Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 41 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
41
Dung lượng
92,87 KB
Nội dung
KINHNGHIỆMCHẤTLƯỢNGTĂNGTRƯỞNGCỦAMỘTSỐNƯỚCĐÔNGÁBÀIHỌCCHOVIỆTNAM I. CHẤTLƯỢNGTĂNGTRƯỞNGCỦA TRUNG QUỐC 1. Chấtlượngtăngtrưởng về kinh tế 1.1. Kết quả sản xuất và tăngtrưởngcủa nền kinh tế Là nước có nền kinh tế đang trong thời kỳ chuyển đổi như Việt Nam, Trung Quốc đã có những bước tiến dài trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội kể từ khi bắt đầu tiến hành việc cải cách mở cửa nền kinh tế vào năm 1979. Qua 25 năm đổi mới, kinh tế Trung Quốc phát triển nhanh chóng và đã đạt được nhiều kết quả to lớn trong sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế cũng như xây dựng được một nền tảng xã hội vững chắc, thể chế chính trị ổn định, đảm bảo sự tăngtrưởng có chất lượng. Trung Quốc hiện đứng trong số 10 nước có GDP lớn nhất thế giới, đạt tốc độ tăngtrưởng cao nhất trong lịch sử loài người. Trong thập kỷ 1980, mức tăngtrưởng GDP bình quân hàng nămcủa Trung Quốc đạt 10,1%, sang thập kỷ 1990, mức tăng này còn cao hơn, đạt 10,3%. Từ năm 2001 đến nay GDP của Trung Quốc vẫn liên tục đạt mức cao, cụ thể năm 2001 đạt 7,3%; năm 2002 đạt 8,3%; năm 2003 đạt 9,3%; năm 2004 đạt 9,5%; năm 2005 đạt 9,2% và dự đoán năm 2006 đạt khoảng 8,8%. Năm 1995, GDP bình quân đầu người của Trung Quốc là 2653 USD, rút ngắn khoảng cách so với GDP bình quân đầu người của Châu Âu xuống còn 5,3 lần, so với Mỹ còn 8,8 lần, so với Nhật Bản tăng lên bằng 7,4 lần, so với GDP bình quân đầu người trên thế giới giảm từ 4,2 lần năm 1952 còn có 2 lần. Mức tăngtrưởng cao mà Trung Quốc đạt được trong suốt 25 năm qua chính là kết quả của sự đổi mới trong tư duy của các nhà lãnh đạo Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc đã mạnh dạn và kiên quyết thực hiện các chính sách đổi mới kinh tế, đưa nền kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Các chính sách kinh tế vĩ mô liên tục được thay đổi theo hướng ngày càng nới lỏng sự kiểm soát của Chính phủ đối với thị trường, bắt đầu từ khu vực nông nghiệp, sau đó mở rộng sang khu vực công nghiệp và cuối cùng là khu vực dịch vụ. Thay đổi căn bản và sâu sắc nhất để hướng về một nền kinh tế tự do và thúc đẩy tăngtrưởng mạnh mẽ hơn chính là việc sửa đổi Hiến pháp năm 2004. Tất cả những sự thay đổi này đã tạo điều kiện chokinh tế tư nhân, bộ phận đóng vai trò chủ chốt trong nền kinh tế Trung Quốc phát triển mạnh mẽ. Đóng góp trước tiên về tăngtrưởng nền kinh tế của Trung Quốc phải kể đến thành quả của quá trình chuyển đổi trong cơ cấu kinh tế và cơ cấu ngành. Đồng thời với việc đi sâu cải cách, Chính phủ Trung Quốc đã thực hiện điều chỉnh mang tính chiến lược đối với cơ cấu kinh tế, lấy cơ cấu ngành làm trọng tâm, coi cơ cấu ngành có tác dụng quyết định đến tốc độ tăngtrưởngkinh tế. Một cơ cấu ngành kinh tế hợp lý sẽ có tác dụng thúc đẩy tăngtrưởng cao và bền vững của nền kinh tế. Cơ cấu ngành bao gồm quan hệ tỷ lệ giữa 3 khu vực sản xuất (I - Nông nghiệp và khai thác; II - Xây dựng, chế tạo, chế biến; III - Dịch vụ) cũng như quan hệ nội bộ từng ngành. Từ năm 1978, xu thế biến động cơ cấu ngành của Trung Quốc là: Tỷ trọng khu vực I có xu thế giảm xuống, tỷ trọng khu vực II cơ bản giữ ở mức trung bình và có xu hướng tăng lên; tỷ trọng khu vực III ngược lại có xu hướng tăng nhanh. Xét về mặt cơ cấu giá trị sản lượng thấy rằng, từ năm 1978 đến 2005, tỷ trọng khu vực I đã từ 28,1% giảm xuống còn 19,6%; tỷ trọng khu vực II từ 48,2% tăng lên 49,1%; tỷ trọng khu vực III đã từ 23,7% tăng lên 31,3%. Xét đóng góp vào GDP, năm 2001, ngành nông nghiệp chiếm 12,5%; ngành công nghiệp chiếm 51,2%; dịch vụ chiếm 33,6%. So với năm 1978 (mức tương ứng trong ba ngành là: 28,4%; 48,6% và 23%). Như vậy có thể thấy tỷ trọng của công nghiệp và dịch vụ có xu hướng đang tăng lên, tỷ trọng của nông nghiệp giảm đi. Tuy nhiên trong xu thế biến động theo cơ cấu ngành, có một đặc điểm nổi bật dễ nhận thấy là tỷ trọng khu vực I giảm xuống đã không dẫn đến sự biến động lớn của khu vực II, mà lại là sự tăng lên tỷ trọng của khu vực III, trong khi Nhà nước tập trung đầu tư lớn cho khu vực II. Điều này cho thấy những bất cập trong việc dùng mệnh lệnh hành chính thúc đẩy công nghiệp hóa, hạn chế sự phát triển của ngành dịch vụ. Sự phát triển mạnh của khu vực III trong quá trình cải cách theo hướng thị trường là một tất yếu mang tính khách quan trong thực trạng phát triển của nền kinh tế thị trường. Về cơ bản, cơ cấu trong nội bộ ngành công nghiệp thay đổi theo hướng: tỷ trọng mộtsố ngành mới như chế tạo, dầu mỏ, điện tử, thiết bị thông tin được nâng cao, tỷ trọng mộtsố ngành công nghiệp truyền thống như dệt, cao su, … bắt đầu giảm, nhưng cục diện chung về cơ cấu ngành chưa có sự thay đổi mạnh mẽ, rõ nét. Trong khu vực nông thôn cũng có sự chuyển biến cơ cấu theo chiều hướng tích cực. Điển hình là sự tăngtrưởng nhanh chóng của khu vực công nghiệp nông thôn, bao gồm vô số các doanh nghiệp nông thôn quy mô nhỏ do các hương trấn, làng xã và cá nhân thành lập. Các doanh nghiệp nông thôn này đã làm thay đổi toàn cảnh kinh tế của khu vực nông thôn Trung Quốc, trở thành lực lượng chính đứng đằng sau sự tăngtrưởng chung bền vững của Trung Quốc. Đây chính là điểm khác biệt quan trọng đưa Trung Quốc đạt được những thành tựu đáng khích lệ trong công cuộc công nghiệp hóa công nghiệp nông thôn nói riêng và công nghiệp hóa nói chung. Năm 1978, giá trị sản lượngcủa các doanh nghiệp nông thôn trong khu vực công nghiệp chỉ chiếm 9% tổng sản lượng toàn quốc. Đến năm 1997, con số này lên tới 58%. Công nghiệp nông thôn ngày nay không chỉ đơn thuần là sự bổ sung cho sản xuất nông nghiệp mà đã là một nguồn tăngtrưởng không thể thiếu đối với các ngành kinh tế khác, đặc biệt là xuất nhập khẩu. Năm 1986, tỷ trọng của doanh nghiệp nông thôn trong tổng kim ngạch xuất khẩu chỉ bằng 9%; đến năm 1997 con số này đã là 46%. Có thể nói, điều chỉnh kết cấu ngành nghề là một trong những nội dung quan trọng nhất làm thay đổi phương thức tăngtrưởngkinh tế ở Trung Quốc. Phương châm đặt ra đối với Trung Quốc từ những năm đầu thập kỷ 1990 là: chú trọng phát triển ngành nghề thứ nhất, điều chỉnh và nâng cao ngành nghề thứ hai, tích cực phát triển ngành nghề thứ ba. Phát triển ngành nghề thứ nhất, đặc biệt là nông nghiệp được coi là chiến lược cơ sởcủa Trung Quốc vì sản xuất lương thực liên quan đến sự tồn vong, đến tương lai của Trung Quốc. Phát triển ngành nghề thứ ba giúp thúc đẩy thị trường phát triển, nâng cao hiệu quả sản xuất, giúp ngành nghề thứ nhất và thứ hai phát triển. Nhờ những thay đổi trong cơ cấu ngành đã tạo tiền đề thúc đẩy thương mại Trung Quốc phát triển và trở thành động lực chính thúc đẩy tăngtrưởngkinh tế Trung Quốc, đặc biệt là kể từ sau khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2001. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc tăng lên hàng năm. Tốc độ tăngtrưởng xuất, nhập khẩu của Trung Quốc trong giai đoạn 2001 – 2005 luôn được duy trì ở mức trên 20%. Cụ thể, năm 2001, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 509,67 tỷ USD, năm 2002, 620,79 tỷ USD, tăng 21,8% so với năm 2001, năm 2003 đạt 851,21 tỷ USD, tăng 37,1% so với năm 2002, năm 2004 đạt 1155,28 tỷ USD, đến năm 2005 con số này đã đạt hơn 1.421 tỷ USD. Với tốc độ tăngtrưởng cao liên tục như vậy cho thấy, mô hình tăngtrưởng ngoại thương của Trung Quốc đã có những thay đổi sâu sắc. Mức tăngtrưởng cao đạt được còn là kết quả của những yếu tố trong tổng cầu. Tỷ lệ tiết kiệm cao dẫn đến tỷ lệ tích lũy và mức đầu tư cao. Tỷ lệ dự trữ trong nước cao thể hiện qua lượng tiền gửi trong nướctăng hàng năm, trong đó tiền gửi tiết kiệm của nhân dân thành thị và nông thôn chiếm 2/3 trong GDP. Thời gian qua, Trung Quốc đã rất thành công trong việc thu hút và sử dụng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Nguồn vốn này đã tăng nhanh chóng, từ 4,4 tỷ USD năm 1991 lên 53,3 tỷ USD năm 2003; 60,6 tỷ USD năm 2004 rồi 60,33 tỷ USD năm 2005, đưa Trung Quốc lên vị trí dẫn đầu thế giới về tiếp nhận FDI. Chính hai nhân tố này đã khiến cho Trung Quốc duy trì tốc độ tăngtrưởng cao và thúc đẩy quá trình điều chỉnh cơ cấu kinh tế của Trung Quốc. Để thúc đẩy tăngtrưởngkinh tế, Trung Quốc chấp nhận mức lạm phát cao 11 -15%/năm, trong giai đoạn năm 1994 – 2001, để đạt tốc độ tăngtrưởng hai con số với tăng mức cung tiền thêm lên tới 59.223,82 tỷ NDT, tương đương 701 tỷ USD. Tuy nhiên, chính sách này không đảm bảo bền vững, theo đánh giá của WEF, điều này thể hiện những yếu kém về thể chế; sự trì trệ trong các điều chỉnh cải cách tài chính; tỉ lệ công nghệ mới đưa vào nền kinh tế thấp và tỷ lệ lao động trình độ cao còn thấp. Hiện nay, tỷ lệ lạm phát của Trung Quốc đã được kiềm chế ở mức thấp, song tăngtrưởng vẫn còn thể hiện những bất cập nghiêm trọng. Điển hình đó là sự tăngtrưởng nền kinh tế quá cao lại do sự đầu tư quá nhiều vào bất động sản; tình trạng vay tín dụng quá lớn để xây dựng cơ sở hạ tầng; . gây ra tình trạng tăngtrưởng ảo và lạm phát là điều tất yếu sẽ xảy ra. Biểu đồ 5: Biến động lạm phát của Trung Quốc (1990 – 2003) -5 0 5 10 15 20 25 30 1 9 9 0 1 9 9 1 1 9 9 2 1 9 9 3 1 9 9 4 1 9 9 5 1 9 9 6 1 9 9 7 1 9 9 8 1 9 9 9 2 0 0 0 2 0 0 1 2 0 0 2 2 0 0 3 % 1.2. Tăngtrưởngkinh tế đảm bảo theo chiều sâu Một thành công lớn trong quá trình tăngtrưởng nhanh ở Trung Quốc đó là tăngtrưởng dựa vào tăng hiệu quả sử dụng vốn và các yếu tố khác hơn là dựa vào sự gia tănglượng đầu vào về vốn và lao động. Trong thời gian 1978 – 1995, mức tăng bình quân nămcủa GDP đạt 9,4% thì mức tăng vốn là 8,8%, mức tăng vốn nhân lực (tính bằng sốnăm đi học/một công nhân) là 0,7% và mức tăng lực lượng lao động là 4%. Theo tính toán của WB, việc tăng vốn đầu vào đóng góp khoảng 37% vào mức tăngtrưởng chung, cải thiện chấtlượng và sốlượng lao độngđóng góp 17%, còn lại gần 1 nửa tăngtrưởng GDP (khoảng 4,3 điểm %) là nhờ các yếu tố khác (tiến bộ công nghệ, hợp lý hóa sản xuất, cải tiến quản lý…). Giá trị năng suất nhân tố tổng hợp (TFP – Total Factor Productivity) nhờ đó được tăng lên. Điểm phần trăm tăngtrưởngcủa TFP chiếm từ 0,194% lên đến 4,09 % trong tăngtrưởng GDP 9,71 % giai đoạn 1979 -1998. Tính chung 1960 – 2000, điểm phần trăm trung bình của TFP là 4,4 %, chiếm 46,8 % đóng góp vào tăngtrưởng GDP của Trung Quốc. Giá trị TFP của Trung Quốc là khá cao so với các nước trong khu vực và có thể so sánh với các nước công nghiệp phát triển. Sự gia tăng không ngừng giá trị đóng góp của TFP ở Trung Quốc có được là nhờ: Thứ nhất: Tác độngcủa cải cách kinh tế làm nâng cao chấtlượng lao động thông qua tăng cường chấtlượng giáo dục – đào tạo. Đồng thời, sự chuyển dịch lao động từ các công việc có năng suất thấp trong nông nghiệp sang những công việc có năng suất cao hơn nhiều trong khu vực thành thị hoặc trong các xí nghiệp hương trấn cũng có thể xem như một sự nâng cao chấtlượng lao động, giải thích cho sự tăng lên của TFP. Trong giai đoạn tới đây, chính phủ Trung Quốc thực hiện chủ trương đầu tư cho phát triển nhân lực, coi đây là tiền đề, nền tảng và động lực để phát triển đất nước bền vững. Phát triển giáo dục kỹ thuật và dạy nghề nhằm nâng cao chấtlượng và kỹ năng của công nhân và cán bộ trung cấp; mở rộng và nâng cao chấtlượng giáo dục đại học và sau đại học cũng là những ưu tiên trong chính sách giáo dục của Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc còn có những chính sách gửi sinh viên ra nước ngoài đào tạo, thu hút các sinh viên đã học xong trở về nước làm việc. Đặc biệt, sau khi Trung Quốc gia nhập WTO, Trung Quốc thực hiện chủ trương bồi dưỡng nhân tài theo 3 hướng: hướng về hiện đại hóa, hướng ra thế giới và hướng tới tương lai. Chiến lược này thể hiện ý chí đưa giáo dục của Trung Quốc bắt kịp với các xu thế phát triển của thế giới, chuẩn bị tốt nguồn nhân lực cho tương lai. Thứ hai, sự cải thiện trong cơ cấu vốn. Sự cải thiện này được thấy ở việc chuyển sang phụ thuộc nhiều hơn vào máy móc thiết bị nhập khẩu – có chấtlượng cao hơn với giá rẻ hơn. Thứ ba, đầu tư phát triển khoa học - công nghệ. Tăngtrưởngkinh tế ở Trung Quốc luôn đi liền với sự phát triển của lĩnh vực khoa học - công nghệ. Tổng mức kinh phí chi cho hoạt động khoa học toàn quốc năm 1999 là 125 tỷ NDT. Năm 2000, tỷ trọng đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D)/GDP của Trung Quốc đạt 1,0% (tương đương với khoảng 89,6 tỷ NDT, tăng 17,9% so với năm trước), vượt lên đứng hàng đầu trong các nước phát triển. Sự phát triển của khoa học - công nghệ đã góp phần không nhỏ trong việc tăng năng suất lao động xã hội, thúc đẩy sử dụng có hiệu quả các yếu tố đầu vào sản xuất, tăng tỷ trọng đóng góp của TFP trong mức tăngtrưởng GDP. Tuy nhiên, tăngtrưởngkinh tế nhanh ở Trung Quốc lại không dẫn đến việc năng lực cạnh tranh của nền kinh tế được nâng cao. Ngược lại, trong những năm gần đây, theo đánh giá của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF – World Economic Forum), vị trí xếp hạng năng lực cạnh tranh của Trung Quốc liên tục tụt bậc. Nếu như năm 2002, xếp hạng năng lực cạnh tranh tăngtrưởngcủa Trung Quốc là 33 trên tổng số 80 nước được xếp hạng, thì đến năm 2003 đã tụt 11 bậc xuống vị trí thứ 44, năm 2004 là 46 và năm 2005 là 49. Trong đó, chỉ số môi trường vĩ mô có sự suy giảm mạnh nhất từ vị trí rất cao (thứ 8) năm 2002 xuống vị trí thứ 24 năm 2004 và 33 năm 2005. Điều này xuất phát từ thực tế là trong vòng 2 - 3 năm qua, Trung Quốc đang áp dụng các biện pháp để kiềm chế, kiểm soát sự tăngtrưởng quá nóng, cũng như do cầu tăng mạnh đã thúc đẩy lạm phát gia tăng. 2. Hiệu lực quản lý nhà nướccủa Trung Quốc 2.1. Các chính sách vĩ mô 2.1.1. Chính sách tài khóa Trong điều hành bằng các chính sách kinh tế vĩ mô, Trung Quốc chú trọng sử dụng chính sách tài khóa, coi đây là động lực tiên phong thúc đẩy kinh tế tăngtrưởngmột cách bền vững. Trong suốt gần 30 năm qua, Trung Quốc đã kiên trì thực hiện chính sách chi tiêu NSNN hết sức thận trọng, kiểm soát chặt chẽ thâm hụt NSNN, tạo môi trườngkinh tế vĩ mô ổn định, thuận lợi chokinh tế tăng tốc lâu dài. Từ 1978 đến nay, Trung Quốc kiên quyết không phát hành tiền cho chi tiêu và bù đắp thâm hụt NSNN trong trường hợp thu NSNN không đủ cho chi tiêu của Chính phủ. Thay vào đó, tích cực thi hành chính sách động viên (chính sách thu) và chính sách chi NSNN đúng đắn, nhờ vậy mà kinh tế nước này đã được thúc đẩy tăng tốc với nhịp độ cao chưa từng thấy. Độ ổn định và cân bằng NSNN của Trung Quốc chỉ dao động trên dưới 0,9% GDP, vào loại vững chắc nhất thế giới. Cùng với đó là các chính sách điều chỉnh mạnh mẽ cơ cấu chi NSNN, bám sát các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội. Tỷ lệ đầu tư vào các dự án sản xuất giảm dần cho thấy Nhà nước đã chủ động rút dần khỏi hoạt động sản xuất kinh doanh thuần túy vốn có trong kinh tế kế hoạch để tập trung cho chức năng hoạch định chính sách, điều chỉnh và định hướng ở tầm vĩ mô. Chi cho xây dựng kinh tế giảm từ 60% năm 1978 xuống còn 26,6% tổng chi NSNN năm 1995, còn chi cho đầu tư cơ bản giảm từ 40,3% năm 1978 xuống còn 11,6% năm 1995. Chi tiêu cho y tế, giáo dục và phúc lợi tăng từ 11,6% lên 23,2% NSNN năm 1995. Chi cho quản lý trong công nghiệp, thương mại cũng như toàn bộ bộ máy hành chính tăng từ 6% lên 14,3%. Chi trả nợ năm 1995 chiếm 13%, riêng cho quốc phòng giảm từ 14,96% năm 1978 xuống 9,33% NSNN năm 1995. Đồng thời chính sách tài khóa cũng hướng đầu tư sang phía Tây nhằm đối phó với tình trạng thiểu phát và duy trì nhịp độ tăngtrưởng cao, chính sách tài chính nhà nướccủa Trung Quốc đã có mộtsố điều chỉnh tích cực. Từ 1998, với định hướng mở rộng quy mô vốn đầu tư của Nhà nước, Chính phủ tăng cường phát hành trái phiếu Chính phủ. Theo đánh giá của các nhà kinh tế, hiệu ứng của chính sách này đã làm tăng GDP lên 1,5% trong năm 1999, 2% trong năm 2000. Kết hợp chính sách tăng chi ngân sách, đặc biệt tăng cường đầu tư với qui mô rất lớn vào cơ sở hạ tầng và chính sách thuế được điều chỉnh theo hướng giảm thuế đã chặn được nguy cơ tụt dốc của nền kinh tế. Đến năm 2005, Trung Quốc đã thực hiện tối ưu hóa kết cấu các khoản chi ngân sách; phát huy vai trò xúc tiến của Chính phủ trong việc điều chỉnh kết cấu ngành nghề, thực hiện sự phát triển nhịp nhàng; tăng cường củng cố các khâu yếu trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Giai đoạn tiếp theo, Chính phủ sẽ thực hiện ưu tiên công cuộc xây dựng nông thôn, khoa học, giáo dục, văn hóa, bảo đảm xã hội, tiết kiệm tài nguyên, xây dựng sinh thái, phát triển khu vực miền Tây, bảo đảm cho việc các dự án trọng điểm; tiếp tục rót kinh phí Nhà nước vào các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng quy mô lớn và sử dụng nguồn đầu tư của Chính phủ để giải quyết sự phát triển chênh lệch giữa nông thôn và thành thị. Quan hệ và tỷ trọng giữa ngân sách Trung ương (NSTW) và ngân sách địa phương (NSĐP) cũng có những thay đổi cơ bản. Trong điều chỉnh, tỷ trọng của NSTW liên tục giảm và duy trì ở mức thấp, tỷ trọng NSĐP tăng lên. Nếu năm 1979 tỷ trọng giữa trung ương và địa phương là 50,8% và 49,2% thì đến năm 1993 tỷ lệ này là 22% và 78%. Năm 1994 Trung Quốc thông qua Luật NSNN, mà một trong các mục tiêu là nâng tỷ trọng của NSTW lên 50%, trên thực tế mục tiêu này đã cơ bản đạt được, tỷ trọng NSTW đã nằm ở mức 49 - 52% trong các năm 1995 - 1998, nhưng phần sử dụng của NSTW sau khi đã chuyển giao chỉ chiếm 20 - 22,7% tổng chi NSNN. Đây là tỷ trọng rất thấp so với Anh là 71%, Mỹ là 42%, Achentina là 57%, Inđônêxia là 82%. Xét về tác độngcủa chính sách này, tỷ trọng NSĐP trong tổng NSNN lớn tạo điều kiện cho NSĐP được tăng cường và chủ động trong chi tiêu và đầu tư. Tuy nhiên, ở khía cạnh khác điều này gây ra tình trạng NSTW thiếu nguồn lực, khó khăn cho việc thực hiện các chương trình tầm cỡ nhằm hỗ trợ các vùng khó khăn, nghèo nàn, kém phát triển. Trung Quốc hiện nay trở thành một trong ba nước bị mất cân đối và có sự phân hóa lớn nhất trên thế giới. Sự phân hóa ngày càng nghiêm trọng giữa miền Đông – Tây, giữa giàu – nghèo, thành thị – nông thôn. Những vấn đề còn tồn tại Theo đánh giá của các chuyên gia Ngân hàng Thế giới, bên cạnh những thành tựu trong cải cách NSNN của Trung Quốc, vẫn còn nhiều vấn đề tiếp tục phải cải cách, điều chỉnh, mà tựu trung lại là: - Do NSTW eo hẹp nên Chính phủ không thể lập ra được các chương trình tầm cỡ nhằm hỗ trợ các vùng khó khăn, nghèo và kém phát triển, dẫn đến tình trạng Trung Quốc trở thành một trong ba nước bị mất cân đối lớn nhất trên thế giới. - Việc xây dựng quỹ ngân sách bổ sung và quỹ ngoài ngân sách (ước tính chiếm 12% GDP) đang có những điều bất cập. Phát sinh tình trạng nhiều địa phương tìm cách chuyển các khoản thu trong ngân sách sang quỹ ngoài ngân sách để tránh phải phân chia với TW. Cuối những năm 1990 và bước sang những năm đầu của thế kỷ XXI, chính sách tài khóa của Trung Quốc tuy đã có những thay đổi đáng kể và thu được kết quả tích cực, song không phải không có vấn đề còn tồn tại. Mức độ nợ của tài chính nhà nướctăng nhanh, từ 20% năm 1995, lên 29,7% năm 1998 và 30,6% năm 1999; đối với NSTW thì tỷ trọng nợ gia tăng còn cao hơn, năm 1994 là trên 50%; năm 1998 đạt 71,1%. Tỷ lệ trả nợ từ NSNN cũng tăng mạnh, tỷ lệ trả nợ của NSNN và NSTW năm 1995 tương ứng là 14,1% và 27,1% thì tới năm 1998 hai chỉ số này đã là 23,8% và 48,1%. - Sự tăngtrưởngkinh tế phụ thuộc quá mức vào đầu tư của Nhà nước, đầu tư của xã hội tuy được khôi phục nhưng với tốc độ chậm và yếu, đe dọa cơ sởtăngtrưởng bền vững trong tương lai. Nếu thời kỳ 1993 - 1997 đầu tư mới tăngcủa xã hội chỉ phụ thuộc khoảng 40 - 45% đầu tư nhà nước thì năm 1999 chỉ số này đã là 90% 2.1.2. Chính sách tiền tệ Cung ứng tiền tệ Trong những năm qua, với mục tiêu theo đuổi một mức lạm phát thấp và ổn định, Trung Quốc kiên trì thực hiện điều tiết mức cung tiền hẹp. Năm 1993, mức cung tiền tăng lên đột ngột (khoảng 35%), dẫn đến tỷ lệ lạm phát ở Trung Quốc tăng lên 24%. Liên tục các năm sau đó, Chính phủ phải áp dụng các biện pháp giảm mạnh mức tăng cung tiền M2, năm 1994, 1995 tương ứng mức cung tiền chỉ tăng thêm 261,61 tỷ NDT và 183,53 tỷ USD. Trong những năm khủng hoảng tiền tệ châu Á, chính việc thắt chặt mức cung tiền tệ, tốc độ tăng giữ mức xấp xỉ 15% trong năm 1998, 1999 đã giúp Trung Quốc hạn chế tối đa tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng này. Lượng cung tiền giảm thấp nhất vào năm 2000 (tăng khoảng 12%). Song giai đoạn này lượng cung tiền biến động đột ngột, năm 2001, lượng M2 tăng lên, tăngtrưởng tiền tệ lên trên 18%; năm 2002 lại giảm xuống chưa đến 17%; năm 2003 cung ứng tiền tệ lại tăng mạnh, với tốc độ tăng là 20%. Biểu đồ 6: Biến độnglượng tiền mở rộng M2 (1990 – 2003) 0 5 10 15 20 25 30 35 40 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 % Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tăng cung tiền lớn trong giai đoạn này của Trung Quốc. Trước tiên, do nền kinh tế tăngtrưởng quá nóng, đặc biệt là tăng đầu tư vào bất động sản, đầu tư tài sản cố định dẫn đến vay tín dụng tăng quá nhanh. Thứ hai, nguyên nhân do chính sách tăng dự trữ ngoại hối nhằm đảm bảo an toàn cán cân thanh toán của Chính phủ, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc tính trung bình mỗi ngày mua vào 600 triệu USD, tương đương 5 tỷ NDT đưa ra ngoài thị trường. Chính sách lãi suất Chính sách lãi suất của Trung Quốc đã có nhiều thay đổi, trở thành một công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế một cách hữu hiệu, đặc biệt từ giai đoạn khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á đến nay. Thúc đẩy cải cách theo hướng thị trường hóa lãi suất, xây dựng chế độ lãi suất thị trường lấy lãi suất của Ngân hàng Nhân dân làm cơ sở, điều chỉnh theo lãi suất thị trường, lấy quan hệ cung cầu quyết định lãi suất tiền gửi. Từ tháng 1 đến tháng 12 năm 1998, Trung Quốc liên tiếp 3 lần hạ lãi suất tiền cho vay và tiền gửi ngân hàng bằng NDT. Kết quả của chính sách này đã tạo điều kiện cho Trung Quốc giảm được 263 tỷ NDT nợ lãi của các doanh nghiệp. Đồng thời đây cũng là biện pháp kích thích sản xuất, tiêu dùng và tănglượng tiền mặt trong lưu thông, góp phần ổn định tiền tệ. Cùng với việc điều chỉnh lãi suất đồng nội tệ, Trung Quốc cũng đã liên tục hạ lãi suất đối với đồng ngoại tệ, từ mức 5%/năm vào tháng 5 năm 1998 xuống còn 3,75%/năm vào tháng 12/ 1998. Chính sách hạ lãi suất ngoại tệ đã giúp cho hệ thống ngân hàng Trung Quốc vượt qua được khó khăn do ứ đọng vốn ngoại tệ gây ra. Mặt khác, Chính phủ Trung Quốc còn thực hiện các biện pháp cải cách tài chính khác, như chính sách thuế, chính sách chi tiêu vay nợ, chính sách chỉnh đốn trật tự tài chính. Tín dụng ngân hàng Trong những năm vừa qua, tại Trung Quốc, tình trạng các khoản vay ngân hàng tăng nhanh, kéo theo nợ xấu của ngân hàng gia tăng là một trong những nguyên nhân chính gây ra sự tăngtrưởng quá nóng của nền kinh tế nước này. Cụ thể, trong giai đoạn 1998 - 2002, số dư các khoản vay tăng trung bình hàng năm là 1,1 – 1,9 nghìn tỷ NDT; năm 2003 tăng đột ngột 3 nghìn tỷ NDT, tương đương 24% GDP; chỉ tính riêng trong nửa đầu năm 2006, lượngcho vay tăng mới đã là 1.783,4 tỷ NDT, đạt hơn 70% kế hoạch cả năm. Sự bùng nổ tín dụng gần đây khiến cho hệ thống ngân hàng Trung Quốc đang phải đối diện với nhiều yếu tố rủi ro mà nghiêm trọng là tỷ lệ nợ xấu đã lên đến 30% nợ vay. Nguyên nhân là do cơ cấu cho vay bất hợp lý, các khoản cho vay trung dài hạn chủ yếu đầu tư vào xây dựng cơ bản, đầu tư bất động sản, khoản vay tiêu dùng cá nhân tăng chậm. Thêm vào đó, việc ngân hàng thả nổi cho vay tín dụng, khiến đầu tư tài sản cố định tăng trở lại, đầu tư chậm và khó thu hồi gia tăng. Tính đến cuối quý I/2006, số dư nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng trong nước là 1.312,47 tỷ NDT, trong đó tỷ lệ nợ xấu là 8,25%, số dư nợ xấu tổn thất (khó đòi) là 480,82 tỷ NDT, chiếm 36,6% tổng số dư nợ xấu. Để giải quyết tình trạng nợ xấu tại các ngân hàng, đặc biệt ở các ngân hàng quốc doanh, Nhà nước lại luôn tìm cách “cứu trợ” tài chính cho các ngân hàng này và coi đây là một biện pháp hữu hiệu để điều tiết thị trường (năm 2003, đã bổ sung vốn cho hai ngân hàng thương mại quốc doanh 45 tỷ USD từ dự trữ ngoại hối), dẫn đến sự thiếu lành mạnh trong thị trường tài chính, cản trở hoạt động hiệu quả của toàn hệ thống ngân hàng, gây thiệt hại cho nền kinh tế. Để đáp ứng yêu cầu mở cửa, Trung Quốc cần khắc phục “điểm yếu” này vì một hệ thống tài chính tiền tệ ổn định là điều kiện tiên quyết giúp nền kinh tế tránh được những cú sốc từ bên ngoài khi hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế quốc tế. Cải cách hệ thống ngân hàng là một công việc quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực tại Trung Quốc, trong đó vấn đề then chốt là nâng cao hiệu quả của quá trình phân phối tín dụng. 2.1.3. Chính sách tỷ giá Thực hiện chính sách tỷ giá đã nới lỏng dần dần và cải cách từng bước qua từng giai đoạn, từ năm 1986 đến nay, tỷ giá đồng nhân dân tệ so với đôla Mỹ liên tục được nới lỏng đã tạo điều kiện thúc đẩy xuất khẩu, cụ thể từ 2,8 NDT/USD lên 4,72 NDT/USD năm 1989; 5,7 NDT/USD năm 1993 và giữ ở mức ổn định khoảng trên 8 NDT/USD. Tiếp theo đó, Trung Quốc chủ trương thực hiện chính sách tiền tệ ổn định, lành mạnh, tiếp tục các biện pháp giữ ổn định đồng NDT. Trong suốt cả năm 1998, đồng NDT luôn ổn định ở mức 8,27 NDT/USD. Chính sách ổn định đồng nhân dân tệ của Trung Quốc không chỉ giảm bớt tổn thất cho nền kinh tế Trung Quốc mà còn giúp ổn định thị trường các nướcĐôngNamÁ trong giai đoạn khủng hoảng tài chính – tiền tệ. Song thực chất Trung Quốc áp dụng chính sách hạ giá thấp đồng NDT so với các đồng khác, tỷ giá đồng nhân dân tệ được ấn định thấp hơn tỷ giá thực trung bình (REER). Với chính sách này, Trung Quốc đã kích thích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, tăng thặng dư cán cân thương mại và cán cân vốn. Tuy nhiên, chính sách tỷ giá ổn định của Trung Quốc ngày càng bộc lộ những tác độ tiêu cực trong 3 năm trở lại đây. Trên thực tế, đồng NDT được định giá quá thấp so với các đồng tiền khác đang làm tăngtrưởng quá mức tín dụng cho vay của các ngân hàng, gây khó khăn trong việc hạn chế tình trạng phát triển quá nóng của nền kinh tế, làm tăng giá hàng nhập khẩu gây ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng trong nước, đồng thời làm gia tăng sự phản đối từ các nước khác đặc biệt là Mỹ, châu Âu và Nhật Bản. Trước bức xúc đó, ngày 21/7/2005, Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa đã tuyên bố nâng giá đồng NDT từ mức 8,277 NDT/USD lên 8,11NDT/USD, tỷ lệ nâng giá là khoảng 2% và về lâu dài sẽ tăng giá đồng NDT lên 15 – 20%. Việc định giá lại đồng NDT có tác động tích cực trong việc kiềm chế lạm phát, hạn chế tăng tín dụng, thúc đẩy quá trình cải cách ngân hàng, tạo một thị trường tài chính ổn định và lành mạnh, làm tiền đề chotăngtrưởngkinh tế bền vững, mặt khác, giúp Trung Quốc giảm sức ép từ phía các đối tác như Nhật Bản, Mỹ và châu Âu. Dự trữ ngoại hối của Trung Quốc trong hơn một thập kỷ qua tăng mạnh. Từ mức thấp hơn 50 tỷ USD trong suốt giai đoạn 1990 – 1993 lên tới mức 609,9 tỷ USD năm 2004, tương đương với 40% GDP của Trung Quốc trong năm này; năm 2005 đã tăng thêm 208,9 tỉ USD; sáu tháng đầu năm 2006, dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc đã đạt 941,1 tỉ USD và Trung Quốc đã vượt Nhật Bản để trở thành nước có dự trữ ngoại tệ lớn nhất thế giới . Trong đó, thặng dư cán cân vãng lai và luồng vốn FDI khổng lồ chính là những nhân tố đóng góp quan trọng cho dự trữ ngoại hối của Trung Quốc. Lượng dự trữ ngoại hối lớn giúp trang trải cholượng nhập khẩu lớn củanước này. Lượng dự trữ năm 2004 tương đương với tổng giá trị nhập khẩu trong 53 tuần và khoảng 43 tuần nhập khẩu trong năm 2005. Đồng thời dự trữ cao sẽ đảm bảo một cơ cấu nợ nước ngoài hợp lý, hiện nay, dự trữ Trung Quốc nhiều hơn 10 lần so với tổng các khoản nợ nước ngoài ngắn hạn củanước này. Lượng dự trữ ngoại hối lớn có thể giúp Trung Quốc cứu trợ tài chính cho hệ thống ngân hàng khi cần thiết nhằm ổn định thị trường tài chính. 2.2. Công tác phòng chống tham nhũng tại Trung Quốc Tuy chỉ số nhận biết tham nhũng (CPI) của Trung Quốc không cao, đạt 3,4 điểm (2004), song Trung Quốc được đánh giá là một trong những nước đã có những cố gắng và thành công bước đầu trong công tác phòng, chống tham nhũng. - Chú trọng công tác giáo dục con người. Trung Quốc xác định giáo dục đạo đức cho công chức và xây dựng đội ngũ công chức trong sạch liêm khiết là biện pháp quan trọng đầu tiên để hạn chế tham nhũng. Đảng Cộng sản và Nhà nước Trung Quốc đã ban hành các văn bản quy định về giáo dục đạo đức và xây dựng tác phong liêm chính trong Đảng và Nhà nước. Đồng thời tiến hành tuyên truyền, giáo dục cho người dân nhận diện được các hành vi tham nhũng, có thái độ căm ghét và tinh thần kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, tạo ra môi trường xã hội chống tham nhũng. Giáo dục chống tham nhũng được thực hiện trên qui mô “toàn Đảng” và “toàn xã hội”, kể cả ở trẻ em. Chương trình giáo dục chống tham nhũng ở cấp tiểu học và trung học được đưa vào giảng dạy đầu tiên tại Hàng Châu từ năm 2005, sau đó lan rộng ra các tỉnh thành khác như Bắc Kinh, Quảng Châu, Thiên Tân, Hồ Bắc . - Thực hiện nguyên tắc công khai, minh bạch trong hoạt động mua sắm tài sản công của Nhà nước. Trung Quốc thành lập 4 trung tâm giao dịch quốc gia để thực hiện các hoạt động đấu thầu xây dựng, mua bán đất đai, mua sắm tài sản công . - Ban hành các quy định làm cho công chức không có cơ hội lợi dụng vị trí công tác của mình nhằm thu lợi cá nhân gây thiệt hại đến lợi ích chung. Trung Quốc quy định: cán bộ khi làm chức vụ lãnh đạo hoặc nghỉ hưu, thì trong vòng 3 năm sau đó, không được kinh doanh ở những lĩnh vực có liên quan đến công việc trước đây mình phụ trách; vợ (hoặc chồng), con cán bộ lãnh đạo không được kinh doanh ở các lĩnh vực do chồng (hoặc vợ), cha mẹ mình quản lý. Từ năm 1997, Trung Quốc đã giải tán các cơ sởkinh doanh trong công an, quân đội, hải quan và cơ quan chấp pháp, nhằm tránh lợi dụng quyền chức để tham nhũng. [...]... gia vào quá trình phát triển đất nước V BÀIHỌCCHOVIỆTNAM 1 Chất lượngtăngtrưởng trong kinh tế Nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả của nền kinh tế, đảm bảo tăngtrưởngkinh tế theo chiều sâu, trong thời gian tới, định hướng chotăngtrưởngcủanước ta là phải không ngừng nâng cao tỷ trọng đóng góp của yếu tố năng suất nhân tố tổng hợp TFP trong tăng trưởng, nâng cao hiệu quả đầu tư, tăng cường... 39,96% tăngtrưởngcủa Hàn Quốc Mặc dù so với các nước phát triển, chỉ số TFP của Hàn Quốc vẫn là thấp, nhưng trong tương quan với các nước trong khu vực, chỉ số TFP của Hàn Quốc là khá khả quan Khi xét cơ cấu đầu tư các nguồn lực đầu vào chotăng trưởng, Hàn Quốc được xem là nước có cơ cấu đầu tư cho các yếu tố tăngtrưởngkinh tế bao gồm vốn vật chất, vốn con người và khoa học công nghệ khá cân bằng... hóa nền kinh tế, tăng trưởngkinh tế cao và hướng tới xây dựng nền kinh tế xanh, môi trường được đảm bảo, các vấn đề xã hội được cải thiện, mức sống của người dân được nâng cao Đặc trưng trong tăngtrưởngkinh tế Malaixia được đánh giá là tăngtrưởng có chấtlượng và bền vững 1 .Tăng trưởngkinh tế cao và ổn định Tăngtrưởngkinh tế có sự cải thiện liên tục từ 1957 đến nay Tốc độ tăngtrưởng trong giai... mại của Hàn Quốc chiếm tới 70% GDP củanước này Chiến lược hướng ngoại này đã góp phần quan trọng vào sự chuyển đổi kinh tế toàn diện của Hàn Quốc, ngay cả trong thời kỳ khủng hoảng 1998 - 2000 1.2 Tăngtrưởng theo chiều sâu Tăngtrưởngcủa Hàn Quốc được đánh giá là một mô hình tăngtrưởng có chấtlượng xét về mặt cơ cấu đầu tư các loại tài sản vốn hay xét về mặt nguồn gốc củatăngtrưởngSo với một số. .. đó Thái Lan rất chú trọng đầu tư cho giáo dục, đặc biệt giáo dục tiểu học và trung học Tỷ trọng ngân sách dành cho giáo dục trong tổng ngân sách đã tăng từ 17,9% năm 1990 lên đến 25,1% năm 1999 Đồng thời, Chính phủ đã áp dụng các biện pháp vừa bắt buộc vừa khuyến khích để phát triển giáo dục trung học; mở ra các cơ hội giáo dục bình đẳng cho mọi người; tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và tăng. .. hoạch quản lý rác thải đồng bộ với mục tiêu tiến tới bán và tái chế rác thải từ những năm 1990 nhưng hiện tại, phương pháp xử lý chôn lấp còn chiếm tỷ lệ lớn, khoảng 80% lượng rác gia đình và hơn một nửa của tất cả các loại rác Phương pháp đốt rác và các phương pháp khác chiếm khoảng 5%, phần còn lại là tái chế Rất nhiều nhà máy đốt rác thải đã được lập kế hoạch nhưng thực tế sốlượng nhà máy được xây... tranh của nền kinh tế, trong những năm gần đây với sự phục hồi và phát triển của nền kinh tế, vị trí xếp hạng của Thái Lan mặc dù có sự tụt giảm nhẹ, song vẫn tương đối khả quan so với mộtsốnước trong khu vực như Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônêxia, ViệtNam Xếp hạng năng lực cạnh tranh tăngtrưởngcủa Thái Lan dao động ở vị trí từ 32 – 36, trong đó, chỉ số môi trường vĩ mô của Thái Lan được đánh giá khá cao,... hơn về nghèo đói II CHẤTLƯỢNGTĂNGTRƯỞNGCỦA THÁI LAN 1 Những thành công trong chất lượngtăngtrưởngcủa Thái Lan 1.1 Tăng trưởngkinh tế cao và tương đối ổn định Trong thời kỳ từ 1980 - 1986, tỷ lệ tăngtrưởng GDP của Thái Lan luôn giữ ở mức từ 4,8 - 5,5%/năm; đến giai đoạn từ 1987 - 1995, tốc độ gia tăng GDP đã tăng lên nhanh chóng, trung bình đạt 9%/năm Giai đoạn từ 1996 1999, tác động cuộc khủng... tài sản vốn vật chất, có chọn lọc, tập trung đầu tư vào mộtsố ngành với thời hạn nhất định nhằm phát triển phục vụ xuất khẩu Từ đó các ngành trở thành đầu tàu củatăngtrưởng và kéo theo sự phát triển của các ngành khác Về đầu tư cho vốn con người, Hàn Quốc được xem là khá thành công, tăng cường đầu tư cho giáo dục để nâng cao chấtlượng nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực cho các lĩnh vực công... lệ tăngtrưởng cao, kéo theo đó là sự phát triển về mọi mặt đời sống xã hội củanước này Thông qua các chương trình hỗ trợ của Chính phủ, cuộc sống của người dân Trung Quốc đã được nâng cao cả về lượng và chất Giá trị HDI của Trung Quốc liên tục được cải thiện Năm 2003 chỉ số HDI là 0,755 tương ứng với vị trí 85/177 trong bảng xếp hạng HDI Chỉ số HDI tăng lên do giá trị các chỉ số thành phần (chỉ số . KINH NGHIỆM CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG CỦA MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG Á BÀI HỌC CHO VIỆT NAM I. CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG CỦA TRUNG QUỐC 1. Chất lượng tăng trưởng về kinh. về nghèo đói. II. CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG CỦA THÁI LAN 1. Những thành công trong chất lượng tăng trưởng của Thái Lan 1.1. Tăng trưởng kinh tế cao và tương