Thực trạng văn hóa Việt Nam trước thời kỳ đổi mới

Một phần của tài liệu văn hóa việt nam dưới sự lãnh đạo của đảng 1986 2006 (Trang 31)

5. Bố cục

1.2.2. Thực trạng văn hóa Việt Nam trước thời kỳ đổi mới

Chúng ta biết rằng trong xã hội có giai cấp những phong tục tập quán mà giai cấp thống trị đưa ra nhằm phục vụ cho sự cai trị của chúng mà thôi, còn những phong tục tập quán nào không mang lại lợi ích cho giai cấp thống trị thì đều bị ngăn cản. Giai cấp thống trị từ khi xuất hiện luôn áp buộc nhân dân phải theo lối sống của bọn chúng. Vì vậy đấu tranh giai cấp không ngừng được diễn ra trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, tư tưởng, quân sự mà còn bộc lộ thường xuyên trong lĩnh vực văn hóa, lẽ sống và nếp sống.

Hàng ngàn năm Bắc thuộc, phong kiến phương Bắc dùng chính sách đồng hóa để phá hủy lối sống cổ truyền của dân tộc ta, nhằm xóa bỏ lòng yêu nước, làm nhụt ý chí tự cường của dân tộc. Chúng đầu độc nhân dân ta bằng hệ thống giáo lý tạo nên một tâm lý khiếp nhược, phục tùng.

Cùng với đó, chúng ép buộc nhân dân ta sống theo nếp sống của chúng, phong tục của chúng. Tầng lớp phong kiến đã đặt toàn bộ lối sống của nhân dân vào một hệ thống tôn ti trật tự chặt chẽ, nghiêm khắc theo lễ giáo phong kiến đó là thói quen tuyệt đối phục tùng.

Từ khi đế quốc Pháp xâm lược nước ta, suốt một thế kỷ vừa du nhập lối sống, lẽ sống và nếp sống hủ bại của giai cấp tư sản, vừa duy trì những tập tục xấu xa của xã hội phong kiến để đầu độc và ru ngủ nhân dân ta. Thực dân Pháp đã dùng thuốc phiện, rượu cồn làm cho một bộ phận lớn dân cư nước ta rơi vào cuộc sống tăm tối, làm cho nòi giống suy nhược “ chúng tôi phải sống trong cảnh ngu dốt và tối tăm vì chúng tôi không có quyền tự do học tập” hay

Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Tâm - K34 sp GDCD – GDQP 27

“rượu... cồn và thuốc phiện cùng báo chí phản động của bọn cầm quyền bổ sung cho cái công cuộc ngu dân của chính phủ. Máy chém và nhà tù làm nốt phần còn lại” (trích Hồ Chí Minh trong bài Đông Dương).

Bên cạnh đó nạn mê tín dị đoan cũng theo đó mà hoành hành gây nhũng nhiễu nhân dân. Sau khi cách mạng tháng 8 thành công tình hình văn hóa xã hội nước ta vô cùng khó khăn. Do chính sách ngu dân của thực dân Pháp mà hơn 90% nhân dân ta mù chữ, tệ nạn xã hội như cờ bạc, hút sách tràn lan làm cho văn hóa đời sống của nhân dân ta bế tắc, xuống cấp nghiêm trọng. Lối sống ăn chơi trụy lạc xuất hiện và trở thành phổ biến ở thời kỳ này. Đạo đức của một bộ phận dân cư xuống cấp nghiêm trọng, con người sống trong cùng một đất nước nhưng lại có sự bóc lột và áp bức nhau. Lối sống của người giàu là coi thường và áp bức những kẻ nghèo khó, tạo nên một xã hội xô bồ hỗn loạn. Sự ngự trị của chế độ thực dân suốt gần một thế kỷ qua đã làm cho văn hóa phương Tây tràn vào nước ta, khi thì theo gót những giáo sĩ truyền đạo, khi thì theo các đội quân viễn chinh.

Văn hóa phương Tây phần nào đó mang đến khoa học công nghệ tiên tiến, đồng thời cũng reo rắc lọc độc của một thứ văn hóa phản động. Một lối sống phương Tây với phong tục tập quán khác lạ, hình thành ở các thành thị rồi lan dần về vùng nông thôn lân cận, thông qua sự tiêm nhiễm của tầng lớp quan lại viên chức tây học, nhiều người bắt chước mù quáng mọi cách sinh hoạt, ăn mặc, phong cách giao tiếp, ứng xử của người phương Tây không phù hợp với truyền thống văn hóa đạo đức của người Việt Nam.

Trong giai đoạn này, đầu năm 1943 Ban thường vụ Trung Ương Đảng họp tại Võng La (Đông Anh, Phúc Yên) đã thông qua bản “Đề cương văn hóa” do Tổng Bí thư Trường Chinh trực tiếp dự thảo. Đề cương xác định văn hóa là một trong ba mặt trận (kinh tế, chính trị, văn hóa) của cách mạng Việt Nam và đề ra ba nguyên tắc của nền văn hóa mới: Dân tộc hóa (chống mọi

Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Tâm - K34 sp GDCD – GDQP 28

ảnh hưởng của nô dịch và thuộc địa), đại chúng hóa ( chống mọi chủ trương, hành động làm cho văn hóa phản lại hoặc xa rời quần chúng), khoa học hóa ( chống lại tất cả những gì làm cho văn hóa phản tiến bộ, trái khoa học).

“Đề cương văn hóa Việt Nam” được đồng chí Trường Chinh, Tổng bí thư Đảng khởi thảo và được Ban thường vụ Trung Ương Đảng thông qua vào cuối tháng 2/1943. Dù chỉ ở dạng phác thảo, nhưng đây là một văn kiện quan trọng trong đường lối của Đảng ta về văn hóa, tư tưởng. Và có giá trị như một bản tuyên ngôn văn hóa của Đảng, có ảnh hưởng và sự chỉ đạo to lớn, ghi đậm dấu ấn trong lịch sử dân tộc Việt Nam.

Bản đề cương được trình bày khái quát, cô đọng và ngắn gọn, nhưng nội dung mà nó đề cập lại rộng lớn, bao quát năm vấn đề cơ bản: cách đặt vấn đề, lịch sử và tính chất văn hóa Việt Nam; nguy cơ của văn hóa Việt Nam dưới ách phát xít Pháp - Nhật; vấn đề văn hóa cách mạng; nhu cầu cần kíp của những nhà Mác xít Đông Dương, nhất là những nhà Mác xít Việt Nam và nhiều luận điểm về văn hóa và cách mạng văn hóa lần đầu tiên được Đảng ta xác định, làm nền tảng cho đường lối phát triển văn hóa, văn nghệ Việt Nam.

Đường lối văn hóa kháng chiến dần được hình thành trong thời kỳ này thông qua chỉ thị của Ban chấp hành Trung Ương Đảng về “kháng chiến kiến quốc” (tháng 11 - 1945), trong bức thư về “nhiệm vụ văn hóa Việt Nam trong công cuộc cứu nước và xây dựng nhà nước hiện nay” của đồng chí Trường Chinh gửi Chủ tịch Hồ Chí Minh (ngày 16-11-1946) và tại báo cáo của “chủ nghĩa Mác và văn hóa Việt Nam” (trình bày trong Hội nghị văn hóa toàn quốc lần thứ hai, tháng 7-1948). Đường lối đó bao gồm các nội dung xác định mối quan hệ giữa văn hóa và cách mạng giải phóng dân tộc, cổ động văn hóa cứu quốc, xây dựng nền văn hóa dân chủ mới Việt Nam có tính chất dân tộc, khoa học, đại chúng mà khẩu hiệu thiết thực lúc đó là dân tộc, dân chủ, tích cực bài trừ nạn mù chữ, mở đại học và trung học, cải cách việc học theo tinh thần

Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Tâm - K34 sp GDCD – GDQP 29

mới, bài trừ cách dạy học nhồi sọ, cổ động thực hiện đời sống mới, phát triển cái hay trong văn hóa dân tộc, đồng thời bài trừ cái xấu xa hủ bại, ngăn ngừa sự xâm nhập của văn hóa thực dân phản động, đồng thời học cái hay của văn hóa thế giới hình thành đội ngũ tri thức mới.

Đế quốc Mỹ trong thời kỳ chiếm đóng Miền Nam cũng đưa ra một “lối sống kiểu Mỹ”. Quân đội xâm lược đã du nhập lối sống phản văn hóa vào Việt Nam. Đó là một lối sống không lý tưởng, không đạo đức, trà đạp nên danh dự của tổ quốc, phục vụ cho bọn bán nước và bọn cướp nước. Và để tuyên truyền cho lối sống ấy văn học, triết học, phim ảnh, sách báo đã tập trung đề cao cuộc sống ích kỷ, hưởng lạc, lấy chủ nghĩa cá nhân cực đoan làm lẽ sống. Lối sống và lẽ sống ấy đã tạo nên một cách sống chỉ có tiền, gái, rượu và ma túy. Trong hoàn cảnh đất nước suốt thời gian dài nằm dưới ách thống trị của giai cấp bóc lột nhân dân ta đã thấm thía những đau khổ và tủi nhục của cuộc sống nô lệ. Với ý nghĩa lấy độc lập tự do làm lẽ sống, nhân dân ta đã liên tục chiến đấu nhằm đánh đuổi ngoại xâm, lật đổ ách áp bức, xây dựng nếp sống và lối sống xứng đáng nhất với vinh dự và phẩm chất con người Việt.

Cuộc đấu tranh chống Mỹ ở Việt Nam kéo dài, quy luật của đấu tranh độc lập với quy luật của hòa bình, các phẩm chất văn hóa và các giá trị hình thành trong chiến tranh là chưa toàn diện, nó có thể làm phát triển mạnh mẽ chủ nghĩa anh hùng, tính kỷ luật nhưng giá trị tự do cái đời thường, hòa bình hữu nghị chưa có điều kiện phát triển.

Nền kinh tế quan liêu bao cấp, xơ cứng quá lâu, pháp luật chưa được hình thành đầy đủ nhiều mặt trong đời sống xã hội có sự khủng hoảng. Các quan hệ kinh tế không bình thường làm cho giá trị văn hóa nhiều lúc mất phương hướng.

Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Tâm - K34 sp GDCD – GDQP 30

Chúng ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội không qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa và có điểm xuất phát thấp, nếu không sử dụng các hình thức quá độ, không có điều kiện vật chất đảm bảo nó còn bị đẩy vào tình trạng lạc hậu, phức tạp, hỗn hợp và có nhiều loại hình. Văn hóa đạo đức truyền thống đang bị xói mòn gây bất bình trong xã hội. Sau khi hoàn thành thống nhất đất nước nhiều hủ tục cũ lan tràn trong việc tổ chức đám cưới, ma chay, cưới hỏi. Nhiều di tích lịch sử bị xâm hại, tàn tích của chế độ thực dân cũ vẫn còn tồn tại, dẫn đến tình trạng coi thường những giá trị dân tộc, chạy theo lối sống thực dụng cá nhân, cực đoan gây ảnh hưởng đến đời sống văn hóa của dân tộc.

Vấn đề đạo đức tiếp tục diễn biến phức tạp, nghiêm trọng gây tổn hại nghiêm trọng đến uy tín của Đảng ta. Môi trường văn hóa còn bị ô nhiễm bởi các tệ nạn xã hội, sự lan tràn của các sản phẩm văn hóa mê tín dị đoan, độc hại, thấp kém và lai căng. Dưới ách cai trị của chủ nghĩa đế quốc các loại hình văn hóa, giáo dục ở nước ta không có điều kiện phát triển. Tình trạng nghèo nàn, thiếu thốn về đời sống văn hóa - tinh thần ở nhiều vùng, miền, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số và vùng căn cứ cách mạng còn diễn biến khá phức tạp. Khoảng cách về sự chênh lệch về sự hưởng thụ văn hóa giữa các vùng, miền, khu vực dân cư và các tầng lớp xã hội còn nhiều bất cập.

Trong thời gian này, nhằm tuyên truyền cho chính sách thực dân, phản động đế quốc Mỹ dùng bè lũ tay sai để khuyến khích nhân dân ta tìm hiểu và sử dụng những sách báo mang nội dung đen tối, reo rắc tinh thần phản động. Mục đích của chúng là làm cho dân ta xa rời mục tiêu đấu tranh giành độc lập dân tộc, xa rời lý tưởng cách mạng, quay lưng lại với lẽ phải và phản bội lại dân tộc mình. Một bộ phận cán bộ và nhân dân mắc tư tưởng sùng bái phương Tây, mất gốc, coi thường giá trị nhân văn, truyền thống đạo đức của dân tộc.

Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Tâm - K34 sp GDCD – GDQP 31

Họ tiêm nhiễm lối sống thực dụng chỉ quan tâm đến đồng tiền, bất chấp đạo lý, lối sống hưởng lạc, đam mê vật chất, lối sống cá nhân cực đoan, ích kỷ và đồi trụy của những tầng lớp phản động và phản tiến bộ trong xã hội tư bản.

Thời kỳ trước đổi mới công tác tư tưởng, văn hóa thiếu sắc bén, thiếu tính chiến đấu. Việc xây dựng thể chế văn hóa còn chậm, sự suy thoái về đạo đức, lối sống có chiều hướng phát triển. Đời sống văn hóa, nghệ thuật còn nhiều bất cập. Rất ít tác phẩm đạt đỉnh cao tương xứng với sự nghiệp cách mạng và kháng chiến vĩ đại của dân tộc. Nhiều công trình văn hóa vật thể và phi vật thể bị phá hủy và mai một đi.

Đường lối xây dựng và phát triển văn hóa giai đoạn 1955 - 1986 bị chi phối bởi tư duy “nắm vững chuyên chính vô sản” mà thực chất là nhấn mạnh đấu tranh giai cấp “ai thắng ai” giữa hai con đường, hai phe và đấu tranh ý thức hệ.

Chiến tranh cùng với cơ chế quản lý tập trung, quan liêu, bao cấp, và tâm lý bình quân chủ nghĩa đã làm giảm động lực phát triển văn hóa, giáo dục, kìm hãm năng lực tự do sáng tạo của các thành viên trong xã hội.

Trong giai đoạn 1955-1986 Đảng ta đã đưa ra đường lối xây dựng và phát triển văn hóa trong giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa. Và đường lối này được hình thành bắt đầu từ đại hội lần thứ III (năm 1960) mà chủ trương cốt lõi là tiến hành cuộc cách mạng tư tưởng và văn hóa đồng thời với cuộc cách mạng về quan hệ sản xuất và cách mạng về khoa học, kỹ thuật, là chủ trương xây dựng và phát triển nền văn hóa mới, con người mới. Mục tiêu là làm cho nhân dân thoát khỏi nạn mù chữ và thói hư, tật xấu do xã hội cũ để lại, có trình độ văn hóa ngày càng cao , có hiểu biết cần thiết về khoa học, kỹ thuật tiên tiến để xây dựng chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống vật chất và văn hóa.

Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Tâm - K34 sp GDCD – GDQP 32

Đại hội IV (1976) và Đại hội V (1982) tiếp tục đường lối phát triển văn hóa của Đại hội III, xác định nền văn hóa mới là nền văn hóa có nội dung xã hội chủ nghĩa và tính chất dân tộc, có tính Đảng và tính nhân dân. Nhiệm vụ quan trọng của văn hóa thời kỳ này là tiến hành cải cách giáo dục trong cả nước, phát triển mạnh khoa học, văn hóa nghệ thuật, giáo dục tinh thần làm chủ tập thể, chống tư tưởng tư sản và tàn dư tư tưởng phong kiến, phê phán tư tưởng tiểu tư sản, xóa bỏ ảnh hưởng của tư tưởng, văn hóa thực dân mới ở Miền Nam.

Như vậy, thực trạng văn hóa Việt Nam trước thời kỳ đổi mới có nhiều diễn biến vô cùng phức tạp và mang nhiều yếu tố thiếu tích cực gây ảnh hưởng xấu đến đời sống của người dân, làm xói mòn đạo đức của một bộ phận không ít dân cư. Vì vậy vấn đề đặt ra là phải tiến hành đổi mới toàn diện nền văn hóa của nước ta.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

Trong chương 1 chúng ta đã tìm hiểu được rất nhiều quan điểm văn hóa khác nhau của các nhà nghiên cứu văn hóa trên thế giới và trong nước. Đó là quan điểm văn hóa của các nhà ngôn ngữ học ở thế kỷ XVIII hay quan điểm về văn hóa của các nhà nhân loại học phương Tây vào thế kỷ XIX, định nghĩa về văn hóa của Unesco. Trong nước, thì chúng ta đã biết đến quan điểm văn hóa của Hồ Chí Minh và các nhà văn hóa Việt Nam như Đào Duy Anh, hay Phạm Văn Đồng. Mỗi một quan điểm lại mang đến những cách hiểu khác nhau về văn hóa, nhưng những quan điểm này góp một phần quan trọng vào việc đưa ra một khái niệm chung nhất về văn hóa.

Trong lịch sử lâu đời của dân tộc ta, biết bao truyền thống văn hóa tốt đẹp được hình thành, được dư luận xã hội cổ vũ, trở thành lương tâm và vinh dự của mỗi con người Việt Nam. Truyền thống văn hóa đó luôn được dân tộc

Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Tâm - K34 sp GDCD – GDQP 33

ta gìn giữ và phát huy. Trong lao động thì cần cù, trong chiến đấu thì dũng cảm, kiên cường, trong tình nghĩa thì thủy chung, trước quân thù thì kiên cường, bất khuất. Đó là những giá trị cơ bản trong truyền thống văn hóa của dân tộc.

Thực trạng văn hóa Việt Nam trước thời kỳ đổi mới mà ở trên chúng ta vừa nêu nhìn chung đó là sự du nhập của một nền văn hóa phương Tây vào nước ta qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Đó là một lối sống lai căng, những phong tục, tập quán lỗi thời, lạc hậu gâu ảnh hưởng lớn

Một phần của tài liệu văn hóa việt nam dưới sự lãnh đạo của đảng 1986 2006 (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)