Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 22 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
22
Dung lượng
0,94 MB
Nội dung
Chương 8: PHÂNVÙNGCẢNHQUANVIỆTNAM 8.1 Giới thiệu 8.1.1 Khái niệm Phânvùngcảnh quan, miêu tả các đặc điểm đặc trưng các thể tổng hợp tự nhiên là một trong những nhiệm vụ quan trọng của địa lý tự nhiên, là khâu nối có quy luật của việc nghiên cứu cảnhquan và ứng dụng của nó trong mỗi vùng lãnh thổ. Khái niệm " phânvùngcảnh quan" được các nhà địa lý tự nhiên xác định như là sự giải thích về sự tồn tại một cách khách quan trên bề mặt Trái đất các tổng hợp thể tự nhiên, đo vẽ nhóm gộp và đưa chung lên bản đồ, nghiên cứu thành phần cũng như các quá trình động lực phát triển. Chính vì vậy, phânvùngcảnhquan có thể được xem như là một kết quả tổng hợp nghiên cứu cảnh quan, phản ánh một cách có hệ thống, có quy luật đặc điểm các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của mỗi vùng được phân chia. Mỗi vùngcảnhquan có đặc tính toàn vẹn lãnh thổ và thống nhất nội tại tạo bởi khái quát chung vị trí địa lý và lịch sử phát triển, bởi sự thống nhất của các quá trình địa lý cũng như tập hợp các phần cấu tạo - các cảnh quan. Phânvùngcảnhquan là một dạng hệ thống hóa đặc biệt các cảnh quan, phân chia cảnhquan theo các cấp cá thể (khối lãnh thổ thống nhất có tên riêng). Trong khi đó phân loại cảnhquan dựa vào một hoặc hai chỉ tiêu chính, không quan tâm đến tương quanphân bố và quan hệ lãnh thổ của cảnh quan. Phânvùngcảnhquan có ý nghĩa ứng dụng lớn trong việc kiểm kê tổng hợp và đánh giá tài nguyên thiên nhiên, trong việc xây dựng 2 kế hoạch phát triển kinh tế lãnh thổ, trong các đề án thủy lợi lớn, trong các công trình kỹ thuật khai thác lãnh thổ, . đặc biệt là vai trò của phânvùngcảnhquan trong việc phát triển môi trường sinh thái bền vững trong khai thác hợp lý tài nguyên - lãnh thổ. 8.1.2 Mục tiêu Phânvùngcảnhquan nhằm đáp ứng các mục tiêu quan trọng sau: 1) Làm sáng tỏ các quy luật địa lý chung về cấu trúc, chức năng các cảnh quan. 2) Ứng dụng trong đánh giá các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên với mục đích chung là sử dụng hợp lý tài nguyên lãnh thổ. Xuất phát từ những quan điểm chung đó, trong quá trình tiến hành phânvùngcảnhquan nói riêng hay phânvùng địa lý tự nhiên nói chung có thể áp dụng nhiều nguyên tắc cơ bản bao gồm: nguyên tắc phát sinh, nguyên tắc đồng nhất tương đối, phân tích, tổng hợp và nguyên tắc toàn vẹn lãnh thổ. 8.2 Các đơn vị phânvùngcảnhquan Trong phânvùngcảnhquan thường áp dụng hàng loạt các phương pháp như: phân tích ảnh hàng không, phân tích các bản đồ chuyên đề, các thành phầncảnh quan, điều tra khảo sát tổng hợp, phân tích yếu tố trội. Các cấp phân vị cảnhquan của ViệtNam được Vũ Tự Lập phân chia (Hình 8.1) bao gồm : 8.2.1 Đới cảnhquan Lãnh thổ ViệtNam được phân chia thành hai đới: Đới rừng chí tuyến gió mùa 3 có tổng nhiệt độ khoảng 7500-9300 oC , nhiệt độ trung bình năm dưới 25 oC , nhiệt độ trung bình tháng có thể xuống dưới 20 oC , nhiệt độ cực tiểu xuống dưới 10 oC . Mùa đông dài 3-5 tháng tùy từng nơi. Cây rừng có nhiều loài phương bắc và nói chung thấp hơn cây miền Nam. Đới rừng á xích đạo gió mùa có tổng nhiệt độ >9300 oC , xuống phía nam tới 10.000 oC (Rạch Giá 10.074 oC ). Nhiệt độ trung bình năm trên 25 oC , không có tháng nào dưới 20 oC , nhiệt độ cực tiểu >10 oC , không có mùa đông. Cây rừng chủ yếu thuộc họ dầu của khu hệ Malaixia-Inđônexia, cây cao to, có thể đến 40-50m. Trong mỗi đới, tùy theo tình hình nhiệt-ẩm cụ thể để phân chia thành các á đới: 8.2.2 Á đới cảnhquan Đới rừng chí tuyến gió mùa được phân chia thành hai á đới dựa vào chế độ nhiệt: Á đới mùa đông lạnh khô ranh giới phía nam đến đèo ngang (18 oB ), có 3 tháng Ttb <18 oC với lượng mưa tháng < bốc hơi tháng. Tùy theo địa hình và vị trí địa lý mà mùa đông trong á đới này có sự thay đổi từ nơi này đến nơi khác. Á đới không có mùa lạnh và mùa khô rõ rệt ranh giới đến đèo Hải Vân (16 oB ) không còn tháng lạnh dưới 18 o (nhưng còn <20 o ) và không còn tháng khô. Ở Huế ảnh hưởng của gió mùa đông bắc nhiệt độ tối thiểu có thể < 10 o . Đới rừng á xích đạo gió mùa không có mùa đông chia thành hai á đới theo nhịp điệu khô ẩm. 4 Á đới không có mùa khô rõ rệt từ vĩ tuyến 16 oB đến vĩ tuyến 14 o 30’B (Sa Huỳnh), lượng mưa tăng vào tháng có gió mùa đông bắc do tác dụng chắn của địa hình khối Kon Tum và hoạt động frông tĩnh lạnh tại đèo Hải Vân vào những tháng có gió mùa đông bắc, khiến cho các tháng khô chỉ 2-3 tháng và lên núi hầu như không có tháng khô. Á đới có mùa khô rõ rệt kéo dài từ Sa Huỳnh trở vào nam. Hai nguyên nhân gây ẩm nói trên đã chấm dứt, đồng thời đây là phạm vi hoạt động của gió tín phong khô nóng, cho nên mùa khô kéo dài 4-6 tháng. Các đới và á đới phân chia trên thể hiện qui luật phân hóa địa đới theo vĩ độ. 8.2.3 Miền cảnhquan Miền cảnhquan được phân chia dựa vào đặc điểm cấu trúc địa chất – địa mạo, cùng lịch sử phát triển, có những đặc điểm tương đồng về điều kiện khí hậu và cấu trúc của các quần hệ sinh vật. Có 3 miền cảnhquan gồm: miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ, miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là miền móng Calêđôni (PZ 2 ) bao quanh khiên Thái Cổ vòm sông Chảy, với những lớp phủ trong các giai đoạn kiến tạo sau. Giai đoạn tân kiến tạo, vòm sông chảy và rìa đông bắc của nó, cao nguyên Quản Bạ -Đồng Văn được nâng cao 1000-2000m, sau đó giảm xuống 500-1000m, rồi dưới 500m về phía đông nam. Mặt khác, trong miền có khu vực sụt tách đồng bằng sông hồng kiểu riptơ mạnh, ven biển Quảng Ninh bị lún chìm nhẹ. Đặc điểm chung của miền là đồi núi thấp hướng vòng cung chiếm ưu thế. Trong vùng đồi núi phát triển địa hình cacxtơ và các thung 5 lũng hình thành tại khu vực có đứt gẫy sâu. Tại võng địa hào đã hình thành một châu thổ rộng, vùng bờ biển Quảng Ninh phát triển địa hình xâm thực và cacxtơ cổ bị ngập nước. Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ Trải dài từ hữu ngạn sông Hồng đến núi Bạch Mã và được hình thành chủ yếu trên nền móng Hecxini, nối tiếp bởi nền móng Indôxini sông Đà. Trong giai đoạn tân kiến tạo, vùng được nâng cao tới 2000-2500m về phía tây bắc, giảm xuống 1000 -1500 từ phía nam thung lũng sông Cả, và xuống 500-1000m về phía đông. Các núi và thung lũng chạy song song theo hướng tây bắc-đông nam ra sát biển và ven bờ tạo các đảo chìm, đảo nổi. Vùng bờ biển hạ lún yếu chỉ hình thành các đồng bằng chân núi ven biển nhỏ hẹp, trừ hai đồng bằng sông Mã và sông Cả do bị lôi cuốn vào sự lún chìm tạo thành vịnh Bắc Bộ. Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ hình thành trên nền cổ Tiền Cambri với khối nhô Kon Tum là khiên lộ đá biến chất Thái Cổ-Nguyên sinh có xâm nhập granit và phần khiên phủ ở phía bắc và phía nam do bị sụt lún mà có trầm tích biển nông và trầm tích phun trào. Các vận động kiến tạo Calêđôni và Hecxini chỉ biểu hiện chủ yếu ở hoạt động núi lửa. Các núi hiện nay thường được cấu tạo bởi đá biến chất và núi lửa nham mafic, felsic. Giai đoạn tân kiến tạo phát sinh nhiều đứt gẫy hướng tây bắc-đông nam. Làm sụt võng phần tây nam của nền cổ, hình thành châu thổ Cửu Long, đồng thời phun trào bazan trên diện rộng, tạo các cao nguyên bazan từ Kon Tum, Pleicu, Đắc Lắc tới Lâm Đồng. Địa hình được đặc trưng bởi sự phổ biến các sơn nguyên bóc mòn và cao nguyên bazan, các núi chủ yếu có dạng vòm khối tảng, núi đá vôi chỉ có rất ít ở Hà Tiên. 6 8.2.4 Các khu cảnhquan Trong mỗi miền cảnh quan, dựa vào đặc điểm chi tiết hơn về địa chất, địa hình như độ cao, hướng núi, hình dáng sườn, nham cấu tạo (đá gốc hay bồi tụ) mà có thể phân nhỏ ra thành một số khu: Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ được chia thành 3 khu: 1- Khu Việt Bắc cơ bản là khu vực khiên Thái Cổ vòm sông Chảy và lớp phủ của nó, địa hình núi trung bình chiếm đa số. 2- Khu Đông Bắc là khu vực uốn nếp Calêđôni điển hình, địa hình núi thấp và đồi, trong đó đồi là chủ yếu. 3- Khu đồng bằng Bắc Bộ là châu thổ sông Hồng, địa hình tích tụ phù sa Neogen-Đệ tứ, hình thành tại một võng sụt tách sâu. Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ được chia ra 5 khu: 4- Khu Hoàng Liên Sơn địa hình núi cao nhất miền, đồng thời cũng là cao nhất trong cả nước, có đường đỉnh sắc sảo kiểu “Anpi” cao trên 3000m. 5- Khu Tây Bắc địa hình núi trung bình, chạy theo hướng tây bắc-đông nam, với dải sơn nguyên đá vôi cao trên 1000m, rộng 30-40km, dài đến 300km. 6- Khu Hòa Bình-Thanh Hóa là sự tiếp tục của các dải núi Hoàng Liên Sơn và Tây Bắc khi thấp dần về phía biển, địa hình núi thấp và đồi, kẹp lấy dải đồi núi cacxtơ xâm thực, có châu thổ sông mã cũng khá rộng. 7 7-Khu Nghệ Tĩnh khởi đầu của dải Trường Sơn Bắc chạy dọc biên giới Việt Lào, gồm núi trung bình xen núi thấp, đồi chân núi tỏa rộng và lan xuống cả dải đồng bằng ven biển. 8- Khu Bình -Trị Thiên đoạn cuối của dải Trường Sơn Bắc, địa hình núi hẹp ngang nhất và cũng thấp nhất, đồng bằng ven biển có nhiều đồi cát, đụn cát, có phá Tan Giang rộng lớn. Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ được phân chia thành 5 khu: 9- Khu Kon Tum-Nam Ngãi địa hình núi trung bình và núi thấp trên nền tảng của khiên Kon Tum, có hai đồng bằng ven biển Quảng Nam, Quảng Ngãi tương đối rộng. 10- Khu Tây Nguyên-Bình Phú khu hạ thấp tương đối, địa hình cao nguyên bazan là chủ yếu ở phía tây dải núi thấp Bình Định, địa hình đồi và dải đồng bằng ven biển hẹp ở phía đông. 11- Khu cực Nam Trung Bộ địa hình núi trung bình và cao-sơn nguyên xếp tầng, thấp dần về phía Đông Nam Bộ và dựng đứng về phía đồng bằng chân núi ven biển với nhiều mũi và vũng vịnh. 8 Hình 8.1 Sơ đồ phânvùngcảnhquan lãnh thổ ViệtNam 9 12- Khu Đông Nam Bộ gồm hai bậc địa hình chính là bán bình nguyên bazan cao 100- 300m và bậc thềm phù sa cổ cao 15-100m. 13- Khu Tây Nam Bộ là châu thổ rộng lớn của sông Cửu Long, cao 2-3m, thường xuyên bị ngập lụt, có diện tích đất mặn và đất phèn lớn nhất nước. Các miền và khu cảnhquanphân chia trên thể hiện sự phân hóa do các điều kiện kiến tạo, địa chất, địa hình (sự phân hóa phi địa đới của cảnh quan). 8.2.5 Cảnhquan địa lý Phân chia chi tiết đến cấp cảnhquan địa lý có ý nghĩa khoa học và thực tiễn lớn, vì cảnhquan địa lý là một hệ địa sinh thái có sự đồng nhất cao về các tính chất địa đới và phi địa đới, do đó mà trở thành một đơn vị quy hoạch sản xuất có cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp nhất với môi trường tự nhiên địa phương. Chỉ tiêu phân chia cảnhquan ở đây dựa theo tài liệu của Vũ Tự Lập (xem mục 1.1 chương 1). Vũ Tự Lập (1999) đã phân chia lãnh thỗ Việtnam thành 962 cảnhquan dựa vào các chi tiết hóa về nền nhiệt-ẩm địa đới và đai cao, các yếu tố nham thạch và địa hình, sự phân hóa tương ứng của cường độ mùa lạnh và mùa khô, của chế độ nước và lớp phủ thổ nhưỡng-thực vật. Các cảnhquan này có tọa độ và vị trí địa lý xác định, không lặp lại trong không gian, phân bố như sau: 1- Khu Việt Bắc: 74 cảnh 2- Khu Đông Bắc: 115 cảnh 3- Khu Đồng bằng Bắc Bộ: 42 cảnh 4- Khu Hoàng Liên Sơn: 40 cảnh 10 5- Khu Tây Bắc: 85 cảnh 6- Khu Hòa Bình-Thanh Hóa: 85 cảnh 7- Khu Nghệ Tĩnh: 104 cảnh 8- Khu Bình-Trị Thiên: 71 cảnh 9- Khu Kon Tum-Nam Ngãi: 73 cảnh 10- Khu Tây Nguyên-Bình Phú: 82 cảnh 11- Khu cực Nam Trung Bộ: 93 cảnh 12- Khu Đông Nam Bộ: 40 cảnh 13- Khu Tây nam Bộ: 58 cảnh Việc sử dụng tự nhiên có hiệu quả nhất phải căn cứ vào cấu trúc và chức năng của từng cảnhquan cá thể và cụ thể. Tuy nhiên, để có những phương hướng lớn, tổng quát, có thể gộp các cảnhquan cá thể và cụ thể thành những đơn vị phân loại nhất định. Thí dụ, có thể phân loại theo nền nhiệt-ẩm, theo nhóm địa hình, hoặc theo tổ hợp hai chỉ tiêu nền nhiệt ẩm và kiểu địa hình (tham khảo tập bản đồ địa lý địa phương ViệtNam – Hà nội 1996). 8.2.6 Các đai cao Sự phân hóa không gian hình thành do sự giảm nhiệt độ theo độ cao, khoảng 0,5 oC /100m. Tuy vậy, tính chất mỗi đai phụ thuộc vào vị trí, độ cao, hình thái và hướng sườn của dải núi hay khối núi, cho nên mang tính địa phương sâu sắc, do đó các đai cao thường được xác định trên từng dải hay khối núi cụ thể nằm trong các khu địa lý tự nhiên. Đai nội chí tuyến gió mùa chân núi từ 0 đến 600m 11 [...]... bản đồ cảnhquan một số địa phương ViệtNam trong atlat “Tập bản đồ địa lý địa phương Việtnam do Vũ Tự Lập chủ biên, nhà xuất bản Khoa học xã hội-Hà Nội xuất bản năm 1996 8.3.1 Nguyên tắc thành lập bản đồ cảnhquan tỷ lệ 1/1.000.000 Bản đồ cảnhquan xây dựng trên quan điểm địa lý khu vực, coi tự nhiên là hệ thống cấu trúc của các cấp lãnh thổ, trong đó cảnhquan giữ vị trí cơ sở trong hệ thống phân. .. đới gió mùa trên núi > 2600 m tổng nhiệt độ dưới 4500oC, quanh năm rét dưới 15oC, mùa đông dưới 5oC, thực vật ôn đới như các loài Đỗ Quyên, Lãnh sam, Thiết sam… chiếm ưu thế 12 8.3 Bản đồ cảnhquan một số khu vực ở miền Nam Các loại bản đồ cảnh quanViệtNam chưa được thành lập nhiều, có một số tác giả thành lập bản đồ cảnh quanViệtNam một số vùng ở tỷ lệ nhỏ và trung bình nhưng chưa công bố chính... cacxtơ 8.3.2 Bản đồ cảnhquan một số vùng đặc trưng Phần này giới thiệu bản đồ cảnhquan ở một số khu vực đặc trưng về tự nhiên ở miền Nam ViệtNam Đây là các khu vực mà sinh viên sẽ có điều kiện thực tập ngoài thực tế sau khi kết thúc các học phần cơ sở môi trường tại khoa môi trường, trường Đại học KHTN thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM 1) Bản đồ cảnhquan thừa Thiên-Huế đặc trưng vùng núi phân bố sát biển... đồ thể hiện các cảnh quan cá thể (Hình 5.2) • Bản đồ thể hiện các kiểu cảnh quan (kết hợp các cá thể với chỉ tiêu nhiệt-ẩm) (Hình 5.3) 2) Bản đồ cảnhquan tỉnh Khánh Hòa đặc trưng địa hình núi lan tới biển có nhiều vịnh, đảo (hình 5.4) 3) Bản đồ cảnhquan tỉnh Lâm Đồng đặc trưng địa hình cao nguyên bazan, sơn nguyên phân bậc (hình 5.5) 4) Bản đồ cảnhquan tỉnh Đồng Nai 17 đặc trưng cho vùng đồng bằng... Hệ á xích đạo khô 8 cảnh B: Hệ á xích đạo hơi khô 36 cảnh C: Hệ á xích đạo hơi ẩm 74 cảnh D+E: Hệ á xích đạo ẩm và ẩm ướt 49 cảnh F: Hệ chí tuyến khô 1 cảnh G: Hệ chí tuyến hơi khô 6 cảnh H: Hệ chí tuyến hơi ẩm 179 cảnh I+J: Hệ chí tuyến ẩm và ẩm ướt 301 cảnh L: Hệ á chí tuyến trên núi hơi ẩm 51 cảnh N+M: Hệ á chí tuyến trên núi ẩm và ẩm ướt 253 cảnh O: Hệ ôn hòa trên núi ẩm ướt 4 cảnh Kiểu địa hình... tự nhiên và có chỉ tiêu phân định rõ ràng Các cảnhquan trước hết là những cá thể cụ thể, có tên riêng và không lặp lại trong không gian, nghĩa là không thể có hai cảnhquan hoàn toàn giống nhau trên trái đất Tuy nhiên, để có những vùng kinh tế –xã hội lớn, những phương hướng sản xuất lớn,có thể phân loại cảnhquan cá thể và cụ thể đó theo những chỉ tiêu nhất định để ghép các cảnh giống nhau theo những... (hình 5.6) 5) Bản đồ cảnhquan tỉnh Bến Tre đặc trưng cho vùng đồng bằng denta trẻ với các giồng cát và các bãi bồi cửa sông Tiền, sông Hậu liên tục tiến ra biển (Hình 5.7) Cũng cần nói thêm rằng các bản đồ trình bày ở đây là bản đồ ở tỷ lệ 1/1.000.000 thuộc loại bản đồ tỷ lệ nhỏ, vì vậy các đơn vị cảnhquan cũng như nội dung tương ứng kèm theo chỉ mang tính khái quát Để có bản đồ cảnhquan chi tiết, đáp... phân hóa các đơn vị địa hình kiến trúc hình thành bởi các nhân tố nội lực, thí dụ: đồng bằng tích tụ gian sông, đồng bằng tích tụ sinh vật, cao nguyên cácxtơ-xâm thực, sơn nguyên bóc mòn Các kiểu sinh-khí hậu căn cứ vào cường độ mùa mưa và mùa khô do các điều kiện địa chất-địa hình làm phân hóa các nền tảng nhiệt ẩm địa đới Trên bản đồ cảnhquan tỷ lệ 1/1.000.000 Vũ Tự Lập (1996) đã phân chia 962 cảnh. .. >25oC), thích hợp cho sinh vật chí tuyến và á xích đạo Có thể phân chia thành 3 á đai: 1- Á đai 0-100m: ở miền Bắc chỉ có mùa đông lạnh (nhiệt độ trung bình . đó phân loại cảnh quan dựa vào một hoặc hai chỉ tiêu chính, không quan tâm đến tương quan phân bố và quan hệ lãnh thổ của cảnh quan. Phân vùng cảnh quan. tập hợp các phần cấu tạo - các cảnh quan. Phân vùng cảnh quan là một dạng hệ thống hóa đặc biệt các cảnh quan, phân chia cảnh quan theo các cấp cá thể (khối