1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGUYÊN TẮC ĐẤU TRANH VỚI TÔN GIÁO CỦA ĐẢNG DÂN CHỦ XÃ HỘI NGA THEO TƯ TƯỞNG CỦA V.I. LÊNIN TRONG TÁC PHẨM “VỀ THÁI ĐỘ CỦA ĐẢNG CÔNG NHÂN ĐỐI VỚI TÔN GIÁO”. Ý NGHĨA ĐỐI VỚI NGƯỜI GIÁO VIÊN KHOA HỌC XÃ HỘI NHÂN VĂN QUÂN SỰ HIỆN NAY

17 27 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 35,83 KB

Nội dung

Các nguyên tắc đấu tranh với tôn giáo của Đảng dân chủ xã hội Nga trong tác phẩm “Về thái độ của đảng công nhân đối với tôn giáo” của V.I. Lênin đã phản ánh khá rõ nét thái độ đúng đắn của những người cộng sản đối với tôn giáo. Dù trải qua chiều dài thời gian gần tròn một thế kỷ với bao biến động dữ dội của thời cuộc, thế nhưng những nội dung nguyên tắc ấy vẫn còn giữ nguyên giá trị, là cơ sở lý luận và thực tiễn để các Đảng Cộng sản, trong đó có Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp thu, kế thừa và vận dụng sáng tạo vào việc nhận thức đánh giá, và giải quyết những vấn đề về ...

Trang 1

NGUYÊN TẮC ĐẤU TRANH VỚI TÔN GIÁO CỦA ĐẢNG DÂN CHỦ

-XÃ HỘI NGA THEO TƯ TƯỞNG CỦA V.I LÊNIN TRONG TÁC PHẨM

“VỀ THÁI ĐỘ CỦA ĐẢNG CÔNG NHÂN ĐỐI VỚI TÔN GIÁO” Ý NGHĨA ĐỐI VỚI NGƯỜI GIÁO VIÊN KHOA HỌC XÃ HỘI NHÂN VĂN QUÂN SỰ HIỆN NAY

-V.I Lê-nin, lãnh tụ vĩ đại của cách mạng vô sản Nga, của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, Người không những là một nhà lý luận thiên tài mà còn là một nhà hoạt động thực tiễn xuất sắc Thông qua sự nghiệp cách mạng của mình, V.I Lênin đã đóng góp nhiều công lao to lớn trong cuộc đấu tranh không khoan nhượng với các luận điểm phi mác-xít, bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác nói chung, thuyết vô thần mác-xít nói riêng; đồng thời, V.I Lênin luôn đề cao tâm huyết và dồn nhiều công sức vào việc chăm lo xây dựng Đảng dân chủ - xã hội Nga, xác định những nguyên tắc hoạt động của Đảng, trong đó có nguyên tắc đấu tranh với tôn giáo Nguyên tắc đó được Người thể hiện khá rõ nét trong tác phẩm “Về thái độ của đảng công nhân đối với tôn giáo”

1 KHÁI QUÁT MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÁC PHẨM

1.1 Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm của tác phẩm

V.I Lê-nin viết tác phẩm “Về thái độ của đảng công nhân đối với tôn giáo” vào tháng 5 năm 1909, trong bối cảnh lịch sử có những điểm nổi bật là:

Sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của phong trào cách mạng vô sản Nga trong giai đoạn này đã khiến cho Chính phủ Nga hoàng lo sợ và tìm cách chống lại Để chia rẽ quần chúng với Đảng dân chủ - xã hội Nga, hạn chế và vô hiệu hoá một lực lượng lớn của cách mạng là những tín đồ tôn giáo, duy trì sự thống trị của các giai cấp bóc lột… Chính phủ Nga hoàng đã triệt để lợi dụng vấn đề tôn giáo và coi đây

Trang 2

là một trong những thủ đoạn chống phá cách mạng vô sản Nga một cách hữu hiệu nhất

Cũng vào giai đoạn đó, nội bộ Đảng dân chủ - xã hội Nga bị phân rã và chia làm hai phái: Phái Bôn-sê-vích chiếm số đông, triệt để cách mạng và phái Men-sê-vích thiểu số, theo chủ nghĩa cơ hội, xét lại Phái Men-sê-Men-sê-vích đã tìm cách liên kết với Chính phủ Nga hoàng nhằm chống lại phong trào cách mạng, chúng cũng triệt

để lợi dụng vấn đề tôn giáo hòng khơi dậy sự đối lập về thế giới quan và hệ tư tưởng, kích động sự đối lập về lập trường và xuyên tạc cuộc đấu tranh giai cấp…

để khoét sâu thêm mâu thuẫn đối kháng giữa các tín đồ tôn giáo với phong trào công nhân

Thủ đoạn nói trên của Chính phủ Nga hoàng và phái Men-sê-vích đã có những tác động nhất định đến nhận thức và hành động của các tín đồ tôn giáo, gây khó khăn cho phong trào cách mạng vô sản Nga Hơn thế nữa, vào giai đoạn này, tôn giáo đã phát triển mạnh ở Nga, gây ảnh hưởng rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân, ăn sâu vào giới trí thức gần gũi với phong trào công nhân và một vài bộ phận trong công nhân Một số ít đảng viên Bôn-sê-vích cũng bị ảnh hưởng, dẫn đến hoài nghi, dao động về tư tưởng, thậm chí còn ngả theo đường lối của phái Men-sê-vích… khiến cho tình hình vốn đã phức tạp càng thêm phức tạp hơn Trong lúc đó, một số tín đồ tôn giáo tiến bộ đã tỏ thái độ phản kháng và tiến hành đấu tranh chống lại sự kìm kẹp của Chính phủ Nga hoàng, một số tăng lữ cũng tỏ thái độ bất bình đối với sự kìm kẹp ấy và đấu tranh đòi tách giáo hội ra khỏi nhà nước

Thực trạng lúc bấy giờ đặt ra yêu cầu đòi hỏi Đảng dân chủ - xã hội Nga phải khẩn trương chấn chỉnh lại nội bộ, củng cố lập trường giai cấp cho đội ngũ đảng viên, làm cho giai cấp vô sản Nga nhận thức rõ âm mưu và thủ đoạn của chính phủ Nga hoàng,

có thái độ ứng xử phù hợp đối với các tín đồ và giáo hội tôn giáo; đồng thời, tranh thủ tối đa mọi điều kiện để đẩy mạnh tuyên truyền ở mọi lúc, mọi nơi, kiên quyết vạch trần

bộ mặt phản động đội lốt nhân từ của các tổ chức tôn giáo, tăng cường công tác vận

Trang 3

động quần chúng, giác ngộ và lôi kéo các tăng lữ, tín đồ tiến bộ nhằm xây dựng và củng cố lực lượng cho phong trào cách mạng

Trước thực trạng ấy, trên tinh thần: “Đảng dân chủ - xã hội tự thấy mình hoàn toàn có trách nhiệm phải lên tiếng tỏ rõ thái độ của mình đối với tôn giáo”1 nên mặc dù bận nhiều công việc nhưng V.I Lênin vẫn giành thời gian để viết tác phẩm

“Về thái độ của đảng công nhân đối với tôn giáo” Sự ra đời của tác phẩm đã đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi cấp thiết như đã nêu trên

Tác phẩm “Về thái độ của đảng công nhân đối với tôn giáo” của V.I Lênin được viết với tư cách là một bài báo; ngay sau khi hoàn thành, tác phẩm được đăng trên báo “Người vô sản”, số 45, ra ngày 13/5/1909 Tác phẩm được in đầy đủ bằng tiếng Việt trong bộ sách V.I Lê-nin, Toàn tập, tập 17, do Nhà xuất bản Tiến bộ, Mát-xcơ-va phát hành 1979

1.2 Tư tưởng cơ bản và ý nghĩa của tác phẩm

Thái độ của đảng công nhân đối với tôn giáo theo quan điểm của V.I Lênin thể hiện trong tác phẩm là những tư tưởng vô thần khoa học, gồm:

- V.I Lênin yêu cầu giai cấp vô sản khi xem xét và giải quyết vấn đề tôn giáo phải đứng vững trên lập trường thế giới quan, phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và phải đấu tranh kiên quyết thù địch với mọi tôn giáo

- V.I Lênin xác định rõ thái độ của giai cấp vô sản là không được tuyên chiến với tôn giáo Nếu giai cấp vô sản tuyên chiến với tôn giáo thì sẽ kích động mâu thuẫn giữa những người vô sản với các tín đồ tôn giáo, làm cho việc lợi dụng tôn giáo của Chính phủ Nga hoàng có hiệu quả hơn, phong trào cách mạng sẽ khó khăn hơn

- V.I Lênin yêu cầu giai cấp vô sản phải nhận thức đúng về nguồn gốc, bản chất, chức năng của tôn giáo; phải xem xét tôn giáo một cách toàn diện trên cả hai mặt: tồn tại xã hội và ý thức xã hội để thấy rõ nguồn gốc xã hội của tôn giáo và vai

11 V.I Lênin, Toàn tập, tập 17, Nxb Tiến Bộ, Mát-xcơ-va 1970, tr.510.

Trang 4

trò của nhận thức cũng như tâm lý con người đối với việc hình thành tôn giáo; đồng thời, giai cấp vô sản phải biết cách đấu tranh có hiệu quả đối với các tôn giáo

- V.I Lênin chỉ ra những nguyên tắc cơ bản trong cuộc đấu tranh với tôn giáo của Đảng dân chủ - xã hội Nga

Tác phẩm “Về thái độ của Đảng công nhân đối với tôn giáo” của V.I Lênin ra đời cách nay đã gần tròn 100 năm; dù tình hình thế giới đã có nhiều đổi thay, nhưng đối với nước ta, tình hình tôn giáo đã và đang có nhiều diễn biến hết sức phức tạp, cuộc đấu tranh tôn giáo ngày càng thêm gay gắt và thực sự đã trở thành một trong những mặt trận nóng bỏng, nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi các thế lực thù địch, đứng đầu là đế quốc Mỹ đang triệt để lợi dụng vấn đề tôn giáo để chống phá cách mạng nước ta Những diễn biến phức tạp trong thời gian gần đây

do tôn giáo gây ra ở nhiều địa phương như vấn đề tin lành Đềga ở Tây nguyên, đòi đất ở số 42 phố Nhà Chung, ở giáo xứ Thái Hà ngay giữa thủ đô Hà Nội… trong thời gian qua, đã gây ảnh hưởng xấu đến an ninh chính trị của đất nước, tạo cớ để các thế lực thù địch lợi dụng chống phá quyết liệt hơn…

Như vậy, tình hình tôn giáo ở nước ta hiện nay cơ bản giống như tình hình tôn giáo ở Nga vào thời điểm tác phẩm “Về thái độ của Đảng công nhân đối với tôn giáo” của V.I Lênin ra đời; vì thế, tác phẩm đó hiện nay vẫn còn nguyên giá trị cả

lý luận và thực tiễn, vẫn là kim chỉ nam cho hành động của Đảng ta trong cuộc đấu tranh với tôn giáo và các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo để chống phá cách mạng nước ta, đặc biệt trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận

Trong giai đoạn hiện nay, xuất phát từ xu thế hội nhập, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế… những tư tưởng cơ bản trong tác phẩm nói trên của V.I Lênin là cơ sở lý luận để Đảng và Nhà nước ta hoạch định các chủ trương, chính sách đối với tôn giáo nhằm đấu tranh thắng lợi trên mặt trận nóng bỏng này, tiếp tục đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững theo định hướng XHCN

Trang 5

Do thời gian và điều kiện nghiên cứu có hạn nên trong bài viết này tôi chỉ thu hoạch một phần trong nội dung cơ bản của tác phẩm “Về thái độ của đảng công nhân đối với tôn giáo” của V.I Lênin, thông qua việc tìm hiểu nguyên tắc đấu tranh với tôn giáo của Đảng dân chủ - xã hội Nga theo tư tưởng của Người Trên cơ sở đó, rút ra ý nghĩa đối với đội ngũ giáo viên KHXH&NV ở các học viện, nhà trường của quân đội ta hiện nay

2 NGUYÊN TẮC ĐẤU TRANH VỚI TÔN GIÁO CỦA ĐẢNG DÂN CHỦ

- XÃ HỘI NGA THỂ HIỆN TRONG TÁC PHẨM

Trong tác phẩm “Về thái độ của Đảng công nhân đối với tôn giáo”, V.I Lênin

đã chỉ ra những nguyên tắc đấu tranh với tôn giáo của Đảng dân chủ - xã hội Nga như sau:

2.1 Phải đứng vững trên lập trường thế giới quan của chủ nghĩa duy vật biện chứng để tuyên truyền

Theo V.I Lênin, để đấu tranh với tôn giáo có hiệu quả, vấn đề cơ bản và trước tiên là những đảng viên phải quán triệt sâu sắc quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng đối với công tác tôn giáo Đảng lấy chủ nghĩa Mác làm nền tảng tư tưởng, cơ sở Triết học của chủ nghĩa Mác là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Nên quan điểm của Đảng luôn dựa trên thế giới quan của chủ nghĩa duy vật biện chứng Điều đó có nghĩa là, khi đấu tranh với tôn giáo, đòi hỏi đảng viên của Đảng phải đứng vững trên lập trường vô thần, lập trường đó hoàn toàn khách quan, khoa học Chỉ đứng trên lập trường đó, những người cộng sản mới giành lại được con tim, khối óc của quần chúng nhân dân lao động, giải thoát họ khỏi sự lôi kéo, mê hoặc bởi tôn giáo

Đề cập đến lập trường vô thần của Đảng, V.I Lênin đã chỉ rõ: “Đảng dân

chủ-xã hội xây dựng toàn bộ quan điểm của mình trên cơ sở chủ nghĩa chủ-xã hội khoa học, nghĩa là trên cơ sở chủ nghĩa Mác Như Mác và Ăngghen đã tuyên bố nhiều lần, cơ

Trang 6

sở triết học của chủ nghĩa Mác là chủ nghĩa duy vật biện chứng, một chủ nghĩa đã hoàn toàn hấp thụ những truyền thống lịch sử của chủ nghĩa duy vật của thế kỷ XVIII

ở Pháp và của Phơ-bách ở Đức (nửa đầu thế kỷ XIX), tức là chủ nghĩa duy vật tuyệt đối vô thần, kiên quyết thù địch với mọi tôn giáo”1

Thực chất vấn đề “kiên quyết thù địch với mọi tôn giáo” theo quan điểm của V.I Lênin là sự đối lập hoàn toàn giữa hai thế giới quan: thế giới quan duy vật của Đảng và thế giới quan duy tâm của tôn giáo, đó không phải là sự đối lập giữa những người cộng sản và các tín đồ tôn giáo Sự đối lập giữa hai thế giới quan nêu trên tất yếu dẫn đến sự đối lập giữa hệ tư tưởng vô thần khoa học và hệ tư tưởng tôn giáo, sự đối lập giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, giữa phép biện chứng và phép siêu hình, biểu hiện về mặt xã hội thì đó là cuộc đấu tranh giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản, giai cấp tư sản luôn tìm cách lợi dụng tôn giáo để chống lại giai cấp vô sản

Với quan điểm như vậy, trong tác phẩm này, V.I Lênin còn nhấn mạnh thêm

rằng: “Chủ nghĩa Mác là chủ nghĩa duy vật, Chính vì vậy mà nó cũng đối địch với tôn giáo một cách quyết liệt chẳng khác gì chủ nghĩa duy vật của nhóm Bách khoa toàn thư thế kỷ XVIII, hay chủ nghĩa duy vật của Phơ-bách Đó là điều không thể chối cãi được”1

Thông qua tác phẩm, để bảo vệ học thuyết vô thần khoa học của Đảng, V.I Lênin

đã phê phán kịch liệt thuyết tạo thần Người nêu dẫn chứng về việc Ph Ăng-ghen đã chỉ trích Phơ-bách ở chỗ, ông ta đấu tranh với tôn giáo không phải để thủ tiêu tôn giáo

mà là để đổi mới tôn giáo, để xây dựng một thứ tôn giáo mới là “tôn giáo tình yêu” Cũng với tinh thần đó, V.I Lênin phê phán thuyết tạo thần của Lu-na-tsác-xki và chỉ ra rằng, lời khẳng định “chủ nghĩa xã hội là tôn giáo” của Lu-na-tsác-xki là một hình thức quá độ từ chủ nghĩa xã hội chuyển sang tôn giáo

11 V.I Lênin, Toàn tập, tập 17, Nxb Tiến Bộ, Mát-xcơ-va 1970, tr.510.

11 V.I Lênin, Toàn tập, tập 17, Nxb Tiến Bộ, Mát-xcơ-va 1970, tr.514.

Trang 7

Bằng việc đưa ra nguyên tắc trên đây, V.I Lênin không những đã phát triển những cơ sở lý luận của thuyết vô thần mác-xít mà còn xác định rõ chính sách của Đảng dân chủ - xã hội Nga đối với tôn giáo Các đảng viên của Đảng phải luôn quán triệt, đứng vững trên lập trường vô thần trong cuộc đấu tranh với tôn giáo Mọi biểu hiện xa rời nguyên tắc này nhất định sẽ rơi vào chủ nghĩa duy tâm và bị thất bại trong cuộc đấu tranh đó

2.2 Phải nắm vững tính Đảng, tính chiến đấu trong tuyên truyền

Theo V.I Lênin, đây là một trong những nguyên tắc cơ bản mà mỗi đảng viên của Đảng dân chủ - xã hội Nga cần quán triệt và thực hiện trong cuộc đấu tranh với tôn giáo Nguyên tắc này đòi hỏi mỗi đảng viên của Đảng không chỉ kiên định về lập trường vô thần mà còn phải tuyệt đối trung thành với lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, nhận rõ bản chất phản động và kiên quyết đấu tranh với tôn giáo một cách không khoan nhượng, không thoả hiệp, không do dự Trong tác phẩm này, khi đề cập đến tính đảng, V.I Lênin chỉ rõ; luận điểm “tôn giáo là thuốc phiện đối với nhân dân” của C Mác là hòn đá tảng của toàn bộ thế giới quan

mác-xít về vấn đề tôn giáo và nhấn mạnh: “Chủ nghĩa Mác bao giờ cũng coi tôn giáo và các giáo hội, tất cả các tổ chức tôn giáo hiện có, đều là những cơ quan của thế lực phản động tư sản, dùng để bảo vệ chế độ bóc lột và đầu độc giai cấp công nhân”1

Để làm rõ nguyên tắc này, V.I Lênin nhắc lại tinh thần mà Ph Ăng-ghen đã

từng phê phán Đuy-rinh, nhà duy vật và vô thần là: “đã thiếu cương quyết giữ vững lập trường tư tưởng chủ nghĩa duy vật của mình, đã để lại kẻ hở cho tôn giáo

và triết học tôn giáo”2 và phê phán Phơ-bách là “đã đấu tranh với tôn giáo không phải nhằm mục đích tiêu diệt nó, mà là nhằm nhào nặn nó lại, chế tạo ra một thứ tôn giáo mới, “cao thượng”, v v ”3

11 V.I Lênin, Toàn tập, tập 17, Nxb Tiến Bộ, Mát-xcơ-va 1970, tr.511.

22 V.I Lênin, Toàn tập, tập 17, Nxb Tiến Bộ, Mát-xcơ-va 1970, tr.511.

33 V.I Lênin, Toàn tập, tập 17, Nxb Tiến Bộ, Mát-xcơ-va 1970, tr.511.

Trang 8

Đề cập đến những bài học đấu tranh chống tôn giáo trong phong trào xã hội chủ nghĩa, V.I Lênin đã tỏ thái độ phản đối hai kiểu xa rời các nguyên tắc của thuyết vô thần của giai cấp vô sản Người kịch liệt phê phán những kẻ

ba hoa “tả khuynh” muốn thay thế sự tuyên truyền thuyết vô thần một cách có

hệ thống và việc bảo vệ chủ nghĩa duy vật biện chứng bằng những biện pháp hành chính nhằm chống lại nhà thờ và các tín đồ Trong tác phẩm, V.I Lênin

đã luận chứng và lý giải rằng sự tuyên chiến như vậy đối với tôn giáo và việc dựa vào các đạo luật để ngăn cấm tôn giáo chỉ có thể làm cho tôn giáo được tăng cường và làm cản trở cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản mà thôi

Cũng theo V.I Lênin, thể hiện nguyên tắc tính đảng là mỗi đảng viên đều phải nhận thức sâu sắc quan điểm: Đảng dân chủ- xã hội không được tuyên chiến với tôn giáo Người dẫn chứng lại việc Ph Ăng-ghen đã nhiều lần lên án những kẻ vì muốn tỏ

ra “tả hơn” hoặc “cách mạng hơn” những người dân chủ - xã hội nên “muốn ghi vào cương lĩnh của đảng công nhân việc công khai thừa nhận chủ nghĩa vô thần theo cái nghĩa là tuyên chiến với tôn giáo” Người cũng tỏ thái độ đồng tình với quan điểm của

Ph Ăng-ghen, xem bản tuyên ngôn tuyên chiến ầm ĩ với tôn giáo vào năm 1874 của phái Blăng-ki là dại dột, vì “tuyên chiến như thế là một phương pháp tốt nhất làm kích động thêm sự quan tâm của người ta đối với tôn giáo, và làm cho tôn giáo đi đến chỗ tiêu vong thực sự một cách khó khăn hơn”.1

Khi đề cập đến tính chiến đấu của đảng viên Đảng dân chủ - xã hội Nga trong đấu tranh với tôn giáo, V.I Lênin trích dẫn lại việc Ph Ăng-ghen đã phê phán bất cứ một sự nhượng bộ nào, dù nhỏ đến mấy đi nữa của Đuy-rinh đối với chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo, được thể hiện trong tác phẩm nổi tiếng “Chống Đuy-rinh”; đồng thời, kiên quyết lên án tư tưởng cách mạng giả hiệu của Đuy rinh khi ông ta chủ trương cấm tôn giáo trong xã hội xã hội chủ nghĩa, bởi lẽ, theo Ph Ăng-ghen:

11 V.I Lênin, Toàn tập, tập 17, Nxb Tiến Bộ, Mát-xcơ-va 1970, tr.511.

Trang 9

“tuyên chiến với tôn giáo như vậy là tỏ ra “xmác hơn ngay cả bản thân Bi-xmác”, tức là phạm lại sự dại dột của cuộc đấu tranh của Bi-xmác chống các tăng lữ… Với cuộc đấu tranh đó, Bi-xmác chỉ củng cố thêm chủ nghĩa tăng lữ chiến đấu của các tín đồ Thiên chúa giáo, chỉ làm hại sự nghiệp của nền văn hoá chân chính

vì, đáng lẽ phải đặt những sự phân chia về mặt chính trị lên hàng đầu, thì Bi-xmác

đã đặt những sự phân chia về mặt tôn giáo lên hàng đầu, cho nên Bi-xmác đã làm lạc hướng một số tầng lớp trong giai cấp công nhân và trong phái dân chủ, làm cho

họ không chú ý đến những nhiệm vụ bức thiết của cuộc đấu tranh giai cấp và cách mạng, mà lại hướng vào việc chống chủ nghĩa tăng lữ là một việc hời hợt nhất và có tính chất lừa bịp theo kiểu tư sản nhất” 1

2.3 Kết hợp tuyên truyền với đấu tranh vạch rõ luận điệu xuyên tạc của các thế lực phản động

Theo quan điểm của V.I Lênin, tuyên truyền cũng là một trong những hình thức đấu tranh với tôn giáo Để đấu tranh với tôn giáo có hiệu quả nhất thiết phải kết hợp chặt chẽ tuyên truyền với đấu tranh vạch trần luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch

Tuyên truyền phải được thực hiện thường xuyên và rộng rãi trong phong trào quần chúng, làm cho quần chúng nhận thức đúng quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng dân chủ - xã hội về tôn giáo; đồng thời, thông qua tuyên truyền còn làm cho quần chúng nhận rõ âm mưu, thủ đoạn lợi dụng tôn giáo để chống phá cách mạng của các thế lực thù địch

Vạch trần luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch về vấn đề tôn giáo cũng

là một trong những hình thức đấu tranh với tôn giáo và phải được thông qua tuyên truyền, nhằm chứng minh tính cách mạng, khoa học trong quan điểm, đường lối của Đảng, phản bác có cơ sở các luận điểm sai trái của các thế lực thù địch hòng ru ngủ,

11 V.I Lênin, Toàn tập, tập 17, Nxb Tiến Bộ, Mát-xcơ-va 1970, tr.512.

Trang 10

trói buộc, làm cho quần chúng lầm đường lạc lối… để phục vụ cho âm mưu đen tối của chúng

Mục đích của tuyên truyền quan điểm của Đảng, vạch trần luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch nhằm nâng cao nhận thức mọi mặt cho quần chúng, giác ngộ quần chúng, lôi kéo quần chúng về với phong trào công nhân, xây dựng lực lượng cách mạng Chính vì thế, V.I Lênin đề ra nguyên tắc phải kết hợp chặt chẽ hai hình thức đấu tranh như đã nêu trên

Đề cập đến vấn đề này, V.I Lênin chỉ rõ và yêu cầu: “việc tuyên truyền… không phải là xuất phát từ quan điểm tầm thường…, mà là xuất phát từ quan điểm vì sự tiến bộ thật sự của cuộc đấu tranh giai cấp, trong điều kiện xã hội tư bản chủ nghĩa hiện đại, cuộc đấu tranh giai cấp ấy sẽ đưa những công nhân theo đạo Thiên chúa đến với Đảng dân chủ - xã hội và với chủ nghĩa vô thần, dẫn đến một cách trăm lần có hiệu quả hơn là chỉ giản đơn tuyên truyền về chủ nghĩa vô thần”1

Song song với vấn đề nêu trên, V.I Lênin cũng phê phán kịch liệt những sự xuyên tạc của bọn cơ hội đối với các nguyên tắc của thuyết vô thần của giai cấp vô sản, khi bọn chúng đem thay thế luận điểm của C Mác cho rằng “tôn giáo phải là công việc riêng đối với nhà nước” bằng những lời lẽ xét lại nói rằng “tôn giáo là công việc riêng đối với từng đảng viên nói riêng cũng như đối với toàn đảng nói chung” Theo V.I Lênin, một lập trường như vậy sẽ dẫn tới chỗ điều hoà với tôn giáo và nhà thờ, điều này hoàn toàn mâu thuẫn với thế giới quan mác-xít Người

viết: “Đảng của giai cấp vô sản đòi hỏi nhà nước phải tuyên bố rằng tôn giáo là một việc của tư nhân, nhưng nhưng thế hoàn toàn không có nghĩa là đảng coi vấn

đề đấu tranh chống thứ thuốc phiện đối với nhân dân, đấu tranh chống các mê tín tôn giáo, v v là một “việc của tư nhân” đâu Bọn cơ hội chủ nghĩa xuyên tạc vấn

11 V.I Lênin, Toàn tập, tập 17, Nxb Tiến Bộ, Mát-xcơ-va 1970, tr.518.

Ngày đăng: 30/03/2021, 23:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w