Tác động của sở hữu nhà nước và sở hữu nước ngoài đối với hiệu quả hoạt động kinh doanh đến các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghiệp được niêm yết trên sàn chứng khoán thành phố hồ chí minh Tác động của sở hữu nhà nước và sở hữu nước ngoài đối với hiệu quả hoạt động kinh doanh đến các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghiệp được niêm yết trên sàn chứng khoán thành phố hồ chí minh
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ
NGUYỄN CHIÊM KIM NGÂN
TÁC ĐỘNG CỦA QUYỀN SỞ HỮU NHÀ NƯỚC
VÀ SỞ HỮU NƯỚC NGOÀI ĐỐI VỚI HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP ĐƯỢC NIÊM YẾT TRÊN SÀN CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH (HOSE)
THE IMPACT OF GOVERNMENT OWNERSHIP AND FOREIGN OWNERSHIP ON FIRM PERFORMANCE: EVIDENCE FROM LISTED FIRMS ON HO CHI MINH
STOCK EXCHANGE (HOSE)
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành Kinh doanh quốc tế
Mã số ngành: 7340120C
Tháng 12 – 2020
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ
NGUYỄN CHIÊM KIM NGÂN
TÁC ĐỘNG CỦA QUYỀN SỞ HỮU NHÀ NƯỚC
VÀ SỞ HỮU NƯỚC NGOÀI ĐỐI VỚI HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP ĐƯỢC NIÊM YẾT TRÊN SÀN CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ
Tháng 12 – 2020
Trang 3LỜI CẢM TẠ
Lời cảm tạ đầu tiên em xin phép dành cho gia đình–nguồn động lực lớn
nhất để em phấn đấu trong suốt bốn năm qua Cảm ơn cha mẹ đã tạo mọi điều
kiện để em phát triển bản thân ở môi trường đại học cũng như luôn luôn động
viên và ủng hộ tinh thần cho em những lúc khó khăn nhất
Lời cảm tạ thứ hai, em xin chân thành cảm ơn Quý thầy, cô của Khoa Kinh
tế cũng như Quý thầy cô của Trường Đại học Cần Thơ đã tận tình truyền đạt
kiến thức, phương pháp học tập và kinh nghiệm quý báu cho em trong suốt quá
trình học tập tại trường Sự dạy dỗ nhiệt tình của thầy cô đã góp phần trang bị
cho em những kiến thức hết sức cần thiết cho quảng đường sắp tới Có đôi lúc
việc học tập gặp rất nhiều khó khăn áp lực nhưng chính tấm lòng chân thành
của thầy cô đã giúp em vượt qua tất cả Thầy cô cũng thường xuyên tổ chức các
hội thảo nhằm cập nhật những thông tin mới cho sinh viên, hướng dẫn kỹ năng
sống, cách tìm việc làm sau tốt nghiệp, tham quan thực tế cũng như giao lưu
văn hóa với các nước bạn để tạo cơ hội cọ sát và học tập kiến thức quốc tế, nâng
cao trình độ ngoại ngữ,… Nhờ đó, em đã tự tin hơn và sẵn sàng cho tương lai
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến Thầy Huỳnh Trường
Huy, người đã nhiệt tình hướng dẫn, bổ sung kiến thức và góp ý kịp thời giúp
em hoàn thành luận văn này Chúc Thầy luôn dồi dào sức khỏe và thành công
trong công việc!
Cuối cùng em xin cảm ơn tất cả các anh chị, bạn bè cùng ngành đã hết
lòng hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm cũng như dạy em những phần kiến thức mà em
bị hạn chế
Trong quá trình thực hiện khó tránh khỏi sai sót do khả năng lý luận cũng
như kiến thức còn hạn chế nên rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ Quý
Thầy, Cô để nghiên cứu hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày tháng năm
Nguyễn Chiêm Kim Ngân
Trang 4TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam kết Luận văn tốt nghiệp Đại học này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ Luận văn cùng cấp nào khác
Cần Thơ, ngày tháng năm
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Chiêm Kim Ngân
Trang 5MỤC LỤC
MỤC LỤC iii
DANH SÁCH BẢNG vi
DANH SÁCH HÌNH vii
CHƯƠNG 1 8
MỞ ĐẦU 8
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 8
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 9
1.2.1 Mục tiêu tổng quát 9
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 9
1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 10
1.4.1 Phạm vi không gian 10
1.4.2 Phạm vi thời gian 10
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu 10
CHƯƠNG 2 11
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 11
2.1.1 Định nghĩa hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp 11
2.1.2 Các nghiên cứu về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp 12
2.1.3 Lý thuyết nguồn lực (Resource Based-View Theory) 13
2.1.4 Các hình thức sở hữu doanh nghiệp 14
2.1.5 Lý thuyết người đại diện 16
2.1.6 Lý thuyết quyền sở hữu 17
2.2 MỐI QUAN HỆ GIỮA CẤU TRÚC SỞ HỮU DOANH NGHIỆP VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 17
2.2.1 Mối quan hệ giữa sở hữu nhà nước và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp 17
2.2.2 Mối quan hệ giữa sở hữu nước ngoài và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp 17
2.2.3 Mô hình nghiên cứu 18
2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu 18
2.3.2 Định nghĩa và đo lường các biến 19
2.3.3 Phương pháp phân tích số liệu 24
Trang 6CHƯƠNG 3 28
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP ĐƯỢC NIÊM YẾT TRÊN HOSE 28
3.1 TỔNG QUAN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 28
3.1.1 Tăng trưởng GDP 28
3.1.2 Các hoạt động xuất nhập khẩu 30
3.2 CHUẨN PHÂN NGÀNH CÁC DOANH NGHIỆP ĐƯỢC NIÊM YẾT TRÊN HOSE 31
3.3 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 34
3.3.1 Thực trạng số lượng các doanh nghiệp được niêm yết trên HOSE 34
3.3.2 Quy mô thị trường 35
3.3.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của HOSE 37
CHƯƠNG 4 41
TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC SỞ HỮU ĐỐI VỚI HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP ĐƯỢC NIÊM YẾT TRÊN HOSE 41
4.1 THỐNG KÊ MÔ TẢ 41
4.2 PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN (BIVARIATE PEARSON) 50
4.3 MỘT SỐ KIỂM ĐỊNH LỰA CHỌN ƯỚC LƯỢNG VÀ PHÁT HIỆN LỖI CỦA MÔ HÌNH CHÍNH 55
4.3.1 Lựa chọn giữa mô hình FEM và REM (Kiểm định Hausman) 55
4.3.2 Kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi trong các mô hình FEM, REM 57
4.3.3 Kiểm tra hiện tượng tương quan chuỗi trong mô hình 58
4.3.4 Kết quả hồi quy 59
4.3.5 Thảo luận kết quả nghiên cứu 62
4.4 TÓM TẮT NGHIÊN CỨU 68
CHƯƠNG 5 75
HÀM Ý QUẢN TRỊ VÀ KẾT LUẬN 75
5.1 MỘT SỐ HÀM Ý QUẢN TRỊ 75
5.1.1 Đối với các doanh nghiệp trong ngành 75
5.1.2 Đối với Nhà nước và các bộ ngành có liên quan 76
5.2 KẾT LUẬN 77
Trang 75.2.1 Những kết quả đạt được và hạn chế của đề tài 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO 79
PHỤ LỤC A 85
PHỤ LỤC B 86
PHỤ LỤC C 94
Trang 8DANH SÁCH BẢNG
Bảng 3.1 Các chỉ số tăng trưởng kinh tế của Việt Nam 28
Bảng 3.2 Tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2015 - 2019 30
Bảng 4.1: Thống kê mô tả các chỉ tiêu 41
Bảng 4.2: Ảnh hưởng của quy mô tài sản đến hiệu quả kinh doanh 46
Bảng 4.3 Kết quả ma trận tương quan Bivariate Pearson 51
Bảng 4.3 56
Bảng 4.4: Các kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi cho các mô hình 58
Bảng 4.6: Kết quả mô hình FEM, REM (robust standard error model) 60
Bảng 4.7 Tóm tắt kết quả nghiên cứu 69
Trang 9DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu 18
Hình 3.2 Chuẩn phân ngành GICS® 32
Hình 3.3 Số lượng các công ty niêm yết trên HOSE từ 35
Hình 3.3 Số lượng công ty niêm yết và giá trị vốn hóa 35
Hình 3.5 Giá trị giao dịch trung bình và số lượng tài khoản của các nhà đầu tư 37
Hình 3.6: Cấu trúc doanh thu của HOSE 38
Hình 3.7: Cơ cấu chi phí lao động 39
Hình 3.8: Các khoản đóng góp của Nhà nước 40
Hình 4.1 Chỉ số ROA của các doanh nghiệp 42
Hình 4.2 Chỉ số ROE của các doanh nghiệp 44
Hình 4.3: Tỷ lệ sở hữu Nhà nước của các doanh nghiệp 45
Hình 4.4: Tỷ lệ sở hữu nước ngoài của các doanh nghiệp 46
Hình 4.5: Số năm hoạt động của doanh nghiệp 47
Hình 4.6: Tính kiêm nhiệm của các nhà quản lý 49
Trang 10tế mở cửa còn ghi nhận vai trò quan trọng của hình thức sở hữu Nhà nước, sỡ hữu nước ngoài Mỗi thành phần sở hữu theo đuổi những mục tiêu lợi ích khác nhau và có những mối quan hệ khác nhau với chính phủ, và các đối tác chiến lược Do đó, mỗi thành phần sở hữu có ảnh hưởng khác nhau đến những quyết định của doanh nghiệp và qua đó tác động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp cũng khác nhau
Hiện nay có nhiều nghiên cứu đánh giá tác động của cấu trúc sở hữu (trong
đó có sở hữu tổ chức, sở hữu nước ngoài và sở hữu nhà nước) đến hiệu suất sinh lời hay hiệu quả của các doanh nghiệp Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu vẫn còn gây ra nhiều tranh luận theo các chiều hướng khác nhau
Các công ty cổ phần có đặc trưng cơ bản là vốn cổ phần được sở hữu bởi các cổ đông khác nhau, từ đó hình thành nên cấu trúc sở hữu của công ty Các nghiên cứu về tác động của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động của công ty
là một chủ đề nghiên cứu cần thiết Theo đó, mỗi loại hình sở hữu có thể có những tác động khác nhau đến hiệu quả hoạt động của công ty, mối quan hệ tương quan này cũng chịu sự tác động khác nhau từ môi trường thể chế của các quốc gia Nghiên cứu về cấu trúc sở hữu tại các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là các quốc gia có sự tham gia của sở hữu nhà nước như các nước Đông Âu, Trung Quốc, Việt Nam có những đặc thù riêng Sở hữu nhà nước tại các quốc gia này thường có một tỷ lệ cao sau khi nền kinh tế được chuyển đổi từ nền kinh
tế tập trung, điều này thể hiện sự can thiệp của nhà nước trong các hoạt động của các công ty trong nền kinh tế Theo đó, kết quả nghiên cứu thực nghiệm về tác động của sở hữu nhà nước đến hiệu quả hoạt động của công ty cũng rất khác nhau trong các mẫu nghiên cứu khác nhau: ảnh hưởng thuận chiều trên thị trường Nga; ảnh hưởng ngược chiều hoặc không rõ rệt trên thị trường Trung Quốc; ảnh hưởng ngược chiều tại Việt Nam
Bên cạnh đó, sở hữu nước ngoài được xem là hình thức sở hữu đối trọng với sở hữu nhà nước Đối với các quốc gia mà nhà nước muốn nắm quyền chi phối nền kinh tế, sở hữu nhà nước và sở hữu nước ngoài thường có kết quả tác động ngược chiều nhau Khi nhà nước có xu hướng giảm tỷ lệ sở hữu nhà nước thì đồng thời các chính sách cho phép các nhà đầu tư nước ngoài cũng được nới
Trang 11lỏng, tỷ lệ sở hữu nước ngoài sẽ tăng Tác động của sở hữu nước ngoài đến hiệu quả hoạt động của công ty có kết quả ngược chiều với tác động của sở hữu nhà nước đến hiệu quả hoạt động của công ty
Với các kết quả không đồng nhất giữa các quốc gia về mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động của công ty, nghiên cứu này là một sự bổ sung thực nghiệm về mối quan hệ này trong phạm vi một quốc gia Nghiên cứu này sử dụng mẫu nghiên cứu trên toàn bộ các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán của thành phố Hồ Chí Minh Sở hữu nhà nước càng lớn, hiệu quả hoạt động của công ty niêm yết càng thấp Ngược lại, sở hữu nước ngoài càng lớn, hiệu quả hoạt động của công ty niêm yết càng cao
Tóm lại, việc nghiên cứu tác động của các loại sở hữu trong cấu trúc sở hữu với hoạt động của doanh nghiệp đã và đang được chú ý rất nhiều, đặc biệt
là ở các thị trường mới nổi và đang phát triển như Việt Nam Tuy nhiên, các tài liệu nghiên cứu trước đây vẫn đưa ra nhiều kết quả khác nhau và chưa có kết luận chắc chắn Vì vậy, tác giả thực hiện đề tài nghiên cứu với dữ liệu là quan sát thu thập từ các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Để làm rõ mối quan hệ trên, tác giả thực hiện nghiên cứu đề tài “Tác động của sở hữu nhà nước và sở hữu nước ngoài đối với hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghiệp được niêm yết trên sàn chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE)” Nghiên cứu tập trung làm rõ mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp được niêm yết trên sàn chứng khoán Qua đó đề xuất hàm ý quản trị cho các doanh nghiệp có định hướng chiến lược thích hợp nhằm tạo điều kiện để doanh nghiệp hoạt động ổn định và phát triển bền vững
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu tổng quát của bài nghiên cứu là xác định mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghiệp được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh
Từ đó, nghiên cứu có thể đưa ra hàm ý nghiên cứu để giúp các doanh nghiệp có nhận định đúng đắn và định hướng phù hợp trong việc gia tăng hay mở rộng quy mô đầu tư, đồng thời bài nghiên cứu cũng giúp đề xuất những hàm ý quản trị cho các doanh nghiệp để có thể hoạt động hiệu quả hơn
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu chung của đề tài, nghiên cứu đưa ra ba mục tiêu cụ thể:
Trang 12Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp tại Việt Nam thông qua các chỉ tiêu tài chính
Mục tiêu 2: Phân tích tác động của các cấu trúc sở hữu đối với hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp được niêm yết trên sàn chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
Mục tiêu 3: Nghiên cứu đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm giúp các doanh nghiệp cải thiện hiệu quả kinh doanh
1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Phạm vi không gian
Không gian nghiên cứu của đề tài này là các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghiệp được niêm yết trên sàn chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE)
1.4.2 Phạm vi thời gian
Thời gian nghiên cứu đề tài: từ tháng 09/2020 đến tháng 12/2020 Bài nghiên cứu sử dụng số liệu thứ cấp, số liệu được thu thập từ các báo cáo tài chính, báo cáo thường niên của các công ty được công bố và từ sở giao dịch chứng khoán HOSE giai đoạn từ 2015 đến năm 2019
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là sở hữu nhà nước, sở hữu nước ngoài và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghiệp được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE)
Trang 13CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Định nghĩa hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
Hiệu quả hoạt động của công ty là một thuật ngữ phức tạp có thể bao gồm các nghĩa khác nhau miễn là nó liên quan đến hiệu quả hoạt động của tổ chức, hoạt động của công ty và kết quả hoạt động của công ty Bên cạnh đó, hiệu quả hoạt động của công ty có thể được xem xét trong bối cảnh rộng hơn như là một phần của sự phát triển kinh doanh của công ty Ý nghĩa ở đây là sự phát triển kinh doanh phản ánh hoạt động của công ty và cho phép đánh giá mức
độ hiệu quả của hoạt động tổ chức Tại thời điểm này, điều quan trọng cần nhấn mạnh là hiệu quả hoạt động của công ty về cơ bản được đo lường dựa trên hiệu quả hoạt động của công ty
Trên thực tế, hoạt động của công ty được hoàn thành càng hiệu quả thì hiệu quả hoạt động của tổ chức càng tích cực và ngược lại, hiệu quả hoạt động của công ty và nhân viên thấp có nghĩa là hoạt động của công ty kém Về mặt này, hiệu suất của nhân viên bao gồm một phần không thể thiếu trong hoạt động của công ty bởi vì, trong môi trường kinh doanh hiện đại, nguồn nhân lực bao gồm một tài sản tiếp thị quan trọng của bất kỳ tổ chức nào Do đó, hiệu quả làm việc của nhân viên ảnh hưởng nhất quán đến hoạt động của công ty
Georgopoulos và Tannenbaum (1957) đã xác định “hiệu quả hoạt động của công ty tương đương với hiệu quả của tổ chức, thể hiện mức độ mà một tổ chức, với tư cách là một hệ thống xã hội với một số nguồn lực và phương tiện hạn chế, đạt được mục tiêu của mình mà không cần nỗ lực quá mức từ các thành viên Các tiêu chí được sử dụng để đánh giá hiệu suất là năng suất, tính linh hoạt
và sự căng thẳng giữa các tổ chức” Ngoài ra, khái niệm hoạt động của công ty
đã được khen ngợi liên quan đến khả năng tạo ra giá trị cho khách hàng (Porter, 1986)
Bên cạnh đó, Katz và Kahn (1978) đã đề cập rằng “Hiệu lực và hiệu quả của một tổ chức là tương tự nhau và cả hai đều là thành phần quan trọng của hoạt động tổ chức toàn cầu, có thể được đánh giá thông qua việc tối đa hóa toàn
bộ lợi nhuận của các loại” Sau đó, trong giai đoạn tiếp theo, Adam (1994) coi hiệu quả hoạt động của công ty là phụ thuộc vào chất lượng hoạt động của việc làm Harrison và Freeman (1999) đã khẳng định rằng một tổ chức hiệu quả với tiêu chuẩn cao về mức độ hoạt động là tổ chức luôn thỏa mãn nhu cầu của các bên liên quan
Trang 14Ngoài ra, Taouab và Issor (2019) đã đề cập rằng “Khái niệm hoạt động của công ty tập trung vào việc sử dụng các nguồn lực của công ty để cải thiện năng lực của công ty và cũng như khả năng đạt được các mục tiêu của công ty Hiệu quả kinh doanh là một phần của kết quả hoạt động của tổ chức, bao gồm hiệu quả hoạt động và tài chính”
Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được đo lường bằng nhiều phương pháp khác nhau, tùy thuộc vào mục tiêu nghiên cứu của các tác giả khác nhau Trong những năm gần đây Contractor et al (2003), Kuo - Pin Yang và Chwo - Ming Joseph Yu (2006), Huỳnh Thị Ngọc Hiền (2015), Shankar Chelliah et al (2010) và nhiều tác giả khác đã sử dụng ROS để đo lường hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Bên cạnh đó, Geringer et al (2000) đã sử dụng ROA để đo lường hiệu quả hoạt động của công ty Từ một quan điểm khác, thay vì sử dụng ROA, Thomas và Eden (2004) đã sử dụng ROE để đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Theo đó, tác giả phân tích khả năng quản lý hiệu quả và đầu tư vốn của chủ sở hữu vào hoạt động kinh doanh Khi tỷ số này càng lớn có nghĩa
là tỷ suất sinh lợi càng cao, đồng nghĩa với việc sử dụng vốn có hiệu quả 2.1.2 Các nghiên cứu về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
Hiệu suất công ty là một chủ đề quản lý rất rộng Các nhà nghiên cứu quản lý đã nghiên cứu một số yếu tố và ảnh hưởng của chúng đến hoạt động của doanh nghiệp Ngoài ra, mục tiêu chính của công ty là tối đa hóa lợi nhuận Lợi nhuận được thúc đẩy bởi doanh thu và chi phí Do đó, một công ty có thể tối đa hóa lợi nhuận bằng cách tối đa hóa doanh thu và/hoặc giảm thiểu chi phí Do
đó, nghiên cứu về khả năng sinh lời của công ty hoặc hiệu quả hoạt động của công ty có nguồn gốc từ các nghiên cứu khác nhau đã xem xét các động lực của doanh thu và chi phí
Hơn nữa, các đặc điểm của CEO (Peni, 2014), tính hai mặt của CEO (Yang & Zhao, 2014) là những cấu trúc trong quản lý chiến lược đã được nghiên cứu và điều tra tác động của chúng đến hoạt động của doanh nghiệp Có ý kiến cho rằng các công ty lớn hơn có khả năng thu được nhiều lợi nhuận hơn các công ty nhỏ hơn vì họ được hưởng lợi thế từ quy mô công ty của mình
Ngoài ra, đòn bẩy tài chính liên quan đến tỷ lệ nợ trên vốn cổ phần để tài trợ cho công ty Một công ty có khả năng vay nợ cao được tài trợ bằng vốn nợ nhiều hơn vốn tự có và dự kiến sẽ có lợi hơn vì vốn nợ rẻ hơn vốn tự có Tuổi của doanh nghiệp cũng được giả thuyết là có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp vì các doanh nghiệp cũ được cho là có năng lực
Trang 15vượt trội nhờ vào những năm hoạt động tương đối dài của họ (Gordon et al., 2009)
Cuối cùng, giả thuyết rằng các công ty ghi nhận tốc độ tăng trưởng doanh
số bán hàng của họ cao hơn có khả năng sinh lợi cao hơn công ty có tốc độ tăng trưởng tương đối thấp Do đó, tốc độ tăng trưởng của công ty là yếu tố quyết định chính đến hiệu quả hoạt động của công ty (Gaur & Kesavan, 2015) 2.1.3 Lý thuyết nguồn lực (Resource Based-View Theory)
Lý thuyết nguồn lực của công ty là một lý thuyết đã được khám phá trong các tài liệu học thuật như một phương tiện giải thích lợi thế cạnh tranh và kết quả là hiệu suất vượt trội giữa các công ty Theo Barney (1991), “một công ty được cho là có lợi thế cạnh tranh khi nó đang thực hiện chiến lược tạo ra giá trị
mà không được bất kỳ đối thủ hiện tại hoặc đối thủ tiềm năng nào thực hiện cùng lúc đó” Lợi thế cạnh tranh này là bền vững nếu “lợi thế chống lại sự xói mòn bởi hành vi của đối thủ cạnh tranh” (Bharadwaj và cộng sự, 1993)
Lý thuyết này ban đầu được phát triển bởi Wernerfelt (1984) như một nỗ lực nhằm xây dựng một nền tảng nhất quán cho lý thuyết về chính sách kinh doanh Trong thập kỷ tiếp theo, một số học giả đã phát triển nền tảng này hơn nữa và một bộ phận văn học đáng kể hiện đang tồn tại trong đó “… nhiều khía cạnh trung tâm của lý luận chiến lược đã được diễn giải lại theo quan điểm dựa trên nguồn lực” (Wernerfelt, 1995)
Nhiều tài liệu hiện nay sử dụng lý thuyết này và dường như nó được xem như một lý thuyết “mới” của công ty (Conner, 1991; Hunt và Morgan, 1995) Barney (1991) đã đề xuất một khuôn mẫu sử dụng bốn thuộc tính chính - giá trị,
độ hiếm, không thể bắt chước và không thể thay thế Ngoài ra, Dierickx và Cool (1989) đã xem xét vai trò của các tài sản cụ thể của công ty được tích lũy theo thời gian và xác định các đặc điểm của các nguồn lực quan trọng như hiệu quả khối lượng tài sản, tính liên kết giữa các nguồn tài sản, xói mòn tài sản và sự
mơ hồ nhân quả
Tóm lại, lý thuyết nguồn lực giải thích cụ thể tại sao các doanh nghiệp thành công hay thất bại trên thương trường (Dicksen, 1996) Bằng cách tập trung vào các thuộc tính mà các nguồn lực cần để duy trì lợi thế cạnh tranh bền vững Các tác giả (Barney, 1991; Grant, 1991) đề xuất các đặc điểm khác nhau về chúng Theo đó, giá trị, độ quý hiếm, không thể bắt chước và không thể thay thế (Barney, 1991) giúp doanh nghiệp phát triển và duy trì lợi thế cạnh tranh, sử dụng nguồn nhân lực để đạt được hiệu quả vượt trội (Collis và Montgomery, 1995; Grant, 1991; Wernerfelt, 1984)
Trang 16Ngoài ra, các nguồn lực của doanh nghiệp bao gồm cả các nguồn lực hữu hình và vô hình mà doanh nghiệp sở hữu, quản lý và chuyển đổi thành các sản phẩm và dịch vụ của mình Các nguồn lực này có thể được phân nhóm theo các loại khác nhau như: tài chính (quy mô doanh nghiệp và vốn); vật lý (vị trí, nhà máy, giao thông vận tải); con người (nguồn nhân lực và hệ thống quản lý); công nghệ (các sản phẩm liên quan và quy trình của nó); mối quan hệ công ty (Hall, 1993; Grant, 1991)
Lý thuyết nguồn lực là cơ sở để các doanh nghiệp tự đánh giá vị thế của mình trên thương trường Nó cũng giúp doanh nghiệp xác định các nguồn lực
để tạo lợi thế cạnh tranh nhằm thu lợi nhuận Bên cạnh đó, lý thuyết này còn là động lực giúp doanh nghiệp quyết định tham gia quốc tế hóa và theo đuổi các chiến lược quốc tế hóa khác nhau Do đó, các doanh nghiệp sẽ có những chiến lược khác nhau để mở rộng quy mô và thu hút nhiều nhà đầu tư trong nước và quốc tế
2.1.4 Các hình thức sở hữu doanh nghiệp
2.1.4.1 Sở hữu Nhà nước
Sở hữu chính phủ, còn được gọi là sở hữu nhà nước và sở hữu công cộng,
là quyền sở hữu một ngành, tài sản hoặc doanh nghiệp của nhà nước hoặc một
cơ quan nhà nước đại diện cho một cộng đồng chứ không phải một cá nhân hoặc một bên tư nhân Bên cạnh đó, trong các nền kinh tế thị trường, tài sản thuộc sở hữu nhà nước thường được quản lý và vận hành dưới hình thức các tổng công
ty cổ phần với việc chính phủ sở hữu toàn bộ hoặc cổ phần chi phối của công
ty Hình thức này thường được gọi là doanh nghiệp nhà nước (Siregar & Utama, 2008)
Quyền sở hữu của Nhà nước được xác định rất lỏng lẻo, không có cá nhân đại diện cho quyền sở hữu nhà nước có động lực thực sự để đảm bảo rằng giá trị doanh nghiệp được tối đa hóa Có thể nhận định rằng cổ phần của nhà nước đại diện cho cổ phần sở hữu chính trị với lợi ích chính của nhà nước là chính trị hơn là tiền tệ (Wei & Varela, 2003)
Những đặc trưng của sở hữu nhà nước
Nhà nước vừa đóng vai trò chủ thể sở hữu như các chủ thể khác, vừa phải
là chủ thể định ra khung khổ thể chế cho toàn xã hội Phân tích các yếu tố cấu thành sở hữu nhà nước có những nội dung sau:
Thứ nhất, chủ thể nhà nước là chủ thể đặc biệt vì bản thân Nhà nước là một pháp nhân và quan niệm về nhà nước cũng rất khác nhau ở các hệ thống kinh tế khác nhau
Trang 17Thứ hai, đối tượng sở hữu nhà nước bao gồm hai nhóm Nhóm thứ nhất mang tính chất gần như đương nhiên, không thể phân chia cho các chủ thể phi nhà nước như vùng trời, vùng biển, tài nguyên trong lòng đất, nhóm này quy định sự cần thiết khách quan của sở hữu nhà nước trong nền kinh tế thị trường Nhóm thứ hai bao gồm các đối tượng vừa có thể thuộc sở hữu nhà nước vừa có thể thuộc các chủ thể sở hữu khác
Thứ ba, chủ thể của sở hữu nhà nước dù tổ chức theo mô hình nào cũng thường có nhiều cấp, nên thường có tính sát sạt rất thấp trong việc thực hiện và kiểm soát thu nhập từ tài sản Hơn nữa quyền quản lý thường được thực hiện bởi một bộ máy làm việc theo chế độ công chức, cơ chế quy trách nhiệm cá nhân và động cơ đạt mục tiêu hiệu quả và áp lực kiểm soát thường không rõ ràng Cuối cùng quyền chuyển nhượng thường bị hạn chế, thể hiện một số quyền như thừa kế, tặng, biếu… không thể thực hiện được vì pháp luật không cho phép
Vai trò của sở hữu Nhà nước
Nếu quan niệm sở hữu nhà nước theo nghĩa rộng, bao gồm cả khía cạnh đại diện cho sở hữu toàn dân, thì vai trò của sở hữu nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là rất lớn, thể hiện ở chỗ:
Thứ nhất, Sở hữu nhà nước là nòng cốt trong việc thực hiện quản lý nhà nước, tạo lập các quan hệ sản xuất mới Thực hiện các mục tiêu chính trị, xã hội bảo đảm sự phát triển bền vững
Thứ hai, là đại diện cho sở hữu toàn dân, sở hữu nhà nước tồn tại trên các lĩnh vực được Hiến pháp quy định như sở hữu đất đai, tài nguyên, vùng trời, vùng biển và tiềm lực quốc gia
Thứ ba, sở hữu nhà nước có vai trò hướng dẫn, mở đường, công cụ điều tiết nền kinh tế Như vậy, sở hữu nhà nước là một trong những công cụ quan trọng điều tiết nền kinh tế và được sử dụng linh hoạt trong quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
2.1.4.2 Sở hữu nước ngoài
De Backer và Sleuwaegen (2003) đã công nhận rằng sở hữu nước ngoài
là một nguồn bổ sung cho sự không đồng nhất của doanh nghiệp trong phân tích tăng trưởng năng suất và nhận định tầm quan trọng của nó khi nói đến một quốc gia nhỏ đã thu hút được nhiều dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Quy định về tỷ lệ sở hữu vốn của nhà đầu tư nước ngoài
Theo quy định của pháp luật hiện hành tại Điều 22 Luật Đầu tư 2014 thì:
Trang 18Nhà đầu tư nước ngoài được phép sở hữu vốn điều lệ không hạn chế trong các tổ chức kinh tế, trừ các trường hợp:
(a) Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong những doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hay chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác được thực hiện theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa, chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước;
(b) Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không thuộc quy định tại điểm a, điểm b khoản này Được thực hiện theo quy định khác của pháp luật có liên quan, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên
(c) Tỷ lệ sở hữu đầu tư nước ngoài tại công ty niêm yết và công ty đại chúng, cũng như tổ chức kinh doanh chứng khoán, quỹ đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán;
2.1.5 Lý thuyết người đại diện (Agency theory)
Lý thuyết đại diện được coi là lý thuyết nền tảng liên quan đến hiệu quả hoạt động Lý thuyết này chỉ ra mối quan hệ giữa người đại diện và chủ sở hữu; lần đầu tiên nó được Jensen và Meckling (1976) trình bày việc tách biệt quyền
sở hữu và quyền kiểm soát sẽ gây ra xung đột lợi ích giữa người quản lý và cổ đông, theo đó người quản lý và cổ đông không hành động vì lợi ích tốt nhất của người quản lý sau Họ cũng lập luận rằng sở hữu cổ phần của người quản lý có thể làm giảm các động cơ quản lý để tiêu thụ những điều kiện cần thiết, chiếm đoạt tài sản của cổ đông và do đó giúp gắn kết lợi ích của các nhà quản lý và cổ đông để giảm chi phí đại lý và tăng giá trị công ty
Sau đó được Fama và Jensen (1983) phát triển thêm Theo lý thuyết này, bởi vì một số giám đốc điều hành có kỹ năng đặc biệt và kiến thức về quản lý công ty tốt hơn chủ sở hữu, chủ sở hữu sẵn sàng thuê và giao trách nhiệm quản
lý và quyền ra quyết định kiểm soát cho họ (Fama & Jensen, 1983) Đại lý thay mặt chủ sở hữu thực hiện công việc quản lý công ty nhưng chỉ nhận phần lớn lợi ích từ tiền lương Tuy nhiên, cả hai chủ thể này đều có thể muốn tối đa hóa lợi ích của mình và có thể nảy sinh xung đột lợi ích Để giảm xung đột này và nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty, chủ sở hữu phải chấp nhận chi phí đại diện (Jensen & Mecklong, 1976) Chi phí đại lý được định nghĩa là tổng các loại chi phí bao gồm (i) chi phí kiểm soát, là chi phí trả cho kiểm soát viên để thông báo cho cổ đông khi người điều hành có các hoạt động trục lợi vì lợi ích của họ, (ii) chi phí ràng buộc là chi phí để ngăn chặn những hậu quả tiêu cực có thể xảy
ra từ hành động không trung thực của các giám đốc điều hành, và (iii) thiệt hại
Trang 19bổ sung, là các khoản phí liên quan đến những thiệt hại do các đại lý của họ sử dụng quyền lực của họ để trục lợi
2.1.6 Lý thuyết quyền sở hữu
Lý thuyết về quyền sở hữu cho rằng sự khác biệt về quyền sở hữu sẽ ảnh hưởng đến động cơ và hành vi của chủ sở hữu (Alchian & Demsetz, 1973) Lý thuyết này nhấn mạnh việc tập trung sở hữu dưới hình thức sở hữu tư nhân sẽ thúc đẩy ban lãnh đạo tạo ra hiệu quả kinh doanh tốt hơn so với việc phân tán
sở hữu công cộng Khu vực tư nhân sẽ có hiệu quả hoạt động tốt hơn khu vực nhà nước Theo Alchian và Demsetz, sở hữu tư nhân có thể cải thiện mối quan
hệ giữa động cơ, lợi ích và hành vi của chủ sở hữu, giám đốc điều hành và nhân viên Trong khi đó, sự thiếu rõ ràng trong sở hữu công sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến động lực của người điều hành, các quyết định quan trọng của doanh nghiệp
và giải quyết hậu quả của các quyết định do sở hữu tập thể mang lại
2.2 MỐI QUAN HỆ GIỮA CẤU TRÚC SỞ HỮU DOANH NGHIỆP VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
2.2.1 Mối quan hệ giữa sở hữu nhà nước và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
Với đặc thù sở hữu nhà nước tại các quốc gia có sự can thiệp lớn của nhà nước vào các hoạt động kinh tế, sở hữu nhà nước có tác động ngược chiều đến hiệu quả hoạt động của công ty khi người đại diện cho phần vốn góp của nhà nước trong công ty lại không thật sự là cổ đông của công ty Lý thuyết người đại diện và các chi phí đại diện phát sinh do các cổ đông nhà nước là các cá nhân đại diện, cổ đông đại diện có thể hoạt động không vì mục tiêu hiệu quả và lợi ích của công ty dẫn đến sở hữu nhà nước cao lại có tác động tiêu cực đến kết quả hoạt động của công ty
Trên cơ sở tương đồng về thể chế của Việt Nam trong vấn đề sở hữu nhà nước, giả thuyết được xây dựng là:
Giả thuyết 1 Sở hữu nhà nước có tác động ngược chiều đến hiệu quả hoạt động của các công ty thuộc lĩnh vực công nghiệp được niêm yết trên HOSE 2.2.2 Mối quan hệ giữa sở hữu nước ngoài và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
Theo lý thuyết sở hữu, quyền sở hữu thúc đẩy các doanh nghiệp sử dụng hiệu quả nhất các nguồn lực để tối đa hóa lợi nhuận Kết quả của các nghiên cứu trước đây cho thấy mối quan hệ đầu tư/góp vốn thường vượt ra ngoài đóng góp tài chính và mở rộng sang đào tạo, chuyển giao quản lý và hợp tác kỹ thuật Một
số nghiên cứu ở các quốc gia khác nhau cũng cho thấy mối quan hệ thuận chiều
Trang 20giữa tỷ lệ sở hữu nước ngoài và hoạt động tài chính của các doanh nghiệp như Olga (2009), Chibber và Majumdar (1999), Douma và cộng sự (2006), Vu và cộng sự (2019), Nguyen and Dang (2017) Ngược lại với các nghiên cứu trên, một số tác giả như Xu và Wang (1999), Lee (2008), Abbas và cộng sự (2009)
và Nguyen (2018) không tìm thấy dấu hiệu nào cho thấy tỷ lệ sở hữu nước ngoài
có tương quan với hoạt động tài chính của doanh nghiệp
Sở hữu nước ngoài được hiểu là sở hữu của các nhà đầu tư tư nhân nước ngoài Khi các nhà đầu tư nước ngoài được phép sở hữu vốn cổ phần của các công ty trong nước, hiệu quả hoạt động của công ty sẽ được cải thiện khi các nhà đầu tư nước ngoài tham gia và có trách nhiệm hơn trong các hoạt động của công ty Hiệu quả hoạt động của công ty cũng chính là lợi ích của các cổ đông nước ngoài đang góp vốn trong công ty
Giả thuyết 2 Sở hữu nước ngoài có tác động thuận chiều đến hiệu quả hoạt động của các công ty thuộc lĩnh vực công nghiệp được niêm yết trên HOSE 2.2.3 Mô hình nghiên cứu
Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu 2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu
Dữ liệu quan sát là các doanh nghiệp công nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) Dữ liệu thứ cấp được thu thập bao gồm
31 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghiệp cung cấp đầy đủ thông tin phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu
Để xem xét các giả thuyết của nghiên cứu này, tác giả sử dụng dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo tài chính và hàng năm được công bố trên
Trang 21trang web trực tuyến của thị trường chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh Dữ liệu bao gồm 155 quan sát của 31 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghiệp niêm yết trên HOSE được thu thập trong trong khoảng thời gian từ năm 2015 đến năm 2019 Tổng số 155 quan sát này
2.3.2 Định nghĩa và đo lường các biến
Biến phụ thuộc
Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (ROA): Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong luận án này được đo lường bằng Tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA), là tỷ lệ giữa thu nhập ròng chia cho tổng tài sản, được sử dụng như một thước đo dựa trên kế toán Baker và Wurgler (2006) cho rằng ROA là một đại diện ưu tiên cho hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp vì nó không bị ảnh hưởng bởi đòn bẩy, các khoản mục bất thường và các khoản mục tùy ý khác Ngoài ra, ROA có nhiều tính chất phân phối đáng mơ ước hơn là tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE)
𝑅𝑂𝐸 =𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ế
𝑉ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢 𝑥 100%
Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (ROS): Mỗi nghiên cứu sử dụng một chỉ số khác nhau để đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Mỗi chỉ số có ý nghĩa nhất định và tất nhiên, thể hiện mục đích riêng của tác giả đã “định hướng” trong nghiên cứu của mình Do vậy, nên không thể bác bỏ hay nhận định chỉ số nào hợp lý hơn chỉ số nào Do đó, bên cạnh sử dụng ROA và ROE đã nêu trên luận án cũng sử dụng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần ROS (Phan Anh Tu và Tran Thi Thu Uyen, 2017) để đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Theo đó, ROS được tính như sau:
𝑅𝑂𝑆 = 𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ế
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛 𝑥 100%
Trang 22 Biến độc lập
Sở hữu Nhà nước (GO): Là tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư chính phủ và được tính bằng tổng số cổ phần mà cổ đông Nhà nước nắm giữ chi cho tổng số cổ phần đang lưu hành
Sở hữu nước ngoài (FO): Đây là tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài
và được tính bằng tổng số cổ phần mà cổ đông nước ngoài nắm giữ chia cho tổng số cổ phần đang lưu hành
Các biến kiểm soát
Quy mô công ty (SIZE): Tài sản của công ty đã được sử dụng rộng rãi trong tài liệu để đo lường quy mô công ty, như trong các nghiên cứu của Gurbuz
và Aybas (2010), Azzam và cộng sự, (2013) Tương tự với các nghiên cứu đó, biến quy mô doanh nghiệp được đặt tên trong luận án này là logarit tự nhiên của tổng tài sản của doanh nghiệp Azeez (2015) và Olokoyo (2013) đã chỉ ra rằng quy mô doanh nghiệp có liên quan tích cực đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp vì các doanh nghiệp lớn hơn có khả năng tối ưu hóa lợi thế kinh tế theo quy mô tốt hơn Ngược lại, Klapper và Love (2004) nhận thấy rằng các công ty lớn hơn có thể hoạt động kém hiệu quả dẫn đến hoạt động kém hiệu quả Hơn nữa, quy mô doanh nghiệp được sử dụng như một đại diện cho sự bất cân xứng thông tin trong môi trường thông tin trước khi tiết lộ thông tin, vì các nhà quản lý của các công ty nhỏ có thể lưu giữ thông tin cá nhân của họ thành công hơn các đối tác của họ trong các công ty lớn (Lee & Choi, 2002) Thông tin về các công ty lớn thường được công bố rộng rãi hơn và có thể thu được với chi phí thấp hơn so với thông tin về các công ty nhỏ (Bhattacharya, 2001) Bởi
vì các công ty lớn hơn dễ bị các nhà đầu tư hoặc cơ quan quản lý xem xét kỹ lưỡng hơn các công ty nhỏ hơn, nên loại hình đầu tiên dự kiến sẽ tham gia vào việc quản lý thu nhập ít cơ hội hơn loại hình thứ hai
Ngoài ra, điều đáng nói là ở các nước phát triển, quy mô doanh nghiệp có vai trò quan trọng và tích cực đối với cạnh tranh và hiệu quả hoạt động (Hall, 1986; Moen, 1999)
Số năm hoạt động của doanh nghiệp (AGE): Shumway (2001) cho rằng thước đo tuổi doanh nghiệp có ý nghĩa nhất về mặt kinh tế là số năm kể từ khi niêm yết Sự kiện đó là một thời điểm quan trọng trong quá trình hoạt động của một công ty Bên cạnh đó, Hui và cộng sự (2013) đo tuổi của doanh nghiệp bằng
số năm trôi qua kể từ khi thành lập doanh nghiệp Loderer và Waelchli (2010) nhấn mạnh rằng việc đo độ tuổi lớn hơn không phải lúc nào cũng đơn giản, do các yếu tố như sáp nhập và chuyển nhượng
Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu (Morgan và cộng sự, 2004; Loderer & Waelchli, 2010) xem xét tuổi kinh doanh tập trung vào số năm doanh nghiệp đã hoạt động hợp pháp Ngoài ra, biến tuổi của công ty trong luận án này được đo
Trang 23lường bằng tổng số năm mà công ty đã hoạt động hợp pháp (LiPuma, Newbert
& Doh, 2013)
Hơn nữa, các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng hiệu quả hoạt động của công ty là một kinh nghiệm nhiều mặt, như Delmar và cộng sự (2003) cho thấy rằng các mô hình hoạt động của doanh nghiệp có liên quan đến các đặc điểm nhân khẩu học của doanh nghiệp như tuổi của doanh nghiệp Phillips và Kirchhoff (1989) đã phát hiện ra rằng các công ty trẻ hiển thị mức hiệu suất cao
có xác suất sống sót cao gấp đôi so với đối tác kém hiệu quả hơn của họ Họ kết luận rằng hiệu suất của các doanh nghiệp nhỏ thường có mối liên hệ chặt chẽ với sự thành công và tồn tại chung của công ty Do đó, biến AGE trong luận án này được cho là có tác động nghịch chiều đến hoạt động của doanh nghiệp Đòn bẩy tài chính (LEV): các công ty có đòn bẩy tài chính cao được coi
là có nhiều rủi ro hơn, vì trong thời kỳ kinh tế suy thoái, công ty phải trả nợ bất
kể xu hướng tiêu cực của doanh thu và dòng tiền Nếu không có nợ dài hạn, các doanh nghiệp không thể đạt được mức đầu tư cần thiết và do đó cần phải có mức đầu tư nhất định Do đó, các nhà quản lý tài chính trong các doanh nghiệp nên đạt được mức điều chỉnh tối ưu, đồng thời lưu ý rằng mức độ điều chỉnh quá cao có thể làm tăng đáng kể rủi ro mất khả năng thanh toán / phá sản và chi phí tài chính (Pervan & Ćurak, 2017)
𝑇ỷ 𝑙ệ đò𝑛 𝑏ẩ𝑦 = 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑛ợ
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑣ố𝑛
Tỷ lệ nhân viên lao động có chuyên môn (EDU): Biến trình độ nhân viên được được đo bằng tỷ lệ phần trăm nhân viên có trình độ học vấn từ đại học trở lên trên tổng số nhân viên của doanh nghiệp Giá trị càng lớn thì nhân viên càng có trình độ cao và càng có nhiều tác động tích cực đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp (Phan, A T., & Trần, T T U., 2017) Howell và Wolff (1991) chỉ ra rằng trình độ học vấn có tương quan chặt chẽ với cả kỹ năng nhận thức và tương tác
Kinh nghiệm của người quản lý (EXP): Kinh nghiệm của người quản
lý được đo lường bằng số năm kinh nghiệm quản lý của tổng giám đốc tính đến các năm 2015, 2016, 2017, 2018 và 2019 Khi giá trị càng lớn, người quản lý càng có nhiều kinh nghiệm và càng có nhiều tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (Phan, AT, & Trần, T.T.U, 2017)
Một số lượng lớn các nhà nghiên cứu chuyển trọng tâm của họ sang các nguồn lực vô hình, chẳng hạn như những nguồn lực phát sinh từ kiến thức và kinh nghiệm, làm trọng tâm để phân biệt hiệu suất giữa các công ty (Barney, 1992; Coff, 1999) Bên cạnh đó, Hambrick và Mason (1984) cho rằng kết quả
tổ chức quan trọng sẽ phản ánh đặc điểm của các nhà quản lý hàng đầu của doanh nghiệp Hơn nữa, các kỹ năng, quan điểm và mạng lưới của giám đốc
Trang 24điều hành có thể tạo ra giá trị khi chúng có thể được áp dụng vào việc điều hành hiệu quả một công ty hoặc cho việc quản lý môi trường bên ngoài của công ty Giá trị này có thể được khuếch đại khi các loại kinh nghiệm cụ thể mang lại lợi ích cho công ty bằng cách giảm thiểu tình huống nguy cấp mà công ty phải đối mặt Và bởi vì một số kinh nghiệm nhất định thường ở dạng “kiến thức ngầm” hoặc góp phần vào sự tin tưởng giữa các cá nhân (Kim, 1998), chúng trở nên khó bắt chước hoặc thay thế hơn và có thể được coi là có giá trị trong quan điểm dựa trên nguồn lực Chính vì lý do đó, biến EXP trong luận án này được kỳ vọng sẽ có tác động tích cực đến hoạt động của doanh nghiệp
Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu (GRO): Mục tiêu tăng trưởng doanh thu đóng một vai trò quan trọng trong định hướng của các nhà quản lý hàng đầu Qua các cuộc khảo sát, Hubbard và Bromiley (1994) nhận thấy doanh thu bán hàng là mục tiêu phổ biến nhất được các nhà quản lý cấp cao đề cập Eliasson (1976) lập luận rằng hệ thống lập kế hoạch thường bắt đầu với các mục tiêu bán hàng Việc nhấn mạnh vào tăng trưởng doanh số cũng cung cấp một tiêu chuẩn hữu ích và dễ thấy để thúc đẩy các nhà quản lý Bên cạnh đó, Kaplan và Norton (1996) cho rằng các công ty phải sử dụng nhiều mục tiêu khác nhau, bao gồm
cả tăng trưởng doanh số, để đạt được các mục tiêu tài chính của họ một cách hiệu quả
Do đó, tăng trưởng doanh số ảnh hưởng đến các yếu tố bao gồm từ động lực nội bộ đến việc thăng chức và giữ chân nhân viên tài năng đến các cơ hội ngụ ý để đầu tư vào thiết bị và công nghệ mới nhằm nâng cấp toàn bộ quy trình sản xuất Ngoài ra, tăng trưởng doanh số cung cấp cơ hội cho lợi ích kinh tế theo quy mô và đường cong học tập
Biến GRO được đo lường bằng doanh thu thuần của kỳ trước trừ cho doanh thu thuần của kỳ hiện tại rồi chia cho doanh thu của kỳ trước Cụ thể, tốc
độ tăng trưởng doanh thu bán hàng được tính bằng công thức sau đây:
𝑆𝑎𝑙𝑒𝑠 𝑔𝑟𝑜𝑤𝑡ℎ 𝑟𝑎𝑡𝑒 = Salest – Salest − 1
Salet − 1Nhiều lập luận ủng hộ ảnh hưởng của tăng trưởng doanh thu đến lợi nhuận Trong khi các ngành kinh doanh cũ có thể tiếp tục hoạt động nếu họ chỉ cần bù đắp chi phí cận biên của mình hoặc nếu giảm chi phí nhiều hơn, các nhà quản lý tìm kiếm lợi nhuận chỉ bắt đầu tiến hành các dự án kinh doanh hứa hẹn lợi nhuận đủ cao Do đó, doanh thu từ hoạt động kinh doanh mới tăng sẽ cải thiện lợi nhuận Tăng trưởng doanh số thường sử dụng công suất đầy đủ hơn, giúp phân bổ chi phí cố định trên doanh thu cao hơn, dẫn đến lợi nhuận cao hơn Ngoài ra, nếu một ngành có hiệu ứng kinh tế theo quy mô hoặc đường cong học tập ngày càng tăng, thì các doanh nghiệp đang phát triển được hưởng lợi từ
Trang 25những hiệu ứng đó, đồng thời lại làm tăng hiệu suất Tùy thuộc vào cấu trúc ngành, tăng trưởng doanh số cũng có thể cung cấp thêm sức mạnh thị trường
mà các công ty có thể sử dụng để tăng hiệu quả hoạt động của công ty (Brush
và cộng sự, 2000)
Sự kiêm nhiệm của nhà quản lý (DUAL): Biến Sự kiêm nhiệm của nhà quản lý (DUAL) là biến giả, nhận giá trị 1 nếu Tổng giám đốc của công ty đồng thời cũng là Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngược lại, biến nhận giá trị 0 nếu như Tổng giám đốc công ty không đồng thời kiêm nhiệm chức Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) của công ty Ở các công ty cổ phần, CEO có thể kiêm nhiệm chức danh chủ tịch HĐQT (quyền kiêm nhiệm), hoặc có thể đơn thuần
là thành viên HĐQT, hoặc không nắm giữ chức vụ nào
Các vấn đề đại diện có xu hướng xảy ra cao hơn khi có cùng một người giữ cả hai vị trí Yermack (1996) cho rằng, các công ty có giá trị hơn khi vị trí CEO và chủ tịch hội đồng quản trị tách biệt.Theo Fama và Jensen (1983), sự chuyênquyền về quản lý và kiểm soát các quyết định của một cá nhân sẽ gây cản trở hiệu quả hoạt động và làm giảm vai trò của HĐQT trong việc giám sát
Do đó, Rechner và Dalton (1991) cho rằng, các doanh nghiệp sẽ hoạt động hiệu quả hơn khi CEO và chủ tịch HĐQT nên là hai cá nhân khác nhau Ngoài ra, theo Dunn (2004), khi quyền lực đều được tập trung vào một cá nhân kiêm nhiệm dễ dẫn đến gian lận trong báo cáo tài chính Hơn nữa, những công ty có CEO kiêm nhiệm chức danh chủ tịch HĐQT sẽ có tỷ lệ phá sản cao (Daily và Dalton, 1994; Finegold và cộng sự, 2007) và làm giảm hiệu quả hoạt động công
ty (Coles và cộng sự, 2001)
Theo quan điểm người đại diện, công ty nên tách biệt quyền kiêm nhiệm, nhưng các nhà nghiên cứu vẫn chưa đi đến kết luận chung Cụ thể, chưa thể kết luận ở những công ty hiện hữu CEO không kiêm nhiệm chức vụ chủ tịch HĐQT
sẽ có hiệu quả tốt hơn Bởi vì Donaldson và Davis (1991) cho rằng, CEO là những nhà quản trị và công việc quản trị sẽ thuận lợi nhất khi cấu trúc quản trị công ty trao cho CEO các quyền hành và khả năng tự quyết cao Một khi CEO cũng là chủ tịch HĐQT, cá nhân đó sẽ sẵn lòng làm việc nhiều hơn cho công ty Công việc quản trị sẽ tối đa hóa những hữu dụng của các nhà quản lý khi họ đạt được mục tiêu cho tổ chức hơn là mục đích tư lợi cá nhân (Davis và Schoorman, 1997) Các tác giả cũng cho rằng, quyền kiêm nhiệm tạo ra một phong thái lãnh đạo rõ ràng và dứt khoát trong việc định hình chiến lược và thực thi chiến lược công ty Do đó, quyền kiêm nhiệm hay CEO kiêm nhiệm chức danh chủ tịch HĐQT sẽ tạo ra giá trị và hiệu quả hoạt động cho công ty (Guillet và cộng sự, 2013; Peni, 2014; Yang và Zhao, 2014) Mối quan hệ giữa quyền kiêm nhiệm
và hiệu quả hoạt động công ty vẫn chưa đến hồi kết
Trang 26Daily & Dalton (1992) không tìm thấy mối quan hệ nào giữa tính kiêm nhiệm của CEO và hiệu quả hoạt động trong các công ty kinh doanh Bên cạnh
đó, Brickley và cộng sự (1997) cho thấy rằng sự kiêm nhiệm của CEO không liên quan đến hiệu suất kém hơn Tuy nhiên, Rechner & Dalton (1991) đã báo cáo rằng công ty có CEO kiêm nhiệm có hiệu quả tài chính tốt hơn so với các công ty khác Goyal & Park (2002) đã kiểm tra một mẫu các công ty Hoa Kỳ và thấy rằng mức độ nhạy cảm của doanh thu của CEO đối với hiệu quả hoạt động của công ty thấp hơn đối với các công ty không có sự kiêm nhiệm của CEO Sanda và cộng sự (2003) đã tìm thấy mối quan hệ tích cực giữa hiệu quả hoạt động của công ty và việc tách rời các chức năng của Giám đốc điều hành và Chủ tịch hội đồng quản trị
Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây ở Việt Nam, Pham và cộng sự (2015) cho thấy, những công ty tồn tại quyền kiêm nhiệm sẽ có hiệu quả hoạt động cao hơn so với công ty không có cấu trúc này Lý giải kết quả này có thể dựa trên nghiên cứu của Truong và ctg (1998) Các tác giả cho rằng, có sự khác biệt về phong cách lãnh đạo ở Việt Nam so với quốc tế được gọi là văn hóa “khoảng cách quyền lực cao” ở Việt Nam Trên cơ sở lý thuyết về quản trị, nghiên cứu của Truong và cộng sự (1998), và các nghiên cứu trong nước, bài nghiên cứu
kỳ vọng rằng biến kiêm nhiệm của CEO (DUAL), khi CEO kiêm nhiệm chức danh chủ tịch HĐQT sẽ gia tăng khả năng sinh lợi hơn so với CEO chỉ đơn thuần là thành viên HĐQT hoặc không nắm giữ chức vụ nào trong HĐQT 2.3.3 Phương pháp phân tích số liệu
Phương pháp thống kê mô tả: Được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu Bên cạnh đó, bài nghiên cứu sử dụng phương pháp ước lượng hồi quy cho dữ liệu bảng Thông thường, với mô hình hồi quy dữ liệu bảng thì
có hai ước lượng là ước lượng cố định (fixed effects) và ước lượng ngẫu nhiên (random effect) Ngoài ra, bài nghiên sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để kiểm tra các lỗi hay gặp phải trong mô hình dữ liệu bảng
Cụ thể, tiến hành kiểm định phương sai sai số thay đổi, hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình FEM Nghiên cứu sử dụng kiểm định Modified Wald
để kiểm định phương sai sai số thay đổi bằng câu lệnh xttest3 Bên cạnh đó, nghiên cứu còn dùng hệ số phóng đại phương sai VIF, kiểm định tương quan cặp Bivariate Pearson để kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến Kiểm định phương sai sai số thay đổi, hiện tượng tự tương quan trong mô hình REM Nghiên cứu sử dụng kiểm định Breusch and Pagan Lagrangian Multiflier với câu lệnh xttets0 Tiếp theo, nghiên cứu sử dụng kiểm định Durbin-Watson băng câu lệnh tsset t (với t là biến thời gian), sau đó dùng lệnh estat dwatson sau khi hồi qui để lấy giá trị d Sau đó, để khắc phục hiện tượng phương sai sai số thay
Trang 27đổi nghiên cứu sử dụng phương pháp sai số điều chỉnh robust vce Cuối cùng,
sử dụng kiểm định Hausman để kiểm định sự phù hợp của phương pháp FEM
và REM để chọn mô hình phù hợp
Mô hình ước lượng:
ROAit = 𝜷0 + 𝜷1GOit + 𝜷2FOit + 𝜷3SIZEit + 𝜷4AGEit+ 𝜷5LEVit + 𝜷6EXPit + 𝜷7DUALit + 𝜷8EDUit + 𝜷9GROit
ROEit = 𝜷0 + 𝜷1GOit + 𝜷2FOit + 𝜷3SIZEit + 𝜷4AGEit+ 𝜷5LEVit + 𝜷6EXPit + 𝜷7DUALit + 𝜷8EDUit + 𝜷9GROit
ROSit = 𝜷0 + 𝜷1GOit + 𝜷2FOit + 𝜷3SIZEit + 𝜷4AGEit+ 𝜷5LEVit + 𝜷6EXPit + 𝜷7DUALit + 𝜷8EDUit + 𝜷9GROit
Trong đó:
ROA: biến phụ thuộc hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ROE: biến phụ thuộc hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ROS: biến phụ thuộc hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp GO: Tỷ lệ sở hữu Nhà nước
FO: Tỷ lệ sở hữu nước ngoài
SIZE: Quy mô doanh nghiệp
AGE: Số năm hoạt động của doanh nghiệp tính đến thời điểm khảo sát LEV: Đòn bẩy tài chính
EXP: Kinh nghiệm nhà quản lý
DUAL: Tính kiêm nhiệm của nhà quản lý
EDU: Tỷ lệ nhân viên có trình độ chuyên môn
GRO: Tăng trưởng doanh thu của doanh nghiệp
𝛽0: là hệ số chặn của mô hình ( là giá trị của ROA khi tất cả các biến độc lập có giá trị bằng 0)
𝛽 1 – 𝛽 9: lần lượt là hệ số ước lượng của các biến độc lập và các biến kiểm soát trong mô hình
i: Các doanh nghiệp được phỏng vấn
t: thời gian tiến hành khảo sát (2015, 2016, 2017, 2018 và 2019)
uit: Sai số của đối tượng thứ i tại thời điểm t
Trang 28Ta có uit = vi + eit, thành phần đại diện cho các yếu tố không quan sát được khác nhau giữa các đối tượng nhưng không thay đổi theo thời gian Ngược lại, eit là thành phần đại diện cho các yếu tố không quan sát được của các đối tượng nhưng thay đổi theo thời gian.
2.3.3.1 Phương pháp thống kê mô tả
Theo Mai Văn Nam (2008), thống kê là một hệ thống các phương pháp bao gồm thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu, tính toán các đặc trưng của các đối tượng nghiên cứu nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán và ra quyết định Thống kê mô tả (Descriptive statistics) là các phương pháp có liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu Một số đại lượng thống kê mô tả thường được sử dụng: trung bình cộng (Mean), giá trị lớn nhất (Max), giá trị nhỏ nhất (Min), phương sai (Variance), độ lệch chuẩn (Standard Deviation), tổng cộng (Sum),…
Luận án sử dụng phương pháp thống kê mô tả để cung cấp thông tin một cách chi tiết, rõ ràng dễ hiểu nhưng được cô đọng lại Từ đó, tác giả có thể đánh giá được sự chênh lệch, sự phân bố giữa các quan sát với nhau Nhằm hiểu được đặc trưng của các đối tượng nghiên cứu trong luận án này
2.2.3.2 Phương pháp phân tích ma trận tương quan
Phân tích ma trận tương quan nhằm kiểm tra mối tương quan tuyến tính chặt chẽ giữa biến phụ thuộc với các biến độc lập cũng như các biến kiểm soát khác Đồng thời cũng đánh giá được mức độ tương quan của các biến trong mô hình này với nhau Một trong những điều kiện cơ bản để có thể chạy hồi qui mô hình để phân tích là phải có sự tương quan Ngoài ra, vấn đề đa cộng tuyến cũng cần được quan tâm khi các biến độc lập cũng có tương quan mạnh với nhau 2.3.3.3 Phương pháp hồi quy
Để ước lượng tác động của biến độc lập đối với biến phụ thuộc, nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng (panel data) với hai kỹ thuận ước lượng khác nhau đó là: Phương pháp hồi quy tác động cố định (Fixed Effect Model – FEM), và phương pháp hồi quy tác động ngẫu nhiên (Random Effect Model – REM) a) Hồi quy mô hình theo phương pháp tác động cố định – FEM
Với giả định mỗi quan sát đều có những đặc điểm riêng biệt có thể ảnh hưởng đến các biến giải thích, phương pháp hồi quy tác động cố định phân tích mối tương quan giữa phần dư của mỗi quan sát với các biến giải thích Qua đó, kiểm soát và tách ảnh hưởng của các đặc điểm riêng biệt (không đổi theo thời
Trang 29gian) ra khỏi các biến giải thích để chúng ta có thể ước lượng những ảnh hưởng của biến giải thích lên biến phụ thuộc
Mô hình ước lượng:
ROAit = 𝜷0 + 𝜷1GOit + 𝜷2FOit + 𝜷3SIZEit + 𝜷4AGEit+ 𝜷5LEVit + 𝜷6EXPit + 𝜷7DUALit + 𝜷8EDUit + 𝜷9GROit
Trong đó:
ROA: biến phụ thuộc đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
GO: Tỷ lệ sở hữu Nhà nước
FO: Tỷ lệ sở hữu nước ngoài
SIZE: Quy mô doanh nghiệp
AGE: Số năm hoạt động của doanh nghiệp tính đến thời điểm khảo sát LEV: Đòn bẩy tài chính
EXP: Kinh nghiệm nhà quản lý
DUAL: Tính kiêm nhiệm của CEO
EDU: Tỷ lệ nhân viên có trình độ cao
GRO: Tăng trưởng doanh thu của doanh nghiệp
𝛽 0: là hệ số chặn của mô hình ( là giá trị của ROA khi tất cả các biến độc lập có giá trị bằng 0)
𝛽 1 – 𝛽 9: lần lượt là hệ số ước lượng của các biến độc lập và các biến kiểm soát trong mô hình
i: Các doanh nghiệp được phỏng vấn
t: thời gian tiến hành khảo sát (2015, 2016, 2017, 2018 và 2019)
uit: Sai số của đối tượng thứ i tại thời điểm t
Ta có uit = vi + eit, thành phần đại diện cho các yếu tố không quan sát được khác nhau giữa các đối tượng nhưng không thay đổi theo thời gian Ngược lại, eit là thành phần đại diện cho các yếu tố không quan sát được của các đối tượng nhưng thay đổi theo thời gian
Trang 30
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP ĐƯỢC NIÊM YẾT
Từ bảng 3.1 ta có thể thấy được, nhìn chung thì tỷ lệ tăng trưởng GDP
có xu hướng tăng dần qua mỗi năm từ 6,7% ở năm 2015 và đạt đến 7,0% ở năm
2019 Theo Tổng cục thống kê, GDP năm 2015 ước tính tăng 6,7% so với năm
2014, trong đó quý I tăng 6,12%; quý II tăng 6,47%; quý III tăng 6,87%; quý
IV tăng 7,01% Đây là điểm sáng nổi bật của bức tranh kinh tế - xã hội năm
2015
Cũng theo Tổng cục thống kê, trong mức tăng 6,7% của toàn nền kinh
tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,41%, thấp hơn mức 3,44% của năm 2014, đóng góp 0,4 điểm phần trăm vào mức tăng chung; và chỉ số toàn ngành công nghiệp tăng 9,8%, cao hơn nhiều mức tăng của một số năm trước, đóng góp đáng kể vào tốc độ tăng của khu vực II và góp phần quan trọng trong mức tăng trưởng chung; ngành khai khoáng tăng 6,50%; ngành xây dựng đạt mức tăng 10,82% so với năm trước - mức tăng cao nhất kể từ năm 2010; khu vực dịch vụ tăng 6,33%, đóng góp 2,43 điểm phần trăm
Năm 2016 có chỉ số toàn ngành công nghiệp sụt giảm so vơi năm 2015 chỉ giữ mức tăng trưởng 7,5% Bên cạnh đó, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2016 ước tính tăng 6,2% so với năm 2015, trong đó quý I tăng 5,48%; quý
II tăng 5,78%; quý III tăng 6,56%; quý IV tăng 6,68% Mức tăng trưởng năm nay tuy thấp hơn mức tăng 6,7% của năm 2015 và không đạt mục tiêu tăng
Trang 31trưởng đã đề ra, nhưng trong bối cảnh kinh tế thế giới không thuận, trong nước gặp nhiều khó khăn do thời tiết, môi trường biển diễn biến phức tạp thì đạt được mức tăng trưởng trên là một thành công, khẳng định tính đúng đắn, kịp thời, hiệu quả của các biện pháp, giải pháp được Chính phủ ban hành, chỉ đạo quyết liệt các cấp, các ngành, các địa phương cùng thực hiện
So với năm 2016 tăng trưởng không như kỳ vọng, năm 2017, kinh tế Việt Nam cho thấy một dấu hiệu khởi sắc hơn với mức tăng trưởng cả năm 2017 đạt 6,8%, vượt chỉ tiêu do Quốc hội đề ra Trong đó, tăng trưởng quý III và quý IV/2017 đạt mức cao “ấn tượng” lần lượt là 7,46% và 7,65% cao nhất trong vòng 7 năm và cao hơn nhiều so với cùng kỳ các năm trước đó Các chỉ báo sản xuất công nghiệp cũng liên tục cải thiện rõ rệt trong cả năm Chỉ số sản xuất công nghiệp và tiêu thụ đều đã vượt xa mức trung bình của năm 2016 cho thấy, mức sụt giảm hồi đầu năm chỉ mang tính chất tạm thời Tính đến hết tháng 12/2017, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 9,4%, cao nhất trong hai năm trở lại đây
Năm 2019, kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục cho thấy có nền tảng mạnh và khả năng chống chịu cao, nhờ nhu cầu trong nước và sản xuất định hướng xuất khẩu vẫn ở mức cao GDP thực tăng ước khoảng 7% trong năm 2019, tương tự
tỉ lệ tăng trưởng năm 2018 (7,1%), là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khu vực Do hội nhập kinh tế sâu rộng, nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19, nhưng cũng thể hiện sức chống chịu đáng kể Tác động y tế ban đầu của dịch bệnh không nghiêm trọng như nhiều quốc gia khác, nhờ có các biện pháp đối phó chủ động ở cả cấp trung ương và địa phương Việt Nam là một trong số ít quốc gia trên thế giới không
dự báo suy thoái kinh tế, nhưng tốc độ tăng trưởng dự kiến năm nay thấp hơn nhiều so với dự báo trước khủng hoảng là 6-7% Tuy nhiên, tác động của cuộc khủng hoảng COVID-19 đang diễn ra là khó dự đoán, tùy thuộc vào quy mô và thời gian kéo dài của dịch bệnh
Tuy nhiên, đối lập với bức tranh kinh tế ảm đạm của thế giới, nền kinh
tế nước ta tiếp tục đạt tăng trưởng dương khi GDP 9 tháng năm 2020 tăng 2,12%, trong đó quý I tăng 3,68%; quý II tăng 0,39% và quý III tăng 2,62% Điều này cho thấy nền kinh tế nước ta đã đi qua điểm đáy của đồ thị phục hồi kinh tế trong quý II Tuy là mức tăng thấp nhất của 9 tháng các năm trong giai đoạn 2011-2020 nhưng Việt Nam là quốc gia duy nhất trong ASEAN và thuộc
số ít quốc gia trên thế giới đạt mức tăng trưởng dương; đồng thời là điểm sáng hiếm hoi trong bức tranh kinh tế thế giới 9 tháng năm 2020 Kết quả này đã khẳng định tính đúng đắn trong chỉ đạo, điều hành khôi phục kinh tế, phòng chống dịch bệnh và sự quyết tâm, đồng lòng của toàn bộ hệ thống chính trị,
Trang 32Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự nỗ lực, cố gắng của người dân và cộng đồng doanh nghiệp để thực hiện có hiệu quả mục tiêu “vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế – xã hội”
3.1.2 Các hoạt động xuất nhập khẩu
Bảng 3.2 Tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2015 - 2019
2014, trong đó xuất hàng hóa đạt 162 tỷ USD, tăng 7,9% so với cùng kỳ năm trước và nhập khẩu hàng hóa là 155tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm trước Cán cân thương mại hàng hóa cả nước thâm hụt 3,54 tỷ USD (tương đương khoảng 2,2% kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước) và ngược lại
so với xu hướng thặng dư 2,37 tỷ của năm trước
Theo số liệu của Tổng cục hải quan, tính đến hết 12 tháng/2016 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt hơn 340 tỷ USD, tăng 7,3%, tương ứng tăng gần 30 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước Trong đó, xuất khẩu đạt hơn 177 tỷ USD, tăng 9%, tương ứng tăng gần 15 tỷ USD; nhập khẩu đạt hơn 160 tỷ USD, tăng 5,2%, tương ứng tăng hơn 11 tỷ USD Tiếp đến, cũng theo số liệu sơ bộ của Tổng cục Hải quan, tính đến hết 12 tháng/2017, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam đạt 419 tỷ USD, tăng 23%, tương ứng tăng hơn 70 tỷ USD so với năm 2016; trong đó tổng trị giá xuất khẩu đạt 215 tỷ USD và tổng trị giá nhập khẩu đạt 204 tỷ USD, tăng 23%, so với năm 2016
Xuất khẩu năm 2019 dù gặp nhiều khó khăn nhưng được tạo thuận lợi môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện mạnh mẽ, nhờ sự quyết tâm của Chính phủ và nỗ lực của các Bộ, ngành, tạo ra những tiến bộ trong cải cách hành chính, đơn giản hóa thủ tục đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, cải cách trong lĩnh vực xuất khẩu, nhập khẩu đã thúc đẩy sản xuất, tạo thêm nguồn hàng cho xuất khẩu Trong năm 2019, công tác quản lý điều hành hoạt động xuất nhập khẩu của Bộ Công Thương tiếp tục được thực hiện có hiệu quả
Trang 33Số liệu của Tổng cục Thống kê đưa ra cuối tháng 12/2020 cho thấy, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam năm 2020 ước tính đạt 543,9
tỷ USD, tăng 5,1% so với năm 2019 Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt 281,5 tỷ USD, tăng 6,5% so với năm 2019 Cán cân thương mại hàng hóa năm 2020 ước tính xuất siêu 19,1 tỷ USD là mức cao nhất trong 5 năm liên tiếp xuất siêu kể từ năm 2016
Trong bối cảnh bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 khiến hoạt động thương mại và đầu tư thế giới suy giảm, các nước nhập khẩu ngày càng siết chặt hàng rào phi thuế quan, bảo hộ trong nước gia tăng, nhưng với kim ngạch xuất nhập khẩu ấn tượng đã đưa Việt Nam xếp thứ 22 thế giới về quy mô kim ngạch
và năng lực xuất khẩu, đứng thứ 26 về quy mô thương mại quốc tế và đây chính
là bước tạo đà, tạo lực bứt phá cho công tác xuất nhập khẩu trong giai đoạn tới 3.2 CHUẨN PHÂN NGÀNH CÁC DOANH NGHIỆP ĐƯỢC NIÊM YẾT TRÊN HOSE
Ngày 25/1/2015, Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) chính thức công bố Bộ Chỉ số ngành gồm 10 chỉ số của HOSE theo chuẩn phân ngành quốc tế GICS® Cụ thể, GICS® (Global Industry Classification Standards – Chuẩn phân ngành toàn cầu) là chuẩn phân ngành được phát triển bởi tổ chức MSCI và S&P Dow Jones Indexes – nhằm cung cấp một công cụ đầu tư hiệu quả, chi tiết và linh hoạt để nhà đầu tư có thể nắm bắt được những thực tế và thay đổi nhanh chóng của các ngành, lĩnh vực MSCI là
tổ chức quốc tế có hơn 40 năm kinh nghiệm về cung cấp các chỉ số cổ phiếu, tài sản thu nhập cố định, quỹ phòng hộ (hedge-fund) và các công cụ quản lý danh mục đầu tư
Chuẩn phân ngành GICS® chia làm 4 cấp độ, từ tổng quát đến chi tiết:
Trang 34Hình 3.2 Chuẩn phân ngành GICS®
Nguồn: HOSE
Cụ thể, 10 lĩnh vực (sector) bao gồm:
- Information Technology/Công nghệ thông tin;
- Consumer Discretionary/Hàng tiêu dùng không thiết yếu;
- Consumer Staples/Hàng tiêu dùng thiết yếu;
Do GICS® có hệ thống phân cấp rất chặt chẽ, ở mỗi cấp độ mỗi một công ty chỉ được phân vào một hạng mục duy nhất
Chuẩn phân ngành GICS® được sử dụng để xác định hoạt động kinh doanh chính của mỗi công ty Theo quy tắc chung, một công ty sẽ được phân loại vào Tiểu ngành nếu doanh thu từ Tiểu ngành đó chiếm tối thiểu 60% cơ cấu
Trang 35doanh thu của công ty Trường hợp công ty kinh doanh đa ngành nghề mà không
có Tiểu ngành nào đóng góp hơn 60% doanh thu thì công ty sẽ được phân vào Tiểu ngành tạo ra doanh thu chủ đạo Trường hợp không có Tiểu ngành nào tạo
ra doanh thu chủ đạo, việc phân ngành sẽ dựa vào các phân tích cụ thể hơn, sâu hơn dựa vào dữ liệu sẵn có và thông tin thị trường để đảm bảo thể hiện chính xác nhất bản chất kinh doanh của công ty Đối với các trường hợp niêm yết mới, việc phân loại sẽ dựa vào mô tả các hoạt động của công ty và kết quả kinh doanh trong bản cáo bạch
Nhằm đảm bảo độ chính xác và tính thực tế của GICS®, khi công ty tiến hành tái cấu trúc hoặc khi báo cáo thường niên mới được công bố, MSCI sẽ tiến hành đánh giá lại và bổ sung, thay đổi phân loại nếu cần thiết Với mục tiêu cung cấp một hệ thống phân ngành ổn định, các thay đổi sẽ được giới hạn ở cấp Tiểu ngành, bỏ qua các yếu tố ảnh hưởng nhất thời tới hiệu quả các hoạt động của công
ty
Xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập nhanh chóng của môi trường đầu tư dẫn tới nhu cầu hơn bao giờ hết của một tiêu chuẩn, một ngôn ngữ chung giữa các thị trường vốn để việc xác định các lĩnh vực đầu tư và phát triển sản phẩm mới được đồng nhất và dễ dàng hơn Chuẩn phân ngành GICS® được thiết kế
để đáp ứng nhu cầu của cộng đồng đầu tư thế giới về một chuẩn phân ngành chính xác, phổ biến, linh hoạt, hoàn thiện và chuẩn mực GICS® hiện tại được
sử dụng bởi hầu hết các Sở giao dịch chứng khoán trên thế giới, bao gồm hơn 43.000 công ty và 50.000 mã chứng khoán; chiếm xấp xỉ 95% tổng quy mô vốn hóa toàn cầu Bên cạnh đó, trên thế giới cũng có khoảng 9.600 tỷ USD tài sản được gắn kết với các chỉ số MSCI được phân ngành theo chuẩn GICS® Việc HOSE áp dụng chuẩn phân ngành GICS® sẽ giúp thị trường chứng khoán Việt Nam có được ngôn ngữ chung với thị trường chứng khoán quốc tế
Từ đó giúp các nhà đầu tư cá nhân và tổ chức, đặc biệt là các quỹ đầu tư tăng hiệu quả trong việc đa dạng hóa danh mục đầu tư; tăng chất lượng nghiên cứu phân tích doanh nghiệp, qua đó nâng cao tính tiếp cận của các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam Theo thỏa thuận giữa HOSE và MSCI, MSCI và S&P sẽ trực tiếp thực hiện phân ngành doanh nghiệp niêm yết theo dữ liệu thị trường
do đó nâng cao tính khách quan và minh bạch của thị trường, tiến đến hội nhập sâu hơn vào thị trường chứng khoán thế giới
Trang 363.3 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
3.3.1 Thực trạng số lượng các doanh nghiệp được niêm yết trên HOSE Trong giai đoạn từ năm 2000 -2005, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn
dè dặt lên niêm yết trên thị trường chứng khoán Đến năm 2006, với các chính sách, sự kiện quan trọng ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế Việt Nam nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng như: Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO; chính sách ưu đãi ưu đãi thuế thu nhập cho doanh nghiệp niêm yết trong 2 năm kể từ khi lên niêm yết; Luật chứng khoán ra đời cùng các Nghị định, Thông tư hướng dẫn đã tạo một khung pháp lý vững chắc cho thị trường…đã tạo ra một làn sóng lên sàn ồ ạt của các công ty cổ phần Số doanh nghiệp niêm yết mới trong năm 2006 tăng gấp hơn 2 lần so với con số của 5 năm trước cộng lại (74 cổ phiếu lên giao dịch), đạt đỉnh điểm là năm 2010 với
81 công ty mới lên niêm yết
Giai đoạn tiếp theo, số lượng công ty lên niêm yết không cao như giai đoạn trước nhưng khối lượng cổ phiếu lên niêm yết tăng lên đáng kể với những doanh nghiệp lớn đầu ngành, quy mô vốn lớn Tính đến ngày 31/12/2019, bên cạnh 378 cổ phiếu, HOSE còn niêm yết và giao dịch 3 chứng chỉ quỹ, 2 ETF,
43 trái phiếu và 37 chứng quyền có bảo đảm (tương đương gần 85,4 tỷ chứng khoán)
Từ 5 doanh nghiệp vào cuối năm 2000, số doanh nghiệp niêm yết tăng lên hơn 100 vào năm 2006, hơn 200 vào năm 2010 và trên 300 vào năm 2011 Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các doanh nghiệp dần nhận ra lợi ích của việc niêm yết trên thị trường chứng khoán trong việc huy động vốn để đầu tư phát triển, nâng cao chất lượng quản trị công ty, cải thiện hiệu quả hoạt động và tăng uy tín thương hiệu trong và ngoài nước Số lượng doanh nghiệp niêm yết tăng đều và đạt 380 doanh nghiệp niêm yết vào tháng 3/2020 Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh đã trở thành địa chỉ tin cậy nơi niêm yết các doanh nghiệp hàng đầu của nền kinh tế, với các ngành nghề trải đều trên 11 ngành, lĩnh vực
Trang 37Hình 3.3 Số lượng các công ty niêm yết trên HOSE từ
Nguồn: HOSE 3.3.2 Quy mô thị trường
3.3.2.1 Giá trị vốn hóa
Tính đến ngày 31/12/2019, tổng giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu tại HOSE đạt 3,28 triệu tỷ đồng, tương đương gần 54,3% GDP ước tính năm 2019, tăng 14,05% so với cuối năm 2018 Quy mô thị trường trên HOSE chiếm hơn 90% giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu niêm yết cả nước
HOSE có 463 chứng khoán đang niêm yết và giao dịch bao gồm 378 cổ phiếu, 43 trái phiếu công ty và chính quyền địa phương, 02 chứng chỉ quỹ đóng,
01 chứng chỉ quỹ đầu tư bất động sản, 2 chứng chỉ quỹ ETF và 37 chứng quyền
có bảo đảm Tổng khối lượng chứng khoán niêm yết đạt gần 85,367 tỷ chứng khoán tương ứng với tổng giá trị niêm yết đạt 883.670 tỷ đồng, tăng lần lượt 11,3% về khối lượng và 10,7% về giá trị so với năm 2018
Hình 3.3 Số lượng công ty niêm yết và giá trị vốn hóa
Nguồn: HOSE
Trang 383.4.2.2 Giá trị giao dịch và khối lượng giao dịch
Thanh khoản thị trường duy trì ổn định với giá trị giao dịch bình quân phiên đạt 4.128 tỷ đồng, khối lượng giao dịch bình quân phiên vào khoảng 182,5 triệu cổ phiếu Số lượng tài khoản nhà đầu tư tiếp tục tăng đạt hơn 2,32 triệu tài khoản, tăng 9,7% so với năm 2018, trong đó số lượng tài khoản của nhà đầu tư
cá nhân nước ngoài tăng 14,4% Giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài giữ ổn định ở mức gần 16% tổng giá trị giao dịch toàn thị trường và duy trì được vị thế mua ròng ở mức 6.620 tỷ đồng
Hình 3.4 Giá trị giao dịch trung bình và số lượng tài khoản của các nhà đầu tư
Nguồn: HOSE 3.3.2.3 Quy mô niêm yết
Về quy mô niêm yết, theo thống kê từ HOSE, đến cuối 2019, trong tổng
số 378 doanh nghiệp niêm yết, có 19 doanh nghiệp có vốn điều lệ trên 10.000
tỷ đồng (chiếm 5%) (chủ yếu thuộc nhóm ngành tài chính, bất động sản, tiêu dùng thiết yếu), 97 doanh nghiệp niêm yết có mức vốn điều lệ từ 1.000 – 10.000
tỷ đồng (chiếm 26%) và 262 doanh nghiệp niêm yết có mức vốn điều lệ dưới 1.000 tỷ đồng (chiếm 69%) Đặc biệt, cuối năm 2019, HOSE chấp thuận niêm yết cho 4 tỷ cổ phiếu của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam – CTCP (GVR)
Trang 39Hình 3.5 Giá trị giao dịch trung bình và số lượng tài khoản của các nhà đầu tư
Nguồn: HOSE 3.3.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của HOSE
3.3.3.1 Cơ cấu doanh thu
Cơ cấu doanh thu của HOSE đến từ 3 hoạt động chính gồm (i) doanh thu
từ hoạt động nghiệp vụ, (ii) doanh thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ, (iii) doanh thu từ hoạt động tài chính Trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2019, có sự gia tăng rõ rệt trong mức doanh thu của Sở giao dịch chứng khoán Thành phố
Hồ Chí Minh, từ 380,51 tỷ đồng ở năm 2015 và đạt tới 768,08 tỷ đồng ở năm
2019
Từ hình dưới ta có thể nhận thấy được, tại năm 2018 có sự tăng trưởng vượt bậc trong mức doanh thu so với 03 năm trước đó Cụ thể, năm 2018, tổng doanh thu của HOSE đạt 979,7 tỷ VNĐ, tăng 18,3% so với năm 2017 Trong
đó, doanh thu từ hoạt động nghiệp vụ đóng góp một phần quan trọng trong cơ cấu doanh thu, chiếm 88,6%, đạt 868,2 tỷ VNĐ, tăng 17,8% so với năm 2017
Sự tăng trưởng doanh thu từ hoạt động giao dịch chứng khoán Doanh thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ trong năm qua cũng ghi nhận kết quả tích cực khi tăng 27% so với năm 2017, đạt 66,7 tỷ VNĐ Doanh thu từ hoạt động tài chính
và các hoạt động khác trong năm qua đạt 44,7 tỷ VNĐ, tăng 17% so với năm
2017
Năm 2019, tổng doanh thu của HOSE ước đạt 768,1 tỷ đồng, giảm khoảng 21,6% so với năm 2018 Trong đó doanh thu từ hoạt động nghiệp vụ đóng góp chính trong cơ cấu doanh thu của HOSE khi chiếm trên 83% tổng doanh thu và đạt 639,2 tỷ đồng, giảm 26,4% so cùng kỳ năm 2018 Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do ảnh hưởng của tình hình thanh khoản trên thị
Trang 40trường cũng như hoạt động cổ phần hóa chững lại Tuy nhiên, doanh thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ và hoạt động tài chính tiếp tục ghi nhận kết quả tích cực khi lần lượt đạt 74,5 tỷ đồng tăng 11,73% và đạt 54,3 tỷ đồng tăng 21,07% so với 2018
Đơn vị: tỷ đồng
Hình 3.6: Cấu trúc doanh thu của HOSE Nguồn: Báo cáo tài chính 2019 của HOSE
319.6423.4
737.2868.2639.2
26.6 34.5
52.7
66.774.5
34.3
44.854.3
00
0.02
0.10.1
0 200 400 600 800 1000 12002015
Doanh thu khác