Văn hóa Việt Nam trƣớc đổi mới

Một phần của tài liệu văn hóa việt nam dưới sự lãnh đạo của đảng 1986 2006 (Trang 25)

5. Bố cục

1.2. Văn hóa Việt Nam trƣớc đổi mới

1.2.1. Truyền thống văn hóa của Việt Nam

Trước hết, để tìm hiểu truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam chúng ta đi tìm hiểu thế nào là truyền thống văn hóa.

Ta biết rằng “truyền” tức là để lại, truyền lại; “thống” là hệ thống cơ cấu. Vậy „truyền thống” là hệ thống những giá trị tinh thần và vật chất, hữu hình và vô hình, những phong tục tập quán, thói quen, hành vi, việc làm thuộc lao động, lối sống, tổ chức của một dân tộc, một xã hội. Nó được tích lũy từ đời này sang đời khác và được truyền lại cho nhau trong cùng một thời đại, một thế hệ, tức là những người cùng thời và những người thuộc các thế hệ sau, các thế hệ tương lai.

Chúng ta biết rằng mỗi một dân tộc trong quá trình tồn tại và phát triển của mình đều có một lối sống được thừa hưởng từ những người đi trước, của

Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Tâm - K34 sp GDCD – GDQP 21

tổ tiên, cha ông. “Truyền thống” ở đây được nhắc đến đó là những bài học, cách làm, những kinh nghiệm được ghi lại trong lịch sử hoặc được truyền lại thành văn mà qua cách thực hành, qua hành vi được đời sau nhớ đến và thực hiện theo. Như vậy nói đến truyền thống là nói đến quá khứ, kế tục và thừa hưởng.

Dân tộc Việt Nam ta có một nền văn hóa lâu đời và phát triển liên tục cho đến ngày nay. Không gian văn hóa Việt Nam gắn với đặc điểm lãnh thổ nước ta trải qua các thời kỳ lịch sử và những vùng giáp ranh. Kể từ khi ra đời cho đến nay, văn hóa Việt Nam có một hành trình với lịch sử dân tộc qua hàng ngàn năm. Văn hóa Việt Nam gắn với quá trình dựng nước và giữ nước của ông cha ta suốt 4000 năm. Trong quá trình ấy, nền văn hóa của dân tộc ta được tiếp xúc với văn hóa phương Đông và cả phương Tây. Trong một nghìn năm Bắc thuộc văn hóa Việt Nam chịu ảnh hưởng của chính sách Hán hóa, đồng thời đó cũng là thời kỳ các cộng đồng người Việt kiên cường chống lại chính sách Hán hóa, bảo tồn văn hóa dân tộc, tiến hành giao lưu với văn hóa khu vực, nhất là văn hóa Ấn Độ. Thời kỳ văn hóa Đại Việt ta trải qua bốn triều đại lớn Lý - Trần - Lê - Nguyễn, mỗi triều đại có một thành tựu văn hóa riêng. Bắt đầu từ thế kỷ XVII, XVIII đến thế kỷ XX văn hóa phương Tây ảnh hưởng mạnh mẽ đến văn hóa nước ta. Đây là giai đoạn mà trong tiến trình văn hóa Việt Nam diễn ra đợt giao lưu văn hóa lần thứ hai và đạt được nhiều thành tựu to lớn.

Trong lịch sử lâu đời của dân tộc, các thế hệ người Việt Nam đã sáng tạo ra một nền văn hóa phong phú. Nhiều giá trị văn hóa được các thế hệ người Việt Nam kế thừa và xây dựng thành truyền thống văn hóa, phẩm chất tinh thần và truyền thống văn hóa của người Việt Nam trong quan hệ với thiên nhiên.

Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Tâm - K34 sp GDCD – GDQP 22

Việt Nam là một quốc gia nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, vừa có điều kiện thiên nhiên ưu đãi vừa đứng trước nhiều thử thách khắc nghiệt. Từ điều kiện tự nhiên và sức lao động sáng tạo của con người Việt Nam là cơ sở hình thành những giá trị văn hóa tốt đẹp. Để tồn tại và phát triển, con người Việt Nam từ xa xưa đã tìm cách thích ứng và hòa nhập tối đa với những điều kiện nhiên ấy. Chính bởi vậy, con người Việt Nam luôn có truyền thống lao động cần cù và sáng tạo. Để tồn tại và phát triển được ông cha ta đã trải qua cả một cuộc đấu tranh lâu dài, cực kỳ gian khổ, đòi hỏi một sự nỗ lực to lớn của con người. Con người Việt Nam tuy nhỏ bé, mảnh mai nhưng đã biết phát huy được nội lực của bản thân và kết hợp được sức lao động của cộng đồng chiến thắng được mọi khó khăn để lao động sản xuất. Người Việt Nam luôn yêu lao động, quý trọng người lao động và luôn biết sử dụng có hiệu quả những sản phẩm mà mình làm ra. Đây là nét đẹp trong truyền thống văn hóa của cư dân Việt. Dân tộc Việt ta từ lâu đã gắn bó với nền văn minh trồng lúa nước và sự thích ứng với hoàn cảnh thiên nhiên cũng thể hiện nét độc đáo của dân tộc Việt Nam trên các mặt sinh hoạt vật chất về ăn, mặc, ở. Những điều này làm nên nét đặc sắc riêng vốn có của con người Việt Nam.

Trong văn hóa ăn uống, Việt Nam là quốc gia có hệ sinh thái phong phú điều kiện tự nhiên nhiệt đới gió mùa thích hợp phát triển nghề trồng lúa nước, chăn nuôi và trồng các loại hoa màu khác. Cho nên bữa cơm của người Việt Nam là các loại ngũ cốc, thủy hải sản và các loại rau củ khác. Người Việt Nam ta từ xa xưa đã có nhiều sáng kiến chế biến các loại thức ăn hợp với khẩu vị của mình. Vì vậy mà chúng ta đã sớm thể hiện được trình độ văn hóa ẩm thực của mình vừa tinh tế lại nhẹ nhàng và nó được duy trì phát triển đến tận ngày nay.

Phong cách ăn mặc của người Việt Nam cũng mang đậm nét truyền thống được thế hệ sau kế tục. Quần áo của người Việt rất thích ứng với những

Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Tâm - K34 sp GDCD – GDQP 23

điều kiện khí hậu nhiệt đới và đặc điểm của quá trình sản xuất và sinh hoạt. Người Việt thường mặc vải lụa mỏng thoáng mát. Phụ nữ thường mặc váy đeo yếm, đàn ông thường đóng khố cởi trần, họ thường đi đất, che mưa, che nắng bằng nón, áo tơi lá. Quần áo của người Việt giản dị, phù hợp với thời tiết nhưng trang sức lại được quan tâm đặc biệt. Trang sức được giành chi cả nam và nữ. Có thể nói ý thức thẩm mỹ được nảy sinh từ rất sớm ở người việt cổ và trở thành truyền thống đối với con người Việt Nam sau này. Đó là cách ăn mặc đơn giản nhưng lại thể hiện một trình độ văn hóa thẩm mỹ khá tinh tế.

Truyền thống của dân tộc ta không chỉ có ăn mặc mà về ở cũng có những nét đặc trưng riêng. Người Việt thường ở những ngôi nhà sàn được làm bằng tre, nứa, lá với mái thấp, vách thoáng. Để thích nghi với điều kiện tự nhiên nhà của họ luôn có ao vườn, sống giữa cây xanh, nước mát. Mỗi một vùng miền khác nhau người dân lại có cách làm nhà riêng phù hợp với đặc trưng của vùng mình sinh sống. Trong điều kiện sinh hoạt vật chất ăn, mặc, ở như trên con người Việt Nam thể hiện rõ nét trình độ văn hóa của mình ở chỗ sớm tạo được môi trường sinh thái có sự hài hòa tốt đẹp giữa cuộc sống của mình với hoàn cảnh thiên nhiên.

Dân tộc Việt Nam luôn yêu lao động, quý trọng lao động nên từ lâu người Việt Nam luôn có thái độ khinh ghét những người lười biếng ăn bám không ngừng lên án những kẻ tham ô, lãng phí, làm giàu bất chính. Cùng với ý thức lao động đó là thái độ ứng xử có văn hóa với thiên nhiên của người Việt Nam. Dân tộc ta luôn yêu và gắn bó với thiên nhiên như máu thịt của mình. Với bàn tay lao động tài hoa người Việt Nam đã sáng tạo lên một đất nước phong phú trong những nét đẹp văn hóa và những cốt cách của dân tộc. Lịch sử từ lâu đời đã chứng minh truyền thống tốt đẹp đó của dân tộc luôn thân thiện với thiên nhiên. Tình yêu thiên nhiên đó được các nhà văn , nhà thơ truyền vào trong những áng thơ kiệt suất của mình. Yêu thiên nhiên, gắn bó

Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Tâm - K34 sp GDCD – GDQP 24

với thiên nhiên chúng ta đã tạo nên Tổ quốc thiêng liêng của mình, được các thế hệ sau này nối tiếp nhau gìn giữ và bảo vệ đến cùng. Chủ nghĩa yêu nước cũng bắt nguồn từ đó.

Ngoài truyền thống yêu thiên nhiên, gắn bó với thiên nhiên dân tộc ta còn có truyền thống bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, độc lập cho dân tộc. Đây là nét đặc sắc của văn hóa Việt Nam. Nước ta có vị trí quan trọng ở vùng Đông Nam Á, có nhiều tiềm năng cho phát triển kinh tế. Trong lịch sử, Việt Nam là một quốc gia thường xuyên bị các thế lực bên ngoài đe dọa và xâm chiếm lãnh thổ.Vì vậy, để có thể tồn tại và phát triển, đồng thời khắc phục được những thử thách của tự nhiên, dân tộc Việt Nam luôn phải đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Ý thức về chủ quyền lãnh thổ, tinh thần kiên cường, bất khuất, mưu trí, sáng tạo trong đấu tranh chống ngoại xâm bảo vệ đất nước là một trong những truyền thống cơ bản của con người Việt Nam từ xưa đến nay.

Truyền thống văn hóa được thể hiện bằng các cuộc đấu tranh, khởi nghĩa chống giặc ngoại xâm của cha ông ta. Khởi đầu là cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, tiếp theo là cuộc đấu tranh chống phong kiến phương Bắc và cuối cùng là cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ và kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ là đại thắng mùa xuân năm 1975. Trải qua những cuộc đấu tranh cam go và để giành thắng lợi nhân dân ta đã phải nếm trải biết bao khó khăn, gian khổ, chịu bao cảnh nước mất nhà tan. Chính điều này đã khơi dậy trong nhân dân ta một lòng nồng nàn yêu nước, kiên quyết đánh đuổi ngoại xâm, bảo vệ chủ quyền đất nước. Và trở thành truyền thống lịch sử của dân tộc ta. Bác Hồ muôn vàn kính yêu của chúng ta đã từng nói “ dân tộc ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn

Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Tâm - K34 sp GDCD – GDQP 25

sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”.

Truyền thống bảo vệ chủ quyền lãnh thổ còn được thể hiện ở tinh thần kiên quyết không cho kẻ thù nào lấn chiếm biên cương hoặc xâm phạm một nhỏ lãnh thổ, một cùng trời, vùng biển, hải đảo thân yêu của tổ quốc. Dân tộc ta luôn mong muốn hòa bình, hữu nghị và cùng tồn tại trong hòa bình.

Truyền thống văn hóa còn được thể hiện khá rõ trong cuộc sống cộng đồng, và tính cộng đồng là một đặc điểm cao của nhân loại. Con người mang bản tính xã hội và không thể tách khỏi xã hội. Trong cuộc sống lao động hàng ngày con người luôn gắn liền với xã hội. Tính cộng đồng của dân tộc Việt Nam là sản phẩm đặc thù của hoàn cảnh kinh tế xã hội. Nó trở thành điều kiện sống và điều kiện trường tồn của dân tộc Việt Nam ta. Xuất phát từ nhu cầu lao động sản xuất, chống giặc ngoại xâm mà mỗi cá nhân tự nguyện liên kết lại với nhau cùng chống lại thiên tai và giặc ngoại xâm tạo nên tính cố kết trong cộng đồng người Việt.

Từ tính cộng đồng làng xã đã sớm mở rộng và hình thành tính cộng đồng dân tộc. Chính điều này tạo nên mối liên hệ mật thiết của dân cư và tinh thần đoàn kết dân tộc và ý thức bảo vệ tổ quốc không ngừng được nâng cao. Nước ta với 54 dân tộc anh em và giữa họ cùng chung một số phận, cùng an cư lạc nghiệp trên mảnh đất này. Suốt mấy ngàn năm lịch sử các cuộc chống giặc ngoại xâm vĩ đại của dân tộc Việt Nam đều là sự nghiệp của tất cả các dân tộc. Tinh thần đoàn kết này là một truyền thống lâu đời mà suôt bao đời nay ông cha ta đã gìn giữ và phát huy được. Trong đời sống cộng đồng người Việt chúng ta không chỉ yêu nước, có tinh thần đoàn kết với nhau mà ông cha ta luôn trọng tình nghĩa, hướng vể những người có công với đất nước, dân tộc. Đây là những tình cảm xuất phát từ truyền thống cộng đồng bền vững của dân tộc Việt Nam.

Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Tâm - K34 sp GDCD – GDQP 26

Như vậy, chúng ta thấy được rằng truyền thống văn hóa của người Việt Nam ta vô cùng phong phú, đa dạng bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau. Nhưng tựu chung lại kết tinh trong đó là nét đẹp, phẩm chất cao quý của người Việt Nam. Truyền thống văn hóa đó sẽ theo chúng ta suốt những chặng đường dài của lịch sử và được các thế hệ sau kế thừa và phát huy hơn nữa.

1.2.2. Thực trạng văn hóa Việt Nam trước thời kỳ đổi mới

Chúng ta biết rằng trong xã hội có giai cấp những phong tục tập quán mà giai cấp thống trị đưa ra nhằm phục vụ cho sự cai trị của chúng mà thôi, còn những phong tục tập quán nào không mang lại lợi ích cho giai cấp thống trị thì đều bị ngăn cản. Giai cấp thống trị từ khi xuất hiện luôn áp buộc nhân dân phải theo lối sống của bọn chúng. Vì vậy đấu tranh giai cấp không ngừng được diễn ra trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, tư tưởng, quân sự mà còn bộc lộ thường xuyên trong lĩnh vực văn hóa, lẽ sống và nếp sống.

Hàng ngàn năm Bắc thuộc, phong kiến phương Bắc dùng chính sách đồng hóa để phá hủy lối sống cổ truyền của dân tộc ta, nhằm xóa bỏ lòng yêu nước, làm nhụt ý chí tự cường của dân tộc. Chúng đầu độc nhân dân ta bằng hệ thống giáo lý tạo nên một tâm lý khiếp nhược, phục tùng.

Cùng với đó, chúng ép buộc nhân dân ta sống theo nếp sống của chúng, phong tục của chúng. Tầng lớp phong kiến đã đặt toàn bộ lối sống của nhân dân vào một hệ thống tôn ti trật tự chặt chẽ, nghiêm khắc theo lễ giáo phong kiến đó là thói quen tuyệt đối phục tùng.

Từ khi đế quốc Pháp xâm lược nước ta, suốt một thế kỷ vừa du nhập lối sống, lẽ sống và nếp sống hủ bại của giai cấp tư sản, vừa duy trì những tập tục xấu xa của xã hội phong kiến để đầu độc và ru ngủ nhân dân ta. Thực dân Pháp đã dùng thuốc phiện, rượu cồn làm cho một bộ phận lớn dân cư nước ta rơi vào cuộc sống tăm tối, làm cho nòi giống suy nhược “ chúng tôi phải sống trong cảnh ngu dốt và tối tăm vì chúng tôi không có quyền tự do học tập” hay

Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Tâm - K34 sp GDCD – GDQP 27

“rượu... cồn và thuốc phiện cùng báo chí phản động của bọn cầm quyền bổ sung cho cái công cuộc ngu dân của chính phủ. Máy chém và nhà tù làm nốt phần còn lại” (trích Hồ Chí Minh trong bài Đông Dương).

Bên cạnh đó nạn mê tín dị đoan cũng theo đó mà hoành hành gây nhũng nhiễu nhân dân. Sau khi cách mạng tháng 8 thành công tình hình văn hóa xã hội nước ta vô cùng khó khăn. Do chính sách ngu dân của thực dân Pháp mà hơn 90% nhân dân ta mù chữ, tệ nạn xã hội như cờ bạc, hút sách tràn lan làm cho văn hóa đời sống của nhân dân ta bế tắc, xuống cấp nghiêm trọng. Lối sống ăn chơi trụy lạc xuất hiện và trở thành phổ biến ở thời kỳ này. Đạo đức của một bộ phận dân cư xuống cấp nghiêm trọng, con người sống trong cùng một đất nước nhưng lại có sự bóc lột và áp bức nhau. Lối sống của người giàu là coi thường và áp bức những kẻ nghèo khó, tạo nên một xã hội xô bồ hỗn loạn. Sự ngự trị của chế độ thực dân suốt gần một thế kỷ qua đã

Một phần của tài liệu văn hóa việt nam dưới sự lãnh đạo của đảng 1986 2006 (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)