A. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Đảng Cộng sản Việt Nam, trải qua 80 năm lãnh đạo cách mạng Việt Nam đã kiên trì thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đảm bảo cho nhân dân lao động có quyền làm chủ, quyền được hưởng tự do và hạnh phúc. Vì vậy, vấn đề xây dựng, thực hiện, phát huy dân chủ và đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân là một trong những vấn đề quan trọng nhất của cách mạng nước ta. Đảng lãnh đạo cuộc đấu tranh gian khổ với bao hy sinh cũng chính là để đưa nhân dân lên địa vị làm chủ xã hội. Sau khi đất nước giành được độc lập từ tay thực dân Pháp và phát xít Nhật, thoát khỏi ách phong kiến tập quyền, chúng ta đã khẳng định chủ quyền nhà nước thuộc về nhân dân. Hiến pháp năm 1946 là bản Hiến pháp đầu tiên ở nước ta, khẳng định chủ quyền nhà nước thuộc về nhân dân. Điều 1, Hiến pháp 1946 ghi rằng tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân. Thế nhưng, cho đến nay nhân dân ta còn chưa thực sự làm chủ quyền bính của mình. Nhân dân có chủ quyền về Nhà nước nhưng thực hiện quyền đó như thế nào lại phụ thuộc vào phương thức thực thi quyền lực Nhà nước. Phương thức đó bao gồm: Phương thức tổ chức vận hành của Nhà nước, của hệ thống chính trị, phương thức tổ chức và thực hành dân chủ của nhân dân. HTCT của nước ta hiện nay là hệ thống chỉ có một đảng duy nhất cầm quyềnĐảng Cộng sản Việt Nam. Bên cạnh nhiều thuận lợi là cơ bản, việc phát huy dân chủ trong điều kiện một đảng duy nhất cầm quyền cũng có những khó khăn nhất định. Trong quá trình đổi mới ở nước ta thực hiện dân chủ, phát huy quyền làm chủ của nhân dân được Đảng ta xác định vừa là mục tiêu vừa là động lực của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân. Nhà nước là đại diện quyền làm chủ của nhân dân, đồng thời là người tổ chức thực hiện đường lối chính trị của Đảng. Mọi đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đều phải phản ánh lợi ích của đại đa số nhân dân. Nhân dân không chỉ có quyền mà còn có trách nhiệm tham gia hoạch định và thi hành các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Đảng ta luôn luôn dựa vào dân. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân là nguồn sức mạnh và sự sáng tạo để Đảng ta vượt qua muôn vàn thử thách, giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác. Từ đó, việc dựa và dân, phát huy dân chủ được Đảng ta chú trọng và tổng kết thành bài học kinh nghiệm quý báu có giá trị lí luận và thực tiễn vô cùng sâu sắc có thể áp dụng phổ biến mọi nơi, mọi lúc trong tiến trình cách mạng nước nhà. Dân chủ đã trở thành tư tưởng xuyên suốt trong các văn kiện của Đảng, luật pháp của Nhà nước ta và các chính sách phát triển. Tuy nhiên, chúng ta cũng thẳng thắn nhìn nhận những khuyết điểm của mình. Những “điểm nóng” diễn ra trong thời kì vừa qua (điển hình là những vụ việc diễn ra ở Thái Bình thời kì 19961998) lại liên quan nhiều đến “bài học vi phạm dân chủ” với các mức độ khác nhau ở cơ sở; đồng thời, ở đó các thế lực phản động ở bên ngoài lại luôn giương cao ngọn cờ “dân chủ”, “nhân quyền”, kích động tâm lí nhẹ dạ và tâm lí bực bội nào đó ở một số người dân. Phát huy dân chủ và thực hiện dân chủ không chỉ góp phần củng cố, kiện toàn tổ chức đảng, chính quyền, các đoàn thể nhân dân ở cơ sở, không chỉ là giải pháp hạn chế sự tha hóa về quyền lực, chống lại tệ quan liêu, tham nhũng trong bộ máy Nhà nước mà nó còn khơi dậy sức mạnh tiềm tàng của quần chúng lao động, phát huy mọi tiềm năng, trí tuệ của toàn thể nhân dân trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Chúng ta đang tiến hành xây dựng và từng bước hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đời sống mọi mặt của của người dân được nâng lên, thì vấn đề dân chủ và thực hiện dân chủ ngày càng có ý nghĩa to lớn trong đời sống xã hội. Do vậy, việc tìm hiểu vấn đề Đảng lãnh đạo xây dựng và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay nhằm nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng đối với việc thực hiện và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tạo niềm tin trong lòng quần chúng với Đảng, vừa có tính thời sự cấp bách vừa có tính cơ bản, lâu dài. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trang 1ĐảNG CộNG SảN VIệT NAM LãNH ĐạO XÂY DựNG Và PHáT HUY DÂN CHủ Xã HộI
CHủ NGHĩA (1996 - 2009)
Khoá luận tốt nghiệp đại học
Mã số : 08.11.01 Chuyên ngành : LịCH Sử ĐảNG
Cần thơ - 2015
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
Trang 2HĐNQ : Hội đồng nhân quyền
Trang 3Môc lôc
A MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Tình hình nghiên cứu đề tài 3
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 4
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4
5 Phương pháp nghiên cứu 4
6 Đóng góp khoa học của đề tài 5
7 Kết cấu khóa luận 5
B NỘI DUNG 6
CHƯƠNG 1: DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA-MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 6
1.1 Dân chủ 6
1.1.1 Dân chủ tư sản .7
1.1.2 Dân chủ xã hội chủ nghĩa 8
1.2 Chủ nghĩa Mác- Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ xã hội chủ nghĩa
10 1 2.1 Chủ nghĩa Mác-Lênin về dân chủ 10
1.2.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ 13
1.3 Sự cần thiết xây dựng và phát huy dân chủ trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa-hiện đại hóa 16
1.3.1 Thực trạng xây dựng và phát huy dân chủ ở nước ta trước 1996 16
1.3.2 Xây dựng và phát huy dân chủ là yêu cầu khách quan, đòi hỏi cấp bách của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước .29
CHƯƠNG 2: ĐẢNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG VÀ PHÁT HUY DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA (1996-2009) 34
2.1 Chủ trương của Đảng cộng sản Việt Nam về xây dựng và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa (1996-2009) 34
2.1.1 Quan điểm của Đảng về xây dựng và phát huy dân chủ 34
2.1.2 Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về quyền con người 39
2.2 Thực trạng xây dựng và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa (1996-2009)
41
2.2.1 Những thành tựu cơ bản trong việc đảm bảo và thúc đẩy quyền con người,
Trang 4phát huy nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 41
2.2.2 Những hạn chế trong việc xây dựng và phát huy dân chủ, đảm bảo và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam 54
2.2.3 Nguyên nhân của những hạn chế 57
2.3 Một số kinh nghiệm, kiến nghị 58
2.3.1 Một số kinh nghiệm 58
2.3.2 Một số kiến nghị 62
C KẾT LUẬN 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO 67
Trang 5A MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Đảng Cộng sản Việt Nam, trải qua 80 năm lãnh đạo cách mạng ViệtNam đã kiên trì thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đảmbảo cho nhân dân lao động có quyền làm chủ, quyền được hưởng tự do vàhạnh phúc Vì vậy, vấn đề xây dựng, thực hiện, phát huy dân chủ và đảm bảoquyền làm chủ của nhân dân là một trong những vấn đề quan trọng nhất củacách mạng nước ta
Đảng lãnh đạo cuộc đấu tranh gian khổ với bao hy sinh cũng chính là
để đưa nhân dân lên địa vị làm chủ xã hội Sau khi đất nước giành được độclập từ tay thực dân Pháp và phát xít Nhật, thoát khỏi ách phong kiến tậpquyền, chúng ta đã khẳng định chủ quyền nhà nước thuộc về nhân dân Hiếnpháp năm 1946 là bản Hiến pháp đầu tiên ở nước ta, khẳng định chủ quyềnnhà nước thuộc về nhân dân
Điều 1, Hiến pháp 1946 ghi rằng tất cả quyền bính trong nước là củatoàn thể nhân dân Thế nhưng, cho đến nay nhân dân ta còn chưa thực sự làmchủ quyền bính của mình Nhân dân có chủ quyền về Nhà nước nhưng thựchiện quyền đó như thế nào lại phụ thuộc vào phương thức thực thi quyền lựcNhà nước Phương thức đó bao gồm: Phương thức tổ chức vận hành của Nhànước, của hệ thống chính trị, phương thức tổ chức và thực hành dân chủ củanhân dân HTCT của nước ta hiện nay là hệ thống chỉ có một đảng duy nhấtcầm quyền-Đảng Cộng sản Việt Nam Bên cạnh nhiều thuận lợi là cơ bản,việc phát huy dân chủ trong điều kiện một đảng duy nhất cầm quyền cũng cónhững khó khăn nhất định
Trong quá trình đổi mới ở nước ta thực hiện dân chủ, phát huy quyềnlàm chủ của nhân dân được Đảng ta xác định vừa là mục tiêu vừa là động lựccủa công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thể hiện mối quan hệgắn bó giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân Nhà nước là đại diện quyền làm
Trang 6chủ của nhân dân, đồng thời là người tổ chức thực hiện đường lối chính trịcủa Đảng Mọi đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nướcđều phải phản ánh lợi ích của đại đa số nhân dân Nhân dân không chỉ cóquyền mà còn có trách nhiệm tham gia hoạch định và thi hành các chủ trương,chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước Đảng ta luôn luôn dựa vàodân Phát huy quyền làm chủ của nhân dân là nguồn sức mạnh và sự sáng tạo
để Đảng ta vượt qua muôn vàn thử thách, giành hết thắng lợi này đến thắnglợi khác Từ đó, việc dựa và dân, phát huy dân chủ được Đảng ta chú trọng vàtổng kết thành bài học kinh nghiệm quý báu có giá trị lí luận và thực tiễn vôcùng sâu sắc có thể áp dụng phổ biến mọi nơi, mọi lúc trong tiến trình cáchmạng nước nhà Dân chủ đã trở thành tư tưởng xuyên suốt trong các văn kiệncủa Đảng, luật pháp của Nhà nước ta và các chính sách phát triển Tuy nhiên,chúng ta cũng thẳng thắn nhìn nhận những khuyết điểm của mình Những
“điểm nóng” diễn ra trong thời kì vừa qua (điển hình là những vụ việc diễn ra
ở Thái Bình thời kì 1996-1998) lại liên quan nhiều đến “bài học vi phạm dânchủ” với các mức độ khác nhau ở cơ sở; đồng thời, ở đó các thế lực phảnđộng ở bên ngoài lại luôn giương cao ngọn cờ “dân chủ”, “nhân quyền”, kíchđộng tâm lí nhẹ dạ và tâm lí bực bội nào đó ở một số người dân
Phát huy dân chủ và thực hiện dân chủ không chỉ góp phần củng cố,kiện toàn tổ chức đảng, chính quyền, các đoàn thể nhân dân ở cơ sở, khôngchỉ là giải pháp hạn chế sự tha hóa về quyền lực, chống lại tệ quan liêu, thamnhũng trong bộ máy Nhà nước mà nó còn khơi dậy sức mạnh tiềm tàng củaquần chúng lao động, phát huy mọi tiềm năng, trí tuệ của toàn thể nhân dântrong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
Chúng ta đang tiến hành xây dựng và từng bước hoàn thiện Nhà nướcpháp quyền xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đạihóa đất nước, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đời sống mọimặt của của người dân được nâng lên, thì vấn đề dân chủ và thực hiện dânchủ ngày càng có ý nghĩa to lớn trong đời sống xã hội
Trang 7Do vậy, việc tìm hiểu vấn đề Đảng lãnh đạo xây dựng và phát huy dânchủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay nhằm nâng cao vai trò lãnh đạo củaĐảng đối với việc thực hiện và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tạoniềm tin trong lòng quần chúng với Đảng, vừa có tính thời sự cấp bách vừa cótính cơ bản, lâu dài.
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề dân chủ đã thu hút sự chú ý của các nhà lãnh đạo, các nhà khoahọc trong giới lí luận ở nước ta, những vấn đề có liên quan đến dân chủ,quyền làm chủ của nhân dân trong thời kì đổi mới đã được nhiều tác giả quantâm nghiên cứu Có một số công trình tiêu biểu đã được công bố như:
- “Dân chủ trong thời kì quá độ lên CNXH ở Việt Nam”-Hoàng ChíBảo-Thông tin lí luận, số 7-1989
- Dân chủ và dân chủ ở cơ sở nông thôn trong tiến trình đổi GS.TS Hoàng Chí Bảo, Nxb Chính trị QGHN, 2007
mới Dân chủ hóa và phát huy nội lựcmới TS Hồ Bá Thâm, Nxb PhươngĐông, 2007
- Dân chủ với phát triển cộng đồng-PGS.TS Trần Quang Nhiếp, Nxb.Công an nhân dân, 2006
- “Phát huy dân chủ trong điều kiện một đảng cầm quyền” GS.TS.Phạm Ngọc Quang, những vấn đề lí luận và thực tiễn mới đặt ra trong tìnhhình hiện nay, hội đồng lí luận Trung ương, Nxb Chính trị QGHN, 2008
- Quy chế thực hiện dân chủ ở cấp xã, một số vấn đề lí luận và thựctiễn, Nxb Chính trị QGHN, 2000
Các đề tài nói trên trong một chừng mực nhất định đã đề cập đếnquyền lực của nhân dân, vai trò của các tổ chức trong việc thực hiện quy chếdân chủ Song cho đến nay vấn đề Đảng lãnh đạo xây dựng và phát huy dânchủ xã hội chủ nghĩa chưa được nghiên cứu chuyên sâu và hệ thống vấn đề.Dưới góc độ lịch sử Đảng, công trình khóa luận là cố gắng bước đầu của tácgiả nhằm góp phần vào nghiên cứu đề tài
Trang 8- Khóa luận góp phần làm rõ thêm bản chất, nội dung dân chủ xã hộichủ nghĩa và ý nghĩa của sự phát huy dân chủ trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta.
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích:
Khóa luận góp phần làm rõ vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam đốivới việc xây dựng và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn(1996- 2009) Từ đó đề xuất những kiến nghị cơ bản nhằm tiếp tục xây dựng
và phát huy dân chủ ở nước ta
- Nhiệm vụ
Để đạt mục đích trên, khóa luận sẽ tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau:
- Luận chứng về vai trò của Đảng cộng sản Việt Nam trong việc xâydựng và phát huy dân chủ ở nước ta hiện nay
- Tìm hiểu, đánh giá thực trạng thực hiện dân chủ trong giai đoạn 1996-2009
- Rút ra một số kinh nghiệm và đề xuất một số kiến nghị nhằm xâydựng và phát huy dân chủ trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đạihóa đất nước
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Dựa trên những vấn đề chung về lí luận và thực tiễn hoạt động củaĐảng Cộng sản Việt Nam, tác giả tập trung nghiên cứu về mối quan hệ giữaĐảng Cộng sản Việt Nam và việc xây dựng và phát huy dân chủ xã hội chủnghĩa
- Từ thực tiễn đổi mới và yêu cầu đổi mới đặt ra hiện nay của đất nước,tác giả tìm hiểu thực trạng việc xây dựng và phát huy dân chủ xã hội chủnghĩa (1996-2009), qua đó rút ra những kinh nghiệm và những kiến nghịnhằm xây dựng và phát huy dân chủ trong giai đoạn cách mạng mới ở nước ta
5 Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên phương pháp luận Mác xít, tác giả sử dụng phương pháp
Trang 9logich-lịch sử, phân tích, tổng hợp để triển khai đề tài.
6 Đóng góp khoa học của đề tài
- Khóa luận góp một phần nhỏ làm rõ thêm bản chất, nội dung dân chủ
xã hội chủ nghĩa và ý nghĩa của việc xây dựng phát huy dân chủ trong sựnghiệp đổi mới ở nước ta
- Khóa luận bước đầu tập hợp, sắp xếp, hệ thống các tài liệu liên quanđến vấn đề xây dựng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân
7 Kết cấu khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khóa luậngồm hai chương :
Chương 1: Dân chủ xã hội chủ nghĩa-một số vấn đề lí luận và thực tiễn Chương 2: Đảng lãnh đạo xây dựng và phát huy dân chủ xã hội chủnghĩa (1996-2009)
Trang 10tế, dân chủ biểu hiện ra ở tính đa dạng của các hình thái lịch sử, với sự phongphú của nội dung, bao trùm lên mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống conngười Xuất phát từ một từ Hy Lạp cổ đại-Democratos (Demos là nhân dân,Cratos là quyền lực), “Dân chủ” có nghĩa là “quyền lực nhân dân” hay là
“quyền lực của nhân dân” “Quyền lực” này bao quát một phạm vi rất rộng.Dân chủ có nghĩa là “toàn bộ quyền lực thuộc về nhân dân”
Trong quan niệm dân chủ của Hy Lạp cổ đại thì nhân dân hay dânchúng chỉ bao gồm những công dân hay dân tự do, trong đó không có nhữngngười nô lệ và những người con trai vị thành niên Dẫu rằng thành bang Atenđược coi là dân chủ nhất, thì dân chúng vẫn là thiểu số, là ít ỏi trong cộngđồng dân cư Thậm chí nhân dân lao động chỉ là nô lệ
Thuật ngữ dân chủ với nội dung cơ bản là dân chúng nắm chính quyềnchỉ còn là thuật ngữ lịch sử trong thời Trung đại dưới chế độ phong kiến quânchủ chuyên chế Cho đến thế kỉ XVII với sự phát triển của các thành phố, cáctrung tâm kinh tế công thương nghiệp lớn, sự hình thành các quốc gia dân tộc,sau cách mạng tư sản Anh, đặc biệt là cách mạng Mỹ, người ta lại quay lạithuật ngữ dân chủ và lần này khái niệm dân chúng được mở rộng từ dân tự dotới tất cả các công dân trong từng quốc gia
Nhà nước và dân chủ là hai đối tượng gắn bó với nhau khi xem xét mộtchế độ dân chủ Tuy nhiên chúng có sự độc lập tương đối Lịch sử đã chứng
Trang 11minh rằng đã có thời kì dài nhà nước tồn tại trong sự thiếu vắng dân chủ Điểnhình như giai đoạn phong kiến Trung cổ ở Tây Âu hay giai đoạn phong kiếntâp quyền ở châu Á Thực tế ấy cho thấy xuyên suốt chiều dài lịch sử của xãhội có giai cấp, nhà nước và nhân dân vẫn luôn tồn tại; song dân chủ khôngphải lúc nào cũng hiện diện cùng với hai chủ thể trên.
Xem xét toàn bộ sự hình thành và phát triển của dân chủ nói chung vàchế độ dân chủ nói riêng cho thấy, để có dân chủ thì nhân dân phải là chủ thểcủa quyền lực Nếu sự tương tác diễn ra theo chiều ngược lại thì sẽ xuất hiệnmặt đối lập của dân chủ là chuyên chế
Trong chế độ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân
là mặt bản chất chủ yếu, chuyên chính với các thế lực thù địch là công cụ,phương tiện bảo vệ và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động Vì vậydân chủ đã trở thành mục tiêu và nguyên tắc của mọi hoạt động xã hội, màgiai cấp công nhân và chính đảng tiền phong của nó phải quán triệt và chỉ đạothực hiện nhằm hiện thực hóa quyền làm chủ của nhân dân vào cuộc sống
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, dân chủ được hiểu là: “hình thức tổchức thiết chế chính trị của xã hội dựa trên việc thừa nhận nhân dân là nguồngốc của quyền lực, thừa nhận nguyên tắc bình đẳng và tự do Dân chủ cũngđược vận dụng vào tổ chức và hoạt động của những tổ chức và thiết chế chínhtrị nhất định.”1
Dân chủ nói chung là quyền quyết định thuộc về đa số, nhưng đa sốcũng có trách nhiệm với thiểu số, cộng đồng đối với cá nhân Dân chủ làchính quyền thuộc về nhân dân, gần dân, do dân và vì dân Dân chủ là quyền
tự do cá nhân trong phát triển, làm ăn, học tập, đấu tranh mà pháp luậtkhông cấm và pháp luật phải bảo vệ các quyền công dân, công dân có quyền
và nghĩa vụ kèm theo
1.1.1 Dân chủ tư sản
Cơ sở kinh tế của nền dân chủ tư sản dựa vào chế độ chiếm hữu tư nhân
1 Hội đồng quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam (1995), Từ điển Bách khoa Việt Nam,
Trung tâm biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam-Hà Nội, tr.653.
Trang 12tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất Do chiếm hữu tư liệu sản xuất chủ yếucủa xã hội, giai cấp tư sản trở thành giai cấp thống trị xã hội về kinh tế; và do
đó, nó thống trị xã hội cả về chính trị, tư tưởng
Về một phương diện nào đó, giai cấp tư sản sử dụng dân chủ như làmột công cụ, một hình thức thống trị xã hội mang tính hai mặt của giai cấp tưsản Một mặt, giai cấp tư sản soạn thảo ra Hiến pháp, thành lập nghị viện vàcác cơ quan đại diện khác, ban hành quyền phổ thông đầu phiếu (do áp lựccủa nhân dân) và các quyền ''tự do'' chính trị mang tính hình thức; nhưng mặtkhác, giai cấp tư sản lại dùng mọi thủ đoạn để ngăn cản, bằng mọi cách khôngcho đông đảo quần chúng được hưởng đầy đủ những quyền lợi đó và khôngđược sử dụng các cơ quan đại diện do chính quần chúng đã bầu ra
V.I Lê-nin cũng chỉ ra rằng: trong thời đại đế quốc chủ nghĩa, chế độdân chủ trong nhà nước tư sản đã chuyển sang một chế độ phản động chínhtrị Thực tế hiện nay có hai hình thức dân chủ đối lập nhau là: dân chủ tư sản,
là thứ dân chủ giả hiệu, bị cắt xén, và dân chủ vô sản
1.1.2 Dân chủ xã hội chủ nghĩa.
Dân chủ xã hội chủ nghĩa, dân chủ vô sản, dân chủ nhân dân, là nhữngkhái niệm đồng nghĩa, phản ánh cùng một nội dung, cùng một bản chất Đó làchế độ dân chủ của nhân dân do giai cấp công nhân mà đội tiên phong của nó
là Đảng Cộng sản lãnh đạo, dựa trên cơ sở liên minh giai cấp công nhân, giaicấp nông dân và tầng lớp trí thức Tùy theo hoàn cảnh của mỗi quốc gia, dântộc và do nội dung của cuộc cách mạng ở những giai đoạn cụ thể mà vận dụngnhững tư tưởng trên cho phù hợp
Dân chủ vô sản là dân chủ thực sự đối với đa số nhân dân, đối với đôngđảo quần chúng lao động, là một hình thức dân chủ mới Mục đích cao nhấtcủa chế độ dân chủ vô sản, là đấu tranh giải phóng con người và toàn thể loàingười, xây dựng một xã hội không có giai cấp, không có áp bức bóc lột, mọingười đều bình đẳng và tự do của mỗi người là cơ sở tự do của mọi người
Cơ sở kinh tế của nền dân chủ vô sản là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất
Trang 13Đó là điểm căn bản và là cơ sở để phân định sự khác nhau về bản chất củanền dân chủ vô sản với nền dân chủ tư sản.
Ở nước ta, tiếp cận dân chủ ở hai nguyên tắc cốt yếu là: dân chủ gắnvới phát triển và quan hệ giữa dân chủ với chủ nghĩa xã hội Lý tưởng phấnđấu của Hồ Chí Minh, của Đảng và chúng ta là xây dựng nền dân chủ xã hộichủ nghĩa, hình thức cao nhất của của dân chủ đương đại ở Việt Nam Nó sẽphát huy triệt để những ưu điểm, tích cực và khắc phục, loại bỏ tiêu cực,khuyết điểm của các chế độ dân chủ trước nó, nhất là dân chủ tư sản Giữadân chủ xã hội chủ nghĩa và dân chủ tư sản khác nhau về bản chất giai cấpnhưng các biểu hiện quyền tự do dân chủ về con người tương tự nhau, như HồChí Minh khẳng định đó là: “quyền được sống, quyền tự do và quyền mưucầu hạnh phúc” và con người “phải luôn luôn được tự do bình đẳng về quyềnlợi” “Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “Dân chủ xã hội chủ nghĩa là dânchủ của đại đa số nhân dân, gắn với công bằng xã hội, chống áp bức bất công,được thực hiện trong thực tế trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, vănhóa, xã hội, được thể chế hóa bằng pháp luật và được pháp luật bảo đảm.Đảng Cộng sản Việt Nam là người lãnh đạo nền dân chủ đó”2 Dân chủ xã hộichủ nghĩa mang trong bản thân nó bản chất tốt đẹp, nó tạo những điều kiện tốtcho con người có tự do, bình đẳng, có nhân cách độc lập Tuy nhiên, có lúcngười ta đã nhân danh chủ nghĩa tập thể, nhân danh cộng đồng, đại diệnquyền lợi chung để lạm quyền, chuyên quyền, đè bẹp tự do cá nhân Đây làmặt rất cần chú ý Nếu chúng ta không phòng ngừa chu đáo, thì sẽ dẫn đếnnguy cơ mất dân chủ, vi phạm quyền tự do, dân chủ cơ bản của nhân dân,cuối cùng đi đến kết cục sụp đổ như chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông
Âu trước đây
Chủ nghĩa xã hội hiện thực, tuy hiện đang gặp khó khăn trên con đườngphát triển, nhưng nó vẫn có sức thu hút mạnh mẽ đối với con người Vì nó thể
2 Hội đồng quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam (1995), Từ điển Bách khoa Việt Nam,
Trung tâm biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam, Hà Nội, tr 653.
Trang 14hiện một xu hướng phát triển khách quan, phản ánh ước mơ của con người làvươn đến tự do, là sự khẳng định và xây dựng vị thế làm chủ của con ngườiđối với thế giới (tự nhiên, xã hội) Chính vì vậy, dân chủ xã hội chủ nghĩa làmục đích, đồng thời là điều kiện để con người chiếm lĩnh cái tất yếu, sáng tạo
và cải tạo xã hội để đi tới tự do Không phải ngẫu nhiên mà Hồ Chí Minh vàĐảng ta có niềm tin tuyệt đối: nhân loại nhất định đi tới chủ nghĩa xã hội,không gì ngăn cản nổi
1.2 Chủ nghĩa Mác- Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ xã hội chủ nghĩa
1.2.1 Chủ nghĩa Mác-Lênin về dân chủ
C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin, đều nhận thức sâu sắc vai trò của nhândân trong tiến trình lịch sử và cho rằng một nền dân chủ thực sự phải gắn với
sự nghiệp của nhân dân Nhân dân trong quan niệm của các ông là “tuyệt đại
đa số nhân dân” và “dân chủ là sự thống trị của đa số” “Chủ nghĩa xã hội chỉ
có thể xây dựng được khi quần chúng đông đảo gấp 10, gấp 100 lần trước khi
tự bắt tay vào việc xây dựng nhà nước và một đời sống kinh tế mới”3 “Mộtnước mạnh là nhờ sự giác ngộ của quần chúng Nước mạnh là khi nào quầnchúng biết rõ tất cả mọi cái, quần chúng có thể phán đoán về mọi cái và đivào hành động một cách có ý thức”4
Khi viết tác phẩm Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và nhànước, Ph.Ăngghen đã bàn về vấn đề dân chủ của chế độ thị tộc, trong đó, ông
đã trích lại lời của Moócgan: “Toàn thể các thành viên của thị tộc đều lànhững người tự do, có nghĩa vụ bảo vệ tự do cho nhau, họ đều có nhữngquyền cá nhân ngang nhau-cả tù trưởng lẫn thủ lĩnh quân sự đều không đòihỏi những đặc quyền ưu tiên nào cả; họ kết thành một tập thể thân ái, gắn bóvới nhau bởi những quan hệ dòng máu Tự do, bình đẳng, bác ái, tuy chưa baogiờ được nêu thành công thức nhưng vẫn là những nguyên tắc cơ bản của thị
3 V.I.Lênin (1978), Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, t.37, tr 523.
4 V.I.Lênin (1978), Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, t.45, tr 23
Trang 15tộc.”5 Như vậy, mặc dù những giá trị dân chủ đã có mặt gần hết trong đờisống của chế độ thị tộc, song không vì thế mà có thể khẳng định rằng: Chế độdân chủ đã tồn tại ở trạng thái xã hội nguyên thủy Điều này, Ăngghen đãgiải thích rất rõ: hội nghị thị tộc đã sử dụng cụm từ dân chủ nhưng chủ yếu
để cho người đọc sau này hình dung được về cơ chế và hoạt động của hộinghị thị tộc lúc đó
Luận điểm trên của Ph.Ăngghen đã được V.I.Lênin khẳng định khinghiên cứu về vấn đề dân chủ, nhất là mối quan hệ giữa dân chủ với nhànước: “trong những nhận định thông thường về nhà nước, người ta luôn luônphạm một sai lầm mà Ph.Ăngghen đã căn dặn phải đề phòng … Sai lầm ấy là:người ta luôn luôn quên rằng thủ tiêu chế độ dân chủ và nhà nước tiêu vongcũng là chế độ dân chủ tiêu vong”6
Lênin khẳng định trong xã hội có giai cấp, không có một nền “dân chủchung chung”, “dân chủ thuần túy” Dân chủ bao giờ cũng có tính giai cấp,phản ánh lợi ích giai cấp Người cho rằng khi xây dựng nền dân chủ xã hộichủ nghĩa phải luôn luôn đặt câu hỏi: dân chủ cho ai và cho cái gì? tự do đốivới ai, vì ai và vì cái gì? Lênin nhấn mạnh bản chất giai cấp của dân chủ ngay
cả khi dân chủ hàm chứa nội dung về tự do, bình đẳng
Chủ nghĩa Mác-Lênin đánh giá về chế độ dân chủ tư sản coi đó là mộttiến bộ lớn về mặt lịch sử so với chế độ quân chủ chuyên chế và khẳng định
“phải lợi dụng chế độ dân chủ tư sản” Quan điểm này nhắc nhở chúng ta khixem xét dân chủ không chỉ căn cứ vào tính giai cấp mà còn phải đứng trênquan điểm lịch sử và phải có thái độ biện chứng, khoa học đối với nhữngthành tựu dân chủ với tính cách là những giá trị liên tục
Chủ nghĩa Mác-Lênin đánh giá cao tính ưu việt của dân chủ xã hội chủnghĩa Chế độ dân chủ vô sản so với bất kì chế độ dân chủ tư sản nào cũng
“dân chủ hơn gấp triệu lần” Xét về mặt lôgic, chủ nghĩa xã hội và nền dân
5 C.Mác và Ph.Ăgghen (1995) Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, t.21, tr 130.
6 V.I.Lênin (1981) Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, t.33, tr 101.
Trang 16chủ xã hội chủ nghĩa là sự thay thế hợp quy luật, có trình độ và chất lượngcao hơn chủ nghĩa tư bản và nền dân chủ tư sản Nhưng về mặt thực tiễn lịch
sử thì chủ nghĩa xã hội và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa chưa ở trình độ thuầnthục, còn đang trong quá trình hình thành và phát triển để trở thành một hiệnthực phổ biến
Lênin cho rằng cần phải “phát triển dân chủ đến cùng, tìm ra nhữnghình thức của sự phát triển ấy trong thực tiễn”7
Trong nghiên cứu nền văn minh nhân loại, C.Mác và Ph.Ăngghen đãđưa ra những phân tích khoa học mang tính duy vật lịch sử Hai ông cho rằng,cùng với sự phát triển của sức sản xuất và văn hóa, loài người từ ngu muội, dãman đã dần hướng tới văn minh Mọi thành quả văn minh do con người sángtạo ra đều thuộc về toàn thể nhân loại Dân chủ, pháp chế, tự do, bác ái, nhânquyền không phải là sở hữu riêng của nghĩa tư bản mà là thành quả vănminh của toàn thế giới được hình thành trong quá trình lịch sử lâu đời, cũng làquan niệm giá trị mà loài người theo đuổi
Từ việc nắm vững và phân tích thực tế lịch sử đã diễn ra trong sự pháttriển dân chủ của nhân loại, Chủ nghĩa Mác-Lênin đã khẳng định chế độ dânchủ XHCN là sự thay thế lịch sử đối với chế độ dân chủ tư sản, là nấc thangmới trên chặng đường phát triển của xã hội loài người Với nền dân chủXHCN, nhân dân thực sự được giải phóng, thực sự là người chủ xã hội và làmchủ mọi quyền lực trong xã hội Chỉ có trong chế độ dân chủ vô sản, quyềnlàm chủ của nhân dân mới được phát huy mạnh mẽ Lênin khẳng định: “Dướichế độ xã hội chủ nghĩa, nhiều mặt của chế độ dân chủ nguyên thủy tất nhiên
sẽ sống lại, vì lần đầu tiên trong lịch sử những xã hội văn minh, quần chúngnhân dân vươn lên tham gia một cách độc lập không những vào việc bầu cử
và tuyển cử, mà cả vào việc quản lý hàng ngày nữa” Chủ nghĩa Mác-Lêninchỉ rõ: bản chất chính trị của nền dân chủ XHCN là sự lãnh đạo chính trị củagiai cấp công nhân thông qua đảng của nó đối với toàn xã hội, nhưng không
7 V.I Lênin (1976), Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, t.33, tr 97.
Trang 17phải chỉ để thực hiện quyền lực và lợi ích riêng cho giai cấp công nhân, màchủ yếu là để thực hiện quyền lực và lợi ích cho toàn thể nhân dân, trong đó
có giai cấp công nhân
1.2.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ
Hồ Chí Minh không có một tác phẩm chuyên khảo nào bàn sâu về dânchủ Song trong các tác phẩm của Người thuật ngữ dân chủ được dùng trên1.600 lần với những ý nghĩa không hoàn toàn giống nhau, tùy theo hướng tiếpcận và phát triển tư duy của Người
Vậy quan niệm của Hồ Chí Minh về dân chủ như thế nào?
Theo Người, dân chủ là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, là mụctiêu và động lực của phát triển xã hội; dân chủ là dân là chủ và dân làm chủ;thực hành dân chủ là chìa khóa vạn năng có thể giải quyết mọi khó khăn đểgiành thắng lợi
Hồ Chí Minh đặt câu hỏi trước hàng vạn quần chúng: “dân chủ là thếnào” và Người tự trả lời: “là dân làm chủ”8 Như vậy, theo Hồ Chí Minh thìdân chủ là dân làm chủ khi nhân dân Việt Nam đã là chủ đất nước của mình,nghĩa là dân chủ là dân là chủ và dân làm chủ Chỉ khi vị trí là chủ của nhândân được xác định, thì vai trò làm chủ của dân mới được xác lập, tức là dânchủ phải thể hiện bằng hoạt động thực tiễn Trong thực tế không phải không
có trường hợp người dân được quyền làm chủ đất nước, là chủ nhà nướcnhưng không biết phải làm chủ thế nào, thậm chí không được làm chủ Ngay
ở nước Pháp, nước Mỹ những “cái nôi” của cách mạng dân chủ tư sản thì
“Tiếng là cộng hòa và dân chủ, kì thực trong thì nó tước lục công nông, ngoàithì nó áp bức thuộc địa Cách mệnh đã 4 lần rồi, mà nay công nông Pháp hẵngcòn phải mưu cách mệnh lần nữa mới hòng thoát khỏi vòng áp bức”9 Chính
vì vậy, Hồ Chí Minh quyết tâm “nước ta phải đi đến dân chủ thực sự”10 nghĩa
là “bao nhiêu quyền hạn đều của dân”11, “làm sao cho nhân dân biết hưởng
8 Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, t.8, tr.375.
9 Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, Sđd, t.2, tr.274.
10 Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, Sđd, t.7, tr.25.
11 Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, Sđd, t.5, tr.698.
Trang 18quyền dân chủ, biết dùng quyền dân chủ của mình, dám nói, dám làm”12
Quan niệm của Hồ Chí Minh về dân chủ là dân làm chủ là một địnhnghĩa dân chủ cô đọng, súc tích, vừa khoa học, hiện đại vừa kế thừa và pháttriển những hiểu biết của nhân loại về dân chủ, phản ánh đúng thực chất dânchủ của thời đương đại
Quan niệm và thái độ đối với dân là một tiêu chí cơ bản để đánh giá giátrị của một học thuyết dân chủ Cái đặc sắc, cái đã đưa tư tưởng dân chủ của
Hồ Chí Minh vượt lên trên tư tưởng dân chủ của các nhà Nho duy tân cùngthời, mang tầm thời đại, chính ở quan điểm dân vừa là chủ vừa làm chủ
Hồ Chí Minh cũng nói dân là quý, dân là gốc, dân là chủ, như cách nóicủa nhà Nho duy tân Việt Nam Cách nói theo kiểu duy danh định nghĩa này
nó phù hợp với trình độ dân trí người Việt Nam, của cư dân nông nghiệp Nóidân chủ tức là dân là chủ, người dân dễ hiểu, dễ hình dung
Theo Người, dân không chỉ là gốc mà Đảng và Nhà nước phải lấy dânlàm gốc Bởi vì, dân là gốc của nước mang tính khách quan, tính quy luật,không có dân làm gì có nước, dù người cầm quyền có muốn hay không dânvẫn là gốc của nước Do vậy, người lãnh đạo dân, quản lí xã hội muốn đúngđắn và thành công phải biết vận dụng đúng cái khách quan đó, nghĩa là phảilấy dân làm gốc Theo Hồ Chí Minh: “Gốc có vững, cây mới bền Xây lầuthắng lợi trên nền nhân dân” Phải chăm sóc cái gốc nhân dân ấy bền vững
Để gốc dân vững mạnh, Người yêu cầu phải chăm lo, ưu tiên cho các tầng lớpnhân dân lao động Họ là số đông có lực lượng, có khả năng và giữ vị trí chủyếu tạo ra của cải cho xã hội và bảo vệ Tổ quốc Do vậy, “mọi lợi ích là vìdân”, “giải quyết vấn đề kinh tế và tài chính thế nào cho hợp lí, cho lợi dân”,
để thu phục, tập hợp đoàn kết dân Bởi vì “trong thế giới không gì mạnh bằnglực lượng đoàn kết của nhân dân”13 Có thể nói, quan điểm lấy dân làm gốccủa Người từ ý thức đạo đức đã phát triển thành ý thức chính trị, thànhnguyên tắc pháp trị Đã là nguyên tắc pháp trị thì mọi thành viên xã hội, từ
12 Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, Sđd, t.12, tr.223.
13 Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, Sđd, t.8, tr 276.
Trang 19dân thường đến người cầm quyền, lãnh đạo đều phải tuân theo, phải lấy dânlàm gốc Nghĩa là phải “đem tài dân, sức dân, của dân mà làm lợi cho dân”.
Trong quan niệm của Hồ Chí Minh, dân chủ không chỉ là động lực chongười dân chiến đấu giành lại quyền cơ bản là độc lập cho dân tộc mà dân chủcòn là khát vọng vươn lên để xây dựng một cuộc sống hạnh phúc, tự do chomỗi con người Theo Hồ Chí Minh, độc lập của đất nước phải gắn liền vớihạnh phúc, tự do của dân: “Nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc
tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lí gì”14
Một nước có hơn 9 phần 10 dân cư là nông dân, thì tiêu chí cụ thể phânđịnh dân chủ mới và dân chủ cũ, theo Hồ Chí Minh, là “bao giờ ở nông thôn,người nông dân thực sự nắm chính quyền, người nông dân được giải phóngthì mới là dân chủ thực sự”15
Quan niệm của Hồ Chí Minh về dân chủ là một quan niệm hiện đại.Ngày nay, chúng ta cũng hiểu dân chủ là mọi quyền lực thuộc về nhân dân vàquyền lực được hiểu rộng rãi gồm cả quyền lực chính trị, quyền lực kinh tế vàquyền lực văn hóa, tinh thần (quyền lực trí tuệ) Hồ Chí Minh không chỉ nóidân chủ là dân nắm quyền hành mà còn nói nhiều dân làm chủ và lí giải nộidung làm chủ một cách toàn diện và sâu sắc: từ làm chủ nhà nước, làm chủruộng đồng, nhà máy, xí nghiệp (tư liệu sản xuất) đến làm chủ về văn hóa,tinh thần, nghĩa là dân chủ trong hiện thực cho mọi người và trên mọi lĩnhvực của đời sống xã hội
Dân làm chủ cái gì, làm chủ như thế nào, làm chủ bằng cách nào, lờiđáp của các câu hỏi trên nằm trong những thiết chế và cơ chế dân chủ, nghĩa
là những cơ chế và thiết chế ấy phải được xây dựng và thể hiện một cách đầy
đủ và rõ ràng để bảo đảm thực thi quyền làm chủ của người dân Nói đến dânchủ mà không có thiết chế bảo đảm và cơ chế thực hiện thì dân chủ cũngkhông thể trở thành hiện thực trong cuộc sống
1.3 Sự cần thiết xây dựng và phát huy dân chủ trong thời kì đẩy
14 Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, Sđd, t.4, tr 56.
15 Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, Sđd, t.6, tr 365.
Trang 20mạnh công nghiệp hóa-hiện đại hóa.
1.3.1 Thực trạng xây dựng và phát huy dân chủ ở nước ta trước 1996
Chủ trương của Đảng
Trong thời kì cách mạng dân tộc dân chủ (1945-1954)
Dưới sự đô hộ của thực dân Pháp, nhân dân ta không được hưởngnhững quyền tự do, dân chủ cơ bản, cái gọi là “dân chủ” mà thực dân pháp ápđặt ở nước ta chỉ là cái vỏ giả hiệu để chúng lừa bịp nhân dân ta, Theo Hồ ChíMinh thì: dưới chiêu bài dân chủ, đế quốc pháp đã đem vào Việt Nam tất cảcác chế độ trung cổ đáng nguyền rủa, kể cả chế độ thuế muối; rằng ngườinông dân Việt Nam bị hành hình vừa bằng lưỡi lê của nền văn minh tư bảnchủ nghĩa, vừa bằng cây thánh giá của hội thánh đĩ bợm Đảng Cộng sản ViệtNam ra đời năm 1930, lãnh đạo nhân dân ta làm nên cuộc cách mạng ThángTám năm 1945, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, đã biến đổi vị trícủa nhân dân ta từ nô lệ trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnhcủa mình
Ngày 8 tháng 9 năm 1945 Hồ Chủ tịch kí sắc lệnh số 14 về mở cuộctổng tuyển cử bầu Quốc hội Ngày 9 tháng 11năm 1946, thông qua Hiến phápnước Việt Nam dân chủ cộng hòa Sau cuộc họp ngày 3 tháng 9 năm 1945 củaHội đồng chính phủ, một loạt sắc lệnh và nghị định ra đời như: sắc lệnh xóa
bỏ thuế thân, thanh toán nạn mù chữ, mở bình dân học vụ, thông tư về giảm
tô 25%, giảm 20% thuế ruộng đất, nhằm khắc phục khó khăn, phát huy quyềnlàm chủ của nhân dân
Trong những năm kháng chiến, những chính sách dân chủ của Đảng vàChính phủ vẫn được thực hiện ở những vùng tự do và những vùng mới đượcgiải phóng Tháng 11/1953, Đảng và Chính phủ chủ trương tiến hành cải cáchruộng đất, xóa bỏ quyền chiếm hữu ruộng đất phong kiến, đưa lại quyền làm chủcho nông dân về ruộng đất, thực hiện chủ trương đó Đảng đã tạo ra một động lựctrực tiếp cho cuộc kháng chiến ở vào thời điểm có ý nghĩa quyết định
Trang 21Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954, miền Bắc được hoàn toàn giảiphóng, nhưng miền Nam lại bị Mỹ-Ngụy thống trị Cách mạng nước ta đồngthời phải tiến hành hai nhiệm vụ chiến lược: cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xãhội ở miền Bắc, tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam Hội nghị BộChính trị tháng 9 năm 1954 đã chỉ rõ: “Trong một thời gian nhất định, nhiệm
vụ chung của Đảng ta là đoàn kết và lãnh đạo nhân dân đấu tranh thực hiệnhiệp định đình chiến và củng cố hòa bình, ra sức hoàn thành cải cách ruộngđất, phục hồi và nâng cao sản xuất, tăng cường quân đội nhân dân để củng cốmiền Bắc, giữ vững và đẩy mạnh cuộc đấu tranh chính trị của nhân dân miềnNam, nhằm củng cố hòa bình thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập và dânchủ trong cả nước”
Thời kì cách mạng xã hội chủ nghĩa (1954-1985)
Từ khi hòa bình lập lại, miền Bắc bước vào giai đoạn cách mạng xã hộichủ nghĩa Đó là quá trình phát triển tổng hợp của ba cuộc cách mạng: cáchmạng về quan hệ sản xuất, cách mạng kỹ thuật, cách mạng tư tưởng văn hóa.Nghị quyết Đại hội III của Đảng viết: Công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩanhằm cải tạo những quan hệ sản xuất không xã hội chủ nghĩa thành quan hệsản xuất xã hội chủ nghĩa trong đó mấu chốt là cải biến chế độ sở hữu cá thể
và chế độ sở hữu tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất thành các hình thứckhác nhau của chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa, mở đường cho sản xuất pháttriển Nội dung cơ bản và trước hết của cách mạng về quan hệ sản xuất là xáclập quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động đối với tư liệu sản xuất
Tháng 12/1976, Đại hội lần thứ IV của Đảng đã xác định đường lốichung của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là: “Nắm vững chuyên chính
vô sản, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, tiến hành đồngthời ba cuộc cách mạng: cách mạng về quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học-kỹ thuật, cách mạng tư tưởng và văn hóa, trong đó cách mạng khoa học-kỹthuật là then chốt ”16 Đại hội cũng đề ra đường lối xây dựng nền kinh tế
16 Đảng cộng sản Việt Nam (1977), Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ IV, Nxb Sự thật, Hà Nội, tr 67.
Trang 22“đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, xây dựng cơ sở vật chất-kỹthuật của chủ nghĩa xã hội, đưa nền kinh tế nước ta từ nền sản xuất nhỏ lênsản xuất lớn xã hội chủ nghĩa”.
Đại hội lần thứ V của Đảng (3/1982) chủ trương tiếp tục tìm tòi cơ chếquản lý mới cho thích hợp, xóa bỏ cơ chế cũ; điều chỉnh lại cơ cấu, quy mô,tốc độ và các bước đi của công nghiệp hóa, coi nông nghiệp là mặt trận hàngđầu; đưa ra khái niệm chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ
Mười năm đầu cả nước xây dựng chủ nghĩa xã hội theo đường lối đổimới (1986-1996)
Đại hội VI năm 1986 của Đảng mở đầu công cuộc đổi mới, với tinhthần thái độ nghiêm túc “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ
sự thật”17, Đại hội phân tích sâu sắc 6 nguyên nhân chủ quan, nêu rõ nhữngsai lầm, khuyết điểm trong hoạt động của Đảng về công tác quản lí và xâydựng bộ máy Nhà nước Trên cơ sở đó, Đại hội đã rút ra 4 bài học, trong đóbài học đầu tiên là: “ trong toàn bộ hoạt động của mình, Đảng phải quán triệt
tư tưởng “lấy dân làm gốc”, xây dựng và phát huy quyền làm chủ của nhândân lao động”18 Báo cáo chính trị tại Đại hội còn phân tích thêm: “Bài họclớn rút ra trong những năm qua là trong điều kiện Đảng cầm quyền, phải đặcbiệt chăm lo củng cố sự liên hệ giữa Đảng và nhân dân; tiến hành thườngxuyên cuộc đấu tranh ngăn ngừa và khắc phục chủ nghĩa quan liêu Mỗi đảngviên cộng sản phải thật sự vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thậttrung thành của nhân dân Mọi chủ trương chính sách của Đảng phải xuất phát
từ lợi ích nguyện vọng và khả năng của nhân dân lao động, phải khơi dậyđược sự đồng tình, hưởng ứng của quần chúng ” Với những căn cứ xác đáng
đó, Đảng ta đã từng bước đề ra phương hướng sát hợp trong việc đổi mới hoạtđộng của Nhà nước, xây dựng nhà nước đáp ứng với yêu cầu của cách mạngtrong giai đoạn cách mạng mới
17 Đảng cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội,
tr 12.
18 Đảng cộng sản Việt Nam (1987), Sđd, tr 29.
Trang 23Đại hội VII của Đảng thông qua “Cương lĩnh xây dựng đất nước trongthời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội” đã xác định nhiệm vụ “Sửa đổi hệ thống
tổ chức nhà nước, cải cách bộ máy hành chính, kiện toàn các cơ quan luậtpháp để thực hiện có hiệu quả chức năng quản lí của Nhà nước
Nhà nước có mối liên hệ thường xuyên và chặt chẽ với nhân dân, tôntrọng và lắng nghe ý kiến của nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân Có cơchế và biện pháp kiểm soát, ngăn ngừa và trừng trị tệ quan liêu, tham nhũng,lộng quyền, vô trách nhiệm, xâm phạm quyền dân chủ của nhân dân”19
Thực hiện Nghị quyết và Cương lĩnh thông qua tại Đại hội VII, Hộinghị Trung ương lần thứ hai đề ra chủ trương về “sửa đổi Hiến pháp, cải cáchmột bước bộ máy Nhà nước và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhànước” Tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa VIII, ngày 15-4-1992, đã thông quaHiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 Quán triệt
tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối đổi mới của Đảng, nhiều nội dung cơ bảncủa Hiến pháp 1992 đã kế thừa, phát triển Hiến pháp 1946 và Hiến pháp 1959
về xây dựng nhà nước đáp ứng yêu cầu phát triển mới của đất nước
Hội nghị Trung ương Tám (khóa VII) tháng 1 năm 1995, đã tập trungvào chủ đề “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam, trọng tâm là cải cách một bước nền hành chính” Nghi quyết
đã đề ra 3 nhiệm vụ, giải quyết 3 vấn đề căn bản của nền hành chính Nhà
nước để phục vụ nhân dân tốt hơn Đó là, 1 Cải cách thể chế của nền hành
chính; 2 Chấn chỉnh tổ chức bộ máy và quy chế hoạt động của hệ thống hành chính; 3 Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức hành chính ngang tầm với nền công vụ Nội dung đổi mới tổ chức, hoạt động của các cơ quan tư
pháp được đề ra cụ thể Đặc biệt Nghị quyết đã đề ra nội dung, biện pháp pháthuy vai trò làm chủ của nhân dân “Hoàn thiện những quy định về bầu cử,ứng cử, hiệp thương giới thiệu người ứng cử Tăng thêm đại biểu là ngườingoài Đảng vào các cơ quan dân cử; Bảo đảm quyền của nhân dân giám sát
19 Đảng cộng sản Việt Nam (2000), Các nghị quyết Trung ương Đảng 1996-1999, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr 309-310
Trang 24hoạt động của Nhà nước; Cải tiến chế độ tiếp xúc, báo cáo của đại biểu Quốchội và Hội đồng nhân dân với cử tri; Phát huy vai trò của nhân dân tham giaquản lí nhà nước, vừa nâng cao chất lượng chế độ dân chủ đại diện vừa mởrộng và phát huy chế độ dân chủ trực tiếp, nhất là ở cơ sở ”20 Nghị quyếtHội nghị trung ương Tám (khóa VII) là bước đột phá trong việc đổi mới hệthống chính trị mà trọng tâm, trụ cột là nhà nước Nhiệm vụ trọng tâm cảicách một bước nền hành chính nhà nước, chính là đáp ứng yêu cầu bức xúccủa nhân dân trong các giao dịch dân sự, phát triển kinh tế, tổ chức đời sống-
xã hội trong công cuộc đổi mới
Thành tựu và hạn chế :
Trong thời kì cách mạng dân tộc dân chủ (1945-1954)
Về kinh tế: Nạn đói được đẩy lùi, đời sống nhân dân dần được ổn định.Các ngành kinh tế công thương nghiệp, giao thông vận tải dần được phục hồi
Về chính trị: Lần đầu tiên tất cả công dân Việt Nam được thực sự thựchiện quyền ứng cử và bầu cử của mình để bầu ra Quốc hội của nước ViệtNam dân chủ cộng hòa, ở đây Quốc hội đã xây dựng xong Hiến pháp, trong
đó chứa đựng những quyền dân chủ cơ bản của nhân dân
Về văn hóa, tư tưởng: Dưới chế độ cũ hơn 90% nhân dân bị mù chữ, làcản trở to lớn để thực hiện dân chủ của nhân dân Đảng và Hồ Chủ tịch phátđộng phong trào “bình dân học vụ” để xóa nạn mù chữ, coi đó là một trong bathứ giặc (giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm) phải tiêu diệt Từ năm 1945 đếnnăm 1954, có 10,5 triệu người đã thoát nạn mù chữ21
Trong cách mạng xã hội chủ nghĩa (1954-1985)
Từ tháng 7-1954 miền Bắc bước vào thời kì quá độ lên chủ nghĩa xãhội Trong những năm đầu miền Bắc tiến hành khôi phục kinh tế, tuy có sailầm trong cải cách ruộng đất nhưng căn bản đã xác lập được quyền sở hữuruộng đất cho nông dân Từ làm chủ về kinh tế, nông dân miền Bắc có điều
20 Đảng Cộng sản Việt Nam (1995), Văn kiện Hội nghị lần thứ Tám Ban chấp hành Trung ương khóa VII Lưu hành nội bộ, Hà Nội, tr 29-30.
21 Việt Nam con số và sự kiện 1945-1989 (1990), Nxb Sự thật, Hà Nội, tr 69.
Trang 25kiện để làm chủ về chính trị Chính quyền được củng cố và kiên quyết trấn ápnhững phần tử phản động định lợi dụng sai lầm của cải cách ruộng đất để pháhoại cách mạng Từ năm 1958 tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa với mongmuốn xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa hơn hẳn nền dân chủ tư sản,nhưng mô hình chủ nghĩa xã hội tập trung đã bộc lộ nhiều khuyết tật, làm suyyếu nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
Sau ngày đất nước thống nhất, non sông thu về một mối, cả nước bướcvào thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội (1975-1986), thực hiện nghị quyếtĐạu hội IV chúng ta đạt được một số thành tựu:
Về chính trị, thành tựu nổi bật là sự thống nhất về mặt nhà nước, ngày25-4-1976 nhân dân cả nước phấn khởi đi bỏ phiếu bầu các đại biểu vào Quốchội của nước Việt Nam thống nhất, chính quyền nhân dân được củng cố và xâydựng từ Trung ương xuống địa phương theo nguyên tắc tập trung dân chủ
Về kinh tế, Đảng và nhân dân ta ra sức khắc phục hậu quả chiến tranh,đẩy mạnh sản xuất, giá trị tổng sản lượng công nghiệp năm 1976 là 65343,8triệu đồng thì năm 1978 là 78299,8 triệu đồng22, trong nông nghiệp, hàngngàn hécta ruộng đất bị bỏ hoang trong chiến tranh, được rà phá bom mìn vàgiao cho nông dân sản xuất
Sự nghiệp văn hóa giáo dục, y tế phát triển mạnh Nhà nước đảm bảocho con em nhân dân đi học không mất tiền, khám chữa bệnh miễn phí ; xâydựng nền văn hóa mới, đấu tranh chống tàn dư của văn hóa phản động Mỹ-Ngụy để lại
22 Việt Nam 1975-1990, thành tựu và kinh nghiệm (1991), Nxb Sự thật, Hà Nội, tr 36.
Trang 26Trong sản xuất nông nghiệp, mô hình hợp tác xã của miền Bắc trước đây dựatrên phương thức tập thể hóa triệt để về tư liệu sản xuất đã bộc lộ nhiềukhuyết tật, sản xuất không phát triển, đời sống của nhân dân giảm sút, chế độphân chia sản phẩm theo định suất đã triệt tiêu động lực trực tiếp thúc đẩynông dân trong quá trình sản xuất Những sai lầm trên chưa được tổng kết thìnông nghiệp ở miền Nam lại theo con đường đó Những biện pháp tiến hànhhợp tác xã cưỡng ép, vi phạm nguyên tắc “tự nguyện, quản lí dân chủ và cùng
có lợi” đã vấp phải phản ứng của nông dân (đặc biệt ở Nam Bộ) Đến cuốinhững năm 80 tình trạng hợp tác xã tan rã diễn ra khắp nơi, làm cho sản xuấtnông nghiệp giảm sút nghiêm trọng
Trong công nghiệp, những năm 1976-1980, nhận thức không đúng vềcông nghiệp hóa ở chặng đường đầu thời kì quá độ, thiên về phát triển côngnghiệp nặng, không chú ý phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, khôngkhuyến khích tiểu thủ công nghiệp Sai lầm nói trên cộng với những khókhăn của hai cuộc chiến tranh biên giới, sự bao vây cấm vận của Đế quốc Mỹ,làm cho sản xuất công nghiệp những năm 1979-1980 giảm sút nhanh chóng,hàng tiêu dùng của nhân dân khan hiếm Việc phân phối lại thiếu công bằng,gây bất bình và căng thẳng trong xã hội
Trong thương nghiệp, việc cải tạo các thành phần ngoài quốc doanh,theo hướng xóa bỏ thị trường đã không thúc đẩy sản xuất và lưu thông hànghóa, mà còn đẩy hàng chục vạn người lao động vào tình trạng thất nghiệp.Tóm lại: trong thời gian này, chúng ta đã đối xử không công bằng, thiếudân chủ với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, đã làm tăng sự đốinghịch các thành phần kinh tế với sự quản lí nhà nước, kìm hãm sự pháttriển của sản xuất
Về chính trị: Con em các gia đình thuộc thành phần kinh tế ngoài quốcdoanh bị đối xử phân biệt, bị gây khó khăn trong học tập, công tác, các hoạtđộng xã hội Bộ máy chính quyền cồng kềnh, nhiều tầng nấc trung gian và
Trang 27ngày càng trở nên quan liêu, hách dịch với nhân dân Năm 1976 có 167.100cán bộ quản lí nhà nước, năm 1984 tăng lên 223.500 người, chính quyền (nhất
là ở cơ sở) gây rất nhiều phiền nhiễu cho nhân dân, người dân có việc cầnkhiếu nại thường bị đùn đẩy hết cấp này đến cấp khác
Trong lĩnh vực văn hóa, tư tưởng: Dân chủ bị vi phạm biểu hiện là ở lốituyên truyền, áp đặt từ trên xuống Nhân dân không có điều kiện phát biểunguyện vọng của mình Chính sách đối với trí thức có nhiều điều bất hợp lí,không tạo điệu kiện cho trí thức phát triển tài năng
Từ thực tế trên, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng (tháng3/1982) đã phê phán: chúng ta duy trì quá lâu cơ chế quản lí tập trung, quanliêu, bao cấp, chậm thay đổi các chính sách, chế độ kìm hãm sản xuất Hộinghị Trung ương 6 khóa V (7/1984) và đặc biệt là hội nghị Trung ương 8khóa V (6/1985) đã đề ra phương hướng xóa bỏ quan liêu bao cấp, chuyểnsang hoạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa Thực chất của các nghị quyếtnói trên là giao quyền tự chủ cho các cơ sở sản xuất, phát huy quyền làm chủcủa người lao động, gắn lợi ích của họ và với lợi ích của tập thể và toàn xãhội Đó thực sự là những bước khởi đầu phát huy dân chủ trong đời sống kinh
tế xã hội nước ta Nhưng những sai lầm của chính sách giá, lương, tiền trongđợt tổng điều chỉnh năm 1985 đã gây ra những hậu quả nặng nề Trên thực tếvào giữa những năm 80, nước ta lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế, xã hộisâu sắc Đời sống của nhân dân khó khăn gay gắt, dân chủ và công bằng xãhội bị vi phạm, làm cho lòng tin của quần chúng đối với Đảng bị giảm sút
Đại hội VI (12/1986) của Đảng, đã chỉ ra nguyên nhân của những sailầm, khuyết điểm nói trên nhìn từ góc độ dân chủ và công bằng xã hội là docác nguyên nhân:
Thứ nhất, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa trên thực tế chưa có ở nước ta,
mà mới đang là mục tiêu, động lực mà cách mạng nước ta đang hướng tới,chúng ta đã giản đơn cho rằng: khi đã có chuyên chính vô sản, dân chủ xã hộichủ nghĩa tất yếu phải ưu việt hơn dân chủ tư bản chủ nghĩa Do đó, trong cảitạo xã hội chủ nghĩa, chúng ta đã chủ quan, nôn nóng muốn xóa nhanh các
Trang 28thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa
Thứ hai, quan điểm nền dân chủ xã hội chủ nghĩa như là sự phủ định
trực tiếp nền dân chủ tư sản
Thứ ba, xem làm chủ tập thể là bản chất của nền dân chủ xã hội chủ
nghĩa trong khi chưa có các tiền đề về kinh tế, xã hội cần thiết, thì làm chủ tậpthể không có cơ sở để phát triển Làm chủ tập thể là một cách chung chungtrừu tượng dễ bị hiểu sai và do vậy dễ dẫn tới vi phạm dân chủ chân chính
Thứ tư, Nhà nước quản lí, điều hành theo cơ chế tập trung, quan liêu với
nhiều tầng nấc trung gian, tự nó đã cản trở việc xây dựng và phát huy dân chủ
Thứ năm, Nguyên tắc tập trung dân chủ bị vi phạm, vừa tuyệt đối hóa
mặt tập trung, vừa buông lỏng mặt dân chủ Vì vậy, dẫn đến tình trạng cácquyết định thường áp đặt theo kiểu mệnh lệnh hành chính, không đáp ứng nhucầu nguyện vọng của nhân dân, mặt khác dân chủ bị buông lỏng dẫn đếnnhững hành động quá trớn, coi thường pháp luật
Thứ sáu, Các đoàn thể của quần chúng bị nhà nước hóa trở thành các
cơ quan hành chính, trở nên xa lạ với quần chúng
Những nguyên nhân kể trên đã làm suy yếu nền dân chủ nước ta trongnhững năm trước khi đề ra đường lối đổi mới Đại hội VI của Đảng đãnghiêm túc kiểm điểm những sai lầm, khuyết điểm trong lãnh đạo kinh tế, xãhội nước ta và đề ra đường lối đổi mới toàn diện nhằm khắc phục những sailầm, khuyết điểm và đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng Đường lối đổi mớicủa Đảng thực chất là dân chủ hóa hoạt động kinh tế, xã hội nước ta nhằmtừng bước xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa Nó đánh dấu mốc quantrọng trong tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa nói chung và xây dựng nềndân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta nói riêng
Mười năm đầu cả nước xây dựng chủ nghĩa xã hội theo đường lối đổimới của Đảng (1986-1996)
Về kinh tế:
Đại hội VI đã thừa nhận sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần trong
Trang 29thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội Đây là bước phát triển mới của Đảng tatrong việc phát huy dân chủ trong kinh tế Sau Đại hội, nghị quyết của Hộinghị trung ương đều tiếp tục khẳng đinh quan điểm đó của Đảng, như Nghịquyết trung ương 6 (khóaVI), tháng 3-1989 nhấn mạnh chính sách kinh tếnhiều thành phần có ý nghĩa chiến lược lâu dài, có tính quy luật từ nền sảnxuất nhỏ đi lên chủ nghĩa xã hội Hội nghị cho rằng thực hiện chính sách kinh
tế nhiều thành phần là “thể hiện tinh thần dân chủ về kinh tế, bảo đảm chomọi người được tự do làm ăn theo pháp luật”23 Đến tháng 4-1987, Nghị quyếtTrung ương 2 đề cập vấn đề cấp bách của phân phối lưu thông, Nghị quyếtTrung ương 3 (8/1987) quyết định chuyển hoạt động của các đơn vị côngnghiệp quốc doanh sang kinh doanh xã hội chủ nghĩa, đổi mới quản lí Nhànước về kinh tế, thực hiện tự chủ trong kinh doanh Bộ chính trị có Nghịquyết 10 (4/1988) về đổi mới quản lí kinh tế trong nông nghiệp, thực hiệnviệc khoán đến hộ, tạo động lực mới thúc đẩy nông nghiệp phát triển nhanh,toàn diện Cơ chế mới đi vào cuộc sống, phát huy tác dụng tích cực Trongnông nghiệp, nông dân được giao đất lâu dài và các hộ gia đình trở thành đơn
vị kinh tế độc lập, lương thực bình quân đầu người đạt 332,9 kg, năm 1988,đến năm 1989 chúng ta xuất khẩu 1,4 triệu tấn gạo; trong công nghiệp dù cókhó khăn hơn nhưng các ngành điện tử, bưu chính viễn thông, hàng may mặc,chế biến hải sản đã từng bước đứng vững trên thị trường
Đại hội VII (6/1991), đã đề ra chiến lược ổn định và phát triển kinh
tế-xã hội đến năm 2000”, đặt con người vào vị trí trung tâm của chính sách kinh
tế xã hội, đến năm 1995, hầu hết các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm1991-1995 được hoàn thành vượt mức, đất nước đã ra khỏi khủng hoảng kinhtế-xã hội, đã tạo được tiền đề cần thiết để chuyển sang thời kì phát triển mới:đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Tuy vậy, nền kinh tế thị trường nảy sinh nhiều vấn đề mới mà nền dânchủ xã hội chủ nghĩa phải giải quyết Đó là nạn thất nghiệp, nạn buôn lậu và
23 Nghị quyết hội nghị Trung ương 6 khóa VI, tr 13.
Trang 30kinh doanh trái phép, nạn trốn thuế Đặc biệt là sự phân cực giàu nghèo tăngnhanh, xây dựng và phát huy dân chủ đòi hỏi nhà nước phải nhanh chónghoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế, đẩy mạnh đấu tranh chống tham nhũng,kết hợp với chính sách xóa đói, giảm nghèo, hỗ trợ vốn cho hộ nghèo.
đề trọng đại của đất nước trở thành một sinh hoạt dân chủ trong đất nước ta.Đặc biệt, đợt lấy ý kiến của nhân dân tham gia vào dự thảo Cương lĩnh xâydựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là đợt sinhhoạt chính trị, dân chủ sâu sắc và rộng khắp trong cả nước
Trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Hội đồng nhân dân vàcác tổ chức quần chúng, sinh hoạt đã có nhiều đổi mới theo hướng dân chủhóa và công khai Tháng 11/ 1989, cả nước tiến hành bầu cử Hội đồng nhândân ba cấp Việc tổ chức bầu cử hiệp thương giới thiệu người ra ứng cử vàviệc bỏ phiếu lựa chọn người đại diện vào các cơ quan nói trên thể hiện tinhthần dân chủ, ý thức và trách nhiệm của công dân đối với việc xây dựng chínhquyền ở các địa phương Tháng 4/1992 , nhân dân cả nước lại thể hiện tráchnhiệm quyền làm chủ của mình trong việc tham gia bầu cử các đại biểu quốchội khóa IX Hoạt động của Quốc hội từ sau Đại hội VI đã thể hiện đượctrách nhiệm đối với quần chúng nhân dân, là cơ quan quyền lực cao nhất đạidiện cho nhân dân quyết định những vấn đề trọng đại của đất nước, Quốc hội
đã tăng cường xây dựng Hiến pháp và pháp luật, tháng 12-1988 chúng ta kiện
Trang 31toàn 16/32 cơ quan trực thuộc Hội đồng bộ trưởng, giảm 11 bộ, ủy ban.
Khuyết điểm là tình trạng tham nhũng trong bộ máy nhà nước làm chonhân dân rất bất bình, làm hạn chế dân chủ trở thành thứ giặc nội xâm nguyhiểm Đảng và Nhà nước đã nhiều lần ra nghị quyết về chống tham nhũng (Bộchính trị đã ra nghị quyết số 04 về cuộc vận động làm trong sạch Đảng và bộmáy Nhà nước, làm lành mạnh hóa các quan hệ xã hội), nhưng kết quả còn rấthạn chế Do vậy, cần mở rộng dân chủ, phát huy tinh thần làm chủ của quầnchúng nhân dân Số người ứng cử quá ít, số người với tất cả trách nhiệm, tínhchủ động của mình khi bỏ lá phiếu cũng chưa phải chiếm số đông Tình trạng
1 người đi bỏ phiếu cho 5-7 người khác, bỏ phiếu cho xong việc trong cáclần bầu cử vào Hội đồng nhân dân các cấp vẫn còn phổ biến
Mặc dù còn nhiều tồn tại cần tiếp tục giải quyết, nhưng nói chungnhững năm đổi mới vừa qua, quyền dân chủ của nhân dân về chính trị đã cótiến bộ đáng trân trọng Đảng và Nhà nước đang đẩy mạnh nghiên cứu đổimới hệ thống chính trị, nhằm tạo ra những cơ chế thích hợp phát huy quyềnlàm chủ của nhân dân
Trong lĩnh vực tư tưởng văn hóa:
Đại hội VI của Đảng đã nêu lên nhiều biện pháp thực hiện tự do tưtưởng trong Đảng cũng như ngoài xã hội, các phương tiện thông tin đại chúng
đã kịp thời phản ánh các ý kiến khác nhau của các tầng lớp nhân dân Đảng vàNhà nước đã lắng nghe và tiếp thu có chọn lọc những ý kiến của nhân dânđóng góp vào đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước Trong công tácnghiên cứu khoa học, nhất là khoa học xã hội, Đảng tôn trọng tự do tư tưởng,thẳng thắn tranh luận đối với những vấn đề phức tạp có nhiều ý kiến khácnhau để tìm ra chân lí Hoạt động văn nghệ có những khởi sắc đáng phấn khởitheo hướng dân chủ Các nghệ sĩ được tự do sáng tác các công trình văn hóa,văn nghệ Đặc biệt là từ sau nghị quyết 5 (12-1988) của Bộ chính trị về vănhóa, văn nghệ, hoạt động xuất bản, phim ảnh có nhiều hình thức phong phú,nhiều hãng phim tư nhân ra đời làm cho đời sống tinh thần của nhân dân đa
Trang 32dạng, song cũng nảy sinh những phức tạp mới cần được phát hiện uốn nắn,khắc phục kịp thời Đó là xu hướng thương mại hóa trong hoạt động văn hóavăn nghệ Trình độ dân trí còn thấp, quần chúng nhân dân còn thụ động trongviệc thực hiện quyền lực của mình khi tham gia giải quyết các vấn đề xã hội
Tuy Đảng ta có mắc một số khuyết điểm trong việc chỉ đạo giải quyếtvấn đề ruộng đất, việc hợp tác hóa, việc cải tạo công, thương nghiệp tư bản tưnhân; việc đầu tư xây dựng cơ bản,…nhưng phải thừa nhận một thực tế là, sau
10 năm thực hiện theo quan điểm đổi mới của Đảng, những quan hệ kinh tế,
xã hội mang nặng tính quan liêu, mất dân chủ đã từng bước được khắc phục.Những năng lực tiềm tàng của mọi thành phần kinh tế, của mọi tầng lớp xãhội đã từng bước được giải phóng Nhờ vậy, dân chủ về kinh tế và xã hội đãđược phát huy Trên thực tế, nhân dân đã phần nào khẳng định quyền làm chủcủa mình trong việc xác định quyền sở hữu và quyền sử dụng đối với tư liệusản xuất, đối với quá trình quản lí sản xuất và cả đối với quá trình phân phốisản phẩm xã hội ở một mức độ nhất định
Tuy nhiên, vấn đề dân chủ hình thức vẫn còn nặng nề, điển hình là việc
đi bầu cử người đại diện vào các cấp chính quyền Việc bầu cử theo một cơchế thực sự dân chủ còn ít Trong bầu cử, người dân vẫn cảm thấy bỏ phiếunhư là để hợp thức hóa, còn mọi việc thì đã được định liệu tất cả
Trong hệ thống chính trị “Năng lực và hiệu quả lãnh đạo của Đảng,hiệu lực quản lí, điều hành của Nhà nước, hiệu quả hoạt động của các đoànthể chính trị, xã hội chưa nâng lên kịp thời với đòi hỏi của tình hình ;còn nhiều biểu hiện quan liêu, vi phạm nghiêm trọng quyền dân chủ củanhân dân”24
1.3.2 Xây dựng và phát huy dân chủ là yêu cầu khách quan, đòi hỏi cấp bách của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước
24 Đảng cộng sản Việt Nam (1996),Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội, tr 66
Trang 33Thứ nhất, xây dựng và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa là nhằm xây
dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân Tất cả quyền lực nhànước thuộc về nhân dân Nhân dân sử dụng quyền lực của mình thông quaNhà nước-người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân được nhân dânbầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân Mọi hoạt động của Nhà nước đềunhằm mục đích xây dựng đất nước giàu mạnh, thực hiện công bằng xã hội,mọi người dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc Những hiện tượng thamnhũng, chiếm đoạt tài sản Nhà nước, của tập thể, của công dân bằng cách lợidụng quyền hạn do nhân dân giao cho là hiện tượng xa lạ với bản chất Nhànước, bản chất của xã hội chúng ta, ngược lại lợi ích dân chủ của nhân dânnên không thể chấp nhận Chính vì thế việc phát huy dân chủ được đặt ra như
là yêu cầu cấp bách mà Đảng và Nhà nước ta cần thực hiện trong giai đoạnhiện nay
Thứ hai, thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy mạnh mẽ quyền
làm chủ của nhân dân lao động là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu và cũng làbản chất tốt đẹp của Nhà nước ta Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ ChíMinh: cơ quan của Chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng đều là công bộccủa nhân dân, tôn trọng và lắng nghe ý kiến của nhân dân, chịu sự giám sátcủa nhân dân, kiên quyết đấu tranh chống quan liêu, cửa quyền, chống tham
ô, lãng phí, đặc quyền, đặc lợi Đồng thời, phải động viên quần chúng, phảithực hành dân chủ, phải cho quần chúng hiểu rõ, làm cho quần chúng hănghái tham gia thì mới chắc chắn thành công Trách nhiệm của cán bộ là phảikhuyến khích nhân dân tham gia các công việc của Nhà nước, khắc phục mọithứ dân chủ hình thức “làm sao cho nhân dân biết hưởng quyền dân chủ, biếtdùng quyền dân chủ của mình, dám nói, dám làm”25
Đảng ta đã đề ra nhiệm vụ xây dựng từng bước Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa như là con đường cơ bản để khẳng định chức năng cơ bảncủa Nhà nước, trong đó quản lí mọi hoạt động của xã hội bằng pháp luật
25 Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, t 12, tr 223.
Trang 34nhằm đảm bảo cho mọi công dân có quyền tự do cơ bản, cũng như bảo vệnhân dân khi các quyền của họ bị xâm phạm, nhất là quyền dân chủ Bản chấtcủa Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là chính quyền gắn liền với nhândân, chính nhân dân là người tham gia vào các tổ chức chính quyền Nhà nước
và thiết lập các thể chế nhà nước Sức mạnh của Nhà nước pháp quyền là ởchỗ nó được xây dựng trên cơ sở đồng thuận xã hội Do đó phát huy dân chủ
là một trong những điều kiện cơ bản để xây dựng Nhà nước pháp quyền củadân, do dân, vì dân ở nước ta hiện nay
Thứ ba, phát huy dân chủ là đòi hỏi tất yếu của quá trình xây dựng nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta Cơ chế và nền kinh
tế thị trường có nhiều mặt tích cực, là nhân tố khách quan cần thiết của việcxây dựng và phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa, nhưng nócũng có những tác động tiêu cực Thực hiện cơ chế thị trường đòi hỏi phảinâng cao năng lực vĩ mô của Nhà nước nhằm phát huy tác dụng tích cực đồngthời ngăn ngừa hạn chế và khắc phục những mặt tiêu cực của nó
Những năm gần đây, bên cạnh mặt mạnh, kinh tế thị trường ở nước tacũng bộc lộ những mặt trái của nó Thị trường mới hình thành nên tính bất ổnđịnh còn rất cao; môi trường kinh doanh thiếu lành mạnh vì thiếu các thóiquen thương mại, Nhà nước vẫn chưa có đủ phương tiện pháp lý để điều tiếtthị trường mới hình thành Tất cả những vấn đề đó đã dẫn tới hàng loạt nhữngtiêu cực nảy sinh, phát triển như sự phân hóa giàu nghèo, phân tầng xã hội có
xu hướng gia tăng; một số giá trị bị đảo lộn; công bằng xã hội bị vi phạm Cơchế thị trường quá đề cao giá trị vật chất, giá trị đồng tiền, thúc đẩy lòngtham, tính vụ lợi của một bộ phận không nhỏ cán bộ công chức, làm suy thoái
về đạo đức, phẩm chất dẫn đến tệ tham nhũng phát triển trên nhiều lĩnh vựcvới nhiều thủ đoạn tinh vi, phức tạp Tham nhũng đã trở thành “quốc nạn”,ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình xây dựng, hoàn thiện và thực hiện dânchủ xã hội chủ nghĩa cũng như nguy cơ làm suy yếu chế độ ta (chỉ tính riêng
từ năm 1993-2004, toàn quốc đã phát hiện 9.960 vụ việc có dấu hiệu tham
Trang 35nhũng, gây thiệt hại 7.558 tỷ đồng Thiệt hại về vật chất do các vụ thamnhũng đã khám phá có chiều hướng tăng dần: năm 1993 là 319 tỷ đồng thìnăm 2004 là 712 tỷ đồng)26 Nếu chúng ta không giải quyết được tình trạngnày thì nền kinh tế thị trường của chúng ta sẽ bị chệch hướng là điều khótránh khỏi.
Thứ tư, Đảng ta khởi xướng công cuộc đổi mới, thực hiện nền kinh tế
mở cửa tăng cường hợp tác giao lưu quốc tế, coi đây là yêu cầu khách quancủa quá trình phát triển đất nước Song trong quá trình mở cửa, giao lưu, chủđộng hội nhập, chúng ta cũng gặp những thách thức không nhỏ như tệ thamnhũng, buôn lậu, rửa tiền đang tràn vào và có xu hướng phát triển mạnh Đểđẩy lùi những nguy cơ này, Đảng và Nhà nước có nhiều văn bản pháp luật để
điều chỉnh, nhưng để nó đi vào cuộc sống thì phải có cơ chế, đó là cơ chế dân
chủ Chỉ có phát huy dân chủ, huy động sức mạnh của toàn thể nhân dân mới
đẩy lùi được các nguy cơ đó ra khỏi đời sống xã hội chúng ta Trong các biệnpháp đấu tranh phòng, chống, ngăn chặn và dần dần đẩy lùi tệ nạn này, pháthuy dân chủ vừa được coi là mục tiêu, vừa được coi là điều kiện cơ bản đểthực hiện có hiệu quả mục tiêu đó ở nước ta
Tiểu kết chương 1
Nước ta, từ chế độ cộng sản nguyên thủy tiến lên chế độ phong kiếnkiểu phương thức sản xuất châu Á và luôn bị nạn ngoại xâm và thiên tai lũ lụtnên chế độ này cùng với cấu trúc công xã nông thôn đã hình thành một sốnhân tố dân chủ nguyên thủy và từng bước nâng cao hơn trong một số thiếtchế của xã hội có giai cấp Đó là dân chủ làng xã, dân chủ trong việc đoàn kếtchống giặc ngoại xâm kiểu hội nghị Diên Hồng, hay thể hiện qua bộ luậtHồng Đức chứng tỏ rằng, xã hội Việt Nam trong lịch sử có truyền thống dân chủ
Truyền thống dân chủ cổ đại đã được phát huy, phát triển và hiện đạihóa từ sau cách mạng Tháng Tám Ngày nay, khát vọng dân chủ đã trở thànhmột giá trị trong hệ giá trị của Việt Nam hiện thực và đang ngày càng phát
26 Báo Nhân Dân, số 18202, ngày 6/6/2005.