Bíquyếtthànhcôngcủa công tácchủnhiệmlớp Thực chất của xây dựng lớp tự quản là quá trình từng bước chuyển hóa tâm huyết, nhiệt tình của thầy cô thành ý thức tự quản tự giác đầy trách nhiệm và thích thú của trò, tức cũng là biến lớp học của những cá nhân học sinh thành một tập thể học sinh biết tự quản dưới sự lãnh đạo của giáo viên chủnhiệm (GVCN) lớp. GVCN phải lấy học sinh làm trung tâm trong các hoạt động để giáo dục ý thức tự giác của các em (ảnh minh họa). Ảnh: H.Triều Vì sao phải xây dựng lớp tự quản? Đáp ứng mục tiêu đào tạo thời mở cửa Nếu các giáo viên bộ môn có nhiệm vụ thông qua dạy chữ để dạy người, thì ngược lại GVCN lại thông qua việc dạy các em làm người tốt để học chữ tốt. Chúng ta thừa biết con người làm chủ tương lai của thế kỷ 21 trong sự hòa nhập với cộng đồng thế giới không thể là con người thụ động, ngoan ngoãn giản đơn, chỉ biết vâng lời rập khuôn một cách máy móc, mà thực sự phải là con người biết làm chủ mình, ra lệnh cho mình, làm theo ý mình sao cho nhanh nhạy, chủ động, phù hợp nhất với lợi ích cộng đồng. Một lớp người tương lai như vậy sẽ không thể hình thành nếu chúng ta không biết tạo ra cơ hội để nó được tập dượt, rèn luyện tính tự giác tự quản, tự năng động, tự sáng tạo ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường phổ thông cơ sở. 2. Thỏa mãn việc thực hiện có hiệu quả phương pháp giáo dục tích cực, lấy học trò làm trung tâm Trong chuyên môn chúng ta đang sôi nổi thực hiện phong trào này, không lẽ trong công tácchủnhiệm chúng ta lại để tồn tại mãi cách giáo dục thụ động, máy móc - thầy là trung tâm của tất cả, còn học trò cứ mãi mãi thụ động. Phải đổi mới, phải thực sự lấy học trò làm trung tâm, không chỉ trong chuyên môn, mà cả trong công tácchủ nhiệm. Phải biến quá trình giáo dục thành tự giáo dục, tự ý thức, tự quản lấy chính mình, tổ mình, lớp mình. Chỉ có như thế nhân cách học sinh mới được xác lập bền vững. Chất lượng giáo dục con người của chúng ta mới không bị tụt hậu, mới thỏa mãn được những đòi hỏi ngày càng cao của cuộc sống hiện đại. 3. Xây dựng lớp tự quản sẽ tìm ra đáp số bài toán phức tạp Làm thế nào tiêu tốn thời gian không nhiều mà lớpchủnhiệm vẫn đạt chất lượng toàn diện, bền vững, đích thực. Một thực tế không thể phủ nhận: Hiện nay rất nhiều giáo viên đã phải đầu tư cho công tácchủnhiệm một quĩ thời gian lớn gấp nhiều lần con số 4 tiết/ tuần mà Nhà nước dành cho. Ấy vậy mà kết quả chẳng mấy khi được như ý. Họ băn khoăn, lo ngại không biết lấy thời gian đâu. Trong khi đó thời gian đối với giáo viên bây giờ là vàng ngọc: nào là phải dành cho soạn bài cải tiến phương pháp giảng dạy, làm đồ dùng dạy học; nào là dạy thêm, làm thêm để tự cứu mình trước đồng lương còn khiêm tốn. Để giải quyết mâu thuẫn này, người GVCN chỉ có con đường ngắn nhất là xây dựng thànhcông mô hình lớp tự quản. 4. Thỏa mãn nhu cầu tâm lý của tuổi mới lớn Học trò của chúng ta đang trong lứa tuổi rất ưa hoạt động, ham hiểu biết. Các em không chỉ ước ao khám phá bí mật của thế giới xung quanh, mà còn rất muốn khám phá ra chính mình. Trong mọi hoạt động hàng ngày, không em nào không nảy sinh ý thức muốn tự khẳng định mình và tìm cách hòa mình với tập thể. Các em rất cần tự biết mình là ai. Xây dựng mô hình lớp tự quản không những thỏa mãn được nét tâm lý phổ biến ấy của các em, mà còn giúp các em có cơ hội để nó được nuôi dưỡng, rèn luyện và phát triển theo hướng tích cực. . Bí quyết thành công của công tác chủ nhiệm lớp Thực chất của xây dựng lớp tự quản là quá trình từng bước chuyển hóa tâm huyết, nhiệt tình của thầy cô thành. đầy trách nhiệm và thích thú của trò, tức cũng là biến lớp học của những cá nhân học sinh thành một tập thể học sinh biết tự quản dưới sự lãnh đạo của giáo