Bệnhlýrungnhĩlàmtăng nguy cơtaibiếnmạchmáunão Biểu hiện Rungnhĩ là bệnh mà tâm nhĩco bóp với tần số trên 350 lần/phút (bình thường 60-80 lần/phút) làm cho tâm nhĩco bóp không hiệu quả. Sự co bóp không hiệu quả của tâm nhĩ sẽ làm giảm sự đổ đầy máu vào tâm thất trái (do vậy sẽ làm giảm thể tích tống máu). Tuy nhiên, biểu hiện của bệnh lại không điển hình và bất cứ lứa tuổi nào cũng có thể mắc bệnh. Theo thống kê của Hội Tim mạch Hoa Kỳ, có đến 63% trường hợp rungnhĩ chỉ có biểu hiện hơi thở ngắn, kế đến hồi hộp, chóng mặt, đau ngực hay mệt mỏi. Các triệu chứng trên lại hoàn toàn không phải là những biểu hiệu về bệnh tim mạch. Bệnh thường gặp trên nhóm đối tượng mắc một số bệnhlý như tăng huyết áp, bệnh tim thiếu máu cục bộ, bệnh van tim, bệnhcơ tim, hay đái tháo đường, béo phì, cường giáp . Phát hiện bằng siêu âm và điều trị Siêu âm qua thực quản nhằm phát hiện các cục máu đông trong tâm nhĩ là cách phát hiện bệnh duy nhất hiện nay. Đối với các trường hợp rungnhĩ kịch phát, bệnh thường kéo dài trong 7 ngày và tự khỏi. Còn bệnh nhân rungnhĩ dai dẳng thì phải điều trị chuyển nhịp xoang. Riêng đối với bệnh nhân rungnhĩ thường xuyên thì không có cách nào chấm dứt được tình trạng rung nhĩ. Đối với tình trạng rungnhĩ kịch phát và dai dẳng, cách điều trị phổ biến là “sốc” điện để chuyển nhịp tim theo phác đồ, hay dùng thuốc chống đông và thuốc chống loạn nhịp. Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể được phẫu thuật Maze, phẫu thuật này có kết quả thành công đến 95%, tuy nhiên phải dùng kỹ thuật cao. Tuy nhiên, bệnh nhân thường đến khám khi bệnh đã kéo dài hàng năm, khiến việc điều trị gặp khó khăn, nhiều trường hợp trong số đó phải điều trị bằng phương pháp xâm nhập như phẫu thuật Maze hay đốt nội soi, việc này đòi hỏi kỹ thuật rất cao và chi phí tốn kém. Tuy vậy, bệnhrungnhĩ vẫn có thể phòng ngừa được bằng việc tập thể dục, hay dinh dưỡng đủ chất và phù hợp thể trạng…. . Bệnh lý rung nhĩ làm tăng nguy cơ tai biến mạch máu não Biểu hiện Rung nhĩ là bệnh mà tâm nhĩ co bóp với tần số trên 350. hiệu về bệnh tim mạch. Bệnh thường gặp trên nhóm đối tượng mắc một số bệnh lý như tăng huyết áp, bệnh tim thiếu máu cục bộ, bệnh van tim, bệnh cơ tim,