TRƯỜNG CAOĐẲNGSƯPHẠM NGHỆ ANTHỰCHIỆNLỜIDẠYCỦABÁC TS. Nguyễn Quang Hồng Hà Nguyên Khoa 1. Đặt vấn đề Nhằm xây dựng một nền giáo dục mới - nền giáo dục của toàn dân - cho toàn dân, ngày 18/10/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh thành lập ngành sư phạm. Nhưng cuộc chiến tranh bùng nổ ngay sau đó hai tháng buộc cả dân tộc phải huy động mọi nguồn lực sức mạnh vật chất và tinh thần cho sự nghiệp kháng chiến kiến quốc; do đó trên thực tế cho đến năm 1948- 1949 chưa có một trườngsưphạm nào được thành lập. Tại Nghệ An, trong những năm 1948 - 1949, một số giáo viên đầu tiên được đào tạo tại trường chuyên khoa Huỳnh Thúc Kháng. Vượt lên khó khăn, thầy trò trường Huỳnh Thúc Kháng đã hoàn thành những khóa học đầu tiên ngoài sự mong đợi cả của chính những người trong cuộc. Năm 1951, tại làng Nhân Bồi, xã Bạch Ngọc, huyện Đô Lương, TrườngSưphạm Liên Khu IV- Một trong những trườngsưphạm đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được chính thức thành lập. Đến năm 1957, TrườngSưphạm Liên khu IV kết thúc vai trò lịch sửcủa mình, nhường chỗ cho sự ra đời của các trườngsưphạm ở các tỉnh. Ngày 18/7/1959, Uỷ ban hành chính tỉnh NghệAn có Quyết định số 1245-CB về việc chuẩn bị bộ máy cán bộ giáo viên để thành lập Trường Trung cấp sưphạmNghệ An. Ngày 20/7/1959, Bộ trưởng Bộ Giáo dục nước Việt Nam dân chủ cộng hòa Nguyễn Văn Huyên ban hành Nghị định số 379/NQ về việc thành lập các trường Trung cấp Sưphạm ở các tỉnh miền Bắc, trong đó có Trường Trung cấp SưphạmNghệ An. Ngày 16/12/1959, Trường Trung cấp SưphạmNghệAn - tiền thân củaTrườngCaođẳngSưphạmNghệAn ngày nay chính thức được thành lập. 1 Đúng hai năm sau kể từ khi thành lập, ngày 9/12/1961, thầy trò Trường Trung học SưphạmNghệAn vô cùng vinh dự được đón Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm trường. Trong phạm vi bài viết này chúng tôi đề cập đến hai nội dung cơ bản là: - Bài nói chuyện của Hồ Chủ tịch với thầy trò trường Trung học sưphạmNghệAn khi Người về thăm trường. - Điểm qua những thành tựu của thầy trò trường Trung học- trườngCaođẳngsưphạmNghệAn trong gần nửa thế kỷ thựchiệnlờidạycủa Bác. 2. Bài nói chuyện của Hồ Chủ tịch tại Trường Trung học SưphạmNghệAn ngày 9/12/1961 Từ ngày 8 đến 10/12/1961, Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm quê lần thứ hai và đây cũng là lần về thăm quê cuối cùng của Người. Trong dịp này Người đã đến thăm và để lại những di tích sau đây: - Hội trường Tỉnh ủy Nghệ An, nơi Bác thăm các cháu thiếu niên nhi đồng Thành phố Vinh, sau đó Người nói chuyện với Ban Chấp hành Tỉnh ủy và Ủy ban hành chính tỉnh Nghệ An. Tại buổi nói chuyện này, Người có lời căn dặn chí tình: “Tất cả những gì về quốc kế dân sinh ở NghệAn là do các cô, các chú phụ trách. Muốn như thế thì phải nắm vững nguyên tắc gì ? + Một là nguyên tắc đoàn kết nội bộ. + Hai là nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Muốn làm tốt việc đó phải làm gì? Muốn dân chủ nội bộ tốt thì phải cần gì nữa? Phải phê bình, tự phê bình…” . - Sân vận động Thành phố Vinh, nơi Bác nói chuyện với hơn 3 vạn đồng bào, cán bộ chiến sĩ vào sáng ngày 9/12/1961. Người nhắc nhở: “Đồng bào và đảng bộ phải có quyết tâm phấn đấu xây dựng tỉnh ta thành một trong những tỉnh khá nhất miền Bắc”. - Đài tưởng niệm các liệt sĩ Xô viết Nghệ Tĩnh tại Thái Lão - Hưng Nguyên. Nơi Bác đến viếng các liệt sĩ anh dũng hy sinh trong cuộc đấu tranh quyết liệt thời 2 kỳ 1930 - 1931, thể hiện truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” và đạo lý “Đền ơn đáp nghĩa” của dân tộc. - Ngày 9/12/1961, Bác về thăm quê ngoại Hoàng Trù, thăm quê nội: nhà cụ Phó bảng, Cây đa, sân vận động làng Sen một lần nữa vinh dự đón Bác. - Người đến thăm và nói chuyện với cán bộ lão thành cách mạng (nay ở Sở Thương mại Nghệ An). Tại đây Người căn dặn: “Nay chúng ta có hai nhiệm vụ: 1. Bất kỳ Đảng giao cho công việc gì, nhân dân giao cho việc gì phải cố gắng làm tròn việc đó. 2. Đào tạo thanh niên cho họ làm việc hơn mình không nên nạnh kẹ”. - Ngày 9/12/1961, Bác đến thăm Trường Trung học SưphạmNghệAn (nay thuộc khu vực xí nghiệp may mặc Việt Đức). Tại đây Người có cuộc nói chuyện ân cần, cởi mở với thầy trò nhà trường: “Thấy các cháu vui vẻ, mạnh khỏe, Bác rất vui lòng. Bác có ghé thăm một số phòng ngủ, khá sạch sẽ. Thường ngày có được như vậy không? Hay nghe tin Bác đến rồi mới làm vệ sinh ? - Ở đây có mấy dân tộc? Sao mà lại mặc theo kiểu người Kinh cả? - Các cháu dân tộc Thổ đâu? Mặc sao giống người Kinh? - Các cháu dân tộc Thái đâu? - Các cháu dân tộc Thanh đâu? - Các cháu dân tộc Tày Mường đâu? - Các cháu dân tộc Tày Hạy đâu? Chỉ có một cháu thôi à? Sao lại không có cháu gái? Lần sau phải có cháu gái. - Các cháu Đan Lai đâu? - Các cháu người Lào đâu? - Các cháu có hiểu nhau không? - Các cháu nói chuyện với nhau được không? Nói chuyện với nhau bằng tiếng gì? 3 Hồi trước, bọn Tây và vua quan phong kiến làm cho các dân tộc thù hằn lẫn nhau, người Mường ghét người Kinh. Bây giờ các dân tộc đều là anh em cả. Dân tộc nào đông hơn, nhiều người hơn, tiến bộ hơn thì phải giúp đỡ các dân tộc khác để đều tiến bộ như nhau, đều đoàn kết như anh em một nhà. Có làm được không? Ở đây các cháu thi đua gì? Bác khuyên các cháu học tập tốt. Thế nào là học tập tốt? Học tập tốt là chính trị, văn hóa đều phải gắn liền với lao động sản xuất, không được dông dài. Mục đích học là để làm kinh tế, chính trị, văn hóa đều tiến bộ, các dân tộc đều đoàn kết với nhau. Học để làm gì nữa? Để xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa xã hội là gì? Là no ấm. Gì nữa? Là đoàn kết vui vẻ. Muốn đi đến chủ nghĩa xã hội phải làm gì? Phải học tập, lao động,đoàn kết. Làm gì nữa? Phải tăng gia sản xuất, làm ra nhiều lúa, nhiều khoai, đủ các thứ. Vải nhiều thì mặc ấm, nhiều lúa khoai thì ăn no. Còn phải làm gì nữa? Phải tiết kiệm. Tăng gia sản xuất là làm cho được nhiều nhưng lại còn phải tiết kiệm nữa. Các cháu có muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội không? Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì phải tiết kiệm. Liên xô xây dựng chủ nghĩa xã hội trong 20 năm, lại bị hai trận giặc xâm lăng tàn phá. Ta bây giờ xây dựng chủ nghĩa xã hội thì có Liên Xô, Trung Quốc và các nước anh em giúp đỡ. Ta có dễ dàng hơn Liên Xô trước đây vì có Liên Xô giúp đỡ nhưng cũng phải thắt lưng buộc bụng. Các cháu ăn ở đây có phải trả tiền không? Đồng bào, công nhân và nông dân hiện nay thắt lưng buộc bụng để xây dựng chủ nghĩa xã hội, mà các cháu học ở đây không phải trả tiền, ăn không phải trả tiền, ngủ không phải trả tiền, như thế các cháu đã sống theo chế độ cộng sản rồi đấy. Để đền đáp công ơn, các cháu không phải học rồi ở đây mà phải về giúp đỡ đồng bào. Bác đến thăm các cháu và chúc các cháu tiến bộ.” Sau khi thăm và nói chuyện với thầy trò Trường Trung học SưphạmNghệ An, Bác đến thăm và nói chuyện với công nhân Nhà máy cơ khí Vinh, thăm và huấn thị lực lượng vũ trang Quân khu IV, thăm và nói chuyện với bà con nhân dân 4 Hợp tác xã nông nghiệp Vĩnh Thành - Yên Thành, thăm Nông trường Đông Hiếu - Nghĩa Đàn. 3. Thầy trò Trường Trung học - CaođẳngSưphạmNghệAnthựchiệnlờiBácdạy (1961- 2007) Thế hệ thầy - trò Trường Trung học SưphạmNghệAn đón Bác năm 1961 nay đã bước qua tuổi “thất thập cổ lai hy”, nhiều thầy cô giờ không còn nữa. Những người có may mắn được đón Bác, nghelời dặn dò ân cần củaBác giờ vẫn còn nhớ như in giọng nói, cử chỉ củaBác khi đến thăm trường. Ngay sau khi chia tay Bác, toàn trường đã dấy lên phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”, Đảng bộ nhà trường có phong trào “Phê bình và tự phê bình”, “Đảng viên gương mẫu”… Phong trào thi đua nhận được sự hưởng ứng của toàn bộ thầy - trò, cán bộ công nhân viên trong nhà trường. Ngay khi tốt nghiệp khóa học, 100% học viên viết đơn tình nguyện xung phong nhận công tác ở bất cứ nơi nào mà tổ chức phân công. Khi Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân đối với miền Bắc (5/8/1964), thựchiện lệnh sơ tán của Tỉnh ủy - Ủy ban nhân dân tỉnh, thầy trò Trường Trung học SưphạmNghệAn liên tục phải di dời đến các địa điểm khác nhau như: Thanh Chương, Đô Lương, Hưng Nguyên v.v… nhưng chính trong khói lửa chiến tranh ác liệt, vượt lên khó khăn thử thách nhà trường đã đào tạo 1.390 giáo viên cấp 1, 2, cung cấp đội ngũ giáo viên có trình độ và tâm huyết cho các huyện trong địa bàn tỉnh kịp phục vụ cho sự nghiệp trồng người. Từ năm 1971, trường mở thêm hệ đào tạo sưphạm cấp II hệ 10 + 3; đến năm 1979, trường đã đào tạo được 7 khóa sưphạm hệ 10 + 3 cung cấp cho ngành giáo dục Nghệ An, Hà Tĩnh 2.574 giáo viên cấp II. Từ năm học 1979 - 1980, Trường có quyết định đổi thành TrườngCaođẳngSưphạmNghệ An. Từ đó, cho đến năm 2001 trường đào tạo được 5.400 sinh viên tốt nghiệp hệ CaođẳngSư phạm, bồi dưỡng 2.100 giáo viên hệ 10 + 3 lên trình độ Cao đẳng; 2.500 giáo viên Trung học Sư phạm, 550 giáo viên Tiểu học lên trình độ 5 Caođẳng Tiểu học. Ngày 18/6/2001, Uỷ ban nhân dân tỉnh NghệAn có Quyết định số 1886/QĐ-UB sát nhập Trường Trung học SưphạmNghệAn với Trường CaođẳngSưphạm Nghệ An. Hiện nay, Trường CaođẳngSưphạm Nghệ An có 360 cán bộ công chức, với 270 cán bộ giảng dạy, 4 nhà giáo ưu tú, 10 Tiến sĩ, hơn 100 Thạc sĩ… Nhà trường chủ động mở nhiều hệ ngành đào tạo: Caođẳngsư phạm, chuẩn hóa trình độ cho giáo viên, đào tạo tại chức, liên kết với một số trường đại học mở hệ đào tạo tại chức tại trường… Từ năm 2001 đến nay, trường đã đào tạo 6.500 sinh viên các hệ tốt nghiệp, đáp ứng nhu cầu cung cáp đội ngũ giáo viên từ Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở có trình độ Caođẳng cho 19 huyện, thành, thị của tỉnh Nghệ An. Hiện tại, nhà trườngđang đào tạo cho gần 5.000 sinh viên thuộc 7 khoa từ hệ Caođẳng Mầm non cho đến Trung học phổ thông, Caođẳng Tiểu học… Công tác nghiên cứu khoa học được coi là một nhiệm vụ trọng tâm của trường. Chỉ tính từ năm 2001 đến nay có hàng trăm đề tài khoa học cấp trường, cấp tỉnh, 9 đề tài cấp Bộ được giáo viên nhà trườngthựchiện xuất sắc. Trong 7 năm 2000 - 2007, có 08 giảng viên của nhà trường bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ cấp Nhà nước và đều được xếp loại xuất sắc v.v… Cán bộ, giáo viên thường xuyên tham gia viết bài cho các tạp chí chuyên ngành, viết tài liệu tham khảo, sách giáo trình xuất bản tại các Nhà xuất bản Giáo dục, Đại học quốc gia Hà Nội, Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh được nhiều giải thưởng khoa học công nghệ tỉnh Nghệ An, giải thưởng cao trong cuộc thi viết sách tham khảo do Bộ giáo dục đào tạo tổ chức . Trong đó, có nhiều công trình được Bộ Giáo dục và Đào tạo xếp loại A… Nhờ những thành tựu nổi bật đó tập thể cán bộ giáo viên học sinh nhà trường đã vinh dự được đón nhận những phần thưởng cao quý do Đảng và nhà nước trao tặng: Huân chương Lao động hạng Ba năm 1991 và 1994; Huân chương Lao động hạng Hai năm 2001, 2004… Phòng truyền thống của nhà trường còn lưu giữ nhiều 6 Bằng Khen, Giấy khen, Cờ thi đua của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tỉnh ủy, Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An, Công đoàn ngành giáo dục đào tạo, Liên hiệp Công đoàn tỉnh, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam v.v… Văn phòng Đảng ủy nhà trườnghiện còn lưu giữ nhiều Bằng khen, Cờ, Giấy khen của Tỉnh Đảng bộ Nghệ An, Thành ủy Vinh cho Đảng ủy Trường Caođẳngsưphạm Nghệ An về thành tích xây dựng củng cố tổ chức Đảng trong sạch vững mạnh từ năm 2001 đến nay. Văn phòng Đoàn trườnghiện giữ nhiều Bằng khen, Giấy Khen, Cờ… của Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Tỉnh Đoàn Nghệ An, Thành Đoàn Vinh trao tặng cho thế hệ trẻ nhà trường trong nhiều năm phấn đấu, rèn luyện theo lờidạycủa Bác. ( 1.Về phần thưởng cụ thể của nhà trường trong phạm vi bài viết này chúng tôi xin phép nêu những phần thưởng chính, số Bằng khen, Giấy khen, Cờ thi đua… cho Đảng ủy, Đoàn Thanh niên, Công đoàn, Phụ nữ, các khoa… trong nhà trường từ 1959 đến nay chúng tôi chưa thống kê chính xác được. Hiện tại một số phần thưởng cao quý còn lưu giữ trưng bày tại Phòng truyền thống nhà trường). Gần nửa thế kỷ xây dựng và phát triển (1959 - 2007), các thế hệ thầy - trò Trường Trung học Sưphạm - CaođẳngSưphạmNghệAn luôn ghi nhớ và thựchiệnlờidạycủa Bác: “Học tập tốt là chính trị, văn hóa đều phải gắn liền với lao động sản xuất, không học dông dài. Mục đích học là để làm kinh tế, chính trị, văn hóa đều tiến bộ, các dân tộc đều đoàn kết với nhau… Để đền đáp công ơn các cháu học rồi không phải ở đây mà phải về giúp đỡ đồng bào”. Số liệu của Sở Nội vụ NghệAn (trước đây là Ban Tổ chức chính quyền), từ năm 1990 lại nay cho thấy trên 90% số sinh viên tốt nghiệp Trường Trung học SưPhạm - CaođẳngSưphạmNghệAn đều tình nguyện nhận nhiệm vụ theo sự phân công của tổ chức. Trưởng phòng giáo dục huyện Kỳ Sơn - huyện vùng sâu vùng xa, đặc biệt khó khăn của tỉnh NghệAn và cả nước khẳng định: Hiện tại trên địa bàn huyện Kỳ Sơn, có tới 75% số giáo viên Tiểu học, Trung học cơ sở là cựu sinh viên Trường Trung học Sư 7 phạm - CaođẳngSưphạmNghệ An; trong số cán bộ quản lý ở các trường Tiểu học, Trung học cơ sở trên địa bàn huyện, số sinh viên củatrường chiếm tới 68%. Nhiều sinh viên vừa mới ra trường đã được chính quyền, đồng bào địa phương nơi họ công tác quý trọng như người thân trong nhà. Số liệu thống kê từ Phòng giáo dục huyện Tương Dương, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Tân Kỳ, Quế Phong, Nghĩa Đàn, Quỳnh Lưu, Yên Thành, Diễn Châu… mà chúng tôi có điều kiện tiếp cận trong thời gian gần đây cho thấy các thế hệ tiếp nối sinh viên Trường CaođẳngSưphạm Nghệ An đã và đang vượt qua mọi khó khăn, thựchiệnlờidạycủa Hồ Chủ tịch đóng góp to lớn vào sự nghiệp phát triển giáo dục đào tạo trên vùng đất học Xứ Nghệ gần nửa thế kỷ qua. Tháng Trọng Xuân, năm Đinh Hợi 2007 8 . số 1886/QĐ-UB sát nhập Trường Trung học Sư phạm Nghệ An với Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An. Hiện nay, Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An có 360 cán bộ công. Thầy trò Trường Trung học - Cao đẳng Sư phạm Nghệ An thực hiện lời Bác dạy (1961- 2007) Thế hệ thầy - trò Trường Trung học Sư phạm Nghệ An đón Bác năm 1961