1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Kế toán-Kiểm toán: Nghiên cứu công tác kế toán tài sản cố định hữu hình và hiệu quả sử dụng tài sản cố định hữu hình tại Công ty Cổ phần nước khoáng Bang

123 7 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 123
Dung lượng 1,22 MB

Nội dung

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện công tác kế toán TSCĐHH tại doanh nghiệp bằng cách nâng cao và phát triển hơn nữa về phần mềm kế toán và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của kế toán. Bên cạnh đó còn phải đưa ra được các biện pháp giúp cho việc xử lý nghiệp vụ liên quan như kế toán tăng, giảm, khấu hao, quản lý TSCĐHH... ngày càng nhanh chóng và hợp lý.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI KINH TẾ HUẾ

KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN

 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

HỮU HÌNH VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN

CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI CÔNG TY

CỔ PHẦN NƯỚC KHOÁNG BANG

ĐỖ THỊ THUỲ LINH

NIÊN KHÓA: 2015-2019

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI KINH TẾ HUẾ

KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN

 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

HỮU HÌNH VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN

CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI CÔNG TY

CỔ PHẦN NƯỚC KHOÁNG BANG

Tên sinh viên: Đỗ Thị Thuỳ Linh Giáo viên hướng dẫn:

Niên khóa: 2015-2019

Huế, Tháng 12 năm 2018

Trang 3

Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn đến TS Nguyễn Đình Chiến, thầy giáo đã tận tình hướng dẫn và theo sát giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập vừa qua.

Đồng thời, tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Công ty Cổ phần nước khoáng Bang, đặc biệt là quý cô, chú, anh, chị phòng Tài chính – Kế toán đã tạo điều kiện thuận lợi, cũng như tận tình cung cấp những tài liệu cần thiết trong suốt thời gian thực tập tại đây.

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình và bạn bè đã luôn ủng hộ, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian vừa qua.

Trong quá trình thực hiện Khóa luận tốt nghiệp của mình, do kiến thức còn hạn chế chắc chắn bài làm không tránh khỏi thiếu sót, rất mong quý thầy cô cùng các bạn sinh viên góp ý, giúp đỡ để tôi có thể hoàn thiện bài của mình tốt hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Huế, ngày 30 tháng 12 năm 2018

Sinh viên thực hiện

Đỗ Thị Thùy Linh

Trang 4

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

TSCĐ : Tài sản cố địnhTSCĐHH : Tài sản cố định hữu hìnhSXKD : Sản xuất kinh doanh

DN : Doanh nghiệpTSNH : Tài sản ngắn hạnTSDH : Tài sản dài hạn

NPT : Nợ phải trảVCSH : Vốn chủ sở hữu

TNDN : Thu nhập doanh nghiệpVAT, GTGT : Thuế giá trị gia tăngTNHH : Trách nhiệm hữu hạn

SL : Số lượng

NG : Nguyên giáĐVT : Đơn vị tínhGTCL : Giá trị còn lại

BĐSĐT : Bất động sản đầu tưXDCB : Xây dựng cơ bảnVNĐ : Việt Nam ĐồngUBND : Ủy Ban Nhân dânCCDC : Công cụ dụng cụ

TK : Tài khoản

Trang 5

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian trích khấu hao của TSCĐ 18

Bảng 2.1 Tình hình lao động tại công ty trong giai đoạn 2015-2017 47

Bảng 2.2 Biến động tài sản của Công ty trong giai đoạn 2015-2017 52

Bảng 2.3 Biến động tổng nguồn vốn của Công ty trong giai đoạn 2015-2017 57

Bảng 2.4 Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty trong giai đoạn 2015-2017 59

Bảng 2.5 Phân loại TSCĐHH theo hình thái biểu hiện vào năm 2017 63

Bảng 2.6 Phân loại TSCĐHH theo nguồn vốn hình thành vào năm 2017 63

Bảng 2.7 Đánh giá TSCĐHH theo giá trị còn lại vào năm 2017 64

Bảng 2.8 Cơ cấu TSCĐHH tại Công ty Cổ phần nước khoáng Bang Error! Bookmark not defined. Bảng 2.9 Tình hình biến động TSCĐHH tại Công ty Cổ phần nước khoáng Bang 76

Bảng 2.10 Tình hình kỹ thuật và trang bị TSCĐHH tại Công ty Cổ phần nước khoáng Bang 80 Bảng 2.11 Hiệu quả sử dụng TSCĐHH tại Công ty Cổ phần nước khoáng Bang 82

DANH MỤC BIỂU Biểu 2.1 Sổ Tài sản mua săm xe ô tô Error! Bookmark not defined Biểu 2.2 Sổ TSCĐ của công trình xây dựng cơ bản hoàn thành Error! Bookmark not defined. Biểu 2.3 Sổ chi tiết tài khoản 2141 tháng 12 năm 2017 73

Biểu 2.4 Sổ tài sản M54 – Thiết bị xử lý nước RO Error! Bookmark not defined Biểu 2.5 Sổ chi tiết tài khoản TK 2112 Error! Bookmark not defined Biểu 2.6 Sổ nhật ký chung Error! Bookmark not defined Biểu 2.7 Sổ cái TK 2112 Error! Bookmark not defined.

Trang 6

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1 Cơ cấu tài sản của Công ty trong giai đoạn 2015-2017 50

Biểu đồ 2.2 Cơ cấu nguồn vốn của Công ty trong giai đoạn 2015-2017 55

DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1 Quy trình luân chuyển chứng từ TSCĐ 21

Sơ đồ 1.2 Quy trình hạch toán chi tiết TSCĐ 23

Sơ đồ 1.3 Hạch toán tình hình tăng, giảm TSCĐHH 26

Sơ đồ 1.4 Hạch toán khấu hao TSCĐHH 27

Sơ đồ 1.5 Hạch toán sửa chữa TSCĐHH 28

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức quản lý tại Công ty Cổ phần nước khoáng Bang 41

Sơ đồ 2.2 Tổ chức bộ máy kế toán Công ty Cổ phần nước khoáng Bang 44

Sơ đồ 2.3 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính 45

Trang 7

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ii

DANH MỤC BẢNG iii

DANH MỤC BIỂU iii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ iv

DANH MỤC SƠ ĐỒ iv

MỤC LỤC v

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.1 Lý do chọn đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài 3

1.3 Đối tượng nghiên cứu 3

1.4 Phạm vi nghiên cứu 3

1.5 Phương pháp nghiên cứu 3

PHẦN II:NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TSCĐHH VÀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSCĐHH 6

1.1 Lý luận chung về TSCĐHH 6

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm, phân loại và vai trò của TSCĐHH 6

1.1.1.1 Khái niệm 6

1.1.1.2 Đặc điểm 7

1.1.1.3 Vai trò 7

1.1.1.4 Phân loại 8

1.1.2 Nguyên tắc quản lý tài sản cố định 10

1.1.3 Đánh giá TSCĐHH 10

1.1.3.1 Nguyên giá 11

1.1.3.2 Giá trị hao mòn của TSCĐHH 14

1.1.3.3 Giá trị còn lại 15

1.1.4 Khấu hao TSCĐHH 15

1.1.4.1 Khái niệm 15

Trang 8

1.1.4.2 Thời gian trích khấu hao của TSCĐHH 16

1.1.4.3 Các phương pháp trích khấu hao TSCĐHH 16

1.1.5 Đầu tư nâng cấp và sửa chữa TSCĐHH 19

1.2 Công tác kế toán TSCĐHH 20

1.2.1 Chứng từ kế toán và quy trình luân chuyển chứng từ 20

1.2.1.1 Chứng từ kế toán 20

1.2.1.2 Quy trình luân chuyển chứng từ kế toán TSCĐ 21

1.2.2 Kế toán chi tiết TSCĐHH 22

1.2.3 Kế toán tổng hợp TSCĐHH 24

1.2.3.1 Tài khoản sử dụng 24

1.2.3.2 Hạch toán tình hình tăng, giảm TSCĐHH 25

1.2.4 Kế toán khấu hao TSCĐHH 26

1.2.4.1 Tài khoản sử dụng 27

1.2.4.2 Hạch toán khấu hao TSCĐHH 27

1.2.5 Kế toán sửa chữa TSCĐHH 27

1.2.5.1 Tài khoản sử dụng 27

1.2.5.2 Hạch toán sửa chữa TSCĐ 28

1.3 Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐHH của doanh nghiệp 29

1.3.1 Thế nào là hiệu quả sử dụng TSCĐHH 29

1.3.2 Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐHH 30

1.3.2.1 Phân tích biến động của TSCĐHH 30

1.3.2.2 Phân tích tình trạng kỹ thuật của TSCĐHH 31

1.3.2.3 Chỉ tiêu đánh giá tình hình trang bị TSCĐHH 31

1.3.2.4 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐHH 32

1.3.3 Một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng TSCĐHH 33

1.3.3.1 Các nhân tố khách quan 33

1.3.3.2 Nhân tố chủ quan 34

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TSCĐHH VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSCĐHH TẠI CÔNG TY 37

2.1 Giới thiệu về Công ty Cổ phần Nước khoáng Bang 37

Trang 9

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Nước khoáng Bang 37

2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty 39

2.1.3 Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty Cổ phần nước khoáng Bang 40

2.1.4 Tình hình tổ chức công tác kế toán của Công ty Cổ phần nước khoáng Bang 43

2.1.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán 43

2.1.4.2 Tổ chức vận dụng chế độ kế toán 44

2.1.5 Nguồn lao động của Công ty trong giai đoạn 2015-2017 46

2.1.6 Khái quát tình hình tài sản, nguồn vốn của Công ty trong giai đoạn 2015-2017 49

2.1.6.1 Tình hình tài sản của Công ty trong giai đoạn 2015-2017 49

2.1.6.2 Tình hình nguồn vốn của Công ty trong giai đoạn 2015-2017 54

2.1.7 Khái quát tình hình kinh doanh của Công ty trong giai đoạn 2015-2017 58

2.1.7.1 Phân tích tình hình doanh thu của Công ty trong giai đoạn 2015-2017 60

2.1.7.2 Phân tích tình hình Chi phí của Công ty trong giai đoạn 2015-2017 61

2.1.7.3 Phân tích tình hình lợi nhuận của Công ty trong giai đoạn 2015-2017 62

2.2 Thực trạng công tác kế toán TSCĐHH tại Công ty Cổ phần nước khoáng Bang 63

2.2.1 Phân loại TSCĐHH tại Công ty 63

2.2.2 Đánh giá TSCĐHH tại Công ty 64

2.2.2.1 Nguyên giá 64

2.2.3 Công tác kế toán TSCĐHH tại Công ty Cổ phần nước khoáng Bang 64

2.2.3.1 Kế toán tăng TSCĐHH tại Công ty 64

2.2.3.2 Kế toán khấu hao TSCĐHH tại Công ty 72

2.2.3.3 Kế toán sửa chữa thường xuyên TSCĐHH tại Công ty 74

2.2.3.4 Kế toán kiểm kê TSCĐHH tại Công ty 74

2.3 Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐHH tại Công ty Cổ phần nước khoáng Bang trong giai đoạn 2015-2017 75

2.3.1 Phân tích biến động TSCĐHH của Công ty trong giai đoạn 2015-2017 75

2.3.2 Phân tích tình hình trang bị và tình trạng kỹ thuật của TSCĐHH trong giai đoạn 2015-2017 79

2.3.3 Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐHH trong giai đoạn 2015-5017 81

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TSCĐHH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NƯỚC KHOÁNG BANG 85

Trang 10

3.1 Đánh giá về công tác kế toán TSCĐHH và hiệu quả sử dụng TSCĐHH tại Công ty

Cổ phần nước khoáng Bang 85

3.1.1 Đánh giá về công tác kế toán TSCĐHH tại công ty: 85

3.1.1.1 Những mặt đạt được 85

3.1.1.2 Những hạn chế 86

3.1.2 Đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐHH tại Công ty Cổ phần nước khoáng Bang 87

3.1.2.1 Ưu điểm 87

3.1.2.2 Nhược điểm 87

3.2 Một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán TSCĐHH và nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐHH tại Công ty Cổ phần nước khoáng Bang 87

3.2.1 Về công tác kế toán TSCĐHH 87

3.2.2 Về việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐHH 89

PHẦN III: KẾT LUẬN 90

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 91

Trang 11

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1Lý do chọn đề tài

Ngày nay cùng với sự phát triển vô cùng mạnh mẽ của nền kinh tế đã kéo theonhiều cơ hội và thách thức đến cho Việt Nam Bên cạnh việc góp phần tăng thêm thunhập, cải thiện đời sống của người dân thì điều này cũng làm cho họ ngày càng yêucầu khắt khe hơn đối với các sản phẩm mà mình sử dụng trong đời sống, đặc biệt làđối với các sản phẩm của các ngành lương thực, thực phẩm, nước giải khát… Bởi vìđây là những hàng hóa thiết yếu, được sử dụng hàng ngày và không thể thiếu củangười dân Khác với trước đây khi mà mức sống của người dân Việt Nam vẫn đangcòn thấp và chưa thể theo kịp với trình độ của Thế giới cho nên người tiêu dùng chỉlựa chọn các sản phẩm giá rẻ, vừa túi tiền thì hiện nay, cùng với sự vươn lên và pháttriển mạnh mẽ đã làm cho người dân trở nên khó tính hơn trong việc lựa chọn khi màđối với họ thì chuyện giá cả không còn là tiêu chí duy nhất mà ưu tiên hàng đầu củasản phẩm đó chính là đảm bảo chất lượng cũng như sức khỏe cho người tiêu dùng, sau

đó mới xét đến chuyện giá cả của sản phẩm Có thể thấy rằng với xu hướng lựa chọnsản phẩm ngày nay sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài khithâm nhập vào thị trường Việt Nam bởi vì nếu xét về chất lượng thì các sản phẩmnước ngoài thường tốt hơn và yên tâm hơn so với sản phẩm trong nước mặc dù giá cả

có thể bằng hoặc cao hơn Bên cạnh đó tư tưởng “xín ngoại” nó cũng tạo nên nhữngkhó khăn nhất định cho các doanh nghiệp Việt Nam trong môi trường cạnh tranh vôcùng khốc liệt

Cùng với các ngành lương thực, thực phẩm thì ngành nước giải khát cũng ngàycàng tăng trưởng và phát triển nhanh chóng khi có đến hơn 1.800 cơ sở sản xuất nướcgiải khát và bình quân người Việt tiêu thụ nước giải khát trên 23 lít/người/năm (theo

số liệu thống kê từ Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam công bố) và tiếptục tăng trong những năm tới Qua đó chứng tỏ sức thu hút to lớn của thị trường nướcgiải khát ở Việt Nam Mặc dù được đánh giá là môi trường vô cùng hấp dẫn nhưngtrong những năm gần đây lại xảy ra một vấn đề gây bức xúc trong dư luận, đó chính làviệc sử dụng các hóa chất độc hại hay các nguồn nguyên liệu, phế phẩm bẩn để làm racác sản phẩm nước đóng chai gây nguy hại cho sức khỏe của con người nhưng bao bì,

Trang 12

mẫu mã lại mang tên của các thương hiệu nổi tiếng trong nước và nước ngoài Nhữngviệc làm bất chấp mọi thủ đoạn nhằm đánh lừa người dân để thu được lợi nhuận vôtình đã gây nên một tâm lý e ngại, dè dặt hơn trong lòng người tiêu dùng Từ đó, gâynên nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất nước giải khát trong việcthuyết phục được người dân và có thể cạnh tranh lại với các doanh nghiệp nổi tiếngcủa nước ngoài Muốn giải quyết được vấn đề đó thì các doanh nghiệp trong nước cầnphải luôn không ngừng cải tiến và đổi mới các sản phẩm cũng như có các biện phápgiúp tạo được niềm tin trong lòng người tiêu dùng.

Một trong những nhân tố quyết định đến chất lượng sản phẩm của các doanhnghiệp sản xuất nói chung và các doanh nghiệp sản xuất nước giải khát nói riêng đóchính là cơ sở vật chất kỹ thuật như: máy móc, thiết bị… hay nói cách khác làTSCĐ Đây chính là điều đã tạo nên khoảng cách về chất lượng sản phẩm ở doanhnghiệp nước ta với các nước trên Thế giới Mặc dù vậy, nhưng hiện nay nhờ có sựphát triển vượt bậc của các tiến bộ kỹ thuật đã giúp cho nước ta gần bắt kịp với cácnước tiên tiến, nhờ đó mà đã dần rút ngắn được cách biệt hơn so với doanh nghiệpnước ngoài Từ đó có thể thấy được rằng, TSCĐ là một yếu tố then chốt trong cácdoanh nghiệp sản xuất Nó thể hiện được một cách chính xác nhất về năng lực, trình

độ trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp Trong đó, TSCĐHH lạichiếm giá trị rất lớn trong tổng TSCĐ của các doanh nghiệp sản xuất TSCĐ nóichung và TSCĐHH nói riêng được cải tiến, đổi mới và hoàn thiện phụ thuộc rấtnhiều vào hoàn cảnh thực tế trong mỗi thời kỳ, nhưng phải đảm bảo yêu cầu phục vụsản xuất một cách hiệu quả nhất, thúc đẩy sự tồn tại và phát triển của các doanhnghiệp trong nền kinh tế thị trường

Xuất phát từ những yêu cầu cấp thiết ở trên, cùng với quá trình học tập ở trườngĐại học Kinh tế Huế và thời gian thực tập, tìm hiểu, nghiên cứu tại Công ty Cổ phầnnước khoáng Bang nên tôi đã chọn đề tài: “Nghiên cứu công tác kế toán TSCĐHH vàhiệu quả sử dụng TSCĐHH tại Công ty Cổ phần nước khoáng Bang” làm đề tài nghiêncứu cho Khóa luận tốt nghiệp đại học của mình

Trang 13

1.2Mục tiêu nghiên cứu đề tài

Đề tài được nghiên cứu dựa trên các mục tiêu sau đây:

- Hệ thống hóa và tổng hợp những lý luận cơ bản về kế toán TSCĐHH trongdoanh nghiệp và các phương pháp phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐHH

- Tìm hiểu đặc điểm của doanh nghiệp trong sản xuất và công tác kế toán doanhnghiệp Từ đó, nghiên cứu và phân tích được thực trạng công tác kế toán TSCĐHHhay tình hình sử dụng TSCĐ tại Công ty Cổ phần nước khoáng Bang

- Đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện công tác kế toán TSCĐHH tại doanhnghiệp bằng cách nâng cao và phát triển hơn nữa về phần mềm kế toán và trình độchuyên môn nghiệp vụ của kế toán Bên cạnh đó còn phải đưa ra được các biện phápgiúp cho việc xử lý nghiệp vụ liên quan như kế toán tăng, giảm, khấu hao, quản lýTSCĐHH ngày càng nhanh chóng và hợp lý

- Đưa ra được các giải pháp giúp nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐHH tại Công

ty Cổ phần nước khoáng Bang dựa trên các con số của các chỉ tiêu phân tích hiệu quả

sử dụng TSCĐHH Qua đó, sẽ phần nào giúp cho năng suất và chất lượng sản phẩmcủa doanh nghiệp ngày càng tốt hơn

1.3Đối tượng nghiên cứu

Công tác kế toán TSCĐHH và hệ thống các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụngTSCĐHH của Công ty Cổ phần nước khoáng Bang

1.5Phương pháp nghiên cứu

Để nghiên cứu tài liệu này tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phương pháp này dùng để thu thập thông tinthứ cấp như nội dụng của chuẩn mực, thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính;các chuyên đề, khóa luận có liên quan tại thư viện trường và trên internet; các

Trang 14

tài liệu thu thập tại công ty và một số văn bản pháp luật về doanh nghiệp… để

hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác kế toán TSCĐHH

Phương pháp pháp quan sát: Quan sát và ghi chép những công việc của nhânviên trong công ty và của phòng kế toán phải làm hàng ngày

Phương pháp phỏng vấn: Là phương pháp hỏi trực tiếp những người liên quanđến vấn đề nghiên cứu từ đó giải quyết thắc mắc và hiểu rõ hơn về công tác kếtoán tại Công ty, đồng thời được hỏi học thêm các kinh nghiệm thực tế giúp chocông việc sau này

Phương pháp thu thập số liệu: thu thập số liệu từ nhiều nguồn như phòng Tàichính – Kế toán và các phòng ban khác sẽ giúp cho việc tính toán và xử lý cácchỉ số hiệu quả sử dụng tài sản cố định được chính xác và cụ thể hơn

Phương pháp phân tích: Trong khóa luận này tôi chủ yếu sử dụng các phươngpháp phân tích đó là phương pháp phân tích theo chiều ngang, phân tích xuhướng và phương pháp phân tích theo chiều dọc

- Phân tích theo chiều ngang: Tính số tiền chênh lệch bằng cách lấy chỉ tiêu của

kỳ phân tích so với chỉ tiêu của kỳ gốc (ví dụ năm 2016 so với năm 2015, năm

2017 so với năm 2016) Tỷ lệ chênh lệch được tính toán để thấy được quy môthay đổi tương quan ra sao so với quy mô trước đó

- Phân tích xu hướng: Các chênh lệch được tính cho nhiều năm thay vì hai năm

Từ đó, có thể chỉ ra được những thay đổi cơ bản về tình hình hoạt động kinhdoanh của công ty

- Phân tích theo chiều dọc: Tỷ lệ (tỷ trọng) được tính bằng cách lấy chỉ tiêu bộphận chia cho chỉ tiêu tổng thể nhằm chỉ ra được mối quan hệ của các bộ phậnkhác nhau so với tổng số trong báo cáo Qua đó thấy được tầm quan trọng củacác thành phần nào đó trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và chỉ rađược những thay đổi quan trọng về kết cấu của một năm so với năm tiếp theo

- Phương pháp đặc thù: Trong bài này tôi chủ yếu sử dụng phương pháp so sánh.Thực hiện đối chiếu các chỉ tiêu kinh tế có cùng một nội dung, một tính chấttương tự để xác định xu hướng và mức độ biến động của các chỉ tiêu đó

Trang 15

 So sánh theo chiều ngang với các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán giữa banăm 2015, 2016 và 2017 để thấy được xu hướng biến động của các khoản mục Đồngthời so sánh theo chiều dọc để xác định tỷ trọng của từng chỉ tiêu trong tổng thể quy

mô nói chung qua đó thấy được mức độ quan trọng của từng chỉ tiêu tổng thể

 So sánh theo chiều ngang các khoản mục liên quan đến doanh thu, chi phí, lợinhuận trên báo cáo kết quả kinh doanh để thấy được tốc độ phát triển của công tytrong ba năm 2015, 2016 và 2017

 So sánh các chỉ số tài chính năm 2016 so với năm 2015, năm 2017 so với năm2016

Từ đó, tổng hợp các kết quả so sánh và phân tích trên để đưa ra nhận xét chung,tìm những mặt hạn chế và đưa ra giải pháp khắc phục

Phương pháp mô tả: Là phương pháp dùng để mô tả quy trình luân chuyểnchứng từ, quy trình hạch toán kế toán trong doanh nghiệp

1.6Kết cấu đề tài

Nôi dụng của đề tài nghiên cứu sẽ bao gồm ba phần, đó là:

Phần I: Đặt vấn đề

Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu

Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán TSCĐHH và phân tích hiệu quả sử dụngTSCĐHH

Chương 2: Thực trạng công tác kế toán TSCĐHH và hiệu quả sử dụngTSCĐHH tại Công ty Cổ phần nước khoáng Bang

Chương 3: Một số biện pháp cải thiện công tác kế toán TSCĐHH tại Công ty

Cổ phần nước khoáng Bang

Phần III: Kết luận

Trang 16

PHẦN II:NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TSCĐHH VÀ

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSCĐHH

bị, phương tiện vận tải ”

Từ hai khái niệm trên, ta có thể hiểu một cách ngắn gọn, TSCĐHH là những tàisản có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất,kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐHH do Bộ Tài chính quy định.Trong quá trình sử dụng thì TSCĐHH sẽ bị hao mòn dần và chuyển dịch phần giá trịhao mòn đó vào sản phẩm sản xuất ra

Vậy tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐHH bao gồm những gì? Thì căn cứ vào Điều 3,chương II Thông tư 45/2013/TT-BTC – Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và tríchkhấu hao TSCĐ thì các tài sản được ghi nhận là TSCĐHH phải thỏa mãn đồng thời tất

cả ba (3) tiêu chuẩn ghi nhận sau:

- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;

- Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy và có giá trị từ30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng) trở lên;

- Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm;

Trang 17

1.1.1.2 Đặc điểm

- Tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh khác nhau của doanh nghiệp.Đây được xem là đặc điểm đầu tiên và quan trọng nhất của TSCĐHH

- Tồn tại ở hình thái vật chất cụ thể: TSCĐHH là những tư liệu lao động chủ yếu

có hình thái vật chất (từng đơn vị tài sản có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thốnggồm nhiều bộ phận tài sản liên kết với nhau để thực hiện một hay một số chức năngnhất định) như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị…

- Bị hao mòn dần: TSCĐHH thường được sử dụng trong quá trình sản xuất ra cácsản phẩm và tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, tức là tồn tại rất nhiều năm chonên dần dần sẽ bị hao mòn, phần giá trị đó được chuyển dịch từng phần vào chi phíkinh doanh Còn TSCĐHH vẫn giữ nguyên được hình thái vật chất ban đầu cho đếnkhi hư hỏng hoàn toàn

- Khó khăn trong việc vận chuyển, di dời: Bởi vì TSCĐHH bao gồm nhà cửa, vậtkiến trúc, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải… được hình thành sau quá trình thicông xây dựng hoặc lắp đặt rất lâu cho nên thường rất to lớn và cố định nên khó cóthể di chuyển được

1.1.1.3Vai trò

- TSCĐ phản ánh mặt bằng cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp, phản ánh quy mô củadoanh nghiệp có tương xứng hay không với đặc điểm loại hình kinh doanh mà nótiến hành

- TSCĐ luôn mang tính quyết định đối với quá trình sản xuất hàng hóa của doanhnghiệp Do đặc điểm luân chuyển của mình qua mỗi chu kỳ sản xuất, TSCĐ tồn tạitrong một thời gian dài và nó tạo ra tính ổn định trong chu kỳ kinh doanh của doanhnghiệp cả về sản lượng và chất lượng

- TSCĐ còn là một công cụ huy động vốn khá hữu hiệu:

+ Đối với vốn vay ngân hàng thì TSCĐ được coi là điều kiện khá quan trọng bởi nóđóng vai trò là vật thế chấp cho khoản tiền vay Trên cơ sở giá trị của tài sản thếchấp thì ngân hàng mới có quyết định cho vay hay không và cho vay với số lượng

là bao nhiêu

Trang 18

+ Đối với Công ty Cổ phần thì quy mô của công ty phụ thuộc vào giá trị TCSĐ màcông ty nắm giữ Do vậy, trong quá trình huy động vốn cho doanh nghiệp bằngcách phát hành trái phiếu hay cổ phiếu, mức độ tin cậy của các nhà đầu tư chịu ảnhhưởng khá lớn từ lượng tài sản mà công ty hiện có.

Chính vì vậy, trong SXKD của từng doanh nghiệp nói riêng cũng như của toàn

bộ nền kinh tế nói chung, TSCĐ là cơ sở vật chất và có vai trò cực kì quan trọng Việccải tiến, hoàn thiện, đổi mới và sử dụng hiệu quả TSCĐ là một trong những nhân tốquyết định sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp và của nền kinh tế

Nhận thức đúng đắn vai trò của TSCĐ cũng chính là cơ sở để doanh nghiệpthấy được tầm quan trọng của TSCĐ cũng như vai trò của TSCĐHH nói riêng tronghoạt động SXKD

1.1.1.4 Phân loại

Trong doanh nghiệp có rất nhiều loại thuộc TSCĐHH như: nhà cửa, máy mócthiết bị, phương tiện vận tải… Mỗi một loại tài sản đều có công dụng, tình hình vàmục đích sử dụng khác nhau Ngoài ra, chúng còn có thời gian sử dụng khác nhau dẫnđến việc tính và phân bổ khấu hao cũng rất khác biệt Nếu không biết quản lý một cáchthuận tiện sẽ gây mất thời gian chứ chưa nói đến việc tính toán sai

Cho nên có thể thấy rằng việc phân loại TSCĐHH là rất cần thiết Nó nhằmmục đích giúp cho các doanh nghiệp thuận lợi hơn trong công tác quản lý và hạch toánTSCĐ một cách rõ ràng hơn Qua đó sẽ giảm bớt được khó khăn cho kế toán khi màTSCĐ trong các doanh nghiệp sản xuất là rất nhiều và thường có giá trị lớn cho nênnếu không có các phương pháp theo dõi cũng như hạch toán chi phi khấu hao hợp lý sẽgây nên tổn thất lớn cho doanh nghiệp

Phân loại theo hình thái biểu hiện

Hiện nay, theo quy định mới nhất của Bộ Tài chính được nêu rõ tại Khoản 2,Điều 1, Thông tư 147/2016/TT-BTC – Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số45/2013/TT-BTC ngày 25 tháng 4 năm 2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản

lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định thì TSCĐHH của doanh nghiệp đượcphân loại như sau:

- Loại 1: Nhà cửa, vật kiến trúc

Trang 19

- Loại 2: Máy móc, thiết bị

- Loại 3: Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn

- Loại 4: Thiết bị, dụng cụ quản lý

- Loại 5: Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm

- Loại 6: Các tài sản cố định là kết cấu hạ tầng, có giá trị lớn do Nhà nước đầu tưxây dựng từ nguồn ngân sách nhà nước giao cho các tổ chức kinh tế quản lý, khaithác, sử dụng

- Loại 7: Các loại tài sản cố định khác: là toàn bộ các tài sản cố định khác chưa liệt

kê vào sáu loại trên

Phân loại theo quyền sở hữu:

- TSCĐ tự có: Là những TSCĐ được đầu tư mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn

tự có của doanh nghiệp như được cấp phát, vốn tự bổ sung, vốn vay…

- TSCĐ thuê ngoài: Là những TSCĐ doanh nghiệp đi thuê của đơn vị, cá nhânkhác, doanh nghiệp có quyền quản lý và sử dụng trong suốt thời gian thuê theo hợpđồng và trong đó được chia thành 2 loại nhỏ:

+ TSCĐHH thuê tài chính: Là những TSCĐ mà doanh nghiệp thuê của công ty chothuê tài chính Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua lại tàisản thuê hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê tàichính Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng thuê tài chính ítnhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng

+ TSCĐ thuê hoạt động: Mọi TSCĐ đi thuê nếu không thỏa mãn các quy định nêutrên được coi là TSCĐ thuê hoạt động

Phân loại theo tình hình sử dụng: Với cách phân loại này sẽ giúp cho cácdoanh nghiệp nắm được tình hình sử dụng TSCĐ để có biện pháp tăng cường TSCĐhiện có, giải phóng nhanh chóng các TSCĐ không cần dùng, chờ thanh lý để thu hồivốn, gồm:

Trang 20

- TSCĐHH dùng trong sản xuất kinh doanh: Là TSCĐ đang sử dụng trong hoạtđộng SXKD, đối với những tài sản này bắt buộc doanh nghiệp phải tính và tríchkhấu hao vào chi phí SXKD.

- TSCĐHH dùng trong hoạt động phúc lợi: Là TSCĐ mà đơn vị dùng cho nhu cầuphúc lợi công cộng như nhà văn hóa, nhà trẻ, xe ca phúc lợi…

- TSCĐHH chờ xử lý: Là những TSCĐ không cần dùng, chưa cần dùng vì thừa sovới nhu cầu hoặc không thích hợp với sự đổi mới công nghệ, bị hư hỏng, chờ thanh

lý TSCĐ tranh chấp chờ giải quyết Những tài sản này cần xử lý nhanh chóng đểthu hồi vốn sử dụng cho việc đầu tư đổi mới TSCĐ

1.1.2 Nguyên tắc quản lý tài sản cố định

TSCĐ chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản của doanh nghiệp, bên cạnh đócòn giữ vai trò là tư liệu lao động chủ yếu của quá trình sản xuất nên việc quản lý chặtchẽ và chi tiết sẽ góp phần tăng năng suất lao động cũng như chất lượng sản phẩm củadoanh nghiệp Tuy nhiên việc quản lý TSCĐ cũng khá phức tạp và chịu sự chi phốicủa nhiều quy định khắt khe thuộc chế độ Tài chính – Kế toán

Theo Điều 5, Thông tư 45/2013/TT-BTC – Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng

và trích khấu hao tài sản cố định thì việc quản lý TSCĐ phải tuân theo nguyên tắc sau:

- Mọi TSCĐ trong doanh nghiệp phải có bộ hồ sơ riêng (gồm biên bản giao nhậnTSCĐ, hợp đồng, hóa đơn mua TSCĐ và các chứng từ, giấy tờ khác có liên quan).Mỗi TSCĐ phải được phân loại, đánh số và có thẻ riêng, được theo dõi chi tiết theotừng đối tượng ghi TSCĐ và được phản ánh trong sổ theo dõi TSCĐ

- Mỗi TSCĐ phải được quản lý theo nguyên giá, số hao mòn lũy kế và giá trị cònlại trên sổ sách kế toán

- Đối với những TSCĐ không cần dùng, chờ thanh lý nhưng chưa hết khấu hao,doanh nghiệp phải thực hiện quản lý, theo dõi, bảo quản theo quy định hiện hành vàtrích khấu hao theo quy định tại Thông tư này

- Doanh nghiệp phải thực hiện việc quản lý đối với những TSCĐ đã khấu hao hếtnhững vẫn tham gia vào hoạt động kinh doanh như những TSCĐ thông thường

1.1.3 Đánh giá TSCĐHH

Trang 21

Đánh giá TSCĐHH tức là xác định giá trị ghi sổ của tài sản Mục đích của việcđánh giá TSCĐHH là nhằm đánh giá đúng năng lực SXKD của doanh nghiệp, bêncạnh đó giúp cho việc tính khấu hao chính xác, hợp lý nhằm đảm bảo thu hồi vốn đầu

tư để tái đầu tư TSCĐHH khi nó hư hỏng và phân tích đúng hiệu quả sử dụngTSCĐHH của doanh nghiệp

TSCĐHH được đánh giá theo nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại Ngoài

ra thì TSCĐ được đánh giá lần đầu hoặc có thể đánh giá lại trong quá trình sử dụng

1.1.3.1 Nguyên giá

Theo Khoản 5, Điều 2, Thông tư 45/2013/TT-BTC-Hướng dẫn chế độ quản lý,

sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định thì thuật ngữ Nguyên giá TSCĐHH đượchiểu như sau: “Nguyên giá tài sản cố định hữu hình là toàn bộ các chi phí mà doanhnghiệp phải bỏ ra để có tài sản cố định hữu hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vàotrạng thái sẵn sàng sử dụng”

Trong doanh nghiệp thì TSCĐHH thường được hình thành từ rất nhiều nguồnkhác nhau cho nên nguyên giá của các TSCĐHH đó cũng có nhiều cách để xác địnhtùy vào từng nguồn gốc hình thành nên tài sản đó Việc xác định nguyên giá của từngtrường hợp cụ thể được quy định tại Điều 4 của Thông tư 45/2013/TT-BTC – Hướngdẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định như sau:

a) TSCĐ hữu hình mua sắm:

Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm (kể cả mua mới và cũ): là giá mua thực tếphải trả cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), cácchi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵnsàng sử dụng như: lãi tiền vay phát sinh trong quá trình đầu tư mua sắm TSCĐ; chi phívận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ và cácchi phí liên quan trực tiếp khác

Trường hợp TSCĐ hữu hình mua trả chậm, trả góp, nguyên giá TSCĐ là giámua trả tiền ngay tại thời điểm mua cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm cáckhoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểmđưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phínâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ (nếu có)

Trang 22

Trường hợp mua TSCĐ hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sửdụng đất thì giá trị quyền sử dụng đất phải xác định riêng và ghi nhận là TSCĐ vôhình nếu đáp ứng đủ tiêu chuẩn theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này, còn TSCĐhữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc thì nguyên giá là giá mua thực tế phải trả cộng (+)các khoản chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa TSCĐ hữu hình vào sử dụng.

Trường hợp sau khi mua TSCĐ hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền vớiquyền sử dụng đất, doanh nghiệp dỡ bỏ hoặc huỷ bỏ để xây dựng mới thì giá trị quyền

sử dụng đất phải xác định riêng và ghi nhận là TSCĐ vô hình nếu đáp ứng đủ tiêuchuẩn theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này; nguyên giá của TSCĐ xây dựngmới được xác định là giá quyết toán công trình đầu tư xây dựng theo quy định tại Quychế quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành Những tài sản dỡ bỏ hoặc huỷ bỏ được xử

lý hạch toán theo quy định hiện hành đối với thanh lý TSCĐ

b) TSCĐ hữu hình mua theo hình thức trao đổi:

Nguyên giá TSCĐ mua theo hình thức trao đổi với một TSCĐ hữu hình khôngtương tự hoặc tài sản khác là giá trị hợp lý của TSCĐ hữu hình nhận về, hoặc giá trịhợp lý của TSCĐ đem trao đổi (sau khi cộng thêm các khoản phải trả thêm hoặc trừ đicác khoản phải thu về) cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế đượchoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạngthái sẵn sàng sử dụng, như: chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắpđặt, chạy thử; lệ phí trước bạ (nếu có)

Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua theo hình thức trao đổi với một TSCĐ hữuhình tương tự, hoặc có thể hình thành do được bán để đổi lấy quyền sở hữu một tài sảntương tự là giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình đem trao đổi

c) TSCĐHH tự xây dựng hoặc tự sản xuất:

Nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây dựng là giá trị quyết toán công trình khi đưavào sử dụng Trường hợp TSCĐ đã đưa vào sử dụng nhưng chưa thực hiện quyết toánthì doanh nghiệp hạch toán nguyên giá theo giá tạm tính và điều chỉnh sau khi quyếttoán công trình hoàn thành

Nguyên giá TSCĐ hữu hình tự sản xuất là giá thành thực tế của TSCĐ hữu hìnhcộng (+) các chi phí lắp đặt chạy thử, các chi phí khác trực tiếp liên quan tính đến thời

Trang 23

điểm đưa TSCĐ hữu hình vào trạng thái sẵn sàng sử dụng (trừ các khoản lãi nội bộ,giá trị sản phẩm thu hồi được trong quá trình chạy thử, sản xuất thử, các chi phí khônghợp lý như vật liệu lãng phí, lao động hoặc các khoản chi phí khác vượt quá định mứcquy định trong xây dựng hoặc sản xuất).

d) Nguyên giá TSCĐHH do đầu tư xây dựng:

Nguyên giá TSCĐ do đầu tư xây dựng cơ bản hình thành theo phương thứcgiao thầu là giá quyết toán công trình xây dựng theo quy định tại Quy chế quản lý đầu

tư và xây dựng hiện hành cộng (+) lệ phí trước bạ, các chi phí liên quan trực tiếp khác.Trường hợp TSCĐ do đầu tư xây dựng đã đưa vào sử dụng nhưng chưa thực hiệnquyết toán thì doanh nghiệp hạch toán nguyên giá theo giá tạm tính và điều chỉnh saukhi quyết toán công trình hoàn thành

Đối với TSCĐ là con súc vật làm việc và/ hoặc cho sản phẩm, vườn cây lâunăm thì nguyên giá là toàn bộ các chi phí thực tế đã chi ra cho con súc vật, vườn cây

đó từ lúc hình thành tính đến thời điểm đưa vào khai thác, sử dụng

đ) TSCĐHH được tài trợ, được biếu, được tặng, do phát hiện thừa:

Nguyên giá TSCĐHH được tài trợ, được biếu, được tặng, do phát hiện thừa là giátrị theo đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận hoặc tổ chức định giá chuyên nghiệp

e) TSCĐHH được cấp; được điều chuyển đến:

Nguyên giá TSCĐ hữu hình được cấp, được điều chuyển đến bao gồm giá trịcòn lại của TSCĐ trên số kế toán ở đơn vị cấp, đơn vị điều chuyển hoặc giá trị theođánh giá thực tế của tổ chức định giá chuyên nghiệp theo quy định của pháp luật, cộng(+) các chi phí liên quan trực tiếp mà bên nhận tài sản phải chi ra tính đến thời điểmđưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như chi phí thuê tổ chức định giá; chi phínâng cấp, lắp đặt, chạy thử…

g) TSCĐHH nhận góp vốn, nhận lại vốn góp:

TSCĐ nhận góp vốn, nhận lại vốn góp là giá trị do các thành viên, cổ đông sánglập định giá nhất trí; hoặc doanh nghiệp và người góp vốn thoả thuận; hoặc do tổ chứcchuyên nghiệp định giá theo quy định của pháp luật và được các thành viên, cổ đôngsáng lập chấp thuận

Thay đổi nguyên giá TSCĐHH

Trang 24

Khoản 4 Điều 4 Thông tư 45/2013/TT-BTC-Hướng dẫn chế quản lý, sử dụng

và trích khấu hao tài sản cố định thì nguyên giá của TSCĐHH chỉ thay đổi trong cáctrường hợp sau:

a) Đánh giá lại giá trị TSCĐ trong các trường hợp:

- Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

- Thực hiện tổ chức lại doanh nghiệp, chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, chuyển đổihình thức doanh nghiệp: chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, cổ phần hoá, bán, khoán,cho thuê, chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn thành công ty cổ phần, chuyểnđổi công ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn

- Dùng tài sản để đầu tư ra ngoài doanh nghiệp

b) Đầu tư nâng cấp TSCĐ

c) Tháo dỡ một hay một số bộ phận của TSCĐ mà các bộ phận này được quản

lý theo tiêu chuẩn của 1 TSCĐHH

Khi thay đổi nguyên giá TSCĐ, doanh nghiệp phải lập biên bản ghi rõ các căn

cứ thay đổi và xác định lại các chỉ tiêu nguyên giá, giá trị còn lại trên sổ kế toán, sốkhấu hao luỹ kế, thời gian sử dụng của TSCĐ và tiến hành hạch toán theo quy định

1.1.3.2 Giá trị hao mòn của TSCĐHH

Theo như Khoản 7, Điều 2, Thông tư 45/2013/TT-BTC thì hao mòn tài sản cốđịnh được hiều là sự giảm dần giá trị sử dụng và giá trị của TSCĐ do tham gia vàohoạt động SXKD, do bào mòn của tự nhiên, do tiến bộ kỹ thuật… trong quá trình hoạtđộng của TSCĐ Có hai dạng hao mòn, đó là:

- Hao mòn hữu hình: là sự hao mòn về vật chất, giá trị sử dụng và giá trị củaTSCĐ trong quá trình sử dụng

+ Hao mòn về mặt vật chất là sự hao mòn có thể nhận thấy được từ sự thay đổitrạng thái vật lý ban đầu ở các bộ phận, chi tiết của TSCĐ dưới sự tác động của masát, nhiệt độ, hóa chất…

+ Hao mòn về mặt giá trị sử dụng đó là sự giảm sút về chất lượng, tính năng kỹ thuậtban đầu trong quá trình sử dụng và cuối cùng thì không còn sử dụng được nữa

+ Hao mòn về mặt giá trị đó là sự giảm dần giá trị của TSCĐ cùng với quá trìnhchuyển dịch từng phần giá trị hao mòn vào giá trị sản phẩm sản xuất

Trang 25

- Hao mòn vô hình là sự giảm giá trị của TSCĐ do tiến bộ khoa học kỹ thuật đãsản xuất ra những TSCĐ cùng loại có nhiều tính năng với năng suất cao hơn và chiphí ít hơn Hao mòn vô hình không chỉ diễn ra đối với các TSCĐ có hình thái vậtchất (TSCĐHH) mà ngay cả đối với các TSCĐ không có hình thái vật chất(TSCĐVH).

Hao mòn là hiện tượng khách quan, tài sản sau khi sử dụng trong quá trìnhSXKD sẽ dần bị hao mòn dưới tác động của môi trường Qua đó, nó sẽ làm cho giá trị

và giá trị sử dụng của tài sản bị giảm dần theo thời gian Để thu hồi lại giá trị hao mòncủa TSCĐ, cần tiến hành trích khấu hao bằng cách chuyển phần giá trị hao mòn nàyvào giá trị sản phẩm làm ra

1.1.3.3 Giá trị còn lại

Khoản 12, Điều 2, Thông tư 45/2013/TT-BTC đã nêu rõ khái niệm về thuật ngữgiá trị còn lại của TSCĐ như sau: “Giá trị còn lại của tài sản cố định là hiệu số giữanguyên giá của TSCĐ và số khấu hao lũy kế (hoặc giá trị hao mòn lũy kế) của TSCĐtính đến thời điểm báo cáo” Định nghĩa này có thể được trình bày bằng công thức:

Giá trị còn lại trên sổ

kế toán của TSCĐ =

Nguyên giá của TSCĐ - Số khấu hao luỹ kế (giá trị

hao mòn lũy kế) của TSCĐ

Trong đó thì số khấu hao lũy kế của TSCĐ là tổng cộng số khấu hao đã tríchvào chi phí SXKD qua các kỳ kinh doanh của TSCĐ tính đến thời điểm báo cáo Còngiá trị hao mòn lũy kế của TSCĐ được hiểu là tổng cộng giá trị hao mòn của TSCĐtính đến thời điểm báo cáo (Theo Khoản 7 và Khoản 11, Điều 2, Thông tư45/2013/TT-BTC)

1.1.4 Khấu hao TSCĐHH

1.1.4.1 Khái niệm

Theo Khoản 7 Điều 2 Thông tư 45/2013/TT-BTC thì “Khấu hao TSCĐ là việctính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của TSCĐ vào chi phí sản xuất,kinh doanh trong thời gian trích khấu hao của TSCĐ”

Khấu hao là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống giá trị của tài sản

do sự hao mòn sau một khoảng thời gian sử dụng Khấu hao thường áp dụng với cácloại tài sản có thời gian sử dụng cố định, mất dần giá trị trong quá trình sử dụng vàđược tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong suốt thời gian sử dụng tài sản cố định

Trang 26

1.1.4.2 Thời gian trích khấu hao của TSCĐHH

Theo Khoản 10, Điều 2, Thông tư 45/2013/TT-BTC thì thời gian trích khấu haoTSCĐ được hiểu là thời gian cần thiết mà doanh nghiệp thực hiện việc trích khấu haoTSCĐ để thu hồi vốn đầu tư TSCĐ Muốn xác định được thời gian trích khấu haoTSCĐHH thì cần căn cứ vào Điều 10 của Thông tư 45/2013/TT-BTC như sau:

Đối với tài sản cố định còn mới (chưa qua sử dụng), doanh nghiệp phải căn

cứ vào khung thời gian trích khấu hao tài sản cố định quy định tại Phụ lục 1 ban hànhkèm theo Thông tư này để xác định thời gian trích khấu hao của tài sản cố định

Đối với tài sản cố định đã qua sử dụng, thời gian trích khấu hao của tài sản

cố định được xác định như sau:

x

Thời gian trích khấu hao của TSCĐ mới cùng loại xác định theo Phụ lục 1 (ban hành kèm theo Thông tư 45/2013/TT- BTC)

Giá bán của TSCĐ cùng loại mới 100%

(hoặc của TSCĐ tương đương trên thị trường)

Trong đó: Giá trị hợp lý của TSCĐ là giá mua hoặc trao đổi thực tế (trongtrường hợp mua bán, trao đổi), giá trị còn lại của TSCĐ hoặc giá trị theo đánh giá của

tổ chức có chức năng thẩm định giá (trong trường hợp được cho, được biếu, được tặng,được cấp, được điều chuyển đến) và các trường hợp khác

1.1.4.3 Các phương pháp trích khấu hao TSCĐHH

Theo thời gian, TSCĐ dần bị hao mòn bởi sự tác động của tự nhiên hoặc là dotiến bộ của khoa học công nghệ Cho nên TSCĐ sẽ giảm dần về mặt giá trị và giá trị

sử dụng trong quá trình tham gia vào hoạt động SXKD Qua đó có thể thấy việc tríchkhấu hao có ý nghĩa lớn đối với các doanh nghiệp bởi vì nó cũng góp phần tái đầu tưlại TSCĐ nên việc lựa chọn các phương pháp nhằm trích khấu hao TSCĐ cũng đóngvai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp Hiện nay theo Điều 13 của Thông tư45/2013/TT-BTC thì có ba (3) phương pháp và các nội dung cơ bản của từng phươngpháp được nêu rõ như sau:

a) Phương pháp khấu hao đường thằng

Trang 27

Khái niệm

Là phương pháp trích khấu hao theo mức tính ổn định từng năm vào chi phí sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp mà TSCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh.Nội dung của phương pháp

TSCĐ trong doanh nghiệp được trích khấu hao theo phương pháp khấu haođường thẳng như sau:

- Xác định mức trích khấu hao trung bình hàng tháng và hàng năm cho TSCĐ theocông thức dưới đây:

Mức KH trung bình hàng năm của TSCĐ =

Nguyên giá của TSCĐ Thời gian trích khấu hao

Mức KH trung bình tháng của TSCĐ = Mức KH trung bình năm/12 tháng

Trường hợp thời gian sử dụng hay nguyên giá của TSCĐ thay đổi

Doanh nghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao trung bình của TSCĐ bằngcách lấy giá trị còn lại trên sổ kế toán chia cho thời gian sử dụng xác định lại hoặc thờigian sử dụng còn lại (được xác định là chênh lệch thời gian sử dụng đã đăng ký trừthời gian đã sử dụng) của TSCĐ

Mức trích khấu hao cho năm cuối cùng của thời gian sử dụng TSCĐ

Mức trích khấu hao cho năm cuối cùng của thời gian sử dụng TSCĐ được xácđịnh là hiệu số giữa nguyên giá TSCĐ và số khấu hao luỹ kế đã thực hiện đến nămtrước năm cuối cùng của TSCĐ đó

b) Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh

Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh được áp dụng đối vớicác doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực có công nghệ đòi hỏi phải thay đổi, phát triểnnhanh

TSCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phươngpháp số dư giảm dần có điều chỉnh phải thoả mãn đồng thời các điều kiện sau:

- Là TSCĐ đầu tư mới (chưa qua sử dụng)

- Là các loại máy móc, thiết bị; dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm

Trang 28

Nội dung của phương pháp

Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng xác định như sau:

Trên 4 đến 6 năm (4 năm t 6 năm) 2,0

Những năm cuối, khi mức khấu hao năm xác định theo phương pháp số dưgiảm dần nói trên bằng (hoặc thấp hơn) mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị cònlại và số năm sử dụng còn lại của TSCĐ, thì kể từ năm đó mức khấu hao được tínhbằng giá trị còn lại của TSCĐ chia cho số năm sử dụng còn lại của TSCĐ

- Mức trích khấu hao hàng tháng bằng số khấu hao phải trích cả năm chia cho 12tháng

c) Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm

TSCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phươngpháp này là các loại máy móc, thiết bị thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:

Trang 29

- Trực tiếp liên quan đến việc sản xuất sản phẩm

- Xác định được tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết

kế của TSCĐ

- Công suất sử dụng thực tế bình quân tháng trong năm tài chính không thấp hơn100% công suất thiết kế

Nội dung của phương pháp

- Xác định mức trích khấu hao trong tháng của TSCĐ theo công thức dưới đây:

Mức trích khấu hao

trong tháng của TSCĐ =

Số lượng sản phẩm sản xuất trong tháng

X

Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm

X

Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm

Trường hợp công suất thiết kế hoặc nguyên giá của TSCĐ thay đổi, doanhnghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao của TSCĐ

1.1.5 Đầu tư nâng cấp và sửa chữa TSCĐHH

TSCĐ trong doanh nghiệp nhằm phục vụ cho hoạt động SXKD và thường được

sử dụng với thời gian dài vì vậy trong quá trình sử dụng thì TSCĐ bị hao mòn và hưhỏng là điều khó tránh khỏi Cho nên để có thể đảm bảo cho các loại TSCĐ trongdoanh nghiệp có thể hoạt động tốt và an toàn thì cần phải thường xuyên tiến hành kiểmtra, bảo dưỡng, sửa chữa những bộ phận, chi tiết bị hư hỏng, hao mòn Công việc sửachữa này có thể do doanh nghiệp tự thực hiện hoặc thuê ngoài

Trang 30

Sửa chữa TSCĐ là việc duy tu, bảo dưỡng, thay thế sửa chữa những hư hỏngphát sinh trong quá trình hoạt động nhằm khôi phục lại năng lực hoạt động theo trạngthái hoạt động tiêu chuẩn ban đầu của TSCĐ Dựa theo quy mô thực hiện sửa chữaTSCĐ thì công việc sửa chữa được chia thành:

Sửa chữa thường xuyên TSCĐ là hoạt động sửa chữa nhỏ, mang tính bảo trì,bảo dưỡng theo yêu cầu kỹ thuật nhằm đảm bảo cho TSCĐ có thể hoạt động tốt, bìnhthường Công việc sửa chữa được tiến hành thường xuyên và thời gian sửa chữa ngắn,chi phí sửa chữa không lớn, do vậy chi phí sửa chữa phát sinh đến đâu được tập hợptrực tiếp vào chi phí sản xuất trong kỳ của doanh nghiệp đến đó

Sửa chữa lớn TSCĐ là việc sửa chữa mang tính chất hồi phục, thay thế những

bộ phận, chi tiết bị hư hỏng nặng trong quá trình sử dụng Nếu như mà không thựchiện việc sửa chữa, thay thế này thì TSCĐ sẽ không thể tiếp tục hoạt động được nữa.Chi phí sửa chữa thường lớn và cần thời gian dài cho nên có thể được tiến hành theo

kế hoạch hoặc ngoài kế hoạch

Nâng cấp TSCĐ là hoạt động cải tạo, xây lắp, trang bị bổ sung thêm cho TSCĐnhằm nâng cao công suất, chất lượng sản phẩm, tính năng tác dụng của TSCĐ so vớimức ban đầu hoặc kéo dài thời gian sử dụng của TSCĐ; đưa vào áp dụng quy trìnhcông nghệ sản xuất mới làm giảm chi phí hoạt động của TSCĐ so với trước

1.2 Công tác kế toán TSCĐHH

1.2.1 Chứng từ kế toán và quy trình luân chuyển chứng từ

1.2.1.1 Chứng từ kế toán

Theo Luật Kế toán năm 2015 thì chứng từ kế toán được hiểu là những giấy tờ

và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh và đã hoàn thành, làmcăn cứ ghi sổ kế toán

Chứng từ kế toán sử dụng

Chứng từ kế toán là căn cứ pháp lý cho việc ghi chép, kiểm tra và hạch toán cácnghiệp vụ kinh tế phát sinh Căn cứ vào quy định từ Thông tư 200/2014/TT-BTC, cácnghiệp vụ có liên quan đến TSCĐ cần dựa vào các chứng từ sau:

- Chứng từ tăng, giảm TSCĐ: dựa vào quyết định của chủ sở hữu về tăng hoặcgiảm TSCĐ

Trang 31

- Chứng từ TSCĐ:

+ Biên bản giao nhận TSCĐ (Mẫu số 01-TSCĐ)

+ Biên bản thanh lý TSCĐ (Mẫu số 02-TSCĐ)

+ Biên bản bàn giao TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành (Mẫu số 03-TSCĐ)

+ Biên bản đánh giá lại TSCĐ (Mẫu số 04-TSCĐ)

+ Biên bản kiểm kê TSCĐ (Mẫu số 05-TSCĐ)

+ Bảng tính và phân bố khấu hao TSCĐ (Mẫu số 06-TSCĐ)

1.2.1.2 Quy trình luân chuyển chứng từ kế toán TSCĐ

Như đã nói ở trên thì TSCĐ đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp Bởi vì giá trị của chúng thường lớn và thời gian sử dụng dài chonên nếu xảy ra hư hỏng thì việc sửa chữa, mua sắm hoặc thanh lý TSCĐ đó sẽ có liênquan đến tình hình tài chính của doanh nghiệp Vì vậy, việc luân chuyển chứng từ củaTSCĐ từ khi đầu tư cho đến khi đưa vào sử dụng và sau đó là thanh lý cũng phải đượcthực hiện chặt chẽ và trình tự nhất định sẽ giúp cho việc quản lý TSCĐ một cách tốt nhất.Nhờ đó mà việc tăng hay giảm của TSCĐ đều được ghi chép và hạch toán kịp thời, tránh

bỏ sót Quy trình luân chuyển chứng từ thường theo trình tự như sau:

Sơ đồ 1.1 Quy trình luân chuyển chứng từ TSCĐ

(1) Khi doanh nghiệp có nhu cầu mua sắm, đầu tư đổi mới hoặc thanh lý,nhượng bán cũng như các nghiệp vụ khác có liên quan đến TSCĐ thì chủ sở hữu sẽđưa ra các quyết định liên quan đến việc tăng, giảm hoặc đánh giá lại TSCĐ… dựavào các chứng từ tăng, giảm TSCĐ

Giao nhận (hoặc thanh lý) TSCĐ và lập biên bản giao nhận (hoặc biên bản thanh lý)

Quyết định tăng, giảm TSCĐ

Kế toán TSCĐ Ban giao nhận

(ban Thanh lý)

Lưu

hồ sơ kế toán

Trang 32

(2) Chủ sở hữu đưa ra quyết định thành lập ban giao nhận TSCĐ (đối với trườnghợp tăng TSCĐ), ban thanh lý TSCĐ (với trường hợp giảm TSCĐ) hoặc ban kiểmnghiệm kỹ thuật đối với các công trình sửa chữa lớn… Các ban này có nhiệm vụnghiệm thu, giao nhận hoặc tiến hành thanh lý TSCĐ và lập các biên bản giao nhận(hoặc biên bản thanh lý, biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành) tùy từngtrường hợp cụ thể.

(3) Kế toán TSCĐ tiến hành lập thẻ TSCĐ (nếu mua sắm, đầu tư mới TSCĐ).Thẻ TSCĐ do kế toán lập cho từng đối tượng ghi TSCĐ của doanh nghiệp Trên thẻ sẽphản ánh các chỉ tiêu về TSCĐ, các chỉ tiêu về giá trị (nguyên giá, giá đánh giá lại, giátrị hao mòn…) Thẻ TSCĐ được thiết kế còn nhằm để theo dõi tình hình giảm TSCĐ.Căn cứ để ghi thẻ là chứng từ ghi tăng hoặc giảm TSCĐ Ngoài ra để theo dõi việc lậpthẻ TSCĐ còn có thể lập sổ đăng ký thẻ TSCĐ

Sau đó kế toán mới tiến hành ghi sổ chi tiết, sổ tổng hợp, tính và phân bổ khấuhao cũng như lập kế hoạch và theo dõi quá trình sửa chữa TSCĐ… đối với các nghiệp

vụ phát sinh làm tăng TSCĐ

(4) Cuối cùng là bảo quản và lưu các chứng từ kế toán theo quy định của chế độlưu trữ và bảo quản tài liệu kế toán của Nhà nước

1.2.2 Kế toán chi tiết TSCĐHH

TSCĐHH sẽ được sử dụng và bảo quản ở các bộ phận hay phòng ban khác nhautrong doanh nghiệp Cho nên việc theo dõi TSCĐHH sẽ không chỉ là của kế toán TSCĐ màcòn là công việc của các bộ phận, phòng ban sử dụng phải làm Trong khi đó thì kế toánTSCĐ phải phản ánh và kiểm tra tình hình tăng, giảm và hao mòn TSCĐHH của toàndoanh nghiệp cũng như từng bộ phận bảo quản và sử dụng theo từng đối tượng ghiTSCĐHH Bên cạnh các chỉ tiêu về nguồn gốc, thời gian hình thành TSCĐHH, số hiệuTSCĐHH, công suất thiết kế thì nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại của từng đốitượng ghi TSCĐHH tại từng bộ phận là điều mà kế toán TSCĐ cần phải giám sát và quantâm để tránh sai sót Nội dung về công việc kế toán chi tiết TSCĐ như sau:

Lập và thu thập các chứng từ ban đầu có liên quan đến TSCĐ và các chứng

từ đó sẽ bao gồm:

- Biên bản giao nhận TSCĐ (Mẫu số 01-TSCĐ)

Trang 33

- Biên bản thanh lý TSCĐ (Mẫu số 02-TSCĐ)

- Biên bản bàn giao TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành (Mẫu số 03-TSCĐ)

- Biên bản đánh giá lại TSCĐ (Mẫu số 04-TSCĐ)

- Biên bản kiểm kê TSCĐ (Mẫu số 05-TSCĐ)

- Bảng tính và phân bố khấu hao TSCĐ (Mẫu số 06-TSCĐ)

Kế toán chi tiết TSCĐ tại nơi sử dụng và bảo quản TSCĐHH

Việc theo dõi TSCĐHH tại từng nơi sử dụng này sẽ giúp cho từng bộ phận, phòngban nhận thấy trách nhiệm của mình đối với việc sử dụng và bảo quản TSCĐHH Qua đó,điều này sẽ nâng cao được hiệu quả trong việc quản lý TSCĐ của doanh nghiệp

Tại các nơi sử dụng TSCĐHH như bộ phận, phòng ban, phân xưởng sản xuất…

sẽ sử dụng “Sổ TSCĐ theo đơn vị sử dụng” nhằm theo dõi tình hình tăng, giảm TSCĐtrong phạm vi bộ phận quản lý Mỗi đơn vị sử dụng phải mở một sổ riêng trong đó ghiTSCĐ tăng hoặc giảm của đơn vị mình theo từng chứng từ tăng, giảm TSCĐ, theo thứ

tự thời gian phát sinh nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ

Kế toán chi tiết TSCĐ tại bộ phận kế toán của doanh nghiệp

Bộ phận kế toán sẽ sử dụng thẻ TSCĐ, sổ đăng ký thẻ TSCĐ và sổ TSCĐ toàndoanh nghiệp để tiến hành theo dõi tình hình tăng, giảm và hao mòn của các TSCĐ.Quy trình hạch toán chi tiết TSCĐ sẽ được minh họa thông qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.2 Quy trình hạch toán chi tiết TSCĐ

Căn cứ vào các chứng từ liên quan đến TSCĐ, kế toán tiến hành lập thẻ TSCĐ(tăng TSCĐ) hoặc hủy thẻ TSCĐ (giảm TSCĐ) Thẻ TSCĐ sẽ được lập cho từng đốitượng ghi TSCĐ của doanh nghiệp Trên thẻ bao gồm 4 phần:

- Phần đầu: Ghi các chỉ tiêu chung về TSCĐ như tên, ký hiệu, quy cách, số liệuTSCĐ, nước sản xuất…

Ghi cuối kỳ Ghi hằng ngày

Chứng

từ

TSCĐ

Lập hoặc hủy thẻ

Sổ kế toán chi tiết

Bảng tổng hợp chi tiết

Báo cáo tài chính

Trang 34

- Phần hai: Ghi các chỉ tiêu nguyên giá từ khi bắt đầu hình thành TSCĐ và nguyêngiá thay đổi theo các thời kỳ do đánh giá lại, xây dựng, trang bị thêm hoặc tháo bớt

bộ phận… và giá trị hao mòn đã trích qua từng năm

- Phần ba: Ghi số phụ tùng, dụng cụ, đồ nghề kèm theo TSCĐ

- Phần bốn: Ghi giảm TSCĐ, phản ánh số, ngày tháng của chứng từ giảm TSCĐ

và lý do giảm TSCĐ

Thẻ TSCĐ được lưu ở phòng kế toán trong suốt quá trình sử dụng TSCĐ Vì vậy,phải có hòm thẻ để bảo quản Trong hòm thẻ cần bố trí các ngăn đựng thẻ TSCĐ được sắpxếp một cách khoa học theo từng nhóm loại TSCĐ và theo từng nơi sử dụng nhằm tạođiều kiện thuận lợi cho việc tìm kiếm khi dùng thẻ Sau khi lập thẻ TSCĐ thì kế toán phảiđăng ký các thẻ vào sổ đăng ký thẻ TSCĐ để dễ phát hiện nếu thẻ bị thất lại

Dựa vào chứng từ liên quan đến TSCĐ, thẻ TSCĐ và sổ đăng ký thẻ TSCĐ thì

kế toán làm căn cứ để ghi vào sổ TSCĐ Trong sổ TSCĐ thì mỗi loại TSCĐ (nhà cửa,vật kiến trúc, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải…) sẽ được dùng riêng một sổ hoặcmột số trang trong sổ để theo dõi tình hình tăng, giảm, khấu hao của các TSCĐ trongtừng loại Nếu một loại TSCĐ có nhiều nhóm thì nên chia sổ thành các phần để phảnánh các đối tượng ghi TSCĐ thuộc từng nhóm giúp cho việc sử dụng số liệu lập báocáo định kỳ về TSCĐ được thuận tiện Mặt khác, kế toán tổng hợp sẽ phải dựa vào sốliệu trên các bảng tính và phân bổ khấu hao để tổng hợp số khấu hao hàng năm củatừng đối tượng ghi TSCĐ và xác định số khấu hao lũy kế để ghi vào các phần liênquan trong thẻ TSCĐ và sổ TSCĐ toàn doanh nghiệp

Từ sổ TSCĐ thì cuối kỳ kế toán sẽ căn cứ vào số liệu ở đây để lập bảng tổnghợp chi tiết tăng, giảm TSCĐ và dựa vào các bảng tổng hợp chi tiết tăng, giảm TSCĐ

để lập các báo cáo tài chính của doanh nghiệp

1.2.3 Kế toán tổng hợp TSCĐHH

1.2.3.1 Tài khoản sử dụng

TK 211 – TSCĐHH: Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tìnhhình biến động tăng, giảm toàn bộ TSCĐHH của doanh nghiệp theo nguyên giá

Trang 35

Nợ Tài khoản 211 Có

- Nguyên giá của TSCĐ hữu hình tăng do

XDCB hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng,

do mua sắm, do nhận vốn góp, do được cấp,

do được tặng biếu, tài trợ, phát hiện thừa;

- Điều chỉnh tăng nguyên giá của TSCĐ

do xây lắp, trang bị thêm hoặc do cải tạo

nâng cấp, đánh giá lại

- Nguyên giá TSCĐ HH giảm do thanh

lý, nhượng bán, đánh giá lại

Dư nợ: Nguyên giá TSCĐ hữu hình hiện

có ở doanh nghiệp

1.2.3.2 Hạch toán tình hình tăng, giảm TSCĐHH

Trang 36

Sơ đồ 1.3 Hạch toán tình hình tăng, giảm TSCĐHH

1.2.4 Kế toán khấu hao TSCĐHH

Tăng khác

TK 811

Số đã hao mòn

Nhận lại vốn góp

Nhận vốn góp bằng TSCĐ

TK 217

TSCĐ do XDCB hoàn thành bàn giao

Đồng thời căn cứ vào nguồn hình

thành TSCĐ để ghi tăng nguồn

vốn chủ sở hữu

Chênh lệch giá đánh giá lại > GTCL

GTCL

TK 2212,2213

TK 1332 Thuế GTGT

Số đã hao mòn

TK 214

Chênh lệch giá đánh giá lại < GTCL

Giảm khác

TK 412,1381

TK

Trang 37

1.2.4.1 Tài khoản sử dụng

Tài khoản 2141 – Hao mòn TSCĐHH: Tài khoản này dùng để phản ánh giátrị hao mòn của TSCĐHH trong quá trình sử dụng do trích khấu hao TSCĐ và nhữngkhoản tăng, giảm hao mòn khác của TSCĐHH

Giá trị hao mòn TSCĐHH giảm do TSCĐ

thanh lý, nhượng bán, điều động cho

doanh nghiệp khác, góp vốn đầu tư vào

Sơ đồ 1.4 Hạch toán khấu hao TSCĐHH

1.2.5 Kế toán sửa chữa TSCĐHH

1.2.5.1 Tài khoản sử dụng

Tài khoản 2413 – Sửa chữa lớn TSCĐ: Phản ánh chi phí sửa chữa lớn TSCĐ

và tình hình quyết toán chi phí sửa chữa lớn TSCĐ

Hao mòn TSCĐHH dùng cho hoạt động phúc lợi

TK 211

GTCL

Trang 38

Nợ Tài khoản 2413 Có

Phản ánh chi phí sửa chữa lớn TSCĐ Kết chuyển chi phí sửa chữa lớn TSCĐ

Dư nợ: Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ dở

dang cuối kỳ

1.2.5.2 Hạch toán sửa chữa TSCĐ

Sơ đồ 1.5 Hạch toán sửa chữa TSCĐHH

Kết chuyển giá thành sửa chữa thực tế theo từng công trình khi bàn giao

TK 111,152,334,338

TK 335

TK 242

Tính vào chi phí

Tính trực tiếp vào chi phí

KD nếu chi phí sửa chữa nhỏ

phải trả nếu sửa chữa theo kế hoạch

Trích trước

theo kế hoạch

Tính vào chi phí

trả trước dài hạn nếu

CP sửa chữa phát sinh lớn, phân bổ nhiều năm

Phân bổ dần

CP sửa chữa tính vào CP kinh doanh

TK 211

Ghi tăng nguyên giá TSCĐ

nếu sửa chữa nâng cấp

về sửa chữa TSCĐ (cả thuế GTGT)

Thuế GTGT

đầu vào

Trang 39

1.3 Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐHH của doanh nghiệp

1.3.1 Thế nào là hiệu quả sử dụng TSCĐHH

TSCĐHH là cơ sở vật chất kỹ thuật, phản ánh năng lực sản xuất hiện có vàtrình độ khoa học kỹ thuật của doanh nghiệp Đồng thời, nó còn là tư liệu lao độngquan trọng giúp cho doanh nghiệp tạo ra sản phẩm của mình, sản phầm có đạt chấtlượng cao hay không? Có thể cạnh tranh được với các sản phẩm của công ty khác haykhông? Đều dựa vào TSCĐHH mà doanh nghiệp đó đang sở hữu Việc sử dụng hiệuquả TSCĐHH sẽ góp phần đem lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp

Hiện nay, các doanh nghiệp ngày càng chú trọng đến việc đầu tư vào TSCĐHHnhư lắp đặt thêm TSCĐHH hiện đại hay nâng cấp TSCĐHH hiện có sẽ giúp đẩy mạnhđược việc sản xuất khi mà số lượng sản phẩm tăng, chất lượng sản phẩm cũng tăng,các sản phẩm thì đa dạng, nhiều chủng loại nên sẽ thu hút được người tiêu dùng Trongkhi đó, chi phí sản xuất như nguyên, vật liệu… lại giảm đi sẽ làm cho lợi nhuận củadoanh nghiệp đạt được tối đa Đây chính là điều mà các doanh nghiệp luôn cố gắng đểđặt được Qua đó, cho thấy được tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả sử dụngTSCĐHH

Hiệu quả sử dụng TSCĐHH là sự phản ánh trình độ khai thác và sử dụngTSCĐHH của doanh nghiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh để đạt được doanh thucao nhất và chi phí về TSCĐHH là thấp nhất Nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐHHchính là kết quả của việc cải tiến tổ chức lao động và tổ chức sản xuất, hoàn chỉnh kếtcấu TSCĐHH, hoàn thiện những khâu yếu kém và lạc hậu của quy trình công nghệ.Đồng thời, sử dụng TSCĐHH hiện có là một trong những biện pháp tốt nhất để sửdụng vốn một cách tiết kiệm và hiệu quả

Hiệu quả sử dụng TSCĐHH còn tăng sức cạnh tranh và giúp cho doanh nghiệpngày càng xây dựng được chỗ đứng vững chắc trên thị trường bởi vì nhờ có lợi thế vềchi phí sẽ góp một phần không nhỏ vào việc nâng cao lợi thế cạnh tranh của doanhnghiệp

Từ đó, có thể nhận thấy được rằng việc sử dụng hiệu quả TSCĐHH có vai tròquan trọng như thế nào đối với doanh nghiệp hiện nay khi mà sự cạnh tranh không chỉcòn là giữa các doanh nghiệp Việt Nam với nhau mà còn là với các doanh nghiệp nước

Trang 40

ngoài Điều này làm cho thị trường Việt Nam ngày càng thay đổi khó lường mà chỉ cónhững doanh nghiệp đáp ứng được yêu cầu mới có thể đứng vững được.

1.3.2 Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐHH

1.3.2.1 Phân tích biến động của TSCĐHH

Phân tích biến động TSCĐHH có thể đánh giá được mức độ quan tâm, hướngphát triển của công ty vào TSCĐHH như tập trung đổi mới máy móc thiết bị hay cắtgiảm nhà cửa, phương tiện kỹ thuật… Để phân tích tình hình biến động của TSCĐHHthì chúng ta sử dụng các chỉ tiêu sau:

Hai chỉ tiêu này phản ánh tình hình tăng (giảm) TSCĐHH do mọi nguyên nhân.Nếu hệ số tăng TSCĐHH > Hệ số giảm TSCĐHH chứng tỏ quy mô vốn kinh doanhcủa doanh nghiệp đang được mở rộng và ngược lại

- Hệ số đổi mới TSCĐHH

Hệ số đổi mới TCSĐHH = Giá trị TSCĐHH mới tăng trong kỳ

Giá trị TSCĐHH hiện có cuối kỳ

Trong đó: Giá trị TSCĐHH mới tăng trong kỳ bao gồm cả chi phí hiện đại hóa

Ngày đăng: 18/06/2021, 09:50

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w