7.1 Mục đích, nhiệm vụ, yêu cầu của việc kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của học sinh.
7.1.1 Mục đích.
Việc kiểm tra – đánh giá nhằm mục đích cũng cố và đào sâu và làm chính xác thêm kiến thức, đồng thời có liên hệ chặt chẻ và phục vụ hữu ích cho bài học mới.
Nhằm mục đích đánh gía hiệu quả của phương pháp công tác nào đó và chất lượng công tác nối chung của bản thân.
Nhằm giúp cho các bậc phụ huynh biết được tình hình học tập của con em mình và có sự phối hợp với nhà trường giúp đỡ con em mình học tập tốt hơn.
7.1.2 Nhiệm vụ.
Nhiệm vụ cơ bản của việc kiểm tra kiến thức và kĩ năng của học sinh là làm sáng tỏ tình trạng các kiến thức, kĩ năng và kĩ xảo của học sinh.
Việc kiểm tra kiến thức phải chỉ ra cho học sinh thấy được họ đã tiếp thu những điều vừa học như thế nào, đã hiểu rõ những gì, nhưng còn những lỗ hổng kiến thức nào và phải đánh giá như thế nào kết quả học tập của họ.Dựa trên cơ sỡ đánh giá ấy các học sinh có thể hiểu được ngững yêu cầu đòi hỏi đặt ra đối với mỗi em về học tập và các em phải làm gì để thực hiện được nhữnh điều đó để nâng cao kiến thức kĩ năng, kĩ xảo.
Công tác kiểm tra và kết quả kiểm tra phải kích thích được việc học tập và tạo khả năng nâng cao kiến thức của học sinh.Nếu kiểm tra một cách có hệ thống, người thầy giáo có thể nắm được một cách khá chắc chắn mức độ kiến thức và kĩ năng của học sinh và từ đó có thể biểu dương , khuyến khích, giúp đỡ hay trừng phạt từng người do đó ngăn chặn được tình trạng học kém của học sinh và nâng cao chất lượng học tập chung của các em
7.1.3 Những yêu cầu sư phạm đối với kiểm tra – đánh giá.
Việc kiểm - tra đánh giá kiến thức kĩ năng, kĩ xảo về hoá học phải đảm bảo được các yêu cầu sau đây:
+ Phải kiểm tra đầy đủ tới mức tối đa có thể được.Phải cố gắng để các học sinh trình bày được rõ là họ đã tiếp thu được những gì.Vào trong thời gian đầu năm thì phải kiểm tra sớm và nhiều lần để có thể nắm được trình độ học tập của học sinh như thế nào + Toàn bộ những biện pháp để kiểm tra kết quả học tập của học sinh phải theo một kế hoạch đã định trước có liên hệ chặt chẻ với việc cũng cố kiến thức cũ.Hệ thống kiểm tra phải giúp cho thầy giáo phát hiện kịp thời những thiếu sót công việc trong việc tiếp thu kiến thức của từng học sinh và của cả lớp.
+ Trong mỗi giờ học tạo điều kiện cho mỗi học sinh phải được báo cáo bằng hình thức nào đó vào việc hoàn thành các bài tập làm ở nhà và việc tiếp thu những kiến thức đã học.Do đó bên cạnh việc kiểm tra tương đối kĩ một số học sinh thì thầy giáo phải kiểm tra sơ lược các học sinh khác chẳng hạn kiểm tra vở bài tập hoặc kết quả củ các bài toán + Nội dung kiểm tra, đặc biệt là các bài kiểm tra viết ra cho nhiều trường khác nhau, phải tương đói đơn giản để nh\gười giáo viên bình thường người giáo viên có thể nắm vững được, học sinh có thể làm được, đồng thời để học sinh hiểu được kết quả của bài kiểm tra.
+ Việc kiểm tra đánh giá phải làm từng cá nhân nghĩa là phải xét tới kiến thức của mỗi học sinh và phải tạo điều kiện để hcọ sinh được bộc lộ thực chất hiểu biết của học sinh + Việc kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của một học sinh phải khách quan và chính xác đến mức tối đa.