Giải pháp xây dựng văn hóa ở Việt Nam

Một phần của tài liệu văn hóa việt nam dưới sự lãnh đạo của đảng 1986 2006 (Trang 63 - 72)

5. Bố cục

2.3.Giải pháp xây dựng văn hóa ở Việt Nam

Để phát triển một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, và xây dựng một đời sống văn hóa lành mạnh, tiến bộ nhằm khắc phục được những hạn chế nêu trên, chúng ta phải đưa ra được những giải pháp đồng bộ, tương đối hoàn thiện để xây dựng phát triển văn hóa đất nước. Góp phần đưa đời sống nhân dân lên một bước mới.

Thứ nhất, chúng ta phải mở một cuộc vận động giáo dục cho mọi người về chủ nghĩa yêu nước gắn với thi đua yêu nước và gắn với phong trào “toàn

Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Tâm - K34 sp GDCD – GDQP 59

dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa mới”. Bằng những hình thức phong phú tuyên truyền giáo dục, làm chuyển biến nhận thức trong toàn xã hội, trước hết trong các cấp Ủy, đảng viên, cán bộ quản lý nhà nước, cán bộ các đoàn thể quần chúng nhân dân về tầm quan trọng và sự cần thiết cấp bách của sự nghiệp xây dựng phát triển văn hóa về trách nhiệm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ văn hóa trong thời kỳ mới.

Giáo dục chủ nghĩa yêu nước phải gắn chặt với phong trào thi đua yêu nước và giáo dục về chủ nghĩa xã hội, về nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, làm cho mọi người thấm nhuần truyền thống lịch sử và cách mạng của dân tộc, đóng góp xứng đáng vào công cuộc bảo vệ tổ quốc trong giai đoạn mới. Phát động phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa mới” huy động lực lượng nhân dân và cả hệ thống chính trị từ trên xuống, từ trong Đảng, cơ quan nhà nước, các đoàn thể ra ngoài xã hội tích cực tham gia phong trào “người tốt, việc tốt, uống nước nhớ nguồn”.

Bên cạnh đó chúng ta cũng cần quan tâm giáo dục lý tưởng đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ và có chính sách trọng dụng nhân tài. Mỗi cán bộ Đảng viên là tấm gương tốt về lối sống đạo đức, làm tốt công tác kiểm tra của Đảng trong việc xem xét tư tưởng đạo đức và lối sống.

Đồng thời chúng ta phải nâng cao hiệu quả lãnh đạo. Nhận thức đúng đắn về vai trò đặc biệt quan trọng của văn hóa trong công việc bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người mới- xã hội chủ nghĩa. Khắc phục thái độ xem nhẹ việc xây dựng và đấu tranh trên lĩnh vực văn hóa đời sống. Chúng ta phải thường xuyên chăm lo việc nâng cao nhận thức, lý tưởng cách mạng và chủ nghĩa Mác-lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối chính sách của Đảng và tình hình đất nước cho đội ngũ tri thức.

Thứ hai, chúng ta phải xây dựng luật pháp, và các chính sách văn hóa. Trước hết là xây dựng ban hành các luật, lệnh, văn bản pháp quy điều chỉnh

Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Tâm - K34 sp GDCD – GDQP 60

các lĩnh vực văn hóa, bổ sung hoàn thiện xây dựng các quy chế, quy định về lễ hội, lễ tang, lễ cưới, việc cúng bái ở các chùa, đốt vàng mã, giữ gìn vệ sinh nơi công cộng. Khuyến khích nhân dân các xã phường, các cấp dân cư các khu tập thể, xí nghiệp cơ quan quy định về nếp sống, văn hóa giữ gìn trật tự vệ sinh công cộng, bảo vệ môi trường tự nhiên, cảnh quan sạch đẹp.

Chúng ta phải ban hành, xây dựng các chính sách như: chính sách kinh tế trong văn hóa nhằm gắn văn hóa vào các hoạt động kinh tế khai thác tiềm năng kinh tế tài chính hỗ trợ cho phát triển văn hóa đồng thời đảm bảo yêu cầu chính trị, tư tưởng văn hóa, giữ gìn văn hóa dân tộc.

Đảng và Nhà nước ta phải tăng nguồn lực và phương tiện cho hoạt động văn hóa từ nguồn chi thường xuyên và tăng nguồn chi trong ngân sách nhà nước. Tỷ trọng chi ngân sách cho văn hóa phải tăng tương ứng nhịp độ tăng trưởng kinh tế, khuyến khích các địa phương tăng thêm nguồn lực cho văn hóa, tích cực huy động nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước cho phát triển văn hóa.

Thứ ba, là thực hiện các chương trình có mục tiêu về văn hóa nhằm đầu tư có trọng điểm, giải quyết các vấn đề có tính cấp bách, xây dựng một số công trình văn hóa tiêu biểu. Chúng ta nên quan tâm phát triển các ngành công nghiệp văn hóa ( xuất bản sách báo, sản xuất phim ảnh) theo định hướng của Đảng và nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân.

Thứ tư, chúng ta phải nâng cao trình độ về mọi mặt của đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý văn hóa các cấp sử dụng và bố trí hợp lý đội ngũ cán bộ hiện có. Củng cố hoàn thiện bộ máy cán bộ của các cơ quan, lãnh đạo, quản lý, tham mưu, các đoàn thể, các tính chất nghề nghiệp của hoạt động văn hóa từ Trung Ương đến Cơ sở.

Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý của nhà nước là giải pháp mang tính quyết định trên các lĩnh vực văn hóa, có chủ trương,

Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Tâm - K34 sp GDCD – GDQP 61

đường lối nhân sự chủ chốt, phân công, phân nhiệm rõ ràng; phát huy trách nhiệm tập thể và cá nhân, phát huy tối đa sức mạnh của toàn dân đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa.

Thứ năm, phải khôi phục được những thuần phong mỹ tục đẹp, cải tạo những phong tục, tập quán cũ, lỗi thời, lạc hậu. Để làm được điều này chúng ta phải dựa trên những cải biến cách mạng sâu sắc trong toàn bộ đời sống vật chất và tinh thần, quá trình này phải được thực hiện lâu dài, không thể tiến hành một cách phiến diện bằng công tác tuyên truyền giải thích. Muốn cải tạo phong tục tập quán cũ, lạc hậu, xác lập vững chắc phong tục tập quán mới và cơ bản phải tiếp tục công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; trên cơ sở đó, nâng cao đời sống về mọi mặt của nhân dân, tạo tiền đề vật chất và văn hóa ngày càng phong phú để làm cho lối sống mới, phong tục tập quán mới được hình thành thuận lợi và nhanh chóng ổn định.

Chúng ta muốn xây dựng được một lối sống mới cần phải làm tốt công tác truyền bá những kiến thức văn hóa, những hiểu biết về khoa học đại chúng, những tri thức và tình cảm thẩm mỹ cho quảng đại quần chúng nhân dân. Đồng thời cần tổ chức lại mọi mặt sinh hoạt xã hội từ việc ăn, ở, đi lại, làm việc, hội họp vui chơi cho phù hợp với yêu cầu của nếp sống mới. Thiếu cố gắng trong những công tác này thì không thể đẩy nhanh quá trình ổn định nếp sống cá nhân và nếp sống công cộng của xã hội.

Mỗi dân tộc có một sắc thái văn hóa riêng trong lối sống và đều duy trì, phát triển những điều tốt đẹp trong lối sống của mình. Sự giao lưu của các nền văn hóa là một tất yếu. Tuy nhiên chúng ta phải tiếp thu những nhân tố tiến bộ trong lối sống tiên tiến của nhân loại, đồng thời ngăn chặn sự xâm nhập của lối sống tiêu cực và suy đồi của nước ngoài. Chúng ta nghiên cứu nghiên cứu và phổ biến những thành tựu mới về xây dựng và phát triển văn hóa, những cái hay cái đẹp của lối sống khoa học, tiến bộ của nước ngoài. Đồng thời đẩy

Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Tâm - K34 sp GDCD – GDQP 62

mạnh tuyên truyền giáo dục đi đôi với tăng cường quản lý nhằm ngăn chặn và đẩy lùi các hoạt động phản văn hóa cùng các sản phẩm văn hóa độc hại từ nước ngoài.

Thứ sáu, phát triển văn hóa và xây dựng con người có mối quan hệ gắn bó hữu cơ với nhau. Vì vậy, cần thiết phải quan tâm đến lĩnh vực văn học, nghệ thuật - lĩnh vực nhạy cảm của nền văn hóa, tác động mạnh mẽ, sâu sắc đến tư tưởng, tình cảm của nhân dân. Tiếp tục quán triệt sâu sắc trong cán bộ, đảng viên, nhân dân về vai trò, vị trí quan trọng của văn hóa, văn học nghệ thuật trong quá trình tạo ra sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước. Làm cho văn hóa thấm sâu vào từng con người, hoàn thiện giá trị mới của con người. Nâng cao tính văn hóa trong mọi hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội của nhân dân. Khẩn trương xây dựng, bổ sung các tiêu chí văn hóa, chính trị, văn hóa pháp luật, kinh doanh, đạo đức, thẩm mỹ. Trong đó đặc biệt đề cao vai trò quản lý lãnh đạo của các cấp, các ngành trong văn hóa, văn nghệ.

Thứ bảy, phát triển văn hóa phải gắn với phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội. Chúng ta phải thực hiện phát triển văn hóa đồng bộ hơn với phát triển kinh tế, tập trung giải quyết một số vấn đề xã hội bức xúc nhất như xóa đói, giảm nghèo ở các vùng đặc biệt khó khăn như vùng sâu, vùng xa. Những nơi kém phát triển. Chăm lo điều kiện chữa bệnh, học tập của người nghèo. Nâng cao chất lượng giáo dục, đẩy lùi tệ nạn xã hội, tiếp tục triển khai thực tiễn quan điểm phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu; quán triệt hơn nữa ở tất cả các cấp các ngành về vai trò động lực của các yếu tố văn hóa, xã hội đối với sự phát triển nhanh của đất nước. Đồng thời tiếp tục hoàn thiện, đổi mới cơ chế, chính sách phát triển kinh tế, tăng cường cải cách hành chính và xây dựng Đảng.

Như vậy, việc thực hiện tốt những giải pháp trên đây sẽ giúp chúng ta xây dựng được một lối sống mới lành mạnh góp một phần quan trọng vào sự

Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Tâm - K34 sp GDCD – GDQP 63 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Tạo ra được những con người mới vừa có phẩm chất đạo đức cách mạng lại có lối sống văn hóa thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Là điều kiện tiên quyết để động viên toàn Đảng, toàn dân, toàn quân chung sức phấn đấu xây dựng một nền văn hóa Việt Nam và một lối sống Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đưa đất nước ta tiến nhanh, tiến mạnh, trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa bảo vệ và xây dựng thành công tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2

Chương 2 đã nêu lên được những chủ trương và chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong xây dựng và phát triển văn hóa đất nước. Những quan điểm của Đảng ta về xây dựng văn hóa được thể hiện qua các kỳ Đại hội và một số hội Nghị quan trọng trong đó nổi bật nhất là Nghị quyết Trung Ương 5 khóa VIII. Trong quá trình thực hiện chủ trương của Đảng về xây dựng một nền văn hóa mới chúng ta cũng đã đạt được nhiều thành tựu vô cùng lớn lao, đời sống văn hóa của nhân dân không ngừng được nâng cao, nền văn hóa nước ta có bước phát triển mới.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu mà chúng ta đạt được nền văn hóa nước ta vẫn còn tồn tại một số mặt hạn chế, yếu kém cần được sự quan tâm của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta. Và để khắc phục những hạn chế trên Đảng ta đã kịp thời đưa ra những giải pháp quan trọng góp phần làm cho nền văn hóa nước ta phát triển hơn nữa.

Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Tâm - K34 sp GDCD – GDQP 64 KẾT LUẬN

Văn hóa là một hiện tượng xã hội, gắn với hoạt động của con người. Từ

“văn hóa” đã có rất nhiều trong ngôn ngữ nhân loại. Từ phương Đông cho đến phương Tây, các Nhà văn hóa dưới góc độ lý luận của mình đã đưa ra những quan điểm khác nhau về văn hóa. Trong những quan điểm văn hóa ấy thì quan điểm văn hóa của chủ nghĩa Mác - Lênin được coi là nền tảng cho sự phát triển của các quan điểm về văn hóa sau này. Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị anh hùng dân tộc bằng thực tiễn đất nước đã đưa ra được quan điểm văn hóa một cách sáng tạo và giàu tính nhân văn.

Quan điểm của Đảng ta về xây dựng và phát triển văn hóa được thể hiện qua các kỳ Đại hội và những hội nghị quan trọng. Ở mỗi kỳ Đại hội Đảng lại đưa ra những chiến lược khác nhau về xây dựng, phát triển một nền văn hóa sao cho phù hợp với tình hình thực tiễn của đất nước.

Sau 20 năm đổi mới, Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, góp phần quan trọng vào việc tạo ra những con người mới phát triển toàn diện, có đủ đức và đủ tài có tinh thần trách nhiệm cao đối với quê hương đất nước. Tạo ra một môi trường sống văn minh lành mạnh cho mỗi cá nhân, cộng đồng xã hội.

Sau 20 năm ấy, văn hóa Việt Nam đã có những bước phát triển mới ngày một hoàn thiện hơn đáp ứng yêu cầu bảo vệ và xây dựng đất nước trong thời đại mới. Văn hóa được coi là cầu nối, là nền tảng tinh thần, là mục tiêu, động lực cho sự phát triển của xã hội. Khi nói đến văn hóa, chúng ta đã và đang nói đến những giá trị văn hóa được cộng đồng dân tộc và nhân loại liên tục tạo ra trong quá trình lịch sử lâu dài. Sự tồn tại và phát triển của những giá trị văn hóa đảm bảo cho tính liên tục trong lịch sử nhân loại và dân tộc. Những nét đẹp trong truyền thống dân tộc ta là đặc trưng cho bản sắc dân tộc.

Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Tâm - K34 sp GDCD – GDQP 65

Nó được thể hiện và thấm nhuần trong cách sinh hoạt, cách sống của mỗi người.

Những thành công mà chúng ta đạt được trong 20 năm qua là cơ sở để mỗi người chúng ta thêm yêu quê hương đất nước, thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng để xây dựng đời sống mới tốt đẹp hơn. Đứng trước những thành tựu mà nhân dân ta đạt được dưới sự lãnh đạo của Đảng, chúng ta cũng phải kể đến những khó khăn, hạn chế còn tồn tại trong văn hóa.

Tuy nhiên, thành công trong quá trình thực hiện chủ trương của Đảng về xây dựng văn hóa vẫn là điều quan trọng nhất và chúng ta cần phát huy hơn nữa. Những giải pháp xây dựng văn hóa được nêu ra như một trong những điều kiện quan trọng và cần thiết để xây dựng được một nền văn hóa mới phát triển trong thời đại mới.

Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Tâm - K34 sp GDCD – GDQP 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo cứu quốc, số ra ngày 9/10/1945.

2. Đảng cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb Sự thật, Hà Nội.

3. Đảng Cộng sản Việt Nam, (1998), Văn kiện Đại Hội đại biểu toàn quốc lần thứ năm Ban Chấp hành Trung Ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

4. Đảng Cộng sản Việt Nam, ( 2004), Các Nghị quyết của Trung ương Đảng 2001 - 2004, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

5. Phạm văn Đồng, (1994), Văn hóa và đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

6. Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam, (2010), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

7. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr 431. 8. Dẫn theo Trường Lưu (1999), Văn hóa một số vấn đề lí luận, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

9. Phạm Xuân Nam (1998), Văn hóa vì sự phát triển, Nxb Chính trị quốc gia,

Một phần của tài liệu văn hóa việt nam dưới sự lãnh đạo của đảng 1986 2006 (Trang 63 - 72)