Trước khi thực hiện chương trình sách giáo khoa mới thì toàn bộ chương trình môn GDCD lớp 10 đều là những nội dung cơ bản của triết học Mác – Lênin nhưng từ năm học 2006 – 2007, năm học
Trang 1KHOA Li LU~N CHINH TRJ
NGUYEN THJ NGQC KHUYEN
TRONG DAY Hoe MON GlAo Due eONG DAN LOP 10
, - x
KHOA LUAN TOT NGHIEP DAI HOC• • • •
Kh6a hoc: 2006 - 2010
> [ An Giang, 2010
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập tại trường và trong suốt khoảng thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp, tôi đã nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ tận tình của các cơ quan
và cá nhân Nay tôi xin chân thành gởi lời cảm ơn đến:
Quý thầy cô trường Đại học An Giang Đặc biệt
là quý thầy cô trong Khoa Lí luận chính trị đã truyền đạt cho tôi những kiến thức vô cùng quý báu và tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình
Đặc biệt hơn, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến
cô giáo ThS Đinh Lê Nguyên, người đã bỏ ra nhiều tâm huyết, tận tình quan tâm, giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn quý thầy cô, các
em học sinh của trường bốn trường Trung học phổ thông
ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang mà tôi đã tiến hành nghiên cứu, quý bạn bè đã chia sẻ, động viên giúp
đỡ tôi trong suốt thời gian qua
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Nguyễn Thị Ngọc Khuyển
Trang 4Trang
PHẦN MỞ ĐẦU 01
1 Lý do chọn đề tài 01
2 Tình hình nghiên cứu 03
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 04
4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 04
5 Phương pháp nghiên cứu 05
6 Đóng góp của khóa luận 05
7 Cấu trúc của khóa luận 05
PHẦN NỘI DUNG 07
CHƯƠNG 1: THẾ GIỚI QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN KHOA HỌC TRONG MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 10 07
1.1 Vai trò của môn GDCD đối với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học cho học sinh THPT 07
1.1.1 Khái niệm thế giới quan, phương pháp luận 07
1.1.2 Vị trí của môn GDCD ở trường THPT 08
1.1.3 Nhiệm vụ của môn GDCD ở trường THPT 08
1.1.4 Mối quan hệ giữa thế giới quan và phương pháp luận trong triết học Mác - Lênin 09
1.2 Những nội dung hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học cho học sinh THPT trong môn GDCD lớp 10 10
1.2.1 Thế giới vật chất tồn tại khách quan 10
1.2.2 Thế giới vật chất luôn luôn vận động và phát triển 13
1.2.3 Mâu thuẫn là nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng 15
Trang 51.2.6 Thực tiễn là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức, là tiêu chuẩn
để kiểm tra chân lý 21 1.2.7 Quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội 23 1.2.8 Con người là chủ thể của lịch sử, là mục tiêu phát triển của
xã hội 27
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HÌNH THÀNH THẾ
GIỚI QUAN, PHƯƠNG PHÁP LUẬN KHOA HỌC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ LONG XUYÊN TRONG DẠY HỌC MÔN GDCD
TỪ NĂM 2006 ĐẾN NAY 30 2.1 Thực trạng hình thành TGQ, PPL khoa học cho học sinh THPT
thành phố Long Xuyên trong dạy học môn GDCD từ năm 2006
đến nay 30 2.1.1 Thực trạng giảng dạy môn GDCD lớp 10, phần thứ nhất 30
2.1.2 Thực trạng học tập môn GDCD lớp 10, phần thứ nhất 34 2.1.3 Sự kết hợp giữa dạy học môn GDCD với công tác chủ nhiệm
trong việc hình thành TGQ, PPL khoa học cho học sinh THPT 35 2.1.4 Sự kết hợp giữa dạy học môn GDCD với hoạt động dạy nghề, dạy
hướng nghiệp trong việc hình thành TGQ, PPL khoa học cho
học sinh THPT 36 2.1.5 Sự kết hợp giữa dạy học môn GDCD với các hoạt động khác của
trường THPT trong việc hình thành TGQ, PPL khoa học cho học sinh 38 2.1.6 Sự kết hợp giữa dạy học môn GDCD với gia đình học sinh và các
lực lượng xã hội khác 40
Trang 6từ năm 2006 đến nay 42 2.2.1 Nguyên nhân của những thành tựu 42
2.2.2 Nguyên nhân của những hạn chế 45
2.3 Những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hình thành TGQ
và PPL khoa học cho học sinh THPT ở thành phố Long Xuyên trong
dạy học môn GDCD 47 PHẦN KẾT LUẬN 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO 56 PHỤ LỤC
Trang 7PHẦN MỞ ĐẦU
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Thế giới quan có vai trò đặc biệt quan trọng trong cuộc sống của con người
và xã hội loài người Bởi vì, tồn tại trong thế giới, dù muốn hay không con người
cũng phải nhận thức thế giới và nhận thức chính bản thân mình Những tri thức
tiếp thu được dần dần hình thành nên thế giới quan Khi đã hình thành, thế giới
quan lại trở thành nhân tố định hướng cho quá trình con người tiếp tục nhận thức
thế giới Thế giới quan giúp con người nhìn nhận, xét đoán mọi sự vật hiện tượng
của thế giới xung quanh cũng như tự xem xét chính mình và từ đó con người xác
định thái độ và cách thức hoạt động sinh sống của mình Thế giới quan đúng đắn
là tiền đề để xác lập nhân sinh quan đúng đắn Cho nên trình độ phát triển của thế
giới quan là một tiêu chí quan trọng nói lên sự trưởng thành của mỗi cá nhân cũng
như của mỗi cộng đồng xã hội nhất định và nhân sinh quan đúng đắn giúp con
người định hướng đúng đắn mọi hoạt động của mình
Có thể nói, nhận thức về thế giới và chính bản thân mình là một nhu cầu
tất yếu của mỗi người Đặc biệt ở lứa tuổi thanh niên – học sinh THPT, lứa tuổi
sắp bước vào đời thì nhu cầu này càng lớn, một mặt vì sự hình thành TGQ là nét
chủ yếu trong sự phát triển tâm lí của các em, mặt khác vì cuộc sống mới luôn đặt
ra trước mắt các em biết bao điều mới lạ, những niềm phấn khởi hy vọng, xen lẫn
những băn khoăn suy nghĩ thôi thúc các em muốn tìm hiểu, khám phá về những
điều mới lạ đó
Tuy những cơ sở hình thành thế giới quan đã có từ trước đó nhưng cho đến
giai đoạn này, khi điều kiện về mặt trí tuệ, nhân cách và xã hội để xây dựng một
hệ thống quan điểm riêng đã được hình thành và phát triển tương đối ổn định thì
ở các em mới xuất hiện nhu cầu đưa những tiêu chuẩn, những nguyên tắc hành vi
đã hình thành vào hệ thống hoàn chỉnh Một khi đã có hệ thống quan điểm riêng
đúng đắn, thanh niên - học sinh không chỉ hiểu đúng về thế giới mà còn đánh giá
chính xác về nó, xác định được thái độ đúng đắn của mình đối với thế giới nữa
Thế giới quan, nhân sinh quan và phương pháp luận của thanh niên - học
sinh THPT được hình thành từ hoạt động giáo dục trong nhà trường, từ quan hệ
trong gia đình, từ quan hệ xã hội rộng rãi, điều kiện sống phong phú, đa dạng và
Trang 8khả năng tự nhận thức, tự giáo dục của các em Trong đó, hoạt động giáo dục
trong nhà trường có vai trò quan trọng
Thực tế nhiều năm gần đây cho thấy, vẫn còn một bộ phận không nhỏ
thanh niên - học sinh THPT hiện nay chưa hình thành được cho mình một TGQ,
nhân sinh quan đúng đắn, PPL khoa học trong học tập cũng như trong cuộc sống
Từ đó không xác định đúng mục đích và ý nghĩa của cuộc sống, dễ có những thái
độ sống bi quan, thụ động, thích hưởng thụ và dễ bị sa ngã trước những tác động
tiêu cực của xã hội Bên cạnh những tấm gương thanh niên - học sinh vượt khó
học giỏi, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, hòa nhã với bạn bè, những tấm gương
thanh niên - học sinh “sống đẹp, sống có ích” thì có không ít thanh niên - học sinh
phạm tội hoặc sa vào các tệ nạn xã hội, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã
hội Tình trạng học sinh vô lễ với giáo viên, với ông bà cha mẹ, cư xử thô lỗ với
bạn bè và những người xung quanh không ngừng diễn ra
Từ thực trạng trên cho thấy vai trò to lớn của việc dạy học và giáo dục
TGQ, PPL cho học sinh trong nhà trường THPT, đặc biệt là vai trò của môn
GDCD Vì đây là môn học có thể trực tiếp giáo dục cho học sinh những tri thức
về TGQ một cách hệ thống, toàn diện; giúp cho học sinh hiểu đúng quy luật phát
triển tất yếu của tự nhiên, của xã hội và của tư duy; giúp học sinh nhận thức đúng
đắn cuộc sống của cá nhân và cộng đồng phải phù hợp với qui luật khách quan
của sự phát triển lịch sử xã hội, biết sống trong điều kiện cụ thể của bản thân, gia
đình và xã hội, luôn luôn có ý thức vươn tới những cái cao đẹp
Với những tri thức của môn GDCD ở trường THPT, đặc biệt là những tri
thức của môn GDCD lớp 10, phần “Công dân với việc hình thành TGQ, PPL
khoa học”, học sinh sẽ hình thành dần dần những quan điểm mới, những khuynh
hướng tư tưởng mới, động cơ, hoài bão, lòng tin và hành vi tốt đẹp của con người
Đồng thời, thông qua những tri thức của môn GDCD, phần thứ nhất sẽ hình thành
từng bước phương pháp nhận thức, tư duy khoa học và phương pháp hành động
đúng quy luật khách quan Đặc biệt trong thời đại ngày nay - thời đại hội nhập và
phát triển, việc định hướng đúng đắn suy nghĩ, và do đó, định hướng đúng trong
hành động có vai trò hết sức quan trọng đối với mỗi cá nhân
Trên thực tế, việc hình thành TGQ, PPL khoa học cho học sinh THPT là
rất khó khăn, đòi hỏi phải có thời gian với phương pháp dạy học và giáo dục phù
hợp Trong tương lai, tôi sẽ trở thành một giáo viên dạy môn GDCD ở trường phổ
Trang 9thông, tôi sẽ đảm nhận nhiệm vụ hình thành cho thế hệ tương lai của đất nước
TGQ, PPL khoa học
Từ những điều trên, tôi quyết định chọn đề tài khóa luận tốt nghiệp của
mình là: “Tìm hiểu việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học
cho học sinh THPT thành phố Long Xuyên trong dạy học môn GDCD lớp 10
từ năm 2006 đến nay”
2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Con người luôn luôn cần tới những tri thức, trí tuệ sâu sắc Thế giới quan
là điều không thể thiếu được trong hành trang trí tuệ ấy của mỗi người Vì vậy,
thế giới quan trở thành đối tượng nghiên cứu, bàn luận của những nhà tư tưởng,
nhà giáo dục Đặc biệt, thế giới quan và phương pháp luận khoa học của triết học
Mác – Lênin đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp mỗi người có những cách nhìn
nhận, đánh giá vấn đề một cách đúng đắn và từ đó có phương pháp giải quyết
đúng đắn Chính vai trò quan trọng đó mà triết học Mác – Lênin đã trở thành đối
tượng nghiên cứu của những nhà giáo dục để đưa vào hệ thống những môn học ở
các bậc học như: Trung học, cao đẳng, đại học, THPT Đặc biệt ở bậc THPT
những vấn đề cơ bản của triết học Mác – Lênin đã được các nhà biên soạn sách
giáo khoa môn GDCD lớp 10 đưa vào Trước khi thực hiện chương trình sách
giáo khoa mới thì toàn bộ chương trình môn GDCD lớp 10 đều là những nội dung
cơ bản của triết học Mác – Lênin nhưng từ năm học 2006 – 2007, năm học thực
hiện chương trình sách giáo khoa mới, nội dung triết học đã được tinh giảm trong
phần thứ nhất của môn GDCD lớp 10 nhằm hình thành cho học sinh THPT những
thế giới quan, phương pháp luận khoa học
Tuy có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều bài viết bàn luận về vai trò thế
giới quan, phương pháp luận của triết học Mác – Lênin, song đến nay, chưa có đề
tài nào chuyên sâu dành riêng cho việc tìm hiểu việc hình thành thế giới quan,
phương pháp luận khoa học cho học sinh THPT thành phố Long Xuyên trong dạy
học môn GDCD lớp 10 Vì vậy, Vì vậy, việc chọn đề tài “Tìm hiểu việc hình
thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học cho học sinh THPT thành phố
Long Xuyên trong dạy học môn GDCD lớp 10 từ năm 2006 đến nay” là một đề
tài mới mẻ
Trang 103 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Những tri thức căn bản của môn GDCD lớp 10, phần thứ nhất
- Thực trạng hình thành TGQ, PPL khoa học từ những tri thức căn bản nói
trên cho học sinh THPT thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang từ năm 2006 đến
nay
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu trên đây được khóa luận xác định về thời gian từ khi
thực hiện sách giáo khoa lớp 10 môn GDCD, chương trình cải cách từ năm 2006
đến nay
- Về không gian nghiên cứu được xác định tại 4 trường THPT ở thành phố
Long Xuyên, tỉnh An Giang Đó là 4 trường: THPT Mỹ Thới, THPT chuyên
Thoại Ngọc Hầu, THPT Bình Khánh và THPT Long Xuyên
4 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
4.1 Mục đích nghiên cứu
- Làm rõ nội dung của TGQ và PPL khoa học được hình thành từ tri thức của
môn GDCD lớp 10, phần thứ nhất
- Nghiên cứu thực trạng hình thành TGQ và PPL khoa học cho học sinh
THPT ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang từ năm 2006 đến nay
- Góp phần nêu lên những giải pháp hình thành cho học sinh TGQ, PPL khoa
học
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa những tri thức căn bản môn GDCD lớp 10, phần thứ nhất và
xác định những nội dung TGQ, PPL khoa học được hình thành từ những tri thức
căn bản đó Khóa luận này sẽ lượng hóa những nội dung trên thành những đơn vị
kiến thức của từng phần
Trang 11- Điều tra, quan sát, thống kê để nắm thực trạng hình thành TGQ, PPL khoa
học cho học sinh THPT ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang từ năm học
2006 đến nay
- Phân tích nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế trong việc hình
thành TGQ, PPL khoa học cho học sinh THPT ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An
Giang từ năm 2006 đến nay
- Những giải pháp cơ bản góp phần nâng cao hiệu quả dạy học - giáo dục
TGQ, PPL khoa học cho học sinh THPT thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang
5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Khóa luận sử dụng PPL của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy
vật lịch sử, kết hợp phương pháp logic và lịch sử, phương pháp phân tích và tổng
hợp, phương pháp so sánh, phương pháp hệ thống hóa, phương pháp quan sát…
- Khóa luận còn sử dụng các phương pháp như điều tra xã hội học, lấy ý kiến
chuyên gia, thống kê toán học…
- Quá trình điều tra thực trạng được xác định với tỉ lệ 4 trường trong tổng số
6 trường THPT của thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang
6 ĐÓNG GÓP CỦA KHÓA LUẬN
Kết quả nghiên cứu của khóa luận sẽ góp phần:
6.1 Về lý luận
Làm rõ những nội dung cơ bản của TGQ, PPL khoa học hình thành cho
học sinh thông qua những tri thức căn bản của môn GDCD lớp 10, phần thứ nhất
6.2 Về thực tiễn
Đề tài này hoàn thành sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của việc hình thành
TGQ, PPL khoa học cho học sinh và góp phần khẳng định ý nghĩa to lớn của môn
GDCD trong nhà trường phổ thông
7 CẤU TRÚC CỦA KHÓA LUẬN
Khóa luận bao gồm phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham
khảo, phụ lục và phần nội dung khóa luận được cấu trúc thành hai chương:
Trang 12Chương 1: Thế giới quan và phương pháp luận khoa học trong môn Giáo
Chương 2: Thực trạng và giải pháp hình thành thế giới quan, phương pháp
luận khoa học cho học sinh THPT thành phố Long Xuyên trong dạy học môn
GDCD từ năm 2006 đến nay
2.1 Thực trạng hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học cho học sinh
THPT thành phố Long Xuyên trong dạy học môn GDCD từ năm 2006 đến nay
2.2 Nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế trong việc hình thành thế giới
quan, phương pháp luận khoa học cho học sinh trường THPT thành phố Long
Xuyên từ năm 2006 đến nay
2.3 Những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hình thành thế giới quan,
phương pháp luận khoa học cho học sinh THPT thành phố Long Xuyên trong dạy
học môn GDCD
Trang 13PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I
THẾ GIỚI QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN KHOA
HỌC TRONG MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 10
1.1 Vai trò của môn Giáo dục công dân đối với việc hình thành TGQ, PPL
khoa học cho học sinh THPT
1.1.1 Khái niệm thế giới quan, phương pháp luận
1.1.1.1 Khái niệm thế giới quan
Thế giới quan là hệ thống tổng quát những quan điểm về thế giới và về vai
trò của con người trong thế giới bao gồm những nguyên tắc, quan điểm, niềm tin
có vai trò định hướng hoạt động của con người [15, tr.83]
Nói cách khác, thế giới quan là toàn bộ những quan điểm và niềm tin định
hướng hoạt động của con người trong cuộc sống [1, tr.6]
Thế giới quan có vai trò quan trọng, giúp con người nhìn nhận, xét đoán
mọi sự vật hiện tượng của thế giới xung quanh cũng như tự xem xét chính mình
và từ đó con người xác định thái độ và cách thức hoạt động sinh sống của mình
TGQ đúng đắn là tiền đề để xác lập nhân sinh quan đúng đắn TGQ và nhân sinh
quan đúng đắn giúp con người định hướng đúng đắn hoạt động của mình
1.1.1.2 Khái niệm phương pháp luận
Phương pháp là hệ thống các nguyên tắc được rút ra từ những tri thức về
các quy luật khách quan để điều chỉnh nhận thức và hoạt động thực tiễn của chủ
thể nhằm thực hiện mục đích đã đề ra [15, tr.68]
Phương pháp có nhiều cấp độ khác nhau, có thể phân loại như sau:
+ Phương pháp riêng: áp dụng cho từng môn khoa học
+ Phương pháp chung: áp dụng cho nhiều ngành khoa học khác nhau
(phương pháp quan sát, thí nghiệm, mô hình hóa…)
+ Phương pháp phổ biến: được áp dụng cho mọi lĩnh vực khoa học và
hoạt động thực tiễn Đó là phương pháp biện chứng của triết học Mác – Lênin
Trang 14Phương pháp luận là học thuyết về phương pháp nhận thức khoa học và cải
tạo thế giới, bao gồm một hệ thống các quan điểm chỉ đạo việc tìm tòi, xây dựng,
lựa chọn và vận dụng các phương pháp cụ thể [1, tr.7]
1.1.2 Vị trí của môn Giáo dục công dân ở trường trung học phổ thông
Môn GDCD được bố trí dạy ngay từ bậc trung học cơ sở Đến bậc THPT
nó được nâng cao, bao gồm nhiều vấn đề mang tính khái quát và sâu sắc hơn
Môn GDCD là một môn khoa học xã hội, gắn với đường lối của Đảng,
cùng với các môn khoa học khác góp phần đào tạo người lao động mới vừa có tri
thức, vừa có đạo đức, có năng lực hoạt động thực tiễn, có trách nhiệm với gia
đình, xã hội, có phương pháp suy nghĩ, hành động phù hợp với điều kiện hoàn
cảnh xã hội, lịch sử, đất nước, nhân loại
1.1.3 Nhiệm vụ của môn Giáo dục công dân ở trường trung học phổ thông
Môn GDCD ở trường THPT có mục tiêu chung là góp phần đào tạo học sinh
thành những người lao động mới, hình thành những phẩm chất tốt đẹp, tích cực của
một công dân tương lai: có TGQ khoa học, nhân sinh quan tiên tiến, có đạo đức
trong sáng, sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật, có ý thức trách nhiệm
cao đối với Tổ quốc, đối với nhân dân, đối với gia đình và đối với bản thân mình
Để thực hiện mục tiêu chung đó, môn GDCD có những nhiệm vụ cụ thể là:
Trang bị cho học sinh phổ thông trung học một cách tương đối có hệ thống
những tri thức phổ thông cơ bản, thiết thực:
- Chương trình môn GDCD lớp 10 sẽ giúp cho học sinh có những hiểu biết
ban đầu về thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng, biết được một
số phạm trù cơ bản của đạo đức học; hiểu một số yêu cầu đạo đức đối với người
công dân hiện nay
- Chương trình môn GDCD lớp 11 giúp học sinh biết được một số phạm trù
cơ bản, vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước, bản chất của nhà nước pháp quyền
Việt Nam xã hội chủ nghĩa, hiểu đường lối, quan điểm của Đảng; các chính sách
quan trọng của Nhà nước về xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong giai đoạn hiện nay
- Chương trình môn GDCD lớp 12 giúp học sinh hiểu bản chất và vai trò của
của pháp luật đối với sự phát triển của công dân, đất nước, nhân loại, hiểu về quyền
và nghĩa vụ công dân trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, trách nhiệm công dân
Trang 15trong việc thực hiện đường lối, quan điểm của Đảng; pháp luật; chính sách của Nhà
nước
Thông qua những tri thức trên giáo dục, bồi dưỡng cho học sinh có TGQ duy
vật, phương pháp tư duy biện chứng, biết phân tích đánh giá các hiện tượng xã hội
theo quan điểm khoa học, tiến bộ, biết lựa chọn và thực hiện các hành vi ứng xử
phù hợp với các giá trị xã hội, biết bảo vệ cái đúng, cái tốt, cái đẹp và đấu tranh,
phê phán đối với các hành vi, hiện tượng tiêu cực trong cuộc sống phù hợp với khả
năng của bản thân, từng bước vận dụng những tri thức đã học vào cuộc sống lao
động, học tập và sinh hoạt Rèn luyện cho học sinh tinh thần yêu nước, yêu chủ
nghĩa xã hội, biết sống có mục đích, có lý tưởng, tự hào dân tộc, tôn trọng và bảo
vệ bản sắc văn hóa của dân tộc
Đặc biệt chương trình GDCD lớp 10, phần thứ nhất có nhiệm vụ đem lại kiến
thức về những quy luật chung nhất của sự vận động và phát triển của tự nhiên, xã
hội và tư duy theo triết học Mác - Lênin Những quy luật này là hạt nhân lí luận có
vai trò trực tiếp hình thành TGQ, PPL khoa học cho học sinh
1.1.4 Mối quan hệ giữa TGQ và PPL trong triết học Mác – Lênin
Thế giới quan và phương pháp luận có quan hệ chặt chẽ với nhau Một quan
điểm nào đó tự nó chứa đựng một phương pháp luận
Những nhà triết học trước Mác tuy đạt được nhiều thành tựu nhưng chưa
đạt được sự thống nhất hữu cơ giữa TGQ duy vật và PPL biện chứng Thường là,
họ có được thế quan duy vật, nhưng không vận dụng được TGQ ấy để xây dựng
phương pháp tư duy biện chứng Hoặc là, họ có được những tư tưởng biện chứng,
nhưng lại đứng trên lập trường của chủ nghĩa duy tâm
Trước Mác, chủ nghĩa duy vật siêu hình nhìn nhận, xem xét thế giới vật
chất trong sự cô lập, tách rời, không thấy sự liên hệ tác động qua lại, không thấy
sự vận động phát triển của sự vật
Quan điểm biện chứng trong triết học trước Mác còn hạn chế ở chỗ đó là
biện chứng nhưng duy tâm Họ xem xét thế giới trong một chỉnh thể, ở đó mọi sự
vật, hiện tượng liên hệ, ràng buộc tác động qua lại lẫn nhau, luôn luôn vận động
phát triển, nhưng suy cho cùng sự phát triển của thế giới có nguồn gốc từ ý niệm
Trang 16Lần đầu tiên trong lịch sử triết học, triết học Mác có sự thống nhất giữa chủ
nghĩa duy vật và phép biện chứng TGQ duy vật thừa nhận thế giới có nguồn gốc
vật chất luôn luôn vận động và phát triển với những quy luật vốn có; qua đó có
được phương pháp tư duy biện chứng xem xét, giải quyết mọi vấn đề một cách
khách quan dựa trên những đặc điểm của bản thân sự vật, xem xét sự vật trong
mối liên hệ và trong sự phát triển
1.2 Những nội dung hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học
cho học sinh THPT trong môn GDCD lớp 10
Mục tiêu của môn GDCD lớp 10, phần thứ nhất là nhằm cung cấp cho học
sinh một số nội dung chủ yếu của triết học Mác - Lênin nhằm trang bị cho học
sinh những cơ sở ban đầu về TGQ duy vật, PPL biện chứng Từ những tri thức
này, học sinh vận dụng vào cuộc sống để xem xét, lý giải những hiện tượng thông
thường trong đời sống hằng ngày và bước đầu sử dụng phương pháp biện chứng
vào học tập Đồng thời, tri thức phần này là căn cứ lý luận cho những phần sau
[2, tr.5]
Phần này giúp học sinh hình thành những nội dung cơ bản về TGQ, PPL
khoa học sau:
1.2.1 Thế giới vật chất tồn tại khách quan
Để hình thành quan điểm duy vật cho học sinh, yêu cầu phải đem lại những
đơn vị tri thức chính của phần này như sau:
1.2.1.1 Giới tự nhiên tồn tại khách quan
Đơn vị kiến thức 1: Quan điểm này có thể được lượng hóa thành những
đơn vị kiến thức để người giáo viên đảm bảo tính khoa học của bài giảng Giúp
học sinh hiểu thế giới vật chất là giới tự nhiên Trong đó, con người và xã hội loài
người là một bộ phận của giới tự nhiên ấy Nói một cách khác, thế giới vật chất
tồn tại khách quan, trong đó bao gồm giới tự nhiên, con người và xã hội
Đơn vị kiến thức 2: Để trình bày rõ hơn quan điểm duy vật biện chứng
trên, ta phải nêu lên những thành tựu của chủ nghĩa duy vật trước đó đã được triết
học Mác kế thừa với các đại biểu như: Đêmôcric, Hêraclit, Phrênxis Bêcơn,
Lútvích Phoiơbắc
Trang 17Đơn vị kiến thức 3: Chứng minh nguồn gốc vật chất của giới tự nhiên
thông qua những thành tựu của khoa học
Với những công trình khoa học tự nhiên, khoa học nhân chủng, địa chất, vũ
trụ đã chứng minh giới tự nhiên là tự có, phát triển tuần tự từ vô cơ đến hữu cơ,
từ giới tự nhiên chưa có sự sống đến giới tự nhiên có sự sống, từ động vật bậc
thấp đến động vật bậc cao Thông qua chọn lọc tự nhiên, chọn lọc nhân tạo trong
một quá trình phát triển lâu dài, giới tự nhiên mới dần dần đa dạng, phong phú
như hiện nay
Đơn vị kiến thức 4: Luận giải nguồn gốc, bản chất của ý thức, một hiện
tượng phức tạp của đời sống con người có nguồn gốc vật chất và bản chất là sự
phản ánh sáng tạo thế giới vật chất Ý thức của con người tuy có ảnh hưởng đến
sự tồn tại và phát triển của giới tự nhiên, song sự tồn tại và phát triển của giới tự
nhiên, vẫn luôn tuân theo những quy luật riêng của chúng, con người không thể
quyết định hoặc thay đổi những quy luật đó theo ý muốn chủ quan của mình
Đơn vị kiến thức 5: Phê phán những quan điểm duy tâm siêu hình về
nguồn gốc và bản chất của thế giới như phê phán quan điểm của Platon,
Ôgúytxtanh Avreli, Gióoc Béccơli cho rằng thế giới này là sản phẩm của thượng
đế, con người và giới tự nhiên đều phụ thuộc vào thượng đế
Từ đó đi đến kết luận: Giới tự nhiên là tất cả những gì tự có, không phải do
ý thức của con người hoặc một lực lượng thần bí nào tạo ra Mọi sự vật, hiện
tượng trong giới tự nhiên đều có quá trình hình thành khách quan, vận động và
phát triển theo những quy luật vốn có của nó
Trong đó dành nhiều thời gian cho đơn vị kiến thức 1, 3, 4 Giáo viên lưu
ý làm rõ sự tồn tại khách quan của thế giới vật chất Muốn củng cố niềm tin của
học sinh vào TGQ duy vật, giáo viên cần sử dụng những kiến thức khoa học mà
học sinh có được ở cấp 2 để đánh thức niềm tin khoa học cho học sinh, tránh duy
tâm thần bí
1.2.1.2 Xã hội là một bộ phận đặc thù của giới tự nhiên
Đơn vị kiến thức 1: Thông qua những thành tựu khoa học về sinh học và
lịch sử Đặc biệt làm rõ quan điểm của Ph.Ăngghen về "lao động đã sáng tạo ra
con người"
Trang 18Đơn vị kiến thức 2: Xã hội là sản phẩm của quá trình phát triển giới tự
nhiên
- Sự liên kết của con người thành xã hội và tạo nên các quan hệ xã hội cho
nên xã hội cũng là sản phẩm của giới tự nhiên
- Tuy nhiên, xã hội là bộ phận đặc thù của giới tự nhiên Vì xã hội là hình
thức tổ chức cao nhất của giới tự nhiên, có cơ cấu xã hội mang tính lịch sử riêng,
có những quy luật riêng như: quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với
tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất, quy luật đấu tranh giai cấp những
quy luật này hình thành trên cơ sở hoạt động có ý thức của con người
Đơn vị kiến thức 3: Phân tích quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng
về con người có khả năng nhận thức và cải biến thế giới thông qua lao động và
dựa vào quy luật khách quan của thế giới Đồng thời phê phán quan điểm duy tâm
cho rằng con người có thể cải biến thế giới bằng ý chí chủ quan
Con người có thể nhận thức thế giới khách quan Nhờ các giác quan, nhờ
hoạt động của bộ não, nhờ lao động cải biến thế giới, con người hoàn toàn có khả
năng nhận thức thế giới khách quan Khả năng nhận thức của con người ngày
càng tăng lên
Con người có thể cải tạo thế giới khách quan Từ khi xuất hiện đến nay,
con người không ngừng tác động vào giới tự nhiên, cải tạo giới tự nhiên theo
hướng có lợi cho mình Nhưng con người cải tạo giới tự nhiên phải dựa trên cơ sở
tuân theo những quy luật vận động khách quan vốn có của nó Ngược lại, làm trái
các quy luật khách quan, con người sẽ phải hứng chịu hậu quả khôn lường Cùng
với việc cải tạo giới tự nhiên, với khả năng và nỗ lực của mình, con người còn
không ngừng cải tạo xã hội Nhờ đó, xã hội loài người đã không ngừng phát triển
Chứng minh quan điểm này bằng cách phát huy năng lực của học sinh, yêu
cầu họ liên hệ thực tế trong sách giáo khoa trang 16
Đơn vị kiến thức 4: Từ những nội dung của TGQ trên, ta có thể rút ra
những PPL sau:
Thứ nhất, phải luôn có niềm tin là con người có thể nhận thức và cải tạo
được thế giới Từ đó, con người trở nên tự tin, lạc quan trong cuộc sống
Trang 19Thứ hai, muốn cải tạo được tự nhiên và xã hội con người phải nhận thức
và vận dụng đúng các quy luật khách quan
Thứ ba, nghiên cứu mọi hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy trước tiên
phải tìm nguyên nhân vật chất của nó
Thứ tư, chúng ta muốn có những biến đổi trong hiện thực, thì không
được dừng lại trong phạm vi tư tưởng mà phải đi đến hành động, tìm ra những
biện pháp thực tiễn có hiệu quả vật chất thực sự
Sau mỗi PPL, giáo viên nên liên hệ thực tế giúp học sinh hình thành kỹ
năng vận dụng PPL này
1.2.2 Thế giới vật chất luôn luôn vận động và phát triển
Qua phần kiến thức này hình thành cho học sinh những nguyên lý của PPL
biện chứng duy vật, bao gồm hai nội dung căn bản:
1.2.2.1 Thế giới vật chất luôn vận động
Phần này có thể xác định từng đơn vị kiến thức như sau:
Đơn vị kiến thức 1: Khái niệm vận động: Làm rõ vận động là gì ?
Ở đơn vị kiến thức này hình thành cho học sinh quan điểm vận động là mọi
sự biến hóa (biến đổi) nói chung của các sự vật và hiện tượng trong giới tự nhiên
và đời sống xã hội
Đơn vị kiến thức 2: Vận động là phương thức tồn tại của thế giới vật chất
Yêu cầu giải thích cho học sinh hiểu được: bất kỳ sự vật, hiện tượng nào
cũng luôn luôn vận động Bằng vận động và thông qua vận động mà sự vật, hiện
tượng tồn tại [1, tr.20]
Đơn vị kiến thức 3: Các hình thức vận động cơ bản của thế giới vật chất
Phần này giúp học sinh nắm được vận động với 5 hình thức cơ bản Các
hình thức vận động được phân loại theo trình tự từ thấp đến cao và chúng có quan
hệ hữu cơ với nhau, trong điều kiện nhất định chúng chuyển hóa lẫn nhau làm cho
thế giới vật chất vô cùng phong phú, đa dạng và không ngừng phát triển
Trang 20Đơn vị kiến thức 4: Ý nghĩa phương pháp luận
Khi nghiên cứu sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội chúng ta phải
xem xét chúng trong trạng thái vận động, không ngừng biến đổi, tránh các quan
niệm cứng nhắc bất biến
1.2.2.2 Thế giới vật chất luôn luôn phát triển
Phần này hình giúp học sinh hiểu được thế nào là phát triển và thừa nhận
rằng thế giới vận động theo khuynh hướng chung là tiến lên từ thấp đến cao
Đơn vị kiến thức 1: Thế nào là phát triển ?
Đơn vị kiến thức này hình thành cho học sinh TGQ về mối quan hệ giữa
vận động và phát triển, về những nét đặc trưng của sự phát triển là cái mới ra đời
thay thế cái cũ, cái tiến bộ ra đời thay thế cái lạc hậu Không nên nhầm lẫn cho
rằng: phát triển là mọi sự vật biến hóa nói chung, càng không nên cho rằng: bất
cứ hiện tượng nào mới xuất hiện, khác trước đều là kết quả của phát triển Giáo
viên cần hướng dẫn học sinh đưa ra nhiều dẫn chứng trong giới tự nhiên, xã hội
và tư duy để học sinh dễ hiểu hơn
Đơn vị kiến thức 2: Phát triển là khuynh hướng tất yếu của thế giới vật chất
Nội dung kiến thức phần này giúp học sinh thấy được: vận động có nhiều
khuynh hướng (tiến lên, thụt lùi, tuần hoàn) Trong đó, vận động tiến lên (phát
triển) là khuynh hướng tất yếu, khuynh hướng thống trị
Giáo viên hướng dẫn học sinh dẫn chứng: Sự phát triển diễn ra một cách
phổ biến ở tất cả các lĩnh vực của tự nhiên, xã hội và tư duy: giới tự nhiên đã phát
triển từ vô cơ đến hữu cơ, từ vật chất chưa có sự sống đến các loài thực vật, động
vật, đến con người, xã hội loài người đã phát triển từ chế độ công xã nguyên thủy
qua chế độ chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa đến xã hội chủ nghĩa
Trí tuệ của con người cũng đã phát triển không ngừng, từ chỗ người nguyên thủy
chỉ chế tạo được các công cụ sản xuất bằng đá, ngày nay, con người đã chế tạo ra
được các máy móc tính vi, đưa được các con tàu bay vào vũ trụ.[1, tr.22]
Đơn vị kiến thức 3: Ý nghĩa phương pháp luận
Với quan điểm về phát triển trên đây, chúng ta có thể rút ra ý nghĩa về PPL
là: khi xem xét một sự vật, hiện tượng, hoặc đánh giá một con người, cần phát
hiện ra những nét mới, ủng hộ cái tiến bộ, tránh mọi thái độ thành kiến, bảo thủ,
Trang 21luôn hướng tới cái mới dù lúc đầu nó còn rất nhỏ bé, thậm chí có lúc bị thất bại
tạm thời Liên hệ thực tế hình thành cho học sinh kỹ năng vận dụng PPL này
1.2.3 Mâu thuẫn là nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện
tượng
Nội dung tri thức của phần này nhằm hình thành cho học sinh những tri
thức đúng đắn về quy luật mâu thuẫn phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh
THPT, giúp học sinh hiểu vai trò của mâu thuẫn - nguồn gốc, động lực của sự
phát triển
1.2.3.1 Khái niệm mâu thuẫn
Nội dung này giúp học sinh biết được mâu thuẫn là gì và quan điểm của
triết học Mác - Lênin về tính khách quan và phổ biến của mâu thuẫn
Theo triết học Mác – Lênin, mâu thuẫn là một chỉnh thể, trong đó hai mặt
đối lập vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau.[1, tr.25] Muốn hiểu một
mâu thuẫn cần nắm được những mặt đối lập, sự thống nhất và đấu tranh giữa các
mặt đối lập trong mâu thuẫn đó
Đơn vị kiến thức 1: Mặt đối lập của mâu thuẫn
Giáo viên giải thích và ví dụ cho học sinh hiểu mặt đối lập của mâu thuẫn
là những mặt có những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm mà trong quá trình
vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng, chúng phát triển theo những chiều
hướng trái ngược nhau [1, tr.25]
Đơn vị kiến thức 2: Sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập
Sự thống nhất giữa các mặt đối lập Hai mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn
biện chứng tồn tại trong sự thống nhất với nhau Sự thống nhất của các mặt đối
lập là sự nương tựa lẫn nhau, tồn tại không tách rời nhau giữa các mặt đối lập, sự
tồn tại của mặt này phải lấy sự tồn tại của mặt kia làm tiền đề Cần phân biệt khái
niệm "thống nhất" trong quy luật mâu thuẫn với cách nói thống nhất được dùng
hằng ngày với nội dung là sự hợp lại thành một khối (thống nhất về tư tưởng, tổ
chức, hành động)
Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập Các mặt đối lập không chỉ thống nhất,
mà còn luôn luôn "đấu tranh" với nhau Đấu tranh của các mặt đối lập là sự tác
động qua lại theo xu hướng bài trừ và phủ định lẫn nhau giữa các mặt đó Cần chú
Trang 22ý rằng, khái niệm "đấu tranh" trong quy luật mâu thuẫn có ý nghĩa khái quát, tùy
thuộc vào hình thức tồn tại cụ thể của các dạng vật chất mà chúng có những biểu
hiện khác nhau (tác động, bài trừ, gạt bỏ) Không nên chỉ hiểu đó là sự xung đột,
dùng sức mạnh diệt trừ nhau Các mâu thuẫn khác nhau, ở giai đoạn phát triển
khác nhau và trong những điều kiện khác nhau có những hình thức đấu tranh cụ
thể khác nhau
Đơn vị kiến thức 3: Lý giải và dẫn chứng tính khách quan, phổ biến của
mâu thuẫn Nghĩa là, bất kỳ sự vật hiện tượng nào cả trong tự nhiên, xã hội và tư
duy đều chứa đựng mâu thuẫn
1.2.3.2 Mâu thuẫn là nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện
tượng
Đơn vị kiến thức 1: Giải quyết mâu thuẫn
Mỗi mâu thuẫn đều bao hàm thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập
Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập làm cho các sự vật và hiện tượng không thể giữ
nguyên trạng thái cũ Kết quả của sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là mâu thuẫn
cũ mất đi, mâu thuẫn mới hình thành, sự vật và hiện tượng cũ được thay thế bằng
sự vật và hiện tượng mới Quá trình này tạo nên sự vận động, phát triển vô tận
của thế giới khách quan Do đó, sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là nguồn gốc
vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng [1, tr.27]
Đơn vị kiến thức 2: Mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng đấu tranh
Đây là nguyên tắc cơ bản cần đặc biệt quan tâm khi giải quyết mâu thuẫn:
Mâu thuẫn không thể giải quyết bằng con đường thống nhất giữa các mặt đối lập
Tóm lại, mọi sự vật và hiện tượng trong thế giới khách quan đều là thể
thống nhất của các mặt đối lập Chính sự đấu tranh của các mặt đối lập và sự
chuyển hóa giữa chúng là nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển Mâu
thuẫn chỉ được giải quyết bằng sự đấu tranh giữa các mặt đối lập, không phải
bằng con đường điều hòa mâu thuẫn
Đơn vị kiến thức 3 : Ý nghĩa phương pháp luận
Từ những nội dung TGQ trên cho ta những PPL như sau:
Một là, mâu thuẫn là khách quan và phổ biến cho nên trong nhận thức và
hành động thực tiễn thái độ tích cực của chúng ta là không được né tránh mâu
Trang 23thuẫn mà phải thừa nhận mâu thuẫn Thực chất của mọi thành đạt trong cuộc sống
con người là không ngừng nhận thức và đấu tranh giải quyết đúng mâu thuẫn do
cuộc sống đặt ra
Hai là, phải biết phân tích những mâu thuẫn trong nhận thức, trong rèn
luyện phẩm chất đạo đức Phải phân biệt đâu là đúng, đâu là sai, cái gì là tiến bộ
Ba là, muốn giải quyết đúng mâu thuẫn phải phân tích đúng từng mâu
thuẫn cụ thể và có cách giải quyết cụ thể phù hợp với từng loại mâu thuẫn Biện
pháp thường xuyên để giải quyết mâu thuẫn trong cuộc sống tập thể là phải tiến
hành phê bình, tránh thái độ xuê xoa, "dĩ hòa vi quý", không dám đấu tranh chống
lại cái lạc hậu, tiêu cực
1.2.4 Cách thức vận động, phát triển của mọi sự vật và hiện tượng
Kiến thức của phần này thực chất là trang bị những nội dung của quy luật
sự chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược
lại nhưng ở mức độ đơn giản nhằm hình thành phương pháp tư duy biện chứng
cho học sinh Những nội dung chính là: khái niệm chất và lượng, quan hệ biện
chứng giữa lượng và chất và từ đó rút ra ý nghĩa PPL
1.2.4.1 Khái niệm chất, lượng
Đơn vị kiến thức 1: Khái niệm chất
Khái niệm chất dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật và
hiện tượng đó, phân biệt nó với các sự vật hiện tượng khác.[1, tr.30] Mỗi sự vật,
hiện tượng trong thế giới đều có những chất vốn có Nhờ đó mà con người mới có
thể phân biệt sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác
Đơn vị kiến thức 2: Khái niệm lượng
Khái niệm lượng dùng để chỉ những thuộc tính vốn có của sự vật và hiện
tượng biểu thị trình độ phát triển (cao, thấp), quy mô (lớn, nhỏ), tốc độ vận động
(nhanh, chậm, số lượng (ít, nhiều)…của sự vật và hiện tượng [1, tr.30]
Mọi sự vật và hiện tượng trong thế giới đều có mặt chất và mặt lượng
thống nhất với nhau Chất và lượng là thuộc tính vốn có của sự vật và hiện tượng,
chúng quy định lẫn nhau Để giúp học sinh dễ hiểu phần này giáo viên cùng học
sinh chỉ ra chất và lượng của một số sự vật, hiện tượng nào đó trên thực tế
Trang 241.2.4.2 Quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất
Đơn vị kiến thức 1: Sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất
Sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất Sự biến đổi về chất của
sự vật và hiện tượng bao giờ cũng bắt đầu từ sự biến đổi về lượng Sự biến đổi
này diễn ra một cách dần dần trong một giới hạn nhất định (độ) Quá trình biến
đổi ấy đều có ảnh hưởng đến trạng thái chất của sự vật và hiện tượng, nhưng chất
của sự vật hiện tượng chưa biến đổi ngay [1, tr.31]
Giới hạn mà trong đó sự biến đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất của
sự vật và hiện tượng được gọi là độ
Khi sự biến đổi về lượng đạt đến một giới hạn nhất định, phá vỡ sự thống
nhất giữa chất và lượng thì chất mới ra đời thay thế chất cũ, sự vật mới ra đời
thay thế sự vật cũ Vậy, điểm giới hạn mà tại đó sự biến đổi của lượng làm thay
đổi chất của sự vật và hiện tượng được gọi là điểm nút Ph.Ăngghen viết: “Những
trạng thái liên hợp là những điểm nút, tại đó những biến đổi về số lượng chuyển
hóa thành những biến đổi về chất lượng” [14, tr.459]
Sự vật tích luỹ đủ về lượng tại điểm nút sẽ làm cho chất mới của nó ra đời
Lượng mới và chất mới của sự vật thống nhất với nhau tạo nên độ mới và điểm
nút mới của sự vật ấy Quá trình đó liên tiếp diễn ra trong sự vật và vì thế sự vật
luôn phát triển chừng nào nó còn tồn tại
Đơn vị kiến thức 2: Chất mới ra đời bao hàm một lượng mới
Mỗi sự vật và hiện tượng có chất đặc trưng và lượng đặc trưng phù hợp với
nó Vì vậy, khi một chất mới ra đời lại bao hàm một lượng mới để tạo thành sự
thống nhất mới giữa chất và lượng Chẳng hạn, khi nước từ trạng thái lỏng
chuyển sang trạng thái hơi thì thể tích của nó đã khác trước, vận tốc của các phân
tử nước và độ hòa tan của nó cũng khác trước [1, tr.32]
Đơn vị kiến thức 3: Ý nghĩa phương pháp luận
Hiểu về cách thức vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng rất có ý
nghĩa đối với chúng ta trong cuộc sống:
Thứ nhất, để tạo ra sự biến đổi về chất, nhất thiết phải tạo ra sự biến đổi đủ
về lượng Vì vậy, trong học tập và rèn luyện, chúng ta phải kiên trì, nhẫn nại,
Trang 25không coi thường việc nhỏ, mọi hành động nôn nóng hoặc nửa vời đều không
đem lại kết quả như mong muốn
Thứ hai, phải chú ý tạo điều kiện để những thay đổi về lượng chuyển sang
chất mới diễn ra một cách tốt nhất
Thứ ba, phải chủ động nắm bắt thời cơ, thực hiện các bước nhảy có lợi cho
con người, chống khuynh hướng trì trệ, bảo thủ
1.2.5 Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng
Phần này kiến thức hình thành cho học sinh gồm 2 nội dung chính:
1.2.5.1 Phủ định biện chứng và phủ định siêu hình
Những đơn vị kiến thức chủ yếu để hình thành TGQ cho học sinh trong
phần này được xác định như sau:
Đơn vị kiến thức 1: Những đặc trưng cơ bản của phủ biện chứng
Phần này giáo viên làm cho học sinh hiểu thế nào là phủ định ? Thế nào là
phủ định biện chứng?
Thế giới vật chất vận động và phát triển không ngừng Một dạng nào đó
của vật chất xuất hiện, tồn tại rồi mất đi, được thay thế bằng một dạng khác Phép
biện chứng duy vật gọi sự thay thế đó là sự phủ định, cái mới ra đời phủ định cái
cũ Sự phủ định là yếu tố nhất thiết phải có của sự vận động và phát triển
Phủ định biện chứng là sự phủ định được diễn ra do sự phát triển của bản
thân sự vật và hiện tượng, có kế thừa những yếu tố tích cực của sự vật và hiện
tượng cũ để phát triển sự vật và hiện tượng mới [1, tr.35]
Phủ định biện chứng có các đặc trưng cơ bản sau: Tính khách quan và tính
kế thừa
Tính khách quan: nguyên nhân của sự phủ định nằm ngay trong bản thân sự
vật Đó chính là kết quả của quá trình giải quyết những mâu thuẫn bên trong sự
vật, lượng đổi dẫn đến chất đổi, cái mới ra đời thay thế cái cũ Nhờ việc giải
quyết những mâu thuẫn mà sự vật luôn luôn phát triển Vì thế, phủ định biện
chứng là một tất yếu, khách quan và tạo điều kiện, làm tiền đề cho sự phát triển
Tính kế thừa: Trong quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng, cái mới
không ra đời từ hư vô, mà ra đời từ trong lòng cái cũ, từ cái trước đó Bởi vậy, nó
Trang 26không phủ định “sạch trơn”, không vứt bỏ hoàn toàn cái cũ Nó chỉ gạt bỏ những
yếu tố tiêu cực, lỗi thời của cái cũ, đồng thời giữ lại những yếu tố tích cực còn
thích hợp để phát triển cái mới Tính kế thừa này cũng là tất yếu và khách quan,
đảm bảo cho các sự vật và hiện tượng phát triển liên tục
Đơn vị kiến thức 2: Phủ định siêu hình Phê phán những quan điểm siêu
hình về sự phủ định
Những người theo quan điểm siêu hình coi sự phủ định là sự diệt vong hoàn
toàn của cái cũ, sự phủ định sạch trơn, chấm dứt hoàn toàn sự vận động và phát
triển của sự vật Họ tìm nguyên nhân của sự phủ định ở bên ngoài sự vật, ở một
lực lượng siêu nhiên nào đó Như vậy, phủ định siêu hình là sự phủ định diễn ra
do sự can thiệp, sự tác động từ bên ngoài, cản trở hoặc xóa bỏ sự tồn tại và phát
triển tự nhiên của sự vật [1, tr.34]
1.2.5.2 Khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng
Đơn vị kiến thức 1: Chỉ ra khuynh hướng phát triển của sự vật là vận động
tiến lên một cách vô tận theo quy luật phủ định của phủ định
Trong quá trình vận động và phát triển vô tận của các sự vật và hiện tượng,
cái mới xuất hiện phủ định cái cũ, nhưng rồi nó lại bị cái mới hơn phủ định Triết
học gọi đó là sự phủ định của phủ định, nó vạch ra khuynh hướng phát triển tất
yếu của sự vật và hiện tượng
Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng là vận động đi lên, cái
mới ra đời, kế thừa và thay thế cái cũ nhưng ở trình độ ngày càng cao hơn, hoàn
thiện hơn [1, tr.36]
Đơn vị kiến thức 2: Cơ sở lý luận trên đây giúp chúng ta rút ra những
phương pháp luận sau :
Thứ nhất, chúng ta không nên ảo tưởng về sự ra đời dễ dàng của cái mới,
đồng thời giúp chúng ta vững tin về sự tất thắng của cái mới, vì đó là khuynh
hướng phát triển tất yếu của sự vật và hiện tượng
Thứ hai, khi xem xét các sự vật và hiện tượng tránh thái độ phủ nhận sạch
trơn cái cũ vì: mọi sự vật luôn luôn xuất hiện cái mới thay thế cái cũ, cái tiến bộ
thay thế cái lạc hậu; cái mới ra đời từ cái cũ trên cơ sở phát triển kế thừa tất cả
Trang 27những nhân tố tích cực của cái cũ, do đó, nó luôn luôn biểu hiện là giai đoạn phát
triển cao của sự vật
Thứ ba, theo quan điểm biện chứng về sự phát triển, trong quá trình phủ
định, chúng ta phải biết kế thừa có chọn lọc những cái vốn là tinh hoa của cái cũ,
sử dụng chúng như là tiền đề của sự nảy sinh cái mới tiến bộ hơn, biết giữ hình
thức và cải tạo nội dung cho phù hợp
Liên hệ thực tế để trao dồi khả năng vận dụng của học sinh Chẳng hạn
liên hệ với xu thế tất thắng của chủ nghĩa xã hội
1.2.6 Thực tiễn là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức, là tiêu chuẩn để
kiểm tra chân lý
Cần làm cho học sinh hiểu thế nào là nhận thức, thế nào là thực tiễn, vai
trò của thực tiễn đối với nhận thức, từ đó hình thành cho học sinh ý thức tìm hiểu
thực tế, vận dụng tri thức đã học vào cuộc sống để tri thức trở nên bổ ích
1.2.6.1 Thế nào là nhận thức ?
Đơn vị kiến thức 1: Nhận thức, bản chất và các giai đoạn của nhận thức
Nhận thức là quá trình phản ánh sự vật, hiện tượng của thế giới khách
quan vào bộ óc của con người, để tạo nên những hiểu biết về chúng [1, tr.40]
Quá trình nhận thức diễn ra rất phức tạp, gồm hai giai đoạn: nhận thức
cảm tính và nhận thức lí tính
Nhận thức cảm tính: là giai đoạn nhận thức được tạo nên do sự tiếp xúc
trực tiếp của các cơ quan cảm giác với sự vật, hiện tượng, đem lại cho con người
hiểu biết về các đặc điểm bên ngoài của chúng [1, tr.39]
Nhận thức lý tính: là giai đoạn nhận thức tiếp theo, dựa trên các tài liệu
do nhận thức cảm tính đem lại, nhờ các thao tác của tư duy như phân tích, so
sánh, tổng hợp, khái quát hóa tìm ra bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng
[1, tr.40]
Trang 281.2.6.2 Thực tiễn là gì ?
Đơn vị kiến thức 1: Khái niệm thực tiễn
Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất có mục đích, mang
tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội
[1,tr.40]
Đơn vị kiến thức 2: Các hình thức cơ bản của thực tiễn
Hoạt động thực tiễn rất đa dạng và ngày càng phong phú, chúng ta
có thể khái quát thành ba hình thức cơ bản là: hoạt động sản xuất vật chất,
hoạt động chính trị xã hội, hoạt động thực nghiệm khoa học
Giáo viên liên hệ thực tiễn để học sinh hiểu rõ các hình thức cơ bản
này và chỉ ra vai trò quan trọng nhất của hoạt động sản xuất vật chất, nó
quyết định các hoạt động khác và suy cho cùng các hoạt động khác đều
nhằm phục vụ cho sản xuất vật chất
1.2.6.3 Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
Đơn vị kiến thức 1: Thực tiễn là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức
Thực tiễn là cơ sở của nhận thức Giáo viên giải thích và chứng minh
cho học sinh hiểu rằng, mỗi người, mỗi thế hệ không chỉ có nhận thức do
thực tiễn và kinh nghiệm trực tiếp đem lại mà còn kế thừa, tiếp thu những tri
thức của các thế hệ trước, của người khác đem lại Song, suy cho cùng, mọi sự
hiểu biết của con người đều nảy sinh từ thực tiễn Nhờ có sự tiếp xúc, tác động
vào sự vật hiện tượng mà con người phát hiện ra các thuộc tính, hiểu được bản
chất, quy luật của chúng
Thực tiễn là động lực của nhận thức Thực tiễn là động lực thúc đẩy
nhận thức phát triển vì thực tiễn luôn luôn vận động, luôn luôn đặt ra
những yêu cầu mới cho nhận thức và tạo ra những tiền đề vật chất cần
thiết thúc đẩy nhận thức phát triển
Thực tiễn là mục đích của nhận thức Các tri thức khoa học chỉ có
giá trị khi nó được vận dụng vào thực tiễn Mục đích cuối cùng của nhận
thức là nhằm cải tạo hiện thực khách quan, đáp ứng nhu cầu vật chất, tinh
thần của con người
Trang 29Đơn vị kiến thức 2: Thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra kết quả nhận
thức, kiểm tra chân lí
C.Mác coi thực tiễn là tiêu chuẩn duy nhất của chân lí: "Vấn đề tìm
hiểu xem tư duy con người có đạt tới chân lí khách quan hay không, hoàn
toàn không phải là vấn đề lí luận, mà là một vấn đề thực tiễn Chính trong
thực tiễn mà con người phải chứng minh chân lí…"[4, tr.118] Bởi vì,
nhận thức thường diễn ra trong cả quá trình bao gồm các hình thức trực
tiếp và gián tiếp, điều đó không thể tránh khỏi tình trạng là kết quả nhận
thức không phản ánh đầy đủ các thuộc tính của sự vật
Cần nhấn mạnh cho học sinh hiểu rằng thực tiễn luôn vận động và
phát triển, nó tiếp tục bổ sung, điều chỉnh, nâng cao và hoàn thiện tri thức
của con người
Đơn vị kiến thức 3: Phê phán những quan điểm sai lầm về nhận thức Đó
là những quan điểm:
Thứ nhất, quan điểm cho rằng nhận thức có sẵn ở những người tài ba
(nhận thức được hình thành một cách bẫm sinh) hoặc nhận thức là do thần linh
mách bảo mà có
Thứ hai, quan điểm cho rằng tiêu chuẩn của chân lý dựa vào tiêu chuẩn
chủ quan như: theo số đông, theo lợi ích…
Thứ ba, quan điểm cho rằng nhận thức chỉ là sự phản ánh đơn giản, máy
móc, thụ động về sự vật, hiện tượng mà không thấy tính năng động, sáng tạo của
nhận thức thông qua thực tiễn
Đơn vị kiến thức 4: Ý nghĩa phương pháp luận
Từ vai trò to lớn của thực tiễn đối với nhận thức, đòi hỏi chúng ta
phải luôn luôn quán triệt quan điểm thực tiễn Quan điểm này yêu cầu việc
nhận thức phải xuất phát từ thực tiễn, dựa trên cơ sở thực tiễn, đi sâu vào
thực tiễn, phải coi trọng công tác tổng kết thực tiễn Việc nghiên cứu lý
luận phải liên hệ với thực tiễn, học đi đôi với hành.[4, tr.119]
1.2.7 Quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội với ý thức xã hội
Nội dung tri thức phần này hình thành cho học sinh TGQ duy vật về lịch
sử Giúp học sinh hiểu được sự vận động của đời sống vật chất của xã hội quyết
Trang 30định sự vận động của đời sống tinh thần Nêu những quan điểm, tư tưởng của xã
hội có tác động to lớn đối với sự phát triển của xã hội
1.2.7.1 Tồn tại xã hội
Đơn vị kiến thức 1: Giúp học sinh hiểu được TTXH là gì và các yếu tố
của nó
Tồn tại xã hội là toàn bộ sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh hoạt
vật chất của xã hội, bao gồm môi trường tự nhiên, dân số và phương thức sản
xuất Trong các yếu tố ấy, phương thức sản xuất là nhân tố quyết định, bởi vì
trình độ của phương thức sản xuất như thế nào sẽ quyết định sự tác động của con
người đến môi trường tự nhiên và quy mô phát triển của dân số như thế ấy
Đơn vị kiến thức 2: Giáo viên phân tích vai trò của môi trường tự nhiên
đối với sản xuất và đời sống Từ đó, chỉ ra ý nghĩa PPL cho học sinh
Môi trường tự nhiên bao gồm những điều kiện địa lí tự nhiên (đất đai,
rừng, núi, sông ngòi, khí hậu…), của cải trong thiên nhiên (tài nguyên, khoáng
sản, thú rừng, hải sản…), những nguồn năng lượng tự nhiên (sức gió, sức nước,
ánh sáng mặt trời…)
Vai trò của môi trường của tự nhiên: là điều kiện sinh sống tất yếu và
thường xuyên của sự tồn tại và phát triển của xã hội Nó có thể tạo ra những điều
kiện thuận lợi hoặc gây khó khăn cho quá trình sản xuất của con người
Ý nghĩa phương pháp luận: Con người phải có thái độ đúng với môi
trường tự nhiên Nếu con người biết tác động vào tự nhiên một cách hợp lý sẽ làm
cho tự nhiên ngày càng phong phú Ngược lại, nếu con người chỉ biết khai thác
một cách tùy tiện, không biết tái tạo giới tự nhiên, sẽ làm cho nó ngày một nghèo
nàn, cạn kiệt, sự cân bằng sinh thái bị phá vỡ, gây hiểm họa cho cuộc sống của
con người
Đơn vị kiến thức 3: Dân số và vai trò của nó đối với sự tồn tại và phát triển
của xã hội
Dân số là số dân trong một hoàn cảnh địa lí nhất định
Vai trò của dân số: là điều kiện tất yếu và thường xuyên của sự tồn tại và
phát triển của xã hội Dân số và tốc độ dân số của mỗi nước có ảnh hưởng rất lớn
đến sự phát triển mọi mặt của nước đó Ở những nước có điều kiện tương tự
Trang 31nhau, nhưng số lượng và chất lượng dân số khác nhau sẽ có ảnh hưởng khác nhau
đến sự phát triển của xã hội
Nguyên nhân chi phối số lượng và tốc độ phát triển dân số bao gồm: điều
kiện kinh tế – xã hội, nhận thức của con người, chủ trương của Đảng, chính sách,
pháp luật của nhà nước, phong tục tập quán Qua đây giáo dục cho học sinh về
chính sách dân số của Nhà nước, đảm bảo cân đối giữa phát triển kinh tế và phát
triển dân số, nâng cao chất lượng dân số
Đơn vị kiến thức 4: Phương thức sản xuất và vai trò quyết định của nó đối
với sự tồn tại và phát triển xã hội Ý nghĩa PPL rút ra từ vấn đề này
Phương thức sản xuất là cách thức con người làm ra của cải vật chất trong
những giai đoạn nhất định của lịch sử Ở phần này, chỉ hình thành cho học sinh
những hiểu biết về thế nào là phương thức sản xuất, nó bao gồm những yếu tố
nào và giữa các yếu tố đó có quan hệ với nhau như thế nào? Đồng thời, khẳng
định lại vai trò của phương thức sản xuất là nhân tố quyết định các nhân tố khác
của TTXH
Mỗi phương thức sản xuất đều có hai bộ phận là lực lượng sản xuất và
quan hệ sản xuất Sự tác động qua lại của hai bộ phận này theo quy luật quan hệ
sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất làm cho phương
thức sản xuất làm cho phương thức sản xuất cũ bị thay thế bởi phương thức mới
cao hơn
Ý nghĩa PPL: Tìm hiểu về các hiện tượng xã hội phải tìm hiểu trước hết
từ trong phương thức sản xuất vật chất của xã hội Muốn phát triển xã hội phải
xây dựng phương thức sản xuất tiên tiến gồm lực lượng sản xuất tiên tiến và quan
hệ sản xuất tiên tiến
1.2.7.2 Ý thức xã hội
Phần này giúp học sinh hiểu được YTXH là gì? Có thể truyền đạt cho học
sinh với các đơn vị kiến thức sau:
Đơn vị kiến thức 1: Ý thức xã hội
Ý thức xã hội là cái phản ánh tồn tại xã hội, bao gồm toàn bộ những quan
niệm, quan điểm của các cá nhân trong xã hội từ các hiện tượng tình cảm, tâm lý
Trang 32đến các quan điểm và các học thuyết về chính trị, pháp quyền, tôn giáo, đạo đức,
nghệ thuật, khoa học, triết học
Đơn vị kiến thức 2: Hai cấp độ của ý thức xã hội
Xét về cấp về cấp độ phản ánh, YTXH bao gồm tâm lí xã hội và hệ tư
tưởng Ở đơn vị kiến thức này giáo viên giúp học sinh hiểu tâm lý xã hội và hệ tư
tưởng là gì, nguồn gốc và bản chất, đặc điểm hình thành, chỗ giống nhau và khác
nhau giữa tâm lí xã hội và hệ tư tưởng
1.2.7.3 Quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội
Đơn vị kiến thức 1: Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội
Qua tri thức này giúp cho học sinh hiểu được trong mối quan hệ giữa
TTXH và YTXH, xét cho cùng, các hiện tượng ý thức, tư tưởng đều do điều kiện
sinh hoạt vật chất của xã hội quyết định Nghĩa là, YTXH là sự phản ánh TTXH,
do TTXH sinh ra và quyết định, khi TTXH thay đổi thì sớm muộn YTXH cũng
thay đổi theo
Đơn vị kiến thức 2: Sự tác động trở lại của YTXH đối với TTXH
Khi khẳng định vai trò quyết định của TTXH đối với YTXH, Triết học
Mác – Lênin đồng thời thừa nhận tính độc lập tương đối của YTXH đối với
TTXH Một trong những biểu hiện của tính độc lập tương đối của YTXH là sự tác
động trở lại của nó đối với TTXH
Những YTXH tiên tiến có thể phản ánh đúng đắn các quy luật khách quan,
chỉ đạo con người trong hoạt động thực tiễn đạt kết quả cao, thúc đẩy TTXH phát
triển và hoàn thiện hơn Ngược lại, những YTXH lạc hậu có tác động kìm hãm sự
phát triển của TTXH
Bằng những dẫn chứng sinh động, giáo viên giúp học sinh hiểu vai trò to
lớn của YTXH tiến bộ nhất là vai trò của đường lối, chính sách đúng đắn của
Đảng và nhà nước ta; vai trò của tri thức khoa học đối với sự phát triển xã hội Từ
đó, khuyến khích các em có thái độ tiến công vào khoa học chiếm lĩnh tri thức
khoa học để lập thân, lập nghiệp và giúp đời
Trang 33Đơn vị kiến thức 3: Ý nghĩa PPL được rút ra từ những cơ sở lý luận trên là:
Về nhận thức: Khi xem xét các hiện tượng thuộc YTXH phải tìm hiểu các
điều kiện vật chất làm nảy sinh các hiện tượng ấy
Về thực tiễn: Phải ra sức xây dựng phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa
ở nước ta Chúng ta phải ủng hộ chính sách môi trường và dân số của nhà nước
Trong cuộc sống chúng ta không thụ động trước hoàn cảnh khách quan Đồng thời biết tiếp thu các quan điểm tiến bộ, phê phán các hiện tượng, tư tưởng
lạc hậu, lỗi thời
1.2.8 Con người là chủ thể của lịch sử, là mục tiêu phát triển của xã hội
Nội dung của phần này giúp học sinh hiểu vai trò to lớn của con người
trong sự phát triển lịch sử Từ đó tích cực tham gia các hoạt động vì sự tiến bộ
của bản thân, gia đình và quê hương đất nước
1.2.8.1 Con người là chủ thể của lịch sử
Con người có vai trò là chủ thể của lịch sử làm rõ ở những đơn vị kiến
thức sau:
Đơn vị kiến thức 1: Con người sáng tạo ra lịch sử của mình
Lịch sử loài người được hình thành từ khi con người biết chế tạo ra công
cụ lao động Nhờ có công cụ lao động mà việc ăn, ở, của người tối cổ không còn
hoàn toàn lệ thuộc vào tự nhiên Từ đó, con người tự tách mình ra khỏi thế giới
loài vật chuyển sang thế giới loài người và lịch sử xã hội cũng bắt đầu
Đơn vị kiến thức 2: Con người là chủ thể sáng tạo nên các giá trị vật chất
và tinh thần của xã hội
Con người phải lao động và làm ra của cải, vật chất để nuôi sống mình và
xã hội Hành vi lịch sử đầu tiên là việc sản xuất ra những tư liệu để thỏa mãn
những nhu cầu ấy, việc sản xuất ra bản thân đời sống vật chất, và đó là một hành
vi lịch sử, một điều kiện cơ bản của mọi lịch sử mà hiện nay cũng như hàng nghìn
năm về trước, người ta phải thực hiện hàng ngày, hàng giờ, chỉ nhằm để duy trì
đời sống con người
Sản xuất ra của cải vật chất là đặc trưng chỉ có ở con người Trên cơ sở sản
xuất vật chất con người còn sản xuất ra các giá trị tinh thần của xã hội Đời sống
Trang 34hàng ngày và kinh nghiệm trong lao động sản xuất, trong đấu tranh xã hội, đấu
tranh với tự nhiên của con người là nguồn đề tài vô tận cho các phát minh khoa
học và cảm hứng sáng tạo văn học nghệ thuật Và cũng chính con người là tác giả
của các công trình khoa học, các tác phẩm văn học, nghệ thuật
Đơn vị kiến thức 3: Con người là động lực của các cuộc cách mạng xã hội
Nhu cầu về một cuộc sống tốt đẹp hơn là động lực thúc đẩy con người
không ngừng đấu tranh để cải tạo xã hội Biểu hiện cụ thể là các cuộc đấu tranh
giai cấp, mà đỉnh cao là các cuộc cách mạng xã hội Các cuộc cách mạng xã hội
thay thế quan hệ sản xuất đã lỗi thời bằng quan hệ sản xuất mới tiến bộ hơn Quan
hệ sản xuất mới ra đời kéo theo sự xuất hiện của phương thức sản xuất mới Mỗi
khi phương thức sản xuất thay đổi nó sẽ thúc đẩy sự biến đổi về mọi mặt của đời
sống xã hội
Đơn vị kiến thức 4: Ý nghĩa phương pháp luận
Thứ nhất, con người cần phát huy vai trò chủ thể sáng tạo của mình trong
quá trình lao động, học tập, cống hiến làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh
Thứ hai, phải thương yêu người lao động vì mọi giá trị vật chất và tinh
thần đều do người lao động tạo ra
1.2.8.2 Con người là mục tiêu phát triển của xã hội
Đơn vị kiến thức 1: Vì sao nói con người là mục tiêu phát triển của xã hội?
Con người là chủ thể của lịch sử cho nên sự phát triển của xã hội phải vì
con người, thỏa mãn những nhu cầu vật chất, tinh thần của con người Ngay từ
khi xuất hiện đến nay con người luôn khát khao được sống tự do, hạnh phúc và
luôn đấu tranh để hoài bão đó trở thành hiện thực
Ngày nay, nhân loại phải đấu tranh để mọi thành tựu của khoa học - kỹ
thuật không chống lại con người, để văn minh gắn với nhân đạo, trở thành điều
kiện nâng cao hơn nữa hạnh phúc của con người, đem lại sự phồn vinh cho mọi
quốc gia, dân tộc Nhân loại phải đấu tranh để chống mọi áp bức, bất công để con
người được tự do, phát triển toàn diện
Đơn vị kiến thức 2: Chủ nghĩa xã hội với sự phát triển toàn diện của con
người Qua nội dung phần này giúp học sinh hiểu rõ về tiến trình phát triển của
Trang 35lịch sử nhất định đi đến chủ nghĩa xã hội, đó là xã hội thực sự giải phóng con
người: xã hội loài người đã trải qua năm chế độ xã hội nhưng chỉ có chủ nghĩa xã
hội mới thực sự coi người là mục tiêu phát triển của xã hội Do vậy, phải cùng
nhau đấu tranh xóa chế độ xã hội ở đó còn áp bức, bóc lột, xây dựng một xã hội
theo mục tiêu: "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh", mọi
người có cuộc sống tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân là
mục tiêu cao cả của chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay
Đơn vị kiến thức 3: Ý nghĩa phương pháp luận
Từ những điều phân tích trên có thế rút ra những ý nghĩa về PPL là:
- Để phát triển con người theo hướng tích cực, cần phải làm cho hoàn
cảnh xã hội ngày càng mang tính người hơn
- Từ đó giúp mỗi người biết quý trọng cuộc sống của mình, tôn trọng mọi
người, mong muốn được góp sức vào sự phát triển của cộng đồng và xã hội
- Xây dựng thái độ tích cực vững bước xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước
ta cho dù quá trình đó còn phải trải qua những bước phát triển quanh co, đầy thử
thách
Trang 36CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HÌNH THÀNH THẾ GIỚI
QUAN, PHƯƠNG PHÁP LUẬN KHOA HỌC CHO HỌC
SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ LONG
XUYÊN TRONG DẠY HỌC MÔN GDCD LỚP 10
TỪ NĂM 2006 ĐẾN NAY
2.1 Thực trạng hình thành TGQ, PPL khoa học cho học sinh THPT thành
phố Long Xuyên trong dạy học môn GDCD từ năm 2006 đến nay
Việc hình thành TGQ, PPL khoa học cho học sinh THPT có thể thông qua
nhiều con đường, trong đó có những con đường cơ bản như: thông qua việc dạy
học, thông qua công tác chủ nhiệm, thông qua sự kết hợp giữa các tổ chức, đơn vị
khác trong nhà trường, thông qua sự kết hợp giữa nhà trường với gia đình và xã
hội Do vậy, phần này chúng tôi cũng phản ánh thực trạng theo từng con đường
hình thành TGQ, PPL khoa học cho học sinh THPT ở thành phố Long Xuyên
2.1.1 Thực trạng giảng dạy môn GDCD lớp 10, phần thứ nhất
Việc giảng dạy môn GDCD trong các trường THPT ở thành phố Long
Xuyên trong những năm gần đây dần dần được nâng lên về chất lượng
Hiện nay, trong các trường THPT ở thành phố Long Xuyên, tất cả giáo
viên dạy GDCD đều đạt chuẩn đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn và nghiệp vụ
sư phạm, không còn tình trạng giáo viên dạy kiêm nhiệm môn này
Cụ thể về số lượng, trình độ chuyên môn, độ tuổi của giáo viên dạy môn
GDCD trong 4 trường THPT trên tổng số 6 trường của thành phố Long Xuyên,
tỉnh An Giang được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Trang 37Độ tuổi Stt Trường Số
lớp
Số giáo viên
Trình độ chuyên môn 25-35 36 - 40 Trên 40
Tuy nhiên, điều đáng lo ngại hiện nay là đội ngũ giáo viên môn GDCD ở
các trường THPT trên thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang vẫn còn nhiều gánh
nặng, vì mỗi trường có nhiều nhất chỉ 4 giáo viên nên giáo viên phải giảng dạy rất
nhiều lớp Điển hình như trường THPT chuyên Thoại Ngọc Hầu có 4 giáo
viên/37 lớp, trường THPT Long Xuyên có 4 giáo viên/34 lớp, trường THPT Bình
Khánh có 4 giáo viên/ 39 lớp, trường THPT Mỹ Thới có 2 giáo viên/29 lớp
Về trình độ chuyên môn và nghiệp vụ, giáo viên GDCD không ngừng
được bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ thông qua các lớp học bồi dưỡng, báo
cáo chuyên đề, họp hội đồng sư phạm, dự giờ, thao giảng, họp tổ chuyên môn,
họp hội đồng bộ môn theo kế hoạch Từ những buổi họp, dự giờ, thao giảng trên
giáo viên có thể trao đổi kinh nghiệm thiết thực để nắm vững nội dung của bài
giảng, hình thức ra đề kiểm tra, thực hiện sự chỉ đạo chung nhất của Sở Giáo dục
và Đào tạo tỉnh An Giang đối với các trường THPT về nội dung của chương trình
mới
Giáo viên thực hiện đúng theo phân phối chương trình đã được Sở phê
duyệt và kế hoạch giảng dạy do tổ, nhóm chuyên môn xây dựng Kế hoạch giảng
dạy các khối lớp được xây dựng theo đúng hướng dẫn của Bộ, các chuyên đề
cũng được đưa vào chương trình phù hợp với thời lượng quy định, giúp học sinh
Trang 38khắc sâu kiến thức Giáo viên thực hiện đầy đủ các tiết dạy thực hành đúng theo
kế hoạch, thực hiện kiểm tra thường xuyên và định kỳ, thực hiện các cột điểm,
làm tròn điểm, đánh giá xếp loại học sinh đúng theo Thông tư 40/2006/QĐ –
BGDĐT và xếp hạng học sinh theo sự hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo
Hầu hết giáo viên đều có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác giảng
dạy như: đảm bảo giờ giấc lên lớp, truyền đạt đủ kiến thức cho học sinh, tích cực
đổi mới phương pháp dạy học, phát huy hiệu quả phương tiện thiết bị dạy học,
ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học Những trường hợp đi học, công tác,
bận việc riêng, tổ chuyên môn có phân công người dạy thay hoặc dạy bù
Về phương pháp dạy học, đa số giáo viên GDCD đều kết hợp giữa phương
pháp truyền thống với những phương pháp mới như phương pháp thảo luận
nhóm, phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp động não, phương pháp tình
huống…Trong đó, những phương pháp như thuyết trình, giảng giải, đàm thoại
được sử dụng nhiều hơn khi dạy phần thứ nhất, môn GDCD lớp 10 Theo số liệu
điều tra giáo viên cho thấy, 100% giáo viên đều cho rằng phần này có nội dung
rất khó và trừu tượng, với trình độ của sinh viên Đại học, cao đẳng năm nhất, năm
hai khi học những nội dung này cũng khó mà tiếp thu, nên đối với khả năng nhận
thức của học sinh lớp 10 thì điều này càng khó khăn hơn Do đặc điểm của nội
dung phần này như vậy nên những phương pháp truyền thống như thuyết trình,
giảng giải, đàm thoại có ưu thế hơn khi dạy phần này Vì sử dụng tốt phương
pháp thuyết trình (PPTT), giáo viên có thể chủ động trong việc truyền thụ những
tri thức mới, có thể trình bày kiến thức một cách có hệ thống, dễ làm nổi bật trọng
tâm, trọng điểm, bình luận kịp thời những vấn đề mới đang diễn ra làm tăng thêm
sự hiểu biết và sức thuyết phục, giáo viên có điều kiện về thời gian cho nên rất
chủ động trong việc truyền thụ tri thức mới Song, PPTT cũng có những khuyết
điểm khó tránh, nếu GV sử dụng không nhuần nhuyễn sẽ dễ tạo ra sự đơn điệu,
học sinh thụ động trong khi tiếp thu bài giảng, có khi mệt mỏi vì dường như chỉ
nghe và ghi là chủ yếu
Về cách kiểm tra, đánh giá, tất cả giáo viên dạy GDCD đều thống nhất và
thực hiện tốt việc đổi mới cách ra đề kiểm tra, đề thi theo hướng phát huy tính
tích cực của học sinh, chống học vẹt, học tủ Cấu trúc đề kiểm tra, đề thi thường
gồm hai phần: phần trắc nghiệm khách quan và phần tự luận Tuy nhiên, cách ra
đề kiểm tra trong một số nội dung tự luận vẫn còn phụ thuộc vào sách giáo khoa,