1. Trang chủ
  2. » Hoá học lớp 10

Giáo trình Luật hành chính và tố tụng hành chính (Giáo trình đào tạo từ xa): Phần 1

20 20 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 300,08 KB

Nội dung

Quy phạm pháp luật hành chính là những quy tắc xử sự chung do các chủ thể có thẩm quyền ban hành ra theo trình tự thủ tục, dưới hình thức nhất định do pháp luật quy định, chuyên điề[r]

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TỪ XA

Chủ biên Nguyễn Văn Quang Nguyễn Thị Bích Ngọc

GIÁO TRÌNH LUẬT HÀNH CHÍNH

VÀ TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH

Vinh - 2011

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TỪ XA

Chủ biên Nguyễn Văn Quang Nguyễn Thị Bích Ngọc

GIÁO TRÌNH LUẬT HÀNH CHÍNH

VÀ TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH

(Giáo trình đào tạo từ xa)

Trang 3

Vinh - 2011

Phân công biên soạn:

- Chủ biên: Nguyễn Văn Quang, Nguyễn Thị Bích Ngọc

- Các tác giả:

Nguyễn Văn Quang: Ch ương 3, Chương 7

Bùi Thị Đào : C hương 5

Nguyễn Thị Bích Ngọc: Chương 1, 2, 6, 8, 13

Nguyễn Thị Hà : Chương 9, 10, 12

Nguyễn Thị Thùy Dung: Chương 4, 11.

Trang 4

MỤC LỤC

PHẦN THỨ NHẤT 6

NHỮNG VẤN ĐỀ KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAM 6

CHƯƠNG 1 6

LUẬT HÀNH CHÍNH VÀ KHOA HỌC LUẬT HÀNH CHÍNH 6

1.Luật hành chính là ngành luật về tổ chức và hoạt động quản lý hành chính nhà nước 6

2 Khoa học Luật hành chính Việt Nam 16

CHƯƠNG 2 18

QUY PHẠM PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH, 18

QUAN HỆ PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH 18

1 Quy phạm pháp luật hành chính 18

2 Quan hệ pháp luật hành chính 25

CH ƯƠNG 3 30

CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN 30

CỦA QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 30

1 Khái niệm và hệ thống các nguyên tắc cơ bản của quản lý hành chính nhà nước 30

2 Các nguyên tắc cơ bản của quản lý hành chính nhà nước 32

CHƯƠNG 4 47

HÌNH THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÍ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 47

1 Hình thức quản lý hành chính nhà nước 47

2 Phương pháp quản lý hành chính nhà nước 51

CHƯƠNG 5 57

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH 57

1 Khái niệm thủ tục hành chính 57

2 Các nguyên tắc xây dựng và thực hiện thủ tục hành chính 60

3 Chủ thể của thủ tục hành chính 64

4 Các loại thủ tục hành chính 66

5 Các giai đoạn của thủ tục hành chính 68

CHƯƠNG 6 71

QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH 71

1 Khái niệm, đặc điểm của quyết định hành chính 71

2 Các loại quyết định hành chính của cơ quan quản lý hành chính nhà nước 72

3 Thẩm quyền đình chỉ, sửa đổi hoặc bãi bỏ đối với quyết định hành chính 76

4 Trình tự xây dựng và ban hành quyết định hành chính - Quyết định quy phạm 78

CHƯƠNG 7 80

VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ TRÁCH NHIỆM HÀNH CHÍNH 80

1 Vi phạm hành chính 80

2 Trách nhiệm hành chính 85

PHẦN THỨ HAI 103

CHỦ THỂ CỦA LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAM 103

CHƯƠNG 8 103

ĐỊA VỊ PHÁP LÝ HÀNH CHÍNH CỦA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 103

1 Những vấn đề chung về cơ quan hành chính nhà nước - chủ thể cơ bản của Luật hành chính 103

2 Địa vị pháp lý hành chính của cơ quan hành chính nhà nước 105

CHƯƠNG 9 123

ĐỊA VỊ PHÁP LÝ HÀNH CHÍNH CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC NHÀ NƯỚC 123

1 Khái niệm cán bộ, công chức, công vụ và những nguyên tắc của chế độ công vụ 123

2 Quy chế pháp lý hành chính của cán bộ, công chức 128

CHƯƠNG 10 135

Trang 5

QUY CHẾ PHÁP LÍ HÀNH CHÍNH CỦA CÁC 135

TỔ CHỨC XÃ HỘI 135

1 Khái niệm và đặc điểm của tổ chức xã hội 135

2 Các loại tổ chức xã hội 137

CHƯƠNG 11 142

QUY CHẾ PHÁP LÝ HÀNH CHÍNH CỦA CÔNG DÂN 142

VIỆT NAM - NGƯỜI NƯỚC NGOÀI 142

1 Quy chế pháp lý hành chính của công dân 142

2 Quy chế pháp lý hành chính của người nước ngoài, người không quốc tịch 146

PHẦN THỨ BA 149

LUẬT TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH VIỆT NAM 149

CHƯƠNG 12 149

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LUẬT TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH VỊÊT NAM 149

1 Khoa học, ngành luật tố tụng hành chính và thẩm quyền xét xử hành chính 149

2 Chủ thể của quan hệ pháp luật tố tụng hành chính 153

CHƯƠNG 13 162

CÁC GIAI ĐOẠN TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH 162

1 Khởi kiện và thụ lý vụ án hành chính 162

2 Giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm 166

3 Xét xử sơ thẩm vụ án hành chính 169

4 Thủ tục phúc thẩm vụ án hành chính 176

5 Giai đoạn đặc biệt của tố tụng hành chính 181

6 Thi hành bản án, quyết định của tòa án 185

TÀI LIỆU THAM KHẢO 188

Trang 6

PHẦN THỨ NHẤT NHỮNG VẤN ĐỀ KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAM

CHƯƠNG 1 LUẬT HÀNH CHÍNH VÀ KHOA HỌC LUẬT HÀNH CHÍNH

1 LUẬT HÀNH CHÍNH LÀ NGÀNH LUẬT VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG QUẢN

LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Hành chính là một thuật ngữ chỉ hoạt động hoặc tiến trình chủ yếu có liên quan tới những biện pháp để thực thi những mục tiêu, nhiệm vụ đã được vạch sẵn Khi có hai người trở lên cùng hợp tác để thực hiện một mục tiêu chung mà một cá nhân không làm được thì ở đó xuất hiện thể thức thô sơ của quản lý nói chung và hành chính là một dạng của sự quản lý đó

Luật hành chính là một ngành luật gắn liền với tổ chức và hoạt động quản lý hành chính nhà nước, điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực hành pháp Do vậy

để hiểu rõ luật hành chính trước hết cần nghiên cứu vấn đề quản lý, quản lý nhà nước

1.1 Quản lý, quản lý nhà nước, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước

1.1.1 Quản lý

Quản lý là hoạt động thực tiễn, đồng thời cũng được xem là một khoa học bởi

vì bản thân nó có tính quy luật, có các nguyên lý và các mối quan hệ tương hỗ khác với các ngành học thuật khác

Quản lý là một loại hoạt động mang tính ý thức, tổ chức cao của con người, là một phạm trù, đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học tự nhiên và xã hội, trong đó có khoa học luật hành chính

Tuy nhiên, mỗi một ngành khoa học lại có một quan niệm cụ thể về quản lý, tùy theo sự nghiên cứu quản lý ở những góc độ khác nhau Có quan điểm cho rằng quản lý

là hành chính, cai trị; Song điều khiển học lại quan niệm “quản lý là điều khiển, chỉ đạo một hệ thống hay một quá trình, căn cứ vào những quy luật, định luật hay nguyên tắc tương ứng để cho hệ thống hay quá trình đó vận động đến một mục đích nhất định theo ý muốn của người điều khiển, chỉ đạo” Như vậy khái niệm của điều khiển học

phù hợp với mọi trường hợp từ các vật hữu sinh, vô sinh cho đến con người, quan niệm này được coi là một trong những cơ sở phương pháp luận chủ yếu về quản lý cho các ngành khoa học khác

Quản lý mà chúng ta nghiên cứu ở đây là loại hoạt động tác động vào các quá trình, các quan hệ xã hội và hành vi ứng xử của con người Hay còn gọi chung là loại hình quản lý xã hội Bên cạnh đó, đối chiếu với thuật ngữ “hành chính” thì đây là một dạng “quản lý” đặc biệt, nó có nghĩa là giúp đỡ, hỗ trợ hay phục vụ và quản lý, hướng dẫn hay cai trị Như vậy hành chính vừa có nghĩa là phục vụ, hỗ trợ lại vừa có nghĩa là quản lý, điều hành

Các Mác cho rằng “Quản lý là một chức năng đặc biệt nảy sinh từ bản chất xã hội của quá trình lao động”, với ý nghĩa như vậy C.Mác khẳng định “Bất kỳ lao động

xã hội hay lao động chung nào mà tiến hành trên một quy mô khá lớn đều yêu cầu phải

có quản lý để điều khiển, điều hòa những hoạt động của cá nhân và thực hiện những chức năng chung…”, ông đã hình dung quản lý như một công việc của một người nhạc trưởng chỉ huy một dàn nhạc, biết phối hợp một cách hài hòa âm thanh của những nhạc cụ khác nhau tạo nên những bản nhạc tuyệt vời

Ăng – ghen cũng cho rằng: “Quản lý là tất yếu khi nhiều người cùng hoạt động chung với nhau, khi có sự hiệp tác của một số người, khi có sự phối hợp của nhiều người”

Trang 7

Như vậy, muốn có sự tác động tích cực vào các quan hệ xã hội và hành vi ứng

xử của đối tượng quản lý để các quan hệ xã hội, hành vi ứng xử đó vận động theo những mục đích đã đặt ra từ trước đòi hỏi quản lý phải dựa vào các yếu tố sau:

Tổ chức: Là yếu tố quan trọng nhất, tiền đề của quản lý, không có tổ chức thì không có quản lý hiệu quả

Tổ chức là sự phân công, phối hợp, phân định vị trí, chức năng của từng chủ thể đồng thời tổ chức thể hiện vị trí chủ động thực hiện các hành vi tác động điều chỉnh của chủ thể quản lý và đối tượng quản lý Tổ chức là biểu hiện tập trung nhất thể hiện sự khác nhau giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý

Quyền uy:

Quyền uy là ý chí của người này bắt buộc người khác phải phục tùng mình Quyền uy vừa là bản chất vừa là cơ sở, phương tiện của quản lý Nếu không có quyền

uy thì không có quản lý

Quyền uy trong quản lý là ý chí của nhà quản lý, do vậy quyền uy phải được thể hiện bằng các quy tắc xử sự, các quy định cụ thể để tác động lên ý chí, hành vi của đối tượng quản lý, từ đó duy trì được trật tự xã hội

Tuy vậy, việc sử dụng quyền uy phải tránh tùy tiện, rập khuôn, máy móc, tránh động cơ chủ quan

Chủ thể quản lý là con người hay tổ chức của con người Có nhiều cách khác nhau để chủ thể quản lý có được quyền uy, quyền uy có thể tiếm đoạt bằng con đường bạo lực với những đảm bảo của các điều kiện vật chất, tinh thần hay tư tưởng nhất định cho một cá nhân, có thể được cộng đồng tôn vinh, hoặc được phó thác ủy quyền thông qua một bản “khế ước xã hội”

Khách thể của quản lý là trật tự quản lý mà các bên tham gia quan hệ hướng đến

Trật tự quản lý đước quy định bởi nhiều quy phạm khác nhau như quy phạm đạo đức, tín điều tôn giáo, quy phạm pháp luật…

1.1.2 Quản lý nhà nước

Hoạt động quản lý nhà nước xuất hiện khi nhà nước ra đời Đây là hoạt động có tính nhà nước, do nhà nước thực hiện thông qua bộ máy của mình

Quản lý nhà nước là hoạt động của nhà nước trên các lĩnh vực lập pháp, hành pháp, tư pháp nhằm thực hiện chức năng đối nội, đối ngoại của mình thông qua các cơ quan nhà nước, các cán bộ công chức trong các cơ quan nhà nước đó

Như vậy qua hoạt động quản lý nhà nước xuất hiện mối quan hệ giữa chủ thể quản lý nhà nước với đối tượng quản lý Sự tác động bằng quyền uy của chủ thể quản

lý nhà nước phải căn cứ vào các quy phạm pháp luật nhằm thiết lập, củng cố và duy trì trật tự quản lý nhà nước một cách có hiệu quả nhất Muốn vậy phải tạo cho chủ thể quản lý nhà nước có đầy đủ phương tiện để thực hiện các tác động của mình lên đối tượng quản lý đó

Hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực hành pháp gọi là quản lý hành chính nhà nước

Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động chấp hành – điều hành của nhà nước Tính chất chấp hành thể hiện ở khía cạnh là quản lý hành chính nhà nước là hoạt động đưa pháp luật vào thực tiễn quản lý nhà nước

Tính chất điều hành của quản lý hành chính nhà nước thể hiện là để đảm bảo cho các yêu cầu của luật, pháp lệnh và nghị quyết của các cơ quan quyền lực nhà nước thực hiện trong thực tế Các chủ thể quản lý phải tiến hành các hoạt động thường

Trang 8

xuyên liên tục nhằm trực tiếp tổ chức và chỉ đạo thực hiện pháp luật đối với đối tượng quản lý của mình

Hoạt động chấp hành – điều hành là hoạt động mà ở đó các cơ quan hành chính nhà nước có quyền nhân danh nhà nước, sử dụng quyền lực nhà nước để tổ chức thực hiện hoạt động quản lý

Hoạt động quản lý hành chính nhà nước mang tính chủ động, sáng tạo Trên cơ

sở phân tích tình hình từng địa điểm, thời gian, từng đối tượng cụ thể để đưa ra chủ trương phù hợp nhằm duy trì trật tự quản lý hành chính nhà nước

Chủ thể của quản lý nhà nước là các cá nhân hay tổ chức của con người mang quyền lực nhà nước trong quá trình tác động tới đối tượng quản lý

Bao gồm: Nhà nước, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và cá nhân được nhà nước ủy quyền nhân danh nhà nước thực hiện quyền lực nhà nước

Chủ thể của quản lý hành chính nhà nước là cơ quan hành chính nhà nước, cán

bộ, công chức nhà nước có thẩm quyền, các cơ quan kiểm sát, xét xử và các tổ chức xã hôi, các cá nhân được nhà nước trao quyền quản lý hành chính trong một số trường hợp cụ thể

Khách thể của quản lý nhà nước là trật tự quản lý nhà nước Trật tự này được quy định trong pháp luật của nhà nước, chứa đựng lợi ích, mục đích mà các bên tham gia quan hệ quản lý nhà nước cùng hướng tới và bảo vệ

Khách thể của quản lý hành chính nhà nước là trật tự quản lý hành chính, hay nói cách khác là trật tự quản lý trong lĩnh vực chấp hành – điều hành Trật tự này được quy định trong các quy phạm pháp luật hành chính, nó xác định trên tất cả các lĩnh vực của quản lý hành chính nhà nước như về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng…

1.1.3 Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước

Nhà nước là một tổ chức thực hiện quyền lực của nhân dân Tuy nhiên tổ chức

và hoạt động của bộ máy Nhà nước trong những năm qua cho thấy, giữa các quy định Hiến pháp về cơ cấu tổ chức, quyền hạn, trách nhiệm và mối quan hệ quyền lực giữa các thiết chế quyền lực cơ bản và thực tiễn vận hành của cơ chế quyền lực Nhà nước vẫn tồn tại một khoảng cách khá lớn

Để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, cần thực hiện tốt một số biện pháp sau:

+ Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, tiếp tục sửa đổi và xây dựng hệ thống pháp luật về kinh tế, hành chính, về quyền và nghĩa vụ của công dân nâng cao trình

độ của các cơ quan nhà nước về xây dựng pháp luật Thường xuyên giáo dục để nâng cao ý thức pháp luật cho nhân dân

+ Xác định lại chức năng, nhiệm vụ của cấp tỉnh, huyện, xã để sắp xếp lại tổ chức của mỗi cấp, đề cao quyền chủ động và trách nhiệm của địa phương đồng thời bảo đảm sự chỉ đạo thống nhất của chính quyền trung ương Xây dựng chính quyền cấp xã vững mạnh

+ Tăng cường hiệu lực hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật Xử lý nhanh chóng, kịp thời, nghiêm minh các vi phạm pháp luật

+ Kiên quyết sắp xếp lại tổ chức và tinh giảm biên chế các cơ quan hành chính

sự nghiệp làm cho bộ máy gọn nhẹ và hoạt động có hiệu quả

Kiên quyết đấu tranh chống tệ tham nhũng, muốn làm được điều này cần phải xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước, cơ chế quản lý và pháp luật, tăng cường giáo dục tư tưởng, quản lý chặt chẽ đối với cán bộ công chức nhà nước Thực hiện tốt

Trang 9

các biện pháp trên sẽ góp phần to lớn vào việc xây dựng nhà nước ta thực sự trở thành một tổ chức rộng lớn nhất, tập trung nhất quyền lực của nhân dân lao động ở nước ta

1.2 Những vấn đề cơ bản của Luật hành chính

1.2.1 Đối tượng điều chỉnh của Luật hành chính

Đối tượng điều chỉnh của luật hành chính là những quan hệ xã hội phát sinh trong tổ chức và hoạt động quản lý hành chính nhà nước Những quan hệ này gọi là quan hệ chấp hành – điều hành Nội dung của chúng thể hiện:

Hoạt động quản lý các công tác xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng và an ninh chính trị trong cả nước, ở từng địa phương hay từng ngành

Hoạt động kiểm tra, giám sát đối với các cơ quan nhà nước trong quá trình thực hiện pháp luật của các cơ quan đó

Xử lý hành vi vi phạm pháp luật hành chính, là những hành vi xâm hại đến trật

tự quản lý hành chính nhà nước

Việc thành lập, cải tiến cơ cấu bộ máy, cải tiến chế độ làm việc và hoàn chỉnh các quan hệ công tác của các cơ quan nhà nước…

Các quan hệ quản lý được quy phạm pháp luật hành chính điều chỉnh rất đa dạng Những quan hệ xã hội được luật hành chính điều chỉnh gồm ba nhóm như sau:

Nhóm 1: Những quan hệ xã hội phát sinh trong tổ chức và hoạt động chấp hành

- điều hành của các cơ quan hành chính nhà nước

Hoạt động chấp hành và điều hành của các cơ quan hành chính nhà nước làm phát sinh nhiều quan hệ xã hội, chủ yếu là những quan hệ trọng tâm sau:

Thứ 1: Những quan hệ xã hội phát sinh giữa cơ quan hành chính nhà nước cấp trên và cơ quan hành chính nhà nước cấp dưới trong quá trình hoạt động quản lý hành chính nhà nước Ví dụ như: Chính phủ với Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh với Ủy ban nhân dân huyện…

Thứ 2: Những quan hệ giữa hai bên đều là cơ quan hành chính cùng cấp, thực hiện các quan hệ phối hợp phục vụ lẫn nhau Ví dụ: giữa Bộ tài chính và Bộ xây dựng trong việc quản lý ngân sách nhà nước, giữa Bộ Lao động – thương binh và xã hội với các Bộ khác về việc thực hiện các chính sách xã hội đối với cán bộ, công chức

Thứ 3: Những quan hệ giữa một bên là cơ quan hành chính có thẩm quyền với một bên là các tổ chức sự nghiệp và các tổ chức kinh doanh của các thành phần kinh tế trong xã hội Ví dụ: giữa Ủy ban nhân dân huyện với các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, Giữa Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An với các xí nghiệp tư nhân…

Thứ 4: Những quan hệ giữa một bên là cơ quan hành chính có thẩm quyền với một bên là các tổ chức xã hội và các đoàn thể nhân dân Ví dụ: Giữa Chính phủ với Mặt trận tổ quốc Việt Nam…

Thứ 5: Những quan hệ giữa một bên là cơ quan hành chính có thẩm quyền và một bên là công dân Đây là nhóm quan hệ phổ biến nhất trong đối tượng điều chỉnh của Luật hành chính Ví dụ: Giữa Ủy ban nhân dân huyện với công dân có đơn khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân huyện…

Kết luận: Chủ thể bắt buộc trong các quan hệ kể trên là cơ quan hành chính nhà nước, cá nhân hoặc tổ chức được nhân danh quyền lực nhà nước trong hoạt động hành pháp

Do đó trong tất cả các quan hệ trên đều có sự tham gia của cơ quan hành chính nhà nước được trao quyền hoặc đại diện cho hành pháp Nếu không có sự tham gia của

cơ quan hành chính nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước có thẩm quyền hoặc đại diện cho quyền hành pháp trong quản lý hành chính nhà nước thì không thể làm xuất hiện quan hệ quản lý hành chính nhà nước do luật hành chính điều chỉnh

Trang 10

Nhóm 2: Những quan hệ xã hội mang tính chấp hành và điều hành trong tổ chức và hoạt động nội bộ của các cơ quan quyền lực nhà nước, Tòa án và Viện kiểm sát để hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của mình Ví dụ: quan hệ giữa thủ trưởng và nhân viên cùng cơ quan trong hoạt động tổ chức, các quan hệ phát sinh nội bộ từ vấn

đề chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ công chức, những công việc văn phòng…

Nhóm 3: Những quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành và điều hành phát sinh trong hoạt động của các cơ quan nhà nước khác và của các tổ chức xã hội được nhà nước trao quyền hành pháp Ví dụ: Quan hệ giữa người chỉ huy máy bay, tàu biển với những người có mặt trên máy bay, tàu biển khi máy bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng…

Căn cứ vào đối tượng điều chỉnh, có thể định nghĩa luật hành chính như sau:

Luật hành chính là một ngành luật trong hệ thống pháp luật nước ta, bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình các cơ quan, tổ chức, cá nhân, tổ chức thực hiện hoạt động quản lý hành chính đối với các vấn đề cụ thể do pháp luật quy định

1.2.2 Phương pháp điều chỉnh của Luật hành chính

Phương pháp điều chỉnh của Luật hành chính là bằng phương pháp quyết định một chiều, tức là phương pháp chỉ huy, mệnh lệnh Phương pháp này thể hiện tính chất quyền lực – phục tùng xuất phát từ bản chất quản lý

Các bên tham gia quan hệ quản lý hành chính nhà nước là không bình đẳng với nhau giữa quyền lực nhà nước và việc phải phục tùng quyền lực đó Bởi vì, trong quan

hệ pháp luật hành chính chủ thể là cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong hoạt động hành pháp được sử dụng quyền lực nhà nước để ra các quyết định hành chính, kiểm tra hoạt động của bên bị quản lý, đồng thời áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước theo quy định của pháp luật Còn chủ thể là đối tượng quản

lý bắt buộc phải thi hành quyết định hành chính, phục tùng mệnh lệnh của chủ thể quản lý hành chính nhà nước

Bên cạnh đó, chủ thể quản lý dựa vào thẩm quyền của mình, trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình, có quyền ra những mệnh lệnh hoặc đề ra các biện pháp quản

lý thích hợp đối với từng đối tượng cụ thể, qua hoạt động này cũng có thể nhận thấy sự bất bình đẳng thể hiện thông qua quyết định hành chính đơn phương và bắt buộc

Những quyêt định hành chính mang tính chất đơn phương vì chúng biểu hiện ý chí của chủ thể quản lý nhà nước trên cơ sở quyền lực đã được pháp luật quy định Những quyết định hành chính đơn phương này đều mang tính chất bắt buộc đối với các đối tượng quản lý và được bảo đảm bằng các biện pháp cưỡng chế của nhà nước Tuy nhiên, tính chất bắt buộc thi hành các quyết định hành chính không phải bao giờ cũng dựa vào các biện pháp giáo dục, thuyết phục, nhằm đạt được hiệu quả pháp lý của nó

Ngoài ra, trong quan hệ pháp luật hành chính cũng xuất hiện phương pháp thỏa thuận, tức là có sự thỏa thuận của các bên tham gia quan hệ Ví dụ như việc tồn tại quan hệ pháp luật hành chính ngang (các bên chủ thể thỏa thuận ra quyết định hành chính chung như nghị quyết liên tịch, thông tư liên bộ), đây chính là tiền đề cho sự xuất hiện các quan hệ dọc; hoặc như trong hợp đồng hành chính, nhưng ở trường hợp này mặc dù có sự thỏa thuận nhưng không có sự bình đẳng tuyệt đối về ý chí giữa các chủ thể

Như vậy, phương pháp điều chỉnh của Luật hành chính là mệnh lệnh đơn phương Phương pháp này xây dựng trên nguyên tắc:

Ngày đăng: 11/03/2021, 06:37

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w