Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 12 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
12
Dung lượng
25,47 KB
Nội dung
Một sốgiảiphápnhằm duy trìvàcảithiệntínhchuyênnghiệptrongKTĐLởViệtNam 3.1. Sự cần thiết phải đảm bảo tínhchuyênnghiệp của KTĐLởViệtNam Thứ nhất, Đảm bảo vai trò và vị trí của KTĐLtrong nền kinh tế quốc dân Trong nền kinh tế thị trường, ngoài các nhà quản lý đơn vị và Nhà nước, số liệu kế toán ở các đơn vị còn thu hút sự chú ý của bên thứ ba như các ngân hàng, tổ chức tín dụng, các nhà đầu tư, người bán… Thông tin kinh tế tài chính của doanh nghiệp là cơ sở để các bên thứ ba xem xét đưa ra các quyết định trong mối quan hệ với doanh nghiệp. Tuy nhiên ý nghĩa, vai trò của các thông tin kế toán chỉ có thể thực hiện được nếu các thông tin này có chất lượng và đáng tin cậy. Trên thực tế các thông tin tren BCTC thường có rủi ro sai lệch lớn. Khi xã hội ngày càng phức tạp, khả năng thông tin kém tin cậy được cung cấp cho các nhà ra quyết định càng tăng lên. Các nguyên nhân rủi ro thông tin có thể bao gồm: Một là, Sự cách trở của thông tin: Người ra quyết định khó có khả năng hiểu biết cụ thể, tường tận về đối tác mà họ có quan hệ. Thông tin sử dụng là do người khác cung cấp và khả năng bị chủ ý hoặc không chủ ý xuyên tạc, bóp méo sẽ tăng lên. Hai là, Thành kiến và động cơ của người cung cấp thông tin: Nếu lợi ích của người cung cấp thông tin trái ngược với lợi ích của người sử dụng thông tin thì thông tin có thể được biến tướng theo lợi ích của người cung cấp thông tin. Ba là, Dữ kiện quá nhiều: Khi quy mô hoạt động càng lớn thì càng có nhiều giao dịch và quy mô của thông tin sẽ ngày càng to lớn. Nhiều thông tin sai lệch có thể được ẩn giấu trongmột khối lượng lớn các thông tin khác. Bốn là, Tính phức tạp của các thông tin kinh tế: Xã hội ngày càng phát triển, tính chất hoạt động ngày càng phức tạp thì rủi ro tiềm tàng sai lệch các thông tin là ngày càng tăng. Luật pháp yêu cầu và để yên lòng cho người sử dụng thì các BCTC phải được kiểm toán và chỉ có những thông tin kinh tế đã được kiểm toán mới là căn cứ tin cậy cho việc đề ra các quyết định hiệu quả và hợp lý. Việc các quy định mang tínhpháp lý bắt buộc các thông tin tài chính trước khi công bố phải được kiểm toán, điều này thể hiện rõ nét vai trò của kiểm toán trong quá trình đổi mới nền kinh tế. KTĐL không thể thiếu được của hoạt động kinh tế trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Kiểm toán làm tăng mức độ tin cậy đối với các thông tin tài chính, góp phần lành mạnh hoá các quan hệ kinh tế. Dựa vào kết quả kiểm toán, những người sử dụng BCTC được kiểm toán có được các thông tin khách quan, chính xác theo đó có thể đánh giá một cách đúng đắn tình hình tài chính cũng như kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp làm cơ sở cho các quyết định kinh tế của mình. Chính vì thế mà lợi ích của KTĐL rõ ràng lớn hơn rất nhiều so với chi phí bỏ ra trong quá trình kiểm toán và đó cũng là phần lợi ích kinh tế chung của xã hội. Ngoài ra, KTĐL còn góp phần hướng dẫn nghiệp vụ và củng cố nề nếp hoạt động tài chính kế toán. Mọi hoạt động, đặc biệt là hoạt động tài chính đều bao gồn những mối qua hệ đa dạng, luôn luôn biến đổi và được cấu thành bởi hàng loạt nghiệp vụ cụ thể. Để hướng các nghiệp vụ này vào mục tiêu giải quyết tốt các quan hệ trên không chỉ cần có định hướng đúng và thực hiện tốt mà cần thường xuyên soát xem việc thực hiện để hướng các nghiệp vụ vào quỹ đạo mong muốn. Hơn nữa chính định hướng và tổ chức thực hiện tốt trên cơ sở những bài học thực tiễn soát xét và luôn uốn nắn thường xuyên những lệch lạc trong quá trình thực hiện. Nước ta đang trong quá trình chuyển đổi cơ chế kinh tế trong đó các quan hệ tài chính chế độ kế toán thay đổi nhiều lần. Trong khi đó công tác kiểm tra kiểm soát chưa chuyển hướng kịp thời, dẫn tới tình trạng vi phạm các nguyên tắc chế độ tài chính kế toán. Đã có ý kiến cho rằng chưa thể cải cách công tác kiểm tra trong khi chưa triển khai toàn diện và rộng khắp công tác kế toán. Tuy nhiên kinh nghiệm thực tế đã chỉ rõ chỉ có triển khai tốt công tác kiểm toán mới có thể nhanh chóng đưa tài chính kế toán đi vào nề nếp. Một vai trò nữa là kiểm toán góp phần nâng cao hiệu quả và năng lực quản lý, thông qua quá trình kiểm toán, KTV đưa ra những kiến nghị giúp doanh nghiệp hoàn thiện hệ thống kiểm soát, nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý tài chính nói riêng cũng như hoạt động kinh doanh nói chung. Những nhận xét của KTV sẽ giúp cho các chủ doanh nghiệp kịp thời phát hiện những sai sót, lãng phí hoặc vi phạm pháp luật do cố ý hay vô ý để xử lý kịp thời hay ngăn ngừa các tổn thất. Điều đó giúp doanh nghiệp hạn chế được những rủi ro hay phát hiện ra thế mạnh những tiềm năng tài chính nội tại có trong doanh nghiệp. Thứ hai, Môi trường kinh doanh ảnh hưởng đến hoạt động KTĐLMột đặc thù của ngành kiểm toán ViệtNam là môi trường kinh doanh phụ thuộc rất nhiều vào các mối quan hệ nên người hành nghề KTĐL chưa thể độc lập. Nhiều doanh nghiệp vẫn còn quan điểm “trốn được cái gì là trốn”. KTV hay kế toán trong doanh nghiệp dù biết làm sai nhưng nhiều khi không thể một mình chống lại chủ. Khi làm việc, vẫn còn tình trạng KTV nể nang, vì bạn học, vì đồng hương, người quen giới thiệu . Thậm chí, đã có những trường hợp KTV làm hộ BCTC của doanh nghiệp rồi sau đó lại kiểm toán chính báo cáo đó, cho nhau mượn thẻ hành nghề… Một vấn đề nữa là hối lộ trong khu vựa tư. Mục tiêu phấn đấu cho môi trường kinh doanh ở nước ta là “Văn hoá không hối lộ”. Trong Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán ViệtNam đã có riêng một phần về Hối lộ, điều 327 thừa nhận rằng “Việc nhận được các đề nghị ưu đãi có thể tạo ra các nguy cơ đối với sự tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của chuẩn mực đạo đức …”, điều 328 cho rằng “Mức độ nghiêm trọng của những nguy cơ này sẽ phụ thuộc vào bản chất, giá trịvà dự tính tiềm ẩn đằng sau sự mời chào đó …”. Thực tế hiện nay ởViệt Nam, trong công việc hàng ngày, KTV luôn phải đối mặt với “thói quen” quà biếu, phong bì của các đơn vị “bị” kiểm toán và khiến nhiều KTV phải lưỡng lự. Điều này làm cho KTV bị chi phối, tác động làm ảnh hưởng đến sự trung thực, khách quan và độc lập nghề nghiệp của mình trong quá trình kiểm toán. Thứ ba, Nâng cao uy tín, hình ảnh của các CTKT Kiểm toán là mộttrong những ngành nghề đòi hỏi nhiều niềm tin của người tiêu dùng, danh tiếng hãng và được kiểm soát bởi các quy định rất chặt chẽ về chất lượng dịch vụ. Một câu hỏi được đặt ra là tại sao cùng cung cấp một loại hình dịch vụ kiểm toán và tư vấn tài chính giống nhau cho cùng một khách hàng, chưa xét đến chất lượng kiểm toán (vì chất lượng kiểm toán chỉ xác định được chính xác sau khi cuộc kiểm toán kết thúc) nhưng phí kiểm toán mà các công ty đưa ra lại khác nhau, thậm chí là chênh lệch rất lớn mà vẫn được khách hàng chấp thuận? Câu trả lời nằm chính ở uy tín, hình ảnh công ty. Một công ty, muốn phát triển bền vững, phải tạo được uy tín, thương hiệu cho riêng mình, đó thực sự là mong muốn, mục đích lâu dài của ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên trong bất kỳ công ty nào. Tuy nhiên, làm thế nào để xây dựng, khẳng định được thương hiệu kiểm toán? Chắc chắn với gần hai thập kỷ hoạt động và phát triển của ngành KTĐLởViệtNam đây là vấn đề được nhiều lãnh đạo CTKT trăn trở và đi tìm lời giải. Cho tới thời điểm này, trên thế giới có hàng trăm ngàn CTKT đăng ký hoạt động và được công nhận, thế nhưng, trongsố các công ty lớn nhỏ trên toàn cầu chỉ có 4 công ty - thường được gọi là "Big Four" - là những "đại gia" hàng đầu trong lĩnh vực kiểm toán và tư vấn (Pricewaterhouse Coopers, Deloitte & Touche, KPMG, Ernst & Young). Vậy điều gì khiến 4 đại gia này trở nên nổi tiếng và khác biệt với tất cả các CTKT khác trên thế giới? Câu trả lời đó là tínhchuyênnghiệp của các KTV và CTKT đã được người ta quan tâm đúng mực, bao gồm các tiêu chuẩn về đội ngũ KTV hành nghề, các cơ chế kiểm soát chất lượng… Hiện nay, ViệtNam đang có trên 150 CTKT hoạt động tạo nên môi trường cạnh tranh ngày càng sôi động. Do vậy muốn có được vị thế của mình trong ngành KTĐL, các CTKT cần phải khẳng định sự khác biệt về chất lượng dịch vụ thông qua nguồn nhân lực và các cơ chế kiểm soát chất lượng của mình. Xây dựng thương hiệu đã khó, giữ được nó còn khó hơn. Vì thế các CTKT cần không ngừng nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cẩu của khách hàng, bảo vệ uy tín, phát triển một cách bền vững, khẳng định được vị thế trên thị trường và góp phần quan trọng cho sự phát triển của nền kiểm toán Việt Nam. 3.2 Một sốgiảiphápnhằm duy trìvàcảithiệntínhchuyênnghiệptrongKTĐLởViệtNam Để duytrìvàcảithiệntínhchuyênnghiệp của KTV và các CTKT độc lập ởViệt Nam, chúng em kiến nghị mộtsốgiảipháp như sau: Thứ nhất, Về phía các CTKT Một là, Không ngừng nâng cao trình độ và năng lực hành nghề của KTV, thông qua các chính sách về tuyển dụng, huấn luyện, đào tạo, khen thưởng, xử phạt. Xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn cho từng cấp bậc, chức danh và tạo cơ hội thăng tiến nghề nghiệp cho các nhân viên là cách thức hiệu quả để tăng động lực khuyến khích các KTV không ngừng nâng cao khả năng chuyên môn. Hơn nữa, để góp phần nâng cao năng lực và kỹ năng cho các nhân viên, các CTKT cần tiến hành đánh kết quả công tác và định kỳ thông báo cho họ triển vọng và cơ hội thăng tiến của từng cá nhân. Hai là, Cần tăng cường trao đổi, chia sẻ giữa các CTKT về chuyên môn và các vấn đề đào tạo, hợp tác kiểm toán, trong việc thiết kế các quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán và thiết kế bộ máy tổ chức thực hiện chuyên trách nhiệm vụ này. Đồng thời, CTKT phải kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện các chính sách và thủ tục kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán của công ty một cách thường xuyên. Ba là, Công việc kiểm toán phải được hướng dẫn và giám sát thực hiện đầy đủ ở tất cả các cấp nhân viên. Đối với mỗi cuộc kiểm toán, cơ cấu, thành phần nhóm kiểm toán luôn được xác định cụ thể, phù hợp với đối tượng kiểm toán và yêu cầu pháp lý của cuộc kiểm toán, gồm: Giám đốc, chủ nhiệm kiểm toán, giám sát kiểm toán, KTV chính và các trợ lý kiểm toán. Cấp độ giám sát kiểm toán sẽ tăng dần lên theo phạm vi của đối tượng vàtính chất pháp lý của cuộc kiểm toán. Bên cạnh việc tuân thủ các quy định trong việc soát xét công việc kiểm toán của công ty trong từng nhóm kiểm toán, việc giám sát có thể do các KTV trong các nhóm kiểm toán khác thực hiện. Bốn là, Luôn xem xét về tính tuân thủ Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của các nhân viên của mình. Việc theo dõi, kiểm tra sự tuân thủ Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp bao gồm kiểm tra tính độc lập, chính trực, khách quan, năng lực chuyên môn, tính thận trọng, bí mật, tư cách, đạo đức nghề nghiệp. Các CTKT có thể yêu cầu cán bộ công nhân viên chuyênnghiệp nộp bản giải trình về tính độc lập đối với khách hàng, phân công người có đủ thẩm quyền kiểm tra tính độc lập của các nhân viên. Có biện pháp kịp thời phát hiện và ngăn chặn mối quan hệ lợi ích vi phạm tính độc lập khách quan trong hoạt động kiểm toán. Trong quá trình đào tạo và hướng dẫn thực hiện, các CTKT cần nhấn mạnh và đưa ra những đòi hỏi cụ thể về tính độc lập và tư cách nghề nghiệp của KTV. Năm là, các CTKT cần phải xây dựng cho mình một chương trình kiểm toán riêng, điều đó sẽ tạo điều kiện nâng cao uy tín chuyên môn của công ty, xây dựng và áp dụng một hệ thống kiểm soát chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của thị trường và có thể cạnh tranh có hiệu quả tại thị trường trong nước cũng như nước ngoài Thứ hai, Về phía các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng kiểm toán Một là, Các cơ sở đào tạo kiểm toán cần đổi mới chương trình, nội dung, phương thức và nâng cao chất lượng đào tạo kiểm toán ở mọi trình độ, mọi cấp độ. Trong quá trình đào tạo, nên chú trọng đến chuyên đề về đạo đức nghề nghiệp cho các học viên, tăng cơ hội cho học viên tiếp cận thực tế. Tổ chức các chương trình đào tạo liên kết với các cơ sở có uy tín của nước ngoài. Hai là, Xây dựng lộ trình tiếp cận với các chương trình đào tạo tiên tiến của thế giới. Hiệp hội kế toán công chứng Anh (ACCA) đã và đang tiến hành làm việc với những cơ sở đào đạo nhằm hướng tới đưa những chương trình đào tạo kế toán - kiểm toán chuẩn quốc tế vào các trường. Vì thực tế hiện nay khi xem xét kết quả đào tạo trong các cơ sở đào tạo thì việc miễn các môn thi theo chương trình của ACCA, CAT . là không có. Như vậy, người học của chúng ta rất thiệt thòi cho nên cần thiết và cấp bách các cơ sở đào tạo phải đặt mục tiêu và thái độ sẵn sàng hơn nữa trong việc tiếp cận các chương trình tiến tiến trong khu vực nói riêng, trên thế giới nói chung để dần các bằng cấp này sẽ được thừa nhận rộng rãi. Ba là, Việc đào tạo cần có sự kết hợp chặt chẽ với các tổ chức, Hiệp hội nghề nghiệp, CTKT trongvà ngoài nước, BTC để tiến hành đào tạo, tổ chức thực tập, thi tuyển KTV độc lập một cách có hiệu quả. Bốn là, Tăng cường giao lưu 2 chiều giữa giảng viên và sinh viên với các đơn vị thực tế như: Tổ chức cho giảng viên và sinh viên đi khảo sát tại các doanh nghiệp, các CTKT; mời báo cáo viên của vụ Chế độ kế toán, kiểm toán BTC, Kế toán trưởng các đơn vị, KTV tại các CTKT, cán bộ của trung tâm đào tạo và tư vấn kế toán, kiểm toán, Hội kế toán viên công chứng ACCA . về tập huấn chuẩn mực, chế độ kế toán, kiểm toán, báo cáo kinh nghiệm thực tiễn, tham gia giảng dạy thực hành, tham gia viết giáo trình . Năm là, Mộtgiảipháp quan trọng mà chúng em đang mong muốn được thực hiện đó là bổ sung những giáo viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có kinh nghiệm thực tiễn và trình độ ngoại ngữ tốt vào đội ngũ giảng dạy ở các trường đại học, các trung tâm đào tạo. Đồng thời tạo điều kiện giúp các giảng viên hiện tại nâng cao trình độ ngoại ngữ và kiến thức thực tiễn. Thứ ba, Về phía các cơ quan Nhà nước và Hiệp hội nghề nghiệp. Một là, Nhà nước cần nhanh chóng xây dựng và ban hành Luật KTĐL để phân định rõ trách nhiệm của các bên liên quan đến hoạt động kiểm toán, có biện pháp thúc đẩy việc thực hiện quy chế về kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán và thực hiện các biện pháp quản lý kiểm toán. Nhanh chóng bổ sung, sửa đổi hệ thống CMKT ViệtNam cho phù hợp với sự thay đổi của CMKT quốc tế. Hai là, Rà soát và bổ sung những quy định pháp lý về tài chính, kế toán và kiểm toán, về hành nghề kiểm toán nhằm đảm bảo một khuôn khổ pháp lý hoàn chỉnh cho kiểm toán trong nền kinh tế thị trường phù hợp với ViệtNamvà tiếp thu có chọn lọc các nguyên tắc, thông lệ và chuẩn mực quốc tế về kế toán và kiểm toán. Tăng cường các chế tài xử phạt hành vi vi phạm đạo đức hành nghề của KTV. Ba là, Cơ quan quản lý Nhà nước cần chuẩn bị tốt lực lượng, cơ chế, điều kiện vật chất để tiếp nhận sự chuyển giao cho Hiệp hội nghề nghiệp nhiệm vụ đào tạo, huấn luyện, đánh giá và kiểm soát chất lượng hành nghề của các công ty, của các KTV. Việc nghiên cứu, soạn thảo CMKT chủ yếu là hướng dẫn cho các KTV hành nghề thực hiện các thủ tục và kỹ thuật kiểm toán nhằm kiểm tra và đánh giá các thông tin một cách trung thực và khách quan. Do vậy hơn ai hết với VACPA, các hội viên là những người thực sự hành nghề sẽ có thuận lợi hơn trong việc nghiện cứu, soạn thảo và cập nhật các chuẩn mực nghề nghiệp (có thể huy động được nhiều người tham gia, có khả năng sử dụng ngoại ngữ trực tiếp, có hiểu biết và kinh nghiệm thực tế thành thạo .). Bốn là, VACPA phải thường xuyên hỗ trợ cập nhật kiến thức chuyên môn và các kiến thức pháp luật cho các Hội viên của mình thông qua các cuộc hội thảo chuyên đề, kết hợp với BTC tổ chức các đợt cập nhật kiến thức hàng năm giúp các Hội viên có đủ năng lực về chuyên môn và đạo đức hành nghề nhằm tránh được các sai phạm đạo đức. Đối với những KTV có hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp là Hội viên của VACPA, VACPA cần phải xem xét và phân tích hành vi vi phạm đạo đức của Hội viên đó nặng hay nhẹ, đồng thời kết hợp với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để xử lý cương quyết. Năm là, Có thể tham khảo mộtsố mô hình của nước ngoài để thiết lập một cơ chế để giám sát việc tuân thủ đạo đức nghề nghiệp cũng như xét xử các hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp. Một hệ thống đầy đủ phải bao gồm tổ chức và quy chế, trong đó, tổ chức phải có khả năng hướng dẫn, giám sát, thu thập thông tin phản hồi và hoàn thiện các quy định như là: - Thành lập Uỷ ban Kiểm soát chất lượng: Thông thường, việc giám sát tuân thủ đạo đức nghề nghiệp được tiến hành đồng thời với kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán. Hiện nay, việc kiểm soát chất lượng từ bên ngoài đối với hoạt động KTĐL đã trở thành bắt buộc tại nhiều nước phát triển. Tại Hoa Kỳ, việc kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán được thực hiện thông qua cách thức kiểm tra chéo giữa (các CTKT) kể từ thập niên 1960. Các CTKT được tự nguyện chọn các công ty khác để kiểm tra cho công ty mình theo định kỳ 3 nămmột lần. Đây là yêu cầu bắt buộc và được xem như là một phần trong chương trình tự kiểm soát của nghề nghiệp theo quy định của Hiệp hội kế toán viên công chứng Mỹ (AICPA). - Thành lập Uỷ ban Kỷ luật: Đối với Hoa Kỳ, Uỷ ban Kỷ luật này trực thuộc Uỷ ban Đạo đức nghề nghiệp, tức thuộc hội nghề nghiệp. Còn ở Pháp, Uỷ ban Phụ trách kỷ luật trực thuộc Uỷ ban Kiểm toán cấp cao. Do BTC đã giao cho VACPA việc hướng dẫn và kiểm tra thực hiện chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp đối với người hành nghề, vì thế, Uỷ ban kỷ luật nên trực thuộc VACPA. Uỷ ban này sẽ có trách nhiệm điều tra về bất cứ trường hợp nào được cho là vi phạm đạo đức nghề nghiệp. - Thành lập Ban đạo đức nghề nghiệp để hoàn thiện các quy định đạo đức nghề nghiệpvà đưa ra những hướng dẫn chi tiết. Việc ban hành và giám sát không nên giao phó cho các cơ quan nhà nước mà nên giao cho hội nghề nghiệp đảm nhận. Nhưng tronggiai đoạn đầu, Uỷ ban này nên là bộ phận tư vấn cho BTC để hiệu đính chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp. Khi hội nghề nghiệp đủ mạnh, sẽ đảm nhận vai trò cập nhật, sửa đổi các quy định đạo đức nghề nghiệpvà lúc đó, Uỷ ban này sẽ trực thuộc Hội. Sáu là, vấn đề giá phí hiện nay. Mộttrong những bất cập được nêu ra trong báo cáo tổng kết sau đợt kiểm tra định kỳ năm 2008 tại mộtsố CTKT được VACPA đưa ra đó là tình trạng hạ phí kiểm toán. Theo VACPA, với mức phí bình quân 30 - 40 triệu đồng/hợp đồng kiểm toán và doanh số bình quân dưới 150 triệu đồng/người/năm tại mộtsố CTKT như vừa qua là thấp. Điều này dẫn đến việc các CTKT khó có thể đáp ứng đầy đủ tất cả các quy trình của kiểm toán theo quy định, làm ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo kiểm toán. Bởi vậy Nhà nước cần phải tìm biện pháp ngăn chặn sự cạnh tranh về giá phí. BTC nên ngồi lại với các CTKT để có thể đưa ra quyết định quy định mức sàn phí kiểm toán hợp lý. [...]... quá trình hội nhập Qua quá trình nghiên cứu, chúng em nhận thấy tínhchuyênnghiệp của kiểm toán độc lập ởViệtNam còn tồn tại rất nhiều bất cập, nguyên nhân khách quan có, nguyên nhân chủ quan cũng có Tuy nhiên chặng đường 17 năm qua, kiểm toán độc lập ở nước ta đã đạt được nhiều tiến bộ vượt bậc và ngày càng thể hiện mình thực sự là “vị quan tòa công minh của quá khứ, người dẫn dắt hiện tại và là... mại, đầu tư tài chính Sự hội nhập tạo thành một thì trường chung quốc tế nó không còn chỉ mang tính quốc gia ViệtNam đang chủ động và tích cực vận động để tham gia vào tiến trình này Hệ thống ngành kiểm toán ViệtNam còn non trẻ, mới được hình thành còn có nhiều khó khăn, song nó cũng kế thừa được những kinh nghiệm của các nước có ngành kiểm toán phát triển Với một hệ thống chuẩn mực đang được hình thành... quan quản lý chức năng và Hiệp Hiệp hội nghề nghiệp tăng cường kiểm tra việc tuân thủ luật phápvà các quy định pháp lý Đồng thời có biện pháp khuyến khích các CTKT đã tuân thủ tốt (tuyên dương, công bố danh sách công khai …) và có biện pháp xử lý thích đáng với các CTKT còn vi phạm Điều đó giúp các CTKT xác định rõ hơn trách nhiệm đối với việc tuân thủ CMKT Kết luận Thế kỷ 21 là một thế kỷ của hội nhập . Một số giải pháp nhằm duy trì và cải thiện tính chuyên nghiệp trong KTĐL ở Việt Nam 3.1. Sự cần thiết phải đảm bảo tính chuyên nghiệp của KTĐL ở Việt Nam. nhằm duy trì và cải thiện tính chuyên nghiệp trong KTĐL ở Việt Nam Để duy trì và cải thiện tính chuyên nghiệp của KTV và các CTKT độc lập ở Việt Nam, chúng