Liên quan đến chức năng về lấy ý kiến nhân dân, Hội đồng Nhà nước thực hiện việc thẩm tra, thẩm định dự thảo luật về căn cứ chung, nguyên tắc pháp lí, cơ chế thi hành, tác động đến cả kh
Trang 1TS NguyÔn Ngäc §µo *
à nhà nước theo chế độ quân chủ lập
hiến, từ lâu Thái Lan được đánh giá là
quốc gia có “nền đạo đức xã hội mang tính
trung quân”, điều đó có nghĩa người dân
Thái Lan rất tôn sùng vua và pháp luật do
vua ban bố Tuy nhiên, quá trình dân chủ
hoá xã hội ở Thái Lan đã cho thấy có sự thay
đổi ngược lại là vài thập kỉ gần đây, mỗi khi
thông qua đạo luật nào đó, Nhà nước đã phải
hỏi tới ý kiến của người dân Quy trình này
được gọi là lấy ý kiến nhân dân
1 Vài nét khái quát về thực trạng lấy
ý kiến nhân dân tại Thái Lan và một số cơ
quan có liên quan
Việc lấy ý kiến nhân dân của Thái Lan
không phải là công việc có tính truyền thống
mà mới chỉ hình thành trên thực tế Ở Thái
Lan hiện nay các loại dự án luật do Nội các
trình Quốc hội chiếm 95%, các dự án luật do
Nghị viện tự trình chiếm đa số còn lại, còn
các dự án luật do người dân hoặc các tổ chức
quần chúng tự xây dựng và trình tới nay chỉ
có 2 dự luật Các bước trong quá trình lập
pháp của Thái Lan cơ bản gồm 5 bước, đó
là: Cơ quan Chính phủ đề xuất; Hội đồng
Nhà nước xem xét; Chính phủ trình Hạ viện;
Hạ viện trình Thượng viện; Thủ tướng trình
Quốc vương kí ban hành
Hội đồng Nhà nước Thái Lan là cơ quan
có vai trò quan trọng trong hoạt động lập
pháp của Thái Lan nói chung và việc lấy ý
kiến nhân dân nói riêng Hội đồng Nhà nước
Thái Lan thành lập năm 1974 và đã qua 3 lần cải cách (1933, 1979, 1999) Tổ chức Hội đồng Nhà nước gồm 6 vụ (Văn phòng, Trung tâm thông tin, Viện luật sư công, Vụ pháp luật quốc tế, Trung tâm pháp luật hành chính, Viện hoặc Trung tâm dự thảo pháp luật) Bên dưới Hội đồng Nhà nước là Uỷ ban pháp luật trong đó lại chia thành 12 phòng chuyên trách các lĩnh vực pháp luật khác nhau Ngoài ra, Hội đồng Nhà nước còn có Uỷ ban cải cách pháp luật chuyên nghiên cứu về quá trình xây dựng pháp luật
để cải cách pháp luật
Liên quan đến chức năng về lấy ý kiến nhân dân, Hội đồng Nhà nước thực hiện việc thẩm tra, thẩm định dự thảo luật (về căn cứ chung, nguyên tắc pháp lí, cơ chế thi hành, tác động đến cả khu vực công và tư), các bộ thuộc Chính phủ cũng đều có chức trách tự kiểm tra, xem xét văn bản ngay trong giai đoạn soạn thảo nhưng chỉ trong phạm vi quản lí của họ mà thôi Khi thực hiện các công việc này, nếu xét thấy cần Hội đồng Nhà nước có thể tổ chức lấy ý kiến nhân dân hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc này Thực ra Hội đồng Nhà nước là cơ quan pháp chế thuộc về hành pháp song thành viên là các vị lão thành thuộc các lĩnh vực chuyên môn khác nhau (ví dụ như cựu Chánh án Toà án tối cao)
L
* Học viện chính trị - hành chính quốc gia Hồ Chí Minh
Trang 2Khi xét thành viên Hội đồng không coi trọng
yếu tố tại chức hay hưu trí mà chủ yếu là xét
theo thành tích và tri thức Hội đồng hoạt
động tự do theo truyền thống của Thái Lan,
khi thi hành nhiệm vụ không có cấp trên
Hội đồng không có tiền lương, khi họp có
phụ phí lấy từ ngân sách nhà nước Ý kiến
của Hội đồng có tính chất độc lập, nhiều khi
trái ngược với ý kiến của Chính phủ Hội
đồng sẽ bám theo quá trình ban hành văn
bản cho tới khi Quốc hội ban hành Hội đồng
soạn thảo văn bản một cách trực tiếp và sẽ
xem xét lại chính văn bản trong quá trình
soạn thảo Thuật ngữ Council of State xuất
phát từ cụm từ Conseil d’Etat trong tiếng
Pháp Tuy nhiên, thuật ngữ tiếng Pháp bao
hàm chức năng toà án hành chính Thực chất
Hội đồng Nhà nước của Thái Lan chỉ là cơ
quan tư vấn cho Chính phủ trong công tác
xây dựng pháp luật
Mỗi khi tiến hành lấy ý kiến nhân dân,
Thái Lan thường thành lập ủy ban gồm 11 vị
đại diện, trong đó có 3 vị đại diện dân, 4 vị
đại diện các tỉnh, vùng còn lại là đại diện
khối cơ quan nhà nước Dưới có tiểu ban kĩ
thuật gồm 30 đại diện địa phương Tại 4
miền chính có 4 văn phòng đại diện tập hợp
đại diện các ngành tại địa phương đó
Tình hình hiện nay ở Thái Lan là qua
thời kì biến đổi từ nông nghiệp sang công
nghiệp, mâu thuẫn về quyền lợi phát sinh
dẫn đến sự phản kháng dữ dội của dân
chúng, đặc biệt là trong thời gian gần đây
(biểu tình, đốt trụ sở, đánh nhân viên) Ví dụ,
rất nhiều dự án của Nhà nước bị người dân
phản đối như xây dựng các bãi rác, xây dựng
các nhà máy thủy điện Vấn đề ở đây không
phải là bị kích động hoặc nguy cơ bạo loạn
mà là người dân đã ý thức được và tự nguyện liên kết để bảo vệ quyền lợi của mình Đối với tình trạng này phải tích cực hướng dẫn, thuyết phục để người dân hiểu được vấn đề đồng thời Nhà nước cũng phải nhìn nhận lại khía cạnh lợi ích và tính khả thi trong quyết định của mình
Theo Hiến pháp Thái hiện hành, có 3 chủ thể có quyền trình dự án luật trước Quốc hội: Chính phủ, đại biểu Quốc hội hoặc tập thể gồm ít nhất 50.000 người dân cùng đứng tên
đề nghị Văn bản đề xuất được Quốc hội chấp nhận về nguyên tắc trước khi được trình lên một uỷ ban lâm thời của Quốc hội
để xem xét Dự án luật bình thường chuyển cho Uỷ ban thường trực, dự luật quan trọng chuyển cho Uỷ ban ad-hoc Quốc hội thông qua (lần 3), chỉ thảo luận lại những gì mà Uỷ ban ad-hoc có ý kiến khác mà thôi Nếu Hạ viện thông qua thì chuyển lên Thượng viện Tại Thượng viện, quy trình tương tự nhưng không có Uỷ ban thường trực và Uỷ ban chuyên trách lâm thời (ad-hoc), việc biểu quyết cũng y hệt như tại Hạ viện Nếu Thượng viện có ý kiến khác thì Thượng và
Hạ viện họp với nhau để đi đến ý kiến chung Kết quả cuối cùng phải được báo cáo lên Nhà vua xem xét
Việc tập thể người dân cũng có quyền nêu sáng kiến lập pháp và phát triển thành
dự luật trình Nghị viện là nét mới trong pháp luật Thái Lan được nêu trong Hiến pháp năm
1997 Theo đó chỉ cần 50.000 người dân đồng ý vào đơn xin xem xét dự luật là dự luật có thể được đưa lên Nghị viện Khi kí tên phải theo trình tự của Luật về lấy ý kiến
Trang 3nhân dân, chỉ dành cho công dân đã thực
hiện quyền bầu cử (nếu cá nhân công dân
nào không đi bầu cử thì sẽ không có quyền
kí tên vào đơn này), có chứng minh thư và
hộ khẩu Kiểm tra đủ, đúng tên sẽ chuyển
cho Chủ tịch Quốc hội (Hạ Nghị viện) để
đưa vào chương trình nghị sự
Phương pháp lấy ý kiến chủ yếu hiện
nay là thông qua các ý kiến của nhân dân tại
các cuộc họp Tài liệu được gửi trước và tổ
chức diễn đàn Ngoài ra, còn có việc lấy ý
kiến thông qua internet hoặc gửi thông tin
và thư xin ý kiến của các nhà khoa học hoặc
đối tượng có liên quan Hoặc gửi các tổ
chức có liên quan đóng góp ý kiến - đây có
thể là các tổ chức phi chính phủ (NGO)
hoặc tổ chức Nhà nước Các tổ chức này có
thể kết hợp với các tổ chức khác trong hệ
thống được gọi là xã hội công dân Ý kiến
thu về có thể gửi qua Hội đồng Nhà nước
hoặc các uỷ ban của Nghị viện Hiến pháp
năm 1997 cũng được lấy ý kiến qua cách
này Khi đó Thái Lan thành lập một uỷ ban
gồm 76 thành viên, mỗi người đại diện cho
một tỉnh để lấy ý kiến nhân dân, như vậy là
dân tham gia từ đầu Cộng cả hệ thống các
tổ chức phi chính phủ về kinh tế, môi
trường, sức khoẻ thì trên toàn quốc có
khoảng hơn 1000 diễn đàn lấy ý kiến dân
Trong trường hợp ý kiến lập pháp xuất
phát từ người dân thì bất kì ai cũng có thể
đứng ra thu nhập chữ kí Song vấn đề ai đại
diện cho dự luật đó ở Quốc hội thì đang là
vấn đề Trong trường hợp đó thì thành lập
một uỷ ban lâm thời (ad-hoc) giữa Thượng
Nghị viện và Hạ Nghị viện và mời thêm đại
diện nhân dân tham gia ủy ban này Hiện
nay, Nghị viện đang cải cách theo hướng tăng số người đại diện được phép trình bày tại Nghị viện nhân danh cho 50.000 người đã
kí đề xuất xây dựng luật Một vấn đề khác là các đại diện nhân dân phải xuất trình bản sao
hộ tịch của tất cả những người đứng đơn kí tên Mặt khác người dân nếu có từ 50.000 chữ kí trở lên có thể yêu cầu nghị sĩ đại diện tỉnh đó đưa yêu cầu ra Quốc hội để bãi miễn các quan chức từ cấp Thủ tướng trở lên (chọn 5 vạn chữ kí là tính tương đối, nếu đòi hỏi hơn nữa thì rất khó lấy đủ số chữ kí mà đòi hỏi ít hơn sẽ có thể làm nảy sinh quá nhiều dự luật không xử lí được Thực ra việc lấy cho đủ 5 vạn chữ kí kèm theo các giấy tờ chứng minh chữ kí hợp lệ là rất mất công) Yêu cầu đó sẽ được đưa ra Uỷ ban thanh kiểm tra cán bộ bất chính (là Uỷ ban phi chính phủ, thành phần do Thượng Nghị viện biểu quyết, nếu tỉ lệ chấp thuận từ 60% trở lên thì người bị khiếu nại sẽ bị bãi miễn ngay lập tức Người mắc lỗi cũng có thể bị truy tố
ra Toà án tối cao nếu là viên chức cấp cao Ngoài ra, nếu 125 nghị sĩ cùng đứng đơn
kí tên yêu cầu bãi miễn một cán bộ nhà nước thì cũng có giá trị tương tự như 50.000 người
kí Từ 1997 đến nay đã có tất cả 10 vị đã bị đưa ra xem xét bãi miễn trong đó có 9 vị là chính khách (Hạ - Thượng Nghị sĩ), 4 vị là thành viên Toà án Hiến pháp, 7 - 8 vị thoát tội vì không tìm đủ chứng cứ, gồm cả hai loại khởi kiện: 125 Thượng nghị sĩ và 50.000 chữ kí của công dân Riêng loại do ý kiến nhân dân (50.000 chữ kí) mà phát sinh ra dự thảo luật thì tới nay đã có 2 trường hợp (dự
án luật rừng cộng đồng và dự án sức khoẻ toàn dân)
Trang 4Trong 50 ngàn chữ kí thì các Nghị sĩ
không được phép kí tên vào Bên cạnh đó
phải có một dự luật hợp lệ để trình Việc lấy
ý kiến cũng có thể được lấy bằng phiếu bầu
(poll) hoặc trưng cầu dân ý Nếu theo
phương pháp poll, ý kiến được tập hợp và
gửi về để phân tích Việc lắng nghe ý kiến là
tuỳ nhà cầm quyền Phương thức trưng cầu
dân ý (Referendum) trên thực tế chưa bao
giờ được thực hiện Nghị viện Thái Lan cũng
đang nghiên cứu khả năng áp dụng việc
trưng cầu dân ý theo mô hình Thụy Sĩ (đạo
luật được thông qua xong phải dành một
tháng để người dân có ý kiến bình luận, nếu
có từ 50.000 người trở lên gửi ý kiến yêu cầu
trưng cầu dân ý thì phải trưng cầu dân ý Đối
tượng được trưng cầu là công dân trên 18
tuổi, nếu phiếu bằng nhau coi như không tán
thành Số phiếu tính riêng cho từng tỉnh một
để biết tỉnh nào tán thành tỉnh nào phản đối
sau khi tính theo số tỉnh (bởi nếu tính theo số
dân thì tỉnh đông dân có thể thắng thế Nếu
số tỉnh tán thành – phản đối bằng nhau coi
như không tán thành Đồng thời tổng số
người dân cũng phải quá bán) Một vấn đề
khác là làm sao huy động người dân vượt
qua rào cản về tâm lí chức sắc và thứ bậc để
mạnh dạn đưa ra ý kiến, bên cạnh đó các tổ
chức hỗ trợ người dân đưa ra sáng kiến lập
pháp cũng phải có mạng lưới rộng và khả
năng tổ chức - tài chính Đây là kênh rất
quan trọng vì trên thực tế hiếm khi các nghị
sĩ trực tiếp lắng nghe ý kiến của dân Việc
lấy ý kiến nhân dân được khuyến khích ở bất
kì giai đoạn lập pháp nào Khi dự luật do dân
đề xuất được đưa ra Hạ Nghị viện thì các
chính đảng hoặc Chính phủ có thể trình bày
dự kiến ủng hộ hoặc phản đối nhưng khi dự luật được trình lên Thượng Nghị viện thì không còn quyền đó nữa
2 Cơ sở pháp lí cho việc lấy ý kiến nhân dân tại Thái Lan và quy trình tổ chức lấy ý kiến nhân dân
Theo Hiến pháp Thái Lan năm 1997, tất
cả các dự án luật ảnh hưởng đến đời sống người dân, môi trường nhất thiết phải lấy ý kiến Bên cạnh đó, Hiến pháp quy định người dân có quyền đóng góp ý kiến vào tất
cả các văn bản pháp luật
Quá trình lấy ý kiến được chia làm 2 giai đoạn, giai đoạn đầu từ khi văn bản đang được dự thảo còn giai đoạn thứ hai từ khi văn bản được trình Văn phòng Chính phủ có quy định các nguyên tắc và biện pháp lấy ý kiến trong trường hợp văn bản có ảnh hưởng đến dân Có hai hạn chế: Thứ nhấ là quy định tầm cỡ của dự án được tiến hành lấy ý kiến (cho dù dự án có ảnh hưởng đến đời sống nhân dân nhưng quy mô của dự án chưa đến mức cần thiết nên chưa được lấy ý kiến) và hạn chế thứ hai là thực tiễn áp dụng hình thức lấy ý kiến một cách cứng nhắc hiện nay (chỉ có duy nhất một hình thức là người dân thể hiện ý kiến trực tiếp) Cũng có trường hợp do trưng cầu ý dân mà xảy ra bạo động Hiện Thái Lan đang dự thảo một đạo luật về lấy ý kiến nhân dân, theo đó người dân có quyền đòi hỏi việc đóng góp ý kiến
và cung cấp các thông tin được quy định tại đạo luật về thông tin chính thức Một rào cản khác là văn hoá công sở và lề lối làm việc của cơ quan nhà nước hiện nay còn muốn giấu giếm thông tin
Trong quá trình hoạch định chính sách,
Trang 5các cơ quan ban hành có thể triệu tập các
cuộc họp với các nhóm có quyền lợi liên
quan để tham khảo ý kiến Tổng hợp các ý
kiến này sẽ được gửi cùng đề xuất lập pháp
lên Bộ trưởng Bộ trưởng sẽ cân nhắc việc
có cần lấy ý kiến bổ sung Văn bản dự thảo,
tờ trình, đánh giá tác động và bản tổng hợp ý
kiến nhân dân sẽ cùng được gửi lên Chính
phủ Sau khi Chính phủ nhận được sẽ
chuyển cho Hội đồng Nhà nước Hội đồng
có một số cách lấy ý kiến như tổ chức họp
với các cơ quan có liên quan Thông tin, lấy
ý kiến thu thập được sẽ được sử dụng để
xem xét sửa đổi dự luật Kết quả sửa đổi
phải được báo cáo lại thành bộ tài liệu mới
gửi tới Chính phủ để Chính phủ xem xét
trình Quốc hội
Về thời gian, không có quy định trong
luật về hạn định và căn cứ vào mức độ cấp
bách của tình hình và khả năng dự luật được
sửa đổi, thông qua tại Quốc hội mà các cơ
quan quy định thời gian lấy ý kiến cụ thể
Khi nhận được dự thảo, chính Quốc hội cũng
có trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến Việc lấy ý
kiến các cơ quan về cơ bản không được công
khai Sau khi có đủ thông tin, sẽ hội thảo để
thống nhất ý kiến và trình bày dự thảo mới
Việc phản hồi thông tin cũng tuỳ theo từng
dự án luật Sau khi hết hạn lấy ý kiến, nếu
không có ý kiến xin gia hạn thì các cơ quan
sẽ tập hợp và phân tích Tiếp đó các cơ quan
sẽ hồi âm ý kiến tiếp thu để mọi người cùng
được biết và tham khảo lẫn nhau
Trong các phương thức lấy ý kiến có
việc mở hòm thư bưu điện và đưa thông tin
lên internet Nếu lấy ý kiến qua internet thì
thời gian ấn định là 30 ngày, nếu cần có thể
gia hạn thêm 30 ngày nữa Riêng khâu thảo luận tại Quốc hội không ấn định thời gian Mọi ý kiến tập hợp được, các thông tin qua lại và giải thích của các cơ quan cấp dưới trong thời gian lấy ý kiến được lập thành hồ
sơ cung cấp cho Quốc hội và cung cấp cho bất cứ người dân nào có yêu cầu thông tin Tại Quốc hội, phần trình bày có thể được truyền hình trực tiếp nên mọi người có thể biết các quan điểm khác nhau như thế nào Tại Quốc hội, văn bản được thông qua hai giai đoạn: Giai đoạn 1 là thông qua về nguyên tắc, giai đoạn 2 thông qua điều luật, giai đoạn 3 biểu quyết Kết quả biểu quyết là kết quả cuối cùng
3 Một số nhận xét của các chuyên gia Thái Lan về các phương thức và kĩ thuật lấy ý kiến nhân dân tại Thái Lan hiện nay
Điều 59 Hiến pháp Thái Lan quy định về quyền của người dân được biết thông tin và tham gia đóng góp ý kiến đối với các văn bản pháp luật có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân Trên cơ sở đó, Dự thảo luật lấy ý kiến nhân dân đang được thực hiện với
sự hỗ trợ của các chuyên gia Mỹ Trong khi thi hành dự án, phương pháp lấy ý kiến chính vẫn là mời họp đóng góp ý kiến (kể cả giới chuyên môn, nhóm quyền lợi và người dân nói chung) Tóm lại, việc lấy ý kiến gồm
2 công đoạn: Công đoạn thứ nhất là lấy ý kiến chuyên môn qua họp kĩ thuật; công đoạn thứ hai là lấy ý kiến rộng rãi thông qua việc trả lời bằng văn bản
Dự thảo Luật lấy ý kiến nhân dân gồm 2 chương, 25 điều Chương I quy định về Uỷ ban lấy ý kiến tư vấn nhân dân Uỷ ban này
sẽ đề ra khung kế hoạch để lấy ý kiến nhân
Trang 6dân, soạn thảo các quy tắc, quy chế, quyết định
cụ thể Chương II quy định các phương thức
lấy ý kiến nhân dân, có đề cập các phạm vi lấy
ý kiến cụ thể Dự luật còn quy định Nhà nước
cũng có thể tự tổ chức các cuộc trưng cầu ý
dân không nằm trong quy định của luật Dự
luật cũng quy định bản thân người dân có
quyền tập hợp nhau lại gửi đề xuất cho Nhà
nước phải tổ chức lấy ý kiến
Các phương thức lấy ý kiến nhân dân
hiện nay: Chủ yếu là thông báo công khai tại
địa phương, trong đó nói rõ Nhà nước xin ý
kiến nhân dân và sau đó chờ ý kiến góp ý
gửi về Các phương thức khác gồm:
- Phỏng vấn;
- Khảo sát;
- Internet;
- Trao đổi thông tin;
- Họp không chính thức;
- Thảo luận;
- Tranh luận hoặc diễn đàn công khai
Việc lấy ý kiến qua internet sau thời gian
thực hiện đã bộc lộ một số hạn chế, đó là kĩ
thuật mạng máy tính vẫn chưa phổ thông, đa
số người dân vẫn chưa sử dụng được Các
biện pháp có hiệu quả về cơ bản vẫn là các
biện pháp như họp và trao đổi
Qua quá trình lấy ý kiến nhân dân một
cách tích cực vừa qua có thể nêu lên một số
nhận xét về việc lấy ý kiến như sau:
- Kèm theo dự thảo văn bản phải có bản giải
trình với ngôn ngữ rõ hơn để dân hiểu được;
- Các vấn đề đưa ra lấy ý kiến cần được
thu gọn để nhân dân dễ hiểu hơn;
- Các biện pháp tổ chức lấy ý kiến phải
được áp dụng linh hoạt;
- Văn bản phải được bố trí, chuẩn bị sao
cho dân dễ tiếp xúc;
- Cần có giải thích rõ hơn các điểm dân chưa rõ (theo kinh nghiệm của Hội đồng Nhà nước là trả lời cá nhân qua email);
- Chi phí cho quá trình lấy ý kiến phải do Nhà nước chịu, không nên bắt dân đóng góp Các ý kiến tranh luận phải đi đến kết luận, nếu có ý kiến phản đối phải được trình bày lại cho Hội đồng tư vấn cùng nghe Thực tế cho thấy cần phân biệt hai trường hợp: Sự tham gia (chủ động và có tính quyết định) và sự hợp tác (ủng hộ và áp đặt) của công chúng Việc người dân tham gia đòi hỏi phải được cung cấp đầy đủ thông tin và được giới thiệu các hướng lựa chọn, được giới thiệu về các lợi ích tương lai và có cơ hội để hưởng lợi Trong các phương án và cách thức lấy ý kiến, hiện nay Thái Lan đang ưa chuộng việc lấy ý kiến bằng phiếu hỏi, cách này có nhược điểm là không cung cấp thông tin trước cho người trả lời nên quá phụ thuộc vào kinh nghiệm cá nhân của người trả lời, người trả lời có thể tuỳ tiện hoặc bị ảnh hưởng nặng nề bởi cảm tính hay ảnh hưởng của người khác Cách khắc phục đã được áp dụng là tổ chức trình bày trước về vấn đề cho họ trước khi lấy phiếu, sau đó để họ tự quyết Cách này giúp cho thông tin trung thực hơn song lại có vấn đề là sự chênh lệch
về các mặt giữa các giai tầng trong xã hội, khi tập trung các đối tượng thuộc các thành phần khác nhau lại cùng dự họp dễ có tình trạng công kích lẫn nhau và tự ái
4 Một số giải pháp để tăng cường hiệu quả việc lấy ý kiến
Từ thực trạng lấy ý kiến nhân dân và các
dự thảo, dự án chính sách và pháp vừa qua,
Trang 7các chuyên gia Thái Lan nhận thấy để
khuyến khích người dân đóng góp ý kiến thì
phải huy động mạng lưới cơ sở để họp dân
phổ biến trước, khi các chuyên gia đến làm
việc trực tiếp với dân thì chỉ cần làm việc
ngắn gọn là xong Biện pháp tốt nhất đã
được nêu ra trong Dự luật là cơ quan nào
chuẩn bị ra văn bản thì cơ quan đó phải trực
tiếp xuống dân, không thông qua bất kì cơ
quan nào khác, lấy nghĩa vụ công làm động
lực trước
Văn bản đưa lên internet không phải chỉ
có dự thảo mà phải gồm cả văn bản rút gọn
và các gợi ý Nên chăng đặt ra nhiều câu
hỏi trắc nghiệm để trả lời và nhiều hộp
thoại để những người quan tâm có thể đóng
góp ý kiến một cách thuận tiện Phần thông
tin giải thích cũng phải được phổ biến một
cách rộng rãi Các thông tin mang tính chất
hồi âm nên được tích hợp vào cơ sở dữ liệu
để tiện khai thác chung
Để làm tốt việc lấy ý kiến nhân dân, vấn
đề cần thiết là phải chuẩn bị tốt về các khả
năng tiếp cận nhóm đối tượng Xác định rõ
các phương pháp tiếp xúc và lấy ý kiến
trước khi tiến hành Cần có kế hoạch triển
khai chi tiết và khả thi, nhất là về mặt tổ
chức và thời gian
Kinh nghiệm cho thấy khi lấy ý kiến
nhân dân, tâm lí chủ quan của người tổ chức
lấy ý kiến là ít lưu tâm đến sự tham gia của
dân mà chủ yếu là mong muốn nhận được sự
hợp tác và tán đồng Từ đó phương thức lấy
ý kiến nên tập trung chủ yếu là gợi ý và vận
động nhân dân chủ động hơn trong việc chất
vấn và đóng góp ý kiến vào các dự thảo văn
bản và quyết định
5 Kinh nghiệm của Thái Lan về việc lấy ý kiến nhân dân trong việc phát triển các công trình kinh tế quan trọng
Bên cạnh việc lấy ý kiến về các văn bản pháp luật, Thái Lan cũng có nhiều kinh nghiệm trong việc huy động sự ủng hộ của nhân dân trong phát triển các công trình kinh
tế trọng điểm, ví dụ như trong việc xử lí vấn
đề quan hệ giữa các công ti độc quyền Nhà nước với dân chúng trong việc bảo vệ môi trường liên quan đến việc phát triển các công trình điện lực
Thời đại hiện nay là thời đại thông tin nên thông tin có thể được sử dụng để kích động dân chúng biểu lộ sự phản đối với các quyền lợi bị Chính phủ xâm hại Ví dụ như đập nước ở Nam Chon từ 20 năm nay bị phản đối không xây được dẫn đến tình trạng thi công
dở dang, tới nay rừng không còn, đập cũng chẳng có Nhiều ví dụ khác cho thấy hiện nay một số công trình từ cỡ trung bình trở lên bị dân phản đối Căn nguyên cụ thể là do:
- Sự tham gia của dân vào quy hoạch công trình và hoạch định chính còn ít Sự tham gia này được quy định trong Hiến pháp Thái Lan năm 1997 (Điều 39, 59 quy định về quyền của dân được tham gia góp ý kiến đối với các vấn đề quan trọng; Điều 170, 287,
290 về đề xuất lập pháp )
- Thái Lan hiện có trên 200 tổ chức phi chính phủ, khoảng nửa trong số đó nói chung
là tốt, ủng hộ chính phủ, 10% trong số đó có mục đích riêng và thường phản đối Chính phủ trong việc xây dựng các công trình
- Nguyên nhân gây mâu thuẫn có thể là
do quan hệ, thông tin, quyền lợi, các giá trị
và giai tầng xã hội
Trang 8Để giải quyết vấn đề này, Chính phủ Thái
Lan (thông qua Tổng công ti điện lực Thái
Lan – EGAT) chủ trương chiến lược phát
triển điện lực là: “Điện lực đi đầu song vẫn
đảm bảo bảo vệ môi trường và hoà nhập xã
hội” trong đó nòng cốt là chính sách kết hợp
bảo vệ môi trường và đảm bảo quan hệ với
công chúng với mục tiêu kinh doanh Phương
châm tuyên truyền là “công ti điện lực là cơ
quan của nhân dân, phải thấu hiểu và cùng
tồn tại với dân” Cách tiếp cận hiện nay là sự
kết hợp lợi ích điện lực, lợi ích xã hội, thái độ
xã hội ủng hộ, tình cảm quý mến của dân đối
với công ti Để thực hiện điều này, Thái Lan
chủ trương một số biện pháp sau:
- Dân cử đại diện vào cơ quan đền bù
(đất đai, hoa màu, cây trồng), đây là ban do
dự án lập ra ban đầu được Chính phủ phê
duyệt, giá đất thường tương tự giá đất hiện
tại, hoa màu được tính trong một số năm
nhất định) 3/11 thành viên của ban đền bù là
người dân được bầu trực tiếp Tác dụng của
các thành viên này là đưa tiếng nói lên diễn
đàn và tranh luận để đảm bảo quyền lợi (giá
đền bù đất đai) chứ không nắm vai trò biểu
quyết Ban này do tỉnh trưởng đứng đầu và
có đại diện các ban ngành tham gia
- Huy động nhân dân tham gia ở cấp
huyện và tỉnh;
- Phát triển du lịch;
- Phát triển môi trường;
- Tăng cường giáo dục;
- Chú ý đến sức khoẻ cộng đồng;
- Lưu ý đến các vấn đề tôn giáo;
- Lưu ý đến các lợi ích nông nghiệp bị
thiệt hại;
- Lưu ý đến các vấn đề về việc làm
Thực tế cho thấy nhiều mâu thuẫn nảy sinh cũng như một số mâu thuẫn tiềm tàng là
do các tổ chức phi chính phủ được nước ngoài tài trợ gây nên Một trong các lí do là
có những người chủ tâm phá hoại chính sách (dù biết rằng việc thực hiện dự án là có lợi chung) gây nên các biến động xã hội hoặc dư luận xấu Nhóm dân chúng thì không có chủ tâm mà thường nghe theo dư luận và dễ bị kích động Hơn nữa các nhóm cố ý chống đối thì thường dùng quyền lợi để dụ dỗ người dân và hứa hẹn phóng đại về những gì người dân được hưởng nếu dự án không được triển khai Trong khi đó nhân viên nhà nước không dám nói quá mức về quyền lợi
mà dự án mang lại Mâu thuẫn này thường được báo chí đăng tải và thêm màu mè gây phức tạp vấn đề Mặt khác, người dân ở ngoài khu vực ảnh hưởng thì lại nghe theo
trào lưu xã hội (ví dụ: Trường hợp Dự án
Wiang Haeng: Mỏ than 90 triệu tấn, mỗi năm có thể khai thác 15 triệu tấn hiện đã và vẫn còn phản ứng dữ dội)
Một cách giải quyết cần thiết là tăng cường sự tham gia của quần chúng, tăng cường chất lượng cuộc sống Chính phủ phải
có sự ủng hộ mạnh mẽ và bền vững hơn đối với các dự án tốt, khi đó người dân có thể hiểu ra Báo chí cũng phải thông tin đầy đủ
và đa chiều để tránh tâm lí kích động
Về mặt chủ thuyết, vấn đề đặt ra là cần nhìn nhận các quyền lợi của người dân dưới góc độ của thang giá trị dân sự chứ không thể cưỡng bức và nhồi nhét duy ý chí một cách quá mức gây phản cảm cho người dân Khắc phục tình trạng báo chí nhiều khi thông tin một chiều, không phân tích và kiểm chứng
Trang 9thông tin, đưa tin vu vơ không có căn cứ
Tính đến xu thế cổ phần hoá các ngành
kinh tế, về lâu dài nếu ngành điện được cổ
phần hoá thì vấn đề quan tâm nhiều nhất
là người lao động phải có việc làm Bên
cạnh đó cũng cần lưu ý đến quyền lợi
chung của giới lao động được phản ánh
qua tổ chức công đoàn, bởi nếu trong một
vụ việc liên quan đến chính sách về điện
lực mà Tổng công đoàn, các công đoàn
viên chức phản đối thì công đoàn ngành
điện với tư cách là công đoàn thành viên
cũng phải phản đối theo
Phương ngôn ở Thái Lan trong vấn đề
xây dựng các kế hoạch kinh tế nói chung và
tìm kiếm sự ủng hộ của người dân đối với
các kế hoạch này nói riêng là “lực lượng của
nhân dân là yếu tố cơ bản của sự thành
công” Chúng tôi cho rằng đây là vấn đề
quan trọng làm kim chỉ nam cho mọi hành
động hoạch định chính sách
6 Vai trò của bộ chủ quản ngành
trong việc lấy ý kiến nhân dân
Các chuyên gia Thái Lan nhìn chung đều
tán đồng quan điểm rằng khi bộ, ngành ra
văn bản dưới luật phải đảm bảo để dân có lợi
nhất Trong trường hợp dự thảo văn bản gặp
phản ứng từ phía người dân thì vấn đề đầu
tiên là giải thích cho dân hiểu thấu đáo và
sau đó là tính toán bên nào thiệt, bên nào lợi
trong dự án để có sự bù đắp thích hợp Mặt
khác, cần duy trì thường xuyên cơ chế tiếp
xúc với doanh nghiệp và cộng đồng dân cư
để người dân thấy mình luôn được lắng
nghe Kinh nghiệm của Bộ công nghiệp Thái
Lan trong vấn đề này là cần tăng cường hợp
tác với cộng đồng, doanh nghiệp, nhân dân,
chuyên gia, báo chí để làm sao đẩy mạnh sản xuất, phát động các phong trào thi đua, phát huy dân chủ ở cơ sở để tập hợp thành sức mạnh sản xuất
Một kinh nghiệm của Bộ Công nghiệp khi giải quyết dân tập trung khiếu kiện như sau: Khi dân trồng mía kéo mấy ngàn người lên định ngủ tại trụ sở Bộ, lập diễn đàn tại
Bộ để tranh luận thì Bộ trưởng không né tránh mà tình nguyện làm người diễn giải, mời đại diện dân lên tranh luận công khai có phát thanh để tất cả mọi người đều nghe Kết quả mà mọi người thấy rằng các dữ kiện họ biết khác với sự thật, họ tự nhận thức ra và
tự giải tán ra về Kết quả này cho thấy hiệu quả rõ rệt của việc các quan chức từ cấp thấp đến cấp cao phải sâu sát và trực tiếp mở kênh đối thoại với dân chúng
Ở Việt Nam, việc lấy ý kiến nhân dân trong quy trình xây dựng pháp luật cũng đã được áp dụng tương đối phổ biến, đặc biệt đối với quy trình xây dựng các bộ luật lớn, các quy phạm có liên quan trực tiếp đến lợi ích của người dân Ngoài những kết quả đạt được từ việc lấy ý kiến của nhân dân, vẫn còn đôi lúc, đôi khi mang tính hình thức Muốn lấy được ý kiến của nhân dân thật đầy
đủ thì chắc có lẽ việc làm đầu tiên là giáo dục tri thức pháp luật cho người dân Muốn
có ý kiến hay từ ai đó trong nhân dân thì phải dày công đào tạo và phổ biến văn hoá pháp lí Nền tảng tri thức pháp lí của người dân là cơ sở để có thể khai thác những “cao kiến” trong nhân dân khi chúng ta xây dựng chính sách và pháp luật Những kinh nghiệm của Thái Lan có thể được suy ngẫm và xem xét áp dụng./