1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh giai đoạn 2013 2017

74 27 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 1,84 MB

Nội dung

Xuất phát từ vấn đề trên, đề tài được thực hiện để “ Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty Cổ phần ngành Vận tải niêm yết trên Sở giao dịch chứ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

CỦA CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN NGÀNH VẬN TẢI NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TP HỐ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2013 – 2017

Ngành Tài chính Doanh nghiệp

NGUYỄN THỊ KIM HƯƠNG

AN GIANG, THÁNG 4 – NĂM 2018

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

CỦA CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN NGÀNH VẬN TẢI NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TP HỐ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2013 – 2017

Ngành Tài chính Doanh nghiệp

NGUYỄN THỊ KIM HƯƠNG

MÃ SỐ SV: DTC141886

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN TH.S NGUYỄN THỊ KIM ANH

AN GIANG, THÁNG 4 – NĂM 2018

Trang 3

CHẤP THUẬN CỦA HỘI ĐỒNG

Khóa luận “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty Cổ phần ngành Vận tải niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh giai đoan 2013-2017” thực hiện dưới sự hướng dẫn của Th.S Nguyễn Thị Kim Anh Tác giả đã báo cáo kết quả nghiên cứu và được Hội đồng Khoa học và Đào tạo thông qua ngày ………

Thư ký

Cán bộ hướng dẫn

Chủ tịch Hội đồng

Trang 4

LỜI CẢM TẠ

Để có được bài khóa luận đạt kết quả tốt đẹp, tôi đã nhận được rất

nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý thầy cô trong suốt thời gian học Đại

học, cũng như thời gian tôi thực hiện bài nghiên cứu của mình

Trước hết, tôi xin gửi đến quý thầy cô trường Đại học An Giang

nói chung và quý thầy cô khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh nói riêng,

lời chúc sức khỏe và lời cảm ơn chân thành Với sự quan tâm, dạy dỗ,

tận tình chỉ bảo của quý Thầy cô để tôi có thể hoàn thành tốt bài khóa

luận và học được nhiều kiến thức bổ ích làm nền tảng, ứng dụng vào

cuộc sống cũng như công việc

Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc và chân thành nhất đến

Th.S Nguyễn Thị Kim Anh – giảng viên trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn

thành khóa luận tốt nghiệp Cùng với tâm huyết và tri thức của mình, Cô

đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu khi tôi học những môn do

Cô phụ trách Khi tôi mới bắt đầu chọn và thực hiện đề tài mình chọn, do

chưa có kinh nghiệm cũng như chưa nắm vững được phương pháp thực

hiện, tôi đã gặp rất nhiều khó khăn, nhưng với sự kiên nhẫn, quan tâm,

giúp đỡ và những kiến thức được cô truyền đạt đã giúp tôi hoàn thành

bài nghiên cứu của mình Trong thời gian được cô hướng dẫn, tôi thực sự

rất trân trọng sự hướng dẫn và dạy bảo tận tình của cô, những nhận xét

thiết thực, những gợi ý quý báu cũng như những giải đáp thắc mắc mà

tôi chưa rõ của cô, những điều đó đã giúp tôi thực hiện và hoàn thành bài

nghiên cứu trong suốt thời gian qua Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm

ơn cô, chúc cô có thật nhiều sức khỏe, thành công và động lực để thực

hiện sứ mệnh người đưa đò của mình, đưa những thế hệ học trò đến bến

đỗ tương lai

Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình đã luôn động

viên, tạo những điều kiện tốt nhất cho tôi để hoàn thành bài khóa luận

Cảm ơn những người bạn đã luôn bên tôi, chia sẻ với tôi những khó

khăn, buồn vui và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại trường

Xin trân trọng cảm ơn!

An Giang, ngày 18 tháng 4 năm 2018

Người thực hiện

Trang 5

TÓM TẮT

Việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty đóng vai trò rất lớn trong quá trình đánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty Ở nước ta, ngành Vận tải đang có xu hướng phát triển và đi lên cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường Tuy nhiên, sự phát triển và kinh doanh của các công ty trong ngành Vận tải vận còn nhiều khó khăn được thể hiện qua hiệu quả kinh doanh của các công ty Xuất phát từ vấn đề trên, đề tài được thực hiện để “ Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty

Cổ phần ngành Vận tải niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013 - 2017 ”

Bài nghiên cứu sự tác động của một số nhân tố đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty ngành Vận tải niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE) Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng ước lượng lần lượt 02 mô hình, gồm: mô hình tác động cố định FEM và mô hình tác động ngẫu nhiên REM Sau đó tác giả tiếp tục sử dụng kiểm định Hausman để lựa chọn mô hình phù hợp để nghiên cứu Đề tài đưa 07 nhân tố vào mô hình nghiên cứu, gồm có: quy

mô doanh nghiệp, thời gian hoạt động, tốc độ tăng trưởng của doanh thu,

cơ cấu tài sản cố định, cơ cấu khoản phải thu, cơ cấu vốn và hàng tồn kho Dữ liệu được trình bày dưới dạng dữ liệu bảng và được thu thập từ

23 công ty Cổ phần ngành Vận tải niêm yết trên HOSE với 115 quan sát trong giai đoạn 2013 – 2017 Kết quả phân tích hồi quy cho thấy có 03 nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty ngành Vận tải và có ý nghĩa thống kê trong giai đoạn này, đó là các nhân tố: thời gian hoạt động, cơ cấu vốn và hàng tồn kho Cả 3 yếu tố đều có mối tương quan ngược chiều với hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty

Từ kết quả thu được, đề tài nghiên cứu đưa ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty ngành Vận tải Việt Nam

Trang 6

LỜI CAM KẾT

Tôi xin cam đoan, đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty Cổ phần ngành Vận tải niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013 – 2017” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi Các số liệu trong bài nghiên cứu để phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tôi thu thập và có nguồn gốc cụ thể, rõ ràng Ngoài ra, trong nghiên cứu còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá của các tác giả khác, các cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc Các kết quả của công trình nghiên cứu này là trung thực và chưa từng được công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây

An Giang, ngày 18 tháng 4 năm 2018

Người thực hiện

Nguyễn Thị Kim Hương

Trang 7

MỤC LỤC

Trang

MỤC LỤC i

DANH MỤC CÁC BẢNG iii

DANH MỤC CÁC HÌNH iv

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT v

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1

1.1 CƠ SỞ HÌNH THÀNH 1

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2

1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3

1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3

1.5 Ý NGHĨA ĐỀ TÀI 3

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM 5

2.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 5

2.1.1 Khái niệm, bản chất và vai trò của hiệu quả hoạt động kinh doanh

5

2.1.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

7 2.2 LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 11

2.2.1 Lý thuyết học thông qua kinh nghiệm làm thực tế 11

2.2.2 Lý thuyết chi phí đại diện 11

2.2.3 Lý thuyết về chi phí giao dịch 11

2.3 LƯỢC KHẢO NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 12

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17

3.1 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP DỮ LIỆU 17

3.2 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH 17

3.2.1 Mô hình nghiên cứu 17

3.2.3 Giả thuyết nghiên cứu 18

CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT

ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN NGÀNH

Trang 8

VẬN TẢI ĐƯỢC NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG

KHOÁN HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2013-2017 21

4.1 TỔNG QUAN VỀ NGÀNH VẬN TẢI 21

4.1.1 Vận tải hành khách và hàng hóa 22

4.1.2 Định hướng phát triển của Chính phủ 26

4.2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA 23 CÔNG TY CỔ PHẦN NGÀNH VẬN TẢI ĐƯỢC NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TP.HCM GIAI ĐOẠN 2013-2017 30 4.2.2 Kỳ thu tiền bình quân 31

4.2.3 Vòng quay hàng tồn kho 32

4.2.4 Hiệu suất sử sụng tài sản cố định 33

4.2.5 Khả năng thanh toán 34

CHƯƠNG 5 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN NGÀNH VẬN TẢI NIÊM YẾT TRÊN SÀN GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TP.HCM GIAI ĐOẠN 2013-2017 37

5.1 PHÂN TÍCH THỐNG KÊ MÔ TẢ 37

5.2 PHÂN TÍCH MA TRẬN HỆ SỐ TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC BIẾN 46

5.3 KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP HỒI QUY

48

5.3.1 Kết quả kiểm định lựa chọn phương pháp hồi quy 48

5.3.2 Kết quả kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi quy 48

5.4 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ MÔ HÌNH HỒI QUY 49

5.5 KẾT LUẬN CHƯƠNG 51

CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 52

6.1 KẾT LUẬN 52

6.2 CÁC KHUYẾN NGHỊ ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 52

6.3 NHỮNG HẠN CHẾ CỦA BÀI NGHIÊN CỨU 54

TÀI LIỆU THAM KHẢO 55

PHỤ LỤC 57

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1: Tóm tắt kết quả một số nghiên cứu trước 14

Bảng 2: Diễn giải và kỳ vọng các biến 18

Bảng 3: Thống kê các biến độc lập và biến phụ thuộc trong mẫu nghiên cứu giai đoạn 2013-2017 37

Bảng 4: Thống kê mô tả biến tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản của các công ty ngành Vận tải niêm yết trên HOSE giai đoạn 2013-2017 38

Bảng 5: Thống kê mô tả biến quy mô doanh nghiệp của các công ty Vận tải giai đoạn 2013-2017 39

Bảng 6: Thống kê mô tả biến thời gian hoạt động của các công ty Vận tải giai đoạn 2013-2017 40

Bảng 7: Thống kê mô tả biến tăng trưởng doanh thu của các công ty Vận tải giai đoạn 2013-2017 41

Bảng 8: Thống kê mô tả biến cơ cấu tài sản cố định của các công ty Vận tải giai đoạn 2013-2017 42

Bảng 9: Thống kê mô tả biến cơ cấu khoản phải thu của các công ty Vận tải giai đoạn 2013-2017 43

Bảng 10: Thống kê mô tả biến cơ cấu vốn của các công ty Vận tải giai đoạn 2013-2017 44

Bảng 11: Thống kê mô tả biến hàng tồn kho của các công ty Vận tải giai đoạn 2013-2017 45

Bảng 12: Mối tương quan giữa các biến trong mô hình 46

Bảng 13: Hệ số nhân tử phóng đại phương sai (VIF) 47

Bảng 14: Kết quả mô hình hồi quy theo REM 49

Trang 10

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1: Lượng hành khách và hàng hóa vận chuyển giai đoạn 2012 -

2016 22 Hình 2: Tỷ trọng hàng hóa vận chuyển phân theo ngành Vận tải giai đoạn 2012-2016 24 Hình 3: Tỷ trọng hành khách vận chuyển phân theo 25 Hình 4: Vòng quay khoản phải thu của 23 công ty ngành Vận tải niêm yết trên HOSE giai đoạn 2013-2017 30 Hình 5: Kỳ thu tiền bình quân của 23 công ty ngành Vận tải niêm yết trên HOSE giai đoạn 2013-2017 31 Hình 6: Vòng quay hàng tồn kho của 23 công ty ngành Vận tải niêm yết trên HOSE giai đoạn 2013-2017 32 Hình 7: Hiệu suất sử sụng tài sản cố định của 23 công ty ngành Vận tải niêm yết trên HOSE giai đoạn 2013-2017 33 Hình 8: Tỷ số thanh toán nhanh của 23 công ty ngành Vận tải niêm yết trên HOSE giai đoạn 2013-2017 34 Hình 9: Tỷ số thanh toán hiện thời của 23 công ty ngành Vận tải niêm yết trên HOSE giai đoạn 2013-2017 35

Trang 11

ROS Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

ROA Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản

ROE Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

EBIT Sở giao dịch chứng khoán

REM Mô hình tác động ngẫu nhiên

VIF Hệ số nhân tử phóng đại phương sai

GROWTH Tốc độ tăng trưởng doanh thu

TANG Cơ cấu tài sản cố định

DWT Đơn vị đo năng lực vận tải an toàn của tàu

thủy tính bằng tấn chiều dài

CV Đơn vị đo lường sức kéo của dong co

TPT Đơn vị đo tải trọng đường sông

DVP CTCP Đầu tư và Phát triển Cảng Đình Vũ

Trang 12

SKG CTCP Tàu cao tốc Superdong - Kiên Giang

TCL CTCP Đại lý Giao nhận Vận tải Xếp dỡ Tân

Cảng

TCO CTCP Vận tải Đa phương thức Duyên Hải

VTO CTCP Vận tải Xăng dầu Vitaco

Trang 13

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 CƠ SỞ HÌNH THÀNH

Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sản xuất và kinh doanh theo cơ chế thị trường, các doanh nghiệp luôn phải đối mặt với môi trường cạnh tranh gay gắt Cạnh tranh là một xu thế tất yếu trong nền kinh tế thị trường, cũng là động lực thúc đẩy để các doanh nghiệp vươn lên tự khẳng định mình, không ngừng hoàn thiện để tồn tại và phát triển Mọi doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh đều có mục tiêu bao trùm lâu dài là tối đa hoá lợi nhuận Do đó, doanh nghiệp phải hoạt động có hiệu quả mới có thể đứng vững trên thị trường, đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp trong và ngoài nước, xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp thích ứng với các biến động của thị trường, phải thực hiện việc xây dựng các kế hoạch kinh doanh, các phương án kinh doanh, phải kế hoạch hoá các hoạt động của doanh nghiệp và đồng thời phải tổ chức thực hiện chúng một cách có hiệu quả Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần phải có những giải pháp, chiến lược liên quan đến việc huy động và sử dụng nguồn vốn, khai thác sử dụng hiệu quả tài sản, vận dụng khoa học kỹ thuật, kỹ năng trình độ quản lý Thông qua phân tích, doanh nghiệp mới có thể khai thác hết khả năng tiềm tàng, hiểu rõ những tiềm ẩn chưa được phát hiện, tìm

ra các yếu tố tác động, cũng như mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Cũng qua đó doanh nghiệp mới thấy rõ nguyên nhân nguồn gốc của các vần đề phát sinh và có giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh

Hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế đã và đang phát triển vô cùng mạnh mẽ trong nền kinh tế thế giới hiện nay Một trong những biểu hiện cụ thể của sự hội nhập là thương mại quốc tế đang diễn với khối lượng và cường độ ngày càng nhiều Kéo theo sự phát triển đó là sự ra đời của các ngành công nghiệp phụ trợ cho hoạt động thương mại quốc tế: vận tải biển, vận tải hàng không, dịch vụ bảo hiểm,… Trong đó, dịch

vụ vận chuyển hàng hóa là một trong những mắt xích quan trọng nằm trong chuỗi cung ứng của dịch vụ Logistics đã và đang trở thành một trong những ngành đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội, giúp cho các hoạt động lưu thông, chuyên chở hàng hóa được thực hiện nhanh chóng, dễ dàng, đưa sản phẩm, hàng hóa của các doanh nghiệp tiếp cận đến mọi vùng miền và tận tay người tiêu dùng Vận tải

có vị trí quan trọng đối với cả đầu vào, cả đầu ra của sản xuất kinh doanh

Trang 14

và việc đi lại của người dân Trong 9 tháng qua, tốc độ tăng giá trị tăng thêm của ngành vận tải, kho bãi cao hơn tốc độ tăng của cùng kỳ năm trước, đồng thời cao hơn tốc độ tăng của toàn bộ nền kinh tế Các dịch vụ vận tải cũng đã lớn mạnh cả về lượng và chất, với hệ thống hơn 30 cảng biển và hơn 2000 doanh nghiệp lớn nhỏ kinh doanh trong lĩnh vực vận tải chiếm 25% GDP cả nước, theo như ngân hàng thế giới đã xếp Việt Nam đứng thứ 47/155 quốc gia Ngành vận tải kho bãi chiếm 2,8% tổng

số lao động đang làm việc trong toàn bộ nền kinh tế; có năng suất lao động cao hơn năng suất lao động chung (năm 2015 đạt 54,7 triệu đồng/người so với 50,3 triệu đồng); chiếm 3,05% GDP của cả nước; có tốc độ tăng GDP liên tục cao hơn tốc độ tăng của toàn bộ nền kinh tế và chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội (11,3%) và trong tổng vốn đầu tư của khu vực kinh tế nhà nước (17,6%) So với tổng

số doanh nghiệp ngành vận tải, kho bãi chiếm 5,2% về số doanh nghiệp, 4,9% về số lao động, gần 3,2% về số vốn sản xuất kinh doanh, 5,3% về giá trị tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn, 3,4% về doanh thu thuần sản xuất kinh doanh Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi mà ngành vận tải đạt được vận còn một số bất cập vẫn đang tồn tại, một trong số đó là vấn đề làm thế nào để có thể nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp để các doanh nghiệp có thể duy trì hoạt động kinh doanh và đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận

Xuất phát từ những vấn đề trên, đề tài này được thực hiện để

“Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty Cổ phần ngành Vận tải niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013 - 2017”

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Mục tiêu chung: Đề tài phân tích các nhân tố tác động đến hiệu

quả hoạt động kinh doanh của các công ty Cổ phần ngành Vận tải

Mục tiêu cụ thể:

Phân tích thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công

ty Cổ Phần ngành Vận tải được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM

Phân tích các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty Cổ Phần ngành Vận tải được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM

Trang 15

Đề xuất một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty Cổ Phần ngành Vận tải niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM

1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu: hiệu quả hoạt động kinh doanh và các yếu

tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh đối với các công ty

Cổ Phần ngành Vận tải niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán

TP.HCM

Không gian nghiên cứu: Đề tài tiến hành nghiên cứu 23 công ty

Cổ phần trong nhóm ngành Vận tải niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM

Thời gian nghiên cứu: Đề tài thu thập dữ liệu từ các báo cáo tài

chính hàng năm của 23 công ty Cổ Phần trong nhóm ngành Vận tải niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh giai đoạn từ

năm 2013 – 2017

1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp thu thập dữ liệu: Dữ liệu thu thập từ các báo cáo tài

chính của 23 công ty Cổ Phần thuộc nhóm ngành Vận tải niêm yết trên

Sở giao dịch chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn từ năm 2013 – 2017 Ngoài ra một vài số liệu và các thông tin cần thiết phục vụ cho quá trình nghiên cứu sẽ được thu thập từ các nguồn thông tin khác như Tổng cục Thống kê Việt Nam, các trang thông tin điện tử trên mạng internet, tạp chí khoa học, sách báo và các giáo trình có liên quan,…

Phương pháp phân tích dữ liệu:

Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp so sánh và phương pháp thống kê mô tả để đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh và thực trạng hiệu quả kinh doanh của các công ty Cổ Phần ngành Vận tải niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM

Để phân tích sự tác động của từng yếu tố đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, bài phân tích sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính đa biến Sau đó tác giả sử dụng kiểm định Hausman cho lựa chọn giữa FEM và REM để tìm ra mô hình thích hợp nhất cho bài nghiên cứu

1.5 Ý NGHĨA ĐỀ TÀI

Trang 16

Bài nghiên cứu là cơ sở quan trọng để các công ty trong ngành Vận tải có thể đề ra những quyết định đúng đắn trong kinh doanh, phát hiện những khả năng tiềm ẩn, cải tiến cơ chế quản lí cũng như có những biện pháp để đề phòng rủi ro của doanh nghiệp trong kinh doanh Bên cạnh đó, còn cho phép các doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn về khả năng, sức mạnh cũng như những hạn chế mà doanh nghiệp đang gặp phải Từ đó sẽ có cơ sở để so sánh đánh giá và xác định đúng đắn mục tiêu cùng các chiến lược kinh doanh có hiệu quả nhằm tìm ra giải pháp tối ưu nhất để đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, bên cạnh đó còn giúp thúc đẩy sự cạnh tranh trong cùng ngành, sự tăng trưởng của nền kinh tế thị trường và đẩy mạnh quá trình hội nhập nền kinh tế toàn cầu

Đối với bản thân tác giả, bài nghiên cứu giúp tác giả hệ thống hóa các đề tài nghiên cứu trong và ngoài nước về việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó tác giả có nhiều dữ liệu, kinh nghiệm và cơ sở cần thiết để nghiên cứu và tìm hiểu các đề tài khác sau này

Ngoài ra, bài nghiên cứu còn là tài liệu tham khảo cung cấp cho các sinh viên khóa sau những thông tin cần thiết và bổ ích để phục vụ cho việc nghiên cứu và học tập

Trang 17

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU

THỰC NGHIỆM2.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 2.1.1 Khái niệm, bản chất và vai trò của hiệu quả hoạt động kinh doanh

2.1.1.1 Khái niệm

Nhà kinh tế học Adam Smith (1998) cho rằng hiệu quả kinh doanh là kết quả đạt được trong hoạt động kinh tế, doanh thu tiêu thụ hàng hoá Theo quan điểm này của Adam Smith đã đồng nhất hiệu quả với chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh

Kết quả nghiên cứu của Samerelson và Nordhaus (1991) chỉ ra rằng hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng sản lượng một loạt hàng hoá mà không cắt giảm một loạt sản lượng hàng hoá khác Một nền kinh tế có hiệu quả nằm trên giới hạn khả năng sản xuất của nó

Theo Đặng Đình Hào (1998), hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu xác định Quan điểm này phản ánh tốt trình độ lợi dụng của hoạt động sản xuất kinh doanh trong mọi điều kiện biến đổi, bên cạnh đó có thể xác định hiệu quả sản xuất kinh doanh trong mọi điều kiện biến đổi

Đối với Đỗ Hoàng Toàn (1991) thì hiệu quả kinh doanh là chỉ tiêu kinh tế - xã hội tổng hợp để lựa chọn các phương án hoặc các quyết định trong quá trình hoạt động thực tiễn ở mọi lĩnh vực kinh doanh và tại mọi thời điểm Bất kỳ các quyết định cần đạt được phương án tốt nhất trong điều kiện cho phép, giải pháp thực hiện có tính cân nhắc, tính toán chính xác phù hợp với sự tất yếu của quy luật khách quan trong từng điều kiện

2.1.1.2 Bản chất

Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và hiệu quả kinh

tế – xã hội có mối quan hệ tác động ảnh hưởng lẫn nhau, vì vậy hiệu quả

Trang 18

kinh doanh của doanh nghiệp cần được phân tích, đánh giá một cách toàn diện, cả về mặt định tính lẫn mặt định lượng, cả về không gian và thời gian

Xét về mặt định tính: hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thể

hiện ở những nỗ lực đóng góp của doanh nghiệp vào sự nghiệp phát triển kinh tế

Xét vể mặt định lượng: hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là

đại lượng biểu diễn mối tương quan giữa kết quả thu được trong hoạt động kinh doanh với chi phí bỏ ra để có được kết quả đó Đại lượng này được cụ thể hoá thành một hệ thống các chỉ tiêu như doanh thu, chi phí, lợi nhuận, tỉ suất lợi nhuận…

Xét về mặt thời gian: hiệu quả kinh doanh được tính vào một thời

điểm nhất định, thông thường vào cuối mỗi chu kỳ kinh doanh Tuy nhiên, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp không chỉ là lợi ích trước mắt mà còn là lợi ích lâu dài Doanh nghiệp không thể tồn tại lâu dài nếu hoạt động chỉ vì mục tiêu lợi nhuận, mà không xem xét tới lợi ích của người tiêu dùng, của nhà cung ứng, các trung gian thương mại tham gia vào kênh phân phối…

Xét về mặt không gian: hiệu quả sản xuất kinh doanh được thể

hiện ở vị thế của doanh nghiệp trên thị trường, mức độ bao phủ thị

trường của doanh nghiệp

2.1.1.3 Vai trò

Ðối với nền kinh tế quốc dân: Hiệu quả của nền kinh tế quốc dân

phụ thuộc vào hiệu quả kinh doanh cá biệt của các doanh nghiệp Nếu hiệu quả kinh doanh của từng doanh nghiệp được nâng cao sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của nền kinh tế quốc dân, góp phần tạo sự tăng truởng kinh tế, nâng cao mức sống xã hội, giữ vững trật tự an ninh xã hội

Ðối với doanh nghiệp: Hiệu quả kinh doanh biểu hiện qua các chỉ

tiêu đánh giá hiệu quả, được tối đa hoá và nó phụ thuộc vào môi trường kinh doanh, trình độ công nghệ, quản lý vốn và nguồn lực của doanh nghiệp

Trong cơ chế thị trường: Hiệu quả kinh doanh đóng vai trò hết

sức quan trọng, nó quyết định khả năng cạnh tranh và phát triển của doanh nghiệp Khi có hiệu quả của doanh nghiệp mới có khả năng tái đầu tư để đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất hoạt động, chất lượng

Trang 19

sản phẩm, giảm giá thành, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường

Ðối với người lao động: Khi doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả

sẽ mang lại cho nguời lao động công việc và thu nhập ổn định, đời sống vật chất và tinh thần, điều kiện và môi trường làm việc của người lao động ngày càng được cải thiện, nâng cao Mặt khác khi người lao động yên tâm, gắn bó với doanh nghiệp thì họ sẽ toàn tâm toàn ý với công việc, khi đó năng suất lao động sẽ tăng lên góp phần vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

2.1.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

2.1.2.1 Khả năng thanh toán hiện thời

Khả năng thanh toán hiện thời = Tài sản ngắn hạn

Nợ ngắn hạn

Khả năng thanh toán hiên thời là công cụ đo lường khả năng thanh toán nợ trong thời gian ngắn của doanh nghiệp Khả năng thanh toán hiện thời cho thấy năng lực đảm bảo các khoản nợ của các công ty hay

đo lường khả năng doanh nghiệp đáp ứng các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn Hệ số này tăng lên thể hiện tình hình tài chính của doanh nghiệp được cải thiện tốt hơn

2.1.2.2 Khả năng thanh toán nhanh

số bán tụt xuống một cách bất lợi Chỉ những tài sản có tính thanh khoản cao mới được đưa vào để tính toán Hàng tồn kho và các tài sản ngắn hạn khác được bỏ ra vì khi cần tiền để trả nợ, tính thanh khoản của chúng rất thấp và tập trung vào những tài sản có khả năng chuyển đổi dễ dàng như tiền, chứng khoán ngắn hạn, các khoản phải thu Tỷ số thanh toán nhanh phản ánh rằng một đồng nợ ngắn hạn doanh nghiệp có khả năng thanh toán nhanh bao nhiêu đồng Chỉ số càng lớn càng an toàn, phản ánh sự chủ động về mặt tài chính của doanh nghiệp

(2.1)

(2.2)

Trang 20

Chỉ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều trong doanh nghiệp Có nghĩa là doanh nghiệp sẽ ít rủi ro hơn nếu nhìn thấy trong báo cáo tài chính, khoản mục hàng tồn kho có giá trị giảm qua các năm Tuy nhiên chỉ số này quá cao cũng không tốt vì như thế có nghĩa là lượng hàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì rất khả năng doanh nghiệp bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần Thêm nữa, dự trữ nguyên liệu vật liệu đầu vào cho các khâu sản xuất không đủ có thể khiến cho dây chuyền bị ngưng trệ

2.1.2.4 Vòng quay khoản phải thu

Hệ số vòng quay các khoản phải thu là một chỉ số tài chính quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả các khoản phải thu của doanh nghiệp,

hệ số này phản ánh được khả năng chuyển đổi sang tiền mặt từ các khoản phải thu của doanh nghiệp Hệ số vòng quay khoản phải thu càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi nợ của doanh nghiệp càng nhanh, khả năng chuyển đổi các khoản nợ phải thu sang tiền mặt cao, điều này giúp cho doanh nghiệp nâng cao luồng tiền mặt, tạo ra sự chủ động trong việc tài trợ nguồn vốn lưu động trong sản xuất Ngược lại, nếu hệ số này càng thấp thì số tiền của doanh nghiệp bị chiếm dụng ngày càng nhiều, lượng tiền mặt sẽ ngày càng giảm, làm giảm sự chủ động của doanh nghiệp trong việc tài trợ nguồn vốn lưu động trong sản xuất và có thể doanh

(2.3)

(2.4)

Trang 21

nghiệp sẽ phải đi vay ngân hàng để tài trợ thêm cho nguồn vốn lưu động này.

2.1.2.5 Kỳ thu tiền bình quân

Kỳ thu tiền bình quân = Khoản phải thu bình quân *360

Doanh thu thuần

Kỳ thu tiền bình quân là một tỷ số tài chính đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, hệ số này đo lường số ngày mà doanh nghiệp thu hồi nợ phải thu khách hàng trong kì

Xem xét xu hướng của kỳ thu tiền bình quân qua các năm của một công ty có hiệu quả hay không Nếu vòng quay các khoản phải thu tăng qua các năm, nghĩa là doanh nghiệp cần thời gian nhiều hơn để có thể thu hồi được khoản chiếm dụng vốn của khách hàng, thời gian nguồn vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng lâu hơn, ảnh hưởng đến nguồn vốn ngắn hạn phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, điều này cho thấy khả năng yếu kém trong việc quản lý công nợ của doanh nghiệp Ngược lại kỳ thu tiền bình quân của doanh nghiệp có xu hướng giảm hơn so với năm trước là doanh nghiệp đã đẩy mạnh công tác quản lý, tăng cường các biện pháp thu hồi nợ thích hợp, rút ngắn được khoảng thời gian nguồn vốn ngắn hạn bị chiếm dụng và nâng cao được khả năng quản lý công nợ của doanh nghiệp

2.1.2.6 Hiệu suất sử dụng tài sản cố định

Hiệu suất sử dụng TSCĐ = Doanh thu thuần

Bình quân TSCĐ

Chỉ tiêu này được sử dụng để thể hiện sức sản xuất của tài sản cố định của doanh nghiệp, tài sản cố định của doanh nghiệp phát huy hiệu quả như thế nào Nói cách khác, khi đầu tư mỗi đồng giá trị tài sản sử dụng có thể tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần, nếu độ lớn của chỉ tiêu này cao thể hiện hiệu suất sử dụng tài sản cố định cao

2.1.2.7 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)

Trang 22

Tỷ số chỉ ra mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận sau thuế Đây là hai yếu tố quan trọng và mật thiết với nhau, doanh thu thể hiện được khả năng kinh doanh của doanh nghiệp, doanh thu càng cao chứng

tỏ doanh nghiệp có được một vị trí ổn định trên thương trường và khả năng cạnh tranh cao, lợi nhuận chứng minh hiệu quả kinh doanh và khả năng tài chính của doanh nghiệp Như vậy, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là chỉ tiêu thể hiện vị trí, vai trò và hiệu quả của doanh nghiệp

2.1.2.8 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)

ROA = Lợi nhuận sau thuế

Tổng tài sản bình quân

Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) cho biết khi doanh nghiệp đầu tư một đồng vào tài sản sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế cho doanh nghiệp

Tỷ số cho biết hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập của doanh nghiệp Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản càng cao chứng tỏ rằng doanh nghiệp đang đầu tư vào tài sản rất hiệu quả và tạo ra được nguồn lợi nhuận lớn cho doanh nghiệp, ngoài ra còn thể hiện được trình

độ sử dụng vốn của doanh nghiệp cao Ngược lại nếu chỉ số này càng thấp nghĩa là doanh nghiệp đang đầu tư không hiệu quả vào tài sản của doanh nghiệp

2.1.2.9 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu càng cao càng có lợi cho doanh nghiệp trong việc thu hút được nguồn đầu tư mới và duy trì được lượng vốn tự có ban đầu, ngược lại nếu tỷ số này thấp đồng nghĩa với việc nguồn vốn chủ sở hữu đang được sử dụng một cách không hiệu quả,

(2.8)

(2.9)

Trang 23

vốn chủ sở hữu cũng là mục tiêu của hoạt động quản lý tài chính doanh nghiệp

2.1.2.10 Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT)

EBIT = Lợi nhuận trước thuế + Chi phí lãi vay Lợi nhuận trước thuế và lãi vay là chỉ tiêu giúp phân tích mức độ sinh lợi của doanh nghiệp, dùng để đánh giá hoạt động cảu doanh nghiệp qua từng thời kỳ

EBIT là chỉ tiêu phản ánh một cách rõ ràng hơn về tình hình hoạt động của công ty vì nó đã loại bỏ các khoản chi phí Lãi suất – một trong các nhân tố quan trọng trong các quyết định tài chính đã bị bỏ qua Thiế cũng không được tính đến vì chúng có thể thay đổi rất nhiều phụ thuộc vào các khoản lãi, lỗ trong các kỳ trước, sự biến động này có thể bóp méo thu nhập ròng thực tế Lợi nhuận trước thuế và lãi vay loại bỏ các yếu tố chủ quan, làm cho hiệu quả hoạt động giữa các công ty dễ dàng hơn Chỉ số này cũng rất hữu dụng trong việc đánh giá các công ty có cơ cấu vốn, mức thuế, làm rõ hơn khả ngăn tạo lợi nhuận của các công ty và

dễ dàng giúp người đầu tư so sánh các công ty với nhau

2.2 LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

2.2.1 Lý thuyết học thông qua kinh nghiệm làm thực tế

Lý thuyết học thông qua kinh nghiệm làm thực tế đã chỉ ra rằng các doanh nghiệp hoạt động lâu năm sẽ có kinh nghiệm để hoạt động kinh doanh hơn hiệu quả hơn về mặt thời gian, do đó, các doanh nghiệp hoạt động càng lâu năm thì hiệu quả hoạt động kinh doanh sẽ tốt hơn các doanh nghiệp có thời gian hoạt động ít

2.2.2 Lý thuyết chi phí đại diện

Theo Jensen & Mecking (1976) đã nhấn mạnh sự quan trọng của cơ cấu vốn đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Một doanh nghiệp

có vay vốn sẽ phải chịu sự kiểm soát của bên cho vay, từ đó doanh nghiệp sẽ đẩy mạnh việc kinh doanh nhằm tạo lòng tin cho bên cho vay làm cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có vay vốn sẽ hiệu quả hơn đối với các doanh nghiệp không vay vốn Tuy nhiên, Nickkell & Nicolitsas (1999) đã chứng minh rằng một doanh nghiệp có vốn vay sẽ phải chịu áp lực về vốn vay và việc trả lãi cho bên cho vay sẽ khiến doanh nghiệp gặp khó khăn về tính thanh khoản của doanh nghiệp Bên cạnh đó, việc vay vốn sẽ làm cho doanh nghiệp hạn chế về chính sách lao động cũng như chính sách vốn của doanh nghiệp, điều này ảnh hưởng khá lớn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

2.2.3 Lý thuyết về chi phí giao dịch

(2.10)

Trang 24

Chi phí giao dịch được xem như là chi phí tổ chức và thực hiện hợp đồng Chi phí giao dịch xảy ra trong điều kiện giao dịch của các bên đã được thực hiện, các bên sẽ phụ thuộc vào nhau và không thể lường trước được những ràng buộc hợp đồng có hiệu quả để tính đến những bất cập

có thể xảy xa Một doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí giao dịch sẽ làm cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả bởi nó sẽ giảm bớt một phần nào chi phí, từ đó giúp nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp

2.3 LƯỢC KHẢO NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ CÁC YẾU

TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Wei Xu và các cs(2005) đã nghiên cứu 1.300 công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Thượng Hải ngoại trừ các công ty hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tài chính như ngân hàng, bảo hiểm, công

ty tài chính Các biến độc lập là tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu, quy mô doanh nghiệp Kết quả cho thấy hiệu quả sản xuất kinh doanh bị tác động rất lớn bởi biến tỷ lệ nợ, bên cạnh đó biến quy mô doanh nghiệp tác động khá mạnh đến hiệu quả sản xuất kinh doanh ở mô hình tuyến tính

Zeitun và Tian (2007) đã thực hiện nghiên cứu các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Dữ liệu nghiên cứu được thực hiện từ năm 1989 – 2003 của 167 công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Amman - Jordan thuộc 16 ngành nghề kinh doanh khác nhau trong lĩnh vực phi tài chính Biến hiệu quả kinh doanh được đại diện bởi chỉ số: Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA), biến độc lập cũng tương tự như Wei Xu và có đưa thêm biến

tỷ trọng tài sản cố định vào mô hình Kết quả cho thấy tỷ lệ nợ, tỷ trọng tài sản cố định có mối quan hệ ngược chiều đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Ngược lại, yếu tố quy mô doanh nghiệp có mối quan hệ thuận chiều đến ROA

Nghiên cứu khác của Onaolapo và Kajola (2010) đã nghiên cứu các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh được đại diện bởi chỉ số ROA, ROE Dữ liệu gồm 30 công ty phi tài chính niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Nigeria từ năm 2001 – 2007 Biến độc lập cũng tương tự gồm: tỷ lệ nợ, quy mô doanh nghiệp, cơ cấu tài sản, tốc độ tăng trưởng doanh nghiệp, số năm thành lập công ty Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nợ và tỷ trọng tài sản cố định tác động âm đến hiệu quả sản xuất kinh doanh trong khi số năm thành lập công ty và quy

mô doanh nghiệp tác động dương

Nghiên cứu của Amelia Burja (2011) đã sử dụng mô hình phân

Trang 25

(ROA) Kết quả nghiên cứu chỉ ra số vòng quay hàng tồn kho, số vòng quay nợ phải thu, tỷ lệ tài sản cố định có tác động cùng chiều lên tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản

Ở Việt Nam 3 tác giả Chu Thị Thu Thủy, Nguyễn Thanh Huyền, Ngô Thị Quyên (2015) đã phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần phi tài chính niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh, đã sử dụng số liệu của 230 công ty

cổ phần phi tài chính niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố

Hồ Chí Minh (HOSE) giai đoạn năm 2011 – 2013 trong 14 ngành Kết quả nghiên cứu cho thấy ROA của các công ty bị ảnh hưởng đáng kể bởi

tỷ lệ vốn nhà nước, đòn bẩy tài chính, năng lực quản lý, quy mô công ty, khả năng thanh toán nhanh

Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty ngành xây dựng niêm yết trên HOSE của Đỗ Dương thanh Ngọc (2011) đã sử dụng dữ liệu của 40 công ty xây dựng niêm yết giai đoạn từ 2006 – 2011 Thông qua việc sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất – OLS để ước lượng các tham số, tác giả đã xây dựng mô hình hồi quy bội với 2 biến phụ thuộc là ROA và ROE phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của daonh nghiệp Các biến độc lập: tỷ lệ nợ, quy mô doanh nghiệp, tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản và tỷ trọng tài sản cố định Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nợ có tác động theo chiều âm rất mạnh đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh; đồng thời nghiên cứu cũng chỉ ra quy mô doanh nghiệp, tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản và tỷ trọng tài sản cố định không có tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh

Theo nghiên cứu khác về những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty niêm yết trên HOSE của

Võ Đức Nghiêm (2013) đã sử dụng dữ liệu của 18 công ty niêm yết trong ngành dược giai đoạn từ 2008 – 2011 Tác giả đã lựa chọn ROA để

đo lường biến kết quả kinh doanh Biến độc lập gồm: tỷ trọng tài sản cố định, tỷ lệ nợ, tỷ lệ lãi gộp Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nợ có tác động theo chiều âm rất mạnh đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh; tỷ lệ lãi gộp, tỷ trọng tài sản cố định có tác động theo chiều dương hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty ngành khoáng sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam của Hoàng Thị Thắm (2014) đã sử dụng

dữ liệu của 16 công ty khoáng sản niêm yết giai đoạn từ 2009 – 2013 Chỉ tiêu ROA và ROE phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Trang 26

của daonh nghiệp Các nhân tố tác động giống như nghiên cứu của Đỗ Dương thanh Ngọc (2011) và bổ sung thêm một số nhân tố gồm: khả năng thanh toán, lãi suất, tốc độ tăng trưởng kinh tế Thông qua việc xây dựng mô hình các nhân tố ảnh hưởng, nghiên cứu đã chỉ ra quy mô doanh nghiệp, tốc độ tăng trưởng, cơ cấu tài sản, cấu trúc tài chính, lãi suất có tác động âm đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty niêm yết của Huỳnh Thị Tuyết Phượng (2016) đã sử dụng dữ liệu của 180 doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên sàn HOSE từ năm 2011 – 2015 Tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng bằng cách sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính bằng dữ liệu bảng, sử dụng phần mềm Stata 14 hỗ trợ chạy số liệu, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty niêm yết trên HOSE Biến phụ thuộc là tỷ suất sinh lời trên tồng tài sản (ROA); biến độc lập gồm: cơ cấu vốn, quản trị nợ phải thu khách hàng, đầu tư tài sản cố định, rủi ro kinh doanh, tốc độ tăng trưởng, thời gian hoạt động của doanh nghiệp Kết quả nghiên cứu cho thấy cơ cấu vốn, quản trị nợ phải thu, đầu tư tài sản cố định, thời gian hoạt động của doanh nghiệp có tác động âm đến ROA, trong khi tốc độ tăng trưởng, rủi ro kinh doanh có tác động dương đến ROA

Do có sự khác nhau về thời gian, địa điểm và lĩnh vực nghiên cứu nên các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh là khác nhau

và thông qua nghiên cứu thực nghiệm cũng đưa ra các kết quả tác động trái ngược nhau Theo các nghiên cứu trước có thế thấy được rằng các yếu tố chủ yếu tác động đến hiệu quả sản xuất kinh doanh bao gồm quy

mô doanh nghiệp, hàng tồn kho, thời gian hoạt động, tăng trưởng doanh thu, khoản phải thu, cơ cấu vốn và cơ cấu tài sản cố định Trên cơ sở lược khảo các nghiên cứu trước, cùng với các số liệu thực tế thu thập được từ các báo cái tài chính của các công ty nghiên cứu, tác giả sẽ lựa chọn ra các yếu tố phù hợp tác động đến đối tương nghiên cứu là hiệu quả kinh doanh của các công ty ngành Vận tải để xây dựng mô hình nghiên cứu của mình

Bảng 1: Tóm tắt kết quả một số nghiên cứu trước

Các nhân tố Các nghiên cứu tiêu biểu Mối quan

hệ

Trang 27

nghiệp Margaritis & Psillaki (2007) +

K.Mathur & I.Mathur (2000) +

Maja Pervan & Josipa Visic (2012) +

Abbasali Pouragha & Esfandiar

Huỳnh Thị Tuyết Phượng (2015) -

Thời gian hoạt

động

R.Panco & H.Korn (1999) +

Soreensen & Stuart (2000) +

Onaolapo & Kajola (2010) +

Cơ cấu tài sản

cố định

Onaolapo & Kajola (2010) -

Abbasali & Malekian (2012) +

Cơ cấu khoản

Trang 28

Ahsen Saghir (2011) -

Cơ cấu vốn

Onaolapo & Kajola (2010) -

Hàng tồn kho

Micheal Tinggi & Norline Kadri (2012) +

(Nguồn: Tổng hợp từ các nghiên cứu trước)

Nghiên cứu các yếu tố tác động đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các công ty Cổ phần ngành Vận tải niêm yết trên HOSE giai đoạn

2013 - 2017 có sự khác biệt với các nghiên cứu thực nghiệm trước đây :

 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các công ty ngành vận tải, một ngành đang có xu thế cạnh tranh rất cao và là một lĩnh vực cần thiết cho nhu cầu hằng ngày của con người trong nước nói riêng và thế giới nói chung Ngoài ra, phạm vi bài nghiên cứu là ngành Vận tải nên loại bỏ được sự tác động của đặc điểm ngành đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp;

 Dựa trên mô hình nghiên cứu của các tác giả về hiệu quả sản xuất kinh doanh, đặc biệt là mô hình nghiên cứu của Zeitun & Tian (2007) và Onaolapo & Kajola (2010) làm nền tảng, nghiên cứu đã điều chỉnh đo lường các biến phụ thuộc phù hợp với đặc điểm ngành Vận tải

ở Việt Nam

Trang 29

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Các tóm tắt về việc thu thập dữ liệu, xây dựng mô hình nghiên cứu, cách đo lường các biến trong mô hình và sau cùng là phương pháp

nghiên cứu sẽ được trình bày chi tiết trong Chương 3

3.1 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP DỮ LIỆU

Bài nghiên cứu này chủ yếu dựa trên các dữ liệu thứ cấp Các dữ liệu cho nghiên cứu là các dữ liệu được công bố về 23 công ty Cổ phần trong ngành Vận tải được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) Cụ thể là báo cáo tài chính gồm bảng cân đối

kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền

tệ và bảng thuyết minh báo cáo tài chính của các công ty trong giai đoạn

2013 – 2017 Ngoài ra bài nghiên cứu cũng được tham khảo và thu thập bởi một số bài phân tích, nghiên cứu từ tạp chí khoa học, sách báo, trang điện tử về kinh tế Trong bài khóa luận này nội dung nghiên cứu, lý thuyết, các khái niệm cơ bản được nghiên cứu, phân tích; bên cạnh đó, số liệu được thu thập, nghiên cứu cũng sử dụng tới các Báo cáo tài chính hàng năm được lấy từ các trang điện tử chuyên về thị trường chứng khoán www.stockbiz.vn, cafe.vn, vietstock.vn, finance.vietstock.vn, cophieu68.vn

3.2 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH

3.2.1 Mô hình nghiên cứu

Đây là mô hình được xây dựng dựa trên các nghiên cứu trước, đặc biệt là mô hình nghiên cứu của Zeitun & Tian (2007) và Onaolapo & Kajola (2010), đồng thời lựa chọn một số biến độc lập để phù hợp với điều kiện thực tiễn Việt Nam

Đề tài xây dựng mô hình nghiên cứu với biến phụ thuộc là tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản, tỳ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu và 7 biến độc lập là quy mô doanh nghiệp, thời gian hoạt động, tốc độ tăng trưởng doanh thu, cơ cấu tài sản cố định, kỳ thu tiền bình quân, cơ cấu vốn và hàng tồn kho

Để phân tích các tác động đến hiệu quả kinh doanh của 23 công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán HOSE giai đoạn 2013-2017, đề tài xây dựng mô hình nghiên cứu sau:

ROA i,t = α 0 + α 1 SIZE i,t + α 2 AGE i,t + α 3 GROWTH i,t + α 4 TANG i,t +

α 5 KPT i,t + α 6 DEBT i,t + α 7 INV i,t + ℇ it

Trang 30

Bảng 2: Diễn giải và kỳ vọng các biến

vọng

3 GROWTH (Doanh thu thuần nămt – Doanh thu thuần

nămt-1)/ Doanh thu thuần nămt-1

+

5 KPT (Khoản phải thu bình quân*360)/Doanh thu

(Nguồn: Tổng hợp từ các nghiên cứu liên quan)

3.2.3Giả thuyết nghiên cứu

Qua những phân tích về cơ sở lý thuyết cũng như những nghiên cứu trước, bài nghiên cứu đưa ra những giả thuyết như sau:

Giả thuyết 1: Quy mô doanh ngiệp có mối quan hệ thuận chiều với hiệu

quả kinh doanh Một doanh nghiệp có quy mô lớn, có sức mạnh về tài chính, tài sản và khả năng quản lý sẽ dễ dàng khai thác lợi thế theo quy

mô nhằm tối thiểu hóa chi phí đầu vào và gia tăng hiệu quả đầu ra, thúc đẩy việc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp dễ dàng, tạo lợi nhuận

và kinh doanh có hiệu quả

Giả thuyết 2: Thời gian hoạt động có mối quan hệ thuận chiều hoặc

ngược chiều với hiệu quả kinh doanh Dựa vào lý thuyết học thông qua kinh nghiệm làm việc thì có thể nói một doanh nghiệm có thời gian hoạt động lâu dài chứng tỏ kinh nghiệm làm việc, cũng như công tác quản lý các khoản chi phí, hàng tồn của doanh nghiệp đó sẽ tốt hơn các doanh nghiệp có thời gian hoạt động ít hơn, do đó hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả và tạo được lợi nhuận cao Tuy nhiên, xét về đặc điểm của các công ty ngành Vận tải, thời gian hoạt động của các công ty ít, do đó các công ty có nhiều khả năng tiếp thu khoa học – công nghệ, cũng như nguồn nhân lực có trình độ cao giúp cho hoạy đông kinh

Trang 31

Giả thuyết 3: Tốc độ tăng trưởng doanh thu có mối quan hệ thuận chiều

với hiệu quả kinh doanh Tăng trưởng giúp cho doanh nghiệp tích lũy về nguồn vốn và cơ sở vật chất để đầu tư mở rộng sản xuất đồng thời tạo dựng được uy tín đối với khách hàng cũng như với các nhà cung cấp và các nhà đầu tư Tăng trưởng còn giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường nhằm đảm bảo sự tồn tại và phát triển trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt như hiện nay Doanh thu của doanh nghiệp tăng chứng tỏ việc hoạt động kinh doanh, công tác quản lý các khoản chi phí, cũng như công tác quản lý khoản phải thu, hàng tồn kho của doanh nghiệp có hiệu quả, giúp doanh nghiệp tạo được lợi nhuận

Giả thuyết 4: Cơ cấu tài sản cố định có mối quan hệ thuận chiều với

hiệu quả kinh doanh Dựa vào đặc điểm của ngành Vận tải thì tài sản cố định rất quan trọng đối với doanh nghiệp Việc đầu tư tài sản cố định giúp cho quá trình vận chuyển của các doanh nghiệp trở nên thuận lợi hơn, thức đẩy quá trình vận chuyển, gia tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, cũng như việc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phát triển, giúp hoạt động kinh doanh có hiệu quả

Giả thuyết 5: Kỳ thu tiền bình quân có mối quan hệ ngược chiều với

hiệu quả kinh doanh Thời gian thu nợ càng lớn chứng tỏ công tác thu hồi nợ của doanh nghiệp không tốt, lượng vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng làm giảm sự chủ động trong việc chuyển hóa lượng tiền mặt của doanh nghiệp, gây ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Thời gian thu nợ trung bình thấp cho thấy việc thanh toán của khách hàng với danh nghiệp là nhanh chóng Tốc độ thu hồi các khoản phải thu tốt vì doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn

Giả thuyết 6: Cơ cấu vốn có mối quan hệ thuận chiều với hiệu quả kinh

doanh Theo lý thuyết Modigliani và Miller (1963) và các nghiên cứu thực nghiệm, việc lựa chọn và sử dụng vốn như thế nào sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh, đặc biệt là giá trị của doanh nghiệp Bởi một doanh nghiệp có lợi nhuận cao thì khả năng vay nợ cao và nhiều lợi nhuận chịu thuế để được khấu trừ thì nên vay nợ nhiều để hưởng lợi từ lá chắn thuế

Giả thuyết 7: Hàng tồn kho có mối quan hệ ngược chiều với hiệu quả

kinh doanh Theo lý thuyết về chi phí giao dịch và các nghiên cứu thực nghiệm, doanh nghiệp dự trữ nhiều hàng tồn kho làm tăng chi phí dự trữ

và chi phí sản xuất trong khi thu nhập bị chậm trễ Một doanh nghiệp vận tải có hàng tồn kho nhiều chứng tỏ việc vận chuyển hàng hóa của doanh

Trang 32

nghiệp không hiệu quả, bên cạnh việc lưu kho sẽ tốn thêm một khoản chi phí, từ đó làm giảm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

Trang 33

CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN NGÀNH VẬN TẢI ĐƯỢC NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2013-2017

Sau khi trình bày cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu lần lượt tại Chương 2, Chương 3 thì Chương 4 này sẽ đi vào phân tích tổng quan về ngành Vận tải ở Việt Nam, định hướng quy hoạch phát triển ngành Vận tải trong những năm tới của Chính phủ Bên cạnh đó, thực trạng sản xuất kinh doanh và hiệu quả sản xuất kinh doanh của các công

ty Cổ phần ngành Vận tải được niêm yết trên HOSE cũng được phân tích

cụ thể

4.1 TỔNG QUAN VỀ NGÀNH VẬN TẢI

Vận tải là huyết mạch của nền kinh tế, vận tải phát triển sẽ thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển theo Trong thời đại toàn cầu hoá hiện nay, khi mà nhu cầu tiêu dủng được nâng cao thì tương ứng với việc

sử dụng các phương tiện vận tải cũng đóng vai trò rất quan trọng Vận tải liên kết các nền kinh tế, rút ngắn khoảng cách về không gian địa lý, nhằm giảm chi phí, giảm giá thành sản phẩm, thúc đẩy thương mại phát triển, làm lợi cho cả người sản xuất và tiêu dùng Một trong những biểu hiện cụ thể của sự hội nhập là thương mại quốc tế đang diễn với khối lượng và cường độ ngày càng nhiều Kéo theo sự phát triển đó là sự ra đời của các ngành công nghiệp phụ trợ cho hoạt động thương mại quốc tế: vận tải biển, vận tải hàng không, dịch vụ bảo hiểm,… Trong đó, dịch

vụ giao nhận và chuyên chở đã và đang là ngành dịch vụ được nhiều doanh nghiệp trong nước và quốc tế đầu tư và phát triển

Ở Việt Nam, ngành vận tải tuy còn khá mới mẻ nhưng trong những năm trở lại đây ngày càng có nhiều các doanh nghiệp gia nhập vào ngành tạo nên sự cạnh tranh ngày càng gay gắt và khốc liệt Không những thế, các doanh nghiệp nước ngoài cũng nhìn thấy được những cơ hội và tiềm năng trong thị trường Việt Nam và họ cũng đã có rất nhiều các dự án đầu tư trong lĩnh vực này

Trong một tương lai rất gần, sự cạnh tranh của ngành vận tải chắc chắn sẽ khiến cho không ít các doanh nghiệp non yếu bị đẩy ra khỏi thị trường đầy tiềm năng này Để cạnh tranh được trong thị trường này, nhiều doanh nghiệp đã đi tìm cho mình những giải pháp cạnh tranh, trong đó nâng cao dịch vụ chăm sóc khách hàng là một trong những giải pháp được khá nhiều doanh nghiệp lựa chọn

Trang 34

Giao thông vận tải là ngành có vị trí quan trọng trong kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội Đó là ngành sản xuất đặc biệt vừa mang tính chất sản xuất vật chất, vừa mang tính chất dịch vụ và có tác động rất lớn đến

sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

Việt Nam có đầy đủ các phương thức vận tải: 219.192 km đường

bộ, 3.143 km đường sắt, 17.139 km đường sông đang khai thác, hơn 90 cảng biển lớn nhỏ và 52 sân bay

Ngành vận tải là ngành được quan tâm đặc biệt của chính phủ, vì đây là ngành tạo nên huyết mạch của đất nước Trong giai đoạn 2000 -

2015, tổng vốn đầu tư XDCB được giao là 47.488,4 tỷ đồng, trong đó Bộ GTVT trực tiếp quản lý 44.051,1 tỷ đồng, ngành GTVT đã hoàn thành xây dựng mới và nâng cấp được 8.924 km quốc lộ, làm mới 61,4 km cầu đường bộ; Sửa chữa, đại tu và nâng cấp 1.253 km đường sắt, khôi phục

và đại tu 8 km cầu đường sắt; Mở rộng và nâng cấp hệ thống cảng tổng hợp quốc gia, các tuyến đường thủy huyết mạch; Hệ thống giao thông đô thị đã được cải thiện một bước, giao thông nông thôn có sự phát triển vượt bậc, làm thay đổi bộ mặt nông thôn Nhiều công trình đã đi vào khai thác và phát huy hiệu quả rõ rệt

Trang 35

Nước ta có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi Hàng hóa được vận chuyển cũng phần lớn là hàng nông sản, bên cạnh đó là sự phát triển của công cụ và kinh nghiệm nên người nông dân đẩy mạnh việc nuôi trồng và khai thác, đặc biệt là khai thác thủy, hải sản dẫn đến lượng thủy, hải sản cần được vận chuyển nhiều đến các tỉnh thành trong nước cũng như nước ngoài Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tổng lượng hàng hóa vận chuyển đạt hơn 962 triệu tấn vào năm 2012 và sau đó tăng liên tục qua các năm, đến năm

2016 đã đạt hơn 1.240 nghìn tấn, tăng 8,1% so với năm 2015 Lượng

hàng hóa được vận chuyển của Việt Nam đã duy trì tăng trưởng liên tục trong 5 năm qua với mức tăng bình quân là 6,96%/năm (Hình 1)

Trước sự tăng trưởng của mức sống, con người Việt Nam dần thích nghi với cuộc sống hiện đại, thích giao lưu, du lịch với các tỉnh thành khác trong nước cũng như nước ngoải Nên số lượt hành khách sử dụng phương tiện vận chuyển tăng trong các năm qua, từ 2676,5 triệu lượt người vào năm 2012 đến năm 2016 là 3618,5 triệu lượt người, với mức tăng bình quân 10,87%/năm (Hình 1)

Trang 36

Hình 2: Tỷ trọng hàng hóa vận chuyển phân theo ngành Vận tải giai

đoạn 2012-2016

(Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Phụ thuộc vào điều kiện địa hình tự nhiên, cộng với sự thiếu đồng

bộ của mạng lưới giao thông ở nước ta dẫn tới sự phân khúc thị trường sâu sắc

Vận tài hàng hóa bằng đường bộ chiếm tỷ trọng cao nhất, chiếm 76,04% trong tổng số các ngành vận tải, do vận tải bằng đường bộ là hình thức vận tải phổ biến và thông dụng nhất trong các loại hình vận tải; bên cạnh đó, vận tải dường bộ có sự tiện lợi, tính cơ động và khả năng thích nghi cao với các điều kiện địa hình, có hiệu quả kinh tế cao trên các

cự li ngắn và trung bình Vận tải hàng hóa bằng đường bộ luôn chủ động

về thời gian và đa dạng trong vận chuyển các loại hàng hóa, thuận tiện, tiết kiệm nguồn lực, tiết kiệm được chi phí và nhân công Chi phí vận

Trang 37

máy bay Vì thế, vận tải bằng đường bộ được lựa chọn khá nhiều trong những ngành vận tải

Vận tải bằng đường thủy cũng chiếm tỷ trọng khá cao, trong đó vận tải bằng đường sông chiếm 17,69%, đường biển 5,64% Vận tải bằng đường thủy cũng được chú trọng do nước ta có đường bờ biển dài, hệ thống sông ngòi chằng chịt, có thể vận tải hàng hóa với khối lượng lớn hơn các loại hình vận chuyển khác; vấn đề va chạm trong quá trình vận chuyển cũng bị hạn chế, giữ đảm bảo an toàn cho hàng hóa; có thể vận chuyển hàng hóa với các tuyến đường dài, sang nước ngoài một cách nhanh chóng và tiện lợi hơn Mặt khác, vận tải đường sông cũng giảm được một phần gánh nặng trong tình trạng giao thông đượng bộ bị tắt nghẽn

Bên cạnh đó, vận tải bằng đường sắt và đường hàng không lại chiếm tỷ trọng khá thấp, lần lượt là 0,61% và 0,02% Bởi chí phí vận chuyển khá cao, khối lượng hàng hóa vận chuyển nhỏ, không thể giao hàng đến tận địa điểm cần giao nên loại hình vận chuyển bằng đường sắt cũng như đường hàng không lại không được ưa chuộng và lựa chọn Hơn nữa, đường sắt không được liên kết với các phương thức vận tải khác để khai thác các lợi thế của đường sắt, chỉ vận chuyển theo một lộ trình cố định, không thể đưa hàng hóa về tới điểm đến mà cần có giai đoạn trung gian

Hình 3: Tỷ trọng hành khách vận chuyển phân theo

Ngày đăng: 28/02/2021, 17:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w