1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TRỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY PTI

9 328 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 25,17 KB

Nội dung

TRỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY PTI 2.1 Hoạt động kinh doanh của công ty Hiện nay, Công ty Bảo hiểm Bưu điện đang kinh doanh các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ theo sự cho phép của Nhà nước, cụ thể như sau: Danh mục sản phẩm bảo hiểm PTI đã đăng ký với Bộ tài chính A. Nhóm nghiệp vụ tài sản - kỹ thuật. I. Bảo hiểm kỹ thuật Bảo hiểm mọi rủi ro trong lắp đặt Bảo hiểm mọi rủi ro trong xây dựng Bảo hiểm thiết bị điện tử Bảo hiểm đổ vỡ máy móc Bảo hiểm máy móc thiết bị chủ thầu II. Bảo hiểm tài sản Bảo hiểm mọi rủi ro cho tài sản Bảo hiểm nhà tư nhân Bảo hiểm mọi rủi ro công nghiệp Bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt III. Bảo hiểm hỗn hợp Bảo hiểm trộm cắp Bảo hiểm tiền Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh Bảo hiểm lòng trung thực Bảo hiểm khác về tài sản IV. Bảo hiểm trách nhiệm Bảo hiểm trách nhiệm đối với người thứ ba Bảo hiểm trách nhiệm công cộng Bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm Bảo hiểm trách nhiệm hỗn hợp B. Nhóm nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá. Bảo hiểm hàng hoá xuất khẩu Bảo hiểm hàng hoá nhập khẩu Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển nội địa Bảo hiểm bưu phẩm, bưu kiện khai giá C. Nhóm nghiệp vụ bảo hiểm phi hàng hải. I. Bảo hiểm con người Bảo hiểm tai nạn thuyền viên Bảo hiểm tai nạn học sinh Bảo hiểm tai nạn cá nhân 24/24 Bảo hiểm bồi thường cho người lao động Bảo hiểm trợ cấp nằm viện và phẫu thuật Bảo hiểm toàn diện học sinh Bảo hiểm khách du lịch Bảo hiểm sinh mạng con người Bảo hiểm kết hợp con người II. Bảo hiểm xe cơ giới Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với ngời thứ ba Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với hàng hoá vận chuyển trên xe Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với hành khách trên xe Bảo hiểm vật chất xe cơ giới Bảo hiểm tai nạn ngời ngồi trên xe Bảo hiểm tai nạn hành khách 2.1.1 Kết quả hoạt động kinh doanh Bảng 2: kết quả doanh thu và bồi thường TT Nghiệp vụ Doanh thu phát sinh Doanh thu bán hàng Doanh thu thực thu Bồi thường đã giải quyết Năm 2009 % NT Năm 2009 % NT % KH Năm 2009 năm 2009 % DT B H nă m 20 09 I TSKT 50,810 117.18% 49,868 119.02% 83.05% 44,763 3,140 7 1 TBĐT 16,840 103.94% 166,625 112.32% 97.96% 13,349 1,770 11 2 Hỏa hoạn 3,886 217.59% 2,962 154.25% 44.41% 2,959 399 13. 46 3 XDlắp đặt 19,086 152.18% 17,894 131.88% 95.82% 16,831 723 4.0 4 4 BH khác 4,174 124.53% 5,132 149.37% 165.54% 4,691 0.53 0.0 1 5 BH tàu 6,815 186.47% 7,228 348.28% 122.52% 6,933 248 3.4 3 II Hàng hóa 9,784 125.86% 9,567 142.70% 136.68% 9,451 625 6.5 3 6 hàng nhập 4,779 112.26% 5,299 148.30% 132.48% 6,090 591 11. 15 7 Hàng xuất 864 88.84% 855 97.69% 85.47% 705 6 0.6 8 8 Hàng VCND 4,141 162.77% 3,413 151.27% 170.67% 2,656 28 0.8 3 III Phi hàng hải 24,480 117.15% 24,771 116.57% 114.39% 24,230 12,303 50 9 Xe cơ giới 20,919 122.53% 21,153 121.86% 118.70% 20,691 10,638 50 xe máy 478 151.34% 370 106.96% 94.93% 372 82 22. 2 xe ô tô 20,440 122.00% 20,782 122.16% 119.23% 20,320 10,556 51 10 Con người 3,562 93.14% 3,618 92.97% 94.35% 3,539 1,665 46 Tổng cộng 85,065 121.76% 84,206 132.03% 105.26% 78,444 16,069 19 Phòng đại lý bán lẻ 5,992 5,487 5,140 240 4 Tổng cộng bao gồm Phòng Đại Lý BL 91,057 89,693 83,584 16,309 ( Nguồn: Công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu Điện) 2.1.2 Dự phòng bồi thường : 38.026 triệu đồng - Nghiệp vụ TSKT : 30.337 triệu đồng - Nghiệp vụ Hàng hóa : 1.263 triệu đồng - Nghiệp vụ Phi hàng hải : 6.426 triệu đồng 2.1.3 Cơ cấu doanh thu bán hàng: Bảng 3: Cơ cấu doanh thu bán hàng Loại khách hàng năm 2008 Kế hoạch năm 2009 Thực hiện năm 2009 Doanh thu Tỷ trọng % Doanh thu Tỷ trọng % Doanh thu Tỷ trọng % Trong VNPT 28.698 45% 31.535 39.42% 31.338 37.22% Ngoài VNPT 35.081 55% 48.465 60.58% 52.868 62.78% Tổng 63.779 80 84.206 (Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2009 và kế hoạch 2010) 2.1.4 Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch 2009: Về tình hình doanh thu phát sinh: Năm 2009, Doanh thu phát sinh theo hợp đồng bảo hiểm ký kết của Hội Sở đạt 85,065 tỷ đồng, tăng 21% so với doanh thu phát sinh năm 2008. Trong đó các nghiệp vụ có doanh thu phát sinh tăng trưởng mạnh gồm có: Nghiệp vụ bảo hiểm hỏa hoạn tăng 17%, nghiệp vụ bảo hiểm tàu tăng 86% và nghiệp vụ xây dựng lặp đặt tăng 52%, nghiệp vụ xe cơ giới tăng 22%. Với mức tăng trưởng doanh thu phát sinh 21% trên nền doanh thu năm 2008 là 69,8 tỷ đã phản ánh tình hình kinh doanh của Hội sở nói chung và sự phát triển của từng nghiệp vụ nói riêng là khá cao. Đây là năm Hội sở ký được nhiều hợp đồng ngoài ngành, các hợp đồng vừa đa dạng về nghiệp vụ vừa có tầm cỡ về quy mô và giá trị. Về tình hình kinh doanh bán hàng: Đạt 84,206 tỷ đồng, bằng 105% kế hoạch Công ty giao. Tăng cường 32% so với năm 2008. Trong tình hình khủng hoảng kinh tế, sụt giảm chi tiêu và đầu tư, môi trường kinh doanh cạnh tranh khốc liệt, kết quả doanh hu như trên đã phản ánh sự cố gắng của tập thể cán bộ công nhân viên Hội sở.Để thấy được mặt mạnh yếu trong cơ cấu doanh thu,tôi xin phân tích sơ lược một vài nét như sau: Trong tổng số doanh thu thực hiện được: Doanh thu nghiệp vụ xe cơ giới đạt 21 tỷ đồngtỷ trọng lớn nhất, chiếm 25% tổng doanh thu tăng 23% so với năm 2008, mặc dù Hội sở đã loại bỏ những dịch vụ xấu. Doanh thu nghiệp vụ xây dựng lắp đặt đạt 17,8 tỷ đồng chiếm 20,1 % tổng doanh thu, tăng 31% so năm 2008. Doanh thu nghiệp vụ bảo hiểm thiết bị điện tử đạt 16,6 tỷ đồng chiếm 19% tổng doanh thu, tăng 12% so với năm 2008. Trong năm 2009 số đầu dự án Hội sở khai thác được tăng mạnh so với năm 2008 và đã đạt được mối quan hệ với hầu hết tất cả các dự án lớn trọng điểm tạo tiền đề tăng trưởng doanh thu cho năm 2010. Nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa doanh thu đạt 9,5 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 11% tổng doanh thu, tăng 41% so với năm 2008. Nghiệp vụ bảo hiểm hỏa hoạn doanh thu đạt 2,9 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 3% tổng doanh thu, tăng 52% so với năm 2008. Tuy nghiệp vujhoar hoạn có tiềm năng và đã tăng trưởng mạnh nhưng doanh thu vẫn tương đối thấp. Riêng nghiệp vụ bảo hiểm tàu,đây là nghiệp vụ công ty mới triển khai trong năm 2008 nhưng doanh thu đã đạt được 7,2 tỷ đồng chiếm 8% tổng doanh thu, tăng 360% so với năm 2008( như Hợp đồng Bh tàu Biển Đông star, Morning Vship, Lucky Vship, Vinashin, FSO Queensway, Phú đạt , Thanh Xuân, Bình Dương, Green Viship…). Qua phân tích cơ cấu doanh thu heo nghiệp vụ, Hội sở thấy rằng, trong thời gian tới, ngoài việc tập trung khai thác nghiệp vụ có khả năng cho doanh thu cao như xây dựng lắp đặt thì cần đẩy mạnh hơn nữa để tăng cường khai thác tăng doanh thu nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới, hỏa hoạn, hàng hóa và đặc biệt là các dịch vụ có tính tái tụng hàng năm. Tình hình khai thác trong ngành và ngoài ngành: Trong các năm 2008,2009 do việc tham gia bảo hiểm các dự án và các tài sản lớn trong VNPT phải thực hiện đấu thầu nên thị phần bị chia sẻ và khó khăn trong cạnh tranh. Về doanh thu trong ngành năm 2009 đạt 31.1 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 37,2% tổng số doanh thu, tăng 10% doanh thu so với năm 2008. Với cơ cấu doanh thu trong ngành như trên đã thể hiện được sự cố gắng của Hội sở cũng như sự giúp đỡ của Ban Tổng Giám Đốc Công Ty. Về doanh thu ngoài ngành: Doanh thu ngoài ngành trong năm 2009 đạt 52,8 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 62,78% tổng doanh thu, tăng 50,8% so với năm 2008. Trong đó chủ yếu tập trung vào 3 nghiệp vụ là: Nghiệp vụ xe cơ giới17,3 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 32%. Nghiệp vụ xây dựng lắp đặt 14,4 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 27%. Nghiệp vụ bảo hiểm tàu 7,2 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 13% tổng doanh thu, hàng hóa là hơn 6 tỷ đồng chiếm 11%/tổng doanh thu.sự khác biệt so với một vài năm trước là trong nhiều hợp đồng lớn ngoài ngành tuy nhiên phải cạnh tranh với các công ty bảo hiểm lớn trên thị trường nhưng với sự tin tưởng, ủng hộ của khách hàng, hội sở đã có ưu thế, chủ động đàm phán và giành nhiều dịch vụ lớn. Về tình hình tổn thất, bồi thường năm 2009: Tỷ lệ tổn thất bồi thường của Hội sở tương đối tốt. Bảng 4: Tỉ lệ bồi thường từng nghiệp vụ Nghiệp vụ Tồn 2009 Tồn 2008 Doanh thu BH Đã bồi thường Tỉ lệ BT Mức Xe ô tô ( Bao gồm tổ bán lẻ) 5,877 4,236 22,958 10,745 53.88 1 Xe máy ( Bao gồm tổ bán lẻ) 96 3.7 2,459 114.6 7.91 1 Con người ( Bao gồm tổ bán lẻ) 452.2 22.6 4,688 1,683 45.07 1 Hàng 1.263 1,018 16,821 873 6.65 1 TSKT 30,337 22,911 42,639 2,892 24.13 BT chung 38,025 28,192 89,693 16,308 29 ( Nguồn: Báo cáo Tổng kết năm 2009 và kế hoạch năm 2010) 2.2 Hoạt động đầu tư. Để duy trì tính thanh khoản cao và phát triển các dịch vụ bảo hiểm qua hệ thống mạng lưới của các Ngân hàng, hoạt động đầu tư của Công ty tập trung vào việc gửi tiền tại các tổ chức tín dụng. Tính đến 30/09/2009, tổng số tiền Công ty dùng cho hoạt động đầu tư khoảng 441,7 tỷ đồng, trong đó tiền gửi tại ngân hàng là 372,6 tỷ, đầu tư bất động sản 59,2 tỷ đồng và góp vốn vào các doanh nghiệp khác 9,9 tỷ đồng. 2.2.1 Về hoạt động đầu tư bất động sản. Công ty đã mua hai khu đất tại hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh Những khu đất này đều ở trung tâm thành phố với vị trí đẹp, phù hợp cho việc xây dựng văn phòng cao cấp cho thuê, trong đó: − Khu đất tại 26 Phố Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội với diện 792,1 m2, trong đó PTI sở hữu 50%, 50% còn lại thuộc sở hữu của Công ty Cổ phần Du lịch Bưu điện. − Khu đất tại 216 Võ Thị Sáu, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh với diện tích 695,6 m2. Khu đất có vị trí thuận lợi với ba mặt tiền là đường Võ Thị Sáu, đường Trần Quốc Toản và đường Trần Quốc Thảo. 2.2.2 Về hoạt động đầu tư góp vốn. Hiện nay, PTI đã triển khai đầu tư vào một số Công ty trong ngành có tiềm năng phát triển như: Công ty Cổ phần Viễn thông - Tin học - Điện tử (KASATI), Công ty Cổ phần Đầu tư Bưu chính Viễn thông (SAICOM) . và Tổng Công ty Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam. 2.3 Hoạt động đề phòng và hạn chế tổn thất. Rủi ro là tiền đề của bảo hiểm, không có rủi ro thì không có bảo hiểm. Song không phải vì thế mà công ty không quan tâm đến việc đề phòng hạn chế tổn thất. Ngược lại, qua công tác giám định,xử lý tai nạn và giải quyết bồi thường, công ty có thể biết được đâu là nguyên nhân chính dẫn đến việc tai nạn, từ đó đề ra các biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất. Các biện pháp này làm giảm nguy cơ xuất hiện rủi ro, tổn thất, nhờ đó mà giảm được số tiền bồi thường mà công ty phải chi trả, tiết kiệm của cải của xã hội, làm tăng hiệu quả kinh doanh của công ty và từ đó có điều kiện giảm phí bảo hiểm Để hạn chế và đề phòng tổn thất công ty đã chi nhiều khoản không nhỏ như lắp gương cầu lồi tại các đoạn đường gấp khúc nguy hiểm, làm đường lánh nạn,trang bị bình cứu hỏa…. Ngoài ra, điêu kiện bảo hiểm cũng buộc người được bảo hiểm phải quan tâm đến việc bảo vệ an toàn cho người và tài sản được bảo hiểm 2.4 Giám định và giải quyết bồi thường. Công tác giám định của PTI luôn luôn được quan tâm hàng đầu trong các hoạt động kinh doanh của Công ty. Chúng tôi xác định công tác giám định - giải quyết bồi thường thiệt hại cho khách hàng không chỉ thuần tuý là một mắt xích trong quy trình nghiệp vụ bảo hiểm mà còn là biện pháp tốt nhất để nâng cao uy tín và năng lực kinh doanh của Công ty trên thị trường bảo hiểm. Chính vì vậy, công tác giám định - giải quyết bồi thường của PTI đã không ngừng được hoàn thiện và phát triển, nhằm đáp ứng tốt nhất yêu cầu phục vụ khách hàng. Hiện nay, ngoài khả năng giám định độc lập trong tất cả các nghiệp vụ bảo hiểm cơ bản, PTI đã thiết lập quan hệ với các Công ty giám định tổn thất chuyên nghiệp quốc tế như: Crawfort, McLarens, Cunningham Lindsey … và thực tế các Công ty này đã giám định rất tốt các vụ tổn thất có tính chất phức tạp. Do vậy công tác giám định bồi thường đảm bảo được tính chính xác, khách quan và trung thực và đáp ứng tốt yêu cầu của khách hàng. Tỷ lệ bồi thường trung bình hàng năm của PTI 35% trên doanh thu Bảo hiểm. Đây là chỉ số tốt trên thị trường bảo hiểm Việt Nam và Quốc tế thể hiện tính chuyên nghiệp trong khai thác bảo hiểm, mang lại hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh cho Công ty. 2.5 Các nhân tố làm ảnh hưởng tới tình hình kinh doanh năm 2009 Nguyên nhân khách quan: Từ những tháng cuối năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã bùng phát mạnh mẽ và kéo dài sang cả năm 2009đã làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế của tất cả các nước trên thế giới bị chững lại, suy thoái.Đây là vấn đề mấu chốt nhất có ảnh hưởng rất lớn đến thị trường tài chính nói chung và thị trưởng bảo hiểm nói riêng. Một số công ty bảo hiểm mới ra đời như: Bảo hiểm hàng không, Bảo hiểm ngân hàng nông nghiệp, Bảo hiểm Quân Đội…đã thu hẹp thị phần của Hội sở. Năm 2009 vừa qua với chính sách thắt chặt tín dụng của các ngân hàng, sụt giảm chi tiêu, đầu tư cũng là một trong những nguyên nhân khó khăn cho hoạt động khai thác bảo hiểm. Hàng loạt các Dự án phải giãn tiến độ vì không thu xếp được vốn, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp cũng sụt giảm mạnh nên ảnh hưởng rất lớn dến hoạt động kinh doanh của Hội sở. Đối với các đơn vị trong ngành VNPT và khách hàng truyền thống trong tình hình hiện nay, việc bán bảo hiểm phải thông qua hình thức đấu thầu hoặc chào giá cạnh tranh rộng rãi đã ảnh hưởng rất lớn tới tỉ lệ phí của PTI. Nguyên nhân chủ quan: Chương trình quảng cáo, quảng bá hình ảnh chưa tương xúng với vị thế và tham vọng của PTI. Công tác chăm sóc khách hàng còn chưa được chuẩn hóa từ đó làm giảm khả năng cạnh tranh dẫn tới thu hẹp thị trường. Chưa có biện pháp kích thích, hỗ trợ mang tính tổng thể chiến lược phát triển với quy mô rộng để đẩy mạnh khai thác giúp các đơn vị có động lực cũng như cơ chế chăm sóc khách hàng mang tính cạnh tranh hơn. Việc triển khai hệ thống phần mềm quản lý còn một số chưa đáp ứng được nhu cầu quản lý như chưa có chương trình quản lý bán hàng qua VNPOST. 2.6 Đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty 2.6.1 Kết quả đạt được : Công tác giám định bồi thường: Kịp thời soạn thảo, ban hành các hướng dẫn về công tác khai thác và các vướng mắc phát sinh trong giải quyết bồi thường. Nỗ lực tập trung giải quyết hồ sơ tồn trước 01/01/2009 là 962 vụ tồn, ước số tiền khoảng 28 tỷ đồng. Đã giải quyết số hồ sơ tồn đọng của nghiệp vụ xe cơ giới: tồn năm 2008chuyển sang năm 2009 là 558 vụ đã ước dự phòng là 4,2 tỷ,tuy nhiên trong năm 2009 Hội sở đã giải quyết được 488/558 vụ tồn đọng trên với tổng số tiền bồi thường là 3,8 tỷ. Nghiệp vụ hàng hóa, nghiệp vụ tài sản kĩ thuật đã rà soát hết hồ sơ và đã có kế hoạch giải quyết dứt điểm. Số lượng hồ sơ đã giải quyết trong năm 2009: 3.589 vụ. Trong đó: Bồi thường trong ngành: Giải quyết 1.367 vụ tổn thất với tổng số tiền bồi thường 4.939 triệu đồng bằng 15,6% DTBH trong ngành, trong đó bồi thường của các hợp đồng phát sinh trước năm 2009 là 1.062 vụ với tổng số tiền là 3.991 triệu đồng. Giải quyết bồi thường số khách hàng lớn như: Công ty Viễn thông Ninh Bình,BĐ thành phố Hà Nội, Trung tâm Viễn thông KV1, VMS khu vực 2… Bồi thường ngoài ngành: Giải quyết 2.222 vụ tổn thất với tổng số tiền là 11.438 triệu đồng bằng 21.6 % DTBH ngoài ngành, trong đó bồi thường cho các hợp đồng phát sinh trước năm 2009 là 1.366 vụ với ổng số tiền là 7.637 triệu đồng. Giải quyết bồi thường một số khách hàng lớn như : công ty CP FPT, Công ty Vimeco, Công ty Xây lắp thương mại 36, Công ty CP cao su Điện Biên… Việc tách riêng công việc giám định xe cơ giới khỏi các phòng kinh doanh đã góp phần giảm thiểu tỉ lệ bồi thường xe cơ giới và có tính chuyên nghiệp hơn. Thể hiện ở tỉ lệ bồi thường xe cơ giới đã giải quyết năm 2008 là 78% thì năm 2009 chỉ còn 50.29% . Công tác quản lý và công tác nghiệp vụ: Thực hiện rà soát và ký phụ lục bổ sung của hợp đồng đại lý theo quy định của Nhà nước và công ty. Thống nhất các loại mẫu biểu báo cáo trong toàn Hội sở. Tiến hành tổ chức đào tạo và ký hợp đồng đại lý. Đào tạo nội bộ giữa các phòng trong Hội sở. Các phòng Nghiệp vụ tại Hội sở đã có sự tiến bộ rõ rệt, hỗ trợ tích cực cho các phòng kinh doanh trong khai thác cũng như là đầu mối làm việc với các phòng nghiệp vụ trên công ty rong công tác hướng dẫn nghiệp vụ và bồi thường trên phân cấp góp phần giảm thiểu thời gian tác nghiệp giữa đơn vị đề ra được những quyết định kịp thời trong kinh doanh . 2.6.2 Những điểm còn tồn tại. Tỷ lệ bồi thường xe cơ giới còn cao do một số doanh nghiệp vận tải cũng như xe tải có tần suất tổn thất lớn. Do mới tách công tác giám định xe cơ giới ra khỏi các phòng kinh doanh nên việc phối hợp giưa các bộ phận chua được nhịp nhàng dẫn đến đôi khi việc giải quyết bồi thường còn chư đúng tiến độ. Chưa xây dựng được chương trình tổng thể đào tạo khai thác viên, giám định viên, giải quyết hồ sơ phát sinh còn chậm, chưa đảm bảo đúng yêu cầu về thời hạn giải quyết bồi thường. Ý thức trách nhiệm và chuyên môn của một số cán bộ còn kém, chưa tuân thủ đúng các yêu cầu về quy trình nghiệp vụ. Sự phối hợp công việc giưa các phòng ban còn lúng túng. Lãnh đạo một số phòng còn chưa phát huy được vai trò đầu tầu và thậm trí chưa quán xuyến được hết việc ở phòng. Hồ sơ thầu bảo hiểm chưa đồng bộ giữa các phòng và chưa thể hiện được tính chuyên nghiệp khi tham gia đấu thầu. Các phòng Nghiệp vụ chưa sắp xếp khoa học việc lưu trữ và cung cấp tài liệu nghiệp vụ cho các phòng khi cần thiết. . TRỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY PTI 2.1 Hoạt động kinh doanh của công ty Hiện nay, Công ty Bảo hiểm Bưu điện đang kinh doanh các. quyết bồi thường. Công tác giám định của PTI luôn luôn được quan tâm hàng đầu trong các hoạt động kinh doanh của Công ty. Chúng tôi xác định công tác giám

Ngày đăng: 07/11/2013, 03:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2: kết quả doanh thu và bồi thường - TRỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY  PTI
Bảng 2 kết quả doanh thu và bồi thường (Trang 3)
Bảng 3: Cơ cấu doanh thu bán hàng Loại  - TRỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY  PTI
Bảng 3 Cơ cấu doanh thu bán hàng Loại (Trang 4)
Về tình hình tổn thất, bồi thường năm 2009: Tỷ lệ tổn thất bồi thường của Hội sở tương đối tốt. - TRỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY  PTI
t ình hình tổn thất, bồi thường năm 2009: Tỷ lệ tổn thất bồi thường của Hội sở tương đối tốt (Trang 6)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w