Doanh nghiệp nhà nước

21 198 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Doanh nghiệp nhà nước

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

slide báo cáo, slide thuyết trình, download slide, slide thực tập, slide bài giảng

Doanh Nghiệp Nhà Nước Nhóm 7 Doanh Nghiệp Nhà Nước Và Luật Doanh Nghiệp Nhà Nước Theo điều 1 luật Doanh nghiệp nhà nước 26/11/2003 quy định: “Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn” I.KHÁI NIỆM VỀ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC II.ĐẶC ĐIỂM CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC • Theo khái niệm Doanh nghiệp Nhà nước được quy định trong luật Doanh nghiệp Nhà nước năm 2003, chúng ta có thể phân biệt Doanh nghiệp Nhà nước với các loại hình doanh nghiệp khác thông qua các đặc điểm sau: Thứ nhất, về sở hữu đối với doanh nghiệp Doanh nghiệp Nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối. Doanh nghiệp Nhà nước tồn tại dưới 2 loại: -Loại thứ nhất, đó là những doanh nghiệpNhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ nghĩa là Nhà nước đầu tư toàn bộ vốn điều lệ và là chủ sở hữu đối với doanh nghiệp Nhà nước. -Loại thứ hai, là những Doanh nghiệp Nhà nướcNhà nước không cần đầu tư 100% vốn điều lệ mà chỉ cần có cổ phần, vốn góp trên 50% vốn điều lệ. Như vậy đặc điểm quan trọng đầu tiên của Doanh nghiệp Nhà nước là vốn của Doanh nghiệp Nhà nước thuộc về Nhà nước hoặc cơ bản thuộc về Nhà nước. Thứ hai, về quyền quyết định hoặc quyền chi phối đối với Doanh nghiệp Nhà nước Theo quy định của luật Doanh nghiệp Nhà nước, Doanh nghiệp Nhà nước do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần. vốn góp chi phối Do vậy, Nhà nước có toàn quyền quyết định đối với Doanh nghiệp Nhà nước (trường hợp sở hữu 100% vốn điều lệ) hoặc quyền định đoạt đối với điều lệ hoạt động của doanh nghiệp, đối với việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lí chủ chốt, đổi với việc tổ chức quản lí và các quyết định quản lí quan trọng khác của doanh nghiệp( trường hợp có cổ phần, vốn góp trên 50% vốn điều lệ). Thứ ba, Doanh nghiệp Nhà nước là tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân Điều 84 Bộ luật dân sự Việt Nam 2005 quy định, một tổ chức được coi là pháp nhân khi có đầy đủ 4 điều kiện sau: Một là, được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thành lập hợp pháp; Hai là, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; Ba là, có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; Bốn là, nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập. Doanh nghiệp Nhà nước đáp ứng đầy đủ bốn điều kiện của điều 84 Bộ luật dân sự. Cụ thể: -Doanh nghiệp Nhà nước được thành lập hợp pháp trên cơ sở do Nhà nước ra quyết định thành lập và đăng kí kinh doanh. -Doanh nghiệp Nhà nước có cơ cấu tổ chức chặt chẽ. Cơ cấu tổ chức của Doanh nghiệp Nhà nước được tổ chức dưới một trong hai mô hình: không có Hội đồng quản trị và có Hội đồng quản trị. -Doanh nghiệp Nhà nước có tài sản độc lập và tự chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn điều lệ. -Doanh nghiệp Nhà nước có quyền nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập, có thể trở thành nguyên đơn hoặc bị đơn trước cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Thứ tư, Doanh nghiệp Nhà nước có thẩm quyền bình đẳng với các doanh nghiệp khác và hạch toán kinh tế độc lập Doanh nghiệp Nhà nước trong nền kinh tế thị trường hiện nay có tư cách pháp nhân và có quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh Doanh nghiệp Nhà nước trong nền kinh tế thị trường hiện nay có tư cách pháp nhân,, tự chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh trong phạm vi vốn được giao Tức là, Nhà nước không còn bao cấp như trước đây mà các doanh nghiệp phải tự bù đắp những chi phí, tự trang trải mọi nguồn vốn đồng thời làm tròn nghĩa vụ với Nhà nước, xã hội như các doanh nghiệp khác Thứ năm, hình thức tổ chức của Doanh nghiệp Nhà nước theo quy định của pháp luật Luật Doanh nghiệp Nhà nước 2003 quy định: Doanh nghiệp Nhà nước được đầu tư bằng cách: Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối. Do vậy, Doanh nghiệp Nhà nước được tổ chức dưới các hình thức sau: Công ty Nhà nước: theo khoản 1 điều 3 Luật Doanh nghiệp Nhà nước năm 2003: Công ty Nhà nướcdoanh nghiệp do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp Nhà nước. Công ty Nhà nước được tổ chức dưới hình thức công ty Nhà nước độc lập tổng công ty Nhà nước. Công ty cổ phần Nhà nước: theo khoản 2 điều 3 Luật Doanh nghiệp Nhà nước năm 2003: Công ty cổ phần Nhà nước là công ty cổ phần mà toàn bộ cổ đông là các công ty Nhà nước hoặc tổ chức được Nhà nước ủy quyền góp vốn, được tổ chức và hoạt động theo Luật doanh nghiệp. Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một ành viên theo khoản 3 điều 3 Luật Doanh nghiệp Nhà nước năm 2003: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty trách nhiệm hữu hạn do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ, được tổ chức, quản lý và đăng kí hoạt động theo quy định của luật doanh nghiệp. Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước hai thành viên trở lên: theo khoản 4 điều 3 Luật Doanh nghiệp Nhà nước năm 2003: Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là Công ty trách nhiệm hữu hạn trong đó tất cả thành viên đều là công ty Nhà nước và thành viên khác là tổ chức được Nhà nước ủy quyền góp vốn, được tổ chức và hoạt động theo luật doanh nghiệp. II.Quy chế hoạt động của doanh nghiệp nhà nước: • 1 .Mô hình không có Hội đồng quản trị: • Giám đốc: • Người điều hành, đại diện pháp luật của công ty.Chịu trách nhiệm trước người bổ nhiệm, người kí hợp đồng thuê trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao – Điều kiện tuyển chọn giám đốc: • Có năng lực kinh doanh và tố chức quản lí công ty • Có trình độ đại học và có chuyên môn thuộc lĩnh vực kinh doanh của công ty • Có ít nhất 3 năm kinh nghiệm tham gia quản lí điều hanh doanh nghiệp thuộc nghanh nghề kinh doanh thuộc chính công ty • Có sức khỏe phẩm chất đạo đức tốt,trung thực,liêm khiết,hiểu biết và có ý thức chấp hành pháp luật • Thường trú tại Việt Nam. • Phó giám đốc: • Giúp giám đốc điều hành công ty theo phân công và ủy quyền của giám đốc.Chịu trách nhiệm trước giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được giao và ủy quyền

Ngày đăng: 10/11/2013, 11:05

Hình ảnh liên quan

• 1 .Mô hình không có Hội đồng quản trị: - Doanh nghiệp nhà nước

1.

Mô hình không có Hội đồng quản trị: Xem tại trang 10 của tài liệu.
• 2.Mô hình có Hội đồng quản trị: - Doanh nghiệp nhà nước

2..

Mô hình có Hội đồng quản trị: Xem tại trang 12 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan