1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Hoạt động thanh tra lao động của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh

26 19 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 258,96 KB

Nội dung

Mục đích của luận văn là trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận, pháp lý và thực trạng hoạt động thanh tra lao động của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh, luận văn đưa ra được các giải pháp nhằm bảo đảm hoạt động thanh tra lao động của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ

…………/………… ……/……

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

VÕ THỊ XUÂN HỒNG

HOẠT ĐỘNG THANH TRA LAO ĐỘNG

CỦA SỞ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ

XÃ HỘI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính

Mã số: 8 3 8 0 1 0 2

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2019

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN THỊ THU HÀ

Phản biện 1: TS PHẠM QUANG HUY

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, nó tạo

ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần cho xã hội Lao động có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước

Trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, dưới tác động của quy luật cung - cầu, quy luật giá trị và quy luật cạnh tranh, doanh nghiệp không chỉ đa dạng về hình thức sở hữu, quy mô kinh doanh

mà ngày càng có nhiều lĩnh vực kinh doanh mới xuất hiện Sức sáng tạo của doanh nghiệp không chỉ làm đa dạng các ngành nghề, lĩnh vực nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, tối đa lợi nhuận của doanh nghiệp mà đẩy mức độ cạnh tranh ở mức cao hơn Để tránh đổ

vỡ, phá sản và gia tăng lợi nhuận, các doanh nghiệp có thể tác động đến thị trường và xã hội theo các cách khác nhau trong đó không loại trừ những hành vi tiêu cực Trong quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động, thế yếu thuộc về người lao động Người sử dụng lao động vì lợi ích kinh tế luôn có xu hướng vi phạm pháp luật lao động, xâm phạm đến quyền và lợi ích chính đáng của người lao động được pháp luật bảo vệ Một thực tế đáng lo ngại là tình hình vi phạm pháp luật lao động ngày càng phức tạp và gia tăng, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp không ngừng tăng qua các năm, thậm chí rất nghiêm trọng Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát thi hành pháp luật lao động đã được củng cố, tăng cường từng bước, đã hình thành hệ thống thanh tra nhà nước chuyên ngành về lao động

Trang 4

với hơn 430 thanh tra viên lao động trong khi đó thực tế chỉ có 150 thanh tra viên thực hiện nhiệm vụ thanh tra lao động Tại thành phố

Hồ Chí Minh, toàn thành phố hiện có 633.637 đơn vị kinh tế, hành chính, sự nghiệp và cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng (chưa bao gồm 13.076

cơ sở, chi nhánh và văn phòng trực thuộc doanh nghiệp), tổng số lao động trong các đơn vị gần 4,1 triệu người Trong khi đó, sức ép về cải cách hành chính buộc cơ quan thanh tra phải thực thi nhiệm vụ theo đúng quy định pháp luật nhưng với số lượng thanh tra viên, công chức thanh tra không tăng do phụ thuộc vào chỉ tiêu biên chế nhưng vẫn phải đảm bảo thực hiện tốt việc kiểm soát đối với tất cả các doanh nghiệp đã và hình thành mới Điều này khiến cho các thanh tra viên không thể tiến hành thanh tra tại doanh nghiệp dài ngày nhưng vẫn phải đảm bảo hiệu quả cao đối với cuộc thanh tra đó Trong thực tế, hoạt động thanh tra lao động của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh ngày càng nâng cao

về chất lượng, thanh tra đã góp phần giám sát việc chấp hành pháp luật lao động của doanh nghiệp một cách toàn diện tuy nhiên theo quy định pháp luật quyền hạn thanh tra viên còn hạn chế, các cơ chế phối hợp của các cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương chưa tốt, nghị định xử phạt vi phạm hành chính về lao động chưa theo kịp các quan hệ pháp lý được điều chỉnh bởi các văn bản quy phạm pháp luật ngoài ramột số công chức thanh tra chưa đáp ứng được yêu cầu về trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức và bản lĩnh chính trị trong thực hiện nhiệm vụ được giao Những vấn đề yếu kém, bất cập trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng, hiệu quả công tác

Trang 5

thanh tra Cùng với yêu cầu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội theo đường lối đổi mới của Đảng, thực hiện việc thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17 tháng 4 năm 2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, chỉ thị

số 20/CT-TTg ngày 13 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ

về tăng cường cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành và cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh, Lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh

đã triển khai và thực hiện, chính điều này đã đặt ra thách thức cho hoạt động thanh tra lao động của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Chí Minh làm sao vừa tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động, hoạt động thanh tra không trùng lắp, chồng chéo về nội dung, đối tượng thanh tra nhưng vẫn đảm bảo ổn định, hài hòa quan

hệ lao động tại địa phương đồng thời giám sát việc thực hiện pháp luật lao động của doanh nghiệp mà không cần đến hoạt động thanh tra và lan tỏa việc chấp hành đến các doanh nghiệp trong cùng ngành nghề Đây sẽ là những thách thức và cũng là mục tiêu đặt ra đối với hoạt động thanh tra lao động của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Chí Minh Vì vậy, tôi đã lựa chọn đề tài: “Hoạt động thanh tra lao động của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành

phố Hồ Chí Minh” làm luận văn nghiên cứu

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Trong những năm qua đã có một số luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, công trình nghiên cứu, đề tài khoa học và bài viết nghiên cứu

về tổ chức bộ máy và hoạt động thanh tra từ thực tiễn và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động thanh tra nhưng có thể khẳng

Trang 6

định chưa có công trình nghiên cứu về hoạt động thanh tra lao động

từ thực tiễn hoạt động thanh tra của Sở Lao động - Thương binh và

Xã hội thành phố Hồ Chí Minh Chính vì vậy, đây cũng là lý do để tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài luận văn này

3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

3.1 Mục đích của luận văn: Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề

lý luận, pháp lý và thực trạng hoạt động thanh tra lao động của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh, luận văn đưa ra được các giải pháp nhằm bảo đảm hoạt động thanh tra lao động của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí

Minh

3.2 Nhiệm vụ của luận văn

Một là, phân tích các vấn đề lý luận, pháp lý về hoạt động thanh tra

lao động

Hai là, phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động thanh tra lao

động của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh, qua đó chỉ ra những kết quả đạt được; những hạn chế, bất cập

và nguyên nhân của hạn chế

Ba là, luận văn đưa ra các phương hướng, giải pháp góp phần

bảo đảm hoạt động thanh tra lao động của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh

4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

4.1 Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động thanh tra lao động của

Sở Lao động Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh

4.2 Phạm vi nghiên cứu

+ Phạm vi về nội dung: hoạt động thanh tra lao động

Trang 7

+ Phạm vi về không gian: Sở Lao động - Thương binh

và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh

+ Phạm vi về thời gian: 2014 - 2018

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn

5.1 Phương pháp luận: Luận văn nghiên cứu trên cơ sở

phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của triết học Mác - Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước về công tác thanh tra nhằm đảm bảo tính khoa học và thực tiễn của đề tài luận văn

5.2 Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu

luận văn, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu như:

- Phương pháp thống kê: thống kê những số liệu thực tế qua các năm về hoạt động thanh tra lao động, vướng mắc trong quá trình hoạt động thanh tra lao động tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh

- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Từ thống kê số liệu thực tế trong hoạt động thanh tra lao động tại Sở Lao động - Thương binh và

Xã hội thành phố Hồ Chí Minh, tác giả nhận định, đánh giá và tổng hợp để có những giải pháp, những nhận định, kết luận phù hợp với cơ

sở lý luận và thực tiễn của hoạt động thanh tra lao động

- Phương pháp so sánh: Đối chiếu, so sánh để có các nhận xét, đánh giá và đưa ra các giải pháp về bảo đảm hoạt động thanh tra lao động

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

6.1 Ý nghĩa lý luận: Kết quả nghiên cứu của đề tài luận văn sẽ

Trang 8

cung cấp luận cứ khoa học cũng như cơ sở pháp lý nhằm làm rõ các nội dung liên quan đến hoạt động thanh tra lao động như khái niệm, nội dung, các chủ thể tiến hành thanh tra lao động, ý nghĩa cũng như các yếu tố tác động đến thanh tra lao động

6.2 Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận văn góp

phần bảo đảm hoạt động thanh tra lao động tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh Hơn nữa, đề tài luận văn có thể là tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu, các cán bộ, công chức và học viên cao học chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật

Hành chính

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 03 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận, pháp lý về hoạt động thanh tra lao động

Chương 2: Thực trạng hoạt động thanh tra lao động của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh

Chương 3: Phương hướng, giải pháp bảo đảm hoạt động thanh tra lao động của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh

Chương 1

CƠ SỞ PHÁP LÝ

VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TRA LAO ĐỘNG

1.1 Khái niệm chung

1.1.1 Khái niệm thanh tra

Trang 9

Thanh tra là một dạng hoạt động, là một chức năng của quản

lí nhà nước được thực hiện bởi chủ thể quản lí có thẩm quyền, nhân danh quyền lực nhà nước, nhằm tác động đến đối tượng quản lí trên

cơ sở xem xét, đánh giá ưu, khuyết điểm, phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa và xử lí vi phạm, tăng cường quản lí, góp phần hoàn thiện cơ cấu quản lí, tăng cường pháp chế bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân

Với cách hiểu như vậy, thanh tra là hoạt động có những đặc trưng riêng biệt

Một là, thanh tra gắn liền với quản lý nhà nước: Quản lý nhà

nước và thanh tra có điểm chung là nhân danh quyền lực nhà nước thực hiện sự tác động lên các đối tượng bị quản lý Song xem xét theo cơ cấu, chức năng của quản lý thì thanh tra chỉ là chức năng, là công cụ, phương tiện để quản lý nhà nước

Hai là, thanh tra là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước:

Chủ thể tiến hành thanh tra luôn luôn là cơ quan nhà nước có thẩm quyền, được nhân danh nhà nước để thực hiện hoạt động kiểm tra, xem xét tính hợp pháp hay không hợp pháp trong một hoạt động nhất

định trên cơ sở các quy định pháp luật

Ba là, thanh tra có tính khách quan: Tính khách quan của hoạt

động thanh tra được biểu hiện ở chỗ, mọi hoạt động thanh tra đều dựa trên cơ sở pháp luật và phải tuân theo pháp luật

Bốn là, thanh tra có tính độc lập tương đối: chủ thể tiến hành

hoạt động thanh tra sẽ không bị chi phối bởi các tác động từ bên

ngoài

Trang 10

1.1.2 Khái niệm thanh tra lao động

Thanh tra lao động là hoạt động thanh tra chuyên ngành về lao động; nhiệm vụ và quyền hạn của thanh tra lao động là hoạt động xem xét, đánh giá và xử lí việc chấp hành pháp luật lao động của tổ chức cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động do Thanh tra Bộ, Thanh tra Sở thực hiện theo trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định nhằm phục vụ cho hoạt động quản lí, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể lao động và tổ chức cá nhân khác

1.2 Tổ chức và hoạt động thanh tra lao động

1.2.1 Tổ chức thanh tra lao động

Thanh tra lao động là một hoạt động thanh tra thuộc thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội Cơ quan thực hiện thanh tra lao động ở Trung ương có Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh

và Xã hội, ở địa phương có Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và

Xã hội

Thanh tra Bộ: Thanh tra Bộ là cơ quan thuộc Bộ Lao động -

Thương binh và Xã hội, giúp Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh

và Xã hội thực hiện thanh tra hành chính, thanh chuyên ngành trong phạm vi cả nước theo quy định của pháp luật

Thanh tra Sở: Thanh tra Sở là cơ quan của Sở Lao động -

Thương binh và Xã hội - cơ quan được Ủy ban nhân dân ủy quyền thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về lao động, giúp Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tiến hành thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật

Trang 11

- Chánh thanh tra Sở là người đứng đầu Thanh tra Sở, giúp

việc cho Giám đốc Sở theo phạm vi, chức năng quản lý nhà nước quy định

- Phó Chánh Thanh tra Sở là người giúp việc cho Chánh

Thanh tra Sở, được Chánh Thanh tra Sở giao một số nội dung, lĩnh vực công tác và chịu trách nhiệm trước Chánh Thanh tra và quy định pháp luật về thực hiện nhiệm vụ được giao

- Thanh tra viên là công chức, sỹ quan quân đội nhân dân, sỹ

quan công an nhân dân được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra và các nhiệm vụ khác theo phân công của Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước

- Công chức khác, đây là những người làm việc trong Thanh

tra Sở nhưng không phải là thanh tra viên hay Lãnh đạo Thanh tra, họ

có thể giữ ngạch chuyên viên, cán sự

Tóm lại, về phương diện tổ chức bộ máy, cơ quan Lao động -

Thương binh và Xã hội không tổ chức theo ngành dọc, Thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội được tổ chức theo nguyên tắc “song trùng trực thuộc”, vừa phụ thuộc cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp

về lãnh đạo, chỉ đạo, vừa phụ thuộc cơ quan thanh tra cấp trên về tổ chức, nghiệp vụ, công tác Ở Trung ương có Thanh tra Bộ; ở địa phương có Thanh tra Sở thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

1.2.2 Hoạt động thanh tra lao động

1.4.2.1 Đối tượng, phạm vi thanh tra lao động

Đối tượng thanh tra lao động của Thanh tra Bộ là các doanh nghiệp có sử dụng lao động trên địa bàn cả nước

Trang 12

Đối tượng thanh tra lao động của Thanh tra Sở là các doanh nghiệp có trụ sở chính hoạt động trên địa bàn, các công trình xây dựng xây dựng trên địa bàn

1.4.2.2 Nội dung thanh tra lao động

- Thanh tra việc thực hiện pháp luật về lao động việc chấp hành các nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động

- Thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật về an toàn,

vệ sinh lao động

- Thanh tra việc chấp hành các quy định về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp

1.4.2.3 Quy trình thanh tra lao động

Quy trình thanh tra lao động bao gồm 03 bước cơ bản: Chuẩn

bị thanh tra, tiến hành thanh tra, kết thúc thanh tra

- Chuẩn bị thanh tra là việc thu thập, khảo sát, lựa chọn đối tượng thanh tra, tình hình chấp hành pháp luật

- Tiến hành thanh tra là việc thực quyết định thanh tra của Đoàn thanh tra Khi tiến hành thanh tra, Đoàn thanh tra phải thực hiện về trình tự, thủ tục, thu thập hồ sơ, chứng cứ theo quy định của pháp luật

- Kết thúc thanh tra là việc Đoàn thanh tra hoàn thành cuộc thanh tra tại nơi được thanh tra và thực hiện báo cáo thanh tra cho người ra quyết định thanh tra, trình dự thảo kết luận thanh tra và đề xuất các biện pháp xử lý nếu có

1.3 Nguyên tắc và ý nghĩa của hoạt động thanh tra lao động

1.3.1 Nguyên tắc trong hoạt động thanh tra lao động

Trang 13

“Hoạt động thanh tra phải tuân theo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời; không làm cản trở đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức và cá nhân

là đối tượng thanh tra”

- Nguyên tắc tuân theo pháp luật trong hoạt động thanh tra lao

động: Mọi công việc, cá nhân, tổ chức cần tiến hành trong hoạt động

thanh tra lao động phải được thực hiện trên cơ sở những quy định của pháp luật hiện hành về Thanh tra

- Nguyên tắc đảm bảo chính xác, khách quan, dân chủ, công khai, kịp thời trong hoạt động thanh tra lao động: Điều này có nghĩa

là hoạt động thanh tra phải được tiến hành trên cơ sở có đầy đủ những căn cứ rõ ràng đã được quy định trong pháp luật; việc thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn, các quyền và nghĩa vụ pháp lý khác hoàn toàn phải phù hợp với quy định của pháp luật về hoạt động thanh tra

- Nguyên tắc không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra; không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra lao động

- Nguyên tắc hoạt động thanh tra lao động phải do Đoàn thanh lao động thực hiện hoặc Thanh tra viên lao động và người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra lao động thực hiện

1.3.2.Ý nghĩa của hoạt động thanh tra lao động

Một là, hoạt động thanh tra lao động là công cụ không thể

thiếu trong quản lý hành chính nhà nước về lao động

Ngày đăng: 26/03/2021, 04:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w