THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ CỦA NHNo PTNT CHI NHÁNH LÁNG HẠ

8 316 0
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ CỦA NHNo PTNT CHI NHÁNH LÁNG HẠ

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ CỦA NHNo PTNT CHI NHÁNH LÁNG HẠ 2.1 Giới thiệu chung về NHNo & PTNT Láng Hạ 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Agribank Láng Hạ 2.1.1.1 Giới thiệu chung về NHNo & PTNT Việt Nam NHNo & PTNT Việt Nam (gọi tắt là Ngân Hàng Nông Nghiệp) là doanh nghiệp nhà nước, kinh doanh tiền tệ, tiền đồng và dịch vụ ngân hàng đối với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh kế trong và ngoài nước, làm ủy thác các nguôn vốn ngắn, trung và dài hạn của chính phủ, các tổ chức kinh tế, xã hội, các nhân trong và ngoài nước, thực hiện chủ yếu tin dụng nông thôn ở Việt Nam. NHNo &PTNT Việt Nam được thành lập năm 1988 với tên gọi là Ngân hàng phát triển nông nghiệp, là một pháp nhân bao gồm hội sở( trung tâm điêu hành), các chi nhánh, văn phòng đại diện được Nhà nước cấp vốn lần dầu 200 tỷ đồng vốn điều lệ, tương đương 30 triệu USD, tự chủ tài chính, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh và những cam kết của mình, có bản tổng kết tài sản và con dấu riêng, hoạt động trong khuôn khổ hợp tac xã tín dụng và công ty tài chính. Sau 21 năm xây dựng và trưởng thành, NHNo & PTNT Việt Nam đã đi vào ổn định và ngày càng phát triển với mạng lưới rộng khắp cả nước. Ban đầu chỉ là một ngân hàng chuyên doanh nhỏ bé đến nay NHNo & PTNT Việt Nam đã trở thành một NHTM hàng đầu Việt Nam có trụ sỏ chính đặt tại Nội và các văn phòng đại diện miền Trung tại Đà Nẵng, miền Nam tại Hồ Chí Minh. Cho tới thời điểm hiện tại đã trên 2200 chi nhánh, văn phòng giao dịch; hơn 30.000 nhân viên đã biên chế và số vốn điều lệ hơn 6000 tỷ đồng. Trong những năm đầu thập kỷ 90, trước những khó khăn chung của nền kinh tế, NHNo & PTNT Việt Nam đã phải đối đầu và gồng mình trước những thua lỗ trong hoạt động kinh doanh; nhưng từ năm 1995 nền kinh tế đất nước ổn định và ngày càng phát triển, NHNo & PTNT Việt Nam đã không ngừng vươn lên khẳng định vị trí hàng đầu của mình trong hệ thống các NHTM. 2.1.1.2. Giới thiệu chung về NHNo & PTNT chi nhánh Láng Hạ Trước nhu cầu ngày càng tăng của nền kinh tế, nhu cầu sử dụng vốn và các dịch vụ Ngân hàng của cá nhân, doanh nghiệp, bên cạnh đó cũng nhằm mở rộng mạng lưới hoạt động của mình, ngày 18/3/1997 NHNo & PTNT chi nhánh Láng Hạ (NHNo & PTNT Láng Hạ) đã chính thức được khai trương và đi vào hoạt động theo Quyết định số 334/QĐ –NHNN – số 2 ngày 01/8/ 1996 của tổng giám đốc NHNo & PTNT Việt Nam. Việc thành lập chi nhánh láng hạ nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược lâu dài, củng cố giữ vững thị trường nông thôn, bên cạnh đó cũng mở rộng khai thác và từng bước chiếm lĩnh thị trường thành thị. Sự ra đời của NHNo & PTNT Láng Hạ đánh dấu một bước phát triển mới của NHNo & PTNT Việt Nam trên địa bàn Nội. Qua 12 năm xây dựng và trưởng thành, chi nhánh Láng Hạ đã tự tin vững bước trong công cuộc đổi mới, hòa mình với sự phát triển của hệ thống công nghệ điện tử hiện đại, an toàn, tin cậy đạt hiệu quả với chuẩn mực quốc tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Với mạng lưới giao dịch trải khắp trên địa bàn Nội, tính đến nay chi nhánh Láng Hạ đã có 6 Phòng giao dịch trực thuộc, cung cấp các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng hiện đại, nhanh chóng, với mức lãi suất và phí dịch vụ cạnh tranh, đa tiện ích, nhằm đáp ứng yêu cầu của mọi đối tượng khách hàng, mở rộng cơ hội kinh doanh, tăng cường sự hợp tác giữa các tổ chức tín dụng và các tổ chức khác, từng bước nâng cao và giữ uy tín cũng như thương hiệu của chi nhánh trên thị trường tài chính nội địa và quốc tế. Các phòng giao dịch: - phòng giao dịch số 2 tại 179 Phùng Hưng, Quận Hoàn Kiếm - phòng giao dịch số 3 tại 159 Doãn Kế Thiện, Quận Cầu Giấy - Phòng giao dịch số 5 tại C2 Trung Kính, Quận Cầu Giấy - Phòng giao dịch số 7 tại 106 Đào Tấn, Quận Ba Đình - Phòng giao dịch số 8 tại 102 Khuất Duy Tiến, Quận Thanh Xuân - Phòng giao dịch số 11 tại 107D5 Nguyễn Phong Sắc Quận Cầu Giấy Quy mô của chi nhánh cũng không ngừng lớn mạnh, từ một chi nhánh cấp 2 đến nay đã trở thành chi nhánh ngân hàng cấp 1, hạng 1 trực thuộc NHNo & PTNT Việt Nam; ngoài các phòng, tổ chức tại trụ sở chính, chi nhánh còn có 2 chi nhánh cấp 2 và 10 phòng giao dịch trực thuộc. Nhằm đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng, mở rộng cơ hội kinh doanh, tăng cường sự hợp tác giữa các tổ chức tín dụng và các tổ chức khác, từng bước phát triển thương hiệu của chi nhánh trên thị trường nội địa khu vực và sau đó vươn xa hơn, NHNo & PTNT Láng Hạ đã khai thác mở rộng nhiều loại hình sản phẩm dịch vụ hiện đại, nhanh chóng, tiện lợi với mức lãi suất và phí dịch vụ cạnh tranh.  Các sản phẩm dịch vụ chi nhánh NHNo & PTNT Láng hạ cung cấp cho khách hàng:  Dịch vụ tiền gửi.  Dịch vụ bảo lãnh: Bảo lãnh vay vốn;Bảo lãnh thanh toán;Bảo lãnh dự thầu;Bảo lãnh thực hiện hợp đồng;Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm;Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước;Bảo lãnh đối ứng; Xác nhận bảo lãnh;Các loại Bảo lãnh khác mà pháp luật không cấm và phù hợp với thông lệ quốc tế.  Dịch vụ chuyển tiền trong nước.  Thanh toán quốc tế.  Sản phẩm cho vay: Hỗ trợ nhu cầu vay vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.  Các sản phẩm dịch vụ khác: Thu tiền tại nơi yêu cầu của khách hàng khi số dư tiên gửi đạt trên 100 triệu đồng; Phát hành, chấp nhận thẻ thanh toán ATM, thẻ tín dụng nội địa và quốc tế; Chi trả lương cho cán bộ công nhân viên chức của các doanh nghiệp và tổ chức.  Mô hình cơ cấu tổ chức của NHNo & PTNT Láng Hạ. Ghi chú: Chí nhánh Bách Khoa và chi nhánh Mỹ Đình, các phòng ban trực thuộc Giám Đốc Chi nhánh Láng Hạ.  Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT chi nhánh Láng Hạ trong thời gian 2007-2009 Từ năm 2007 trở lại đây, ngành ngân hàng bước sang một thời kỳ mới với những thay đổi tích cực trong hệ thống hoạt động, NHNo & PTNT Láng Hạ cũng có sự chuyển mình với những kết quả khá khả quan. BẢNG 2.1 : CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CƠ BẢN Đơn vị : tỷ VNĐ, % STT Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 1 Tổng doanh thu 518,1 621,694 770,901 693,282 2 Tổng tài sản 5310,219 7275 7018 7656 4 Vốn chủ sở hữu 646,3 775,56 905,8 825,5 5 Lợi nhuận sau thuế 51,624 60,401 108,575 132,884 6 ROA( %) 0,96 1,52 1,81 7 ROE(%) 8,5 13,12 15,35 (Nguồn: Báo cáo tài chính Agribank Láng Hạ 2006,2007,2008,2009) Từ bảng số liệu trên ta có thể thấy, doanh thu của chi nhánh trong các năm 2006, 2007, 2008 tăng dần qua các năm. 2007 tăng 20% so với năm 2006, 2008 tăng 23,86% so với 2007. Năm 2009 tổng doanh thu của chi nhánh giảm 10% so với năm 2008, đó là do những tác động của chính sách tiên tệ của ngân hàng trung ương và nền kinh tế phục hồi sau khủng hoảng làm thay đổi một số hoạt động của chi nhánh. Nhưng sang năm 2010 chắc chắn doanh thu của chi nhánh sẽ tăng lên và xu hướng tăng mạnh vào các năm sau đó do sự phát triển của nền kinh tế đặc biệt là ngành ngân hàng. Hoạt động quản lý và sử dụng vốn của chi nhánh ngày càng phát triển và có dấu hiệu tăng mạnh qua qua các năm. Điều này được thể hiện qua việc gia tăng tổng tài sản của chi nhánh. BIỂU 2.1 TỔNG TÀI SẢN CỦA AGRIBANK LÁNG HẠ ( Nguồn: Báo cáo tài chính của Agribank Láng Hạ 2006-2009) Từ 2007 đến 2009 mặc dù chịu nhiều sức ép và khó khăn do lạm phát và ảnh hưởng nhiều nhất vào năm 2008 nhưng hoạt động quản lý và sử dụng vốn của chi nhánh luôn được ban lãnh đạo ngân hàng quan tâm và chỉ đạo sát sao, cán bộ chi nhánh nỗ lực nên chi nhánh vẫn giữ được mức tăng trưởng khá trong các năm. BIỂU 2.2 CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CỦAGRIBANK LÁNG HẠ ( Nguồn: Báo cáo tài chính của Agribank Láng Hạ 2006-2009) Giám đốc Giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc BIỂU 2.3 CHỈ TIÊU ROE, ROA CHI NHÁNH AGRIBANK LÁNG HẠ ( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Agribank Láng Hạ ) Trong 3 năm từ 2007 đến 2009 thu nhập trên tổng tài sản và thu nhập trên vốn chủ sở hữu tăng, mặc dù các chỉ số này chưa cao nhưng trong giai đoạn khủng hoảng thì việc các chỉ số tăng cũng chứng tỏ được những cố gắng của ngân hàng trong việc duy trì và phát triển hoạt động của mình. BẢNG 2.2 : TỔNG KẾT HOẠT ĐỘNG TỪ NĂM 2006- 2009 Đơn vị: tỷ đồng S T T Cơ cấu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 KH năm 2009 T/H năm 2009 % so với KH 2009 % so với 200 8 1 Cho vay khách hàng 4381 6051 5825 6564 8326,56 127% 143 2 Dư nợ cho vay 2057 2841 2173 2453 6031 246% 277 Nội tệ 978 1126 1547 1671 1648 98% 106 Ngoại tệ 1079 1715 626 782 4383 560% 700 3 Tổng nguồn huy động 3353 5170,4 6463 6346 8549 135% 134 TCKT 3054 4528 4068 3496 4347 124% 107 Dân cư 253 262,4 2075 2490 3082 124% 148 TCTD 46 380 320 360 1120 311% 350 4 VCSH 646,3 775,56 905,8 825,5 91 5 Tổng tài sản 5310,2 7275 7018 6346 7656 121% 109 6 LNTT 70,72 89,287 150,8 155,1 4 187,16 120% 124 ( Nguồn: Báo cáo tài chính Agribank Láng Hạ 2006- 2009) Năm 2009 nền kinh tế bắt đầu phục hồi, các khối ngành kinh tế hoạt động trở lại , nhiều doanh nghiệp, tổ chức mới hình thành, tác động trực tiếp đến hoạt động cho vay của ngân hàng. Năm 2009 tổng dư nợ tăng gần 3 lần so với 2 năm trước đó và chủ yếu là dư ngoại tệ, chiếm 73%, dư nợ nội tệ chỉ chiếm 27%, trong khi đó năm 2007 dư nợ ngoại tệ chiếm gần 50%, năm 2008 khoảng 20%. Như vậy có sự thay đổi lớn trong tỷ lệ dư nợ nội tệ và ngoại tệ qua các năm. Cơ cấu dư nợ và nguồn vốn của chi nhánh vẫn còn chưa có sự tương xứng ảnh hưởng tới kết quả tài chính của chi nhánh, trong cả 3 năm tỷ lệ này chưa tới 30%. Nguồn vốn huy động tăng với tốc độ ấn tượng và cũng đang có sự thay đổi lớn theo hướng tăng dần tỷ trọng huy động trong dân cư và các tổ chức tài chính, điều đó chứng tỏ công tác huy động vốn đang được thực hiện khá hiệu quả. Đặc biệt là việc khai thác được nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, đây có thể coi là một thành tích rất đáng được trân trọng. Việc tăng tỷ trọng nguồn vốn huy động từ dân cư còn cho thấy uy tín của ngân hàng đang ngày càng được nâng cao 2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh thẻ của NHNo & PTNT Láng Hạ 2.2.1 Khái quát thị trường thẻ ở Việt Nam Thị trường thẻ ở Việt Nam đang là một thị trường rất có tiềm năng và sẽ đạt được hiệu quả cao nếu ngân hàng biết tận dụng thị trường một cách có định hướng. Với xu hướng phát triển chung của thế giới Việt Nam không thể tách mình ra khỏi xu hướng này nếu muốn phát triển ngành ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung. Năm 1990 hợp đồng đại lý thanh toán thẻ Visa giữa ngân hàng Pháp BFCE và Ngân hàng ngoại thương Việt Nam đã mở đầu cho sự du nhập thẻ thanh toán vào Việt Nam. Năm 1996, ngân hàng ngoại thương (Vietcombank) phát hành thẻ thí điểm đầu tiên và cũng vào năm này hội các ngân hàng thanh toán thẻ Việt Nam được thành lập với bốn thành viên sáng lập bao gồm Vietcombank, ngân hàng TMCP Á Châu, ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu( Eximbank) và First Vinabank. Việc ứng dụng thẻ tại thời điểm đó còn bị giới hạn bởi nhiều cơ sở pháp lý, điều kiện kinh tế, hạ tầng kỹ thuật. Qua gần 15 năm hình thành và phát triển, cho đến naythẻ ngân hàng đã trở thành công cụ thanh toán thông dụng. Vào cuối tháng 12/2009 số ngân hàng tham gia vào lĩnh vực kinh . THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ CỦA NHNo PTNT CHI NHÁNH LÁNG HẠ 2.1 Giới thiệu chung về NHNo & PTNT Láng Hạ 2.1.1 Lịch sử hình. lưới hoạt động của mình, ngày 18/3/1997 NHNo & PTNT chi nhánh Láng Hạ (NHNo & PTNT Láng Hạ) đã chính thức được khai trương và đi vào hoạt động

Ngày đăng: 22/10/2013, 16:20

Hình ảnh liên quan

Từ bảng số liệu trên ta có thể thấy, doanh thu của chi nhánh trong các năm 2006, 2007, 2008 tăng dần qua các năm - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ CỦA NHNo PTNT CHI NHÁNH LÁNG HẠ

b.

ảng số liệu trên ta có thể thấy, doanh thu của chi nhánh trong các năm 2006, 2007, 2008 tăng dần qua các năm Xem tại trang 6 của tài liệu.
BẢNG 2.2 : TỔNG KẾT HOẠT ĐỘNG TỪ NĂM 2006-2009 - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ CỦA NHNo PTNT CHI NHÁNH LÁNG HẠ

BẢNG 2.2.

TỔNG KẾT HOẠT ĐỘNG TỪ NĂM 2006-2009 Xem tại trang 7 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan