Đối tượng nghiên cứu : Đối tượng nghiên cứu của đề tài là năng lực hoạt động và các giải pháp nâng cao năng lực hoạt động tư vấn đầu tư xây dựng của các doanh nghiệp tư vấn xây dựng nói
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn, tác giả đã nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình của PGS.TS Lê Đình Chung cùng sự giúp đỡ của các thầy cô giáo Khoa Công trình - Trường Đại học Thủy lợi; Ban giám đốc và các phòng chuyên môn Tổng công ty tư vấn xây dựng Thủy Lợi Việt Nam
Tác giả xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và các ý kiến đóng góp của các thầy giáo cô giáo khoa Công trình trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này
Do trình độ, kinh nghiệm và thời gian nghiên cứu hạn chế nên Luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót, tác giả mong nhận được những ý kiến đóng góp
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội ngày 08 tháng 03 năm 2014
Tác giả luận văn
Nguyễn Thành Đạt
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình do tôi tự tìm tòi, nghiên cứu;
các số liệu trong luận văn rõ ràng và trung thực
Hà Nội ngày 08 tháng 03 năm 2014
Tác giả luận văn
Nguyễn Thành Đạt
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Sự cần thiết của đề tài: 1
2 Mục đích nghiên cứu : 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu : 2
4 Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu : 2
5 Đóng góp của luận văn : 3
6 Bố cục luận văn : 3
CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ TƯ VẤN XÂY DỰNG 4
1.1 Khái niệm về tư vấn, tư vấn xây dựng 4
1.2 Các loại hình dịch vụ tư vấn xây dựng 5
1.2.1 Các dịch vụ tư vấn chuẩn bị dự án: 5
1.2.2 Các dịch vụ tư vấn quản lý và thực hiện dự án: 5
1.2.3 Các dịch vụ tư vấn chuyên ngành khác: 5
1.3 Các loại hình tổ chức và quy trình hoạt động của tư vấn xây dựng quốc tế 5
1.3.1 Tập đoàn tư vấn đa quốc gia: 5
1.3.2 Tập đoàn tư vấn: 7
1.3.3 Công ty tư vấn chuyên ngành: 7
1.4 Các loại hình tổ chức và quy trình hoạt động của tư vấn xây dựng trong nước 9
1.4.1 Đặc điểm cơ bản của các tổ chức TVXD: 9
1.4.1.1 Khối doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa: 9
1.4.1.2 Khối doanh nghiệp tư vấn ngoài quốc doanh: 10
1.4.1.3 Các tổ chức tư vấn sự nghiệp có thu: 10
1.4.2.Cơ cấu tổ chức của đơn vị TVXD: 11
1.4.2.1 Cơ cấu tổ chức quản lý kiểu chức năng: 11
1.4.2.2 Cơ cấu tổ chức quản lý kiểu trực tuyến: 11
1.4.2.3 Cơ cấu tổ chức quản lý kiểu hỗn hợp: 11
Trang 41.4.3 Mô hình tổ chức sản xuất sản phẩm tư vấn: 12
1.4.3.1 Mô hình sản xuất theo chuyên môn hóa: 12
1.4.3.2 Mô hình sản xuất theo hình thức tổng hợp các bộ môn: 13
1.4.3.3 Mô hình sản xuất kết hợp chuyên môn hóa và tổng hợp: 14
1.5 Năng lực tư vấn xây dựng: 16
1.5.1 Khái niệm: 16
1.5.2 Những tiêu chí đánh giá năng lực tư vấn: 17
1.5.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực tư vấn: 18
1.5.3.1 Nhân tố chủ quan: 18
1.5.3.2 Nhân tố khách quan: 18
1.5.4 Phương hướng nghiên cứu nhằm nâng cao năng lực tư vấn: 18
1.5.5 Thực trạng năng lực tư vấn của các tổ chưc TVXD Việt nam: 20
1.5.5.1 Năng lực chuyên môn: 20
1.5.5.2 Quản lý nguồn nhân lực: 25
1.5.5.3 Quản lý và ứng dụng công nghệ thông tin và xây dựng cơ sở vật chất: 25
CHƯƠNG II PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NĂNG LỰC TƯ VẤN CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG THỦY LỢI VIỆT
NAM 27
2.1 Giới thiệu khái quát về Tổng công ty tư vấn xây dựng Thủy lợi Việt Nam (HEC) 27
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển: 27
2.1.2 Các công trình đã và đang triển khai trong thời gian qua: 33
2.2 Phân tích thực trạng năng lực tư vấn của Tổng công ty tư vấn xây dựng Thủy lợi Việt Nam (HEC) 36
2.2.1 Cơ cấu tổ chức, quản lý và điều hành: 36
2.2.2 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh: 42
2.2.2.1 Doanh thu: 42
2.2.2.2 Kế hoạch sản suất kinh doanh 05 năm (2008-2012): 43
2.2.3 Nguồn nhân lực: 44
Trang 52.2.3.1 Lực lượng cán bộ phân theo học vấn: 45
2.2.3.2 Lực lượng cán bộ phân theo độ tuổi: 45
2.2.4 Nắm bắt thông lệ quốc tế: 46
2.2.5.Trình độ ngoại ngữ: 46
2.2.6.Chất lượng dịch vụ tư vấn và hố sơ tư vấn: 47
2.2.6.1 Các thành tựu đã đạt được: 47
2.2.6.2 Những mặt còn hạn chế: 50
2.2.7.Tiến độ công việc: 50
2.2.8.Quản lý nguồn nhân lực: 50
2.2.9.Về đạo tạo: 51
2.2.10.Các chế độ đãi ngộ khác: 52
2.2.11.Trang thiết bị và trình độ công nghệ: 52
2.2.11.1 Bảng kê trang thiết bị thuộc sở hữu của HEC: 53
2.2.11.2 Phần mềm có bản quyền: 56
CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC TƯ VẤN CỦA TỔNG CÔNG TY TƯ VẤN XÂY DỰNG THỦY LỢI VIỆT NAM TRONG T HỜI KỲ KHỦNG HOẢNG KINH TẾ 58
3.1 Định hướng đầu tư xây dựng thủy lợi ở Việt Nam trong thời gian tới 58
3.1.1 Quan điểm: 58
3.1.2 Mục tiêu: 59
3.2 Những khó khăn và thuận lợi của doanh nghiệp trong thời kỳ kinh tế suy thoái: 61
3.2.1 Khó khăn: 61
3.2.2 Thuận lợi: 62
3.3 Một số giải pháp nâng cao năng lực tư vấn của Tổng công ty tư vấn xây dựng Thủy lợi Việt Nam (HEC): 63
3.3.1 Giải pháp chiến lược chung: 63
3.3.1.1 Xác định mục tiêu chiến lược: 63
3.3.1.2 Nghiên cứu xác định thị trường: 63
3.3.1.3 Xây dựng chiến lược mở rộng thị trường: 64
Trang 63.3.2 Giải pháp về tổ chức: 65
3.3.3 Giải pháp về nâng cao năng lực chuyên môn: 67
3.3.3.1 Nâng cao năng lực chuyên gia: 67
3.3.3.2 Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, ứng dụng tin học: 68
3.3.3.3 Tăng cường hợp tác với tư vấn nước ngoài và các tư vấn khác nhằm trao đổi kinh nghiệm, kiến thức: 69
3.3.4 Giải pháp về nâng cao năng lực quản lý: 70
3.3.4.1 Quản lý điều hành tổ chức sản xuất: 70
3 3.4.2 Hoàn thiện văn hóa Tổng công ty: 70
3.3.4.3 Quản lý nâng cao chất lượng sản phẩm: 70
3.3.4.4 Quản lý nguồn nhân lực và cơ sở vật chất: 72
3.3.5 Giải pháp xây dựng phát triển vị thế thương hiệu của Tổng công ty: 73
3.3.6 Hoàn thiện hệ thống thông tin trên thị trường: 74
3.3.7 Tham gia và xây dựng các tổ chức hiệp hội: 75
3.4 Tổ chức thực hiện các bước tiến hành 76
3.4.1 Tổ chức thực hiện: 76
3.4.2 Các bước tiến hành: 77
3.4.2.1 Về định hướng và kế hoạch sản xuất: 77
3.4.2.2 Về công nghệ: 77
3.4.2.3 Thực hiện liên doanh, liên kết để tang sức mạnh: 77
3.4.2.4 Chiến lược Marketing và thông tin quảng cáo: 78
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 79
1 Kết luận 79
2 Kiến nghị 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
Trang 8DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1 - Sơ đồ tổ chức của tập đoàn Scott Wilson - Vương quốc Anh 6
Hình 1.2 - Mô hình sản xuất theo hướng chuyên môn hóa 12
Hình 1.3 - Mô hình sản xuất theo hình thức tổng hợp các bộ môn 14
Hình 1.4 - Mô hình sản xuất theo sơ đồ đầu mối 15
Hình 1.5 - Mô hình sản xuất theo sơ một chuyên ngành 16
Hình 1.6 - Sơ đồ phương hướng nghiên cứu nâng cao năng lực tư vấn 19
Hình 2.1 - Phòng họp của Tổng công ty - Họp hợp tác với Tập đoàn Saman Hàn Quốc 31
Hình 2.2 - Ban lãnh đạo HEC tại lễ kỷ niệm 55 năm ngày thành lập và đón nhận Huân chương lao động hạng Nhất 32
Hình 2.3 - Ban lãnh đạo trẻ của HEC 32
Hình 2.4 - Cụm công trình đầu mối trên sông Cái thuộc hệ thống thủy lợi Tân
Mỹ 33
Hình 2.5 - Hồ Cửa Đạt (Thanh Hóa) 34
Hình 2.6 - Hồ Định Bình (Bình Định) 34
Hình 2.7 - Hồ Tả Trạch (Huế) 35
Hình 2.8 - Hồ Ngàn Trươi (Hà Tĩnh) 35
Hình 2.9 - Sơ đồ tổ chức Tổng công ty tư vấn xây dưng thủy lợi Việt Nam CTCP 36 Hình 2.10 - Số liệu về doanh thu HEC các năm gần đây 42
Hình 2.11 - Các chứng chỉ ISO đã đạt được của HEC 49
Hình 3.1 – Mô hình tổ chức đề xuất của Tổng công ty 65
Hình 3.2 – Mô hình tổ chức đề xuất của công ty thành viên 66
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1-1: Số liệu về cung cấp dịch vụ thiết kế, tư vấn xây dựng 21
Bảng 1-2: Số liệu về trình độ chuyên môn của các tổ chức tư vấn xây dựng 23
Bảng 1-3: Số liệu về trình độ ngoại ngữ của các cán bộ tư vấn xây dựng 24
Bảng 1-4: Số liệu về phương pháp quy hoạch cán bộ 25
Bảng 2.1: Bảng chỉ tiêu dự kiến kết quả sản xuất kinh doanh 05 năm(2008-2012) 43 Bảng 2.2: Thống kê lực lượng cán bộ, công nhân viên theo độ tuổi 45
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Sự cần thiết của đề tài:
Hoạt động tư vấn đầu tư xây dựng đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân Ở Việt Nam hoạt động tư vấn mới được ghi nhận và phổ biến rộng rãi khoảng chục năm trở lại đây Cùng với sự chuyển mình của hoạt động này, các tổ chức tư vấn xây dựng đã và đang từng bước thay đổi để đáp ứng nhu cầu phát triển của thị trường Bên cạnh đó, Nhà nước và các Bộ ngành đã ban hành nhiều loại văn bản pháp quy để quản lý loại hình hoạt động “kinh doanh chất xám” này và những chính sách đó đã và đang phát huy hiệu lực trong việc quản lý hoạt động tư vấn toàn quốc
Trong bối cảnh kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang rơi vào khủng hoảng hiện nay, hoạt động tư vấn xây dựng Việt Nam đứng trước những thách thức và cơ hội mới Với chính sách của Nhà nước về việc mở cửa thị trường xây dựng cho nhà thầu nước ngoài, tư vấn Việt Nam sẽ được hỗ trợ về kỹ thuật, tiếp cận với các công nghệ tiên tiến, học hỏi được kỹ năng quản lý dự án, nắm bắt đuợc thị trường quốc tế Tuy nhiên, mở cửa cũng đồng nghĩa với việc các công ty tư vấn Việt Nam sẽ chịu sự cạnh tranh khốc liệt hơn khi số đầu việc đang bị thu hẹp dần (do khủng hoảng) và khả năng, trình độ còn hạn chế Một sự thật rất đáng buồn là tư vấn xây dựng Việt Nam thường chỉ đóng vai trò là nhà thầu phụ Các nhà thầu chính nước ngoài chỉ dành cơ hội cho nhà thầu phụ trong nước những công trình và hạng muc nhỏ, chi phí thấp hơn nhiều so với họ Thách thức, cơ hội và áp lực đan xen đòi hỏi bản lĩnh và sự phấn đấu của chính lực lượng tư vấn xây dựng Việt Nam
có bước đi thích hợp, khai thác lợi thế, hạn chế tiêu cực, từng bước bắt kịp với trình
độ quốc tế…
Trong điều kiện như vậy, việc đưa ra những tiêu chí, biện pháp và lịch trình cho các doanh nghiệp tư vấn xây dựng Việt Nam để thoát khỏi khủng hoảng, và phát triển là một nhu cầu bức thiết cả trước mắt và lâu dài Đó là lý do đòi hỏi phải tăng cường năng lực của các đơn vị tư vấn xây dựng trong nước nói chung và Tổng công
ty tư vấn xây dựng Thủy Lợi Việt Nam (HEC) nói riêng
Đề tài “Các biện pháp nâng cao năng lực tư vấn xây dựng công trình của Tổng công ty cổ phần tư vấn xây dựng Thủy lợi Việt Nam (HEC) trong thời kỳ kinh tế khó khăn” nhằm đáp ứng yêu cầu trên
Trang 112 Mục đích nghiên cứu :
- Hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về tư vấn xây dựng, năng lực tư vấn xây dựng, và sự cần thiết khách quan phải nâng cao năng lực tư vấn xây dựng Việt Nam trong điều kiện nền kinh tế đang rơi vào khủng hoảng
- Khảo sát, phân tích, đánh giá, những mặt mạnh, mặt yếu, những thành quả đạt được về năng lực tư vấn của Tổng công ty tư vấn xây dựng Thủy lợi Việt Nam
- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực tư vấn xây dựng của Tổng công ty tư vấn xây dựng Thủy lợi Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế đang trong giai đoạn khó khăn
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :
a Đối tượng nghiên cứu :
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là năng lực hoạt động và các giải pháp nâng cao năng lực hoạt động tư vấn đầu tư xây dựng của các doanh nghiệp tư vấn xây dựng nói chung và của Tổng công ty tư vấn xây dựng Thủy lợi Việt Nam nói riêng
b Phạm vi nghiên cứu :
Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động tư vấn thiết kế các công trình thủy lợi, giao thông, xây dựng dân dụng và công nghiệp ở các doanh nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng nói chung trong đó tập trung đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu ở Tổng công ty
tư vấn xây dựng Thủy lợi Việt Nam
4 Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu :
a Phương pháp nghiên cứu :
- Phương pháp điều tra, khảo sát, thống kê
- Phương pháp phân tích hệ thống và một số phương pháp khác
b Nguồn tư liệu :
- Các văn bản pháp quy, quy phạm, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước
về phát triển kinh tế
- Các văn bản pháp quy về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản và đấu thầu
- Các nghiên cứu trước đây có liên quan đến vấn đề tư vấn xây dựng
- Các số liệu về hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty tư vấn xây dựng Thủy lợi Việt Nam trong thời gian qua
Trang 125 Đóng góp của luận văn :
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về tư vấn, năng lực tư vấn của các nhà doanh nghiệp tư vấn xây dựng trong thời kỳ nền kinh tế thị trường khủng hoảng
- Khảo sát và phân tích đánh giá có hệ thống thực trạng năng lực tư vấn xây dựng của một số doanh nghiệp và Tổng công ty tư vấn xây dựng Thủy lợi Việt Nam trong thời gian qua đến nay
- Đề xuất một số giải pháp cụ thể, mang tính khả thi để nâng cao năng lực tư vấn của Tổng công ty tư vấn xây dựng Thủy lợi Việt Nam
6 Bố cục luận văn :
Nội dung luận văn gồm 3 chương chính, ngoài ra còn các phần mở đầu, và phần kiến nghị & kết luận Ba chương chính gồm:
- Chương I: Tổng quan về tư vấn xây dựng
- Chương II: Phân tích thực trạng năng lực hoạt động tư vấn của Tổng công ty
tư vấn xây dựng Thủy lợi Việt Nam
- Chương III: Một số giải pháp nâng cao năng lực tư vấn đối với Tổng công ty
tư vấn xây dựng Thủy lợi Việt Nam
Trang 13CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ TƯ VẤN XÂY DỰNG 1.1 Khái niệm về tư vấn, tư vấn xây dựng
Dịch vụ Tư vấn đã xuất hiện và được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam từ nhiều năm trước đây, tuy vậy, Tư vấn vẫn còn là một khái niệm rất mới đối với nước ta Trước đây, trong các giới hữu quan ở Việt Nam, tư vấn thường được hiểu một cách phổ biến như là "việc bán những lời khuyên nghề nghiệp" và "thường có sự hiểu lẫn lộn giữa Tư vấn và Môi giới, giữa hoạt động Tư vấn và việc đưa ra những lời khuyên đơn giản" Việc định nghĩa "Tư vấn là gì" vẫn đang là vấn đề tranh cãi Theo "Những vấn đề cơ bản về kinh tế đầu tư và thiết kế xây dựng" (Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, năm 1998) của tác giả Nguyễn Văn Chọn:
- Tư vấn (consulting), thuật ngữ "consulting" có rất nhiều nghĩa, tựu chung lại một ý tưởng chính là đưa ra các lời khuyên về nghiệp vụ Công ty tư vấn sẽ “tư vấn” một doanh nghiệp theo đúng cách mà một người đưa ra lời khuyên cho bạn bè hay người than lúc cần thiết
- Tư vấn là một dịch vụ trí tuệ, một hoạt động "chất xám" cung ứng cho khách hàng những lời khuyên đúng đắn về chiến lược, sách lược, biện pháp hành động và giúp đỡ, hướng dẫn khách hàng thực hiện những lời khuyên đó, kể cả tiến hành những nghiên cứu soạn thảo dự án và giám sát quá trình thực thi dự án đạt hiệu quả yêu cầu
- Tư vấn xây dựng (TVXD) là một loại hình tư vấn đa dạng trong công nghiệp xây dựng, kiến trúc, quy hoạch đô thị và nông thôn…có quan hệ chặt chẽ với tư vấn đầu tư, thực hiện phần việc tiếp theo của tư vấn đầu tư
Tư vấn xây dựng giúp cho khách hàng – chủ đầu tư xây dựng, các cơ quan tổ chức và cá nhân có nhu cầu – quản lý dự án ĐTXD : Tổ chức việc khảo sát XD, thiết kế XD, và tổ chức đấu thầu để mua sắm thiết bị đàu tư, đấu thầu xây lắp công trình , giám sát thi công xây dựng, nghiệm thu công việc đã hoàn thành
TVXD còn có thể hiểu được là các kỹ sư, kiến trúc sư,…, những chuyên gia xây dựng có kỹ năng đa dạng, cung cấp các dịch vụ thiết kế, quản lý cho một dự án xây dựng thông qua các hợp đồng kinh tế Cách hiểu này phản ánh bản chất đa dạng của hoạt động tư vấn xây dựng, nó liên quan đến nhiều lĩnh vực, trong mọi giai đoạn của dự án và đòi hỏi không những khả năng về kỹ thuật, quản lý, mà còn phụ thuộc một cách quyết định vào sự hiểu biết và những kỹ năng khác, bao gồm “cập nhật”, “phát hiện”, “sáng tác”, ”lựa chọn”, “chuyển giao”
Trang 141 2 Các loại hình dịch vụ tư vấn xây dựng
1.2.1 Các dịch vụ tư vấn chuẩn bị dự án:
Các công việc tư vấn chuẩn bị dự án bao gồm các dịch vụ như: Lập quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết, lập báo cáo đầu tư, dự án đầu tư…
1.2.2 Các dịch vụ tư vấn quản lý và thực hiện dự án:
- Khảo sát địa hình, địa chất…
- Thiết kế, thẩm tra, lập dự toán, lập hồ sơ mời thầu, phân tích đánh giá hồ sơ
dự thầu,…
- Quản lý điều hành dự án
- Giám sát thi công xây dựng công trình
- Khảo sát địa kỹ thuật, kiểm định chất lượng
- Các dịch vụ thực hiện cho tư vấn nước ngoài: Chủ yếu là về kỹ thuật, thiết
kế, tư vấn giám sát và khảo sát đo đạc
1.2.3 Các dịch vụ tư vấn chuyên ngành khác:
- Nghiên cứu khoa học công nghệ
- Công tác đào tạo và chuyển giao công nghệ
- Các dịch vụ về môi trường, đánh giá điều tra xã hội, dân cư,…
1.3 Các loại hình tổ chức và quy trình hoạt động của tư vấn xây dựng quốc tế
1.3.1 Tập đoàn tư vấn đa quốc gia:
Đại bộ phận tập đoàn đa quốc gia thuộc sở hữu tư nhân
Trang 15Tập đoàn cổ phần
quốc tế
Scott WILSON
Tập đoàn cổ phần quốc tế Scott WILSON
Công ty Scott WILSON malaisia
Công ty Scott WILSON châu phi
Công ty tư nhân Scott WILSON zimbabwe
Công ty góp vốn Scott WILSON malawi
Công ty Scott WILSON (mozambic)
Công ty Scott WILSON châu á - thái bình dương
Công ty Scott WILSON &
Công ty tư nhân Scott WILSON irwin johnston
Công ty Scott WILSON hồng kông
Công ty tư vấn
kỹ thuật scott wilson jiangsu
Hỡnh 1.1 - Sơ đồ tổ chức của tập đoàn Scott Wilson - Vương quốc Anh
Đặc trưng cơ bản của mụ hỡnh đa quốc gia là tớnh đa ngành nghề trong tập đoàn, thường cung cấp cỏc dịch vụ trong cỏc ngành nghề khỏc nhau như: xõy dựng dõn dụng, xõy dựng cụng nghiệp, giao thụng, thủy lợi, cảng biển, năng lượng, mỏ, mụi trường,…Tập đoàn tư vấn cú cỏc chi nhỏnh trải rộng tại nhiều nước trờn thế giới Cỏc tập đoàn đa quốc gia thường cú từ 1200 – 3000 nhõn viờn Cụng ty mẹ đặt tại nước sở tại, cụng ty con (hoặc chi nhỏnh) cú trụ sở chớnh ở cỏc nước và cỏc văn phũng đại diện tại cỏc địa phương của nước đú
Trang 16Đặc điểm của các tổ chức đa quốc gia:
a Hình thành hệ thống các công ty trong nước và các công ty ở nước ngoài Các công ty ở nước ngoài được phân chia theo khu vực – tạm gọi là công ty khu vực Bên cạnh đó có các văn phòng đại diện cho các công ty ở các nước trong khu vực, các văn phòng này thực hiện công tác tiếp thị, tìm kiếm dự án và chịu sự điều hành trực tiếp của các công ty khu vực Khi dự án triển khai, nhân lực có thể dược điều dộng chủ yếu giữa các công ty trong khu vực và tập đoàn (khi cần thiết)
b Các công ty đa quốc gia cung cấp các dịch vụ đa chuyên môn thuộc các lĩnh vực khác nhau như: nhà ở và công trình cộng cộng, công trình công nghiệp, giao thông, thủy lợi, năng lượng, công trình biển…Ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, công ty mẹ có thể giao việc, điều hành và phối hợp các công ty con chuyên ngành triển khai có hiệu quả các dự án theo yêu cầu của khách hàng
1.3.2 Tập đoàn tư vấn:
Tại một số quốc gia đã hình thành những tập đoàn tư vấn theo kiểu mô hình công ty mẹ - con Ở đó, công ty mẹ chi phối công ty con bằng chế độ kinh tế giao việc và điều phối công việc của các công ty con trong việc thực thi dự án Mỗi công
ty con là một công ty tư vấn chuyên ngành, hoạt động độc lập trong sự phối hợp với các công ty tư vấn khác cùng nằm trong một tập đoàn để thực thi dự án
Ví dụ: Singapore có tập đoàn tư vấn JTC trực thuộc Bộ thương mại và công nghiệp; tập đoàn JTC có các công ty thành viên là: Công ty tư vấn Jurong, công ty
tư vấn cầu cảng Jurong, công ty tư vấn sân vườn Jurong, công ty giải trí Singapore…
1.3.3 Công ty tư vấn chuyên ngành:
Là dạng mô hình khá phổ biến ở nhiều nước, có ba loại mô hình cơ bản là: chuyên ngành kiến trúc, ngành dự toán và chuyên ngành kỹ thuật Các công ty chuyên ngành kỹ thuật thường đảm nhận các dịch vụ kỹ thuật cho nhiều lĩnh vực xây dựng: dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, điện lực, công trình biển,…Các công ty kiến trúc cung cấp các dịch vụ tư vấn kiến trúc cho các ngành nêu trên Việc áp dụng mô hình tư vấn chuyên ngành đã tập hợp được những đội ngũ chuyên gia giỏi để thực thi một lĩnh vực chuyên môn của dự án Một số công
ty tư vấn chuyên ngành kỹ thuật như:
- Squire Mech Pte.Ltd lĩnh vực chuyên ngành : Cơ điện
Trang 17- Beca Carter Holding & Ferner (S.E.Asia) Pte.Ltd lĩnh vực chuyên ngành :
Cơ điện, kết cấu và công trình kỹ thuật
- Daryl Jackson (Úc), Allies and Morrison Architects (Anh), lĩnh vực chuyên ngành: Kiến trúc
- Công ty tư vấn chuyên ngành dự toán David Langdon & Everest
Ngoài ra có một số công ty tư vấn hoạt động đa lĩnh vực như
- ST Architects & Engineers (Singapore) lĩnh vực quy hoạch, kiến trúc, kết cấu, cơ điện, khảo sát
- Heerim – Arch.&Eng (Hàn Quốc) lĩnh vực hoạt động: Kiến trúc & kỹ thuật
- Jurong Consultants Singapore hoạt động trong nhiều lĩnh vực bao gồm quy hoạch, kiến trúc, kết cấu công trình, cơ điện, dự toán, quản lý dự án, đánh giá chất lượng công trình…
- PCI (Nhật Bản) lĩnh vực hoạt động hỗn hợp: dân dụng, kỹ thuật hạ tầng , thủy lợi, môi trường, công nghệ thông tin
- Parsons Brinckerhoff (Mỹ) lĩnh vực hoạt động hỗn hợp: Kiến trúc, cơ điện, môi trường, hạ tầng, đường sắt, đường không, đường biển…
Như vậy có thể thấy hầu hết các công ty tư vấn chuyên ngành kỹ thuật đều hoạt động trên lĩnh vực xây dựng…Điều đó đã tạo cho công ty tư vấn những thị trường đa dạng, nhiều tiềm năng với mục tiêu cuối cùng là thu được lợi nhuận cao
Các công ty thường đặt văn phòng ở các trung tâm hay thành phố lớn Mỗi văn phòng thường có quy mô từ vài chục đến 100 nhân viên Việc chia các văn phòng đại diện theo vùng lãnh thổ với quy mô tương đối gọn nhẹ có thể hoạt động độc lập, một mặt tạo cho công ty có thể vừa thực thi các dự án vừa và nhỏ, mặt khác
có thể dễ dàng huy động nhân lực thực thi các dự án lớn Giữa các công ty kiến trúc
và kỹ thuật thường có mối quan hệ chặt chẽ với nhau để thực thi dự án
Về cơ cấu điều hành, mỗi một lĩnh vực đều có một chuyên gia có kinh nghiệm phụ trách chung các dự án; mỗi một dự án chỉ định một chủ nhiệm dự án
Trang 18Nhận xét chung:
- Hầu hết các công ty tư vấn nước ngoài là công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần
- Lĩnh vực hoạt động rộng khắp trên tất cả các ngành nghề xây dựng cơ bản,
do đó việc điều hành hết sức linh hoạt và hiệu quả
- Quy mô tập đoàn từ 1200-3000 nhân viên Quy mô công ty trung bình từ 100-300 nhân viên Dưới 100 nhân viên là công ty nhỏ
- Việc hình thành các công ty chuyên ngành cung cấp các dịch vụ cho các ngành nghề khác nhau giúp cho việc mở rộng thị trường và tăng tính cạnh tranh để
có được sản phẩm tốt
- Mỗi một công ty chuyên ngành đều có một bộ phận chịu trách nhiệm về các
dự án ở nước ngoài giúp cho việc điều phối nhân lực và xử lý công việc được tập trung về một đầu mối
- Tại mỗi bộ phận (khu vực, phòng chức năng) do một người có trình độ cao đứng đầu và toàn quyền quyết định những vấn đề do mình phụ trách
- Thực thi công việc theo cơ chế đội dự án với chủ nhiệm dự án có quyền hạn
và trách nhiệm rất cao đối với sản phẩm của mình Chỉ cần chữ ký của chủ nhiệm
đồ án là đủ điều kiện để xuất hồ sơ
- Có lực lượng chuyên gia giỏi của từng chuyên ngành và khả năng phối hợp công tác giữa các chuyên gia giỏi của từng chuyên ngành trong một dự án
1.4 Các loại hình tổ chức và quy trình hoạt động của tư vấn xây dựng trong nước
1.4.1 Đặc điểm cơ bản của các tổ chức TVXD:
1.4.1.1 Khối doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa:
* Những điểm mạnh:
- Đây là lực lượng nòng cốt chủ yếu của TVXD Việt Nam (chiếm 80%)
- Có lực lượng cán bộ tư vấn lớn tuổi, nhiều kinh nghiệm với đầy đủ lực lượng cán bộ các chuyên ngành có thể thực hiện các dự án lớn đồng bộ
- Tổ chức có bề dày truyền thống từ những năm còn là Viện thiết kế
Trang 19- Phạm vi cung cấp dịch vụ đa dạng
- Có cơ chế chính sách để phát triển sản xuất & đầu tư chi phí cho công tác đào tạo
* Những điểm yếu:
- Bộ máy quản lý không được gọn nhẹ Số lượng lao động thường lớn
(100-500 lao động), khó tinh giảm bởi chế độ chính sách
- Quyền chủ động của doanh nghiệp trên nhiều mặt bị hạn chế bởi cơ chế của Nhà nước (như nhân sự, tiền lương,…)
- Tổ chức tư vấn với quy mô vừa và nhỏ có doanh thu hàng năm từ vài tỷ đến mấy trăm triệu chiếm 70% thể hiện sự manh mún về tổ chức, chỉ đáp ứng yêu cầu phát triển trước mắt của từng doanh nghiệp, từng địa phương, từng vùng mà trước hết là giải quyết công ăn việc làm cho người lao động
1.4.1.2 Khối doanh nghiệp tư vấn ngoài quốc doanh:
* Những điểm mạnh:
- Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý gọn nhẹ, điều hành năng động, tính tự chủ cao
- Tác phong làm việc công nghiệp, được trả lương thỏa đáng
- Cơ chế huy động các chuyên gia giỏi luôn thích ứng với thị trường
1.4.1.3 Các tổ chức tư vấn sự nghiệp có thu:
Là các đơn vị trong Viện nghiên cứu có chức năng tư vấn xây dựng và các
bộ phận tư vấn xây dựng thuộc trường đại học Những tổ chức này có các điểm mạnh yếu sau:
Trang 20* Những điểm mạnh:
- Phần lớn nhân viên được hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, được đảm bảo về tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội và các khoản phúc lợi khác
- Có nhiều chuyên gia giỏi, chuyên sâu (của Viện – Trường đại học)
- Có nhiều lợi thế về chính sách lao động
* Những điểm yếu:
- Phần nào hạn chế tính chuyên nghiệp do còn phải thực hiện nhiệm vụ chính
là công tác nghiên cứu, đào tạo,…
1.4.2 Cơ cấu tổ chức của đơn vị TVXD:
1.4.2.1 Cơ cấu tổ chức quản lý kiểu chức năng:
Là kiểu cơ cấu tổ chức quản lý theo chức năng với những nhiệm vụ quản lý được phân chia cho các đơn vị riêng biệt thực hiện dưới dạng các phòng chức năng, hình thành nên các phân hệ chuyên môn hóa và những người lãnh đạo chức năng Đặc điểm cơ bản này là chức năng quản lý phân chia thành từng đơn vị chuyên môn đảm nhận Lãnh đạo cao nhất của tổ chức làm nhiệm vụ phối hợp điều hòa các chức năng
1.4.2.2 Cơ cấu tổ chức quản lý kiểu trực tuyến:
Là dạng cơ cấu tổ chức quản lý chỉ có một cấp trên chỉ huy và một số cấp dưới thực hiện Toàn bộ vấn đề quản lý được giải quyết theo một kênh liên hệ đường thẳng Đặc điểm của hệ thống này là người lãnh đạo của hệ thống một mình phải giải quyết, thực hiện tất cả các chức năng quản lý và chịu hoàn toàn trách nhiệm về đơn vị của mình
1.4.2.3 Cơ cấu tổ chức quản lý kiểu hỗn hợp:
Trong đó các nhiệm vụ quản lý giao cho những đơn vị chức năng riêng biệt (các phòng chức năng) làm tham mưu tư vấn cho lãnh đạo cao nhất của tổ chức Đặc điểm của cơ cấu tổ chức quản lý theo kiểu kết hợp là lãnh đạo các phòng chức năng tư vấn, chuẩn bị các quyết định quản lý và đưa tới cấp thực hiện (các văn phòng, xưởng, xí nghiệp,…trực thuộc công ty) theo chỉ đạo của lãnh đạo công ty Việc điều hành quản lý vẫn theo trực tuyến
Trang 211 4.3 Mô hình tổ chức sản xuất sản phẩm tư vấn:
Theo cuốn "Quản lý Nhà nước về kinh tế và quản trị kinh doanh của doanh nghiệp" (Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuât, Hà Nội, 2001) của tác giả Nguyễn Văn Chọn, một trong những khâu quan trọng nhất của đơn vị tư vấn là việc tổ chức dây chuyền sản xuất các sản phẩm tư vấn Qua việc xem xét đã cho thấy mỗi một tổ chức tư vấn có một cách thức tổ chức sản xuất riêng, tuy cơ cấu tổ chức có khác nhau về số lượng về số lượng các đơn vị chuyên môn và các phòng nghiệp vụ nhưng tựu chung lại được quy về 5 mô hình cơ bản sau:
1.4.3.1 Mô hình sản xuất theo chuyên môn hóa:
Hình 1.2 - Mô hình sản xuất theo hướng chuyên môn hóa
Phạm vi áp dụng loại mô hình này được áp dụng ở một số Công ty tư vấn trực thuộc Bộ Cơ cấu tổ chức sản xuất này cho thấy những ưu điểm và nhược điểm sau:
- Đây là mô hình có tính hiện đại, được áp dụng ở nhiều nước tiên tiến, mang tính chuyên môn hóa theo các bộ môn
Gi¸m §èc
phã Gi¸m §èc giao th«ng
phã Gi¸m §èc
x©y dùng
phã Gi¸m §èc thñy lîi
Trang 22- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc hợp tác, hội nhập với tư vấn
- Tập trung nguồn lực, chuyên gia giỏi để thực thi dự án cùng một lúc với nhiều dự án và những dự án lớn để đáp ứng yêu cầu tiến độ của khách hàng
- Tạo ra môi trường thuận lợi cho việc học hỏi, trao đổi chuyên môn, đào tạo cán bộ trẻ cho các bộ môn kỹ thuật
- Thúc đấy sự cạnh tranh lành mạnh giữa các đơn vị có cùng chuyên ngành
Tích lũy lớn, lợi nhuận cao, tạo điều kiện cho phát triển doanh nghiệp
- Đơn vị chủ trì đồ án và chủ nhiệm đồ án khó điều hành trực tiếp công việc
mà phải qua các đơn vị bộ môn chuyên ngành, do vậy tăng thêm đầu mối xử lý công việc, kéo dài thời gian thực hiện
- Việc trao đổi thông tin để phối hợp giữa các chủ trì thiết kế với chủ nhiệm
đồ án và giữa các chủ trì thiết kế với nhau chưa được kịp thời
- Việc hình thành các đơn vị chuyên ngành, làm tăng đầu mối quản lý và tăng chi phí hành chính
1.4.3.2 Mô hình sản xuất theo hình thức tổng hợp các bộ môn:
Phạm vi áp dụng: mô hình sản xuất này cũng được áp dụng ở đa số các tổ chức tư vấn (các công ty, tổng công ty, và doanh nghiệp tư nhân) Mô hình này có đặc điểm sau:
- Chu trình sản xuất được khép kín, đơn vị chủ trì đồ án và chủ nhiệm đồ án hoàn toàn có thể chủ động, trực tiếp tổ chức triển khai công việc Việc trao đổi thông tin giữa các bộ môn diễn ra nhanh chóng, kịp thời Tiến độ dự án được rút ngắn đáng kể
- Chất lượng sản phẩm được chủ nhiệm dự án kiểm soát chặt chẽ trong quá trình thiết kế Hồ sơ thiết kế kiểm soát tốt và dễ dàng điều chỉnh khi có yêu cầu
- Tiết kiệm chi phí hành chính nhờ giảm bớt đầu mối Khá thích ứng với môi trường công việc hiện nay
- Việc thanh toán lương sản phẩm được nhanh chóng do quy về một đơn vị chủ trì
- Lực lượng cán bộ chuyên ngành bị dàn mỏng ra các đơn vị thiết kế nên khó đáp ứng được các yêu cầu của các dự án lớn
Trang 23- Hạn chế việc trao đổi học hỏi kinh nghiệm chuyên môn của các bộ môn ngay trong quá trình thiết kế
Hình 1.3 - Mô hình sản xuất theo hình thức tổng hợp các bộ môn
Tuy có nhiều ưu điểm hơn so với mô hình chuyên môn hóa nhưng đây vẫn chưa phải là mô hình tối ưu, chưa đáp ứng được tất cả các đòi hỏi của các thể loại
và quy mô dự án
1.4.3.3 Mô hình sản xuất kết hợp chuyên môn hóa và tổng hợp:
Mô hình này áp dụng thích hợp với các công ty lớn
Ấp dụng mô hình này giúp khắc phục những hạn chế nêu ra ở 2 mô hình nói trên Các đơn vị thiết kế tổng hợp có nhiệm vụ thực hiện các dự án vừa và nhỏ (mà
tỷ trọng loại này chiếm từ 50-75% khối lượng công việc) để đáp ứng yêu cầu của đại da số các chủ đầu tư Với những dự án lớn có yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật cao thì
sử dụng các đơn vị chuyên ngành để thực hiện Tùy điều kiện cụ thể của từng nơi
mà quy mô nhân lực của các dơn vị chuyên ngành ít nhiều khác nhau
Trang 24* Mô hình sản xuất theo sơ đồ đầu mối
Phạm vi áp dụng dạng mô hình này thường áp dụng ở các công ty tư vấn trực thuộc các hội nghề nghiệp Sơ đồ mô hình như sau:
Hình 1.4 - Mô hình sản xuất theo sơ đồ đầu mối
Đặc điểm của mô hình này là:
- Bộ máy quản lý hết sức gọn gàng, khoảng từ 4-6 người, chi phí hành chính nhỏ Sản lượng thực hiện có thể lớn do cơ chế kinh tế 'thoáng', thủ tục thanh toán đơn giản, nhanh chóng
- Việc tư vấn do các cộng tác viên khai thác được mang danh nghĩa công ty
để triển khai thực hiện Lực lượng kỹ thuật kiểm tra hồ sơ phần lớn do các chuyên gia uy tín bên ngoài công ty đảm nhận
- Công ty không quản lý được cộng tác viên nên dễ lúng túng khi phải sửa đổi, bổ sung hồ sơ hoặc xử lý các sự cố xảy ra
- Khó nhận được các dự án lớn, quan trọng, gặp khó khăn trong quá trình triển khai xây dựng
- Lợi nhuận và tích lũy không cao, ít có điều kiện đào tạo nâng cao trình độ cho nhân viên
Trang 25* Mụ hỡnh sản xuất theo sơ đồ một chuyờn ngành:
bộ phận thiết kế,
kiến trúc
bộ phận hợp đồng
bộ phận
kế toán
chuyên gia & cộng tác viên giám đốc
kỹ thuật
Hỡnh 1.5 - Mụ hỡnh sản xuất theo sơ một chuyờn ngành
Phạm vi ỏp dụng mụ hỡnh này thớch hợp với dạng văn phũng kiến trỳc hay cụng ty tư nhõn Đặc điểm của mụ hỡnh này là:
- Bộ mỏy tổ chức gọn nhẹ
- Thuờ chuyờn gia cỏc bộ mụn kỹ thuật chuyờn ngành bờn ngoài để thực hiện
dự ỏn Nhõn viờn cú trỡnh độ chuyờn mụn tốt, được trả lương cao
- Chỉ cú một tổ chức nhỏ làm đầu mối cụng việc giao dịch và chịu trỏch nhiệm phỏp nhõn, từ đú thuờ lại cỏc cỏ nhõn bờn ngoài để thực hiờn cụng việc
- Khụng chủ động về nhõn lực trong việc triển khai cụng việc và xử lý những phỏt sinh
- Khú cú điều kiện thực hiện cỏc dự ỏn lớn, phức tạp về kỹ thuật
- Khụng cú tớch lũy hoặc tớch lũy rất nhỏ khụng đỏng kể để tăng trưởng và dành cho đào tạo
1.5 Năng lực tư vấn xõy dựng:
1.5.1 Khỏi niệm:
Năng lực tư vấn xõy dựng của một doanh nghiệp là tập hợp cỏc tiờu chớ phản ỏnh khả năng, quy mụ, phạm vi của đơn vị trong lĩnh vực tư vấn xõy dựng
Trang 261.5.2 Những tiêu chí đánh giá năng lực tư vấn:
Theo quan điểm của tác giả Vũ Trọng Lâm nêu ra trong chương 2 "Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế" (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006) và ý kiến nhiều chuyên gia khác trong ngành, năng lực tư vấn của một doanh nghiệp được thể hiện qua một số tiêu chí cơ bản sau:
6) Cơ hội phát triển;
Một công ty TVXD muốn tồn tại và phát triển cần phải hội đủ các tiêu chí sau:
- Giỏi về nghiệp vụ chuyên môn;
- Có năng lực làm việc tốt với chủ đầu tư;
- Hoạt động có hiệu quả
Các tiêu chí trên thể hiện rõ ràng những đòi hỏi về trình độ nghề nghiệp, kinh nghiệm, kỹ năng và hiểu biết cần thiết đối với một tổ chức tư vấn xây dựng Toàn
bộ những điểm trên gắn kết chặt chẽ với nhau như một chuỗi mắt xích phản ánh một cách đồng bộ năng lực của một công ty tư vấn
Trang 271.5.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực tư vấn:
sẽ tạo được nguồn nhân lực giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, có năng lực làm việc tốt với chủ đầu tư và các đối tác
- Việc lựa chọn xây dựng doanh nghiệp theo mô hình nào, cơ cấu tổ chức ra sao, ảnh hưởng rất lớn đến năng lực tư vấn của đơn vị, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
- Ngoài ra việc xây dựng thương hiệu, tạo sự tín nhiệm, tạo hình ảnh tốt và quảng bá rộng rãi tới các chủ đầu tư cũng ảnh hưởng rất nhiều đến năng lực tư vấn của đơn vị
1.5.3.2 Nhân tố khách quan:
- Cơ chế chính sách của Nhà nước, của địa phương, nơi doanh nghiệp hoatj động chủ yếu
- Tình hình phát triển kinh tế xã hội, xay dựng cơ sở hạ tầng của địa phương
và của khu vực Đây cũng chính là cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp nói
chung và đơn vị tư vấn xây dựng nói riêng
1.5.4 Phương hướng nghiên cứu nhằm nâng cao năng lực tư vấn:
Để đạt được những mục đích đề ra, phương pháp nghiên cứu được tiến hành như sau:
Trang 28nâng cao năng lực công tác tư vấn của doanh nghiệp
nghiên cứu tài liệu
- các quy định chính sách hiện hành
- các tài liệu về quản lý xây dựng
- các nghiên cứu trước đó có liên
quan đến vấn đề tư vấn
- các số liệu về hoạt động sxkd của
doanh nghiệp trong thời gian qua
- các công ty tư vấn xây dựng trong cả nước
- các ban quản lý dự án
- các cơ quan hoạch định chính sách
điều tra thực tế
phân tích và đánh giá
- phân tích đánh giá hoạt động tư vấn nước ta hiện nay
- phân tích đánh giá hoạt động tư vấn của doanh nghiệp
xác định tiêu chí và mục tiêu đối với doanh nghiệp -xác định các tiêu chí cần đạt được về chuyên môn và nghiệp vụ
- xác định mục tiêu, chương trình, kế hoạch tổ chức, đào tạo
đề xuất và khuyến nghị đối với doanh nghiệp
- các chính sách đối với tư vấn xây dựng
- các cách thức quản lý tiên tiến
Hỡnh 1.6 - Sơ đồ phương hướng nghiờn cứu nõng cao năng lực tư vấn
Trang 291.5.5 Thực trạng năng lực tư vấn của các tổ chưc TVXD Việt nam:
Cả nước ta hiện có khoảng 1200 tổ chức tư vấn, việc quản lý các tổ chức này dựa trên cơ sở pháp luật và các quy định của Nhà nước , đồng thời mỗi doanh nghiệp tự qunr lý, không có cấp quản lý trung gian, vì lao động tư vấn chủ yếu là tư duy sáng tạo của từng cá nhân Thực trạng năng lực tư vấn của các tổ chức này có thể khái quát như sau:
1.5.5.1 Năng lực chuyên môn:
Trình độ chuyên môn, kỹ năng, và kinh nghiệm là những yếu tố hết sức quan trọng để đánh giá năng lực nhà tư vấn Chất lượng sản phẩm dịch vụ tư vấn phụ thuộc vào chính những yếu tố này Những nội dung chủ yếu đánh giá năng lực chuyên môn bao gồm: Khả năng thực hiện các loại hình dịch vụ tư vấn, khả năng nắm vững dây chuyền công nghệ, ứng dụng công nghệ và vật liệu mới, trình độ và kinh nghiệm của nhà tư vấn, nắm bắt thông lệ quốc tế và trình độ ngoại ngữ
* Các loại hình dịch vụ tư vấn:
Trong những năm của nền kinh tế bao cấp, khái niệm về dịch vụ tư vấn hầu như chỉ gói gọn trong công tác thiết kế và khảo sát Điều này cũng phù hợp với cơ chế quản lý và chỉ đạo tập trung của nền kinh tế lúc bấy giờ Những năm gần đây, cùng với việc chuyển đổi sang cơ chế thị trường, nhu cầu về hội nhập và mở cửa cùng với sự thâm nhập của các công ty tư vấn nước ngoài, nhà thầu quốc tế, cũng đặt ra những yêu cầu và phương thức mới trong việc thực hiện các dự án đầu tư xây dựng Trong bối cảnh như vậy, các loại hình về dịch vụ tư vấn đã dần được phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu tư vấn kỹ thuật, kinh tế, pháp lý của chủ đầu tư và của các cơ quan quản lý xây dựng (thể hiện trong bảng 1-1)
Hoạt động của các tổ chức tư vấn của nước ta chủ yếu là các dịch vụ 'truyền thống" như công tác khảo sát, thiết kế, lập dự toán, Những công việc này hiện vẫn
là thế mạnh và được thực hiện tốt Tuy nhiên, trong những hạng mục nói trên, có những nội dung đòi hỏi nhà tư vấn phải mở rộng hiểu biết, cập nhật kiến thức mới đạt yêu cầu
Nhìn tổng thể các dịch vụ tư vấn hiện nay ngày càng đa dạng và có xu hướng tiệm cận với bối cảnh quốc tế Tuy nhiên đó là xét trên khía cạnh hình thức, danh mục công việc, còn về nội dung và chất lượng của các dịch vụ này còn có nhiều vấn
đề ffangs quan tâm
Trang 30Bảng 1-1: Số liệu về cung cấp dịch vụ thiết kế, tư vấn xây dựng
v ấn cung cấp
* Tư vấn chuẩn bị dự án
- Lập quy hoạch tổng thể, sơ đồ phát triển 82.61%
* Tư vấn thực hiện dự án
- Thẩm tra thiết kế, tổng dự toán và dự toán 78.26%
- Lập hồ sơ mời thầu, phân tích đánh giá hồ sơ dự
(Nguồn: Hiệp hội Tư vấn Xây dựng Việt nam)
Các dịch vụ tư vấn khác nhau sẽ có những yêu cầu chuyên môn tương đối khác nhau Trong khi công tác tư vấn thiết kế, thẩm tra rất cần đến kiến thức chuyên môn sâu thì các công việc khác như giám sat, quản lý dự án, lại đòi hỏi rất nhiều đến kiến thức quản lý, khả năng nhanh nhạy, kinh nghiệm lâu năm và nắm bắt các văn bản pháp quy
Hiện tại ở Việt Nam, các chuyên gia tư vấn ít được đào tạo về kỹ năng quản
lý nhưng lại thường không được chú trọng và chưa thực hiện tốt vấn đề đào tạo này
Qua nghiên cứu tìm hiểu thấy rằng, tư vấn xây dựng Việt nam còn nhiều điểm yếu kém , cụ thể:
Trang 31- Trong giai đoạn chuẩn bị dự án:
+ Cơ sở dự liệu về thông tin công nghệ, vật liệu mới thiếu tính cập nhật, dặc biệt là các lĩnh vực liên quan đến thiết bị và công nghệ đặc biệt
+ Thiếu tổng hợp, bao quát và đồng bộ tính phản biện nhất là phân tích khi lập dự án đầu tư
+ Yếu kém trong các khâu về hợp đồng, đơn giá, định mức lao động, tính toán tài chính dự án, đánh giá tác động môi trường,
- Trong giai đoạn thiết kế kỹ thuật - Thiết kế bản vẽ thi công:
+ Thiếu tính đồng nhất về hình thức và nội dung Hồ sơ thiết kế kỹ thuật chưa đầy dủ và không rõ ràng
+ Việc phân tích, so sánh kinh tế, kỹ thuật còn mang đậm tính hình thức, đặc biệt là thiếu các chuẩn mực khi so sánh
- Trong giai đoạn đấu thầu và thi công xây dựng:
+ Tư vấn đấu thầu còn mang nặng tính hình thức, chưa phát huy hết hiệu quả của công tác này
+ Giám sát thi công chưa bao quát được các vấn đề
* Trình độ kinh nghiệm của các nhà tư vấn:
Trình độ chuyên môn, kỹ năng và kinh nghiệm là những yếu tố hết sức quan trọng để đánh giá năng lực của nhà tư vấn Chất lượng sản phẩm dịch vụ tư vấn phụ thuộc vào chính những yếu tố này Nhìn từ góc độ bằng cấp, hiện nay trình độ chuyên môn của tư vấn xây dựng Việt Nam là tương đối cao Tỷ lệ trung bình nhân viên kỹ thuật có trình độ đại học là 72%, trình độ trung cấp là 26% Tuy nhiên, đa phần tập trung làm việc tại các thành phố lớn So sánh giữa trung ương là 78% và địa phương là 52% (Xem bảng 1.2)
Trang 32Bảng 1-2: Số liệu về trình độ chuyên môn của các tổ chức tư vấn xây dựng
T ỷ lệ cán bộ trình
độ
Toàn qu ốc T ại Hà Nội, TP
H ồ Chí Minh Các địa phương khác
nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN”)
Tỷ lệ kiến trúc sư và kỹ sư cao cấp hiện nay chỉ chiếm 2.5%, kỹ sư chính chiếm 19.5% Các kiến trúc sư, kỹ sư ở độ tuổi 22-40 tuổi chiếm 51% tổng số lượng tư vấn Cán bộ tư vấn ở độ tuổi 51-60 chiếm 16% và nhiều cán bộ tư vấn ở độ tuổi này
là những người có năng lực và kinh nghiệm
tư, khả năng thu hồi vốn, các quy chuẩn, quy phạm kỹ thuật đối với các lĩnh vực mới, hiện đại, phức tạp Nguyên nhân là do cán bộ của ta chưa được đào tạo và tiếp xúc với các loại hình công việc đó, phần khác là do các tổ chức tư vấn xây dựng chưa có đầy đủ cơ sở dữ liệu, thông tin cần thiết,
* Trình độ ngoại ngữ:
Theo kết quả điều tra,các hãng nước ngoài khi làm việc với các nhà chuyên môn về kỹ thuật quản lý của tư vấn Việt Nam là những người không có khả năng sử dụng ngoại ngữ, còn những nhân viên có khả năng sử dụng ngoại ngữ thì thường
Trang 33không có quyền quyết định hoặc hạn chế về kỹ thuật Khâu phiên dịch các cuộc trao dổi về kỹ thuật có khi bị hiểu lệch lạc và quá trình đưa ra quyết định cũng bị chậm lại
Trình độ tiếng Anh so với các nước khác trong khu vực đang ở mức trung bình yếu Hiện nay mới chỉ có 11% cán bộ tư vấn có thể sử dụng thông thạo tiếng Anh, 1% tiếng Pháp, 7% tiếng Nga và 1% các ngôn ngữ khác Theo ttuwngf độ tuổi các tỷ lệ này rất khác nhau.(Xem bảng 1.3)
Bảng 1-3: Số liệu về trình độ ngoại ngữ của các cán bộ tư vấn xây dựng
nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN”)
* Đánh giá chung:
Qua những nội dung đã trình bày trên, có thể đi đến nhận xét về mặt năng lực
tư vấn xây dựng của các tổ chức tư vấn Việt Nam như sau:
- Tư vấn xây dựng Việt Nam đã phát triển và bao quát toàn bộ loại hình công việc trong các giai đoạn của dự án Công tác nghiên cứu chuyển giao công nghệ vẫn
bị coi là thứ yếu và chưa được quan tâm thích đáng
- Các tổ chức tư vấn đã xây dựng được hệ thống quản lý chất lượng của mình với những mức độ khác nhau: 86% tổ chức tư vấn có một bộ phận riêng biệt (như Phòng kỹ thuật) để kiểm tra quản lý đánh giá chất lượng (chủ yếu ở các tổ chức tư vấn vừa và nhỏ); 11% tổ chức tư vấn phân cấp ủy quyền quản lý chất lượng cho cán
bộ quản lý chất lượng cấp dưới hay các Chủ nhiệm bộ môn kết hợp với cá nhân lãnh đạo được phân công cùng chịu trách nhiệm
Trang 341.5.5.2 Quản lý nguồn nhân lực:
Các tổ chức tư vấn Nhà nước đã tiến hành đánh giá phân loại nhân viên hang năm để định hướng công tác cán bộ Tỷ lệ các đơn vị áp dụng phương pháp này được thể hiện qua các hình thức sau (Xem bảng 1.4)
Bảng 1-4: Số liệu về phương pháp quy hoạch cán bộ
Phương pháp quy hoạch cán bộ T ỷ lệ các tổ chức áp dụng (%)
Để họ tự trưởng thành và khi cần thì đề bạt 12
(Nguồn: Hiệp hội Tư vấn Xây dựng Việt nam)
Yếu tố đạo đức nghề nghiệp chỉ được 9% tổ chức hay doanh nghiệp đưa vào xem xét, tương tự khả năng độc lập tìm tòi, vươn lên tự làm chủ công việc của nhân viên còn bị xem nhẹ Trong khi đó, đối với nhân viên của tư vấn quốc tế, những yếu tố này được đánh giá rất cao
Xem xét tỷ lệ cơ cấu hợp lý giữa các bộ môn chuyên môn trong một tổ chức hay doanh nghiệp tư vấn cũng là một trong những yếu tố trong khâu qaunr lý Trong các tổ chức tư vấn xây dựng ở Việt Nam đang có sự mất cân dối về tỷ trọng giữa các bộ môn
Về trả công lao động, các tổ chức doanh nghiệp thường có nhiều quan điểm, mục tiêu khác nhau khi lựa chọn hình thức trả lương Các tổ chức tư vấn xây dựng quốc doanh trả lương theo sản phẩm chiếm 83% còn trả lương theo lượng thời gian chiếm 17%
1.5.5.3 Quản lý và ứng dụng công nghệ thông tin và xây dựng cơ sở vật chất:
Công nghệ thông tin đã đem lại nhiều hiệu quả to lớn trong công tác nghiên cứu, tư vấn,thiết kế Với sự trợ giúp của máy tính, tốc độ thực hiện các dự án được tăng lên, tính toán được chuẩn hơn, mức độ tự động hóa cao hơn và trình bày thể hiện cũng đẹp hơn
Do khả năng tích lũy của các tổ chức tư vấn xây dựng Việt Nam còn thấp nên việc đầu tư cho xây dựng, cải tạo nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật còn rất hạn
Trang 35chế và bị động Theo số liệu thống kê tư vấn địa phương bình quân 2 người/1 máy tính để bàn Các phần mềm đa phần không có bản quyền Số lượng các tổ chức tư vấn có mạng nội bộ và xây dựng được websitte chiếm tỷ lệ khoảng 30% số tư vấn khảo sát Các phòng thí nghiệm có chứng nhận đủ tiêu chuẩn còn rất khiêm tốn, chủ yếu ở các đơn vị tư vấn lớn trực thuộc các bộ ngành, thiết bị lạc hậu, không đồng
bộ Đa số các tổ chức tư vấn hiện nay không có kinh phí để dặt mua các tạo chí, tài liệu thông tin khoa học của nước ngoài,
Theo số liệu thu thập, diện tích làm việc trung bình của nhân viên là dưới 3m2/người đối với các đơn vị tư vấn trung ương và dưới 4m2/người đối với tư vấn địa phương, trừ các tổ chức tư vấn liên doanh có mức độ cao hơn
Hầu hết các tổ chức tư vấn xây dựng Việt Nam chưa lập được kế hoạch dài hạn cho việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị kỹ thuật Cán bộ quản lý còn thiếu nhiều thông tin, thiếu hiểu biết về tính năng kỹ thuật của các thiết bị cần mua sắm dẫn đến đầu tư chưa hiệu quả Lãnh đạo quản lý doanh nghiệp chưa xác định lựa chọ danh mục trước mắt cần tập trung ưu tiên, chưa tận dụng mọi nguồn lực để tăng cường đầu tư cho cơ sở vật chất thiết bị
Kết luận chương 1:
Qua nghiên cứu tổng quan ở Chương 1 cho thấy tính đa dạng của các loại hình dịch vụ tư vấn xây dựng ở nước ta hiện nay Chương 1 cũng dã tổng kết được các loại hình hoạt động và quy trình hoạt động của các tổ chức tư vấn xây dựng trong nước và quốc tế Từ đó đưa ra cơ sở lý luận của việc đánh giá năng lực tư vấn xây dựng Năng lực tư vấn xây dựng của một đơn vị là tập hợp các tiêu chí phản ánh khả năng, quy mô, phạm vi hoạt động của đơn vị đó trong lĩnh vực tư vấn xây dựng Năng lực tư vấn thể hiện ở trình độ nghề nghiệp, kinh nghiệm và những kỹ năng, hiểu biết khác cần thiết đối với một tổ chức tư vấn xây dựng Đặc biệt thấy rõ các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến năng lực tư vấn của một tổ chức tư vấn xay dựng, từ đó giúp đề ra được phương hướng, kế hoạch cho việc nâng cao năng lực đối với các tổ chức tư vấn xây dựng đó Bên cạnh đó, những nghiên cứu ở chương 1 cũng chỉ rõ được thực trạng năng lực tư vấn của các tổ chức tư vấn ở Việt Nam hiện nay nói chung
Trang 36
CHƯƠNG II PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NĂNG LỰC TƯ VẤN CỦA TỔNG CÔNG TY
CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG THỦY LỢI VIỆT NAM
2.1 Giới thiệu khái quát về Tổng công ty tư vấn xây dựng Thủy lợi Việt Nam (HEC)
Tên viết tắt: HEC CORP
Địa chỉ: Số 2, ngõ 95, phố Chùa Bộc, phường Trung Liệt, quận Đống Đa, Thành phố
GCNĐKKD: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với mã số doanh nghiệp:
0100103175 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 21 tháng 4 năm 2011
Đại diện: ông Nguyễn Ngọc Lâm
Chức vụ: Tổng giám đốc
* Giới thiệu chung:
Tổng công ty Tư vấn xây dựng thuỷ lợi Việt Nam–CTCP (HEC), tiền thân là Phòng thiết kế đo đạc thuộc Nha Thủy lợi Bộ Giao thông Công chính, được thành lập ngày 06 tháng 4 năm 1955 Thực hiện Quyết định số 3075/QĐ-BNN-ĐMDN ngày 15 tháng 10 năm 2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, HEC đã chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần HEC là doanh nghiệp tư vấn khảo sát thiết kế hàng đầu trong lĩnh vực phát triển thuỷ lợi ở Việt Nam, nơi quy tụ được một đội ngũ lớn các chuyên gia có kinh nghiệm, trình độ kỹ thuật cao và chuyên sâu trong ngành thủy lợi
Trang 37Trải qua hơn nửa thế kỷ xây dựng và phát triển, HEC đã khảo sát thiết kế trên 800 công trình thuỷ lợi vừa và lớn góp phần đáng kể vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Thương hiệu HEC đã trở nên quen thuộc với các chủ đầu tư, nhà điều hành và các nhà thầu hoạt động trong lĩnh xây dựng các công trình thủy lợi Điều này được thể hiện qua sự hiện diện của đội ngũ chuyên gia HEC
ở hầu hết các công trình thủy lợi, các dự án trọng điểm của nhà nước như: Hồ chứa nước Tân Giang, Hồ chứa nước Cam Ranh, Hồ chứa nước Cửa Đạt, trạm bơm Tân chi, Cống Liêm Mạc, Đê Hà Nội,…
Ngoài ra HEC còn khảo sát thiết kế nhiều dự án thuỷ lợi, thuỷ điện ở Lào, Campuchia và gửi chuyên gia sang làm việc ở các nước Châu Phi, Lào.Thông qua việc hợp tác với các đối tác có tên tuổi trên thế giới như: NIPPON KOE, BCEOM, LUIS BERGER, WB, ADB,…HEC đã dần tiếp cận được các công nghệ tiên tiến và hiện đại của thế giới
Với kiến thức chuyên sâu, quy trình và trang thiết bị hiện đại HEC luôn tin tưởng vào khả năng đáp ứng yêu cầu của khách hàng về chất lượng dịch vụ tư vấn
Với định hướng phát triển của HEC trong lĩnh vực thủy lợi, HEC đã chủ động xây dựng mục tiêu phát triển nhằm đáp ứng hiệu quả nhất yêu cầu ngày càng cao của khách hàng và phấn đấu trở thành một doanh nghiệp tư vấn tầm cỡ trong khu vực và thế giới HEC khẳng định một cách chắc chắn rằng tất cả sản phẩm do HEC cung cấp cho khách hàng đều đạt chỉ tiêu chất lượng đã đề ra với phương châm: “Chất lượng sản phẩm là mục tiêu hàng đầu và là thách thức lớn nhất đối với Tổng công ty Tư vấn xây dựng thủy lợi Việt Nam-CTCP”
* Sự phát triển của HEC qua các thời kỳ:
Năm 1955, sau khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, hoà bình lập lại trên miền Bắc, sự nghiệp khôi phục và chuẩn bị phát triển thuỷ lợi trên quy mô rộng lớn đã bắt đầu kể từ ngày 06-4-1955 khi Chính phủ lập Nha Thuỷ lợi thuộc Bộ Giao thông công chính và tiếp đó ngày 09-9-1955 Bộ Thuỷ lợi và Kiến trúc ra đời Trong thời cơ lịch sử đó, Cục Thiết kế Thuỷ lợi được thành lập theo Nghị định số 922TTg ngày 09-6-1956 do Phó Thủ tướng Phan Kế Toại ký bổ nhiệm
kỹ sư Trần Ngọc Hậu làm Giám đốc và kỹ sư Đào Trọng Kim làm Phó Giám đốc, đánh dấu một thời kỳ phát triển mới của công tác Khảo sát và Thiết kế Thuỷ lợi Một số các công trình thuỷ lợi từ vừa, nhỏ đến lớn như các hồ Cấm Sơn, Núi Cốc…; các hệ thống trạm bơm ở Bắc Nam Hà; Bắc, Nam Thái Bình… được xây dựng Thành quả thuỷ lợi trong những năm này đã tạo cơ sở cho ổn định sản xuất
vụ mùa, mở ra vụ Chiêm – Xuân còn hạn hẹp, bấp bênh trở thành vụ sản xuất chính
có năng suất cao, nhờ có thuỷ lợi cùng các biện pháp nông nghiệp đã tạo ra những cánh đồng 5 tấn trên diện rộng từ đồng bằng đến trung du, miền núi
Trang 38Kể từ khi thành lập ngành thuỷ lợi trong Bộ Giao thông Công chính 1955), qua các giai đoạn của Bộ Thuỷ lợi Điện lực , Bộ Thuỷ lợi - Kiến trúc đến Bộ Thuỷ lợi (1958-1995), rồi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mặc dù tổ chức
(1945-có thay đổi, tên gọi (1945-có khác nhau nhưng bất kỳ ở đâu và trong thời gian nào, các nhiệm vụ thuỷ lợi vẫn luôn được toàn thể người lao động HEC phấn đấu phát triển
vì mục tiêu hiện đại hóa ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, xóa đói giảm
nghèo, vì sự phát triển bền vững của đất nước
Các mốc lịch sử quan trọng của HEC:
06-04-1955: Phòng thiết kế đo đạc, tiền thân của HEC, thuộc Nha thủy lợi,
Bộ Giao thông công chính (được thành lập theo Nghị định số 507-TTg của Hội đồng chính phủ)
09-06-1956: Cục Thiết kế thuỷ lợi, sau đó gọi là Cục Khảo sát thiết kế thuỷ lợi (được thành lập theo Nghị định số 922TTg do Phó Thủ tướng Phan Kế Toại ký)
12-08-1961: Viện Thiết kế thuỷ lợi -Thuỷ điện (chuyển từ Cục Khảo sát thiết
kế thành Viện theo Quyết định số 632 do Thứ trưởng Bộ Thuỷ lợi và Điện lực Trần Quý Kiên ký)
20-07-1976: Viện Khảo sát thiết kế thuỷ lợi (nhập Đoàn Khảo sát thủy lợi và các đoàn khảo sát thiết kế thủy lợi Trung Trung bộ và Nam bộ vào Viện Thiết kế thủy lợi-Thủy điện theo QĐ số 1015 QĐ/TL của Bộ Thuỷ lợi)
30-10-1989: Viện Khảo sát thiết kế thuỷ lợi Quốc gia (Quyết định số 460QĐ/TC của Bộ Thuỷ lợi)
20-02-1993: Công ty Khảo sát Thiết kế Thuỷ lợi I (Quyết định số 66QĐ/TCCB-LĐ của Bộ Thuỷ lợi)
06-09-1995: Công ty Tư vấn xây dựng Thuỷ lợi I (Quyết định số 79QĐ/TCCB của Bộ Thuỷ lợi về việc đổi tên Công ty khảo sát thiết kế thủy lợi I thành Công ty Tư vấn xây dựng thủy lợi I)
19-06-2007: Công ty Tư vấn xây dựng thủy lợi Việt Nam (Quyết định số 1769/QĐ-BNN-ĐMDN về việc chuyển Công ty Tư vấn xây dựng thủy lợi I sang tổ chức và hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con)
15-10-2007: Tổng công ty cổ phần Tư vấn xây dựng thủy lợi Việt Nam (Quyết định số 3075/QĐ-BNN-ĐMDN về việc phê duyệt phương án cổ phần hóa công ty mẹ: Công ty Tư vấn xây dựng thủy lợi Việt Nam)
Trang 3926-04-2008: Đại hội đồng cổ đông thành lập đã được tổ chức thành công và thông qua bản Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Tư vấn xây dựng thủy lợi Việt Nam-CTCP
09-06-2008: Tổng công ty Tư vấn xây dựng thủy lợi Việt Nam-CTCP (Quyết định số 1703/QĐ-BNN-ĐMDN về việc điều chỉnh tên gọi Tổng công ty cổ phần Tư vấn xây dựng thủy lợi Việt Nam thành Tổng công ty Tư vấn xây dựng thủy lợi Việt Nam-CTCP)
* Lĩnh vực hoạt động của HEC:
Lĩnh vực Hoạt động kinh doanh của HEC rất đa dạng, bao gồm nhiều lĩnh vực như: Lập dự án đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi, thủy điện; khảo sát địa hình, địa chất, địa chất thủy văn; thiết kế, thi công xây lắp, sử lý nền,…Trong bất kỳ lĩnh vực nào, HEC luôn lấy khẩu hiệu “Chất lượng sản phẩm là mục tiêu hàng đầu và là thách thức lớn nhất đối với Tổng công ty Tư vấn xây dựng thủy lợi Việt Nam-CTCP” làm kim chỉ nam trong hoạt động kinh doanh của mình HEC luôn nỗ lực và phấn đấu để tạo được “thế” và “lực” nhằm đưa HEC lên một vị thế mới, một tầm cao mới trong tương lai Kế thừa kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực thủy lợi, thủy điện, năng lực chuyên nghiệp và chuyên gia, HEC cam kết sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn tốt nhất trong các lĩnh vực kinh doanh của HEC bao gồm:
• Ngành môi trường nước – cấp thoát nước: Thiết kế cấp thoát nước và xử lý chất thải công trình xây dựng;
• Kinh doanh khách sạn, cho thuê bất động sản, văn phòng;
• In đồ án thiết kế, các tài liệu chuyên môn nghiệp vụ, tạp chí, sách báo theo quy định và giấy phép của cơ quan có thẩm quyền; Xuất nhập khẩu, làm đại
lý, dịch vụ, thương mại máy móc, thiết bị, vật tư in ấn và tư vấn về in;
• Thí nghiệm đất, đá, nước, nền, móng, vật liệu, kết cấu xây dựng phục vụ thiết kế, kểim tra chất lượng công trình, kiểm định chất lượng xây dựng, xác định nguyên nhân sự cố công trình;
• Xây dựng thực nghiệm các công trình thuộc đề tài nghiên cứu chuyển giao công nghệ: khoan, phụt, xử lý nền và thân công trình, sửa chữa xe, máy chuyên dùng và gia công cơ khí;
• Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, các dự án thủy lợi, thủy điện;
• Chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học-kỹ thuật, công nghệ mới vào thiết
kế công trình thủy lợi, thủy điện;
• Quản lý dự án, đầu tư và xây dựng công trình;
• Tham gia đào tạo bồi dưỡng các chức danh tư vấn xây dựng;
• Thẩm đinh dự án đầu tư, thẩm định thiết kế, thẩm định dự toán công trình (hoạt động theo chứng chỉ hành nghề);
Trang 40• Tư vấn về lập dự án đầu tư, thiết kế, đấu thầu và hợp đồng kinh tế trong xây dựng;
• Giám sát thi công xây dựng công trình thủy lợi, thủy điện lĩnh vực chuyên môn giám sát: Xây dựng và hoàn thiện, lắp đặt thiết bị;
• Giám sát thi công xây dựng công trình: lĩnh vực chuyên môn khảo sát địa chất, khảo sát trắc địa, khảo sát địa chất thủy văn;
• Khảo sát xây dựng các công trình bao gồm: khảo sát địa chất công trình, địa chất thủy văn,khảo sát trắc địa, khảo sát địa vật lý, khảo sát thủy văn, môi trường;
• Thiết kế bao gồm:
o Thiết kế công trình thủy lợi, thủy điện;
o Thiết kế hệ thống điện công trình thủy lợi, thủy điện;
o Thiết kê công trình đường dây và trạm biến áp đến 110 KV;
o Thiết kế lắp đặt thiết bị, công nghệ cơ khí công trình thủy lợi, thủy điện;
o Thiết kế cơ khí công trình thủy lợi, thủy điện;
o Thiết kế kiến trúc các công trình xây dựng;
• Lập dự án đầu tư quy hoạch xây dựng thủy lợi, thủy điện, lập tổng dự toán
công trình xây dựng (hoạt động theo chứng chỉ hành nghề);
Một số hình ảnh về Tổng công ty
Hình 2.1 - Phòng họp của Tổng công ty - Họp hợp tác với Tập đoàn Saman Hàn
Quốc