Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc xây dựng và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn đổi mới

MỤC LỤC

Chủ nghĩa Mác- Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ xã hội chủ nghĩa

Khi viết tác phẩm Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và nhà nước, Ph.Ăngghen đã bàn về vấn đề dân chủ của chế độ thị tộc, trong đó, ông đã trích lại lời của Moócgan: “Toàn thể các thành viên của thị tộc đều là những người tự do, có nghĩa vụ bảo vệ tự do cho nhau, họ đều có những quyền cá nhân ngang nhau-cả tù trưởng lẫn thủ lĩnh quân sự đều không đòi hỏi những đặc quyền ưu tiên nào cả; họ kết thành một tập thể thân ái, gắn bó với nhau bởi những quan hệ dòng máu. Ngày nay, chúng ta cũng hiểu dân chủ là mọi quyền lực thuộc về nhân dân và quyền lực được hiểu rộng rãi gồm cả quyền lực chính trị, quyền lực kinh tế và quyền lực văn hóa, tinh thần (quyền lực trí tuệ)..Hồ Chí Minh không chỉ nói dân chủ là dân nắm quyền hành mà còn nói nhiều dân làm chủ và lí giải nội dung làm chủ một cách toàn diện và sâu sắc: từ làm chủ nhà nước, làm chủ ruộng đồng, nhà máy, xí nghiệp (tư liệu sản xuất)..đến làm chủ về văn hóa, tinh thần, nghĩa là dân chủ trong hiện thực cho mọi người và trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

Sự cần thiết xây dựng và phát huy dân chủ trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa-hiện đại hóa

Dưới sự đô hộ của thực dân Pháp, nhân dân ta không được hưởng những quyền tự do, dân chủ cơ bản, cái gọi là “dân chủ” mà thực dân pháp áp đặt ở nước ta chỉ là cái vỏ giả hiệu để chúng lừa bịp nhân dân ta, Theo Hồ Chí Minh thì: dưới chiêu bài dân chủ, đế quốc pháp đã đem vào Việt Nam tất cả các chế độ trung cổ đáng nguyền rủa, kể cả chế độ thuế muối; rằng người nông dân Việt Nam bị hành hình vừa bằng lưỡi lê của nền văn minh tư bản chủ nghĩa, vừa bằng cây thánh giá của hội thánh đĩ bợm. Hội nghị Bộ Chớnh trị thỏng 9 năm 1954 đó chỉ rừ: “Trong một thời gian nhất định, nhiệm vụ chung của Đảng ta là đoàn kết và lãnh đạo nhân dân đấu tranh thực hiện hiệp định đình chiến và củng cố hòa bình, ra sức hoàn thành cải cách ruộng đất, phục hồi và nâng cao sản xuất, tăng cường quân đội nhân dân để củng cố miền Bắc, giữ vững và đẩy mạnh cuộc đấu tranh chính trị của nhân dân miền Nam, nhằm củng cố hòa bình thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả nước”. Nghị quyết Đại hội III của Đảng viết: Công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa nhằm cải tạo những quan hệ sản xuất không xã hội chủ nghĩa thành quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong đó mấu chốt là cải biến chế độ sở hữu cá thể và chế độ sở hữu tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất thành các hình thức khác nhau của chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa, mở đường cho sản xuất phát triển.

Tháng 12/1976, Đại hội lần thứ IV của Đảng đã xác định đường lối chung của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là: “Nắm vững chuyên chính vô sản, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng: cách mạng về quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học -kỹ thuật, cách mạng tư tưởng và văn hóa, trong đó cách mạng khoa học-kỹ thuật là then chốt..”16. Trong công nghiệp, những năm 1976-1980, nhận thức không đúng về công nghiệp hóa ở chặng đường đầu thời kì quá độ, thiên về phát triển công nghiệp nặng, không chú ý phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, không khuyến khích tiểu thủ công nghiệp..Sai lầm nói trên cộng với những khó khăn của hai cuộc chiến tranh biên giới, sự bao vây cấm vận của Đế quốc Mỹ, làm cho sản xuất công nghiệp những năm 1979-1980 giảm sút nhanh chóng, hàng tiêu dùng của nhân dân khan hiếm. Trong nông nghiệp, nông dân được giao đất lâu dài và các hộ gia đình trở thành đơn vị kinh tế độc lập, lương thực bình quân đầu người đạt 332,9 kg, năm 1988, đến năm 1989 chúng ta xuất khẩu 1,4 triệu tấn gạo; trong công nghiệp dù có khó khăn hơn nhưng các ngành điện tử, bưu chính viễn thông, hàng may mặc, chế biến hải sản đã từng bước đứng vững trên thị trường.

Hoạt động của Quốc hội từ sau Đại hội VI đã thể hiện được trách nhiệm đối với quần chúng nhân dân, là cơ quan quyền lực cao nhất đại diện cho nhân dân quyết định những vấn đề trọng đại của đất nước, Quốc hội đã tăng cường xây dựng Hiến pháp và pháp luật, tháng 12-1988 chúng ta kiện toàn 16/32 cơ quan trực thuộc Hội đồng bộ trưởng, giảm 11 bộ, ủy ban.

Chủ trương của Đảng cộng sản Việt Nam về xây dựng và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa (1996-2009)

Đảng “kêu gọi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng, phát huy truyền thống vẻ vang của toàn Đảng, toàn dân tộc, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, năng động và sáng tạo, nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức, quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội X của Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, thực hiện “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.”34. Đại hội lần này, Đảng ta nhấn mạnh và phát triển tư tưởng của Cương lĩnh 1991 là xây dựng xã hội ta thành một xã hội dân chủ, trong xã hội ấy, nhân dân là người chủ và có quyền làm chủ, cán bộ đảng viên, công chức phải là những đầy tớ, công bộc tận tụy, trung thành của dân, hết lòng phục vụ tổ quốc, phục vụ nhân dân. Chính vì vậy, sự nghiệp đổi mới ngày nay, đường lối nhất quán của Đảng, Nhà nước ta là đặt con người ở vị trí trung tâm của các chính sách kinh tế, xã hội trong đó thúc đẩy và bảo vệ quyền con người được xem là nhân tố quan trọng cho sự phát triển bền vững, đảm bảo thắng lợi cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

Trong báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (4/2001), một lần nữa việc: “chăm lo cho con người, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con người; tôn trọng và thực hiện các điều ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia” được Đảng ta khẳng định ở tầm cao mới nhằm bảo vệ, thúc đẩy và phát triển quyền con người ở nước ta. Tại Đại hội X (2006) của Đảng nhấn mạnh: “Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân đáp ứng yêu cầu của chiến lược phát triển con người.”35; “Xây dựng hệ thống an sinh xã hội đa dạng; phát triển mạnh hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, bảo hộ lao động.

Một số kinh nghiệm, kiến nghị .1 Một số kinh nghiệm

Để lãnh đạo đúng đắn và hiệu quả, Đảng phải thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng về mọi mặt, làm cho Đảng tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng và khoa học, tăng cường bản chất giai cấp công nhân và tính tiên phong của Đảng; xây dựng Đảng thực sự vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, có đạo đức trong sáng, có tầm trí tuệ cao, có phương thức lãnh đạo khoa học, gắn bó mật thiết với nhân dân, trở thành biểu tượng về dân chủ. Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động kinh tế của doanh nghiệp và của nhân dân hoàn toàn mang tính tự chủ; chấp nhận cạnh tranh; quyền của người sở hữu, quyền của người sử dụng tư liệu sản xuất đều được xác định, mọi tư liệu sản xuất đều có người làm chủ, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình..Đó là những nội dung rất quan trọng của dân chủ. Cùng với các thiết chế đó, cần có cơ chế phát huy vai trò giám sát, phản biện của từng người dân, của các phương tiện thông tin đại chúng..Để việc giám sát, phản biện có chất lượng, cần tạo mọi điều kiện để các chủ thể thực hiện sự phản biện biết đường lối, chủ trương, chính sách và các trách nhiệm của cơ quan, cá nhân cán bộ phụ trách việc đó trong việc thực hiện, kết quả đã được thực hiện.

Thứ hai, Đảng lãnh đạo Nhà nước, đưa ra những chính sách, tiếp tục đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo, chú trọng tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, quan tâm phát triển mạng lưới an sinh xã hội, cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản cho người nghèo và các nhóm người dễ bị tổn thương, cho các vùng sâu vùng xa. Thứ tư, Đảng, Nhà nước đẩy mạnh thực hiện chính sách bình đẳng giới hơn nữa, tuyên truyền xóa bỏ phân biệt đối xử vì lý do giới tính, tạo cơ hội bình đẳng về giáo dục, việc làm và thu nhập cho phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ ở những vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, phụ nữ người dân tộc thiểu số, đẩy mạnh công tác phòng chống bạo lực gia đình, bạo hành trẻ em.