1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học quân sự tại khoa giáo dục quốc phòng an ninh trường đại học bách khoa hà nội

121 40 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 121
Dung lượng 1,36 MB

Nội dung

khoa Hà Nội13 Bảng 3.1.b: Tổng hợp ý kiến của đội ngũ giảng viên về mức độ cần thiết của các biện pháp nâng cao chất lượng dạy học quân sự tại Khoa Giáo dục Quốc phòng – An ninh Trường Đ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

CHUYÊN SÂU: QUẢN LÝ GIÁO DỤC VÀ NGHỀ NGHIỆP

LUẬN VĂN THẠC SỸ SƯ PHẠM KỸ THUẬT CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS NGUYỄN ĐẮC TRUNG

Hà Nội –2017

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan những gì được viết trong luận văn này là do sự tìm hiểu vànghiên cứu của bản thân Mọi kết quả nghiên cứu cũng như ý tưởng của các tác giảkhác, nếu có đều được trích dẫn từ nguồn gốc cụ thể

Luận văn này cho đến nay chưa được bảo vệ tại bất kì một Hội đồng bảo vệluận văn Thạc sĩ nào và chưa được công bố trên bất kì một phương tiện thông tin nào

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những gì mà tôi đã cam đoan trên đây

Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2017

Tác giả luận văn

Phạm văn Thành

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn đến TS Nguyễn Đắc Trung,người thầy đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu vàhoàn thiện luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô trong Viện Sư phạm Kĩ thuật, Việnđào tạo sau đại học- Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã nhiệt tình giảng dạy vàgiúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu khoa học

Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy trong Ban chủ nhiệm khoa và tập thể giáoviên khoa Giáo dục quốc phòng - an ninh Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã tạomọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong thời gian học Cao học và triển khainghiên cứu đề tài

Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới toàn thể gia đình, bạn bè và đồngnghiệp đã luôn cổ vũ, động viên tôi trong suốt thời gian qua

Trong quá trình thực hiện, do còn hạn chế về thời gian cũng như trình độchuyên môn nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót Rất mong nhận đượcnhững ý kiến quý báu của các thầy cô giáo, các nhà khoa học, bạn bè và đồng nghiệp

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2017

Tác giả luận văn

Phạm Văn Thành

Trang 5

MỤC LỤC

Contents

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC 1

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT 4

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 5

PHẦN MỞ ĐẦU 7

1 Lí do chọn đề tài 7

2 Mục đích nghiên cứu 8

3 Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8

4 Nhiệm vụ nghiên cứu 8

5 Giả thuyết khoa học 9

6 Phương pháp nghiên cứu 9

7 Cấu trúc luận văn 9

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC QUÂN SỰTẠI KHOA GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG-AN NINH 10

1.1 Một số khái niệm cơ bản 10

1.1.1 Khái niệm về chất lượng, chất lượng dạy học và chất lượng dạy học quân sự .10

1.1.2 Khái niệm Quốc phòng – An ninh và Giáo dục Quốc phòng – An ninh 12 1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dạy học quân sự 13

1.2.1 Mục tiêu dạy học quân sự 14

1.2.2 Nội dung dạy học quân sự 17

1.2.3 Phương pháp dạy học quân sự 19

1.2.4 Phương tiện dạy học quân sự 22

1.2.5 Người dạy và hoạt động dạy 23

1.2.6 Người học với hoạt động học 25

1.2.7 Kiểm tra đánh giá kết quả dạy học quân sự 26

1.2.8 Môi trường kinh tế - xã hội, văn hoá, khoa học kĩ thuật trong đó diễn ra việc dạy học quân sự 29

1.3 Khái quát về môn học Giáo dục Quốc phòng – An ninh 30

1.3.1 Vị trí, vai trò và đặc điểm của Giáo dục Quốc phòng – An ninh trong hệ thống giáo dục quốc dân 30

Trang 6

1.3.2 Chương trình Giáo dục Quốc phòng – An ninh trình độ cao đẳng, đại

học 33

1.3.3 Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học môn Giáo dục Quốc phòng-An ninh 34

1.4 Các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng dạy học quân sự 37

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 38

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC QUÂN SỰ TẠI KHOA GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG – AN NINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI 40

2.1 Khoa Giáo dục Quốc phòng – An ninh Trường Đại học Bách khoa Hà nội.40 2.2 Giới thiệu tổ chức khảo sát 40

2.2.1 Mục đích khảo sát 40

2.2.2 Nội dung khảo sát 41

2.2.4 Phương pháp khảo sát 41

2.2.5 Các biện pháp tổ chức khảo sát 41

2.2.6 Xử lí kết quả khảo sát 42

2.3 Thực trạng dạy học quân sự tại Khoa Giáo dục Quốc phòng – An ninh trường Đại học Bách khoa Hà Nội 42

2.3.1 Về đội ngũ giảng viên 42

2.3.2 Về trình độ, động cơ, thái độ học tập của sinh viên 52

2.3.3 Về cơ sở vật chất và phương tiện dạy học 54

2.3.4 Về vận dụng các phương pháp dạy học 57

2.4 Đánh giá dạy học quân sự tại trường Đại học Bách Khoa Hà Nội 60

2.4.1 Những thuận lợi và khó khăn 60

2.4.2 Khuyết điểm và nguyên nhân 61

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 62

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC QUÂN SỰ TẠI KHOA GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG - AN NINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI 64

3.1 Một số nguyên tắc đề xuất biện pháp nâng cao chất lượng dạy học 64

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa 64

3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 64

3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 65

3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ 65

Trang 7

3.2 Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học quân sự tại Khoa Giáo dục

Quốc phòng – An ninh, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 65

3.2.1 Nâng cao nhận thức của sinh viên về mục tiêu, yêu cầu của môn học 65

3.2.2 Đào tạo bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên 67

3.2.3 Đổi mới phương pháp dạy học quân sự để phát huy tính tích cực chủ động học tập của sinh viên 71

3.2.4 Đầu tư và khai thác hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phục vụ cho hoạt động dạy học 80

3.2.5 Đổi mới kiểm tra, thi và đánh giá kết quả học tập 81

3.2.6 Chuẩn bị bài giảng phù hợp với đối tượng sinh viên 82

3.2.7 Tăng cường giáo dục, quản lí, rèn luyện SV trong quá trình tham gia học tập quân sự 83

3.3 Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đã đề xuất 85

3.3.1 Mục đích khảo nghiệm 85

3.3.2 Đối tượng khảo nghiệm 86

3.3.3 Nội dung khảo nghiệm 86

3.3.4 Kết quả khảo nghiệm 86

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 93

1 Kết luận 93

2 Kiến nghị 94

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 96

PHỤ LỤC 99

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

1 Bảng 1.1: Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu môn học Giáo dục

Quốc phòng – An ninh trong các trường Đại học, Cao đẳng

34

2 Bảng 2.1: Thống kê số lượng giảng viên từ năm học 2013

-2014 đến năm học 2015 – 2016

41

3 Bảng 2.2: Tổng hợp trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đội ngũ

giảng viên năm học 2016-2017

43

4 Bảng 2.3: Cơ cấu độ tuổi đội ngũ giảng viên thời điểm tháng 3

năm 2017

45

5 Bảng 2.4: Kết quả tự đánh giá về phẩm chất của đội ngũ giảng

viên Giáo dục Quốc phòng – An ninh ở Khoa Giáo dục Quốc

phòng - An ninh Đại học Bách khoa Hà Nội

47

6 Bảng 2.5: Kết quả tự đánh giá về năng lực chuyên môn, nghiệp

vụ của đội ngũ giảng viên ở Khoa Giáo dục Quốc phòng-An

ninh Đại học Bách khoa Hà Nội

49

8 Bảng 2.7: Bảng thái độ tham gia vào xây dựng bài giảng với

môn học của SV

54

9 Bảng 2.8: Thống kê vật chất trang bị phục vụ học tập Khoa

Giáo dục Quốc phòng – An ninh năm 2017

12 Bảng 3.1.a: Tổng hợp ý kiến của cán bộ quản lí về mức độ cần

thiết của các biện pháp nâng cao chất lượng dạy học quân sự tại

Khoa Giáo dục Quốc phòng – An ninh Trường Đại học Bách

88

Trang 10

khoa Hà Nội

13 Bảng 3.1.b: Tổng hợp ý kiến của đội ngũ giảng viên về mức độ

cần thiết của các biện pháp nâng cao chất lượng dạy học quân

sự tại Khoa Giáo dục Quốc phòng – An ninh Trường Đại học

Bách khoa Hà Nội

89

14 Bảng 3.2.a: Tổng hợp ý kiến của cán bộ quản lí về tính khả thi

của các biện pháp nâng cao chất lượng dạy học quân sự tại

Khoa Giáo dục Quốc phòng – An ninh Trường Đại học Bách

khoa Hà Nội

90

15 Bảng 3.2.b: Tổng hợp ý kiến của đội ngũ giảng viên về tính

khả thi của các biện pháp nâng cao chất lượng dạy học quân sự

tại Khoa Giáo dục Quốc phòng – An ninh Trường Đại học

Bách khoa Hà Nội

91

Trang 11

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Giáo dục quốc phòng và an ninh cho SV là chủ trương lớn của Đảng, Nhànước ta nhằm trang bị cho SV những nội dung cơ bản về đường lối quân sự, quốcphòng và các kiến thức, kĩ năng quân sự cần thiết Qua đó, SV nhận thức đầy đủ

về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của mình đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ

Tổ quốc Các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhànước về GDQP-AN đã được thể hiện thông qua các chỉ thị, nghị định,… như Chỉthị số 62-CT/TW ngày ngày 12 tháng 02 năm 2001 của Bộ Chính trị (khóa IX) vềtăng cường công tác giáo dục quốc phòng toàn dân trước tình hình mới; Chỉ thị số12-CT/TW ngày 03 tháng 5 năm 2007 của Bộ Chính trị (khóa X) về tăng cường

sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục quốc phòng và an ninh trong tìnhhình mới; Nghị định số 15/2001/NĐ-CP ngày 01 tháng 5 năm 2001 của Chính phủ

về giáo dục quốc phòng, Nghị định số 116/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm

2007 của Chính phủ quy định về giáo dục quốc phòng và an ninh, Nghị quyết Hộinghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT Tại kỳ họpthứ 5 Quốc hội khóa XIII (từ 20/5-21/6/2013), Quốc hội nước Cộng hòa xã hộichủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật GDQP-AN (có hiệu lực thi hành từ ngày01/01/2014), công tác GDQP-AN trên phạm vi cả nước nói chung và trườngĐHBKHN nói riêng đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, tạo sự chuyển biến tích cực

Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân nên công tác GDQP-AN cho SV tạitrường ĐHBKHN còn bộc lộ một số bất cập, hạn chế Đội ngũ CB, GV hiện nayphần lớn là SQBP, kiến thức toàn diện về QP-AN cũng như phương pháp, kĩ năng

sư phạm còn hạn chế; công tác quy hoạch, xây dựng đội ngũ CB, GV của mônGDQP-AN chưa được coi trọng đúng mức; việc bảo đảm chế độ, chính sách vẫnchưa hợp lí nên chưa thực sự tạo động lực để họ yên tâm công tác Hệ thống cơ sởvật chất, trang thiết bị dạy học, thao trường, bãi tập tại trường còn thiếu, chưa đápứng được yêu cầu đặc thù của môn học Mặt khác, nhận thức của một bộ phận SV

về vị trí, vai trò của công tác GDQP-AN chưa đầy đủ nên chất lượng học tập còn

Trang 12

chưa được như mong muốn Việc nâng cao chất lượng công tác GDQP-AN nhất làdạy học quân sự đang trở thành yêu cầu cấp thiết nhằm góp phần nâng cao chấtlượng giáo dục đào tạo nói chung, GDQP-AN nói riêng tại nhà trường nhằm thựchiện thắng lợi chiến lược phát triển giáo dục đào tạo của nhà trường trong giaiđoạn cách mạng hiện nay.

Từ những lí do trên, tác giả chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học quân sự tại Khoa GDQP - AN, Trường ĐHBKHN” làm đề tài

luận văn thạc sĩ của mình

Quá trình dạy học quân sự tại Khoa GDQP-AN, Trường ĐHBKHN

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học quân sự tại Khoa GDQP-AN,Trường ĐHBKHN

3.3 Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu luận cứ khoa học và các biện pháp nâng cao chất lượng dạyhọc quân sự tại Khoa GDQP-AN, Trường ĐHBKHN

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Xây dựng cơ sở khoa học về nâng cao chất lượng dạy học quân sự tạiKhoa GDQP-AN, Trường ĐHBKHN

- Khảo sát và đánh giá thực trạng dạy học quân sự tại Khoa GDQP-AN,Trường ĐHBKHN

- Đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng dạy học quân sự tại KhoaGDQP-AN, Trường ĐHBKHN

- Kiểm nghiệm kết quả nghiên cứu

Trang 13

5 Giả thuyết khoa học

Chất lượng dạy học quân sự ở Khoa GDQP-AN Trường ĐHBKHN còngặp nhiều khó khăn, bất cập, chưa đạt được mục tiêu đề ra Nếu đề xuất được cácbiện pháp phù hợp thì sẽ nâng cao chất lượng dạy học quân sự, đáp ứng yêu cầucủa chương trình GDQP-AN Trường ĐHBKHN

6 Phương pháp nghiên cứu

Chúng tôi có sử dụng một số nhóm phương pháp nghiên cứu sau:

6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận: Phân tích nghiên cứu các tàiliệu, các văn bản, chủ trương, chính sách, các bài báo, tham luận có liên quanđến chất lượng dạy học, dạy học quân sự theo chương trình GDQP-AN

6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra, khảo sát thực trạngdạy học quân sự tại Khoa GDQP-AN, Trường ĐHBKHN Xin ý kiến chuyên gia

về một số nội dung trong thực trạng dạy học quân sự tại Khoa GDQP-AN TrườngĐHBKHN và các biện pháp đưa ra về nâng cao chất lượng dạy học quân sự tạiKhoa GDQP-AN Trường ĐHBKHN Phương pháp nghiên cứu sản phẩm: Tìmhiểu kết quả học tập và thái độ của SV Trường ĐHBKHN

6.3 Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng một số công thức toán họcthống kê để xử lí kết quả nghiên cứu một cách định lượng nhằm rút ra những kếtluận khoa học

7 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu; kết luận, kiến nghị và tài liệu tham khảo, phần nộidung luận văn được chia làm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận về nâng cao chất lượng dạy học quân sự tại KhoaGiáo dục Quốc phòng – An ninh

Chương 2: Thực trạng dạy học quân sự tại Khoa Giáo dục Quốc phòng –

An ninh, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Chương 3: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học quân sự tại KhoaGiáo dục Quốc phòng – An ninh, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Trang 14

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌCQUÂN SỰTẠIKHOA GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG-AN NINH

1.1 Một số khái niệm cơ bản

1.1.1 Khái niệm về chất lượng, chất lượng dạy học và chất lượng dạy học quân sự

* Khái niệm về chất lượng

Chất lượng luôn là vấn đề quan trọng, là một phạm trù phức tạp mà conngười thường hay gặp trong các lĩnh vực hoạt động của mình Việc phấn đấu nângcao chất lượng được xem là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất trong bất

kỳ một cơ sở hoạt động nào Thuật ngữ chất lượng có nhiều quan điểm khác nhautrong cách tiếp cận và đã đưa ra nhiều khái niệm khác nhau:

Theo từ điển tiếng Việt, chất lượng là: “cái làm nên phẩm chất, giá trị của

sự vật” hoặc “cái tạo nên bản chất sự vật, làm cho sự vật này khác sự vật kia”;Chất lượng là “tổng thể những tính chất, thuộc tính cơ bản của sự vật (sựviệc)….làm cho sự vật (sự việc) này phân biệt với sự vật ( sự việc) khác

Theo Philip B Grosby: “Chất lượng là sự phù hợp với những yêu cầu hayđặc tính nhất định”

Chất lượng là “tiềm năng của một sản phẩm hay dịch vụ nhằm thỏa mãnnhu cầu người sử dụng” (Tiêu chuẩn Pháp-NFX 50-109)

Theo W Edwards Deming (Mỹ): “Chất lượng là mức độ dự báo được về

độ đồng đều và đọ tin cậy với chi phí thấp và phù hợp thị trường” [dẫn theo 21]

Trên đây là một số định nghĩa tiêu biểu về chất lượng, mỗi định nghĩa đượcnêu ra dựa trên những cách tiếp cận khác nhau về vấn đề chất lượng và do đó mỗimột quan niệm đều có mặt mạnh mặt yếu riêng Mặc dù vậy tổ chức quốc tế vềtiêu chuẩn hóa ISO đưa ra đinh nghĩa trong ISO 8402:1984: “Chất lượng là mộttập hợp các tính chất và đặc trưng của một thực thể, tạo cho nó có khả năng thỏamãn những nhu cầu đã được nêu rõ hoặc còn tiềm ẩn” là một khái niệm khá hợp

lý hoàn chỉnh và thộng dụng nhất hiện nay Nó phát huy được những mặt tích cực

và khắc phục được những hạn chế của các khái niệm trước đó, ở đây chất lượngđược xêm xét một cách toàn diện và rộng rãi hơn

Trang 15

*Khái niệm chất lượng dạy học

Chất lượng là vấn đề cơ bản nhất của giáo dục Tuy nhiên, thế nào là chấtlượng dạy học cũng không phải đã có những câu trả lời giống nhau trong xã hộicũng như ngành giáo dục đào tạo Người ta thường cho rằng: Có thầy giỏi cóphương tiện tốt, HS chăm học, thi cử nghiêm minh, tỉ lệ tốt nghiệp cao đó là chấtlượng giáo dục cao

Xét về phương diện giáo dục học vĩ mô thì cách hiểu như vậy mới đúngmột phần Tuy là phần quan trọng cần thiết nhưng chưa phải là phần cơ bản nhất.Theo tác giả Lê Văn Giạng: "Đó mới chỉ là điều kiện chứ chưa phải là tiêu chuẩncùa chất lượng giáo dục, chưa cho chúng ta biết thế nào là chất lượng giáo dục.Chất lượng giáo dục được xác định ở chỗ mục tiêu của nó đúng đắn cụ thể và ởchỗ mục tiêu đó được thực hiện đầy đủ”.[19 tr69]

Tính đúng đắn của mục tiêu giáo dục là mục tiêu đó phù hợp với yêu cầuphát triển xã hội (trong đó có yêu cầu phát triển cá nhân các thành viên trong xã hội)

Tính cụ thể của mục tiêu giáo dục là mục tiêu đó đề ra đủ rõ để làm căn cứcho việc xác đinh nộị dung, phương pháp đào tạo Như vậy, trong quan niệm toàndiện về chất lượng giáo dục phải có hai thành phần: Phần tiêu chuẩn chất lượng domuc tiêu đào tạo quy định, phần điều kiện chất lượng mà nội dung là các yếu tố cơbản quá trình giáo dục

Có thể đi sâu hơn nữa về cách hiểu vấn đề chất lượng Chất lượng dạy họccuối cùng được thể hiện qua tác dụng của nó đối với sự phát triển của xã hội Cáchđặt vấn đề như vậy là cần thiết vì nó chỉ ra mục đích cuối cùng của công tác giáodục, mục đích này nằm trong bản chất chức năng xã hội của giáo dục Nhưng cáchhiểu đó về chất lượng giáo dục có phần vượt quá phạm vi nghiên cứu của để tàinày Vì tác dụng của con người đã qua đào tạo không chỉ phụ thuộc vào chất lượnggiáo dục mà còn phụ thuộc ở một mức độ có khi không kém quan trọng vào cách

xã hội sử dụng những con người đó như thế nào

*Khái niệm chất lượng dạy học quân sự

Trong lĩnh vực đào tạo, chất lượng dạy và học với đặc trưng sản phẩm là

Trang 16

“con người lao động” có thể hiểu là kết quả (đầu ra) của quá trình dạy học và đượcthể hiện cụ thể ở các phẩm chất, giá trị nhân cách và giá trị sức lao động hay nănglực hành nghề của người tốt nghiệp tương ứng với mục tiêu đào taọ của từngnghành đào tạo trong hệ thống đào tạo Trong dạy học quân sự, chất lượng dạy họcquân sự là người học vừa phải nắm được các kỹ năng quân sự để tham gia vào sựnghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, có ý thức tổ chức

kỷ luật cao, có lòng yêu nước, yêu CNXH, niềm tự hào và sự trân trọng đối vớitruyền thống đấu tranh chống ngoai xâm của dân tộc, của lực lượng vũ trang nhândân Việt Nam, có ý thức cảnh giác trước âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch

1.1.2 Khái niệm Quốc phòng – An ninh và Giáo dục Quốc phòng – An ninh

1.1.2.1 Khái niệm Quốc phòng

Theo luật Quốc phòng năm 2005 “Quốc phòng là công cuộc giữ nước bằngsức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, trong đó sức mạnh quân sự là đặc trưng, lựclượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt” [25 tr1] “Nền quốc phòng toàn dân là sứcmạnh quốc phòng của đất nước được xây dựng trên nền tảng nhân lực, vật lực, tinhthần mang tính chất toàn dân, toàn diện, độc lập, tự chủ, tự cường” [25 tr1]

1.1.2.2 Khái niệm an ninh

Theo luật An ninh quốc gia năm 2004 “An ninh quốc gia là sự ổn định, pháttriển bền vững của chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủnghĩa Việt Nam, sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹnlãnh thổ của Tổ quốc” [26, tr1] An ninh quốc gia chính là trạng thái ổn định, cótrật tự của một quốc gia, một chế độ xã hội Bảo đảm an ninh quốc gia là đảm bảocho sự tồn tại và phát triển bền vững của một chế độ xã hội, của nhà nước An ninhquốc gia được thực hiện trên các lĩnh vực của đời sống xã hội bao gồm cả hoạtđộng đối nội và đối ngoại An ninh quốc gia phải gắn chặt với quốc phòng

1.1.2.3 Khái niệm Giáo dục Quốc phòng - An ninh

Quốc phòng - An ninh là sự kết hợp quốc phòng với an ninh tạo thành sứcmạnh tổng hợp trong thời bình cũng như trong thời chiến nhằm xây dựng và bảo vệ

Tổ quốc GDQP-AN có vị trí, vai trò to lớn được quy định là môn học bắt buộc ở

Trang 17

các cơ sở giáo dục “GDQP-AN trong trường cao đẳng nghề, cơ sở giáo dục đại học

là môn học chính khóa” [28 tr3] GDQP-AN là hoạt động có kế hoạch, có nội dungchương trình phương pháp và hình thức phù hợp với từng đối tượng, nhằm truyềnthụ cho người học những tri thức, bồi dưỡng kinh nghiệm, kĩ năng quân sự vànhững vấn đề về QP-AN cần thiết để họ sẵn sàng làm tốt nghĩa vụ QP-AN bảo vệ

Tổ quốc theo chức trách

1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dạy học quân sự

Như phần một đã nêu các yếu tố cấu thành của quá trình day học là điềukiện đảm bảo chất lượng dạy học Xem xét sự ảnh hưởng của từng yếu tố đến chấtlượng dạy học là phải nghiên cứu chúng trong hệ thống chung hoàn chỉnh của quátrình dạy học quân sự

Quá trình dạy học theo tác giả Lê Khánh Bằng đó là quá trình nhận thứcđộc đáo của HS dưới sự chỉ đạo của người giáo viên, là quá trình hai mặt (dạy vàhọc) nhằm đạt được các nhiệm vụ dạy học, đạt được chất lượng và hiệu quả dạyhọc" [9 tr53]

Dạy học đại học là quá trình có mục đích, có tổ chức, phối hợp thống nhấtgiữa hoạt động dạy và hoạt động học nhằm trang bị kiến thức, kĩ xảo, kĩ năngnghề nghiệp, phát triển khả năng tư duy sáng tạo, giáo dục những phẩm chất nhâncách cần thiết cho SV đáp ứng yêu cầu của xã hội và nghề nghiệp tương lai.[1tr13]

Quá trình dạy học quân sự chủ yếu nhằm trang bị tri thức, kĩ năng kĩ xảocho người học Đối với bậc đại học quá trình dạy học là một quá trình tích cực chủđộng nhận thức có tính chất nghiên cứu của SV dưới sự hướng dẫn chỉ đạo củangười thầy giáo nhằm đạt được các nhiệm vụ dạy học do mục tiêu dạy học quyđịnh Quá trình dạy học là một hệ thống hoàn chỉnh bao gồm các yếu tố cơ bảnsau đây:

- Mục liêu dạy học;

- Nội dung day học;

- PPDH và hình thức tổ chức dạy học;

Trang 18

1

- Phương tiện dạy học;

- Kiểm tra đánh giá kết quả;

- Người dạy với hoạt dộng dạy;

- Người học với hoạt động học;

- Môi trường kinh tế - xã hội văn hoá, khoa học kĩ thuật trong đó diễn ra

việc dạy học;

Các yếu tố cơ bản của quá trình dạy học có mối quan hệ biện chứng với

nhau Khi nghiên cứu quá trình dạy học hay từng yếu tố cấu thành của nó đều cần

thiết phải đặt chúng trong sự vận động, biến đổi và phát triển trong hệ thống lớn

hơn (quá trình sư phạm tổng thể hay còn gọi là quá trình giáo dục) đồng thời cũng

phải thấy được sự ổn định tương đối của chúng trong một thời gian nhất định

1.2.1 Mục tiêu dạy học quân sự

1.2.1.1 Khái niệm mục tiêu dạy học

Khái niệm “mục đích” và “mục tiêu” vẫn còn một vài tranh luận Theo Từ

điển tiếng việt của nhà xuất bản Khoa học Xã hội thì sự giống nhau của chúng ở

cái vạch ra làm cái đích cần đạt tới Sự khác nhau của chúng là mục tiêu mang tính

chất hẹp hơn, cụ thể hơn có thể đo lượng được mức độ đạt được [31 tr1013-1031]

Theo tác giả Lê Khánh Bằng “Mục tiêu giáo dục là những gì mà HS phải

có được về tri thức kĩ năng, kĩ xảo nghề nghiệp và thái độ sau một quá trình học

tập” [8 tr99]

Mục tiêu dạy học một ngành học là nhân cách dự kiến hay mẫu người CB

chuyên môn được hình dung trước, định hướng bởi nhu cầu thực tiễn và đáp ứng

sự phát triển kinh tế xã hội trong một giai đoạn nhất định Nhân cách đó, mẫu

người đó là chất lượng mà người học phải đạt được qua quá trình đào tạo.[16 tr9]

Mục tiêu dạy học mỗi ngành học bao gồm các cấp độ: cấp ngành học, cấp

môn học, cấp bài học - tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh (hệ thống con của quá

trình dạy học)

Đối với mục tiêu nghành học luôn luôn phải xuất phát từ nhu cầu của xã

hội về hoạt động nghề nghiệp Có nghĩa là nhu cầu của thực tiễn sử dụng giữ một

Trang 19

vị trí quyết định đối với nhân cách dự kiến sẽ hình thành ở người học mà mục tiêudạy học đã xác lập.

Mục tiêu dạy học là một phạm trù chứa đựng yếu tố phát triển chứ khôngphải hoàn toàn bất biến Bản thân các yếu tố hợp thành bản phác thảo về triểnvọng phát triển nhân cách HS luôn vận động và biến đổi trong quá, trình phát triểnkinh tế xã hội Cho nên nhân cách dự kiến chỉ phù hợp với một giai đoạn nhấtđịnh của quá tình phát triển kinh tê xã hội Một cách chính xác luôn là các thànhphần nhân cách dự kiến chỉ phù hợp với điều kiện sản xuất của ngành nghề vẫncòn tương đối ổn định chưa bị biến đổi nhiều do tiến bộ của khoa học kĩ thuật

Mục tiêu dạy học quân sự vừa chứa đựng yếu tố hiện thực vừa chứa đựngyếu tố lí tưởng Yếu tố hiện thực thể hiện ở chỗ mục tiêu dạy học bao gồm một tổhợp những phẩm chất, năng lực cần thiết cho người tốt nghiệp hoạt động nghềnghiệp trong thực tiễn được xác định từ nhu cầu của chính thực tiễn đó Nhữngphẩm chất năng lực nói trên qua quá trình đào tạo sẽ được người học tiếp nhậnbiến thành của riêng và nhờ đó nhân cách hình thành Yếu tố lí tưởng thể hiện ởchỗ: Trong thiết kế mẫu người (khi xác định mục tiêu) ta đã phải hình dung trướcđón đầu sự phát triển của kinh tế - xã hội, tiến bộ khoa học kĩ thuật ứng dụng vàosản xuất Mặt khác quá trình dạy học theo mục tiêu dạy học đặt ra còn chịu sự chiphối của điều kiện chủ quan, khách quan làm cho chất lượng đào tạo thườngkhông đáp ứng đúng yêu cầu của xã hội

1.2.1.2 Chức năng của mục tiêu dạy học quân sự

- Đối với người học: Mục tiêu dạy học giúp người học xác định được nhữngkiến thức kĩ năng, kĩ xảo cần lĩnh hội và lựa chọn phương pháp học tập thích hợpvới bản thân

- Đối với người dạy: Mục tiêu dạy học là tài liệu định hướng lựa chọn nộidung dạy học, khối lượng và mức độ dạy kiến thức, kĩ năng cần đào luyện chongười học, lựa chọn PPDH, theo dõi đánh giá kết qủa của hoạt động dạy để tựđiều chỉnh hoạt động dạy của mình

- Đối với người quản lí giáo dục: Mục tiêu dạy học là tài liệu chỉ đạo xây

Trang 20

dựng nội dung chương trình đào tạo, giáo trình và sách giáo khoa, chỉ đạo côngtác phương pháp dạy và học, chỉ đạo việc lập kế hoạch dạy học kiểm tra đánh giákết quả của tập thể giáo viên và SV.

- Đối với người sử dụng SV tốt nghiệp: Mục tiêu dạy học là tài liệu để phântích đánh giá chất lượng đào tạo của nhà trường, bố trí sử dụng SV tốt nghiệpđúng mục đích mà họ đã đào tạo Phối hợp cùng nhà trường bảo đảm công tác họctâp, thực tâp của SV, đóng góp ý kiến xây dựng nội dung chương trình đào tạophù hợp với yêu cầu sử dụng

1.2.1.3 Yêu cầu đối với mục tiêu dạy học quân sự

Mục tiêu dạy học là tiêu chuẩn của chất lượng dạy học Do vai trò vị trí củamục tiêu dạy học là để đánh giá chất lượng dạy học, theo PGS Đặng Bá Lãm thìmục tiêu dạy học phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:

- Phải thích đáng (đáp ứng đúng nhu cầu);

- Phải hợp lí (lô gích phi mâu thuẫn hình thức);

- Phải chính xác (rõ ràng, cụ thể , dễ hiểu);

- Phải mang tính khả thi (thực hiện được trong điều kiện xác định);

- Phải quan sát được (nhìn thấy được rõ ràng);

- Phải đo lường được (đo đếm được);[23]

Những yêu cầu trên rất cần thiết khi nghiên cứu cải tiến hoặc xây dựngmục tiêu dạy học ở tất cả các cấp học, bậc học Tuy nhiên, trong thực tế yêu cầu

đo lường được, quan sát được là điều khó khăn do đó các nhà giáo dục học đã đưa

ra bốn trình độ hiểu biết khi xây dựng mục tiêu dạy học:

+ Trình độ nhận biết: Hiểu biết, xác định, phân biệt, nhận ra

+ Trình độ tái hiện: Tái hiện được thông tin vào thực tiễn trong những tìnhhuống quen thuộc gọi là kiến thức kĩ năng Nếu thành thạo, tự động hoá thì gọi làkiến thức kĩ xảo

+ Trình độ biến hoá: Vận dụng kiến thức vào thực tiễn vào những vấn đề,đối tượng tình huống quen biết nhưng đã biến đổi

Trang 21

Như vậy, nếu mục tiêu dạy học được thiết kế hợp lí đáp ứng được các yêucầu nêu trên thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học.

1.2.2 Nội dung dạy học quân sự

1.2.2.1.Khái niệm nội dung dạy học quân sự

Khái niệm nội dung dạy học được nhiều nhà giáo dục học đề cập về hìnhthức không hoàn toàn trùng lặp nhưng về bản chất thì cơ bản như nhau Xin trìnhbày một vài định nghĩa về nội dung dạy học:

Nội dung dạy học là tổng hợp những chất liệu bao gồm những kinh nghiệm

và tri thức khoa học, những tiêu chuẩn mẫu mực đạo đức và hành vi, hình ảnhthực tế: “Nững quy tắc, quy định hoạt động nghề nghiệp được lựa chọn phù hợpvới yêu cầu phát triển nhân cách của một loại hình đào tạo” [16 tr21]

Nội dung dạy học quân sự là hệ thống những tri thức kĩ năng kĩ xảo tươngứng gắn liền với hoạt động nghề nghiệp quân sự

1.2.2.2 Đặc điểm của nội dung dạy học quân sự

Nội dung dạy học được coi là phương tiện để thực hiện mục tiêu dạy học

do đó nội dung dạy học trước hết được định hướng bởi mục tiêu dạy học

Trong quá trình xây dựng nội dung dạy học, về mặt định tính, vấn đề khoahọc lựa chọn được xem xét hàng đầu Trong quá trình chi tiết hoá thì yếu tố thờigian là cơ bản nhất

Trong quá trình dạy học, nội dung dạy học quân sự luôn là đối tượng tácđộng của hai trung tâm trí tuệ đó là: Trung tâm trí tuệ của người dạy và trung tâmtrí tuệ của người học Trong đó người dạy dùng nội dung dạy học để truyền thụđào luyện người học và người học lĩnh hội tiếp thu và biến đổi thành gía trị riêngcủa bản thân qua đó phát triển và hình thành nhân cách

1.2.2.3 Chức năng của nội dung dạy học quân sự

Nội dung dạy học quân sự làm chức năng phương tiện thực hiên mục tiêudạy học trong đó xác định một hệ thống kiến thức cơ bản, kiến thức cơ sở, kiếnthức chuyên môn và kiến thức hỗ trợ cần thiết để nắm vững các lĩnh vực khoa học,

có những kĩ năng, kĩ xảo tương ứng nắm được xu thế phát triển của khoa học kĩ

Trang 22

thuật những yêu cầu về quan điểm, phẩm chất liên quan đến tiến bộ khoa học kĩthuật công nghệ và xã hội.

Nội dung dạy học quân sự làm chức năng định hướng việc lưa chọn phươngpháp hình thức tổ chức quá trình dạy học phù hợp để phát huy cao nhất mối quan

hệ giữa người dạy và người học

Nội dung dạy học quân sự làm chức năng định chuẩn trong việc xác địnhhình thức, nội dung, chỉ tiêu đánh giá trong khâu kiểm tra đánh giá kết quả day họccủa người dạy và người học

1.2.2.4 Yêu cầu đối với nội dung dạy học quân sự

Do vai trò quan trọng của nội dung dạy học quân sự trong quá trình dạy học

để dạy học có chất lượng cao nội dung dạy học phải đảm bảo các yêu cầusau đây:

- Nội dung dạy học phải được phản ánh khách quan, khoa học, chân thực,chính xác đối tượng nghiên cứu

- Nội dung dạy học, một mặt phải được phản ánh thành tựu hiện đại củanhân loại cả lí thuyết lẫn thực tiễn ứng dụng thuộc lĩnh vực khoa học đó Mặt khác,nội dung dạy học phải phù hợp với thực tiễn Việt Nam

- Nội dung dạy học phải được sắp xếp thành hệ thống hoàn chỉnh lôgíc khoahọc, chặt chẽ phù hợp với mục tiêu dạy học và kết hợp với quy luật tâm lí sư phạm.Phải thể hiện được sự nhuần nhuyễn những kiến thức khoa học và khoa học

sư phạm

- Nội dung dạy học phải gắn liền với các đặc trưng của phương pháp dạyhọc của bậc đại học đặc trưng Truyền đạt cho con người không chỉ những kết quảkhoa học còn phải bao gồm cả con đường, cách thức của sự nhận thức để đạt đượckết quả của khoa học đó

- Nội dung dạy học phải đảm bảo các yêu cầu về giáo dục tư tưởng, phẩmchất đạo đức

Trang 23

1.2.3 Phương pháp dạy học quân sự

1.2.3.1 Khái niệm phương pháp dạy học

Do tầm quan trọng đối với phương pháp và quá trình dạy học, đã từ lâu,PPDH luôn luôn là trung tâm chú ý của các nhà giáo trên thế giới và trong nước.Cho đến nay, PPDH vẫn đang là một phạm trù được các nhà lí luận dạy học quantâm Có nhiều ý kiến khác nhau về khái niệm cấu trúc sự phân loại, xu thế phát triển…

Nói chung lí luận về PPDH đã được phát triển ngày càng hoàn thiện trên cơ

sở kế thừa có phê phán và chọn lọc những thành tựu về tâm lí sư phạm và lí luậndạy học, đặc biệt là những tư tưởng mới về dạy học và phát triển về tích cực hóa,tối ưu hóa quá trình dạy học

Sau đây là một số định nghĩa về phương pháp:

- Bách khoa toàn thư của Liên xô năm 1965: "PPDH là cách thức làm việccủa giáo viên và HS, nhờ đó mà HS nắm vững kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, hìnhthành thế giới quan, phát triển năng lực nhận thức"

- PPDH theo theo Nguyễn Ngọc Quang: "Cách thức làm việc của thầy vàtrò dưới sự chỉ đạo của thầy nhằm làm cho trò nắm vững kiến thức kĩ năng, kĩ xảomột cách tự giác,tích cực tự lực, phát triển những năng lực nhận thức và năng lựchành động, hình thành thế giới quan duy vật khoa học "

- PPDH là cách thức (hoạt động) hướng tới đạt được những mục tiêu, mụcđích đã định trong những điều kiện và môi trường cụ thể [17 tr245]

PPDH đại học theo tác giả Đặng Vũ Hoạt nó là một phạm trù của lí luậndạy học đại học PPDH đại học là một nhân tố cấu thành hữu cơ của quá trình dạyhọc đại học có mối quan hệ biện chứng với cáс nhân tố khác của quá trình dạyhọc PPDH đại học bao gồm phương pháp dạy và phương pháp học trong sự thốngnhất với nhau Phương pháp dạy là cách thức mà giáo viên trình bày tri thức, tổchức và kiểm tra hoạt động nhận thức và thực tiễn của HS nhằm đạt được cácnhiệm vụ dạy học Phương pháp học là cách thức tiếp thu tự tổ chức và kiểm trahoạt động nhận thức và thực tiễn của HS nhằm đạt được các nhiệm vụ dạy học Vìdạy học ở đại học tiệm cận với nghiên cứu khoa học, nên PPDH đại học sát gần

Trang 24

với phương pháp nghiên cứu khoa học.

Về đặc điểm PPDH đại học theo tác giả Lê Khánh Bằng: PPDH đại họcphải gắn liền với thực tiễn xã hội, thực tiễn sản xuất và chiến đấu, thực tiễn nghiêncứu khoa học và thị trường

 PPDH đại học ngày càng thống nhất với phương pháp nghiên cứu khoahọc, kích thích cao độ tính tích cực độc lập sáng tạo của SV

 PPDH đại học rất đa dạng nó thay đổi tùy theo loại trường đại học, loạimục đích, nội dung, điều kiện dạy học tuỳ theo đặc điếm nhân cách của người dạy

1.2.3.2 Một số phương pháp dạy học thường được sử dụng ở đại học

Theo [35], phương pháp dạy học thường được sử dụng ở đại học gồmnhững nhóm sau:

* Nhóm phương pháp dạy học thông báo - tiếp nhận ( Thông báo-Tái hiện)

Cấu trúc hoạt động học tập trong kiểu dạy học này chủ yếu là theo các hìnhthức dạy học trong đó giáo viên thông báo – học viên tiếp nhận tri thức Thôngthường có sự thay đổi thường xuyên giữa các hình thức thông báo tri thức củagiáo viên (exposition) và các bài luyện tập (practice) của học viên Trong trườnghợp được tổ chức tốt, giai đoạn luyện tập nhiều hơn giai đoạn thông báo tri thức

Dạy học theo kiểu phương pháp này, tri thức được sắp xếp theo một cấutrúc rõ ràng, chặt chẽ Thông qua giáo viên, tri thức được truyền thụ tới học viêndưới dạng thông báo và được tích hợp vào vốn tri thức sẵn có của người học Họcviên tiếp nhận tri thức theo cấu trúc đã được sắp xếp

Về mặt nội dung, học viên định hướng vào cấu trúc tri thức của các mônkhoa học Về mặt phương pháp, học viên tập trung vào việc củng cố và vận dụng

Trang 25

những điều đã học trong những mối quan hệ khác nhau Tuy nhiên, nhược điểm cơbản của lí thuyết dạy học này là hạn chế tính tích cực nhận thức và sáng tạo của HS.

* Nhóm phương pháp khám phá và giải quyết vấn đề

Xuất phát từ luận điểm “Tâm lí phát triển và thể hiện qua vận động” (S.L.Rubinstein), từ nhiều thập niên gần đây, các chính sách giáo dục cũng như khoahọc dạy học luôn đòi hỏi tăng cường vai trò chủ thể của người học trong việc họctập Các kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, dạy học thông báo – tiếp nhận dẫn đếnnhững tri thức nặng về mô tả, giải thích nhưng không đủ vững chắc

Mục đích quan trọng của kiểu PPDH tích cực – sáng tạo là nhằm phát triểnnăng lực giải quyết vấn đề Vì vậy, dạy học giải quyết vấn đề là một trọng tâm củadạy học tích cực – sáng tạo Một vấn đề xuất hiện khi người ta định đạt tới mụcđích nào đó, nhưng lại chưa biết rằng đạt đến bằng cách nào, và như vậy khôngthể sử dụng những cách thức, những kĩ thuật hay hành động quen thuộc để giảiquyết vấn đề Để giải quyết vấn đề, đòi hỏi phải nắm được những quy luật củaphương pháp giải quyết vấn đề với tư cách là chiến lược của việc tìm kiếm và pháthiện Trong dạy học giải quyết vấn đề, việc học tập cần hướng vào việc khám phánhững mối quan hệ còn chưa biết đối với chủ thể học tập Quá trình học tập baogồm ba quá trình diễn ra đồng thời: lĩnh hội tri thức, chế biến tri thức và đánh giátri thức

Bản chất của dạy học giải quyết vấn đề là: học viên nhận thức và hiểu đượcvấn đề, lập kế hoạch giải quyết, thực hiện giải quyết vấn đề và thường xuyên tựkiểm tra việc giải quyết vấn đề

Trang 26

- Phân loại: Phương pháp dạy thực hành được phân loại theo nội dung vàhình thức.

Phân loại theo nội dung

+ Thực hành nhận biết: Là xác định vật mẫu, đòi hỏi SV phải có khả năngquan sát Giáo viên phải hướng dẫn SV quan sát bằng giác quan và kết hợp cácphương tiện dạy học khác, các biên pháp so sánh, đối chiếu và hướng dẫn SV có kĩnăng, thói quen quan sát

+ Thực hành khảo sát: Đòi hỏi SV phải phân tích các dữ kiện để có đủ cơ sởnắm vững nội dung

+ Thực hành kiểm nghiệm: Đối với một nội dung SV đã nắm được về mặt líthuyết và thực hành để kiểm nghiệm lí thuyết đó Ở hình thức này ta có thể giảthuyết (giả thuyết là những phỏng đoán hợp lí dựa trên cơ sở khoa học Giả thuyết

có thể đúng hoặc sai, đúng khi kết quả thực hành phù hợp giả thuyết, sai khi kếtquả không phù hợp giả thuyết)

+ Thực hành theo quy trình sản xuất : Nhằm rèn luyện SV có kĩ năng, kĩ xảonhư thực hiện một sản phẩm, thiết kế, sử dụng dụng cụ (đo kiểm tra, vận hành, cầmtay, đa mục đích), sửa chữa, tháo ráp

Theo hình thức: Phương pháp thực hành 4 bước, phương pháp thực hành 3bước, phương pháp thực hành 6 bước

1.2.4 Phương tiện dạy học quân sự

1.2.4.1 Khái niệm về phương tiện dạy học

Cũng như các nhân tố khác của quá trình dạy học khái niệm về phương tiệndạy học cũng được nhiều nhà khoa học đề cập trên hình thức cho thấy dù khônghoàn toàn trùng lặp nhưng về dấu hiệu bản chất thì không chứa đựng mâu thuẫnhoặc phủ định lẫn nhau Để hiểu đầy đủ khái niệm phương tiện dạy học chúng tabắt đầu từ thuật ngữ phương tiện Theo Từ điển tiếng Việt năm 1988 của nhà xuấtbản Khoa học Xã hội thì “Phương tiện là vật để làm một việc gì, để đạt được mộtmục đích “ [31 tr663] Như vậy, phương tiện gắn với mục đích, gắn với một hoạtđộng nhất định của con người Theo PGS Nguyễn Tiến Đạt : “Phương tiện dạy học

Trang 27

là phương tiện dưới dạng hiện vật được làm ra trên cơ sở chương trình dạy học vàđược giáo viên sử dụng một cách có ý thức nhằm tạo điều kiện dễ dàng dẫn dắtnhững hoạt động của người học trong quá trình học tập Phương tiện dạy học cũng

có thể điều khiến hoặc hợp lí hoá quá trình dạy học”.[15]

Các nhà khoa học Liên xô (cũ) định nghĩa: “Phương tiện dạy học là tổnghợp những đối tượng vật chất được giáo viên sử dụng trong quá trình dạy họcnhằm nâng cao hiệu quả nhận thức kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo của hoc sinh".[36]

1.2.4.2 Tác dụng của phương tiện dạy học

- Nhờ có phương tiện dạy học cho phép hoạt động dạy học nhanh hơn, tintưởng hơn, chính xác hơn

- Nhờ phương tiện dạy học cho phép hoạt động dạy học cụ thể hơn

- Nhờ phương tiện dạy học có thể rút ngắn được thời gian cần thiết cho việcdạy và học

- Nhờ phương tiện dạy học có thể loại bỏ được những công việc chân taynặng nhọc không cần thiết để người dạy và người học có thêm thời gian làm việcsáng tạo trong hoạt động dạy và học

- Nhờ phương tiện dạy học cho phép có thể kiểm tra, đánh giá nhanh chínhxác, khách quan trên cơ sở đó có thể điều chỉnh kịp thời hoạt động dạy và học của mình

1.2.5 Người dạy và hoạt động dạy

1.2.5.1 Vị trí của người dạy trong quá trình dạy học

Hoạt động dạy và hoạt động học là 2 nhân tố cơ bản của quá trình dạy học.Dạy và học mang tính chủ thể Dạy là quá trình tổ chức nhận thức cho SV củangười GV ở bậc đại học Hoạt động học của SV ở đại học là quá trình nhận thức cótính chất nghiên cứu của người học dưới sự chỉ đạo cùa người thầy nhằm đạt đượccác nhiệm vụ dạy học do mục tiêu dạy học quy định Để hiểu rõ vị trí cùa ngườidạy chúng ta tìm hiểu động lực quá trình dạy học

Chúng ta biết phép biện chứng duy vật bao gồm một hệ thống quy luật vàcác cặp phạm trù phản ảnh mối quan hệ phổ biến vể sự phát triển của các sự vậthiện tượng trong thế giới tự nhiên, xã hội Quy luật thống nhất, đấu tranh giữa các

Trang 28

mặt đối lập (quy luật mâu thuẫn) nói lên nguồn gốc động lực bên trong của sự vậnđộng phát triển của các sự vật hiện tượng Do vậy, động lực của quá trình dạy họcchính là sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lặp của quá trình dạy học.Việc giải quyết đúng đắn những mâu thuẫn bên trong tạo nên động lực của quátrình dạy học chính là nhiệm vụ của người giáo viên trong quá trình dạy học đó là:

- Mâu thuẫn giữa yêu cầu chương trình với trình độ của người học

- Mâu thuẫn giữa cái chưa biết và cái đã biết, giữa cái biết hoàn chỉnh vàcái biết chưa hoàn chỉnh

- Mâu thuẫn giữa trí thức tiếp thu đươc ở những giờ học lí thuyết với kĩnăng thực hành khi làm bài tập luyện tập vv…

- Mâu thuẫn giữa mục đích, nhiệm vụ, yêu cầu đào tạo ngày một hoàn thiện

và một bên là nội dung dạy học còn ở trình độ thấp lạc hậu

- Mâu thuẫn giữa một bên là phương pháp, phương tiện dạy học đã đượchiện đại hoá và một bên là trình độ của người giáo viên chưa tương ứng

Hàng loạt mâu thuẫn nội tại của quá trình dạy học mà người dạy, người họcgiải quyết Nhưng mâu thuẫn giữa một bên là yêu cầu, một bên là trình độ củangười học, giữa cái đã biết và cái người học chưa biết, giữa cái biết chưa hoànchỉnh và biết hoàn chỉnh là những mâu thuẫn chính chủ yếu cùa quá trình dạy học,loại mâu thuẫn này xuyên suốt từ đầu đến cuối, từ những bài học, tiết học đến toàn

bộ khoá học Mâu thuẫn này được giải quyết mâu thuẫn khác lại xuất hiện, nó tồntại một cách khách quan không phải do người dạy hay người học áp đặt cho quátrình dạy học Những mâu thuẫn này thường thể hiện ở những lúc người học phảichuyển từ nhận thức cảm tính sang nhận thức ly tính từ lí thuyết sang thực hành.Vai trò chỉ đạo của người thầy lúc này là giúp người học tự lực giải quyết nhữngkhó khăn một cách đúng đắn, khéo léo kích thích họ nắm được trí thức phát triểnđược ở họ kĩ năng, kĩ xảo và những phấm chất cần thiết do mục tiêu dạy học quy định

Tuy nhiên, không phải bất kỳ trường hợp nào mâu thuẫn kể trên cũng cóthể trở thành động lực chủ yếu của quá trình dạy học mà nó phải đáp ứng đượccác điều kiện sau đây:

Trang 29

- Mâu thuẫn phải do người học tự ý thức và chấp nhận giải quyết, đồng thời

họ có thể giải quyết được với một sự cố gắng nhất định Nói cách khác yêu cầu,nhiệm vụ phải phù hợp với khả năng hoàn thành, phù hợp với “Vùng phát triển trítuệ gần nhất’' của người học Yêu cầu cao quá hoặc thấp quá đều không thúc đẩyngười học tích cực học tập Nghệ thuật của người thầy ở đây là phải biết dự đoánđược khả năng của HS để đưa ra yêu cầu sát hợp Mâu thuẫn phải do sư tiến triển

tự nhiên của quá trình dạy học dẫn đến nhiệm vụ của người dạy là không được cắt

bỏ mâu thuẫn mà phải vạch rõ, khơi sâu mâu thuẫn làm cho người học cảm thấy sựcần thiết hứng thú giải quyết mâu thuẫn đó Tiếp đó người dạy phải biết khéo léo

và kiên nhẫn hướng dẫn người học tự giải quyết mâu thuẫn Mâu thuẫn trước màngười học tự ý thức tự giải quyết được sẽ là niềm vui hạnh phúc kích thích ngườihọc tự ý thức được mâu thuẫn mới và sẽ chủ động giải quyết mâu thuẫn mới Cứnhư vậy người học sẽ tích cực hơn, hăng hái học tập hơn và chất lượng học tập sẽcao hơn

Tóm lại: Quá trình dạy học ở bậc đại học là quá trình liên tục giải quyếtnhững mâu thuẫn bên ngoài và bên trong Nhiệm vụ cùa người thầy là phải biết tổchức chỉ đạo SV khéo léo giải quyết những mâu thuẫn để quá trình dạy học cóđộng lực phát triển, người thầy phải biết biến những yêu cầu khách quan thànhnhững mâu thuẫn nội tại của bản thân SV, biến quá trình đào tạo thành quá trình

tự đào tạo.

1.2.5.2 Một số yêu cầu đối với người dạy trong quá trình dạy học

- Nắm vững, hiểu sâu, rộng lĩnh vực chuyên môn

- Phải có khả năng về nghiệp vụ sư phạm, nắm vững đặc điểm tâm sinh língười học, phân loại được trình độ người học

- Ngôn ngữ sử dụng phải trong sáng, dễ hiểu, lập luận logic, chặt chẽ

- Có kế hoạch giảng dạy cụ thể (giáo án)

1.2.6 Người học với hoạt động học

Để nâng cao chất lượng đào tạo thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học ở bậcđại học, công tác tuyển sinh phải được tiến hành chặt chẽ và đúng quy chế của Bộ

Trang 30

GD&ĐT Đầu vào là những học sinh tốt nghiệp THPT có sức khoẻ phẩm chất đãtrúng tuyển qua thi tuyển Đây là cơ sở để người học có thể tiếp thu nội dungchương trình học tập ở bậc đại học Nhưng hoạt động học tập là một quá trìnhhoạt động tự giác, tích cực của SV nhằm lĩnh hội tri thức kĩ năng, kĩ xảo, pháttriển trí tuệ, thể chất và hình thành nhân cách của bản thân Như vậy, học là mộthoạt động nhằm thay đổi phát triển bản thân mình cho phù hợp với yêu cầu của xãhội Hay nói một cách khác, học là nhằm biến những yêu cầu của xã hội thànhnhững phẩm chất và năng lực của cá nhân Học tập là một hình thức cá thể, họctập muốn đạt kết quả trước hết phải phát huy vai trò chủ thể của người học Dù vịtrí người dạy quan trọng như thế nào cũng không thể thay thế được vai trò tự giác,tích cực, chủ động của người học Tính tự giác của người học trong học tập phảidựa trên cơ sở giác ngộ sâu sắc về mục đích nhiệm vụ học tập, thấy rõ được việchọc tập không chỉ là yêu cầu về sự tiến bộ của bản thân mà còn là nghĩa vụ đối với

Tính chủ động trong học tập là phát huy vai trò năng động của chủ thể tựmình làm chủ đối với việc học tập của mình, không ỉ lại chờ đợi sự giúp đỡ củathầy, của bạn

Tính tự giác, tích cực chủ động là một thể thống nhất là cơ sở và điều kiệncho nhau để biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo

1.2.7 Kiểm tra đánh giá kết quả dạy học quân sự

1.2.7.1 Khái niệm

Kiểm tra và đánh giá là một khâu không thể thiếu trong quá trình dạy học.Kiểm tra - đánh giá có mối liên hệ khăng khít với nhau, trong đó kiểm tra làphương tiện còn đánh giá là mục đích Không thể đánh giá mà không dựa vào

Trang 31

kiểm tra Thi là một hình thức kiểm tra có tầm quan trọng đặc biệt và cho điểm làdạng đánh giá phổ biến xác định bằng định lượng trình độ của SV.

Kiểm tra là công cụ để đo lường trình độ kiến thức kĩ năng, kĩ xảo của SV.Đánhgiá là xác định mức độ của trình độ kiến thức kĩ năng, kĩ xảo của SV

Kiểm tra và đánh giá có mối liên hệ giữa mục đích và phương tiện, trong

đó kiểm tra là phương tiện còn đánh giá là mục đích

Kiểm tra đánh giá là khâu cuối cùng của quá trình dạy học, nó mang tầmquan trọng rất lớn vì không có kiểm tra và đánh giá thì quá trình dạy học khônghoàn tất Kiểm tra và đánh giá gồm có 3 chức năng sau: So sánh, phản hồi, dự đoán

1.2.7.2 Mục đích của kiểm tra và đánh giá

Mục đích cơ bản là xác định số lượng và chất lượng của sự giáo dục và họctập Nhằm kích thích giáo viên dạy tốt và SV tích cực tự lực để đạt kết quả tốttrong việc học

1.2.7.3 Các nguyên tắc đánh giá

- Đánh giá phải khách quan

- Đánh giá phải dựa vào mục tiêu dạy học

- Đánh giá phải toàn diện

- Đánh giá phải thường xuyên và có kế họach

- Đánh giá phải nhằm cải tiến phương pháp giảng dạy, hoàn chỉnh chương trình

1.2.7.4 Các phương pháp kiểm tra

* Các phương pháp kiểm tra chủ quan

Có hai hình thức kiểm tra và đánh giá là kiểm tra, đánh giá hình thành vàkiểm tra, đánh giá tổng kết Kiểm tra, đánh giá hình thành là kiểm tra đánh giá dựatrên cơ sở sự hình thành kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo trong học tập và tạo ra động lựcphát triển Nó là cơ sở để có sự phản hồi nhanh để kịp thời sửa chữa ở mỗi giaiđoạn cần thiết của sự phát triển trong suốt quá trình học tập

Kiểm tra, đánh giá hình thành là kiểm tra, đánh giá từng bước một cáchchính thức để cung cấp số liệu chứng minh sự mạnh, yếu và quyết định làm gì đểphù hợp với chương trình đào tạo

Trang 32

Kiểm tra, đánh giá hình thành có thể được thực hiện một cách thườngxuyên ngay trong quá trình học bài mới hay vận dụng kiến thức đã học, một cáchđịnh kỳ sau mỗi chương, học phần hay học kỳ.

Kiểm tra, đánh giá tổng kết được thực hiện vào cuối năm học, cuối môn học

Cả hai hình thức kiểm tra, đánh giá này người ta thường dùng các phươngpháp chung sau:

+ Phương pháp quan sát thường xuyên và có hệ thống

Phương pháp kiểm tra miệng

Phương pháp kiểm tra viết

+ Phương pháp kiểm tra, đánh giá những công việc thực hành

Có nhiều phương pháp cụ thể và công cụ để tiến hành kiểm tra, đánh giávấn đề, trắc nghiệm lựa chọn đa phương án, phiếu thăm dò, phiếu tự đánh giá ởtrường Đại học như làm bài tập, ghi nhật ký, viết đề án nhỏ, thảo luận với cá nhân,kiểm tra mở sách, giải quyết vấn đề, trắc nghiệm lựa chọn đa phương án, phiếuthăm dò, phiếu tự đánh giá

* Phương pháp kiểm tra trắc nghiệm

- Đặc điểm cơ bản của trắc nghiệm

Trắc nghiệm thành tích học tập với tính cách là một công cụ để khảo sáttrình độ học tập của SV, có 2 đặc điểm cơ bản: tính tin cậy và tính giá trị

- Các loại câu trắc nghiệm

+ Trắc nghiệm đúng - sai

+ Trắc nghiệm nhiều lựa chọn

Trang 33

+ Trắc nghiệm ghép hợp

+ Trắc nghiệm điền khuyết

1.2.8 Môi trường kinh tế - xã hội, văn hoá, khoa học kĩ thuật trong đó diễn ra việc dạy học quân sự

Cùng với các nhân tố cơ bản của quá trình dạy học, yếu tố môi trường kinh

tế xã hội, văn hoá, khoa học kĩ thuât có tác động ảnh hưởng sâu sắc đối với giáodục nói chung và dạy học quân sự nói riêng (có thể gọi là môi trường bên ngoàiquá trình dạy học) Trước hết nghiên cứu các đặc trưng của thời đại ngày nay vàtác động của nó với các trường đại học

Thời đại ngày nay có hai đặc điểm cơ bản, đó là cuộc cách mạng xã hội vàcuộc cách mang khoa học – công nghệ

Cuộc cách mạng xã hội đòi hỏi nhà trường đại học đào tạo những conngười làm chủ chứ không phải là những con người nô lệ, thừa hành Đó là nhữngcon người dân chủ, có ý thức công dân, có cơ sở nhân bản toàn diện, có tinh thần

tự trọng và có ý thức tôn trọng pháp luật; Cuộc cách mạng xã hội đòi hỏi phải dânchủ hoá giáo dục nói chung và nhà trường đại học nói riêng

Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ với nhịp độ phát triển rất nhanh với

sự bùng nổ thông tin, đòi hỏi phải đào tạo những con người mới thông minh, sángtạo, biết giải quyết đúng, nhanh, sáng tạo các vấn đề đặt ra trong cuộc sống

Tóm lại, hai cuộc cách mạng đó đòi hỏi nhà trường đại học phải đào tạo ramột đội ngũ CB khoa học kĩ thuật, CB quản lí ngày càng nhiều về số lượng càngcao về chất lượng

Muốn tạo được những con người như vậy cẩn phải đổi mới, nâng cao chấtlượng giáo dục nói chung và chất lương dạy học nói riêng ở nhà trường đại học vàcần nhận thức rõ ngày nay khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, giáodục là động lực quan trọng của sự phát triển kinh tế xã hội

Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, thực hiện mục tiêu dângiàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh tạo ra cho giáo dục đào tạo nói chung

và dạy học quân sự ở nhà trường đại học nói riêng những thời cơ mới, thuận lợi

Trang 34

mới, nhưng cũng đặt ra những thử thách mới, yêu cầu mới rất nặng nề.

Những sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với giáo dục, đặt giáo dục

là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục đào tạo là đầu tư cho phát triển Đây

là điều kiện thuận lợi thúc đẩy sự nghiệp đổi mới giáo dục phát triển và nâng caochất lượng dạy học ở các trường đại hoc Vấn đề cơ sở vật chất của nhà trường,hoàn cảnh kinh tế của giảng viên, SV cũng là những yếu tố tác động ảnh hưởng rấtlớn đến chất lượng dạy học

Không thể nói chất lượng dạy học cao nếu người dạy và người học không

có đủ các điều kiện về cơ sở vật chất để thực hiện các nhiệm vụ dạy học Vì vậy,phải xây dựng để có “trường ra trường, lớp ra lớp”, quan tâm đời sống vật chất,tinh thần, tạo điều kiện để họ phát huy tính tích cực, sáng tạo trong dạy học

1.3 Khái quát về môn học Giáo dục Quốc phòng – An ninh

1.3.1 Vị trí, vai trò và đặc điểm của Giáo dục Quốc phòng – An ninh trong hệ thống giáo dục quốc dân

* Vị trí, vai trò của Giáo dục Quốc phòng – An ninh trong hệ thống giáo

dục quốc dân

Giáo dục quốc phòng - an ninh cho HS, SV là môn học và là một trongnhững nhiệm vụ quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, tạocho thế hệ trẻ có điều kiện tu dưỡng phẩm chất, rèn luyện năng lực để sẵn sàngthực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược - xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hộichủ nghĩa

Ngày 28/4/1960 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 11/SL công bốLuật Nghĩa vụ quân sự Trong đó, Điều 30 quy định: Đối với SV, HS các trườngđại học, các trường chuyên nghiệp trung cấp thì việc huấn luyện quân sự thuộcchương trình giáo dục do Chính phủ quy định

Ngày 28/12/1961 thay mặt Hội đồng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủPhạm Văn Đồng đã ký ban hành Nghị định số 219/CP về việc huấn luyện quân sự

cho quân nhân dự bị và dân quân tự vệ Trong đó Điều 3 quy định: Trong các

Trang 35

trường đại học và các trường chuyên nghiệp trung cấp việc học tập quân sự phải đặt thành một môn học chính [34]

Ngày 28 tháng 12 năm 1961 đánh dấu sự xuất hiện môn học Huấn luyệnquân sự phổ thông trong chương trình giáo dục của các trường chuyên nghiệp trungcấp (nay là trung cấp chuyên nghiệp), ĐH, CĐ; sau đó thêm các trường phổ thôngcấp 3 (nay là trung học phổ thông)

Cùng với những thay đổi về điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước, nộidung chương trình GDQP cho các bậc học ban hành theo Quyết định 12/2000/QĐ -BGD&ĐT ngày 9/5/2000 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã có sự thay đổi về chất,đáp ứng sát thực hơn trước yêu cầu phát triển Chương trình đã khắc phục đượcnhững hạn chế của chương trình theo Quyết định 2732/QĐ, tăng thời lượng chogiáo dục truyền thống và quan trọng hơn là đến năm 2001 Bộ GD&ĐT đã hướngdẫn các trường THPT đánh giá, cho điểm môn học GDQP để tính điểm trung bìnhchung với các môn học khác Điều đó cũng đồng nghĩa với chất lượng của mônhọc đã được nâng lên và khẳng định đó là môn học thật sự chứ không phải là "tuầnquân sự đầu năm học” như một phong trào ở những năm trước

Năm 2006 Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã ký ban hành Quyết định số16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 về Chương trình giáo dục phổ thông cấpTrung học phổ thông, trong đó có môn học GDQP-AN với thời lượng 35 tiết chomỗi lớp và 105 tiết cho cả cấp học, đáp ứng yêu cầu tổ chức dạy, học theo phânphối chương trình Như vậy, tên của môn học GDQP-AN đã được hình thành vàlần đầu tiên đã xác định được chuẩn kiến thức, kĩ năng của môn học như các mônhọc khác cho HS PTTH, THCN, SV cao đẳng và đại học

Trong Luật giáo dục quốc phòng an ninh năm 2013 xác định Giáo dục quốcphòng và an ninh cho HS tiểu học, trung học cơ sở được thực hiện lồng ghép thôngqua nội dung các môn học trong chương trình kết hợp với hoạt động ngoại khóa đểhình thành những cơ sở, hiểu biết ban đầu về quốc phòng, an ninh, lực lượng vũtrang nhân dân, truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc; ý thức kỷ luật,

Trang 36

tinh thần đoàn kết, yêu Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa Như vậy, nội dungmôn học GDQP-AN sẽ được trải đều ở mọi cấp học, bậc học.

*Đặc điểm của môn học Giáo dục Quốc phòng – An ninh

Môn học giáo dục quốc phòng an ninh là môn học nhằm trang bị cơ sở líluận và kiến thức về quốc phòng-an ninh Để học môn học này, người học đã phảihọc các môn khoa học cơ bản và lý luận chính trị, tức là đã có những khái niệm cơbản và đủ kiến thức để lĩnh hội những kiến thức của môn học

Đặc điểm nội dung của môn học có 3 tính chất cơ bản như sau:

lý luận và hành động thực tiễn, giữa thái độ và kỹ năng… đồng thời diễn ra cả ở cảgiảng đường và thao trường, bãi tập

Nội dung các học phần Đường lối quân sự của Đảng và Công tác quốc phòng

an ninh vừa mang tính lý luận chính trị vừa mang tính thực tiễn xã hội, điều đó đòihỏi giảng viên phải biết bổ sung những vấn đề phát sinh trong thực tiễn vào bàigiảng để làm sáng tỏ lý luận đồng thời kịp thời định hướng tư tưởng chính trị chosinh viên

Nội dung học phần Quân sự chung và Kỹ chiến thuật bắn súng tiểu liên AKmang tính mô tả cấu trúc, mô hình, nguyên lý hoạt động của các thiết bị Ngoài ramôn học còn có đặc trưng biến đổi tư duy logic thành tư duy kỹ thuật để giải quyếtcác vấn đề trong thực tế.Vì vậy các bài giảng cần phải minh họa bằng nhiều sơ đồ,biểu đồ, hình ảnh, phim ảnh tĩnh hay động , mô hình, mô phỏng nguyên lý làm việccủa các thiết bị quân sự

Trang 37

1.3.2 Chương trình Giáo dục Quốc phòng – An ninh trình độ cao đẳng, đại học

Ngày 12/9/2012, Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư số 31/2012/TT-BGDĐTquy định Chương trình Giáo dục quốc phòng - an ninh trình độ cao đẳng, đại họcthay thế Quyết định số 81/2007/QĐ-BGDĐT ngày 24 tháng 12 năm 2007 của Bộtrưởng Bộ GD&ĐT Trong đó có nêu rõ:

Số tiết: 165 tiết

Thời điểm thực hiện: Từ năm thứ nhất đến năm thứ 2

Mục tiêu: Chương trình giáo dục quốc phòng - an ninh dùng cho SV ĐH,

CĐ, nhằm:

- Giáo dục trí thức trẻ kiến thức cơ bản về đường lối quốc phòng, an ninhcủa Đảng và công tác quản lí Nhà nước về quốc phòng, an ninh; về truyền thốngđấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc, về nghệ thuật quân sự Việt Nam; về chiếnlược "diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cáchmạng Việt Nam

- Trang bị kĩ năng quân sự, an ninh cần thiết đáp ứng yêu cầu xây dựng,củng cố nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc ViệtNam xã hội chủ nghĩa

Tóm tắt nội dung các học phần

Học phần I: Đường lối quân sự của Đảng

Học phần có 3 đơn vị học trình đề cập lí luận cơ bản của Đảng về đường lốiquân sự, bao gồm: Những vấn đề cơ bản Học thuyết Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ ChíMinh về chiến tranh, quân đội và bảo vệ Tổ quốc; Các quan điểm của Đảng vềchiến tranh nhân dân, xây dựng lực lượng vũ trang, nền quốc phòng toàn dân, anninh nhân dân; Các quan điểm của Đảng về kết hợp phát triển kinh tế - xã hội vớităng cường củng cố quốc phòng, an ninh Học phần dành thời lượng nhất định giớithiệu một số nội dung cơ bản về lịch sử nghệ thuật quân sự Việt Nam qua các thời kì

Học phần II: Công tác quốc phòng, an ninh

Học phần có 3 đơn vị học trình được lựa chọn những nội dung cơ bản nhiệm

vụ công tác quốc phòng - an ninh của Đảng, Nhà nước trong tình hình mới, bao

Trang 38

gồm: Xây dựng lực lượng dân quân, tự vệ, lực lượng dự bị động viên, tăng cườngtiềm lực cơ sở vật chất, kĩ thuật quốc phòng, phòng chống chiến tranh công nghệcao, đánh bại chiến lược "diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thùđịch đối với cách mạng Việt Nam Học phần đề cập một số vấn đề về dân tộc, tôngiáo và đấu tranh phòng chống địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phácách mạng Việt Nam; Xây dựng, bảo vệ chủ quyền biên giới, chủ quyền biển đảo,

an ninh quốc gia, đấu tranh phòng chống tội phạm và giữ gìn trật tự an toàn xã hội

Học phần III: Quân sự chung và chiến thuật, kĩ thuật bắn súng tiểu liên AK

Học phần có 5 đơn vị học trình lí thuyết kết hợp với thực hành nhằm trang

bị cho người học những kiến thức cơ bản về bản đồ, địa hình quân sự, các phươngtiện chỉ huy để phục vụ cho nhiệm vụ học tập chiến thuật và chỉ huy chiến đấu;tính năng, tác dụng, cấu tạo, sử dụng, bảo quản các loại vũ khí bộ binh AK, CKC,RPĐ, RPK, B40, B41; đặc điểm tính năng, kĩ thuật sử dụng thuốc nổ; phòng chống

vũ khí hạt nhân, hóa học, sinh học, vũ khí lửa; Vết thương chiến tranh và phươngpháp xử lí; Luyện tập đội hình lớp, khối Học phần còn nhằm trang bị cho SV một

số kĩ năng cơ bản thực hành bắn súng tiểu liên AK và luyện tập bắn súng AK bài 1;Huấn luyện những động tác cơ bản chiến thuật chiến đấu bộ binh: Các tư thế vậnđộng trên chiến trường, cách quan sát phát hiện mục tiêu, lợi dụng địa hình, địavật, hành động của cá nhân trong công sự, ngoài công sự trong chiến đấu tiến công

và phòng ngự

Nội dung gồm: Đội ngũ đơn vị; Sử dụng bản đồ địa hình quân sự, một sốloại vũ khí bộ binh; Thuốc nổ; Phòng chống vũ khí hủy diệt lớn; Cấp cứu ban đầucác vết thương Học phần dành thời gian giới thiệu 3 môn quân sự phối hợp để SVtham gia hội thao điền kinh, thể thao quốc phòng Kĩ thuật bắn súng tiểu liên AK;Từng người trong chiến đấu tiến công; Từng người trong chiến đấu phòng ngự

* Chương trình cụ thể: (Phụ lục 1)

1.3.3 Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học môn Giáo dục Quốc phòng-An ninh

Cơ sở vật chất bảo đảm theo quy định tại Thông tư số 33/2009/TB-BGDÐT ngày 13/11/2009 Ban hành danh mục thiết bị dạy học tối thiểu môn học GDQP-AN.

Trang 39

- Các cơ sở giáo dục có trung tâm, khoa hoặc bộ môn GDQP-AN thực hiệnnhiệm vụ GDQP-AN phải có phòng học chuyên dùng, thao trường tổng hợp; Có đủ

cơ sở vật chất, thiết bị dạy học GDQP-AN theo quy định hiện hành về danh mụcthiết bị dạy học tối thiểu môn học GDQP-AN

Bảng 1.1 Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu môn Giáo dục Quốc phòng -An ninh

trong các trường đại học, cao đẳng

(Ban hành kèm theo Thông tư số 33/2009/TT-BGDĐT ngày 13 tháng 11 năm 2009

của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Trang 40

17 Mô hình súng tiểu liên AK-47

18 Mô hình súng tiểu liên AK-47

19 Mô hình súng bắn tập laser

Theo nhu cầu sửdụng của từngtrường

21 Mô hình lựu đạn Ф 1 luyện

22 Máy bắn tập

dùng 1 trong 3loại máy bắn

26 Thiết bị theo dõi đường ngắm

27 Thiết bị khác

Ngày đăng: 28/02/2021, 13:46

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2016), Giáo trình Lí luận và phương pháp dạy học giáo dục quốc phòng và an ninh (dùng cho đào tạo giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng - an ninh), NXB Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Lí luận và phương pháp dạyhọc giáo dục quốc phòng và an ninh (dùng cho đào tạo giáo viên, giảng viên giáodục quốc phòng-an ninh)
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: NXB Giáo dục Việt Nam
Năm: 2016
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009) - Tài liệu tập huấn “Trong đánh giá kiểm định chất lượng giáo dục” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu tập huấn “Trong đánh giákiểm định chất lượng giáo dục
6. Bộ Tổng tham mưu - Cục Dân quân tự vệ (2005), Hệ thống văn bản hiện hành về công tác quốc phòng, dân quân tự vệ và công tác giáo dục quốc phòng ở các bộ, ngành và các địa phương, NXB Quân đội nhân dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống văn bản hiệnhành về công tác quốc phòng, dân quân tự vệ và công tác giáo dục quốc phòng ởcác bộ, ngành và các địa phương
Tác giả: Bộ Tổng tham mưu - Cục Dân quân tự vệ
Nhà XB: NXB Quân đội nhân dân
Năm: 2005
7. Bộ Tổng tham mưu – Cục quân huấn (2005), Trò chơi thể thao quân sự, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trò chơi thể thao quân sự
Tác giả: Bộ Tổng tham mưu – Cục quân huấn
Nhà XB: NXB Quân đội nhân dân
Năm: 2005
8. Lê Khánh Bằng (1993), Tổ chức quá trình dạy học đại học, Viện NCĐH và GDCN, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chức quá trình dạy học đại học
Tác giả: Lê Khánh Bằng
Năm: 1993
9. Lê Khánh Bằng, Lê Quang Long (1995), Công nghệ đào tạo với vấn đề tổ chức quá trình dạy học có chất lượng hiệu quả ở đại học và chuyên nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công nghệ đào tạo với vấn đề tổchức quá trình dạy học có chất lượng hiệu quả ở đại học và chuyên nghiệp
Tác giả: Lê Khánh Bằng, Lê Quang Long
Năm: 1995
10. Lê Khánh Bằng (1989), Một số vấn đề nâng cao hiệu quả của quá trình dạy và học ở đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp, Trường ĐHSP 1, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề nâng cao hiệu quả của quá trìnhdạy và học ở đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp
Tác giả: Lê Khánh Bằng
Năm: 1989
14. Tiêu Kim Cương (2004), Bài giảng Lí luận dạy học (dùng cho SV các lớp Sư phạm kĩ thuật), Trường ĐHBKHN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng Lí luận dạy học (dùng cho SV các lớpSư phạm kĩ thuật)
Tác giả: Tiêu Kim Cương
Năm: 2004
15. Nguyễn Tiến Đạt (1991), Thuật ngữ giáo dục Đại học và chuyên nghiệp, Đề tài cấp bộ mã số 52VB02 – 02, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thuật ngữ giáo dục Đại học và chuyên nghiệp
Tác giả: Nguyễn Tiến Đạt
Năm: 1991
16. Nguyễn Đức (1993), Cải tiến mục tiêu đào tạo trung học chuyên nghiệp, Báo cáo khoa học đề tài cấp Bộ , Mã số B913812, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cải tiến mục tiêu đào tạo trung học chuyên nghiệp,Báo cáo khoa học đề tài cấp Bộ , Mã số B913812
Tác giả: Nguyễn Đức
Năm: 1993
17. Trần Khánh Đức (2010), Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI, NXB Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trongthế kỷ XXI
Tác giả: Trần Khánh Đức
Nhà XB: NXB Giáo dục Việt Nam
Năm: 2010
18. Nguyễn Minh Đường, Nghiên cứu cải tiến mục tiêu. Nội dung đào tạo các cấp học và các loại hình trường trong điều kiện phát triển KH - XH và tiến bộ KHKT, Đề tài cấp Nhà nước, mã số 52 VNN - 03 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu cải tiến mục tiêu. Nội dung đào tạocác cấp học và các loại hình trường trong điều kiện phát triển KH - XH và tiến bộKHKT
19. Lê Văn Giạng (1986), Những vấn đề KHGD về đại học, trung học chuyên nghiệp ở Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề KHGD về đại học, trung họcchuyên nghiệp ở Việt Nam
Tác giả: Lê Văn Giạng
Năm: 1986
20. Nguyễn Tiến Hải, Nguyễn Hữu Hảo (2011), Giáo trình Giáo dục quốc phòng an ninh (tái bản có sửa chữa), NXB Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Giáo dục quốcphòng an ninh (tái bản có sửa chữa)
Tác giả: Nguyễn Tiến Hải, Nguyễn Hữu Hảo
Nhà XB: NXB Giáo dục Việt Nam
Năm: 2011
21. Lưu Văn Hằng (2014), Nâng cao chất lượng dạy và học môn học lắp đặt đường dây tải điện trên không điện áp đến 35KV tại trường cao đẳng nghề điện, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao chất lượng dạy và học môn học lắp đặtđường dây tải điện trên không điện áp đến 35KV tại trường cao đẳng nghề điện
Tác giả: Lưu Văn Hằng
Năm: 2014
22. Đặng Vũ Hoạt và Hà Thị Đức (1997), Giáo trình “Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu KHGD” dùng cho học viên cao học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình “Phương pháp luận vàcác phương pháp nghiên cứu KHGD” dùng cho học viên cao học
Tác giả: Đặng Vũ Hoạt và Hà Thị Đức
Năm: 1997
23. Đặng Bá Lãm (1987), Mục đích và nội dung dạy học đại học trong "Một số vấn đề giáo dục học đại học”, Viện NCĐH và GDCN, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mộtsố vấn đề giáo dục học đại học
Tác giả: Đặng Bá Lãm
Năm: 1987
29. Nguyễn Thiện Minh (2013), Đẩy mạnh công tác giáo dục quốc phòng - an ninh cho HS, SV trong tình hình mới, Tạp chí quốc phòng toàn dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đẩy mạnh công tác giáo dục quốc phòng -an ninh cho HS, SV trong tình hình mới
Tác giả: Nguyễn Thiện Minh
Năm: 2013
30. Hà Thế Ngữ - Đặng Vũ Hoạt (1987), Giáo dục học tập I, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục học tập I
Tác giả: Hà Thế Ngữ - Đặng Vũ Hoạt
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1987
31. Hoàng Phê và tập thể tác giả (1988), Từ điển tiếng việt, NXB KHXH, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển tiếng việt
Tác giả: Hoàng Phê và tập thể tác giả
Nhà XB: NXB KHXH
Năm: 1988

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w