hành TPCPtheo lô lớn (Hàn Quốc áp dụng từ năm 2000, Trung Quốc, …) và sử dụng hệthống giao dịch điện tử cho các đợt phát hành làm chuẩn (Hàn Quốc) Chính phủMalaysia triển khai các biện pháp tạo tính thanh khoản như: chính sách bảo hiểmcho các TPCP; thực hiện công cuộc tự do hóa lãi suất; công bố công khai kếhoạch thực hiện đấu giá TPCP và thực hiện các biện pháp để cơ cấu lại cơ sở hạtầng cho thị trường như: hệ thống thanh toán bù trừ; hệ thống đấu thầu tự động;hệ thống công bố thông tin trái phiếu …Bên cạnh đó các công ty xếp hạng tínnhiệm được thành lập và hoạt động ở nhiều nước Xây dựng hệ thống lãi suấtchuẩn (đặc biệt là lãi suất chuẩn của các công cụ dài hạn) dựa trên TPCP
Cơ sở hạ tầng của TTTP thứ cấp đang từng bước được xây dựng và cảithiện nhưng vẫn còn bị lệ thuộc rất nhiều đến hoạt động của thị trường sơ cấp.Như vậy, hoạt động của thị trường thứ cấp có xu hướng tăng hay giảm theo hoạtđộng của thị trường sơ cấp Mặc dù, một số nước như Singapore, Hàn Quốc,Trung Quốc đã phát hành các trái phiếu với nhiều kỳ hạn từ những năm 1998nhưng đối với một trái phiếu nội tệ tính thanh khoản vẫn có xu hướng tập trungvào các kỳ hạn ngắn (khoản từ 3 đến 7 năm), ngoại trừ Singapore và Hồng-Kông
Sự tăng trưởng nhanh chóng được dự đoán của các TTTP trong khu vựctùy thuộc vào việc tiếp tục thực hiện các biện pháp quản lý kinh tế vĩ mô vàchính sách kinh tế vĩ mô vững chắc và các biện pháp cải cách về định chế Từthực trạng TTTP các nước Châu Á nêu trên, tuy vẫn còn hạn chế nhưng cho thấy
Trang 33mỗi nước có những đặc điểm khác nhau nhưng đều có những điểm mạnh nóichung mà ta cần học hỏi kinh nghiệm:
Kết cấu hạ tầng cơ sở của TTTP hiện đại, nguồn nhân lực, trình độ quản lývà tốc độ thanh toán cao, phát triển lớn mạnh TTTP trên cơ sở phát triển đồng bộthị trường sơ cấp lẫn thứ cấp nhằm phát triển tính thanh khoản của trái phiếu.
TPCP nắm giữ vị trí chủ lực trên TTTP, hình thành lãi suất chuẩn, phảnánh cung cầu thực tế về nhu cầu vốn trên thị trường, làm cơ sở tham chiếu chocác loại lãi suất khác trên TTTC Chính phủ thực hiện và đẩy nhanh công cuộctự do hóa lãi suất Công khai chương trình thu hút nợ của Chính phủ, công bốlịch trình phát hành định kỳ TPCP tăng tính minh bạch (ví dụ như Malaysia,Trung quốc…) Thực hiện các biện pháp nhằm tăng tính thanh khoản như: pháthành TPCP theo lô lớn để tăng tính thanh khoản, cải thiện hệ thống thanh toánbù trừ…
Phát triển thị trường TPCT để có thể thay thế một phần thị trường cho vaycủa ngân hàng và hoàn toàn có khả năng giảm nhẹ bớt gánh nặng cho vay của hệthống ngân hàng Phát triển thị trường TPCT thực hiện cùng với việc tái cơ cấulại hệ thống ngân hàng.
Thành lập, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động các tổ chức địnhmức tín nhiệm Đây là một tổ chức trên thị trường chứng khoán nợ, làm cơ sởcho phát triển hoạt động thị trường giao dịch chứng khoán nợ thuần túy và cáccông cụ phái sinh dựa trên các chứng khoán nợ.
Sự gia tăng các nguồn vốn nước ngoài đổ vào đầu tư chứng khoán dựatrên uy tín quốc gia, thị trường vốn mở, tỷ giá hối đoái ổn định và tình hình ổnđịnh kinh tế vĩ mô, thành tích tốt trong thanh toán nợ nước ngoài, tiềm năng tăngtrưởng kinh tế.
Hoàn thiện hệ thống pháp lý, phát triển và nâng cao chất lượng và hiệuquả hoạt động các tổ chức đầu tư phi ngân hàng, nâng cao hiệu quả của cơ chếvà hệ thống thanh toán.
Trang 34Kết luận chương I
Những nội dung cơ bản về thị trường trái phiếu như khái niệm, vai trò,cũng như những rủi ro khi đầu tư trái phiếu… Bên cạnh đó, các thông tin về thịtrường trái phiếu Châu Á giúp cho ta có một cái nhìn tương đối và rút ra nhữngbài học kinh nghiệm cho quá trình phát triển thị trường trái phiếu ở nước ta.
Huy động vốn bằng cách phát hành trái phiếu đem lại những lợi ích đángkể cho nền kinh tế Phát triển thị trường trái phiếu là yêu cầu phù hợp với xuhướng phát triển của nền kinh tế quốc gia Tuy nhiên, khi mà vay vốn ngân hàngvẫn còn dễ dãi và thị trường cổ phiếu sôi động thì thị trường trái phiếu ít đượcquan tâm hơn, dẫn đến thị trường trái phiếu kém phát triển Thực tế hoạt độngcủa thị trường trái phiếu Việt Nam sẽ được phân tích trong Chương II.
Trang 35Chương II: THỰC TRẠNG VỀ THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT NAMII.1 Cơ sở pháp lý cho quá trình phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam
Các văn bản pháp luật liên quan đến việc phát hành và giao dịch trái phiếuxuất hiện từ đầu thập niên 90 như các quy định về phát hành trái phiếu của côngty cổ phần trong Luật công ty 1990.
Nghị định 72/CP ngày 26/07/1994 của Chính phủ ban hành quy chế pháthành các loại trái phiếu Chính phủ
Đến năm 1994, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/CP ngày17/09/1994 kèm theo quy chế tạm thời về phát hành trái phiếu, cổ phiếu củaDoanh nghiệp nhà nước Trong quy chế hướng dẫn việc phát hành, mua bán,chuyển nhượng, hình thức thanh toán, lãi suất trái phiếu, quy định điều kiện đểDNNN phát hành trái phiếu và các vấn đề liên quan khác.
Năm 1995, Chính phủ ban hành Nghị Định 23/CP ngày 22/03/1995 vềviệc phát hành trái phiếu quốc tế Hướng dẫn việc phát hành trái phiếu huy độngvốn nước ngoài cho đầu tư sản xuất kinh doanh.
Năm 1998, Chính phủ ban hành Nghị định 48/1998/NĐ-CP ngày11/07/1998 về chứng khoán và thị trường chứng khoán Hướng dẫn về việc pháthành chứng khoán ra công chúng, giao dịch chứng khoán và các dịch vụ liênquan đến chứng khoán và TTCK Nghị định được xây dựng để chuẩn bị cho sựra đời của TTCK và tạo điều kiện kịp thời cho TTCK nước ta đi vào hoạt động
Năm 1999, Luật Doanh nghiệp được Quốc hội thông qua ngày 12/06/1999và có hiệu lực ngày 01/01/2000, đã thay thế cho Luật Công ty 1990 và việc pháthành trái phiếu của doanh nghiệp cũng được điều chỉnh theo Luật Doanh nghiệp.
Đến năm 2000, quy chế phát hành trái phiếu Chính phủ theo nghị định 72/CP ngày 26/07/1994 được thay thế bằng Nghị định 01/2000/NĐ-CP ngày
Trang 3613/01/2000 ban hành quy chế phát hành trái phiếu Chính phủ Quy chế phát hànhTPCP đã đổi mới thể hiện qua việc áp dụng phương thức phát hành trái phiếuthông qua đấu thầu qua thị trường giao dịch chứng khoán tập trung và bảo lãnhphát hành Bên cạnh đó còn quy định việc TPCP niêm yết, giao dịch trên TTCKvà phân rõ trách nhiệm của các cơ quan có liên quan như Bộ Tài chính, Ngânhàng nhà nước, UBCKNN, các Bộ, các ngành,… trong việc phát hành TPCP
Đến năm 2003, Chính phủ ban hành Nghị định 141/2003/NĐ-CP ngày20/11/2003 về việc phát hành TPCP, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh,TPCQĐP thay thế cho Nghị định 01/2000/NĐ-CP Khác với Nghị định 01/2000/NĐ-CP, bên cạnh các quy chế về phát hành TPCP, Nghị định 141/2003/NĐ-CPđưa ra các quy chế về phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, TPCQĐP.Trên cơ sở Nghị định 141, một loạt các TPCQĐP đã ra đời mà đầu tiên có thể kểđến là trái phiếu đô thị TP Hồ Chí Minh do Quỹ đầu tư phát triển đô thị (HIFU)phát hành theo ủy nhiệm của UBND TP.HCM Đã tạo cơ chế khuyến khích huyđộng vốn qua phát hành trái phiếu
Tiếp theo, Chính phủ ban hành Nghị định 144/2003/NĐ-CP ngày28/11/2003 về chứng khoán và thị trường chứng khoán thay thế cho Nghị định48/1998/NĐ-CP ngày 11/07/1998.
Năm 2006, Chính phủ ban hành Nghị định 52/2006/NĐ-CP ngày19/05/2006 về việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp thay thế cho Nghị định120/CP ngày 17/09/1994 Nghị định đã giúp cho các doanh nghiệp ngoài quốcdoanh có thể tiếp cận các nguồn vốn từ việc phát hành trái phiếu hay các công cụnợ, tạo lập các quy định cơ bản về quyền hạn, trách nhiệm của các bên tham giathị trường nợ (người phát hành, nhà đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước), tạo lậpnội dung pháp lý ban đầu để điều chỉnh hoạt động của thị trường trái phiếu.
Ngày 29/06/2006 Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 9 đã thông qua Luậtchứng khoán Trước khi Luật chứng khoán ra đời, các văn bản pháp lý hiện hành
Trang 37chỉ dừng lại ở mức Nghị định, Luật chứng khoán là bước kiện toàn hệ thốngpháp lý, giúp thị trường chứng khoán nói chung và thị trường trái phiếu nói riêngphát triển ổn định, công khai và minh bạch hơn.
II.2 Thực trạng về thị trường trái phiếu Việt Nam
II.2.1 Đánh giá chung về thị trường trái phiếu Việt Nam hiện nay
Thị trường trái phiếu là một bộ phận của TTCK, là một kênh huy độngvốn tiềm năng cho các dự án của chính phủ và cho các dự án tư nhân Thị trườngtrái phiếu Việt Nam bao gồm các hàng hoá chủ yếu là TPCP, TPCQĐP, TPDN.Các trái phiếu này chiếm lĩnh vai trò chủ yếu trên thị trường vốn Thị trường vốnViệt Nam với qui mô vẫn còn nhỏ, còn chưa thực sự chuẩn hoá Đây là một thịtrường đang phát triển và thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư và tổ chức tàichính nước ngoài.
Dư nợ thị trường trái phiếu Việt Nam năm 2007 đạt 17% GDP Tính đến30/06/2008, có khoảng 579 loại trái phiếu được niêm yết trên thị trường chứngkhoán với tổng mệnh giá 155.367,623 tỷ đồng, chiếm khoảng 72% giá trị toànthị trường
Trong các loại trái phiếu đã được phát hành và giao dịch trên TTCK ViệtNam, TPCP chiếm ưu thế trên thị trường Theo số liệu thống kê của Ngân hàngPhát triển Châu Á (ADB) thị trường trái phiếu Chính phủ phát hành bằng đồngnội tệ của Việt Nam tăng trưởng mạnh nhất trong năm 2007, với tốc độ tăng83% và lượng lưu hành khoảng 8,3 tỷ USD Lượng trái phiếu Kho bạc Nhà nướclưu hành tăng 16%, trong khi lượng trái phiếu do Ngân hàng Phát triển Việt Nam(VDB) phát hành tăng trưởng mạnh nhất và ngân hàng này hiện chiếm 30%lượng trái phiếu công đang được lưu hành
Thị trường trái phiếu nội tệ do các doanh nghiệp Việt Nam phát hành cũngghi nhận mức tăng trưởng mạnh trong năm 2007, với mức tăng lên tới 251% -
Trang 38cao nhất trong số các thị trường đang nổi lên ở Đông Á - và lượng phát hành mớitrên 1,1 tỷ USD Phần lớn các doanh nghiệp phát hành trái phiếu là các doanhnghiệp đã niêm yết, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, ngoài ra còncó các doanh nghiệp trong lĩnh vực phát điện, đóng tàu, giao thông, dệt may, vàcác ngân hàng
TPCQĐP được chính quyền địa phương phát hành dưới sự cho phép củaChính phủ Hiện nay, mới chỉ có Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Đồng Nai pháthành TPCQĐP để huy động vốn Số trái phiếu này được phát hành thông qua cáckênh đấu giá, bảo lãnh và đại lý phát hành Tuy nhiên, tính thanh khoản của loạitrái phiếu này không cao.
Theo ADB, năm 2007 tốc độ tăng trưởng của TTTP Việt Nam cao nhấttrong khu vực, nhưng giá trị giao dịch (một thước đo về tính thanh khoản) củathị trường trái phiếu Việt Nam lại vào hàng thấp nhất trong số các thị trườngđang nổi lên ở Đông Á Phần lớn chỉ tập trung ở thị trường sơ cấp, ở thị trườngthứ cấp khối lượng giao dịch trái phiếu rất nhỏ giọt.
Thị trường trái phiếu Việt Nam đã có những khởi sắc trong một vài nămgần đây cả khu vực Chính phủ và doanh nghiệp Tuy nhiên vẫn còn nhiều hạnchế đã làm cho thị trường trái phiếu hoạt động kém hiệu quả.
II.2.2 Phân tích thực trạng thị trường trái phiếu Việt Nam hiện nay
II.2.2.1 Trái phiếu Chính phủ
Hoạt động phát hành TPCP qua hệ thống KBNN đã được thực hiện từnăm 1991 Lúc này, KBNN đóng vai trò là kênh phát hành TPCP duy nhất đểhuy động vốn từ ngắn hạn để bù đắp thâm hụt tạm thời NSNN thông qua việcphát hành tín phiếu KBNN đến việc huy động vốn dài hạn thông qua phát hànhcông trái Tuy nhiên, nếu xét ở khía cạnh thị trường tài chính thì TPCP là mộthàng hóa do đó cần phải có một thị trường là nơi mà TPCP không chỉ được bán
Trang 39ra mà còn được chuyển nhượng giữa các nhà đầu tư chứng khoán, thể hiện quanhệ cung cầu TPCP Ở góc độ này, KBNN chỉ có thể là một bộ phận cung TPCPchứ không thể hình thành thị trường TPCP qua hệ thống kho bạc mà thị trườngTPCP phải là một bộ phận của TTCK Đến năm 2000, thêm hai phương thứcphát hành TPCP: phương thức đấu thầu qua thị TTCK và bảo lãnh phát hành
Hiện nay TPCP được Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng phát triển Việt Namphát hành hàng năm với khối lượng chủ yếu thông qua các kênh bảo lãnh pháthành và đấu thầu qua TTCK TPCP niêm yết tại các TTGDCK chiếm khoảng82% thị trường trái phiếu Việt Nam.
Hình 2.1: Giá trị trái phiếu Chính phủ phát hành từ 2000-2007
Nguồn:Tập hợp từ Sở GDCKTP.HCM và TT GDCKHN
Tình hình đấu thầu TPCP qua TTGDCK
- TPCP do Kho bạc Nhà nước (KBNN) phát hành từ 2000-30/06/2008: + Từ 2000-30/06/2006, tại SGDCK TP.HCM (HOSE), KBNN đã thựchiện 91 đợt đấu thầu TPCP với tổng khối lượng gọi thầu là 19.800 tỷ đồng Kết
Trang 40quả có 74 đợt thành công với khối lượng TPCP trúng thầu là 10.578,7 tỷ đồng,đạt 53,43% so với khối lượng gọi thầu
+ Từ 2005-30/06/2008, tại TTGDCK HN (HASTC), KBNN đã thực hiện59 đợt đầu thầu TPCP (trong đó có 10 phiên đấu thầu lô lớn) với tổng khốilượng gọi thầu là 40.150 tỷ đồng (trong đó 8.000 tỷ đồng là của TPCP lô lớn),khối lượng trúng thầu 24.360 tỷ đồng (trong đó 2.570 tỷ đồng là của TPCP lôlớn), bằng 60,67% khối lượng gọi thầu.
- TPCP do Quỹ Hỗ trợ phát triển (HTPT) nay là Ngân hàng Phát triển ViệtNam phát hành từ năm 2002 - 30/06/2008:
+ Từ 2002-30/06/06, tại SGDCK TP.HCM, Quỹ HTPT đã thực hiện 60đợt đấu thầu TPCP với tổng khối lượng gọi thầu là 9.100 tỷ đồng Kết quả chỉcó 18 đợt thành công với khối lượng TPCP trúng thầu là 1.199 tỷ đồng, đạt13,18% so với khối lượng gọi thầu
+ Từ 2005-30/06/2008, tại TTGDCK Hà Nội, Quỹ HTPT đã thực hiện 15đợt đấu thầu TPCP với khối lượng gọi thầu là 7.394 tỷ đồng và khối lượng trúngthầu là 1.730 tỷ đồng, bằng 23,4% khối lượng gọi thầu.
Giai đoạn 2000-2005 được xem là giai đoạn hình thành và khởi độngTTCK Việt Nam Do thị trường mới đi vào hoạt động, việc phát hành trái phiếucũng như tham gia đấu thầu còn mang tính nghiên cứu, thăm dò Cụ thể, tổng giátrị TPCP gọi thầu năm 2000-2005 lần lượt là 1.300 tỷ; 3.400 tỷ; 6.300 tỷ; 6.325tỷ và khối lượng trúng thầu lần lượt là 600 tỷ; 1.333 tỷ; 386 tỷ; 1.279 tỷ; 2.307,7tỷ; 2.365 tỷ
Năm 2006, cùng với sự bùng nổ của TTCK và thực hiện Quyết định 2276/QĐ-BTC ngày 20/6/2006 của Bộ Tài chính về tập trung đấu thầu trái phiếuChính phủ tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, hoạt động đấu thầu đãcó những thành công đột biến Giá trị TPCP trúng thầu năm 2006 khoảng 7.885