CHUYÊN ĐỀ: TÍCH CỰCHÓAHOẠTĐỘNG HỌC TẬPCỦAHỌCSINH TRÊN LỚP – MÔN: ANHVĂN ***** A. ĐẶT VẤN ĐỀ: Chúng ta biết rằng mục tiêu giáo dục hiện nay là đang tập trung hướng vào việc phát triển năng động, sáng tạo và tíchcựccủahọcsinh nhằm tạo khả năng nhận biết và giải quyết vấn đề cho các em. Để đạt mục tiêu này việc thay đổi phương pháp giáo dục nhằm tích cựchóahoạtđộng học tậpcủahọcsinh trên lớp là hết sức cần thiết. Trong dạy học tiếng Anh, giao tiếp là phương hướng chủ đạo, là đơn vị căn bản nhằm phát huy vai trò chủ động , tíchcựccủahọcsinh trong việc rèn kỹ năng ngôn ngữ vì những mục đích thực tiễn và sáng tạo. Họcsinh cần phải được trang bị cách thức học tiếng Anh và ý thức tự học, tự rèn luyện. Người học là chủ thể, cần phải biết cách tự học để có thể nắm vững kiến thức ngôn ngữ. Đổi mới phương pháp dạy học là quá trình chuyển từ phương pháp thầy thuyết trình, phân tích ngôn ngữ-trò nghe và ghi chép thành phương pháp mới: thầy là người tổ chức, giúp đỡ hoạtđộnghọctậpcủahọc sinh, họcsinh là người chủ động tham gia vào quá trình hoạtđộnghọc tập. Chính vì lẽ đó việc “Tích cựchóahoạtđộng học tậpcủahọcsinh trên lớp” là cần thiết. B. LÝ DO: -Họcsinh có nhu cầu tiếp thu kiến thức, kỹ năng, vận dụng kĩ năng để giao tiếp, gây hứng thú họctập- Từ chỗ có nhu cầu tiếp thu kiến thức, rèn luyện và vận dụng kĩ năng trong giao tiếp, họcsinh sẽ tự giác học tập, chủ độngvận dụng kiến thức để bắt chước, tái hiện, tìm tòi cách ứng xử và ứng xử sáng tạo trong các tình huống giao tiếp -Họcsinh chủ động lựa chọn kiến thức và thao tác tư duy thích hợp để có những ứng xử ngôn ngữ cần thiết, phù hợp với hòan cảnh giao tiếp -Họcsinh biết bộc lộ nhận thức và sự hiểu biết của mình bằng lời nói, bài viết thông qua ngoại ngữ -Họcsinh biết cách làm việc theo cặp, nhóm, hợp tác với bạn khi cần thiết trong quá trình luyện tập ngôn ngữ theo yêu cầu của giáo viên -Họcsinh biết cách tự học, biết chủ động trình bày những ý định của mình thông qua nói hoặc viết. -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- - 1 - C. MỤC ĐÍCH *Gây hứng thú cho họcsinh khi bắt đầu học một chủ đề mới *Góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo *Giúp họcsinh có khả năng phát triển tư duy, nhận thức nhạy bén vấn đề *Tự trao dồi, cải tiến phương pháp giảng dạy *Tìm ra biện pháp, thủ thuật tối ưu cho việc sử dụng giáo cụ trực quan trong giảng dạy D. NỘI DUNG I.MỤC ĐÍCH CỤ THỂ CỦA ĐỀ TÀI: Giúp họcsinh tự tin và cảm thấy hứng thú khi giao tiếp, đồng thời phát huy tính tíchcựccủahọcsinh trong việc trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Do đó giáo viên cần nắm vững nội dung trong từng bài cụ thể để có cơ sở đưa ra những dạng bài tập phù hợp với hoạtđộng mang tính trao đổi và thảo luận. Để tiến hành các bài tập phần này, giáo viên có thể sử dụng các thủ thuật khác nhau tuỳ theo những mức độ và yêu cầu khác nhau của từng bài học. Những hoạtđộng cơ bản nhằm: • Làm nổi bậc trọng tâm, kiến thức của bài học mới • Khơi dậy những kiến thức củahọcsinh có liên quan, cần thiết cho họctập • Giúp họcsinh phát huy tính sáng tạo cá nhân và tập thể • Tạo điều kiện để họcsinh trao đổi, học hỏi lẫn nhau II.MỘT SỐ HÌNH THỨC TỔ CHỨC: Tuỳ theo mục đích và đặc thù riêng của từng đơn vị bài học, giáo viên có thể chọn những hoạtđộng và thủ thuật cụ thể cho phù hợp. Một số bài tậpvận dụng: • Hỏi đáp thực hành giao tiếp • Sử dụng tranh ảnh ,bản đồ ,vật thực có liên quan để thực hành • Hỏi các kiến thức liên quan đến bài mới • Khai thác các kiến thức có sẵn củahọcsinh • Sử dụng thủ thuật phù hợp như : Bingo, Guessing , Ask & Answer , Kim’s game , Matching , Chatting … Khi dạy phần này chúng ta cần chú ý: -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- - 2 - • Cần tạo cơ hội cho họcsinh hỏi đáp lẫn nhau để gây hứng thú , phát huy tính tíchcựccủahọcsinh • Luôn quan tâm đến tâm sinh lý, lứa tuổi và sở thích củahọcsinh để đưa ra những thủ thuật phù hợp nhằm kích thích tính tò mò, sáng tạo củahọcsinh • Cần thay đổi hình thức hoạtđộng cho phù hợp để gây hứng thú cho họcsinh E.CƠ SỞ LÝ LUẬN: I.CƠ SỞ LÝ LUẬN: Việc thực hành giao tiếp đối với họcsinhhọc tiếng Anh là khâu căn bản không thể thiếu trong mỗi đơn vị bài học.Nó giúp giáo viên và họcsinh làm rõ trọng tâm của bài học. Mỗi Unit đều có nội dung trọng tâm khác nhau nên giáo viên cần nghiên cức nhiều hình thức hoạtđộng khác nhau nhằm gây hứng thú cho học sinh, tạo điều kiện để họcsinh có thể ôn lại kiến thức cũ đồng thời phát huy năng lực cá nhân trong việc xây dựng bài mới. II.THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN: Trong nhiều năm công tác và qua quá trình được phân công giảng dạy tiếng Anh , bản thân tôi nhận thấy rằng chất lượng bộ môn tiếng Anh còn rất nhiều hạn chế; bởi lẽ chương trình tiếng Anh các cấp học càng lúc càng nâng cao. Đặc biệt trong quá trinh đổi mới giảng dạy nhằm tạo cho họcsinh làm quen với môi trường giao tiếp và phát triển tư duy theo hướng tíchcực -lấy họcsinh làm trung tâm. Qua quá trình giảng dạy, tìm hiểu và điều tra, bản thân tôi nhận thấy rằng một số giáo viên chưa thực sự sử dụng hết quỉ thời gian dành cho họcsinh thời gian thực hành giao tiếp trên lớp nên thường gây ức chế tâm lý cho học sinh, tạo cho không khí lớp học trầm không sinhđộng .Một số họcsinh chưa chịu khó đầu tư suy nghĩ, chưa thực sự tham gia vào hoạt động, còn mang tính ỷ lại nên thường gặp nhiều khó khăn. III.THỦ THUẬT NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠTĐỘNGHỌCTẬPCỦAHỌCSINH TRÊN LỚP: 1. Ý NGHĨA: Qua thực trạng và nguyên nhân trên, với ý thức trách nhiệm của người giáo viên dạy tiếng nước ngoài bản thân tôi luôn trăn trở tìm ra biện pháp tối ưu trong soạn giảng, rút ra những bài học kinh nghiệm trong việc phát huy năng lực sáng tạo -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- - 3 -củahọcsinh trên lớp nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo, đồng thời tạo cho các em lòng say mê, hứng thú trong quá trình họctập và tiếp thu bài mới .Trong chương trình sách giáo khoa tiếng Anh 6, 7, 8, 9, giáo viên phải biết vận dụng các thủ thuật và phương pháp khác nhau trong quá trình giảng dạy nhằm giúp họcsinhhọctập và tiếp thu bài học một cách tíchcực nhất. 2.CÁCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: -Hoạt động nhóm: Dùng tranh ảnh sưu tầm hoặc các dụng cụ họctập các em tự làm để hỏi đáp lẫn nhau cùng nhau trao đổi thông tin, thảo luận và rút ra bài học -Hoạt động cặp: Dùng các vật thực có sẵn hoặc tự làm để hỏi đáp lẫn nhau, trao dồi khả năng giao tiếp -Hoạt động chung: Tổ chức tái tạo bài hội thoại bằng cách đóng vai thực hành giao tiếp hoặc diễn tả hành động để ôn lại các môn thể thao hay các chủ đề các em đã được học 3.MỘT SỐ DẠNG BÀI HOẠTĐỘNG GIAO TIẾP -Lucky Number -Noughts and crosses -Chain Game -Simon says -Questions and Answers -Guessing Games -Rub out and Remember -Clap the board -Hangman -Writing -Discuss … F.BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Tóm lại, một hoạtđộng là một công việc mà người GV thiết kế để thực hiện một ý đồ dạy họccủa mình trên lớp nhằm ôn luyện và phát huy tư duy sẵn có củahọcsinh để đạt được mục tiêu đề ra trong mỗi tiết học Giáo học pháp hiện nay thường đề cập nhiều đến các hoạtđộng (activities) chứ không phải là bài tập (exercises) để muốn nhấn mạnh vào yếu tố tíchcực (thay vì thụ động) củahọcsinh trong quá trình họctập và sử dụng tiếng Anh trên lớp -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- - 4 - Nội dung ngôn ngữ của các hoạtđộng là rất đa dạng và phong phú tuỳ theo mục đích củahoạtđộng đó.Có thể là một trong những thành tố ngôn ngữ như ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng hay một trong bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết hoặc phối hợp cùng lúc một hay nhiều hoạtđộng nói trên Các hoạtđộng thường phát triển và sáng tạo tuỳ theo chủ điểm của mỗi đơn vị bài học và tuỳ theo kinh nghiệm và cách dạy của mỗi giáo viên Tuy nhiên các hoạtđộng phổ biến trên lớp học dù theo phương pháp và quan điểm nào đi nữa vẫn nhằm vào mục đích chung của quá trình dạy và học tiếng nước ngoài.Do đó khi soạn bài tập để hoạtđộng cặp nhóm giáo viên cần nghiên cứu trước nội dung bài dạy để định hướng cho mình những phương pháp và thủ thuật phù hợp nhằm đảm bảo truyền thụ hết yêu cầu của bài đồng thời tạo cho không khí lớp học ngày càng trở nên sinhđộng hơn. G. KẾT LUẬN: Với đề tài “Phát huy tính tích cựchoạtđộng của họcsinh trên lớp” đã góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo và gây hứng thú cho họcsinh trong việc học tập.Nó không những tạo cơ sở để bản thân tôi vận dụng tất cả các thủ thuật, phương pháp của giáo học pháp bộ môn mà còn tạo cho họcsinh nhiều cơ hội hoạtđộng và tham gia giao tiếp một cách tự nhiên, phấn khời. Hy vọng với tinh thần đổi mới phương pháp giảng dạy, tích cựchóahoạtđộng học tậpcủahọcsinh trên lớp sẽ phát huy hiệu quả trong công tác giảng dạy bộ môn tiếng Anh cấp THCS. Ninh Đông, Ngày 10 tháng 12 năm 2010 -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- - 5 - . ý: -- -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - - 2 - • Cần tạo cơ hội cho học sinh. sáng tạo -- -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - - 3 - của học sinh trên