1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHÂN VÙNG KINH TẾ VIỆT NAM

32 499 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 471,97 KB

Nội dung

Tuy nhiên, các nhà địa lý Việt Nam đã nghiên cứu, tìm hiểu vàthể nghiệm phân vùng kinh tế trong các sơ đồ tổ chức lãnh thổ kinh tế xã hội, mà đỉnh cao của nó là sơ đồ 4 vùng kinh tế lớn

Trang 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHÂN VÙNG KINH TẾ VIỆT NAM

và thiếu nguyên liệu sản xuất Phân vùng kinh tế với mục đích phục vụđắc lực cho công tác kế hoạch hoá dài hạn nền kinh tế quốc dân, tạo điềukiện thuận lợi cho phân bố lực lượng sản xuất và phân công lao độnghợp lí trên phạm vi cả nước, làm cơ sở cho việc chỉnh sửa ranh giới cácđơn vị hành chính phù hợp với nguyên tắc thống nhất quản lý kinh tếvới quản lý hành chính Ở Việt Nam, những năm cuối thế kỷ XX, người

ta ít nói tới phân vùng kinh tế, mà nói nhiều tới tổ chức lãnh thổ kinh tế

xã hội Tuy nhiên, các nhà địa lý Việt Nam đã nghiên cứu, tìm hiểu vàthể nghiệm phân vùng kinh tế trong các sơ đồ tổ chức lãnh thổ kinh tế

xã hội, mà đỉnh cao của nó là sơ đồ 4 vùng kinh tế lớn trong tổng sơ đồphát triển và phân bố lực lượng sản xuất Các sơ đồ phân vùng còn đượcđưa vào chương trình giảng dạy của một số trường đại học và chươngtrình địa lý phổ thông Trong tham luận này, tác giả xin trình bày một

số vấn đề phân vùng kinh tế Việt Nam ở khía cạnh tiếp cận khái niệm,nội dung và thực tiễn

1 Khái niệm và lịch sử phân vùng kinh tế Việt Nam

Phân vùng kinh tế là quá trình nghiên cứu phân chia lãnh thổ đấtnước ra thành một hệ thống các vùng kinh tế, là quá trình vạch ra hoặctiếp tục điều chỉnh ranh giới hợp lý của toàn bộ hệ thống vùng; địnhhướng chuyên môn hoá sản xuất cho vùng và xác định cơ cấu kinh tếvùng ứng với các kế hoạch phát triển dài hạn nền kinh tế quốc dân (15‑

Trang 2

20 năm) Trên cơ sở phân vùng kinh tế, Nhà nước có kế hoạch tổ chức,lãnh đạo và quản lý kinh tế theo vùng được chính xác, cũng như để phân

bố sản xuất được hợp lý, nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao nhất với chi phísản xuất thấp nhất Theo phân loại vùng kinh tế, phân vùng kinh tế gồm

có phân vùng kinh tế tổng hợp và phân vùng kinh tế ngành Phân vùngkinh tế ngành là cơ sở để xây dựng kế hoạch hoá theo ngành và quản lýkinh tế theo ngành, đồng thời còn là cơ sở để qui hoạch vùng kinh tếtổng hợp theo từng ngành Phân vùng kinh tế tổng hợp dài hạn nền kinh

tế quốc dân, hoàn thiện kế hoạch hoá theo lãnh thổ để phân bố lại lựclượng sản xuất hợp lý hơn, đồng thời là cơ sở để cải tạo mạng lưới địagiới hành chính theo nguyên tắc thống nhất sự phân chia vùng hànhchính và vùng kinh tế

Ngay từ thế kỷ XV, mặc dù lãnh thổ Việt Nam chưa rộng và hoànchỉnh như ngày nay, song đã có nhiều tác giả đề cập đến vấn đề phânchia đất nước ra các vùng Đáng kể nhất là Nguyễn Trãi đã mô tả cácvùng trong tác phẩm “Dư địa chí”, đề cập tới vị trí địa lý, ranh giới, qui

mô lãnh thổ, tổ chức xã hội, tình hình kinh tế với những nét đặc thùriêng Vào giữa thế kỷ XVIII, Lê Quý Đôn cũng đã xây dựng bản đồ ViệtNam, trên đó có sự phân chia các vùng Đặc biệt là vùng Thuận Hóa ‑Quảng Nam Trong đó ông đề cập đến quá trình hình thành, sự biếnđộng về tự nhiên, kinh tế một cách khá tỉ mỉ Sang thế kỷ XIX và đếnnăm 1954, đã xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu của các học giả ViệtNam và nước ngoài (đặc biệt là người Pháp) tập trung nghiên cứu vàphân chia đất nước ra các vùng kinh tế riêng biệt Trong đó các vùngđược nghiên cứu khá kỹ về điều kiện tự nhiên, tài nguyên và dân cư.Nhìn chung, cách nghiên cứu, cũng như sự phân chia các vùng kinh tếcòn mang tính chủ quan của các nhà nghiên cứu, hoặc mang tính phânchia quyền lực

Sau năm 1975, nhiệm vụ đặt ra cho sự phân vùng kinh tế càng cầnthiết, nhất là làm sao sử dụng và phát triển một cách tốt nhất nguồn tàinguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực của đất nước Chính vì vậy, đãxuất hiện nhiều dự án phân vùng kinh tế Chính phủ đã chú trọng vào

công tác phân vùng qui hoạch ‑ một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công cuộc thống nhất và tái thiết đất nước.Từ đó các Ban Phân vùng kinh

tế cấp tỉnh được thành lập cùng với các đoàn cán bộ của Uỷ ban Phânvùng kinh tế Trung ương tiến hành công tác điều tra cơ bản và phân

Trang 3

vùng trên mọi miền đất nước Những kết quả đạt được ban đầu có ýnghĩa rất lớn đối với sự phát triển đất nước và còn có nhiều giá trị tolớn cho đến hôm nay.

2 Nội dung của quy hoạch phát triển kinh tế vùng Việt Nam

Nội dung chủ yếu của quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế vùng ởViệt Nam bao gồm: (1) Xác định các nội dung nghiên cứu, phân tích,đánh giá, dự báo; (2) Luận chứng mục tiêu, quan điểm và phươnghướng phát triển kinh tế, xã hội; (3) Xác định nhiệm vụ cụ thể để đạt cácmục tiêu của quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế ‑ xã hội; (4) Lựa chọnphương án tổng thể khai thác lãnh thổ; (5) Quy hoạch phát triển kết cấu

hạ tầng; (6) Định hướng quy hoạch sử dụng đất; (7) Xác định các dự án

ưu tiên đầu tư; (8) Luận chứng bảo vệ môi trường; (9) Đề xuất các giảipháp về cơ chế, chính sách nhằm thực hiện mục tiêu quy hoạch và (10)Lập bản đồ quy hoạch

1 Xác định các nội dung nghiên cứu, phân tích, đánh giá, dự báo về các yếu tố, điều kiện phát triển, khả năng khai thác, sử dụng hợp lý, có hiệu quả lợi thế so sánh của vùng: Phân tích, đánh giá thực trạng khai thác lãnh thổ;phân tích, đánh giá những lợi thế so sánh về các yếu tố và điều kiện pháttriển của lãnh thổ trong tổng thể vùng lớn hơn và cả nước, có tính tớimối quan hệ khu vực và quốc tế Phân tích, đánh giá thực trạng pháttriển kinh tế ‑ xã hội và thực trạng khai thác lãnh thổ vùng; đánh giátiềm năng đóng góp vào ngân sách của vùng

n Phân tích, đánh giá và dự báo khả năng huy động các yếu tố tựnhiên, kinh tế, xã hội vào mục tiêu phát triển của vùng:

‑ Vị trí địa lý, mối quan hệ lãnh thổ và khả năng phát huy các yếu

tố này cho quy hoạch phát triển

‑ Vị trí của vùng trong chiến lược phát triển của quốc gia

‑ Phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên

và dự báo khả năng khai thác, bảo vệ

‑ Phân tích, đánh giá phát triển và dự báo dân số, phân bố dân cưgắn với yêu cầu phát triển kinh tế ‑ xã hội và các giá trị văn hoáphục vụ phát triển

Trang 4

‑ Phân tích, đánh giá hệ thống kết cấu hạ tầng về mức độ đáp ứngyêu cầu phát triển cao hơn.

‑ Phân tích, đánh giá quá trình phát triển và hiện trạng phát triểnkinh tế ‑ xã hội của vùng và các tiểu vùng lãnh thổ

n Phân tích, dự báo ảnh hưởng của các yếu tố trong nước và quốc tếđến phát triển kinh tế ‑ xã hội của vùng

n Đánh giá các lợi thế so sánh, hạn chế và cơ hội cùng các thách thứcđối với phát triển vùng trong thời kỳ quy hoạch

2 Luận chứng mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế,

xã hội: Xác định vị trí, vai trò và chức năng của vùng đối với nền kinh

tế quốc dân cả nước, từ đó luận chứng mục tiêu và quan điểm phát triểnvùng Luận chứng mục tiêu phát triển (gồm cả mục tiêu tổng quát vàmục tiêu cụ thể) Luận chứng phải phù hợp với chiến lược và quy hoạchtổng thể phát triển kinh tế ‑ xã hội của cả nước

‑ Đối với mục tiêu kinh tế: tăng trưởng GDP, tổng GDP, giá trị xuấtkhẩu và tỷ trọng đóng góp của vùng đối với cả nước, GDP/người, đónggóp vào ngân sách, năng suất lao động và khả năng cạnh tranh

‑ Đối với mục tiêu xã hội:mức tăng việc làm, giảm thất nghiệp, giảmđói nghèo, mức độ phổ cập về giáo dục, tỷ lệ tăng dân số, tỷ lệ lao độngqua đào tạo, mức giảm bệnh tật và tệ nạn xã hội

‑ Đối với mục tiêu môi trường:giảm mức độ ô nhiễm môi trường vàbảo đảm các yêu cầu về môi trường trong sạch

‑ Đối với mục tiêu quốc phòng, an ninh:ổn định chính trị, trật tự an toàn

xã hội, phát triển kinh tế gắn với bảo đảm an ninh, quốc phòng

3 Xác định nhiệm vụ cụ thể để đạt các mục tiêu của quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế ‑ xã hội: Luận chứng phát triển cơ cấu kinh tế, luậnchứng các phương án phát triển; xác định hướng phát triển ngành, lĩnhvực then chốt và sản phẩm chủ lực, trong đó xác định chức năng, nhiệm

vụ và vai trò đối với vùng của các trung tâm đô thị và tiểu vùng trọngđiểm Lựa chọn phát triển cơ cấu kinh tế, luận chứng và lựa chọnphương án phát triển; phương hướng phát triển và phân bố các ngành,các sản phẩm chủ lực và lựa chọn cơ cấu đầu tư (kể cả đề xuất các

Trang 5

chương trình, dự án đầu tư trọng điểm trong giai đoạn 5 năm đầu vàcho thời kỳ quy hoạch) Căn cứ để phát triển nguồn nhân lực và các giảipháp phát triển, đào tạo nguồn nhân lực.

4 Luận chứng phương án tổng hợp về tổ chức kinh tế, xã hội trên lãnh thổ vùng(lựa chọn phương án tổng thể khai thác lãnh thổ) bao gồm:

Tổ chức lãnh thổ hệ thống đô thị, khu công nghiệp và khu kinh tế.Định hướng tổ chức lãnh thổ khu vực nông thôn; các vùng sản xuấtnông, lâm ngư nghiệp tập trung

Xác định phương hướng phát triển cho những lãnh thổ đang kémphát triển và những lãnh thổ có vai trò động lực

Xác định biện pháp giải quyết chênh lệch về trình độ phát triển vàmức sống dân cư giữa các khu vực, giữa thành thị và nông thôn, giữacác tầng lớp dân cư

5 Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng: Công tác quy hoạch bảo đảmyêu cầu trước mắt và lâu dài của các hoạt động kinh tế, xã hội trongvùng và gắn với vùng khác trong cả nước Trong đó tập trung đến cácphương án phát triển mạng lưới giao thông, phương án phát triển thôngtin liên lạc, bưu chính, viễn thông, phương án phát triển nguồn và mạnglưới chuyển tải điện, phương án phát triển các công trình thủy lợi, cấpnước và lựa chọn phương án phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng xã hội

và phúc lợi công cộng

6 Định hướng quy hoạch sử dụng đất(dự báo các phương án sử dụngđất căn cứ vào định hướng phát triển ngành, lĩnh vực)

7 Xác định danh mục dự án ưu tiên đầu tư

8 Luận chứng công tác bảo vệ môi trường:Xác định những lãnh thổđang bị ô nhiễm trầm trọng, những lãnh thổ nhạy cảm về môi trường

và đề xuất giải pháp thích ứng để bảo vệ hoặc sử dụng các lãnh thổ này

9 Xác định các giải pháp về cơ chế, chính sách nhằm thực hiện mục tiêu quy hoạch: Đề xuất các chương trình, dự án đầu tư trọng điểm có tínhtoán cân đối nguồn vốn để bảo đảm thực hiện và luận chứng các bướcthực hiện quy hoạch; đề xuất phương án tổ chức thực hiện quy hoạch

Trang 6

Các giải pháp bao gồm: huy động vốn đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực,khoa học công nghệ, môi trường, cơ chế, chính sách và giải pháp tổ chứcthực hiện.

10 Thể hiện phương án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế ‑ xã hội vùng: Đối với đơn vị cấp vùng ở Việt Nam, các bản quy hoạch thườngđược thực hiện ở tỷ lệ 1/500.000 và 1/250.000 đối với các khu vực kinh

tế trọng điểm

3 Các vùng kinh tế ở Việt Nam

Ở Việt Nam, phân hệ các vùng kinh tế ‑ hành chính cấp tỉnh (hoặcthành phố) và cấp huyện (hoặc quận và thị xã) trong hệ thống các vùngkinh tế tổng hợp của Việt Nam được nghiên cứu tổ chức lại sớm vì cáccấp vùng này có liên quan trực tiếp tới việc tổ chức chính quyền, cải tạonền hành chính cho phù hợp với chế độ xã hội mới Sau khi thống nhấtđất nước, địa giới hành chính các tỉnh, huyện của miền Nam cũng đượckịp thời điều chỉnh Đến nay trên cả nước, qui mô, ranh giới của các đơn

vị lãnh thổ cấp tỉnh (thành phố) và huyện (quận) đã ổn định tương đốivới 63 tỉnh (thành) và 696 huyện (quận) (Theo số liệu thống kê tính đến31/12/2008) Có những vùng qui mô diện tích tăng lên nhiều lần như thủ

đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Nam Định,

Do điều kiện tự nhiên, dân cư, lịch sử ‑ xã hội, đặc điểm phát triển

và phân bố sản xuất khác nhau, nên qui mô diện tích và dân số của từngvùng cấp tỉnh có nhiều chênh lệch Theo Nghị định 92/2006/NĐ‑CP củaChính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, ban hành ngày

7 tháng 9 năm 2006, Việt Nam được phân làm 6 vùng kinh tế lớn:

1 Vùng trung du và miền núi phía Bắc, gồm 14 tỉnh: Lai Châu, ĐiệnBiên, Sơn La, Hoà Bình, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Thái Nguyên,Bắc Kạn, Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, Lào Cai, Yên Bái, với tổngdiện tích tự nhiên 95.346 km², chiếm khoảng 29% diện tích cả nước Tổngdân số của vùng 11.207.800 người (năm 2008), chiếm 13% dân số cảnước Các tỉnh Đông Bắc được khai thác sớm và đặc biệt khai thác mạnh

mẽ từ thời Pháp thuộc do mục đích khai thác thuộc địa của tư bản Pháp

Từ năm 1990 trở lại đây, nền kinh tế của vùng đạt được những kết quảđáng kể Năm 1997 tổng sản phẩm GDP của vùng đạt 7,1% tổng GDP

cả nước GDP bình quân đầu người thấp bằng 21,5% mức bình quân của

Trang 7

cả nước Cơ cấu kinh tế ngành có sự chuyển dịch theo hướng đẩy mạnhphát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ Các tỉnh Tây Bắc có kinh

tế đang phát triển ở điểm xuất phát thấp, tăng trưởng GDP thấp và kéodài nhiều năm Tốc độ tăng dân số cao trên 3%, GDP bình quân đầungười bao gồm cả khu thuỷ điện Hoà Bình rất thấp Ở vùng cao, sảnxuất còn lạc hậu mang nặng tính tự cấp tự túc, đời sống nhân dân cònnhiều khó khăn Cơ cấu kinh tế mặc dù đã có sự chuyển biến nhưng cònrất chậm, chủ yếu là sản xuất nông, lâm nghiệp

2 Vùng đồng bằng sông Hồng, gồm 11 tỉnh, thành phố: Hà Nội, HảiPhòng, Hải Dương, Hưng Yên, Ninh Bình, Thái Bình, Hà Nam, NamĐịnh, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh Diện tích tự nhiên của vùng

là 14.788 km2, chiếm 4,5% diện tích cả nước; Dân số là 19.654.800 người(năm 2008), chiếm 22,7% dân số cả nước Vùng đồng bằng sông Hồngphát triển mạnh về công nghiệp, dịch vụ, nông lâm ngư nghiệp Đónggóp GDP của vùng là 52.310 tỷ đồng chiếm 22% GDP của cả nước Cơcấu kinh tế ngành có xu hướng dịch chuyển tăng tỷ trọng công nghiệp,xây dựng, giảm tỷ trọng nông lâm ngư nghiệp, riêng tỷ trọng ngànhdịch vụ đạt tới gần 50%

3 Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, gồm 14 tỉnh, thànhphố: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, ThừaThiên‑Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên,Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận Diện tích tự nhiên 9.589.000 ha;Dân số 19.820.000 người (năm 2008), chiếm 22,7% dân số cả nước

4 Vùng Tây Nguyên, gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, ĐắkNông, Lâm Đồng, với diện tích tự nhiên là 54.640,3 km2 chiếm 12,2%diện tích tự nhiên cả nước; Dân số 5.004.200 người chiếm khoảng 5,5%dân số cả nước (năm 2008), là vùng có dân số vào loại thấp nhất trong

cả nước Ngành nông nghiệp với cây công nghiệp dài ngày là một

trong những thế mạnh của vùng, bao gồm các cây trồng như cà phê,cao su, chè, hồ tiêu, dâu tằm, cây ăn quả và cây lương thực Chăn nuôivới thế mạnh là chăn nuôi đại gia súc mà chủ yếu là đàn bò Ngànhlâm nghiệp cũng là ưu thế của vùng, diện tích rừng Tây Nguyên chiếm35,7% diện tích rừng cả nước Khâu chế biến lâm sản chủ yếu ở dạng

sơ chế Về công nghiệp, đi theo hướng khai thác lợi thế của vùng, cácsản phẩm công nghiệp chủ yếu phục vụ tiêu dùng, sản xuất nông, lâm

Trang 8

nghiệp và đời sống nhân dân Ngoài ra, sản phẩm mủ cao su phục vụnhu cầu vùng khác và xuất khẩu Các ngành công nghiệp như chế biến

gỗ và lâm sản chiếm 24,7% giá trị sản lượng công nghiệp; công nghiệpthực phẩm chiếm 24,4%; sản xuất vật liệu xây dựng chiếm 13,41%; cơkhí 4,7% Hiện nay đã có một số dự án đầu tư nước ngoài vào cácngành công nghiệp chế biến cà phê xuất khẩu, dệt may, chế biến gỗ,rau quả

5 Vùng Đông Nam Bộ, gồm 6 tỉnh, thành phố: Tp Hồ Chí Minh, TâyNinh, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa ‑ Vũng Tàu Đây làvùng trọng điểm phát triển kinh tế của Việt Nam, dân số đông và dẫnđầu cả nước về kim ngạch xuất khẩu, đầu tư nước ngoài, GDP, cũng nhưnhiều yếu tố xã hội khác Vốn thu hút nước ngoài của khu vực này dẫndầu cả nước, nổi bật ở các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và Tp Hồ ChíMinh Trung tâm thương mại và kinh tế của khu vực là Tp Hồ Chí Minh.Trung tâm công nghiệp lớn nhất trong vùng là Đồng Nai với trung tâm

là Tp Biên Hoà và các huyện như: Nhơn Trạch, Long Thành, Trảng Bom

Ba huyện công nghiệp lớn này thu hút nhiều đầu tư nước ngoài vào cáckhu công nghiệp tập trung và quy mô lớn Bốn đơn vị này tạo thànhtrung tâm công nghiệp không chỉ của tỉnh mà của cả khu vực Đông Nam

Bộ Tương lai của khu vực này là các dự án lớn như: Đường cao tốc DầuGiây‑Long Thành‑Tp Hồ Chí Minh, sân bay quốc tế Long Thành (ĐồngNai), đường cao tốc Biên Hoà‑Vũng Tàu, thành phố mới Nhơn Trạch(Đồng Nai), cầu Đồng Nai mới, các trung tâm công nghiệp mới TrảngBom, Long Thành, (Đồng Nai), đô thị hoá các huyện trung tâm tỉnhĐồng Nai, Bình Dương, Vũng Tàu

6 Vùng đồng bằng sông Cửu Long, gồm 13 tỉnh, thành phố: Long

An, Bến Tre, Tiền Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, An Giang, VĩnhLong, Trà Vinh, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau,với tổng diện tích tự nhiên 39.713 km² chiếm 12,02% diện tích tự nhiêncủa cả nước Dân số của vùng năm 2008 là 17.695.000 người, chiếm 21%dân số cả nước Nông nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu của vùng Hầuhết các tỉnh đều có tỷ trọng nông nghiệp chiếm trên 50% GDP Trongthời gian qua đã phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá,

đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi gắn liền với chế biến Trong đó câylương thực chiếm ưu thế tuyệt đối, chiếm tới 51,91% sản lượng lươngthực cả nước Trong ngành ngư nghiệp, nghề cá của vùng đã phát triển

Trang 9

khá mạnh cả về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu Giá trị sản lượngngư nghiệp của vùng chiếm 42 ‑ 45% giá trị sản lượng của ngành trong

cả nước và 37 ‑ 42% kim ngạch xuất khẩu của ngành cả nước Côngnghiệp chủ yếu là chế biến lương thực và thực phẩm với hơn 20% giátrị gia tăng công nghiệp của vùng Tuy nhiên, chủ yếu mới là sơ chếnên chất lượng và hiệu quả còn thấp Các ngành khác như dệt, may,sản xuất vật liệu xây dựng (chiếm 12% giá trị gia tăng công nghiệp củavùng); hoá chất đã tăng trưởng nhanh trong thời gian qua Côngnghiệp của vùng phân bố chủ yếu ở các đô thị lớn như Tp Cần Thơ,các thị xã, tỉnh lỵ

Các vùng kinh tế trọng điểm:

‑ Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, gồm 7 tỉnh, thành phố: HàNội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, VĩnhPhúc, Bắc Ninh

‑ Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, gồm 5 tỉnh, thành phố:Thừa Thiên‑Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định

‑ Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, gồm 8 tỉnh, thành phố: Tp

Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa ‑ Vũng Tàu, Bình Dương, TâyNinh, Bình Phước, Long An, Tiền Giang

Hình 1: Biểu đồ hiện trạng sử dụng đất ở các vùng kinh tế năm 2008

Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam, 2008

Trang 10

Bảng 1: Dân số, diện tích và mật độ dân số năm 2008 phân theo vùng

Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam, 2008

4 Phân vùng kinh tế ngành và chuyên môn hóa

Phân vùng kinh tế ngành nhằm mục đích xác định hợp lí phươnghướng phát triển chủ yếu của ngành trong vùng hiện tại cũng nhưtương lai, kết hợp đúng đắn giữa các ngành trong kế hoạch hoá nềnkinh tế quốc dân và trong tổ chức quản lí nền kinh tế quốc dân theongành và theo lãnh thổ, phân vùng kinh tế ngành còn là cơ sở cho quyhoạch vùng kinh tế ngành Có hai dạng phân vùng kinh tế ngành:phân vùng công nghiệp và phân vùng nông nghiệp Mỗi dạng lại chia

ra các phân ngành như trong công nghiệp có phân vùng khai thácthan, dầu mỏ, hơi đốt, luyện kim đen, luyện kim màu, vật liệu xâydựng,v.v Còn trong nông nghiệp có phân vùng trồng trọt, phân vùngchăn nuôi Vùng kinh tế ngành là vùng kinh tế được phát triển vàphân bố chủ yếu một ngành sản xuất, ví dụ: Vùng nông nghiệp, vùngcông nghiệp Vùng kinh tế ngành cũng có đầy đủ hai nội dung cơ bảncủa vùng kinh tế đó là sản xuất chuyên môn hoá và phát triển tổnghợp Năm 1976, Việt Nam đã đưa ra phương án 7 vùng nông nghiệp

và 8 vùng lâm nghiệp

Sản xuất càng phát triển thì phân công lao động theo ngành càng tỉ

mỉ và sự phân công lao động theo vùng càng rõ rệt, các vùng chuyênmôn hóa lớn dần hình thành Ở Việt nam hiện nay, trình độ phát triểnsức sản xuất chưa cao, nhưng sau giai đoạn phát triển lâu dài của lịch

sử, một số vùng sản xuất chuyên môn hóa lớn đặc thù cũng đã đượchình thành như:

Vùng Dân số trung bình

(Nghìn người)

Diện tích (Km 2 )

Mật độ dân số (Người/km 2 ) Đồng bằng sông Hồng 19654.8 21061.5 933 Trung du và miền núi phía Bắc 11207.8 95346 118 Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 19820.2 95894.9 207 Tây Nguyên 5004.2 54640.3 92 Đông Nam Bộ 12828.8 23605.5 543 Đồng bằng sông Cửu Long 17695 40602.3 436

Trang 11

‑ Vùng than ‑ nhiệt điện Quảng Ninh

‑ Vùng lâm sản ‑ khai thác và chế biến kim loại Việt Bắc

‑ Vùng lương thực ‑ cây công nghiệp ngắn ngày, cây thực phẩmphía Đông Nam đồng bằng Bắc Bộ

‑ Vùng gỗ giấy và thủy điện Tây Bắc Bắc Bộ

‑ Vùng cơ khí và chế biến hàng tiêu dùng ở Hà Nội và xung quanh

‑ Vùng lương thực, thực phẩm Tây Nam Bộ

Mặc dù mức độ chuyên môn hóa chưa cao, khối lượng sản phẩmchưa nhiều, nhưng giữa các vùng lớn trên cả nước đã bắt đầu hình thànhnhững dòng chảy sản phẩm (các mối liên hệ liên vùng) khá bền vữngqua nhiều năm và nhiều giai đoạn phát triển kinh tế

Ví dụ cụ thể như: Than Quảng Ninh cung cấp cho thành phố HồChí Minh và một số tỉnh thành phía Nam; Gạo đồng bằng sông CửuLong cung cấp cho thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh thành phíaBắc; Nhiều sản phẩm cơ khí và hàng tiêu dùng của thành phố Hồ ChíMinh, Hà Nội, Nam định, Hải Phòng cung cấp cho nhiều vùng trong

Tp Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Thái Nguyên, Vĩnh Phú, Nam Định,Đồng Nai, Quảng Nam, Đà Nẵng, Đó là những tổng thể sản xuất,lãnh thổ giản đơn, qui mô nhỏ trong phạm vi vùng cấp tỉnh, chưahoàn thiện

Trên quan điểm phát triển nền kinh tế toàn diện, sử dụng hợp lý,bảo vệ các nguồn tài nguyên và tạo ra các nguồn lực mới cho đất nước,

Trang 12

chúng ta phải nhìn nhận vùng kinh tế là một thực thể khách quan năngđộng và ổn định tương đối Hệ thống các vùng kinh tế lớn cùng vớinhững phân hệ của nó cũng mang tính chất như trên Vì vậy, việc phânvùng kinh tế và qui hoạch vùng không phải chỉ làm một lần là xong

và không nên đòi hỏi một hệ thống vùng kinh tế hoàn toàn ổn định,bền vững qua nhiều giai đoạn phát triển của sức sản xuất

Hình 2: Sơ đồ phân vùng

công nghiệp Việt Nam

Hình 3: Sơ đồ phân vùngsinh thái nông nghiệp Việt Nam

Trang 13

Bảng 2: Các vùng công nghiệp Việt Nam

Bằng, Điện Biên, Hòa Bình,

Hà Giang, Lai Châu, Lạng Sơn, Lào Cai, Phú Thọ, Sơn La, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái

Thủy điện, chế biến nông, lâm sản, khai thác và chế biến khoáng sản, hóa chất, phân bón, luyện kim, sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp cơ khí phục vụ nông nghiệp và công nghiệp chế biến

Vùng 2 14 Bắc Ninh, Hà Nội, Hà Tĩnh,

Hải Dương, Hải Phòng, Hà Nam, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Nghệ An, Quảng Ninh, Thái Bình, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc

Cơ khí, nhiệt điện, phát triển ngành điện tử và công nghệ thông tin, hóa chất, luyện kim, khai thác và chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, tiếp tục phát triển nhanh công nghiệp dệt may, da giầy phục vụ xuất khẩu, công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản

Vùng 3 10 Bình Định, Đà Nẵng, Khánh

Hòa, Ninh Thuận, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế

Công nghiệp chế biến nông, lâm, hải sản, lọc và hóa dầu, cơ khí chế tạo, sản xuất vật liệu xây dựng và dệt may, da giầy, ngành điện tử và công nghệ thông tin

Vùng 4 4 Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai,

Kon Tum

Thủy điện, công nghiệp chế biến nông, lâm sản và khai thác, chế biến khoáng sản

Vùng 5 8 Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương,

Bình Phước, Bình Thuận, Đồng Nai, Lâm Đồng, thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh

Công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí, điện, chế biến nông, lâm, hải sản và đặc biệt là công nghiệp cơ khí, điện tử, công nghiệp phần mềm, hóa chất, hóa dược, phát triển công nghiệp dệt may,

da giầy chất lượng cao phục vụ xuất khẩu, phát triển công nghiệp trên cơ sở

áp dụng công nghệ cao, phát triển các sản phẩm có hàm lượng tri thức cao

Vùng 6 13 An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre,

Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An,

Cà Mau, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long

Công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản hướng vào xuất khẩu, các ngành công nghiệp sử dụng khí thiên nhiên, ngành cơ khí phục vụ nông nghiệp, đặc biệt là công nghiệp sau thu hoạch và bảo quản, công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản, cơ khí đóng tàu

Trang 14

Bảng 3: Các vùng sinh thái nông nghiệp Việt Nam

Bảng 4: Các vùng sinh thái lâm nghiệp Việt Nam

Vùng Số tỉnh, thành Tỉnh, thành

Tây Bắc 4 Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hoà Bình

Đông Bắc 11 Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Quảng

Ninh, Bắc Giang, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ

Đồng bằng sông

Hồng

10 Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nội,

Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Vĩnh Phúc Bắc Trung bộ 6 Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị,

Thừa Thiên - Huế Nam Trung bộ 5 Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh

Hoà Tây Nguyên 5 Lâm Đồng, Đắk Nông, Đắc Lắc, Gia Lai, Kon Tum Đông Nam bộ 7 Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Tp Hồ

Chí Minh, Ninh Thuận, Bình Thuận Tây Nam bộ 13 Long An, Bến Tre, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Vĩnh Long,

Cần Thơ, Hậu Giang, Tiền Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, An Giang, Trà Vinh

Vùng Số tỉnh, thành Tỉnh, thành

Tây Bắc 4 Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hoà Bình

Trung tâm 6 Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ,

Vĩnh Phúc Đông Bắc 6 Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Quảng

Ninh, Bắc Giang Đồng bằng sông

Hồng

9 Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nội,

Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình Bắc Trung Bộ 6 Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị,

Thừa Thiên - Huế Nam Trung bộ 7 Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh

Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận Tây Nguyên 5 Lâm Đồng, Đắk Nông, Đắc Lắc, Gia Lai, Kon Tum Đông Nam bộ 6 Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước,

Tây Ninh, thành phố Hồ Chí Minh Tây Nam bộ 13 Long An, Bến Tre, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Vĩnh Long,

Cần Thơ, Hậu Giang, Tiền Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, An Giang, Trà Vinh

Trang 15

Với đặc điểm tự nhiên phân hóa rất rõ rệt nên các sơ đồ phân vùng

tự nhiên cũng tương đối giống với phân vùng kinh tế xã hội Nội dungchủ yếu của quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế vùng ở Việt Nambao gồm: (1) Xác định các nội dung nghiên cứu, phân tích, đánh giá,

dự báo; (2) Luận chứng mục tiêu, quan điểm và phương hướng pháttriển kinh tế, xã hội; (3) Xác định nhiệm vụ cụ thể để đạt các mục tiêucủa quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế ‑ xã hội; (4) Lựa chọn phương

án tổng thể khai thác lãnh thổ; (5) Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng;(6) Định hướng quy hoạch sử dụng đất; (7) Xác định các dự án ưu tiênđầu tư; (8) Luận chứng bảo vệ môi trường; (9) Đề xuất các giải pháp

về cơ chế, chính sách nhằm thực hiện mục tiêu quy hoạch và (10) Lậpbản đồ quy hoạch Ở Việt Nam hiện nay, trình độ phát triển sức sảnxuất chưa cao, nhưng sau giai đoạn phát triển lâu dài của lịch sử, một

số vùng sản xuất chuyên môn hóa lớn đặc thù cũng đã được hìnhthành Bên cạnh đó, các bản đồ phân vùng kinh tế ngành cũng đã đượcthành lập

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Hiền (2004), Khoa học vùng – tích hợp Địa lý học và Kề hoạch

hóa, Tạp chí Khoa học và Tổ quốc, số 9

[2] Nguyễn Hiền (2004), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế lãnh thổ, Tạp chí Khoa học & Tổ Quốc, số 15.

[3] Nguyễn Hiền (2006), Tiếp cận hệ thống trong Tổ chức lãnh thổ, Tuyển tập các công trình khoa học, Hội nghị Khoa học Địa lý – Địa chính lần thứ 3,

Trường ĐHKH Tự nhiên Hà Nội.

Trang 16

[4] Nguyễn Hiền (2008), Yếu tố lãnh thổ trong thực tiễn phát triển, Hội nghị Khoa học Phát triển: Lý luận và thực tiễn ở Việt Nam”, NXB Thế Giới,

Hà Nội

[5] Chu Hậu Luân (2004), Chiến lược phát triển kinh tế vùng của Trung Quốc,

Bản dịch của Hàn Ngọc Lương, NXB Văn hiến Trung Quốc.

[6] 07/9/2006, Nghị định 92/2006/NĐ‑CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế ‑ xã hội.

[7] Đặng Văn Phan, Vũ Như Vân (2002), Tổ chức lãnh thổ kinh tế xã hội Việt Nam: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến đổi mới và

phát triển, Tạp chí Khoa học xã hội Tp HCM , số 6, tr 58.

[8] Lê Bá Thảo (1998), Lãnh thổ và các vùng địa lý, Nxb Thế giới, Hà Nội [9] Lê Thông (2006), Địa lý kinh tế xã hội Việt Nam, Nxb Đại học Sư phạm,

Hà Nội.

[10] Tổng cục thống kê (2009), Niên giám thống kê Việt Nam năm 2008, Nxb

Thống kê, Hà Nội.

Ngày đăng: 21/02/2017, 04:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w