+ Về công tác kế toán tăng giảm TSCĐ hữu hình: Việc hạch toán tăng giảm TSCĐ hữu hình của công ty được theo dõi, hạch toán không chỉ theo đúng tài khoản, trình tự quy định trong Thông tư[r]
Trang 1KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN
- -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH
VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
HỮU HÌNH TẠI CÔNG TY SCAVI HUẾ
PHAN THỊ NHƯ Ý
Niên khóa: 2016-2020
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 2KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN
- -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH
VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
HỮU HÌNH TẠI CÔNG TY SCAVI HUẾ
Sinh viên th ực hiện:
PHAN THỊ NHƯ Ý Lớp: K50A – Kế Toán
Trang 3Lời Cảm Ơn
Trong quá trình thực tập và hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp Đại học chuyên nghành Kế toán,
em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến:
Các thầy, cô giáo Khoa Kế toán – Kiểm toán Trường Đại học Kinh tế Huế đã tận tình giảng dạy,
truyền thụ cho em những kiến thức bổ ích Kiến thức
mà em học được không chỉ là nền tảng cho quá trình
nghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang quý báu
giúp em có thể tự tin trong ngành nghề sau này của
mình.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Th.S Nguyễn Quốc Tú, người đã tận tình hướng dẫn, trực
tiếp dẫn dắt em trong suốt thời gian thực tập và hoàn
chỉnh khóa luận này.
Em cũng xin chân thành cảm ơn đến ban lãnh đạo và các anh chị nhân viên Công ty Scavi Huế, đặc
biệt là chị Trần Thị Xuân Phương đã giúp đỡ tận tình
và tạo điều kiện cho em hoàn thành kỳ thựctập.
Do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên trong quá trình hoàn thành khóa luận không thể tránh
khỏi những sai sót, kính mong sự góp ý xây dựng của
quý thầy, cô giáo và các anh chị trong Công ty Scavi
Trang 5DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Tình hình lao động của Scavi Huế qua 3 năm 2016 – 2018 38Bảng 2.2 Tình hình tài sản – nguồn vốn của Công ty Scavi Huế qua ba năm 2016-2018 42Bảng 2.3 Kết quả họat động kinh doanh của Công ty Scavi Huế qua ba năm 2016-
2018 44Bảng 2.4 Cơ cấu TSCĐ hữu hình của Công ty Scavi Huế qua ba năm 2016-2018 54Bảng 2.5 Thông tin khấu hao một số tài sản trích từ phần mềm quản lý tài sản 84Bảng 2.6 Tình hình biến động TSCĐ hữu hình của Công ty qua ba năm 2016-2018 97Bảng 2.7 Tình trạng kĩ thuật và tình hình trang bị TSCĐHH của Công ty qua ba năm2016-2018 99Bảng 2.8 Hiệu quả sử dụng TSCĐ hữu hình của Công ty qua ba năm 2016-2018 101
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 6DANH MỤC BIỂU
Biểu 2.1 Giao diện phần mềm quản lý tài sản sử dụng trong 55
Biểu 2.2 Giao diện in code quản lý tài sản bằng phần mềm quản lý tài sản 57
Biểu 2.4 Giấy đề nghị mua mới thiết bị Peplink 61
Biểu 2.5 Hóa đơn GTGT mua mới TSCĐ hữu hình số 0000274 62
Biểu 2.7 Giấy đề nghị xây dựng khu phơi hàng phân xưởng 1 66
Biểu 2.8 Hóa đơn GTGT số 0000243 67
Biểu 2.9 Sổ cái tài khoản 211 tháng 03/2019 69
Biểu 2.10 Đề nghị thanh toán chi phí hệ thống xử lý nước thải 71
Biểu 2.11 Hóa đơn GTGT số 0000001 73
Biểu 2.12 Hóa đơn số 0000021 76
Biểu 2.13 Sổ cái tài khoản 211 tháng 10/2019 78
Biểu 2.14 Giấy đề nghị thanh lý TSCĐ-CCDC 81
Biểu 2.15 Hóa đơn GTGT số 0000883 về thanh lý TSCĐ-CCDC 82
Biểu 2.16 Sổ cái tài khoản 211 tháng 04/2019 83
Biểu 2.17 Báo cáo khấu hao chi tiết tháng 01/2019 85
Biểu 2.18 Sổ cái tài khoản 2141 tháng 01/2019 86
Biểu 2.19 Hóa đơn GTGT số 0000001 ngày 17/07/2019 88
Biểu 2.20 Giấy đề nghị thanh toán chi phí mở rộng phòng đóng gói Haddad 89
Biểu số 2.13 Phiếu mượn tài sản nội bộ 91
Biểu số 2.14 Phiếu trả tài sản nội bộ 92
Biểu 2.15 Phiếu mượn/ thuê tài sản ngoài tập đoàn 93
Biểu 2.16 Phiếu trả tài sản mượn/ thuê ngoài tập đoàn 94
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 7DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1 Hạch toán tăng giảm TSCĐ hữu hình 17
Sơ đồ 1.2 Hạch toán sửa chữa lớn TSCĐ hữu hình 21
Sơ đồ 1.3 Hạch toán TSCĐ thuê tài chính 23
Sơ đồ 1.4 Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán máy 27
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức Công ty Scavi Huế 45
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty Scavi Huế 49
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 8MỤC LỤC
Lời Cảm Ơn i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ii
DANH MỤC BẢNG iii
DANH MỤC BIỂU iv
DANH MỤC SƠ ĐỒ v
MỤC LỤC vi
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1 Lý do chọn đề tài: 1
2 Mục tiêu nghiên cứu: 2
3 Đối tượng nghiên cứu: 2
4 Phạm vi nghiên cứu: 2
5 Phương pháp nghiên cứu: 2
6 Kết cấu của đề tài: 3
PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH VÀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH 5
1.1 Những vấn đề chung về tài sản cố định hữu hình: 5
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của tài sản cố định hữu hình: 5
1.1.1.1 Khái niệm: 5
1.1.1.2 Đặc điểm: 5
1.1.2 Vai trò của TSCĐ hữu hình trong doanh nghiệp: 6
1.1.3 Phân loại TSCĐ hữu hình: 6
1.1.4 Đánh giá TSCĐ hữu hình: 7
1.1.5 Khấu hao TSCĐ hữu hình: 9
1.1.6 Nâng cấp và sửa chữa TSCĐ hữu hình: 11
1.1.7 Thanh lý TSCĐ hữu hình: 12
1.1.8 Yêu cầu quản lý và nhiệm vụ của kế toán TSCĐ hữu hình: 13
1.2 Kế toán tài sản cố định hữu hình trong doanh nghiệp: 14
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 91.2.1 Sự cần thiết phải hạch toán TSCĐ hữu hình: 14
1.2.2 Nhiệm vụ phải hạch toán TSCĐ trong doanh nghiệp: 15
1.2.3 Kế toán TSCĐ hữu hình: 15
1.2.3.1 Kế toán tình hình biến động TSCĐ hữu hình: 15
1.2.3.1.1 Kế toán tăng TSCĐ hữu hình: 15
1.2.3.1.2 Kế toán giảm TSCĐ hữu hình: 18
1.2.3.2 Kế toán khấu hao TSCĐ hữu hình: 18
1.2.3.3 Kế toán sửa chữa TSCĐ hữu hình: 20
1.2.3.3.1 Kế toán sửa chữa thường xuyên: 20
1.2.3.3.2 Kế toán sửa chữa lớn: 20
1.2.3.4 Kế toán thuê tài sản cố định hữu hình: 22
1.2.3.4.1 Thuê tài chính 22
1.2.3.4.2 Kế toán thuê hoạt động: 24
1.2.3.5 Sổ sách kế toán và ghi sổ kế toán 26
1.3 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định hữu hình trong doanh nghiệp: 28
1.3.1 Các chỉ tiêu phân tích tình hình sử dụng TSCĐ hữu hình: 28
1.3.1.2 Chỉ tiêu đánh giá tình trạng kỹ thuật của TSCĐ: 30
1.3.1.3 Chỉ tiêu đánh giá tình hình trang bị TSCĐ: 30
1.3.1.4 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ: 31
1.3.2 Phương pháp phân tích: 32
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI CÔNG TY SCAVI HUẾ 34
2.1 Khái quát chung về Công ty Scavi Huế: 34
2.1.1 Thông tin chung: 34
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển: 35
2.1.3 Lĩnh vực kinh doanh của Công ty: 36
2.1.4 Chức năng và nhiệm vụ của công ty: 36
2.1.5 Sứ mệnh của Công ty: 36
2.1.6 Phương thức sản xuất của Công ty: 37
2.1.7 Tình hình lao động của công ty qua ba năm 2016-2018: 37
2.1.8 Tình hình tài chính của Công ty qua ba năm 2016-2018: 40
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 102.1.8.1 Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty qua ba năm 2016-2018: 40
2.1.8.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua ba năm 2016-2018: 43
2.1.9 Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty: 45
2.1.10 Tổ chức công tác kế toán tại Công ty: 48
2.1.10.1 Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty: 48
2.1.10.2 Chế độ và hình thức kế toán của Công ty: 50
2.2 Thực trạng công tác kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty Scavi Huế: 52
2.2.1 Tình hình tài sản cố định hữu hình tại công ty: 52
2.2.1.1 Đặc điểm và phân loại tài sản cố định hữu hình tại công ty: 52
2.2.1.2 Tình hình TSCĐ hữu hình của Công ty qua ba năm 2016-2018: 53
2.2.1.3 Công tác quản lý, theo dõi tài sản cố định hữu hình tại công ty: 55
2.2.2 Thực trạng kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty: 59
2.2.2.1 Kế toán tăng, giảm tài sản cố định hữu hình tại công ty: 59
2.2.2.1.1Kế toán tăng tài sản cố định hữu hình tại Công ty: 59
2.2.2.1.2 Kế toán giảm tài sản cố định hữu hình tại công ty: 74
2.2.2.2 Kế toán khấu hao tài sản cố định hữu hình tại công ty: 84
2.2.2.3 Kế toán sửa chữa tài sản cố định hữu hình tại công ty: 87
2.2.2.4 Kế toán thuê TSCĐ hữu hình tại Công ty: 90
2.3 Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ hữu hình tại công ty Scavi Huế: 95
2.3.1 Phân tích biến động TSCĐ hữu hình tại công ty: 95
2.3.2 Tình trạng kỹ thuật và tình hình trang bị TSCĐ hữu hình cho hoạt động sản xuất kinh doanh: 98
2.3.3 Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ hữu hình qua ba năm 2016-2018: 100
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI CÔNG TY SCAVI HUẾ 102
3.1 Đánh giá thực trạng công tác kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty Scavi Huế: 102
3.1.1 Đánh giá chung về công tác kế toán tại công ty: 102
3.1.2 Nhận xét về công tác kế toán TSCĐ hữu hình tại Công ty Scavi Huế: 102
3.1.2.1 Ưu điểm: 102
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 113.1.2.2 Hạn chế: 104
3.2 Đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ hữu hình tại công ty: 105
3.2.1 Ưu điểm: 105
3.2.2 Hạn chế: 105
3.3 Một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ hữu hình và nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ hữu hình tại công ty Scavi Huế: 105
PHẦN III – KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 107
1 Kết luận: 107
2 Kiến nghị: 108
3 Hướng nghiên cứu mới của đề tài: 108
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 109 PHỤ LỤC
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 12PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Lý do chọn đề tài:
Để tiến hành sản xuất kinh doanh thì phải hội tụ ba yếu tố: đối tượng lao động, tưliệu lao động, sức lao động Trong đó, tư liệu lao động là một yếu tố rất quan trọng, tàisản cố định là những tư liệu lao động có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài Tàisản cố định trực tiếp tham gia vào quá trình kinh doanh, giá trị hao mòn của nó đượcchuyển dần vào chi phí kinh doanh trong kỳ hay vào giá thành sản phẩm dưới hìnhthức khấu hao
Tài sản cố định hữu hình trải qua nhiều chu kỳ kinh doanh mới hoàn đủ một vòngquay của vốn bỏ ra ban đầu Như vậy, kế toán tài sản cố định hữu hình là một nhiệm
vụ tất yếu Nó là một phần trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, giúp chonhà quản lý quản lý tốt số vốn bỏ ra ban đầu để có biện pháp điều hành sản xuất kinhdoanh một cách hợp lý và đề ra những phương hướng đúng đắn, nâng cao hiệu quảtrong quá trình sản xuất kinh doanh và khẳng định được vị thế của doanh nghiệp trênthị trường
Đối với các doanh nghiệp nói chung và Công ty Scavi Huế nói riêng, việc sửdụng TSCĐ đặc biệt được quan tâm Điều quan trọng không chỉ là mở rộng quy môTSCĐ mà còn phải biết khai thác hiệu quả sử dụng TSCĐ hiện có
Do yêu cầu càng cao của công tác quản lý và sử dụng TSCĐ với quá trình sảnxuất kinh doanh nên việc tổ chức công tác kế toán có ý nghĩa rất quan trọng đòi hỏiphải được quản lý, hạch toán đầy đủ tình hình biến động và sử dụng hiệu quả TSCĐ.Sau khi tìm hiểu và nhận thức được tầm quan trọng của kế toán TSCĐ nên em chọn đềtài “ Công tác kế toán Tài sản cố định hữu hình và hiệu quả sử dụng tài sản cố địnhhữu hình tại Công ty Scavi Huế” làm đề tài tốt nghiệp
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 132 Mục tiêu nghiên cứu:
- Mục tiêu chung:
Tổng hợp và khái quát được những vấn đề mang tính lý luận chung về kế toán tàisản cố định hữu hình trong doanh nghiệp và phương pháp phân tích hiệu quả sử dụngTSCĐ hữu hình
- Mục tiêu cụ thể:
Nghiên cứu về hạch toán TSCĐ và phân tích tình hình sử dụng TSCĐ tạiCông ty Từ đó, giúp hiểu sâu hơn về lý thuyết và có thể nắm bắt được thực tế về hạchtoán TSCĐ, so sánh, phân tích, xem xét sự khác biệt giữa lý thuyết và thực tiễn từ đórút ra được những bài học kinh nghiệm cho bản thân
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hạch toán TSCĐ và phân tích tình hình sử dụngTSCĐ
Nghiên cứu và phản ánh được thực trạng hạch toán TSCĐ và hiệu quả sử dụngTSCĐ Trên cơ sở của thực trạng đã được nghiên cứu có thể rút ra được những ưunhược điểm của doanh nghiệp từ đó đề xuất một số biện phát nhằm hoàn thiện côngtác hạch toán và quản lý TSCĐ hữu hình, nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ hữu hìnhtại Công ty Scavi Huế
3 Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài này nghiên cứu công tác kế toán TSCĐ hữu hình và các chỉ tiêu phản ánhhiệu quả sử dụng TSCĐ hữu hình của Công ty Scavi Huế
4 Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: nghiên cứu tại Công ty Scavi Huế
- Về thời gian: số liệu thu thập để thực hiện đề tài là số liệu, chứng từ và các báocáo tài chính của công ty qua 3 năm 2016-2018 và những tháng đầu năm 2019
5 Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp thu thập số liệu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phương pháp này dùng để thu thập thông tinthứ cấp như nội dung của chuẩn mực, thông tư hướng dẫn của Bộ tài chính; cácchuyên đề, khóa luận có liên quan tại thư viện trường và trên internet; các tài liệu thu
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 14thập tại công ty và một số văn bản pháp luật về doanh nghiệp,… để hệ thống hóa cơ sở
lý luận về công tác kế toán TSCĐ hữu hình, đồng thời kế thừa tiếp tục cải thiện nhữnghướng nghiên cứu mới
- Phương pháp phân loại và tổng hợp tài liệu: Phương pháp này được sử dụng
để phân loại các sổ sách, chứng từ, báo cáo và các thông tin liên quan theo mục đích
sử dụng cho vấn đề nghiên cứu Từ đó, thu thập, tổng hợp các thông tin từ nhiều nguồncủa phòng Kế toán và các phòng ban khác tại công ty liên quan đến TSCĐ hữu hìnhtheo các cách đã phân loại
- Phương pháp quan sát: Quan sát và ghi chép lại những công việc hàng ngàycủa nhân viên trong công ty nói chung và phòng Kế toán nói riêng đã thực hiện
- Phương pháp phỏng vấn: Trao đổi trực tiếp với những người liên quan đến vấn
đề nghiên cứu để được giải đáp thắc mắc và học hỏi thêm kinh nghiệm làm việc trongthực tế
Phương pháp xử lí, phân tích số liệu:
- Phương pháp chung nhằm phân tích khái quát tình hình tài chính công ty, gồmcác phương pháp: phân tích theo chiều ngang, phân tích xu hướng, phân tích theochiều dọc, phân tích các chỉ số tài chính Cụ thể trong bài phân tích này, em đã sửdụng chủ yếu ba phương pháp chính là phương pháp phân tích theo chiều ngang, phântích xu hướng và còn dùng thêm phương pháp phân tích theo chiều dọc để phân tích cơcấu của tài sản, nguồn vốn và hiệu quả sử dụng TSCĐHH của doanh nghiệp
Từ đó, tổng hợp các kết quả so sánh và phân tích trên để đưa ra nhận xét chung,tìm những mặt hạn chế và đưa ra giải pháp khắc phục
Phương pháp mô tả: Là phương pháp dùng để mô tả quá trình luân chuyểnchứng từ, quy trình hạch toán kế toán trong doanh nghiệp
6 Kết cấu của đề tài:
Phần I: Đặt vấn đề
Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu
- Chương 1: Cơ sở lý luận về tài sản cố định hữu hình và kế toán tài sản cố địnhhữu hình trong doanh nghiệp
- Chương 2: Thực trạng công tác kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công tyScavi Huế
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 15- Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định hữuhình và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định hữu hình tại Công ty Scavi Huế.
Phần III: Kết luận và kiến nghị
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 16PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH VÀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỐ
ĐỊNH HỮU HÌNH
1.1 Những vấn đề chung về tài sản cố định hữu hình:
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của tài sản cố định hữu hình:
1.1.1.1 Khái niệm:
- Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (chuẩn mực 03 – TSCĐ hữu hình): Tài sản
cố định hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ để sửdụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữuhình
- Theo Thông tư 45/2013/TT-BTC - Hướng dẫn chế độ quản lí, sử dụng và tríchkhấu hao TSCĐ: “TSCĐHH là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chấtthoả mãn các tiêu chuẩn của TSCĐHH, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưngvẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết
bị, phương tiện vận tải ”
Tóm lại, TSCĐHH là những tài sản có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắmgiữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhậnTSCĐ do Bộ Tài chính quy định Trong quá trình sử dụng, giá trị của TSCĐ bị haomòn dần và chuyển một phần giá trị vào sản phẩm nhưng hình thái vật chất của nó vẫngiữ nguyên như ban đầu
- Căn cứ vào Điều 3, chương II, Thông tư 45/2013/TT-BTC - Hướng dẫn chế độquản lí, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ, thông tư bao gồm 3 tiêu chuẩn như sau:
Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;
Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên
Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ30.000.000 đồng (ba mươi triệu đồng) trở lên
1.1.1.2 Đặc điểm:
- Tham gia trực tiếp, gián tiếp vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 17- Một đặc điểm quan trọng của TSCĐ hữu hình là khi tham gia vào quá trìnhsản xuất kinh doanh nó bị hao mòn dần và giá trị hao mòn đó được dịch chuyển vàochi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ Khác với công cụ lao động nhỏ, TSCĐ tham gianhiều kỳ kinh doanh, nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu cho đến lúc hưhỏng.
- Có thể dễ dàng định giá tài sản, TSCĐ hữu hình được đánh giá lần đầu và cóthể đánh giá lại trong quá trình sử dụng TSCĐ hữu hình được tính theo nguyên giá(giá trị ban đầu), giá trị đã hao mòn và giá trị còn lai
1.1.2 Vai trò của TSCĐ hữu hình trong doanh nghiệp:
TSCĐ là một bộ phận của tư liệu sản xuất, giữ vai trò tư liệu lao động chủ yếucủa quá trình sản xuất Chúng được coi là cơ sở vật chất kỹ thuật có vai trò quan trọngtrong hoạt động SXKD, là điều kiện tăng năng suất lao động xã hội và phát triển nềnkinh tế quốc dân
Từ góc độ vi mô, máy móc thiết bị, quy trình công nghệ sản xuất chính là yếu
tố để xác định quy mô và năng lực sản xuất của doanh nghiệp
Từ góc độ vĩ mô, đánh giá về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật của toàn
bộ nền kinh tế quốc dân có thực lực vững mạnh hay không?
Chính vì vậy, trong SXKD của từng doanh nghiệp nói riêng cũng như của toàn
bộ nền kinh tế nói chung, TSCĐ là cơ sở vật chất và có vai trò cực kì quan trọng Việccải tiến, hoàn thiện, đổi mới và sử dụng hiệu quả TSCĐ là một trong những nhân tốquyết định sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp và của nền kinh tế Nhận thứcđúng đắn về vai trò của TSCĐ chính là lý luận đầu tiên xây dựng nên khái niệm vềTSCĐ
1.1.3 Phân loại TSCĐ hữu hình:
TSCĐHH có thể được phân theo nhiều tiêu thức khác nhau, nhưng trong phần này emchỉ trình bày 3 hình thức phân loại là:
- Phân loại theo hình thái biểu hiện:
Nhà cửa, vật kiến trúc
Máy móc, thiết bị
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 18 Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn
Thiết bị, dụng cụ quản lý
Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm
Các TSCĐ là kết cấu hạ tầng, có giá trị lớn do Nhà nước đầu tư xây dựng từnguồn ngân sách nhà nước giao cho các tổ chức kinh tế quản lý, sử dụng
Các loại TSCĐ khác: là toàn bộ các TSCĐ khác chưa liệt kê vào sáu loại trên
- Phân loại theo công dụng kinh tế :
a Nguyên giá TSCĐ hữu hình:
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (chuẩn mực 03 - TSCĐHH): nguyên giá làtoàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được TSCĐ hữu hình tính đếnthời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng Cách xác định nguyên giátrong một số trường hợp:
TSCĐ hữu hình mua sắm:
Nguyên giá
Giá muathực tếphải trả
+
(không bao gồm cáckhoản thuế được
hoàn lại)
+
Các chi phí liên quan trựctiếp phải chi ra tính đến thờiđiểm đưa TSCĐ vào
trạng thái sử dụng
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 19Các chi phí liên quan như: lãi tiền vay phát sinh trong quá trình đầu tư mua sắmTSCĐ; chi phí vận chuyển, bốc dở, chi phí nâng cấp, chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phítrước bạ và các chi phí liên quan trực tiếp khác.
TSCĐHH do đầu tư xây dựng:
Nguyên giá TSCĐ = Giá quyết toán
b Giá trị hao mòn:
Theo Khoản 7 Điều 2 Thông tư 45/2013/TT-BTC, hao mòn TSCĐ là sự giảmdần giá trị sử dụng và giá trị của TSCĐ do tham gia vào hoạt động SXKD, do bào mòncủa tự nhiên, do tiến bộ kỹ thuật trong quá trình hoạt động của TSCĐ
Hao mòn TSCĐ có 2 loại: hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình
Do có sự hao mòn hữu hình nên tài sản mất dần giá trị và giá trị sử dụng lúc banđầu, cuối cùng phải thay thế bằng một tài sản khác
c Giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình:
Giá trị còn lại của TSCĐ là hiệu số giữa nguyên giá của TSCĐ và số khấu haolũy kế (hoặc giá trị hao mòn lũy kế) của TSCĐ tính đến thời điểm báo cáo
Giá trị còn lại trên sổ = Nguyên giá - Số hao mòn luỹ kế
Trong đó, giá trị hao mòn lũy kế của TSCĐ (hay số hao mòn lũy kế của TSCĐ): làtổng cộng giá trị hao mòn của TSCĐ tính đến thời điểm báo cáo
(Trích Khoản 8 Điều 2 Thông tư 45/2013/TT-BTC)
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 201.1.5 Khấu hao TSCĐ hữu hình:
a Khái niệm:
TSCĐ hữu hình hao mòn theo thời gian và đến một thời điểm nào đó thì nókhông còn dùng được nữa Để đảm bảo tái sản xuất TSCĐ hữu hình, doanh nghiệpphải tiến hành trích khấu hao cho TSCĐ hữu hình
Theo Khoản 7 Điều 2 Thông tư 45/2013/TT-BTC, Khấu hao TSCĐ là việc tínhtoán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của TSCĐ vào chi phí sản xuất, kinhdoanh trong thời gian trích khấu hao của TSCĐ
b Xác định thời gian trích khấu hao của TSCĐ hữu hình
- Đối với TSCĐ còn mới (chưa qua sử dụng), doanh nghiệp phải căn cứ vàokhung thời gian trích khấu hao TSCĐ quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông
tư 45/2013/TT-BTC để xác định thời gian trích khấu hao của TSCĐ
- Đối với TSCĐ đã qua sử dụng, thời gian trích khấu hao của TSCĐ được xácđịnh như sau:
Thời gian Giá trị hợp lý của TSCĐ Thời gian trích
trích khấu hao = X khấu hao của TSCĐcủa TSCĐ Giá bán của TSCĐ cùng loại mới 100% mới cùng loại xác định
(hoặc của TSCĐ tương đương trên thị trường) theo Phụ lục 1
(ban hành kèm theoTT45 nêu trên)Trong đó: Giá trị hợp lý của TSCĐ là giá mua hoặc trao đổi thực tế (trong trường hợpmua bán, trao đổi), giá trị còn lại của TSCĐ hoặc giá trị theo đánh giá của tổ chức cóchức năng thẩm định giá (trong trường hợp được cho, được biếu, được tặng, được cấp,được điều chuyển đến ) và các trường hợp khác
c Phương pháp trích khấu hao TSCĐ:
Theo thông tư 45/2003/TT – BTC có 3 phương pháp trích khấu hao: phươngpháp trích khấu hao theo đường thẳng; phương pháp trích khấu hao theo số dư giảmdần có điều chỉnh và phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 21 Phương pháp khấu hao đường thẳng:
Phương pháp khấu hao đường thẳng là phương pháp trích khấu hao theo mứctính ổn định từng năm vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp của tài sản cốđịnh tham gia vào hoạt động kinh doanh
Cách xác định mức trích khấu hao trung bình hằng năm cho TSCĐ:
Mức trích khấu haotrung bình hằngnăm của TSCĐ
Nguyên giá TSCĐ
=Thời gian trích khấu hao
Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng bằng số khấu hao phải trích cả năm chia cho
12 tháng
Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh:
Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh được áp dụng đối vớicác doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực có công nghệ đòi hỏi phải thay đổi, phát triểnnhanh
Công thức tính:
Cách xác định mức trích khấu hao năm của TSCĐ:
Mức trích khấu hao = Giá trị còn lại của TSCĐ x Tỉ lệ khấu hao nhanh
Trong đó: Tỉ lệ khấu hao nhanh = (1/Thời gian trích khấu hao TSCĐ) x Hệ số
điều chỉnh
Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian trích khấu hao của TSCĐ:
Thời gian trích khấu hao của TSCĐ Hệ số điều chỉnh
Trang 22Những năm cuối, khi mức khấu hao năm xác định theo phương pháp số dư giảmdần nói trên bằng (hoặc thấp hơn) mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và
số năm sử dụng còn lại của TSCĐ, thì kể từ năm đó mức khấu hao được tính bằng giátrị còn lại của TSCĐ chia cho số năm sử dụng còn lại của TSCĐ
Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm:
TSCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phương phápnày là các loại máy móc, thiết bị thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:
-Trực tiếp liên quan đến việc sản xuất sản phẩm
-Xác định được tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suấtthiết kế của TSCĐ
-Công suất sử dụng thực tế bình quân tháng trong năm tài chính không thấp hơn100% công suất thiết kế
Công thức tính:
Xác định mức trích khấu hao trong tháng của TSCĐ theo công thức dưới đây:
Mức trích khấu hao = Số lượng sản phẩm x Mức trích khấu hao
trong tháng của TSCĐ sản xuất trong tháng bình quân tính cho một đơn vị
sản phẩmTrong đó:
bình quân tính cho một đơn vị =
Căn cứ khả năng đáp ứng các điều kiện áp dụng quy định cho từng phương phápkhấu hao TSCĐ, doanh nghiệp được lựa chọn phương pháp trích khấu hao phù hợpvới từng loại TSCĐ của doanh nghiệp
1.1.6 Nâng cấp và sửa chữa TSCĐ hữu hình:
a Khái niệm:
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 23Nâng cấp TSCĐ: là hoạt động cải tạo, xây lắp, trang bị bổ sung thêm cho TSCĐnhằm nâng cao công suất, chất lượng sản phẩm, tính năng tác dụng của TSCĐ so vớimức ban đầu hoặc kéo dài thời gian sử dụng của TSCĐ, đưa vào áp dụng quy trìnhcông nghệ sản xuất mới làm giảm chi phí hoạt động của TSCĐ so với trước.
Sửa chữa TSCĐ: là việc duy tu, bảo dưỡng, thay thế sửa chữa những hư hỏngphát sinh trong quá trình hoạt động nhằm khôi phục lại năng lực hoạt động theo trạngthái hoạt động tiêu chuẩn ban đầu của TSCĐ
(Theo Khoản 13, Khoản 14, Điều 2, Thông tư 45/2013/TT-BTC)
b Phân bổ chi phí sửa chữa:
Theo điều 7 thông tư 45/2013/TT-BTC của Bộ tài chính quy định:
Các chi phí doanh nghiệp chi ra để đầu tư nâng cấp tài sản cố định được phảnánh tăng nguyên giá của TSCĐ đó, không được hạch toán các chi phí này vào chi phísản xuất kinh doanh trong kỳ
Các chi phí sửa chữa tài sản cố định không được tính tăng nguyên giá TSCĐ màđược hạch toán trực tiếp hoặc phân bổ dần vào chi phí kinh doanh trong kỳ, nhưng tối
đa không quá 3 năm
Đối với những tài sản cố định mà việc sửa chữa có tính chu kỳ thì doanh nghiệpđược trích trước chi phí sửa chữa theo dự toán vào chi phí hàng năm Nếu số thực chisửa chữa tài sản cố định lớn hơn số trích theo dự toán thì doanh nghiệp được tính thêmvào chi phí hợp lý số chênh lệch này Nếu số thực chi sửa chữa tài sản cố định nhỏ hơn
số đã trích thì phần chênh lệch được hạch toán giảm chi phí kinh doanh trong kỳ
1.1.7 Thanh lý TSCĐ hữu hình:
a Quy định về việc thanh lý TSCĐ:
Theo điểm 3.2 khoản 3 điều 35 Thông tư 200/2014/TT-BTC và khoản 1 điều 31Thông tư 133/2016/TT-BTC quy định:
TSCĐ thanh lý là những TSCĐ hư hỏng không thể tiếp tục sử dụng được, nhữngTSCĐ lạc hậu về kỹ thuật hoặc không phù hợp với yêu cầu sản xuất, kinh doanh
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 24Khi có TSCĐ thanh lý: Doanh nghiệp phải ra quyết định thanh lý, thành lập Hộiđồng thanh lý TSCĐ Hội đồng thanh lý TSCĐ có nhiệm vụ tổ chức thực hiện việcthanh lý TSCĐ theo đúng trình tự, thủ tục quy định trong chế độ quản lý tài chính vàlập “ Biên bản thanh lý TSCĐ” theo mẫu quy định.
Biên bản được lập thành hai bản, một bản chuyển cho phòng kế toán để theo dõighi sổ, một bản giao cho bộ phận quản lý TSCĐ
Đối với các TSCĐ chưa tính đủ khấu hao (chưa thu hồi đủ vốn) mà đã hư hỏng,cần thanh lý, thì phải xác định nguyên nhân, trách nhiệm của tập thể, cá nhân để xử lýbồi thường vào phần giá trị còn lại của TSCĐ chưa thu hồi
Nếu số thu thanh lý và số thu bồi thường không đủ bù đắp phần giá trị còn lại củaTSCĐ chưa thu hồi, hoặc giá trị TSCĐ bị mất thì chênh lệch còn lại được coi là lỗ vềthanh lý TSCĐ và kế toán vào chi phí khác
b Thủ tục thanh lý TSCĐ gồm các hồ sơ sau:
- Biên bản họp Hội đồng thanh lý TSCĐ
- Quyết định Thanh lý TSCĐ
- Biên bản kiểm kê TSCĐ
- Biên bản đánh giá lại TSCĐ
- Biên bản thanh lý TSCĐ
- Hợp đồng kinh tế bán TSCĐ được thanh lý
- Hóa đơn bán TSCĐ
- Biên bản giao nhận TSCĐ
1.1.8 Yêu cầu quản lý và nhiệm vụ của kế toán TSCĐ hữu hình:
a Yêu cầu quản lý:
Mọi TSCĐ trong doanh nghiệp phải có chứng từ đầy đủ (gồm biên bản giao nhậnTSCĐ, hợp đồng, hoá đơn mua TSCĐ và các chứng từ, giấy tờ khác có liên quan).Mỗi TSCĐ phải được phân loại, đánh số và có mã riêng, được theo dõi chi tiết theotừng đối tượng ghi TSCĐ và được phản ánh trong sổ theo dõi TSCĐ
Mỗi TSCĐ phải được quản lý theo nguyên giá, số hao mòn luỹ kế và giá trị cònlại trên sổ sách kế toán:
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 25Giá trị còn lại trên sổ
kế toán của TSCĐ
= Nguyên giá củatài sản cố định
- Số hao mòn luỹ kếcủa TSCĐ
Đối với những TSCĐ không cần dùng, chờ thanh lý nhưng chưa hết khấu hao,doanh nghiệp phải thực hiện quản lý, theo dõi, bảo quản theo quy định hiện hành vàtrích khấu hao theo quy định
Doanh nghiệp phải thực hiện việc quản lý đối với những tài sản cố định đã khấuhao hết nhưng vẫn tham gia vào hoạt động kinh doanh như những TSCĐ thôngthường
b Nhiệm vụ của kế toán:
Tổ chức ghi chép, phản ánh tổng hợp các số liệu một cách đầy đủ, kịp thời về sốlượng, hiện trạng và giá trị TSCĐ hữu hình hiện có, tình hình tăng giảm và di chuyểntài sản cố định, kiểm tra bảo quản, bảo dưỡng và sử dụng TSCĐ
Kế toán tính toán và phân bổ chính xác mức khấu hao tài sản cố định vào chi phísản xuất kinh doanh theo mức độ hao mòn của tài sản cố định và chế độ quy định
Tham gia lập dự toán sửa chữa TSCĐ, giám sát việc sửa chữa TSCĐ
Kế toán hướng dẫn, kiểm tra các phân xưởng, phòng, ban thực hiện đầy đủ cácchứng từ ghi chép ban đầu về TSCĐHH, mở sổ sách cần thiết và hạch toán TSCĐđúng chế độ, đúng phương pháp
Tham gia kiểm kê và đánh giá lại TSCĐ theo quy định của nhà nước, lập báo cáo
về TSCĐ của doanh nghiệp
1.2 Kế toán tài sản cố định hữu hình trong doanh nghiệp:
1.2.1 Sự cần thiết phải hạch toán TSCĐ hữu hình:
TSCĐ hữu hình là một trong những tư liệu sản xuất chính của quá trình sản xuấtkinh doanh của một doanh nghiệp TSCĐ hữu hình luôn biến đổi liên tục và phức tạpđòi hỏi yêu cầu và nhiệm vụ ngày càng cao của công tác quản lý và sử dụng TSCĐhữu hình Việc tổ chức tốt công tác hạch toán TSCĐ hữu hình nhằm mục đích theo dõimột cách thường xuyên tình hình tăng giảm TSCĐ hữu hình về số lượng, giá trị, tìnhhình sử dụng và hao mòn TSCĐ hữu hình Việc hạch toán TSCĐ hữu hình có ý nghĩa
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 26quan trọng trong công tác quản lý, sử dụng đầy đủ, hợp lý công suất TSCĐ hữu hìnhgóp phần phát triển sản xuất, thu hồi vốn nhanh để tái đầu tư, đổi mới TSCĐ hữu hình.
1.2.2 Nhiệm vụ phải hạch toán TSCĐ trong doanh nghiệp:
-Ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời số lượng, giá trị TSCĐ hiện có, tình hỉnhtăng giảm và hiện trạng TSCĐ trong phạm vi toàn đơn vị, cũng như tại từng bộ phận
sử dụng, cung cấp thông tin cho kiểm tra, giám sát thường xuyên việc bảo quản, giữgìn TSCĐ và kế hoạch đầu tư mới cho TSCĐ
-Tính toán và phân bổ chính xác mức khấu hao TSCĐ vào chi phí sản xuất kinhdoanh theo mức độ hao mòn của TSCĐ và chế độ quy định
-Tham gia lập kế hoạch sửa chữa và dự toán chi phí sửa chữa TSCĐ
-Tính toán và phản ánh kịp thời, chính xác tình hình xây dựng trang bị thêm, đổimới, nâng cấp hoặc tháo gỡ bớt hệ thống làm tăng giảm nguyên giá TSCĐ
-Tham gia kiểm tra đánh giá TSCĐ theo quy định của nhà nước và yêu cầu bảotoàn vốn tiến hành phân tích tình hình trang bị, bảo quản, sử dụng TSCĐ tại đơn vị
-Tính toán và phân bổ chính xác mức khấu hao TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh
1.2.3 Kế toán TSCĐ hữu hình:
1.2.3.1 Kế toán tình hình biến động TSCĐ hữu hình:
1.2.3.1.1 Kế toán tăng TSCĐ hữu hình:
a Chứng từ sử dụng:
TSCĐ trong các doanh nghiệp biến động tăng giảm theo rất nhiều trường hợpkhác nhau Mỗi trường hợp kế toán phải sử dụng các loại chứng từ kế toán tương ứng.Với các trường hợp tăng TSCĐ, chứng từ kế toán thường sử dụng là biên bản giaonhận TSCĐ, các Hợp đồng, Hóa đơn GTGT và các chứng từ khác liên quan với từngtrường hợp Các chứng từ ban đầu này là cơ sở quan trọng để xác định nguyên giáTSCĐ
b Tài khoản kế toán:
Theo chế độ hiện hành, việc hạch toán TSCĐ hữu hình được theo dõi trên tàikhoản 211- Tài sản cố định hữu hình Tài khoản này được mở chi tiết cấp 2 Bên cạnh đó,
kế toán TSCĐHH còn sử dụng các tài khoản khác như: TK 111, TK 811, TK 411, 241,…
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 27Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 211:
TK 211
- Nguyên giá của TSCĐ hữu - Nguyên giá TSCĐ hữu hình giảm
hình tăng do mua mới, do do điều chuyển, thanh lý
xây dựng cơ bản hoàn thành,
do phát hiện thừa…
-Điều chỉnh tăng nguyên giá - Nguyên giá của TSCĐ giảm dotháo
của TSCĐ do xây lắp, trang một hoặc một số bộ phận
bị thêm, cải tạo nâng cấp
-Điều chỉnh tăng nguyên giá - Điều chỉnh giảm nguyên giá TSCĐ
TSCĐ do đánh giá lại do đánh giá lại
SD: Nguyên giá TSCĐ hữu
hình hiện có ở doanh nghiệp
Tài khoản 211 có 6 tài khoản cấp 2:
+ Tài khoản 2111- Nhà cửa vật kiến trúc
+ Tài khoản 2112- Máy móc thiết bị
+ Tài khoản 2113- Phương tiện vận tải, truyền dẫn
+ Tài khoản 2114- Thiết bị, dụng cụ quản lý
+ Tài khoản 2115- Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm
+ Tài khoản 2118- TSCĐ khác
c Phương pháp kế toán:
Kế toán hạch toán các nghiệp vụ tăng TSCĐ hữu hình theo sơ đồ sau:
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 28TK 111, 112, 331 TK 211 TK 811 TK 111, 112, 331
Nhượng bán
TK 241 TK 214
Sơ đồ 1.1 Hạch toán tăng giảm TSCĐ hữu hình
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 291.2.3.1.2 Kế toán giảm TSCĐ hữu hình:
a Chứng từ sử dụng:
- Biên bản kiểm kê tài sản cố định
- Biên bản đánh giá lại TSCĐ
- Biên bản thanh lý TSCĐ
- Hợp đồng kinh tế bán TSCĐ được thanh lý
- Hóa đơn bán TSCĐ
- Biên bản giao nhận TSCĐ
- Biên bản hủy tài sản cố địnhThanh lý hợp đồng kinh tế bán TSCĐ
b Tài khoản kế toán:
TK 211 “Tài sản cố định hữu hình”: Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị
hiện có, tình hình biến động tăng giảm của toàn bộ TSCĐHH của doanh nghiệp
theo nguyên giá Bên cạnh đó, còn có các tài khoản như 214 (giá trị hao mòn), TK
711,…
c Phương pháp kế toán:
Tài sản cố định hữu hình của doanh nghiệp giảm do nhiều nguyên nhân khác
nhau, trong đó chủ yếu do nhượng bán, thanh lý Tuỳ theo từng trường hợp cụ thể, kếtoán sẽ phản ánh cho phù hợp, phương pháp hạch toán được trình bày trong sơ đồ 1.1
Biên bản thanh lý TSCĐ hữu hình
b Tài khoản kế toán
- Tài khoản 214: Hao mòn tài sản cố định: Tài khoản này dùng để phản ánh
giá trị hao mòn tài sản cố định hữu hình trong quá trình sử dụng do trích khấu hao
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 30và những khoản tăng, giảm hao mòn khác của các loại tài sản cố định hữu hình
của doanh nghiệp
c Phương pháp kế toán:
- Kế toán khấu hao TSCĐ hữu hình sử dụng TK 2141 – hao mòn Tài sản cố
định hữu hình Chấp hành quy định của nhà nước và dựa vào tình hình thực tế của
doanh nghiệp tiến hành lập kế hoạch trích khấu hao ở kỳ này, TSCĐ giảm kỳ này
thì không trích khấu hao kỳ đó
- Định kỳ tính, trích khấu hao TSCĐ vào chi phí sản xuất, kinh doanh, chi
phí khác,ghi:
Nợ TK 154: Chi phí sản xuất kinh dở dang (chi tiết chi phí khấu hao)
Nợ TK 631: Giá thành sản xuất (trường hợp hạch toán hàng tồn kho theo
phương pháp kiểm kê định kỳ)
Nợ TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 214: hao mòn TSCĐ
- Xóa sổ TSCĐ hữu hình khi đã khấu hao hết khi thanh lý, nhượng bán:
Nợ TK 214: Hao mòn TSCĐ
Có TK 211: Nguyên giá TSCĐ hữu hình
- Trong trường hợp TSCĐ chưa khấu hao hết nhưng phải nhượng bán thanh
lý do hư hỏng hoặc không dùng nữa thì phần giá trị còn lại chưa thu hồi được phải
được tính vào chi phí bất thường
Nợ TK 214: Giá trị hao mòn
Nợ TK 811: Giá trị còn lại
Có TK 211: Nguyên giá
- Các nghiệp vụ giảm TSCĐ thì đồng thời với việc giảm nguyên giá TSCĐ
phải phản ánh giảm giá bị hao mòn của TSCĐ
- Đối với các TSCĐ đã khấu hao hết (đã thu hồi đủ vốn), nhưng vẫn còn sử
dụng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh thì không được tiếp tục trích khấu hao
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 311.2.3.3 Kế toán sửa chữa TSCĐ hữu hình:
1.2.3.3.1 Kế toán sửa chữa thường xuyên:
a Chứng từ sử dụng:
Các hoạt động sửa chữa thường xuyên là các nghiệp vụ sửa chữa nhỏ nên cácdoanh nghiệp thường tự làm Do đó chứng từ bao gồm:
Hóa đơn do người bán cung cấp
Phiếu xuất kho phụ tùng, vật liệu cho sửa chữa thường xuyên
b Tài khoản kế toán:
Các tài khoản tập hợp chi phí tùy thuộc vào phạm vi sử dụng của TSCĐ được sửachữa: TK 154, TK 631, TK 642
Kế hoạch sửa chữa và dự toán chi phí sửa chữa được cấp thẩm quyền
Hợp đồng sửa chữa
Hóa đơn sửa chữa do bên thực hiện xuất cho đơn vị
Biên bản nghiệm thu, giao khối lượng hoàn thành
Lập thẻ TSCĐ đang sửa chữa để theo dõi
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 32b Tài khoản kế toán:
Do sửa chữa lớn thường được lập dự toán trước nên chi phí sửa chữa sẽ đượcphân bổ vào chi phí kinh doanh của nhiều kỳ bằng cách trích trước vào chi phí Dovậy, để hạch toán chi phí sửa chữa lớn thì kế toán sử dụng các tài khoản sau:
+ Tài khoản 2413: Tập hợp chi phí sửa chữa lớn TSCĐ
+ Tài khoản 335: Chi phí trả trước trong trường hợp sửa chữa lớn theo kế hoạch
+ Tài khoản 242: Chi phí trả trước dùng trong trường hợp sửa chữa lớn TSCĐ ngoài
TK 331 TK 211
Sơ đồ 1.2 Hạch toán sửa chữa lớn TSCĐ hữu hình
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 331.2.3.4 Kế toán thuê tài sản cố định hữu hình:
1.2.3.4.1 Thuê tài chính
a Chứng từ sử dụng
Doanh nghiệp đi thuê phải theo dõi, quản lý, sử dụng TSCĐ đi thuê như TSCĐthuộc sở hữu của doanh nghiệp và phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đã cam kết tronghợp đồng thuê TSCĐ Doanh nghiệp thuê TSCĐ theo hình thức thuê tài chính phảitrích khấu hao TSCĐ đi thuê như TSCĐ thuộc sở hữu của doanh nghiệp theo quy địnhhiện hành Trường hợp ngay tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, doanh nghiệp thuêTSCĐ thuê tài chính cam kết không mua lại tài sản thuê trong hợp đồng thuê tài chính,thì doanh nghiệp đi thuê được trích khấu hao TSCĐ thuê tài chính theo thời hạn thuêtrong hợp đồng
b Tài khoản kế toán
-Tài khoản 2121: tài khoản này dùng cho hoạt động thuê hạch toán nguyên giácủa TSCĐHH thuê tài chính Đây là những TSCĐ chưa thuộc quyền sở hữu của doanhnghiệp nhưng doanh nghiệp có nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý quản lý và sử dụngnhư tài sản của doanh nghiệp
c Phương pháp kế toán
Đối với đơn vị đi thuê tài chính TSCĐ về dùng vào hoạt động sản xuất kinhdoanh thì khi nhận TSCĐ thuê tài chính kế toán căn cứ vào hoạt động thuê tài chính vàchứng từ có liên quan để phản ánh các tài khoản kế toán sau:
-Trường hợp có phát sinh chi phí trực tiếp ban đầu liên quan đến TS thuê tàichính, ghi nhận theo sơ đồ sau:
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 34TK 111,112 TK 242 TK 212
Khi phát sinh chi phí Kết chuyển chi phí trực tiếp
trực tiếp ban đầu ban đầu, ghi tăng nguyên giá
khi nhận TS thuê tài chính
TK 3412
Ứng trước tiền thuê Nợ gốc phải trả các kỳ
TK 244Khi chi tiền ký quỹ đảm
bảo việc thuê tài chính
K/c khi tài sản thuê tài
số đã KH khi mua lại
Chi tiền trả thêmKhi mua lại TS thuê
Sơ đồ 1.3 Hạch toán TSCĐ thuê tài chính
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 35 Đối với đơn vị cho thuê tài chính TSCĐ:
-Khi giao TSCĐ cho bên đi thuê
Nợ TK 228: Giá trị TSCĐ cho thuê
Nợ TK 214 (2141, 2143): GTHM (nếu có)
Có TK 211, 213: nguyên giá TSCĐ cho thuê
Có TK 241: Chuyển giá trị XDCB hoàn thành sang cho thuê
-Định kỳ (tháng, quý, năm) theo hợp đồng, phản ánh số tiền thu về cho thuêtrong kỳ (cả vốn lẫn lãi)
Nợ TK 111, 112, 1388 : Tổng số thu
Có TK 711: Thu về cho thuê TSCĐ
Có TK 3331 (33311): Thuế VAT phải nộp
-Nếu chuyển quyền sở hữu hoặc bán cho bên đi thuê trước khi hết hạn hoặc khihết hạn cho thuê:
+ Phản ánh số thu về chuyển nhượng tài sản:
-Nếu nhận lại TSCĐ khi hết hạn cho thuê, căn cứ giá trị được đánh giá lại (nếu có)
Nợ TK 211, 213: Giá trị đánh giá lại hoặc GTCL
Nợ TK 811 (hoặc có TK 711): Phần chênh lệch giữa GTCL chưa thu hồi
với giá trị được đánh giá lại
Có TK 228: GTCL chưa thu hồi
1.2.3.4.2 Kế toán thuê hoạt động:
Thuê tài sản là thuê hoạt động thì doanh nghiệp thuê không phản ánh giá trị tàisản đi thuê trên Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp, mà chỉ phản ánh chi phí tiềnthuê hoạt động vào chi phí sản xuất, kinh doanh theo phương pháp đường thẳng chosuốt thời hạn thuê tài sản, không phụ thuộc vào phương thức thanh toán tiền thuê
a Chứng từ kế toán
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 36+ Biên bản bàn giao TSCĐ
+ Hợp đồng thuê
b Tài khoản kế toán
Khi nhận TSCĐ về, căn cứ vào chứng từ ghi Nợ TK 001 “Tài sản thuê ngoài”,khi hết thời hạn thuê, trả lại TSCĐ thì kế toán ghi Có TK 001 “Tài sản thuê ngoài”
c Phương pháp kế toán
Đơn vị đi thuê:
Đơn vị có trách nhiệm quản lý và sử dụng TSCĐ theo các quy định trong hợpđồng thuê, doanh nghiệp không tính khấu hao đối với những TSCĐ này, chi phí thuêTSCĐ được hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ
Căn cứ vào hợp đồng thuê TSCĐ và các chi phí khác có liên quan đến việc thuê ngoài(vận chuyển, bốc dỡ ) kế toán ghi:
+ Với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:
Nợ TK 154, 642: tiền thuê và các chi phí khác có liên quan
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 331: số tiền thuê phải trả
Có TK 111, 112: các chi phí khác
+ Với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:
Nợ TK 154, 642: tiền thuê gồm cả thuế GTGT và các chi phí khác
Có TK 331: số tiền thuê phải trả
Có TK 111: các chi phí khác
Khi trả tiền cho đơn vị cho thuê, kế toán ghi :
Nợ TK 331 (hoặc 3388)
Có TK: 111, 112
Ngoài ra, tại đơn vị đi thuê còn theo dõi tài sản cố định thuê hoạt động trên TK 001
“Tài sản thuê ngoài”
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 37 Đơn vị cho thuê:
TSCĐ cho thuê hoạt động vẫn thuộc sở hữu của doanh nghiệp nên hàng tháng vẫn phảitính khấu hao
- Các chi phí liên quan đến việc cho thuê như khấu hao TSCĐ, chi phí môi giới,giao dịch, vận chuyển kế toán phản ánh như sau:
Nợ TK 811: tập hợp chi phí cho thuê
Có TK 214: Khấu hao TSCĐ cho thuê
Có TK 111, 112, 331: Các chi phí khác
- Các khoản thu về cho thuê, kế toán ghi
+ Tại doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
Nợ TK 111, 112: tổng số thu
Có TK 711: số thu về cho thuê (không bao gồm thuế GTGT)
Có TK 3331: thuế GTGT phải nộp+ Tại doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
Nợ TK: 111, 112
Có TK 711: tổng thu bao gồm cả thuế GTGT
1.2.3.5 Sổ sách kế toán và ghi sổ kế toán
Để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế có liên quan đến TSCĐ, chúng ta có thể sửdụng các hình thức ghi sổ: Nhật ký chung, Nhật ký- sổ cái, Chứng từ ghi sổ, Nhật ký-chứng từ và hình thức ghi sổ trên máy vi tính
Nếu theo hình thức Kế toán máy, mô hình hoạt động của phần mềm sẽ như sau:
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 38Ghi chú:
: nhập số liệu hằng ngày
: đối chiếu, kiểm tra
: In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm
Sơ đồ 1.4 Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán máy
- Hằng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ
kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoảnghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy tính theo các bảng, biểu được thiết
kế sẵn trên phần mềm kế toán Theo quy trình của phần mềm, các thông tin được tựđộng nhập vào các sổ
- Cuối tháng (hoặc bất kỳ thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện các thaotác khóa sổ và lập báo cáo tài chính Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệuchi tiết được thực hiện tự động và đảm bảo chính xác
- Cuối năm, sổ kế toán tổng hợp và chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyển vàthực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định
Đặc trưng cơ bản của hình thức này là việc thực hiện những bút toán, hạchtoán các nghiệp vụ, các công việc của kế toán nói chung được thực hiện bằng chươngtrình phần mềm kế toán trên máy tính Mỗi doanh nghiệp khác nhau có thể sử dụng
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 39các chương trình phần mềm kế toán khác nhau về tiêu chuẩn, tính năng kỹ thuật hayđiều kiện áp dụng.
1.3 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định hữu hình trong doanh nghiệp:
1.3.1 Các chỉ tiêu phân tích tình hình sử dụng TSCĐ hữu hình:
Trong doanh nghiệp sản xuất, TSCĐ hữu hình chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tàisản dài hạn và đóng vai trò rất quan trọng góp phần vào hoạt động SXKD của doanhnghiệp.Vì vậy, doanh nghiệp luôn phải chú trọng đến công tác quản lý TSCĐ hữu hình
để ngày càng hoàn thiện hơn Muốn vậy nhà quản lý phải yêu cầu kế toán tiến hànhđánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ Thông qua phân tích, đánh giá cho thấy được những
ưu, nhược điểm trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản, trong quá trình trang bị và sửdụng TSCĐ Trên cơ sở đó đề ra các biện pháp thúc đẩy doanh nghiệp cải tiến phươngthức đầu tư, đổi mới công tác quản lý và có giải pháp sử dụng hiệu quả TSCĐ
1.3.1.1 Phân tích biến động TSCĐ hữu hình trong doanh nghiệp:
Khi phân tích tình hình TSCĐ, trước hết phải xem xét tình hình tăng giảm củaTSCĐ giữa thực tế với kế hoạch, giữa cuối kỳ với đầu năm Đồng thời tính và so sánhtốc độ tăng và tỷ trọng của từng loại TSCĐ Xu hướng có tính hợp lý là xu hướngTSCĐ (đặc biệt là máy móc thiết bị) dùng trong sản xuất phải lớn hơn TSCĐ dùngngoài sản xuất, có vậy mới tăng được năng lực sản xuất của DN, các loại TSCĐ khácvừa đủ cân đối để phục vụ cho các thiết bị sản xuất và giảm đến mức tối đa TSCĐ chờ
Giá trị TSCĐ có BQ trong kỳ = ½ (Giá trị TSCĐ đầu kỳ + Giá trị TSCĐ cuối kỳ)
Giá trị TSCĐ tăng trong kỳ bao gồm cả những TSCĐ cũ thuộc nơi khác điều đến
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 40- Hệ số đổi mới TSCĐ:
Giá trị TSCĐ mới tăng trong kỳ
Hệ số đổi mới TCSĐ =
Giá trị TSCĐ hiện có cuối kỳ
Trong đó: Giá trị TSCĐ mới tăng trong kỳ bao gồm cả chi phí hiện đại hóa
Hệ số này cho biết trong tổng số TSCĐ hiện có cuối kỳ thì có bao nhiêu TSCĐ mớiđược bổ sung trong năm Tỷ lệ này càng lớn chứng tỏ năng lực SXKD của DN càngcao
- Hệ số loại bỏ TSCĐ:
Giá trị TSCĐ lạc hậu, cũ giảm trong kỳ
Hệ số loại bỏ TCSĐ =
Giá trị TSCĐ hiện có đầu kỳ
Hệ số này cho biết trong tổng số TSCĐ có đầu kỳ, thì có bao nhiêu đơn vị TSCĐ cũ,lạc hậu được loại bỏ trong kỳ Hệ số này phản ánh mức độ loại thải TSCĐ trong năm
Các hệ số tăng và giảm TSCĐ phản ánh chung mức độ tăng giảm thuần thúy vềquy mô TSCĐ
Các hệ số đổi mới TSCĐ và hệ số loại bỏ TSCĐ ngoài việc phản ánh tăng giảmthuần túy về mặt quy mô tài sản cố đinh còn phản ánh trình độ tiến bộ khoa học kỹthuật, tình hình đổi mới trang thiết bị của DN
Trường Đại học Kinh tế Huế