1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ứng dụng Hiệp Ước Basel II vào hệ thống quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

97 1,8K 7
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 429,21 KB

Nội dung

Ứng dụng Hiệp Ước Basel II vào hệ thống quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -

NGUYỄN THỊ KHÁNH NGỌC

VẬN DỤNG CÔNG CỤ QUYỀNCHỌN ĐỂ KINH DOANH VÀPHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁNVIỆT NAM

Chuyên ngành:Kinh tế tài chính – Ngân hàng

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người Hướng Dẫn Khoa Học:

PGS.TS NGUYỄN THỊ NGỌC TRANG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2008

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 3

CHƯƠNG 1: SƠ LƯỢC VỀ CÔNG CỤ QUYỀN CHỌN 7

1.1 Khái niệm chung 7

1.1.1 Định nghĩa 7

1.1.2 Giá quyền chọn 7

1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến giá của quyền chọn chứng khoán 8

1.2 Những lợi ích khi giao dịch quyền chọn 12

1.2.5 Tạo thu nhập 13

1.3 Rủi ro khi giao dịch quyền chọn 13

1.3.1 Rủi ro thị trường 14

1.3.2 Hiệu lực trong thời hạn 14

1.3.3 Tác động của đòn bẩy 14

1.3.4 Người bán quyền chọn đối mặt với rủi ro không giới hạn 15

1.3.5 Duy trì số dư theo qui định của một số trung tâm chứng khoán 15

1.3.6 Mối quan hệ giữa giá và tính thanh khoản 15

CHƯƠNG 2:VẬN DỤNG CÁC CHIẾN LƯỢC QUYỀN CHỌN ĐỂ KINH DOANHTRONG ĐIỀU KIỆN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 17

2.1 Thị trường hướng lên 18

2.1.1 Sở hữu chứng khoán 18

2.1.2 Mua quyền chọn mua 19

2.1.3 Chiến lược Bán quyền chọn bán 20

2.1.4 Chiến lược Spread 21

2.1.5 Chiến lược Spread tỉ lệ 23

2.2 Thị trường đi xuống 25

2.2.1 Bán khống chứng khoán 25

2.2.2 Chiến lược mua quyền chọn bán 27

2.2.3 Bán quyền chọn mua 29

2.2.4 Chiến lược Bear Spread 29

2.2.5 Chiến lược spread tỉ lệ 31

2.3 Thị trường ổn định hoặc có sự biến động về giá không nhiều 33

2.3.1 Chiến lược bán quyền chọn có phòng ngừa 33

2.3.2 Chiến lược Straddle 36

2.3.3 Chiến lược Strangle 38

Trang 3

2.3.4 Chiến lược con bướm Spread quyền chọn mua 40

2.3.5 Chiến lược Spread tỉ lệ 41

2.4 Thị trường biến động mạnh 43

2.4.1 Chiến lược Straddle mua quyền chọn 44

2.4.2 Chiến lược Strangle mua quyền chọn 45

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG QUYỀN CHỌN TRÊN TTCK ÚC VÀ SỰCẦN THIẾT CỦA VIỆC ỨNG DỤNG GIAO DỊCH QUYỀN CHỌN Ở TTCK VIỆTNAM 48

3.1 Lịch sử phát triển của thị trường quyền chọn thế giới 48

3.2 Thị trường quyền chọn Úc 49

3.2.1 Giới thiệu sơ lược về Sàn giao dịch chứng khoán Úc 49

3.2.2 Giao dịch và thanh toán 51

3.2.3 Các thành phần của hợp đồng quyền chọn 55

3.3 Sự cần thiết của việc ứng dụng giao dịch quyền chọn ở TTCK Việt Nam 57

3.3.1 Sơ lược về TTCK Việt Nam 57

3.3.2 TTCK Việt Nam – thị trường đầy rủi ro .60

3.3.3 Sự cần thiết của việc ứng dụng giao dịch quyền chọn ở TTCK Việt Nam 66

CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ ỨNG DỤNG GIAO DỊCH QUYỀN CHỌNCHỨNG KHOÁN VÀO TTCK VIỆT NAM 69

4.1 Nhóm giải pháp về tổ chức và quản lý sàn giao dịch 69

4.1.1 Hoàn thiện khung pháp lý 69

4.1.2 Nâng cao vai trò và trách nhiệm của một số cơ quan chức năng có liênquan 72

4.1.3 Nâng cao năng lực quản lý nhà nước đối với TTCK 73

4.2 Nhóm giải pháp về phát triển thị trường 74

4.2.1 Tăng cung ứng cho thị trường cả về số lượng, chất lượng và chủng loạihàng hóa 74

4.2.2 Tiếp cận cộng cụ quyền chọn đến các nhà đầu tư chứng khoán 75

4.2.3 Nâng cao hiệu quả cung cấp thông tin 76

4.2.4 Hoàn thiện quy trình và trang bị hệ thống kỹ thuật giao dịch 77

4.2.5 Các nhóm giải pháp khác 79

4.3 Một số điều kiện khác để triển khai giao dịch quyền chọn chứng khoán tạiViệt Nam 80

TÀI LIỆU THAM KHẢO 84

Phụ lục 1: Bảng vốn hóa TTCK của các nước trong khu vực Châu Á Thái BìnhDương (01/10/2007) 85

Phụ lục 2:TÍNH GIÁ QUYỀN CHỌN 86

1 Mô hình Black-Scholes 87

2 Mô hình cây Binomal 87

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU1.Lí do chọn đề tài

Với 8 năm đi vào hoạt động, TTCK Việt Nam có những bước chuyển mìnhđáng kể Từ những ngày đầu thành lập rất ít nhà đầu tư quan tâm, cho đếnnay thị trường đã chứng kiến những thời kì “nhà nhà chứng khoán, ngườingười chứng khoán”, hình thành những phố chứng khoán, quán cafe chứngkhoán Và để duy trì sự sôi động của thị trường cũng như thu hút nhà đầu tư ,Nhà nước cần phải cung cấp thêm nhiều hàng hóa để tăng nguồn cung chothị trường Ngoài những chứng khoán là hàng hóa cơ bản cho các giao dịchcủa TTCK, trên thế giới còn có những sản phẩm phái sinh mà cổ phiếu là tàisản cơ sở cho các giao dịch này Về cơ bản, đây là các công cụ phòng ngừarủi ro, bảo vệ hữu hiệu cho các nhà đầu tư tài chính, đồng thời cũng là mộttrong những kênh đầu tư hiệu quả cho những nhà đầu tư ưa thích rủi ro Bêncạnh đó, chúng cũng tạo ra môi trường kinh doanh hấp dẫn song song vớiTTCK cơ sở, thúc đẩy tính năng động cho thị trường tài chính và ảnh hưởngtích cực đến nền kinh tế quốc gia.

Đây là lý do khiến tác giả chọn đề tài “Vận dụng công cụ quyền chọn đểkinh doanh và phòng ngừa rủi ro trong TTCK”

- Nghiên cứu, làm rõ một số vấn đề cơ bản về quyền chọn

- Sử dụng quyền chọn để phòng ngừa rủi ro, kinh doanh trong các trườnghợp của thị trường

Trang 5

- Nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn về tổ chức sàn giao dịch quyền chọnchứng khoán Úc nhằm triển khai công cụ này một cách có hiệu quả tạiViệt Nam

- Phân tích thực trạng của TTCK Việt Nam, nhận diện các yếu tố rủi ro trênthị trường và đề xuất một số giải pháp nhằm áp dụng các giao dịch quyềnchọn chứng khoán tại Việt Nam.

3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Phần cơ sở lý luận về quyền chọn, đề tài sẽ đi vào giới thiệu, phân tíchcác chiến lược kinh doanh quyền chọn được giao dịch phổ biến trên thếgiới.

- Phần kinh nghiệm về tổ chức sàn giao dịch quyền chọn chứng khoán tạiÚc và từ đó rút ra những kinh nghiệm cho TTCK Việt Nam khi triển khaiquyền chọn chứng khoán

- Từ những kinh nghiệm ở phần trên đề tài sẽ đi đưa ra giải pháp và kha ûnăng ứng dụng giao dịch quyền chọn chứng khoán tại TTCK Việt Nam.- Do có sự giới hạn nên trong khuôn khổ của đề tài nghiên cứu, đề tài này

không đi sâu vào kỹ thuật định giá quyền chọn

Đề tài sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu như phân tích – tổnghợp, so sánh – đối chiếu, và phương pháp quan sát từ thực tiễn để khái quátbản chất của các vấn đề cần nghiên cứu Đề tài được xây dựng dựa trên cáccơ sở lý thuyết chuyên ngành tài chính doanh nghiệp kết hợp với nguồn dữliệu thông tin được tác giả sưu tầm, tập hợp từ các sách báo, tạp chí và cácwebsite có liên quan,

Trang 6

5.Kết cấu của đề tài

Ngoài các phần lời cam đoan, lời cám ơn, mục lục, danh mục các từ viết tắt,danh mục các bảng biểu và hình vẽ, lời mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảovà phần phụ lục, đề tài được trình bày thành 4 chương như sau:

Chương 1: Sơ lược về thị trường q uyền chọn

Chương 2: Vận dụng các chiến lược quyền chọn để kinh doanh trong điềukiện thị trường chứng khoán.

Chương 3: Thực trạng sử dụng quyền chọn trên TTCK Úc và sự cần thiếtcủa việc ứng dụng giao dịch quyền chọn ở TTC K Việt Nam

Chương 4: Một số giải pháp để ứng dụng giao dịch quyền chọn chứng khoánvào TTCK Việt Nam

Trang 7

CHƯƠNG 1: SƠ LƯỢC VỀ CÔNG CỤ QUYỀN CHỌN1.1 Khái niệm chung

1.1.1Định nghĩa

Quyền chọn là một hợp đồng giữa hai bên – người mua và người bán – trongđó cho người mua quyền, nhưng không phải là nghĩa vụ, để mua hoặc bán một tàisản nào đó vào một ngày trong tương lai với giá đã đồng ý vào ngày hôm nay.

Người mua quyền chọn trả cho người bán một số tiền gọi là giá quyền chọn.Người bán quyền chọn sẵn sàng bán hoặc tiếp tục nắm giữ tài sản theo các điềukhoản của hợp đồng nếu người mua muốn như vậy Một quyền chọn để mua tàisản gọi là quyền chọn mua Một quyề n chọn để bán tài sản gọi là quyền chọnbán.

1.1.2Giá quyền chọn

Khi giao dịch quyền chọn nhà đầu tư phải quan tâm đến giá quyềnchọn được tính như thế nào.

Giá quyền chọn được chia làm hai phần: giá trị nội tại và giá trị thờigian

 Giá trị nội tại: là sự chênh lệch giữa giá thực hiện của quyền chọnvà giá thị trường của chứng khoán cơ sở tại bất kỳ thời gian cụ thểnào

 Giá trị thời gian: là giá trị mà người tham gia quyền chọn chua ån bịtrả cho khả năng mà thị trường có thể di chuyển theo dự đoán củanhà đầu tư trong suốt vòng đời của quyền chọn Giá trị thời gian sẽthay đổi khi quyền chọn có lời, hoà vốn, lỗ và có giá trị cao nhất khiquyền chọn có lời.

Trang 8

Khi thời gian càng gần đến ngày đáo hạn thì cơ hội để quyền chọncó thể thay đổi là giảm vì vậy giá trị thời gian cũng giảm.

1.1.3Các yếu tố ảnh hưởng đến giá của quyền chọn chứng khoán

- Giá chứng khoán hiện hành (S)- Giá thực hiện (X)

- Thời gian đáo hạn (T)

- Độ bất ổn của giá chứng khoán ()- Lãi suất không rủi ro (r)

- Cổ tức mong đợi trong vòng đời của quyền chọn

1.1.3.1Giá chứng khoán và giá thực hiện

Nếu quyền chọn mua được thực hiện ở một số thời điểm trongtương lai, số tiền được thanh toán sẽ bằng mức chênh lệch của giáchứng khoán cao hơn so với giá thực hiện Do đó, quyền chọn mua sẽtrở nên có giá hơn khi giá chứng khoán tă ng và giảm giá khi giá thựchiện tăng Đối với quyền chọn bán, khoản tiền nhận được là số chênhlệch giữa giá thực hiện cao hơn so với giá chứng khoán Vì vậy, động

Ngày đáo hạnThời gian

Giá trịthời gian

Hình 1.1.2: Mối quan hệ giữa giá trị thời gian và ngày đáo hạn c ủa quyền chọn

Trang 9

thái của quyền chọn bán trái ngược với quyền chọn m ua Chúng bịgiảm giá khi giá chứng khoán tăng và trở nên có giá hơn khi giá thựchiện tăng.

1.1.3.2Thời gian đáo hạn

Xem xét tiếp về ảnh hưởng của ngày đáo hạn, cả quyền chọnmua và bán kiểu Mỹ sẽ trở nên có giá hơn khi th ời gian tăng Hãy xemxét hai quyền chọn chỉ khác nhau về ngày đáo hạn (cách xa nhau).Người chủ của quyền chọn có vòng đời dài có tất cả cơ hội thực hiệnmở cho người chủ của quyền chọn có vòng đời ngắn – và hơn thế nữa.Quyền chọn có vòng đời dài, do vậy, phải luôn luôn có giá ít nhất cũngbằng quyền chọn có vòng đời ngắn

Quyền chọn bán và mua Châu Âu không nhất thiết trở nên cógiá hơn khi thời hạn tăng Người chủ của quyền chọn Châu Âu có vòngđời dài không có tất cả cơ hội thực hiện mở cho người chủ quyền chọnChâu Âu có vòng đời ngắn, mà người chủ quyền chọn dài hạn chỉ cóthể thực hiện vào lúc đáo hạn quyền chọn Xem xét hai quye àn chọnmua kiểu Châu Âu về chứng khoán: một có ngày đáo hạn trong mộttháng, và một có ngày đáo hạn trong hai tháng Giả sử rằng cổ tức rấtlớn được mong đợi trong 6 tuần Việc phân chia cổ tức làm giá chứngkhoán giảm, khiến cho quyền chọn có vòng đời ngắn có thể có giá hơnquyền chọn có vòng đời dài.

1.1.3.3Độ bất ổn

Độ bất ổn của giá chứng khoán là mức độ thiếu ổn định do sựbiến động của giá chứng khoán mà chúng ta có thể gặp trong tương lai.Khi độ bất ổn tăng, cơ hội trên chứng khoán cũng sẽ tăng hoặc là rấttốt hoặc là rất tệ Đối với người nắm giữ chứng khoán, hai kết quả này

Trang 10

có xu hướng bù trừ lẫn nhau Tuy nhiên, điều này sẽ không c ó đối vớingười chủ của quyền chọn mua hoặc bán Người chủ của quyền chọnmua có lợi khi giá tăng nhưng sẽ bị giới hạn của rủi ro có chiều tiếp tụcđi xuống khi giá giảm, bởi vì trong phần lớn trường hợp đó là giá củ aquyền chọn mà người chủ đều có thể bị lỗ Tương tự, chủ của quyềnchọn bán có lợi khi giá giảm, nhưng sẽ bị giới hạn của rủi ro có chiềutiếp tục đi xuống khi giá tăng Vì vậy, giá trị của cả quyền chọn muavà bán đều tăng khi độ bất ổn tăng

1.1.3.4Lãi suất không rủi ro

Lãi suất không rủi ro tác động lên giá của quyền chọn theo cáchthức kém rõ ràng hơn Khi lãi suất trong nền kinh tế tăng, tỷ lệ tăngtrưởng mong đợi của giá chứng khoa ùn có xu hướng tăng theo Tuynhiên, hiện giá của bất kỳ dòng lưu kim nào trong tương lai mà ngườinắm giữ quyền chọn nhận được cũng đều giảm Cả hai tác động này sẽdẫn đến tình trạng giảm giá trị của quyền chọn bán Vì vậy, giá củaquyền chọn bán sẽ bị sút giảm khi lãi suất không rủi ro tăng Đối vớitrường hợp quyền chọn mua, tác động đầu tiên dẫn đến tăng giá, trongkhi tác động thứ hai lại dẫn đến giảm giá Có thể thấy rằng tá c độngđầu tiên luôn chi phối tác động thứ hai; đó là, giá của quyền chọn mualuôn luôn tăng khi lãi suất không rủi ro tăng.

Cần nhấn mạnh rằng những kết quả này dựa trên giả định tất cảcác biến số khác được giữ cố định Trên thực tế, khi lãi suất tăng (haygiảm) sẽ dẫn đến giá chứng khoán giảm (hay tăng) Ảnh hưởng thuầntúy của sự thay đổi lãi suất và sự thay đổi giá chứng khoán kèm theocó thể trái ngược với điều vừa nêu.

Trang 11

1.1.3.5Cổ tức

Cổ tức có ảnh hưởng làm giảm giá chứng khoán trong thời giankhông trả cổ tức Đây là thông tin xấu đối với giá trị của quyền chọnmua và là thông tin tốt với giá trị của quyền chọn bán Vì vậy, giá trịcủa quyền chọn mua tỷ lệ nghịch với độ lớn bất kỳ của mức cổ tứcmong đợi, và giá trị của quyền chọn bán tỷ lệ thuận với độ lớn bất kỳcủa mức cổ tức mong đợi.

Bảng 1.1.3: Tóm tắt ảnh hưởng đến giá của quyền chọn chứn g khoán khi tăngmột biến số và cố định những biến số khác

mua kiểu ChâuÂu

Quyền chọnbán kiểuChâu Âu

Quyềnchọn mua

kiểu Mỹ

Quyền chọnbán kiểu MỹGiá chứng

Lãi suất khôngrủi ro

+ Biến số tăng làm cho giá quyền chọn tăng- Biến số tăng làm cho giá quyền chọn giảm? Không chắc chắn sẽ có mối liên hệ.

Trang 12

1.2 Những lợi ích khi giao dịch quyền chọn.1.2.1Quản lí rủi ro

Chức năng quan trọng nhất của quyền chọn là nhằm cung cấp công cụgiảm thiểu rủi ro Một người đang phải chịu rủi ro từ một sự thay đổi giá bấtlợi có thể sử dụng các quyền lựa chọn để loại trừ rủi ro đó Một quyền chọnmua có thể được xem như là một công cụ đảm bảo một mức giá mua tốt(nếu giá thị trường của chứng khoán cao hơn mức giá thực hiện, quyền sẽgiúp nhà đầu tư mua được chứng khoán tại mức giá thực hiện) Một quyềnchọn bán sẽ đảm bảo một mức giá bán tốt (việc thực hiện quyền sẽ giúp chonhà đầu tư bán chứng khoán ở mức giá thực hiện trong trường hợp giá thịtrường của chứng khoán thấp hơn mức giá thực hiện) Quyền chọn không chỉáp dụng đối với các chứng khoán riêng lẻ mà nó còn dùng cho danh mụcđầu tư thông qua chỉ số.

Như vậy các quyền lựa chọn có thể được xem như một công cụ ph òngngừa những sự thay đổi giá bất lợi.

1.2.1Có thời gian để quyết định

Khi mua quyền chọn, giá mua (quyền chọn mua), giá bán (quyền chọnbán) của cổ phiếu đã được xác định trước Và trong thời gian hiệu lực củaquyền chọn, người giữ quyền có thời gian suy nghĩ để quyết định thực hiệnhay không thực hiện quyền chọn.

1.2.2Đầu cơ

Nhà đầu tư dễ dàng tham gia cũng như thoát vị thế, điều này giúp chonhà đầu tư có thể giao dịch các quyền chọn màkhông h ề nghĩ đến việc thựchiện chúng.

Trang 13

Nếu thị trường được mong chờ là tăng, nhà đầu tư quyết định muaquyền chọn mua, và ngược lại khi thị trường đi xuống nhà đầu tư quyết địnhmua quyền chọn bán.

Cách khác nhà đầu tư có thể ba ùn quyền chọn trước ngày hết hạn đểtăng lợi nhuận hoặc giới hạn rủi ro.

1.2.3Đòn bẩy

Đòn bẩy cung cấp tiềm năng tạo ra tỉ suất sinh lợi cao hơn từ khoảnđầu tư ban đầu nhỏ hơn là đầu tư trực tiếp vào chứng khoán Tỷ suất sinh lợicao thì rủi ro cũng cao hơn so với đầu tư trực tiếp vào chứng khoán cơ sở.Giao dịch quyền chọn có thể cho phép bạn hưởng lợi từ sự thay đổi giáchứng khoán mà không phải trả toàn bộ giá chứng khoán.

1.2.4Tính đa dạng

Quyền chọn cho phép nhà đầu tư xây dựng một danh mục đầu tư đadạng với một chi phí đầu tư ban đầu thấp hơn việc mua trực tiếp chứngkhoán và danh mục đầu tư với lợi nhuận – rủi ro hấp dẫn hơn bất kỳ khoảnđầu tư nào.

1.2.5Tạo thu nhập

Nhà đầu tư có thể có thêm thu nhập ngoài cổ tức bằng việc viết quyềnmua cho cổ phiếu bạn đang giữ Do bán quyền mua chứng khoán bạn đượcnhận trước khoản giá quyền chọn, vì vậy bạn phải có nghĩa vụ thực hi ện vàchuyển nhượng cổ phiếu tại giá thực hiện nếu người mua thực hiện quyền.

1.3 Rủi ro khi giao dịch quyền chọn

Quyền chọn không phải dành cho tất cả nhà đầu tư Rủi ro cũng tiềm ẩntrong các giao dịch quyền chọn, vì vậy n hà đầu tư chỉ nên sử dụng công cụ quyềnchọn khi đã thực sự hiểu về quyền chọn cũng như những rủi ro của q uyền chọn.

Trang 14

Trước khi đầu tư, cần phải cẩn thận xem xét mục tiêu đầu tư, kinh nghiệm, khảnăng tài chính, tất cả những tính toán có liên quan khác cũng như ý kiến của nhàmôi giới.

1.3.1Rủi ro thị trường

Giá trị thị trường của quyền chọn bị ảnh động bởi các yếu tố đã đượcnêu trong chương 1 Do đó giá trị của quyền chọn có thể giảm và trở nênkhông có giá trị vào ngày đáo hạn Thay đổi trong giá của chứng khoán cơsở dẫn đến sự thay đổi trong giá quyền chọn, nhưng sự thay đổi này đôi khilà theo hướng khác hoặc có tác động khác so với sự thay đổi gia ù của chứngkhoán cơ sở.

1.3.2 Hiệu lực trong thời hạn

Mặc dù, quyền chọn là các giao dịch cho tương lai, nhưng đó là mộttương lai không hề xa Hợp đồng quyền chọn thường có hiệu lực trong vòngmột năm hoặc ít hơn Các hợp đồn g quyền chọn hết hạn tại một thời điểmđã được định sẵn (các kỳ hạn của chúng xảy ra thường xuyên và nối tiếpnhau) và sẽ không còn hiệu lực sau ngày đáo hạn Do quyền chọn có vòngđời giới hạn do có ngày đáo hạn, nên giá trị thời gian giảm theo thời gian.Điều này là quan trọng khi quyết định lựa chọn quyền chọn nào có đủ thờigian cho đến lúc đáo hạn để nhà đầu tư có thể thực hiện được những dựđoán của mình.

1.3.3Tác động của đòn bẩy

Chi phí vốn ban đầu có thể là nhỏ so với tổng giá trị hợp đồng, sự dichuyển tương đối nhỏ của thị trường có thể có tác động tương đối lớn đếngiá trị của hợp đồng Việc sử dụng đòn bẩy có thể đem đến lợi nhuận l ớnđồng thời cũng như mất mát nhiều khi giá chứng khoán không theo như dựđoán của nhà đầu tư Vì vậy, mặc dù đòn bẩy khiến cho việc cam kết lúc

Trang 15

ban đầu có vẻ thuận lợi nhưng những diễn biến có thể xảy ra trong quá trìn hđầu tư quyền chọn này có thề gây ra cho nhà đầu tư những khoản thua lỗlớn.

1.3.4Người bán quyền chọn đối mặt với rủi ro không giới hạn

Người bán quyền chọn phải gánh chịu rủi ro nhiều hơn người muaquyền chọn Giá quyền chọn mà người bán quyền chọn nhận được là cốđịnh và giới hạn, nhưng người viết quyền chọn phải đối mặt với rủi ro nhiềuhơn số tiền nhận được và có thể là rủi ro vô hạn trong trường hợp người bánquyền chọn không sở hữu chứng khoán cơ sở hoặc không có vị thế bù trừ đểhạn chế rủi ro.

1.3.5Duy trì số dư theo qui định của một số trung tâm chứng khoán

Người viết hợp đồng quyền chọn phải có nghĩa vụ đảm bảo số dư đặtcọc theo yêu cầu nhà môi giới để hạn chế rủi ro khi người mua quyền chọnthực hiện quyền Nếu thị trường không theo dự đoán của bạn hoặc số dư bịgiảm thì người bán quyền chọn phải bổ sung tiền, nếu không nhà môi giớicủa bạn sẽ đóng vị thế của bạn và bạn phải chịu hoàn toàn trách nhiệm vềnhững mất mát gây ra

1.3.6Mối quan hệ giữa giá và tính thanh khoản

Điều kiện thị trường (thị trường chưa phát triển, tính thanh khoảnkém,…) làm tăng rủi ro cho các nhà đầu tư quyền chọn vì khó giao dịchcũng như khó thoát vị thế.

Thông thường mối quan hệ giữa tính thanh khoản và giá không tồn tạitrong các trường hợp cụ thể, ví dụ trong thời kỳ thị trường phát triển, việcmua bán diễn ra với khối lượng lớn, thị trường biến động cao hoặc như tínhthanh khoản của các chứng khoán cơ sở thấp

Trang 16

Đó là những rủi ro phổ biến khi sử dụng quyền chọn trên TTCK ở cácnước, riêng TTCK Việt Nam có những hạn chế khi áp dụn g quyền chọn đểgiảm thiểu rủi ro và kinh doanh sinh lợi

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 trình bày những kiến thức nền tảng về công cụ quyền chọn chứngkhoán, những nhận thức về vai trò tích cực của quyền chọn đối với sự p háttriển của TTCK; cũng như đề cập đến những nhân tố tác độn g đến giáquyền chọn Qua đó mở ra hướng nghiên cứu cho toàn bộ đề tài.

Trang 17

CHƯƠNG 2:VẬN DỤNG CÁC CHIẾN LƯỢC QUYỀN CHỌNĐỂ KINH DOANH TRONG ĐIỀU KIỆN THỊ TRƯỜN G CHỨNG

Quyền chọn có một sức hấp dẫn là chúng có thể được sử dụng để tạo ra mộtloạt rất nhiều hàm số thu hồi khác nhau Quyền chọn chúng ta nói trong phần nàylà quyền chọn kiểu Châu Âu.

TTCK dịch chuyển rất phức tạp, nhưng chung qui thì thị trường cũng có bốnxu hướng chính

 Thị trường hướng lên: đó là khi nhà đầu tư mong chờ giá chứng khoántăng trong tương lai

 Thị trường hướng xuống: khi nhà đầu tư mong chờ giá chứng khoá n sẽgiảm

 Thị trường ổn định hoặc có sự biến động về giá không nhiều.

 Thị trường được dự đoán là biến động nhiều, nhưng xu hướng tăng giảmthì không thể xác định trước.

Mục tiêu của việc tìm hiểu các xu hướng của t hị trường để cung cấp cho nhàđầu tư các loại kinh doanh tiềm năng tương ứng với từng loại thị trường giúp nhàđầu tư không bị thụ động trong đầu tư chứng khoán, cũng như có thể kinh doanhtrong mọi biến động của thị trường Như vậy tuỳ theo dự đoán xu hướng pháttriển thị trường của từng nhà đầu tư mà có chiến lược kinh doanh quyền chọnthích hợp đem lại lợi nhuận và hiệu quả cho nhà đầu tư.

Trang 18

2.1 Thị trường hướng lên

Những chiến lược được áp dụng trong trường hợp nhà đầu tư hi vọng thịtrường đi lên là một trong những chiến lược phổ biến nhất mà nhà đầu tư cá nhânsử dụng, và điều chắc chắn là kết quả nhận được là do thị trường quyết định Nếugiá chứng khoán đi lên theo đúng dự đoán của nhà đầu tư thì tốt còn không thìngược lại.

Hầu hết nhà đầu tư nghĩ mua thấp và bán cao Nhưng đối với nhà đầu tưtheo chiến lược thị trường đi lên, là người muốn có lợi nhuận từ sự tăng gi á trịhoặc giá chứng khoán tăng thì họ chỉ có một suy nghĩ trong đầu là mua chứngkhoán Thực tế khi giá chứng khoán tăng thì họ sẽ thu được lợi nhuận, nhưngtrong trường hợp họ đầu tư một số vốn rất lớn cho việc mua chứn g khoán và giáchứng khoán lại giảm thì họ có thể gặp rủi ro Trong phần này, ta sẽ thấy thay vìmua chứng khoán, thì có những cách đầu tư tốt hơn để giảm thiểu rủi ro khi thịtrường không tăng như dự đoán của nhà đầu tư, nhưng vẫn đem lại lợi nhuận khithị trường đi lên, đồng thời có thể thấy được tác động của đòn bẩy.

Chiến lược kinh doanh khi thị trường đi lên đầu tiên được đề cập là muachứng khoán Vì sở hữu chứng khoán là một chiến lược dễ sử dụng và phổ biếnđối với hầu hết nhà đầu tư, đồng thời chiến lược này cung cấp cho ta một sự sosánh với những chiến lược khác không cần sở hữu chứng khoán mà chỉ cần nhữnghợp đồng quyền chọn.

Trong các ví dụ trong phần này là áp dụng trong thị trường quyền chọn Úcvới giá trị một hợp đồng quyền chọn là một ngàn cổ phiế u và tiền được qui ướclà đôla Úc

2.1.1Sở hữu chứng khoán

Giả sử nhà đầu tư mua 1000 cổ phiếu STO là $13.00

Trang 19

Phần thưởng: Vị thế này có lợi nhuận không giới hạn khi giá chứng khoántrong tương lai cao hơn giá thực hiện Khi giá chứng khoántăng thêm $1.00 thì nhà đầu tư nhận được lợi nhuận$1,000.00

Hoà vốn: Khi giá chứng khoán không thay đổi bằng với giá thực hiện$13.00

Rủi ro: Có rủi ro không giới hạn khi giá chứng khoán giảm dưới giáthực hiện cho đến khi giá chứng khoán bằng 0 Mỗi $1.00giảm trong giá trị của chứng khoán làm nhà đầu tư thiệt hại$1,000.00

2.1.2Mua quyền chọn mua

Nhà đầu tư có thể thu được lợi nhuận cao hơn nhiều khi mua quyềnchọn mua chứng khoán so với việc sở hữu chứng khoán bằng cách mua 5hợp đồng quyền chọn mua cổ phiếu STO vớ i giá thực hiện $13.00 giá quyềnchọn $0.76.

Giá chứng khoántăng

Hình 2.1.1: Thành quả của người sở hữu chứng khoánLợi nhuận

14.00

Trang 20

Lợi nhuận: Có lợi nhuận không giới hạn Khi giá chứng k hoántăng $1 trên giá $13.76 nhà đầu tư thu được lợi nhuận$5.000.00

Hòa vốn: Khi chứng khoán có giá $13.76 (hòa vốn = giá thựchiện + giá quyền chọn)

Rủi ro: Rủi ro được giới hạn tại mức $3,800.00 (là phí phải trảcho quyền chọn).

2.1.3Chiến lược Bán quyền chọn bán

Bán quyền chọn bán là một chiến lược kinh doanh giá lên và mang lạilợi nhuận có giới hạn chính là giá quyền chọn, nhưng mức lỗ thì vô hạn.

(1): Thành quả của người sở hữu chứng khoán(2): Thành quả mua quyền chọn mua

Trang 21

2.1.4Chiến lược Spread

Khi nhà đầu tư hi vọng thị trường đi lên nhưng không đủ thuyết phục đểmua quyền chọn mua, lúc này nhà đầu tư sẽ tìm kiếm mộ t chiến lược phùhợp với “khầu vị” của mình.

Chiến lược kinh doanh spread liên quan đến việc nắm giữ vị thế 2 hoặcnhiều quyền chọn cùng kiểu (nghĩa là, 2 hoặc nhiều quyền chọn mua, hay 2hoặc nhiều quyền chọn bán) với giá thực hiện khác nhau

Có rất nhiều cách kết hợp khác nhau theo kiểu spread, nhưng trongtrường hợp mong chờ thị trường đi lên thì có thể tạo ra chiến lược kinh doanhbằng cách mua một quyền chọn mua chứng khoán với giá thực hie än nhấtđịnh và bán quyền chọn mua trên cùng loại chứng khoán với giá thực hiệncao hơn Cả hai quyền chọn này có cùng ngày đáo hạn Chiến lược trên cònđược gọi là Bull spread sử dụng quyền chọn mua

Vì giá quyền chọn mua luôn luôn giảm khi giá thực hiện tăng, giá trịcủa quyền chọn bán luôn luôn thấp hơn giá trị của quyền chọn mua Vì vậy,đối với chiến lược bull spread Do đó chi phí bỏ ra cho chiến lược này thấphơn so với mua quyền chọn mua và khi thị trường tăng nhà đầu tư vẫn thuđược một khoảng lợi nhuận.

Giả sử khi giá cổ phiếu STO tăng mạnh trong 6 tháng vừa qua và đếntháng 4 giá $13.00 Thị trường lúc này đang có chiều hướng đi xuống, nhưngnhà đầu tư vẫn nghĩ rằng giá STO trong 3, 4 tháng vẫn tiếp tục tăng nhẹ vàdao động khoảng $13.50 Nhưng khi so sánh với giá quyền chọn mua tại giá$13.00 là $0.76 cao hơn so với lợi nhuận thu được là $0.50, nhà đầu tư quyếtđịnh sử dụng chiến lược bull spread cho quyền chọn mua.

-Mua 1 hợp đồng quyền chọn mua: ngày đáo hạn tháng 8, gia ù thực hiện$13.00, với giá quyền chọn $0.76.

Trang 22

-Bán 1 hợp đồng quyền chọn mua: ngày đáo ha ïn tháng 8, giá thực hiện$13.50 với giá quyền chọn $0.61.

Như vậy chi phí bỏ ra ban đầu cho chiến lược này là $0.15, nhỏ hơn sovới chi phí khi mua quyền chọn mua.

Chiến lược bull spread giới hạn tiềm năng có chiều hướng đi lên cũngnhư rủi ro do giá có chiều tiếp tục xuống của nhà đầu tư.

Lợi nhuận: Lợi nhuận lớn nhất nhà đầu tư có thể đạt được là vào ngàyđáo hạn giá cổ phiếu của STO tại hoặc cao hơn mức giáthực hiện của bán quyền chọn mua $13.50 và bằng chệnhlệch giữa hai giá thực hiện của hai quyền chọn trừ đi chi phíbỏ ra ban đầu là $0.35.

Hòa vốn: Chiến lược kinh doanh Bull Spread hòa vốn khi giá chứngkhoán vào tháng 8 là $13.15

Giá chứngkhoán

Hình 2.1.3: Chiến lược bull spread sử dụng quyền chọn mua

(2)Lợi nhuận

Giá chứng khoán13.50

(3): Thành quả của chiến lược bull spreadsử dụng quyền chọn mua

Trang 23

Lỗ: Thiệt hại lớn nhất mà nhà đầu tư có thể phải gánh chịu là chiphí bỏ ra ban đầu khi giá cổ phiếu STO vào ngày đáo hạnbằng hoặc thấp hơn giá thực hiện của mua quyền chọn mua Chiến lược bull spread cũng có thể được tạo ra bằng cách mua quyềnchọn bán với giá thực hiện thấp và bán quyền chọn bán với giá thực hiệncao.

2.1.5Chiến lược Spread tỉ lệ

Chiến lược spread tỉ lệ áp dụng trong thị trường đi lên được thiết kế đểtạo đòn bẩy (kiểm soát tiềm năng thị trường đi lê n) mà không cần nhiều vốnnhư khi mua quyền chọn mua đơn thuần Mục tiêu này đạt được bằng cáchmua nhiều quyền chọn mua, đồng thời tạo ra nguồn thu khác để giảm chiphí bỏ ra mua các hợp đồng quyền chọn mua là bán một quy ền chọn muavới giá thực hiện thấp hơn và mức phí cao hơn.

Được gọi là chiến lược spread tỉ lệ vì nhà đầu tư có thể tự tạo ra chiếnlược với bất kì tỉ lệ nào có thể là: mua hai, bán một; mua ba, bán một; muabốn, bán một; mua ba, bán hai; và tương tư Nhưng cho dù là tỉ lệ nào thì nhàkinh doanh cũng phải mua nhiều quyền chọn hơn là bán quyền chọn đó đểtạo ra đòn bẩy khi giá giảm.

Cũng như trên giá cổ phiếu STO đang giao dịch ở mức $13.00, và nhàđầu tư này nghĩ giá cổ phiếu sẽ tăng, nhưng lại không muốn trả phí muaquyền chọn, vì vậy chiến lược Spread tỉ lệ được áp dụng bằng cách:

-Mua hai hợp đồng quyền chọn mua: giá thự c hiện $15.00 với giáquyền chọn $0.32.

-Bán một hợp đồng quyền chọn mua: giá thực hiện $13.00 với giáquyền chọn $0.71.

Trang 24

Chiến lược Spread tỉ lệ được áp dụng khi nhà đầu tư mong muốn giáchứng khoán tăng mạnh trong trương lai hoặc trong trường hợp không tăngthì giá chứng khoán sẽ giảm dưới giá bán quyền chọn mua.

Lợi nhuận: Nhà kinh doanh đạt được lợi nhuận giới hạn khi giáchứng khoán tại ngày đáo hạn thấp hơn hoặc bằng $13.00,và đạt được lợi nhuận không giới hạn khi giá chứng khoántại ngày đáo hạn cao hơn $16.93.

Hòa vốn: Theo cân bằng giữa lợi nhuận và tổn thất của hai chiếnlược mua quyền chọn mua và bán quyền chọn mua ta cóhai điểm hòa vốn là $13.07 và $16.93.

Lỗ: Nhà đầu tư chịu rủi ro khi giá chứng khoán nằm trongkhoảng $13.07 và $16.93 và khoản lỗ lớn nhất là $1,930.00tại mức giá $15.00.

Giá chứng khoán15.00

Giá chứngkhoán15.00

Trang 25

2.2 Thị trường đi xuống

Các chiến lược áp dụng khi thị trường đi xuống có thể giúp nhà đầu tư tạo ralợi nhuận trong trường hợp giá chứng khoán đi xuống Thật không may, hầu hếtnhà đầu tư đều nghĩ khi thị trường đi xuống là điều tệ hại, họ sẽ không có thuđược khoản lợi nhuận nào và thậm chí lỗ, họ chỉ mong muốn thị trường có nhữngcú nhảy và cố gắng mua được giá chứng khoán ở đáy, nhưng việc mua chứngkhoán ở đáy cũng giống như chụp một con dao đang rơi Vì những suy nghĩ đó màviệc sử dụng chiến lược khi thị trường đi xuống là điều rất khó đối với những nhàđầu tư cá nhân.

Nhà đầu tư cá nhân cần nhận thấy rằng thị trường có những qui luật riêngcủa thị trường, nó sẽ tiếp tục tăng và giảm Vì vậy, nhà đầu tư có thể lựa chọntheo hướng của thị trường hay đi ngược lại với thị trường Một lần nữa thị trườngsuy giảm được coi là xấu hay không tùy thuộc vào vị thế của nhà đầu tư Nếuđang sở hữu chứng khoán thì khi thị trường giảm sẽ ảnh hưởng xấu đến nhà đầutư Nhưng thực tế có nhiều vị thế có tác động tích cực trong trường thị trườnghướng xuống.

Phổ biến nhất trong những chiến lược này là bán khống chứng khoán Tuynhiên, bán khống chứng khoán là vị thế cần vốn vì yêu cầu nhà kinh dooanh phảikí quỹ hoặc có chứng khoán trong tài khoản để bảo vệ người mua trong trườnghợp chứng khoán tăng giá Dù gì, chúng ta vẫn nghiên cứu việc bán khống chứngkhoán để có cái nhìn tổng quan khi nghiên cứu các phương pháp khác sử dụngquyền chọn để giảm thiểu rủi ro vốn, và tạo ra đòn bẩy

2.2.1Bán khống chứng khoán

Nhà đầu tư có thể bán chứng khoán từ chứng khoán mình sở hữu hoặcđầu cơ bằng chiến lược bán khống chứng khoán

Ở đây ta sẽ quan tâm đến chiến lược bán khống chứng khoán.

Trang 26

Bán khống trong giao dịch chứng khoán là bán một loại chứng khoánmà người bán không sở hữu tại thời điểm bán, cụ thể hơn là bán chứngkhoán vay mượn Khi nhà đầu tư dự đoán rằng, trong tương lai giá cổ phiếusẽ hạ, họ thực hiện bán khống, tức là đi vay cổ phiếu của Công ty chứngkhoán để bán, sau khi giá hạ họ sẽ mua cổ phiếu đó trên thị trường để trả lạivà hưởng chênh lệch giá Nhưng nếu giá trên thị trường không hạ như dựđoán mà lại tăng lên, nhà đầu tư vẫn phải mua cổ phiếu đó và chấp nhậnmột khoản lỗ.

Để đảm bảo an toàn, công ty chứng khoán triển khai nghiệp vụ thườngyêu cầu người vay chứng khoán ký quỹ một khoản tiền nhất định, tuy nhỏhơn giá trị chứng khoán đi vay nhưng đủ để bù đắp khoản lỗ nếu có Trongquá trình chưa trả được nợ, nếu giá thị trường tăng lên thì người bán khống(người vay) phải bổ sung thêm tiền ký quỹ Ngược lại, nếu giá giảm thìngười vay có thể rút bớt ra để sử dụng.

Bán khống chứng khoán khi thị trường điều chỉnh giảm cũng là mộthình thức khuyến khích nhà đầu tư tham gia thị trường, b ởi họ vẫn có thểkiếm được lời, trong khi mua bán theo cách bình thường, họ chỉ kiếm đượclời khi thị trường tăng giá.

Hình 2.2.1 : Thành quả của bán khống chứng khoán

Lợi nhuận

-1,000.001,000.00

Trang 27

Phần thưởng: vị thế này có lợi nhuận không giới hạn khi giá chứngkhoán ở dưới giá thực hiện $13.00 cho đến khi giá chứngkhoán bằng 0 Khi giá chứng khoán giảm $1.00 thì nhà đầutư nhận được lợi nhuận $1,000.00

Hoà vốn: khi giá chứng khoán không thay đổi bằng với giá thực hiện$13.00

Rủi ro: có rủi ro không giới hạn khi giá chứng khoán tăng trên giáthực hiện Mỗi $1.00 tăng trong giá trị của chứng khoán làmnhà đầu tư thiệt hại $1,000.00

2.2.2Chiến lược mua quyền chọn bán

Cũng như bán khống chứng khoán, quyền chọn bán là một phươngpháp được sử dụng phổ biến khi thị trường được dự đoán đi xuống Trongkhi, đối với việc bán khống chứng khoán, các công ty chứng khoán yêu cầusố tiền ký quỹ lớn, thì mua quyền chọn bán lại chỉ cần bỏ ra phí mua quyềnban đầu tương đối nhỏ so với giá trị chứng khoán.

Giả sử, nhà kinh doanh mua 5 hợp đồng quyền chọn mua cổ phiếuSTO, giá thực hiện $13.00, giá quyền chọn $0.50

(1): vị thế bán khống chứng khoán

(2): vị thế mua quyền chọn bán chứng khoán

Trang 28

Lợi nhuận: nhà đầu tư thu được lợi nhuận khi giá chứng khoán tại thờiđiểm đáo hạn thấp hơn giá thực hiện và đạt được cực đạikhi chứng khoán không còn giá trị.

Hòa vốn: khi chứng khoán có giá $12.50 (hòa vốn = giá thực hiện giá quyền chọn)

-Rủi ro: rủi ro được giới hạn tại mức $2,500.00 (là phí phải trả choquyền chọn).

Trong điều kiện thị trường hướng xuống nhà kinh doanh có thể tạo rađòn bẩy với chi phí đầu tư ban đầu như nhau nhưng có thể thu được lợinhuận khác nhau.

Giả sử cổ phiếu STO đang giao dịch ở mức $13.00,

Phí mua quyền chọn bán đáo hạn tháng 7, giá thực hiện $14.00 là $1.00Phí mua quyền chọn bán đáo hạn tháng 7, giá thực hiện $13.00 là $0.50Phí mua quyền chọn bán đáo hạn tháng 7, giá thực hiện $12.00 là $0.25So sánh thành quả đạt được của các chiến lược sau với cùng mức đầutư ban đầu là $13,000.00

Bán chứng khoán : 1,000 cổ phiếu với giá $13.00

Mua quyền chọn bán: 13 hợp đồng, đáo hạn tháng 7, giá thực hiện $14.00,giá quyền chọn $1.00

Mua quyền chọn bán: 26 hợp đồng, đáo hạn tháng 7, giá thực hiện $13.00,giá quyền chọn $0.50

Mua quyền chọn bán: 52 hợp đồng, đáo hạn tháng 7, giá thực hiện $12.00,giá quyền chọn $0.25

Trang 29

Bảng 2.2.2: Thành quả và tỉ suất sinh lợi (ROI) của các khoản đầu tư

Lời & Lỗ

Lời & lỗ

Lời &Lỗ

Lời &Lỗ

Lời & lỗ

Lời & lỗ

1,000 cổphiếu

14.0039,000 300 26,000 200 13,000 100 0 0 -13,000 -100 -13,000 -100

13.0065,000 500 39,000 300 13,000 100 -13,000 -100 -13,000 -100 -13,000 -100

12.0091,000 700 39,000 300 -13,000 -100 -13,000 -100 -13,000 -100 -13,000 -100

2.2.3Bán quyền chọn mua

Bán quyền chọn mua là một chiến lược kinh doanh giá xuống và manglại lợi nhuận có giới hạn chính là giá quyền chọn, nhưng mức lỗ thì vô hạn.

Bán quyền chọn mua với giá thực hiện thấp hơn có mức lợi nhuận tốiđa cao hơn nhưng mức lỗ do giá tăng cũng cao hơn.

Với giá cổ phiếu cho trước, vị thế bán quyền chọn mua được duy trìcàng lâu, giá trị thời gian càng mất dần và lợi nhuận càng lớn.

2.2.4Chiến lược Bear Spread

Nhà đầu tư tham dự chiến lược bull spread hy vọng giá chứng khoán sẽtăng Ngược lại, nhà đầu tư tham gia chiến lược bear spread mong sao giáchứng khoán sẽ giảm Cũng giống như chiến lược bull spread, chiến lượcbear spread có thể được tạo ra bằng cách mua quyền chọn mua với một mứcgiá thực hiện và bán quyền chọn mua với một mức giá thực hiện khác Tuynhiên, trong trường hợp bear spread, giá thực hiện của mua quyền chọn caohơn giá thực hiện của bán quyền chọn Lợi nhuận từ chiến lược spread thểhiện trong hình.

Trang 30

Giả sử sau một thời gian thị trường tăng giá, nhà đầu tư dự đoán thịtrường sẽ đổi chiều, và hiện nay giá cổ phiếu đang ở mức $16.10 và nhà đầutư tin rằng giá 2 hoặc 3 tháng tới sẽ giao động khoảng $15.00 Nhưng vìkhông muốn trả toàn bộ phí mua quyền chọn bán, nhà đầu tư quyết định ápdụng chiến lược bear Spread có sử dụng quyền chọn bán.

Mua 1 hợp đồng quyền chọn bán, đáo hạn tháng 12, giá thực hiện$16.00, giá quyền chọn $0.61

Bán 1 hợp đồng quyền chọn bán, đáo hạn tháng 12, giá thực hiện$15.00, giá quyền chọn $0.22

Lợi nhuận: Lợi nhuận lớn nhất nhà đầu tư có thể đạt được là vào ngàyđáo hạn giá cổ phiếu của STO thấp hơn hoặc bằng mức giáthực hiện của bán quyền chọn bán $15.00 và bằng chệnhlệch giữa hai giá thực hiện của hai quyền chọn trừ đi c hi phíbỏ ra ban đầu là $0.61.

Giá chứng khoán

Hình 2.2.4 : Chiến lược bear spread sử dụng quyền chọn bán

-390Giá chứng khoán

(3)Lợi nhuận

(3): Thành quả của chiến lược bear spreadsử dụng quyền chọn bán

(1)Lợi nhuận

(1): Thành quả mua quyền chọn bán(2): Thành quả bán quyền chọn bá n

Trang 31

Lỗ: thiệt hại lớn nhất mà nhà đầu tư có thể phải gánh chịu làchi phí bỏ ra ban đầu $0.39 khi giá cổ phiếu STO vào ngàyđáo hạn bằng hoặc cao hơn giá thực hiện của mua quyềnchọn bán.

Chi phí cho bear spread thấp hơn khi mua quyền chọn bán, và vì vậylợi nhuận tiềm năng cũng thấp hơn.

Đặc biệt, khi sử dụng chiến lược spread nhà đầu tư nên quan tâm đếnchi phí hoa hồng vào và thoát vị thế, vì đó là khoản tiền kho âng nhỏ, có thểlàm giảm đáng kể lợi nhuận.

Bear Spread có thể được sử dụng quyền chọn mua thay vì quyền chọnbán Và cũng như Spread sử dụng quyền chọn bán , người kinh doanh muaquyền chọn mua ở giá thực hiện cao hơn giá thực hiện của bán quyền chọnmua Chiến lược bear spread với quyền chọn mua được nhà kinh doanhquyết định sử dụng thay cho quyền chọn bán vì nó có tính thanh khoản vàlinh hoạt hơn khi vào và thoát vị thế.

Việc lựa chọn quyền chọn bán hay quyền chọn mua phụ thuộc vào giáhiện hành, có thể là rẻ hơn để mua spread quyền chọn mua hơn là quyềnchọn bán hoặc ngược lại với cùng vị thế Và yêu cầu kí quỹ là điểm khácnhau giữa quyền chọn bán và quyền chọn mua vì quyền chọn bán có thể bịyêu cầu kí quỹ.

2.2.5Chiến lược spread tỉ lệ

Chiến lược spread tỉ lệ áp dụng trong thị trường hướng xuống được thiếtkế để tạo lợi nhuận khi thị trường đổi chiều mà không cần nhie àu vốn như khimua quyền chọn bán đơn thuần Mục tiêu này đạt được bằng cách muanhiều quyền chọn bán, đồng thời tạo ra nguồn thu khác để giảm chi phí bỏra mua các hợp đồng quyền chọn bán là bán một hoặc nhiều quyền cho ïn

Trang 32

bán với giáthực hiện cao hơn và mức phí cao hơn Dù tỉ lệ nào, đơn giản nhàkinh doanh mua nhiều quyền chọn hơn bán quyền chọn để tạo đòn bẩy khigiá chứng khoán hạ.

Mua 2 hợp đồng quyền chọn bán, đáo hạn thá ng 12, giá thực hiện$15.00, giá quyền chọn $0.35

Bán 1 hợp đồng quyền chọn bán, đáo hạn tháng 12, giá thực hiện$16.00, giá quyền chọn $0.61

Lợi nhuận: chiến lược này đem lại lợi nhuận đáng kể cho nhà đầu tưkhi giá chứng khoán rơi xuống giá $13.91 và khi chứngkhoán không còn giá trị thì nhà đầu tư có lợi nhuận lớn nhấtlà $13,910.00 Mặc khác nhà đầu tư cũng có thể giảm thiểurủi ro bằng khoản chênh lệch giá quyền chọn khi giá chứngkhoán không nằm trong dự đoán mà tăng trên $16.00.

(3)Lợi nhuận

Giá chứng khoán

(3): Thành quả của chiến lược bear spr ead tỉlệ 2:1 sử dụng quyền chọn bán

(1)Lợi nhuận

(1): Thành quả mua 2 quyền chọn bán(2): Thành quả bán 1 quyền chọn bán

Trang 33

Hòa vốn: tương tự như chiến lược bull spread tỉ lệ có hai điểm hòavốn là $13.91 và $15.91.

Lỗ: nhà đầu tư chịu rủi ro khi giá chứng khoán nằm trongkhoảng $13.91 và $15.91 và khoản lỗ lớn nhất là $0.91 tạimức giá $15.00.

Chiến lược bear Spread tỉ lệ được áp dụng khi nhà đầu tư mong muốngiá chứng khoán giảm mạnh trong trương lai hoặc trong trường hợp khônggiảm như dự đoán thì giá chứng khoán tăng trên giá bán quyền chọn bán.

2.3 Thị trường ổn định hoặc có sự biến động về giá không nhiều

Có những giai đoạn thị trường ổn định và dao động vô hướng xung quanhmột giá trị Trong trường hợp này nhà đầu tư cũng có thể thiết kế các chiến lượcphù hợp tạo ra lợi nhuận.

2.3.1Chiến lược bán quyền chọn có phòng ngừa

2.3.1.1Quyền chọn mua và cổ phiếu – Quyền chọn mua đượcphòng ngừa

Như đã trình bày ở hình 2.2.3 về trường hợp một nhà đầu tư bánmột quyền chọn mua đối với một cổ phiếu mà người đó không sở hữu.Chúng ta đã thấy rủi ro là không có giới hạn, tuy nhiên nếu nhà kinhdoanh quyền chọn sở hữu cổ phiếu, sẽ không còn rủi ro phải mua nótrên thị trường với một mức giá có thể khá cao Nếu quyền chọn muađược thực hiện nhà đầu tư chỉ phải chuyển giao cổ phiếu.

Đứng trên một góc nhìn khác, người sở hữu cổ phiếu mà khôngbán quyền chọn mua gặp phải một rủi ro đán g kể của việc giá cổ phiếugiảm xuống Bằng cách bán một quyền chọn mua đối với cổ phiếu đó,

Trang 34

nhà đầu tư đã làm giảm rủi ro giảm giá Nếu giá cổ phiếu giảm đángkể, khoản lỗ sẽ được giảm bớt bởi giá quyền chọn nhận được từ việcbán quyền chọn mua Mặc dù trong thị trường giá lên quyền chọn cóthể được thực hiện và người sở hữu cổ phiếu sẽ phải chuyển giao cổphiếu.

Điều kiện quy định cụ thể rằng số quyền chọn được bán phảibằng với số cổ phiếu được mua.

Nếu quyền chọn kết thúc ở trạng thái kiệt giá OTM; khoản lỗcủa cổ phiếu sẽ được giảm đi nhờ giá quyền chọn Nếu quyền chọn kếtthúc ở trạng thái cao giá ITM, nó sẽ được thực hiện và cổ phiếu sẽđược chuyển giao Điều này sẽ làm giảm mức lợi nhuận của cổ phiếu.

Trong trường hợp quyền chọn mua kết thúc ở trạng thái kiệt giáOTM, lợi nhuận sẽ tăng theo mỗi đơn vị tiền tệ khi mà giá cổ phiếu khiđáo hạn cao hơn giá mua cổ phiếu ban đầu Trong trường hợp quyềnchọn kết thúc ở trạng thái cao giá ITM, lợi nhuận không bị ảnh hưởngbởi giá cổ phiếu khi đáo hạn.

Giá cổ phiếu hòa vốn xảy ra khi lợi nhuận bằng 0 Điều này xảyra khi quyền chọn mua kết thúc ở trạng thái kiệt giá OTM Cho lợinhuận bằng 0 đối với trường hợp quyền chọn mua kiệt giá OTM.

2.3.1.2Quyền chọn bán và cổ phiếu – Quyền chọn bán bảo vệ

Quyền chọn bán bảo vệ ấn định mức l ỗ tối đa do giá giảm nhưnglại chịu một loại chi phí là lợi nhuận ít hơn khi giá tăng Nó tươngđương với một hợp đồng bảo hiểm tài sản

Như đã trình bày ở trên, người sở hữu cổ phiếu muốn được bảovệ đối với việc giá cổ phiếu giảm có thể chọn cách bán một quyềnchọn mua Trong một thị trường giá lên, cổ phiếu gần như sẽ được mua

Trang 35

lại bằng cách thực hiện quyền chọn Một cách để nhận được sự bảo vệtrước thị trường giá xuống và vẫn có thể chia phần lợi nhuận trong mộtthị trường giá lên là mua một quyền chọn bán bảo vệ; nghĩa là nhà đầutư chỉ đơn giản mua một cổ phiếu và mua một quyền chọn bán.

Giả định rằng có một cổ phiếu và một quyền chọn ba ùn Nếu giácổ phiếu cuối cùng cao hơn giá thực hiện, quyền chọn bán sẽ đáo hạn ởtrạng thái kiệt giá OTM Nếu giá cổ phiếu cuối cùng vẫn thấp hơn giáthực hiện, quyền chọn bán sẽ được thực hiện.

Ta thấy, quyền chọn bán bảo vệ hoạt động như một hợp đồngbảo hiểm Khi chúng ta mua bảo hiểm cho một tài sản ví dụ như nhà,chúng ta sẽ trả phí và chắc chắn rằng trong trường hợp có tổn thất, hợpđồng bảo hiểm sẽ đền bù ít nhất một pha àn tổn thất Nếu như tổn thấtkhông diễn ra trong suốt thời hạn của hợp đồng bảo hiểm, chúng ta đơngiản chỉ mất phí bảo hiểm Tương tự, quyền chọn bán bảo vệ là bảohiểm đối với cổ phiếu Trong thị trường giá xuống, tổ n thất của cổphiếu sẽ phần nào được bù đắp bởi việc thực hiện quyền chọn Điềunày giống như nộp hồ sơ thông báo tổn thất cần đền bù trong hợp đồngbảo hiểm Trong thị trường giá lên, bảo hiểm là không cần thiết va ø mứclợi nhuận do tăng giá bị giảm đi do phí quyền chọn trả trước.

Ta thấy lợi nhuận trên 1 thị trường giá lên biến động cùng chiềugiá cổ phiếu khi đáo hạn Giá cổ phiếu khi đáo hạn càng cao, lợi nhuậncàng cao Trên thị trường giá xuống, lợi nhuận không bị ảnh hưởng bởigiá cổ phiếu khi đáo hạn Những tổn thất của cổ phiếu được bù đắp bởilợi nhuận của quyền chọn bán.

Giá cổ phiếu hòa vốn vào thời điểm đáo hạn xảy ra khi giá co åphiếu khi đáo hạn lớn hơn giá thực hiện Đặt mức lợi nhuận này bằng 0

Trang 36

ta thấy, điểm hòa vốn diễn ra khi giá cổ phiếu vào lúc đáo hạn bằngvới giá cổ phiếu ban đầu cộng với giá quyền chọn Điều này là hiểnnhiên vì giá cổ phiếu phải tăng so với mức giá cổ phiếu ban đầu mộtmức đủ để bù đắp giá quyền chọn của quyền chọn bán.

2.3.2Chiến lược Straddle

Chiến lược Straddle liên quan đến việc mua (bán) một quyền chọn muavà một quyền chọn bán có cùng số lượng hợp đồng, giá thực hiện và ngàyđáo hạn.

Trong trường hợp thị trường biến động không nhiều nhà đầu tư sẽ sửdụng chiến lược Straddle với việc bán cùng số lượng hợp đồng cho cả quyềnchọn mua và quyền chọn bán để hưởng phần giá quyền chọn.

Giả sử XYZ là ngân hàng Úc, ngân hàng này vừa công bố kết quả lợinhuận mà nó phù hợp với sự mong đợi của thị trường Mức lãi suất ổn địnhtrong thời gian qua và nhà đầu tư tin rằng mức lãi suất sẽ tiếp tục khôngthay đổi trong vài tháng tới Do đó nhà đầu tư có cơ sở hi vọng giá cổ phiếucủa ngân hàng XYZ không có sự thay đổi đáng kể so với mức giá hiện hành$6.25 Để thu được lợi nhuận từ tình huống này nhà kinh doanh sử dụngStraddle với việc bán quyền chọn:

Bán quyền chọn mua, đáo hạn tháng 11, giá thực hiện $6.25, giá quyềnchọn $0.22

Bán quyền chọn bán, đáo hạn tháng 11, giá thực hiện $6.25, giá quyềnchọn $0.16

Trang 37

Lợi nhuận: Lợi nhuận có giới hạn Nếu giá cổ phiếu nằm giữa hai điểmhòa vốn, nhà kinh doanh thu được lợi nhuận Phần thưởnglớn nhất có thể đạt được là phí do bán quyền chọn khi giáchứng khoán lúc đáo hạn bằng với giá thực hiện.

Hòa vốn: có hai điểm hòa vốn

Điểm hòa vốn 1: $5.87 (giá thực hiện - giá quyền chọn mua - giá quyềnchọn bán = $6.25 - $0.22 - $0.16)

Điểm hòa vốn 2: $6.63 (giá thực hi ện + giá quyền chọn mua + giáquyền chọn bán = $6.25 + $0.22 + $0.16)

Rủi ro: Do bán quyền chọn mua không bảo vệ, nhà đầu tư chịu rủiro vô hạn khi thị trường hướng lên Đồng thời nhà đầu tưcũng phải chịu rủi ro khi thị trường hướng xuống cho tới khigiá cổ phiếu bằng 0 do bán quyền chọn bán không bảo vệ.

Giá chứng khoán

(1): Thành quả bán quyền chọn mua(2): Thành quả bán quyền chọn bán

Trang 38

Kết hợp hai rủi ro này ta thấy vị thế Straddle với việc bánquyền chọn là rất nguy hiểm và khó kiểm soát.

Vì vậy, nhà đầu tư nên thận trọng khi sử dụng chiến lược này, chỉ khinào chắc chắn rằng giá cổ phiếu dao động rất ít.

Không nên lựa chọn ngày đáo hạn quá xa.

Chuẩn bị điều chỉnh vị thế nếu giá cổ phiếu di chuyển nhanh theo mộthướng.

2.3.3Chiến lược Strangle

Chiến lược Strangle gồm mua (bán) một quyền chọn mua và mộtquyền chọn bán với cùng số lượng hợp đồng, ngày đáo hạn, nhưng khácnhau giá thực hiện.

Khi giá quyền chọn cao hơn giá trị thực, và nhà kinh doanh tin chứngkhoán cơ sở sẽ dao động trong phạm vi hẹp, lúc này chiến lược Strangle bánquyền chọn được nghĩ đến.

Chiến lược này có lợi nhuận tiềm năng thấp hơn chiến lược Straddlebán quyền chọn, tuy nhiên nó có sự bảo vệ lớn hơn khi giá chứng khoán daođộng ra xa khỏi giá thực hiện.

Chiến lược này bao gồm bán quyền chọn mua với giá thực hiện caohơn giá thực hiện của bán quyền chọn bán.

Giả sử cổ phiếu STO cho tới tháng 4 giá dao động mạnh, và gia ù quyềnchọn cũng cao Nhà đầu tư tin rằng thị trường sẽ quay về giá trị thực của nóvà lúc đó cổ phiếu STO quay quanh giá $16.00 Tuy nhiên, nhà đầu tưkhông sẵn lòng nhận rủi ro khi viết Straddle, do đó Strangle được lựa ch ọn.

Bán quyền chọn mua, đáo hạn tháng 6, giá thực hiện $16.50, giá quyềnchọn $0.17

Trang 39

Bán quyền chọn bán, đáo hạn tháng 6, giá thực hiện $15.50, giá quyềnchọn $0.08

Cũng như chiến lược Straddle bán quyền c họn, chiến lược Strangle bánquyền chọn cũng có

Lợi nhuận: giới hạn, phần thưởng lớn nhất có thể đạt được là phí bánquyền chọn khi giá giá chứng khoán nằm giữa 2 giá thựchiện

Hòa vốn: có hai điểm hòa vốn

Điểm hòa vốn 1: $15.25 (giá thực hiện bán quyền chọn bán- giá quyền chọn mua - giá quyền chọn bán = $15.50 -$0.17 - $0.08)

(1): Thành quả bán quyền chọn muamua(2): Thành quả bán quyền chọn bán

Trang 40

Điểm hòa vốn 2: $16.75 (giá thực hiện bán quyền chọnmua + giá quyền chọn mua + giá quyền chọn bán = $16.50+ $0.17 + $0.08)

Rủi ro: vô hạn khi giá chứng khoán dao động ngoài phạm vi của 2điểm hòa vốn.

2.3.4 Chiến lược con bướm Spread quyền chọn mua

Chiến lược này bao gồm mua một quyền chọn cao giá, một quyền chọnkiệt giá, đồng thời bán hai quyền chọn ngang giá.

Ví dụ như trên cổ phiếu STO đang giao dịch tại mức $16.00

Mua 1 quyền chọn mua, đáo hạn tháng 6, giá thực hiện $15.50, giá quyền chọn$0.45

Bán 2 quyền chọn mua, đáo hạn tháng 6, giá thực hi ện $16.00, giá quyền chọn$0.27

Mua 1 quyền chọn mua, đáo hạn tháng 6, giá thực hiện $16.50, giá quyền chọn$0.14

Hình 2.3.4: Chiến lược con bướm quyền Spread quyền chọn

(3): Thành quả mua 1 quyền chọn mua$16.50

Giá chứng khoán540

(2)(1)Lợi nhuận

(1): Thành quả mua 1 quyền chọn mua$15.50

(2): Thành quả bán 2 quyền chọn mua$16.00

(4)Lợi nhuận

Giá chứngkhoán

(4): Thành quả chiến lược con bướmSpread quyền chọn

Ngày đăng: 07/11/2012, 09:36

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. PGS. TS. Trần Ngọc Thơ (Chủ biên), TS. Nguyễn Thị Ngọc Trang, TS. Phan Thũ Bớch Nguyeọt, TS. Nguyeón Thũ Lieõn Hoa, TS. Nguyeón Thũ Uyeõ n Uyeõn, (2005), Tài chính doanh nghiệp hiện đại , Nhà xuất bản Thống kê, Thành phoá Hoà Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài chính doanh nghiệp hiện đại
Tác giả: PGS. TS. Trần Ngọc Thơ (Chủ biên), TS. Nguyễn Thị Ngọc Trang, TS. Phan Thũ Bớch Nguyeọt, TS. Nguyeón Thũ Lieõn Hoa, TS. Nguyeón Thũ Uyeõ n Uyeõn
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống kê
Năm: 2005
4. TS. Bùi Lê Hà, TS. Nguyễn Văn Sơn, TS. Ngô Thị Ngọc Huyền, ThS.Nguyễn Thị Hồng Thu, Thị trường Future và Option, Nhà xuất bản Thống keâ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thị trường Future và Option
Nhà XB: Nhà xuất bản Thốngkeâ
5. TS. Đoàn Thanh Hà (2005), Áp dụng các giao dịch quyền chọn cổ phiếu ở TTCK Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng (số 10/2005) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Áp dụng các giao dịch quyền chọn cổ phiếu ởTTCK Việt Nam
Tác giả: TS. Đoàn Thanh Hà
Năm: 2005
1. Michael S.Williams & Amy Hoffman, Fundamentals of the Options market 2. John C. Hull (2006), Options, Futures, and other derivatives , PearsonPrentice Hall, Upper Saddle River, New Jersey 07458 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Fundamentals of the Options market"2. John C. Hull (2006), "Options, Futures, and other derivatives
Tác giả: Michael S.Williams & Amy Hoffman, Fundamentals of the Options market 2. John C. Hull
Năm: 2006
3. Kenneth R.Trester, 101 Option Trading Secrets, Institute for Options Research, Inc. Lake Tahoe, Nevada Sách, tạp chí
Tiêu đề: 101 Option Trading Secrets
6. Các thông tin trên trang web của Ủy ban chứng khoán nhà nước, http://www.ssc.gov.vn Link
7. Các thông tin trên trang web của Công ty cổ p hần chứng khoán Sài Gòn, http://www.ssi.com.vn Link
8. Các thông tin trên trang web của Công ty chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát Triển Việt Nam, http://www.bsc.com.vn Link
2. TS. Nguyễn Thị Ngọc Trang (Chủ biên), PSG. TS. Trần Ngọc Thơ, ThS Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1.2: Mối quan hệ giữa giá trị thời gian và ngày đáo hạn của quyền chọn - Ứng dụng Hiệp Ước Basel II vào hệ thống quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
Hình 1.1.2 Mối quan hệ giữa giá trị thời gian và ngày đáo hạn của quyền chọn (Trang 8)
Hình 1.1.2: Mối quan hệ giữa giá trị thời gian và ngày đáo hạn c ủa quyền chọn - Ứng dụng Hiệp Ước Basel II vào hệ thống quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
Hình 1.1.2 Mối quan hệ giữa giá trị thời gian và ngày đáo hạn c ủa quyền chọn (Trang 8)
Bảng 1.1.3: Tóm tắt ảnh hưởng đến giá của quyền chọn chứng khoán khi tăng một biến số và cố định những biến số khác - Ứng dụng Hiệp Ước Basel II vào hệ thống quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
Bảng 1.1.3 Tóm tắt ảnh hưởng đến giá của quyền chọn chứng khoán khi tăng một biến số và cố định những biến số khác (Trang 11)
Bảng 1.1.3: Tóm tắt  ảnh hưởng đến  giá của quyền chọn chứn g  khoán khi tăng một biến số và cố định những biến số khác - Ứng dụng Hiệp Ước Basel II vào hệ thống quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
Bảng 1.1.3 Tóm tắt ảnh hưởng đến giá của quyền chọn chứn g khoán khi tăng một biến số và cố định những biến số khác (Trang 11)
Hình 2.1.1: Thành quả của người sở hữu chứng khoán Lợi nhuận - Ứng dụng Hiệp Ước Basel II vào hệ thống quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
Hình 2.1.1 Thành quả của người sở hữu chứng khoán Lợi nhuận (Trang 19)
Hình 2.1.1: Thành quả của người sở hữu chứng khoán Lợi nhuận - Ứng dụng Hiệp Ước Basel II vào hệ thống quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
Hình 2.1.1 Thành quả của người sở hữu chứng khoán Lợi nhuận (Trang 19)
Hình 2.1.2: So sánh thành quả của người sở hữu chứng khoán và người mua quyền chọn mua - Ứng dụng Hiệp Ước Basel II vào hệ thống quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
Hình 2.1.2 So sánh thành quả của người sở hữu chứng khoán và người mua quyền chọn mua (Trang 20)
Hình 2.1.2: So sánh thành quả của người sở hữu chứng khoán và người mua quyền chọn mua - Ứng dụng Hiệp Ước Basel II vào hệ thống quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
Hình 2.1.2 So sánh thành quả của người sở hữu chứng khoán và người mua quyền chọn mua (Trang 20)
Hình 2.1.3: Chiến lược bull spread sử dụng quyền chọn mua - Ứng dụng Hiệp Ước Basel II vào hệ thống quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
Hình 2.1.3 Chiến lược bull spread sử dụng quyền chọn mua (Trang 22)
Hình 2.1.3: Chiến lược bull spread sử dụng quyền chọn mua - Ứng dụng Hiệp Ước Basel II vào hệ thống quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
Hình 2.1.3 Chiến lược bull spread sử dụng quyền chọn mua (Trang 22)
Hình 2.1.4: Chiến lược bull spread tỉ lệ - Ứng dụng Hiệp Ước Basel II vào hệ thống quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
Hình 2.1.4 Chiến lược bull spread tỉ lệ (Trang 24)
Hình 2.1.4: Chiến lược bull spread tỉ lệ - Ứng dụng Hiệp Ước Basel II vào hệ thống quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
Hình 2.1.4 Chiến lược bull spread tỉ lệ (Trang 24)
Hình 2.2. 1: Thành quả của bán khống chứng khoán - Ứng dụng Hiệp Ước Basel II vào hệ thống quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
Hình 2.2. 1: Thành quả của bán khống chứng khoán (Trang 26)
Hình 2.2.2: Thành quả mua quyền chọn bán - Ứng dụng Hiệp Ước Basel II vào hệ thống quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
Hình 2.2.2 Thành quả mua quyền chọn bán (Trang 27)
Bảng 2.2.2: Thành quả và tỉ suất sinh lợi (ROI) của các khoản đầu tư - Ứng dụng Hiệp Ước Basel II vào hệ thống quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
Bảng 2.2.2 Thành quả và tỉ suất sinh lợi (ROI) của các khoản đầu tư (Trang 29)
Bảng 2.2.2: Thành quả và tỉ suất sinh lợi (ROI) của các khoản đầu tư - Ứng dụng Hiệp Ước Basel II vào hệ thống quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
Bảng 2.2.2 Thành quả và tỉ suất sinh lợi (ROI) của các khoản đầu tư (Trang 29)
Hình 2.2. 4: Chiến lược bear spread sử dụng quyền chọn bán - Ứng dụng Hiệp Ước Basel II vào hệ thống quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
Hình 2.2. 4: Chiến lược bear spread sử dụng quyền chọn bán (Trang 30)
Hình 2.2. 5: Chiến lược bear spread tỉ lệ sử dụng quyền chọn bán - Ứng dụng Hiệp Ước Basel II vào hệ thống quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
Hình 2.2. 5: Chiến lược bear spread tỉ lệ sử dụng quyền chọn bán (Trang 32)
Hình 2.2.5 : Chiến lược bear spread tỉ lệ sử dụng quyền chọn bán - Ứng dụng Hiệp Ước Basel II vào hệ thống quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
Hình 2.2.5 Chiến lược bear spread tỉ lệ sử dụng quyền chọn bán (Trang 32)
Hình 2.3.3: Chiến lược Strangle bán quyền chọn - Ứng dụng Hiệp Ước Basel II vào hệ thống quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
Hình 2.3.3 Chiến lược Strangle bán quyền chọn (Trang 39)
Hình 2.3.3: Chiến lược Strangle bán quyền chọn - Ứng dụng Hiệp Ước Basel II vào hệ thống quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
Hình 2.3.3 Chiến lược Strangle bán quyền chọn (Trang 39)
Hình 2.3.4: Chiến lược con bướm quyền Spread quyền chọn - Ứng dụng Hiệp Ước Basel II vào hệ thống quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
Hình 2.3.4 Chiến lược con bướm quyền Spread quyền chọn (Trang 40)
Hình 2.3.4: Chiến lược con bướm quyền Spread quyền chọn - Ứng dụng Hiệp Ước Basel II vào hệ thống quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
Hình 2.3.4 Chiến lược con bướm quyền Spread quyền chọn (Trang 40)
Hình 2.4.2: Thành quả của chiến lược Strangle mua quyền chọn - Ứng dụng Hiệp Ước Basel II vào hệ thống quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
Hình 2.4.2 Thành quả của chiến lược Strangle mua quyền chọn (Trang 46)
Hình 2.4.2: Thành quả của chiến lược Strangle mua quyền chọn - Ứng dụng Hiệp Ước Basel II vào hệ thống quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
Hình 2.4.2 Thành quả của chiến lược Strangle mua quyền chọn (Trang 46)
Hình 3.2.1: Tình hình tăng trưởng của thị trường quyền chọn ở Úc (nguồn: http://www.asx.com.au ) - Ứng dụng Hiệp Ước Basel II vào hệ thống quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
Hình 3.2.1 Tình hình tăng trưởng của thị trường quyền chọn ở Úc (nguồn: http://www.asx.com.au ) (Trang 50)
Hình 3.2.1: Tình hình tăng trưởng của thị trường quyền chọn ở Úc (nguoàn: http://www.asx.com.au) - Ứng dụng Hiệp Ước Basel II vào hệ thống quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
Hình 3.2.1 Tình hình tăng trưởng của thị trường quyền chọn ở Úc (nguoàn: http://www.asx.com.au) (Trang 50)
Hình 3.2.2: Qui trình giao dịch và thanh toán quyền chọn chứng khoán ở Sàn giao dịch Úc - Ứng dụng Hiệp Ước Basel II vào hệ thống quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
Hình 3.2.2 Qui trình giao dịch và thanh toán quyền chọn chứng khoán ở Sàn giao dịch Úc (Trang 51)
Hình 3.2.2: Qui trình giao dịch và thanh toán quyền chọn chứng khoán ở Sàn giao dịch Úc - Ứng dụng Hiệp Ước Basel II vào hệ thống quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
Hình 3.2.2 Qui trình giao dịch và thanh toán quyền chọn chứng khoán ở Sàn giao dịch Úc (Trang 51)
Ta có thể xem bảng yết giá quyền chọn của chứng khoán STO vào ngày 24/04/2008 Bảng 3.2.3.3 Mã chứng khoánGiaodịchgần nhấtThayđổi - Ứng dụng Hiệp Ước Basel II vào hệ thống quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
a có thể xem bảng yết giá quyền chọn của chứng khoán STO vào ngày 24/04/2008 Bảng 3.2.3.3 Mã chứng khoánGiaodịchgần nhấtThayđổi (Trang 56)
Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển TTCK Việt Nam: - Ứng dụng Hiệp Ước Basel II vào hệ thống quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
l ược về quá trình hình thành và phát triển TTCK Việt Nam: (Trang 57)
Khi mới bắt đầu hình thành chỉ số Vn – Index mới 100 điểm sau đó thì từ từ leo lên 200, đến những ngày đầu tháng 5/2001, mới vừa hoạt động được 9 tháng nhưng chỉ số đã tăng lên gấp 5 lần là 570 điểm - Ứng dụng Hiệp Ước Basel II vào hệ thống quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
hi mới bắt đầu hình thành chỉ số Vn – Index mới 100 điểm sau đó thì từ từ leo lên 200, đến những ngày đầu tháng 5/2001, mới vừa hoạt động được 9 tháng nhưng chỉ số đã tăng lên gấp 5 lần là 570 điểm (Trang 58)
Hình 3.3.1: Chỉ số chứng khoán VN-Index - Ứng dụng Hiệp Ước Basel II vào hệ thống quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
Hình 3.3.1 Chỉ số chứng khoán VN-Index (Trang 60)
Hình 3.3.1: Chỉ số chứng khoán VN-Index - Ứng dụng Hiệp Ước Basel II vào hệ thống quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
Hình 3.3.1 Chỉ số chứng khoán VN-Index (Trang 60)
Phụ lục 1: Bảng vốn hóa TTCK của các nước trong khu vực Châ uÁ Thái Bình Dương (01/10/2007) - Ứng dụng Hiệp Ước Basel II vào hệ thống quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
h ụ lục 1: Bảng vốn hóa TTCK của các nước trong khu vực Châ uÁ Thái Bình Dương (01/10/2007) (Trang 86)
Phụ lục 1: Bảng vốn hóa TTCK của các nước trong khu vực Châu Á Thái Bình Dửụng (01/10/2007) - Ứng dụng Hiệp Ước Basel II vào hệ thống quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
h ụ lục 1: Bảng vốn hóa TTCK của các nước trong khu vực Châu Á Thái Bình Dửụng (01/10/2007) (Trang 86)
Hình 2: Mô hình cây được sử dụng để định giá quyền chọn chứng khoán - Ứng dụng Hiệp Ước Basel II vào hệ thống quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
Hình 2 Mô hình cây được sử dụng để định giá quyền chọn chứng khoán (Trang 93)
Hình 2: Mô hình cây được sử dụng để định giá quyền chọn chứng khoán - Ứng dụng Hiệp Ước Basel II vào hệ thống quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
Hình 2 Mô hình cây được sử dụng để định giá quyền chọn chứng khoán (Trang 93)
Hình 3: Mô hình cây binomial đối với quyền chọn mua kiểu châu Âu trên cổ phiếu REE - Ứng dụng Hiệp Ước Basel II vào hệ thống quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
Hình 3 Mô hình cây binomial đối với quyền chọn mua kiểu châu Âu trên cổ phiếu REE (Trang 95)
Hình 3: Mô hình cây binomial đối với quyền chọn mua kiểu châu Âu treõn coồ phieỏu REE - Ứng dụng Hiệp Ước Basel II vào hệ thống quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
Hình 3 Mô hình cây binomial đối với quyền chọn mua kiểu châu Âu treõn coồ phieỏu REE (Trang 95)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w