1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN ngăn chặn bạo lực học đường ở trường THPT

32 17 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 175,5 KB

Nội dung

Nhữnghọc sinh khó giáo dục là những em thường có những thái độ, hành vi không phùhợp với giá trị, nội quy, truyền thống của tập thể, không thực hiện tròn bổn phận và trách nhiệm của ngườ

Trang 1

LÝ LỊCH BẢN THÂN

- Họ và tên: Đặng Quang Nguyên Ngày sinh: 04 – 03 – 1973

- Mã ngạch: 15.113 Bậc lương: 05

- Đơn vị công tác: Trường THPT Châu Thành, tỉnh Kiên Giang

- Giảng dạy môn: Công nghệ

- Công tác kiêm nhiệm: Bí thư Đoàn trường

Tên đề tài: CÁC BƯỚC XỬ LÝ, NGĂN CHẶN HÀNH VI

“BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG” CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Trang 2

NỘI DUNG

I PHẦN MỞ ĐẦU:

1 Bối cảnh của đề tài:

Sinh thời Bác Hồ luôn quan tâm và dành nhiều tình cảm thương yêu sâu sắc

đối với thế hệ trẻ Trong “Thư gửi các bạn thanh niên” ngày 12/8/1947, Bác viết:

“… Nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên.Thanh niên muốn làm chủ tương lai cho xứng đáng thì ngay hiện tại phải rènluyện tinh thần và lực lượng của mình, phải làm việc để chuẩn bị cái tương lai

đó” Trong “Di chúc”, Bác cũng dành những lời lẽ tâm huyết nói về thanh niên:

“Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong,không ngại khó khăn, có chí tiến thủ Đảng cần phải chăm lo giáo dục đào tạocách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xãhội vừa “hồng” vừa “chuyên” Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là mộtviệc rất quan trọng và cần thiết” Bác xem đạo đức là yếu tố quan trọng hìnhthành nhân cách con người Đối với học sinh thì việc giáo dục đạo đức lại là việccần quan tâm trước tiên, như ông bà ta thường nói “dạy con từ thuở còn thơ” Ýthức được tầm quan trọng trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh, từ năm học2009-2010, Bộ Gíao dục và Đào tạo đã đưa ra chủ đề là “Học làm người trướckhi học lấy chữ” Chủ đề này được sự đồng tình của nhiều người, bởi những nămgần đây hạnh kiểm của một số em học sinh có chiều hướng giảm sút gây nỗi lo

âu cho xã hội cũng như những người công tác trong ngành giáo dục

Trong những năm gần đây vấn đề bạo lực học đường đang được dư luận rấtquan tâm và được coi là một hiện tượng xã hội đã đến mức nguy hiểm và nghiêmtrọng Có rất nhiều cuộc hội thảo về chuyên đề phòng chống bạo lực trong nhàtrường để đưa ra những biện pháp nhầm giải quyết hiện tượng bạo lực trong họcsinh Có ý kiến cho rằng “Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn tới hiệntượng trên đó chính là tình trạng nặng về dạy chữ, nhẹ về dạy người làm giảm

Trang 3

hiệu quả của việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, chưa quan tâm đầy đủ

và huy động các nguồn lực cần thiết cho công tác giáo dục đạo đức học sinh”.Việc giáo dục đạo đức, nhân cách, kỹ năng sống cho học sinh là việc làm thườngxuyên và cần phải thực hiện bằng nhiều kênh khác nhau Tuy nhiên, trong nhàtrường vấn đề tu dưỡng đạo đức cho học sinh là trách nhiệm của các thầy côgiáo, không thể phủ nhận vai trò của tổ chức Đoàn thanh niên trong việc hìnhthành nhân cách của học sinh Với thực trạng bạo lực trong học đường hiện nay,nhà trường cần phải làm gì để ngăn chặn và giúp học sinh phát triển nhân cáchtrở thành những con người lao động sáng tạo, làm chủ bản thân, làm chủ đấtnước, có đức có tài?

2 Lý do chọn đề tài:

Thời gian gần đây chúng ta đã nghe và đọc rất nhiều đến cụm từ “Bạo lựchọc đường”; sách báo đã dành rất nhiều trang để nói về điều này “Bạo lực họcđường”: đó là những hành vi xâm phạm có chủ ý, có ý đồ, thường gây hậu quảnghiêm trọng và xảy ra trong phạm vi nhà trường Nếu nhìn từ góc độ lấy họcsinh làm trung tâm thì bạo lực học đường là sự xâm hại của học sinh đối với họcsinh, sự xâm hại của học sinh đối với người bên ngoài nhà trường và ngược lại,

là sự xâm hại của giáo viên đối với học sinh và ngược lại… Bạo lực ấy xâmphạm đến sức khoẻ hoặc danh dự của người bị hại, hoặc xâm phạm đến tínhmạng và nhân phẩm của người bị hại Bạo lực ấy không chỉ xảy ra trong phạm vinhà trường mà nhiều khi xảy ra bên ngoài nhà trường Ở đây tôi chọn đề tài cácbước xử lí, ngăn chặn hành vi bạo lực học đường của học sinh trường trung họcphổ thông Châu Thành, nhằm giải quyết tình trạng bạo lực đang leo thang trongcác trường phổ thông Đây là một trong những biện pháp mà tôi đã áp dụng nhiềunăm và thấy hiệu quả cao khi thực hiện

3 Phạm vi và đối tượng của đề tài:

Đề tài tập trung nghiên cứu để giải quyết những mâu thuẫn của học sinhtrường trung học phổ thông Châu Thành nhằm ngăn chặn bạo hành vi lực học

Trang 4

Đối tượng nghiên cứu là học sinh ở bậc trung học phổ thông

4 Mục đích của đề tài:

Đứng trước những bức xúc của xã hội về bạo lực học đường ngày càng diễn

ra phức tạp và nguy hiểm Nếu chúng ta không có biện pháp ngăn chặn thì cácmâu thuẫn sẽ đẩy đến chỗ gay gắt hơn Ở đây tôi đưa ra một vài biện pháp để giảiquyết những mâu thuẫn tiềm ẩn trong các em học sinh nhằm xử lí, hòa giảinhững mâu thuẫn đó một cách triệt để Với những cách làm này nó sẽ ngăn chặn,răn đe các em còn lại và đồng thời xóa hết những mâu thuẫn mà các em đã gâyra

5 Khẳng định tính sáng tạo về khoa học và thực tiễn của vấn đề:

Đây là một trong những biện pháp mà tôi đã áp dụng trong những năm làmcông tác theo dõi việc thực hiện nội qui của học sinh và trực tiếp xử lí các mâuthuẫn đánh nhau của học sinh Các biện pháp này nó đã giúp cho trường chúngtôi rất nhiều và đã hạn chế đến mức thấp nhất những hành vi bạo lực trongtrường

II PHẦN NỘI DUNG:

1 Cơ sở lý luận của vấn đề:

1.1 Vì sao chúng ta phải quan tâm giáo dục học sinh có hành vi không mong đợi:

- Trong tập thể nhà trường luôn tồn tại những học sinh dễ giáo dục vànhững học sinh khó giáo dục, hay có những hành vi không mong đợi Nhữnghọc sinh khó giáo dục là những em thường có những thái độ, hành vi không phùhợp với giá trị, nội quy, truyền thống của tập thể, không thực hiện tròn bổn phận

và trách nhiệm của người học sinh, hoặc thiếu văn hóa, thiếu đạo đức trong quan

hệ ứng xử với mọi người mặc dù đã được nhà trường, gia đình quan tâm chỉ dẫn,

Trang 5

giáo dục… Nếu hành vi không mong đợi của các em lặp lại thường xuyên và trởthành hệ thống thì trong thực tiễn nhà trường hiện nay được gọi là học sinh cábiệt Những học sinh này được giáo viên coi là khó dạy, thậm chí hư hỏng.

- Trách nhiệm của giáo dục nói chung và giáo viên nói riêng về lý thuyếtkhông được để còn những học sinh có hành vi chưa phù hợp với giá trị, chuẩnmực xã hội và những qui định chung của nhà trường, lớp học, cộng đồng Bởigiáo dục có sứ mạng là hình thành và phát triển nhân cách vừa có cá tính (mangbản sắc riêng của mình) nhưng phải biết sống hài hòa với các giá trị chung củaloài người, dân tộc và cộng đồng để có cuộc sống hạnh phúc

- Nếu trong lớp tồn tại những học sinh cá biệt, luôn có những hành vi tiêucực, không phù hợp thì sẽ ảnh hưởng đến tập thể, những thành viên khác Trongthực tế nhiều giáo viên chủ nhiệm cảm thấy rất bị áp lực, có khi bất lực khi tronglớp có những học sinh được gọi là cá biệt Bởi vì giáo viên chủ nhiệm không chỉgặp khó khăn trong ứng phó với chính học sinh đó , mà đôi khi còn gây ảnhhưởng đến học sinh khác, đến tập thể lớp Biểu hiện phổ biến của học sinh đượccoi là cá biệt có thể như sau:

+ Có những thay đổi khác lạ trong thái độ, cách cư xử: trở nên lãnh đạm,không chan hòa, không muốn hòa đồng, cáu kỉnh, xúc phạm người khác, thậmchí gây gổ dẫn đến đánh nhau

+ Không quan tâm, hứng thú với những trường học và việc học, học sa sút,thậm chí là bỏ học

+ Thiếu tự tin vào bản thân Không tin cậy người khác

+ Thường xuyên vi phạm nội qui của lớp, trường

+ Cố thu hút sự chú ý của người khác bằng những hành vi như phá phách,

vô lễ, ăn cắp, nói dối…

+ Hay đánh đập bạn, hay ồn trong giờ học, bỏ học trốn học để đi chơi

Trang 6

+ Thậm chí có những em rơi vào con đường nghiện ngập ma túy và các tệnạn xã hội khác…

Tóm lại học sinh cá biệt là những học sinh có sự bất thường về tính cách,không có động cơ học tập, tâm lý không ổn định

+ Trong số những học sinh được coi là cá biệt, đôi khi có những em có tiềmnăng về cá tính, do giáo viên không hiểu được, không có cách tiếp cận và tácđộng phù hợp hoặc không được sự giúp đỡ kịp thời, đúng cách… mà dẫn đến sựbiểu hiện những hành vi không phù hợp của học sinh

Vì vậy, đối với học sinh cá biệt, giáo viên chủ nhiệm thực sự cần là kỹ sưtâm hồn, có trách nhiệm phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhàtrường, mà trước hết là với tập thể lớp giúp những em này điều chỉnh, thay đổiniềm tin, thái độ, hành vi của mình để các em có tương lai tốt đẹp hơn

1.2 Tìm hiểu các căn nguyên của hành vi không mong đợi:

1.2.1 Để hiểu được nội dung và biện pháp giáo dục học sinh cá biệt cần

tìm hiểu nguyên nhân của hiện tượng này.

a Nguyên nhân do yếu tố sinh học:

Một số em sinh ra đã có vấn đề, bản thân tính hay gây gổ, hung hăng… dotình trạng cha mẹ yếu về thể chất, tinh thần, học sinh kém dinh dưỡng…

b Nguyên nhân do yếu tố tâm lí – xã hội:

Các chuyên gia tâm lí và những người nghiên cứu về hành vi của học sinh ởtrường học kết luận rằng những vấn đề thái độ và cách cư xử bất thường của các

em phần lớn bắt nguồn từ những vấn đề thực tế mà các em phải đối mặt trongcuộc sống Đó là những vấn đề có liên quan đến môi trường, hoàn cảnh sống củacác em Có thể các em gặp các vấn đề trong gia đình, hoặc trong quan hệ với bạn

bè, thầy cô, hoặc những trở ngại khác… nên luôn gây khó chịu trong các mốiquan hệ khiến mọi người không bằng lòng Do đó mọi người lại đối xử khắt khe,

Trang 7

không thông cảm Chính sự khắt khe, thiếu quan tâm, bỏ mặc, không lắng nghe,thiếu thông cảm và tha thứ của mọi người lại càng làm cho các em thấy cô đơn,d

ẫn đến sa sút trong học tập, buông thả trong lối sống

Trong số những học sinh có những hành vi không mong đợi , thậm chí trởthành học sinh cá biệt có cả những học sinh tiềm năng nhưng vì nguyên nhânnào đó cảm thấy chán nản về năng lực của mình, mất dần hứng thú, động cơ họctập, hoạt động Học sinh đó tin rằng mình không thể “khá” lên được, đánh giáthấp về bản thân mình, không vượt qua được khó khăn, dễ bỏ giữa chừng, kém

tự tin

Các nhà nghiên cứu về giáo dục đã kết luận rằng “tất cả những học sinh

“hư” hay có hành vi không phù hợp đều là những học sinh chán nản” Khi chánnản, học sinh không còn hứng thú hoạt động và động cơ hoạt động nữa Chánnản là nguyên nhân của hầu hết những thất bại học đường, đặc biệt với nhữnghọc sinh mới lớn Một số em cho rằng mình không đáp ứng được mong mỏi củathầy cô, cha mẹ Cảm giác, tâm trạng chán nản của học sinh nảy sinh còn donhững nhu cầu cơ bản như: an toàn, yêu thương, tôn trọng… không được đápứng, hoặc gặp những vấn đề trong tình cảm, học sinh sẽ buồn rầu, có cảm xúctiêu cực, cảm thấy bất hạnh, có thể không kiềm chế được bản thân

1.2.2 Mục đích hành vi tiêu cực của học sinh:

Giáo viên cần phải tìm hiểu mục đích hành vi tiêu cực của học sinh Có rấtnhiều lí do được đưa ra nhưng lại không giúp lí giải được mục đích hành vi tiêucực của học sinh Xét cho cùng tất cả các hành vi đều có mục đích và có lí do,

nó không xảy ra một cách ngẫu nhiên Giáo viên cần xác định được mục đíchhành vi tiêu cực hay cư xử không phù hợp của học sinh để hiểu được tại sao họcsinh lại làm như vậy và có cách xử trí thích hợp, hiệu quả

Mục đích hành vi tiêu cực của học sinh thường tồn tại dưới các dạng sau:

1.2.2.1 Thu hút sự chú ý: Đằng sau hành vi thu hút sự chú ý là suy nghĩ sai

Trang 8

lệch của học sinh “Mình chỉ cảm thấy quan trọng khi nhận được sự quan tâm,chú ý của cha mẹ, thầy cô” Đến tuổi mới lớn, học sinh thường hướng hành vinày tới bạn cùng tuổi nhiều hơn Muốn được chú ý là nhu cầu, động cơ phổ biến

ở bất cứ học sinh nào Nếu không thu hút được sự chú ý thông qua việc đượcđiểm cao, thành tích thể thao, hoạt động nhóm lành mạnh thì học sinh sẽ làmbằng cách tiêu cực khác

1.2.2.2 Thể hiện quyền lực: Học sinh liên tục cố gắng khám phá xem mình

“mạnh” đến mức nào Đằng sau hành vi chứng tỏ mình cũng có “quyền lực” cóthể để ra oai với bạn bè, hoặc muốn chứng tỏ mình xứng đáng làm thủ lĩnh…

“Mình chỉ cảm thấy quan trọng nếu là người điều khiển và có những gì mìnhmuốn” là suy nghĩ sai lệch của học sinh Hoặc là một số học sinh chỉ cảm thấyquan trọng khi chúng thách thức quyền lực của người lớn, vi phạm nội quy,không làm theo lời cha mẹ, thầy cô

1.2.2.3 Trả đũa: Học sinh cho rằng “Mình cảm thấy bị tổn thương và

không được yêu quý, không được đối xử tôn trọng, công bằng, bị trừng phạt,mình phải đáp trả” Học sinh làm người khác (anh chị em hay bạn cùng lớp) vàcha mẹ, thầy cô bị tổn thương vì trước đó học sinh cảm thấy bị tổn thương, bịđối xử không công bằng Do đó để tránh học sinh có thái độ và hành vi với mụcđích là trả đũa nhà trường, cha mẹ học sinh cần rất thận trọng trong ứng xử vớicác em sao cho không để lại những ấn tượng tiêu cực này

1.2.2.4 Thể hiện sự không thích hợp: Hành vi thể hiện sự không thích hợp

chính là hành vi rút lui, né tránh thất bại của học sinh vì cảm thấy nhiệm vụ quásức so với mong mỏi của thầy cô Trong trường hợp này học sinh sẽ thiếu tựgiác, không muốn thực hiện các nhiệm vụ, bổn phận của người học sinh, có thể

có biểu hiện của sự tự ti trước những yêu cầu chung của lớp

1.2.3 Những dạng suy nghĩ không hợp lí cũng dẫn đến học sinh có hành

vi không mong đợi trong quan hệ với người khác hoặc đối với những sự việc,hiện tượng hay những việc cần làm

Trang 9

- Suy nghĩ trắng – đen: nhìn sự vật, hiện tượng một cách tuyệt đối hoặctrắng hoặc đen.

- Khái quát hóa quá mức: Nhìn sự vật hiện tượng như một khuôn mẫu luônnhư vậy

- Định kiến: Chỉ tập trung vào điểm tiêu cực, bỏ qua điểm tích cực

- Hạ thấp các điểm tích cực: Cho rằng những gì đã đạt được là không đángkể

- Kết luận vội vã: Nhanh chóng cho rằng người khác phản ứng với mìnhmột cách tiêu cực khi chưa có bằng chứng rõ ràng

- Phóng đại hoặc đánh giá thấp:Phóng đại sự việc, hiện tượng hoặc hạ thấptầm quan trọng của sự việc, hiện tượng

- Suy đoán cảm tính: Suy đoán từ trạng thái cảm xúc

- Suy nghĩ là “phải” thế này hay thế kia: phê phán bản thân hay ngườikhác, cho rằng mình hay người khác “phải” hay “không được” thế này hay thếkia

- Chụp mũ: Đồng nhất mình với những khiếm khuyết của bản thân Đáng lẽnghĩ “mình có sai lầm” thì lại nghĩ “mình đúng là thằng ngu”

- Cá nhân hóa và đổ lỗi: Đổ lỗi cho bản thân và người khác về những gì màbản thân hay họ không phải chịu trách nhiệm hoàn toàn

1.3 Nội dung và biện pháp giáo dục học sinh có hành vi không mong đợi:

1.3.1 Nội dung cần giáo dục học sinh có hành vi không mong đợi:

Từ nguyên nhân và mục đích của những hành vi không mong đợi, để chocác em có thể tự thấy cần phải thay đổi… cho phép đề xuất nội dung cốt lõi cấngiáo dục các em bao gồm:

Trang 10

* Nhận thức đúng điểm mạnh và điểm yếu của bản thân:

Để học sinh có những ứng xủ phù hợp trong mối quan hệ, trong các tìnhhuống, trước hết cần giúp học sinh nhận thức đúng được bản thân, trong đó xácđịnh được đúng mình là ai? Mình có điểm mạnh, điểm yếu gì Đây vừa là một kĩnăng sống quan trọng của mỗi cá nhân, nó càng trở nên quan trọng đối vớinhững người hay có những thái độ, hành vi ứng xử không phù hợp, gây khóchịu, phản cảm cho mọi người

* Nhận thức được những giá trị đối với bản thân:

Việc nhận thức được điều gì có nghĩa và quan trọng đối với mình và nhữngđiều đó có phải thực sự là chân giá trị của con người và đời người không? Rấtquan trọng nữa là cần nhận thấy bên cạnh những hạn chế nhất định, mình làngười có giá trị thì học sinh mới có nhu cầu, động lực để hoàn thiện bản thân

* Tự tin về giá trị và những điểm mạnh của mình để làm điểm tựa chonhững hành vi và ứng xử một cách tích cực:

Trên cơ sở làm cho học sinh nhận thức được những điểm mạnh, giá trị củabản thân khích lệ để các em tự tin phát huy những điểm mạnh và giá trị đó, đồngthời cố gắng khắc phục những hạn chế, những niềm tín vào cái phi giá trị hoặcphản giá trị để thay đổi hành vi, thói quen xấu, tiêu cực theo hướng lành mạnh

và tích cực lên

* Nhận thức được hậu quả của những hành vi tiêu cực và tất yếu phải thayđổi thói quen hành vi cũ:

Giáo viên phối hợp với tập thể lớp giúp học sinh dần nhận thức được nếu

cứ hành động, ứng xử theo cách làm mọi người khó chịu, làm mọi người tổnthương, cản trở sự phát triển chung… thì không chỉ làm khổ, làm hại ngườikhác, mà nguyên tắc sống trong tập thể, xã hội không cho phép bất cứ ai làmcũng vậy

Nếu không thay đổi hành vi, thói quen tiêu cực thì sẽ ảnh hưởng đến tương

Trang 11

lai, đến sự thành công và chất lượng cuộc sống của bản thân Thay đổi hay làchấp nhận mọi sự rủi ro, thất bại?

Sau khi nhận thức được điều này và học sinh có nhu cầu thay đổi hành vi,thói quen tiêu cực thì giáo viên cần giúp các em xây dựng kế hoạch thay đổihành vi, thói quen cũ Thay đổi thói quen, hành vi tiêu cực không phải là chuyện

dễ, không chỉ cần có kế hoạch thực hiện mà còn phải có ý chí, quyết tâm, kiênđịnh thực hiện kế hoạch để biến kế hoạch thành hiện thực, do đó giáo viên và tậpthể lớp cần luôn theo dõi sự tiến bộ để khích lệ và phòng ngừa hoặc hỗ trợ, giúp

đỡ khi có dấu hiệu lập lại thói quen cũ

* Suy nghĩ tích cực và suy nghĩ trước khi hành động:

Cùng với việc khắc phục những suy nghĩ, niềm tin, thói quen, hành vi tiêucực của học sinh, giáo viên cần tạo cho học sinh thói quen suy nghĩ cẩn trọngtrước khi hành động để tránh những hành vi không mong đợi và các hậu quảđáng tiếc khác

* Giáo dục kỉ luật tích cực:

Thông thường đối với những học sinh có hành vi không mong đợi, giáoviên thường khó kiểm soát cảm xúc nên rất dễ có những lời nói hoặc hành vi gâytổn thương cho học sinh về tinh thần hoặc thể chất Cách ứng xử này đang bịngành giáo dục nghiêm khắc xử lý Để tránh xảy ra những trường hợp đáng tiếcnhư giáo viên sử dụng hình thức trừng phạt đối với học sinh có hành vi tiêu cực,một mặt giáo viên cần học cách kiểm soát cảm xúc, mặt khác cần giáo dục kỉluật tích cực cho các em Giáo dục kỉ luật tích cực thay thế cho trừng phạt là giảipháp không chỉ có ý nghĩa nhân văn, mà còn đem lại hiệu quả giáo dục cao.Triết lý của giáo dục kỉ luật tích cực dựa trên sự điều chỉnh bên trong hơn là

kiểm soát bên ngoài Giáo dục kỉ luật tích cực là giáo dục dựa trên nguyên tắc vì

lợi ích tốt nhất của học sinh, mang tính phòng ngừa, tôn trọng trẻ, không làm tổnthương đến thể xác và tinh thần của các em, có sự thỏa thuận của giáo viên và

Trang 12

học sinh và phù hợp với đặc điểm tâm, sinh lí của học sinh.

1.3.2 Giáo viên cần phải làm như thế nào để thay đổi thái độ, hành vi tiêu cực của học sinh:

1.3.2.1 Giáo viên cần phải quan tâm đến những khó khăn của học sinh

Việc tìm hiểu những trở ngại trong học tập và những khó khăn về mặt tâm

lí của học sinh để kịp thời hỗ trợ, khích lệ các em hành động đúng sẽ giúp các

em tránh được những hành vi không mong đợi

1.3.2.2 Giáo viên cần phải tìm hiểu mục đích hành vi tiêu cực của học sinh

để có cách ứng xử phù hợp.

Nhiều người cho rằng học sinh hư vì bản thân học sinh có tính hay gây gổhoặc được nuông chiều quá mức, hư vì cha mẹ hay anh chị đều hư, vì gia đìnhquá nghèo hoặc quá giàu… có rất nhiều lí do được đưa ra nhưng lại không giúp

lí giải được mục đích hành vi tiêu cực của học sinh Xét cho cùng tất cả các hành

vi đều có mục đích và lí do, nó không xảy ra một cách ngẫu nhiên Hành vi tiêucực hay cư xử không phù hợp của học sinh cũng vậy Giáo viên cần xác địnhđược mục đích hành vi tiêu cực của học sinh để hiểu được tại sao học sinh lạilàm như vậy và có cách xử trí thích hợp, hiệu quả Điều đáng lưu ý là nhiều khihọc sinh không ý thức được những suy nghĩ, niềm tin sai lệch của mình Nếu saunày giáo viên có hỏi học sinh tại sao lại cư xử như vậy, các em thường trả lời là

“không biết” hoặc đưa ra một vài lí do, nguyên cớ để bao biện Nguyên tắc chủyếu là trong các tình huống đó, giáo viên cần cố gắng bình tĩnh, hiểu học sinh,tôn trọng học sinh và dùng các phương pháp kỷ luật tích cực, lắng nghe tích cực,khích lệ, kiềm chế bản thân để giải quyết

Cách ứng xử đối với những hành vi không mong đợi của học sinh

* Với loại hành vi nhằm thu hút sự chú ý giáo viên nên:

Trang 13

- Giảm thiểu hoặc không để ý đến hành vi của học sinh khi có thể, chủ độngchú ý học sinh vào lúc khác, những lớp phù hợp dễ chịu hơn.

- Nhìn nghiêm nghị nhưng không nói gì Hướng học sinh vào hành vi có íchhơn

- Nhắc nhở cụ thể (tên, công việc phải làm), cho học sinh lựa chọn có giớihạn

- Dùng hệ quả lôgic

- Lập nội quy hay lịch trình mà giáo viên sẽ thường xuyên dành thời gian chohọc sinh

* Với hành vi nhằm thể hiện quyền lực, giáo viên nên:

- Bình tĩnh, rút khỏi cuộc đôi co, xung đột, không “tham chiến” để học sinhnguôi dần

- Sử dụng các bước khuyến khích học sinh hợp tác (hiểu cảm xúc của họcsinh, thể hiện mình hiểu cảm xúc đó, chia sẽ cảm xúc của mình về tình huống đó,cùng nhau trao đổi để phòng tránh vấn đề tương tự trong tương lai)

- Giúp học sinh thấy có thể sức mạnh, quyền lực theo cách thức tích cực.Giáo viên cần biết rằng tham gia đôi co quyền lực hoặc nhượng bộ chỉ làm họcsinh mong muốn có “quyền lực” hơn

- Quyết định xem mình sẽ làm gì, chứ không phải sẽ bắt học sinh làm gì

- Lập nội quy hay kế hoạch mà giáo viên sẽ thường xuyên dành thời gian chohọc sinh

* Với hành vi nhằm trả đũa thì giáo viên nên:

- Kiên nhẫn, rút khỏi vòng luẩn quẩn “trả miếng” lẫn nhau Tránh những hìnhthức trừng phạt học sinh

- Duy trì tâm lí bình thường trong khi đợi học sinh nguôi dần

Trang 14

- Khích lệ sự hợp tác, xây dựng lòng tin từ học sinh.

- Tâm sự riêng với học sinh để giải quyết khó khăn

- Sử dụng kỹ năng khích lệ, cho học sinh thấy học sinh được thương yêu tôntrọng

- Lập nội quy hay kế hoạch mà giáo viên thường xuyên dành thời gian chohọc sinh

* Với loại hành vi thể hiện sự không thích hợp giáo viên nên:

- Không phê phán, chê bai học sinh

- Dành thời gian rèn luyện, phụ đạo cho học sinh, đặc biệt về học tập

- Chia nhỏ nhiệm vụ, bắt đầu từ việc dễ để học sinh có thể đạt thành công banđầu

- Sử dụng kỹ năng khích lệ, tập trung vào điểm mạnh, vốn quý của học sinh

- Không thể hiện thương hại, không đầu hàng

- Dành thời gian thường xuyên cho học sinh, giúp học sinh

1.3.2.3 Tiếp cận cá nhân đối với những học sinh có hành vi không mong đợi theo quan điểm tích cực:

Giáo viên một mặt cần phát huy tối đa được những điểm mạnh, phát triểntiềm năng, mặt khác phải hạn chế, phòng ngừa những hành vi không mong đợicủa từng học sinh Muốn đạt được điều đó, giáo viên cần quán triệt cách tiếp cận

cá nhân

1.3.2.4 Trong tình huống học sinh thực hiện các hành vi không mong đợi,

giáo viên cần đặt mình vào vị thế của các em để lắng nghe tích cực các vấn đề củacác em, khích lệ những suy nghĩ và thái độ hành vi tích cực đối với những vấn đềcác em đang phải đương đầu

Tôn trọng quyền tự ra quyết định và giải quyết vấn đề của các em Giáo viên

Trang 15

chỉ giữ vai trò khơi gợi những hướng giải quyết tích cực, hoặc phản biện nhữngsuy nghĩ, thái độ có thể dẫn đến hành vi có nguy cơ rủi ro.

Nguyên tắc chủ yếu là trong các tình huống đó, giáo viên cần cố gắng bìnhtĩnh, hiểu học sinh, tôn trọng học sinh và dùng các phương pháp kỷ luật tích cực,khích lệ, kiềm chế bản thân để giải quyết Giáo viên cần kiềm chế, không nên thểhiện thái độ quá nóng nảy, căng thẳng trước mặt học sinh Nếu giáo viên khôngkiểm soát được cảm xúc thì có thể khiến học sinh trở nên tức giận hơn, làm họcsinh suy nghĩ tiêu cực dẫn đến hậu quả không lường Đồng thời cũng cần tránh hồ

đồ và quan liêu đưa ra những lời chỉ trích chưa tìm hiểu nguyên nhân, mục tiêucủa hành vi không mong đợi

1.3.2.5 Muốn thay đổi hành vi của học sinh một cách hiệu quả, giáo viên cần

có sự hợp tác của học sinh, được học sinh tin cậy Do đó, giáo viên cần chủ độngtiếp xúc với học sinh để nắm bắt về điều kiện, hoàn cảnh, tâm sự, sức khỏe… củahọc sinh Học sinh cần được giáo viên hiểu những khó khăn, nhu cầu tình cảm củamình Do đó giáo viên cần quan sát và tìm ra nguyên nhân không được đáp ứngnhững nhu cầu tình cảm của các em và phải quan tâm đến những khó khăn củahọc sinh Việc tìm hiểu những trở ngại trong học tập và những khó khăn về mặttâm lí của học sinh sẽ giúp giáo viên không phải dùng biện pháp xử phạt mà vẫngiáo dục học sinh có kết quả

1.3.2.6 Sử dụng biện pháp khích lệ và củng cố tích cực:

Khi giáo viên giao cho các em nhiệm vụ gì cần thức tỉnh lòng tự trọng, kếthợp với tin tưởng và tôn trọng học sinh, kể cả trong quá trình các em thực hiệnbằng những câu hỏi mang tính khích lệ như: “thầy/cô tin tưởng ở em đấy; thầy/cônghĩ em có thể làm được hơn thế.”

1.3.2.7 Phương pháp sử dụng hệ quả tự nhiên và hệ quả lôgic:

Mục đích chủ yếu của việc sử dụng hệ quả tự nhiên và hệ quả lôgic dạy chohọc sinh có ý thức trách nhiệm về các hành vi của chính mình, khích lệ học sinh

Trang 16

đưa ra những quyết định có trách nhiệm, do đó cách làm này có thể thay thế chotrừng phạt: học sinh vẫn học được cách ứng xử tốt giúp cho mối quan hệ ấm áphơn, ít xung đột hơn.

1.3.2.8 Những hình thức xử phạt phù hợp nhất quán:

Khi những yêu cầu, mong đợi đã được đặt ra rõ ràng thì cũng cần có nhữngbiện pháp xử phạt cụ thể, rõ ràng đối với những hành vi vi phạm và các biện phápphải được áp dụng một cách nhất quán Giáo viên cần lưu ý những điều sau đâykhi sử dụng các biện pháp xử phạt:

Các biện pháp xử phạt phải nhằm mục đích dạy học sinh biết rằng thái độ,hành vi của các em như vậy là sai Không bao giờ sử dụng những hình phạt khiếnhọc sinh cảm thấy mình là đồ bỏ đi, vô dụng Tuyệt đối không sử dụng hình thứcphạt mang tính bạo lực Sử dụng những hình phạt bạo lực không những không cótác dụng đối với học sinh mà chỉ thể hiện sự bất lực và còn vi phạm những điềugiáo viên không được làm và vi phạm pháp luật Các hình thức phạt cần phù hợpvới mức độ vi phạm

Những hình phạt nên mang tính tích cực để thông qua những hình phạt họcsinh có thể học thêm được một kỹ năng nào đó

Biện pháp xử phạt có thể vận dụng là:

- Tước bỏ hoạt động yêu thích cho đến khi khắc phục được lỗi

- Tạm dừng việc học tập để học sinh tự kiểm điểm bản thân với mục đích đểgiúp học sinh thoát ra khỏi trạng thái căng thẳng để kiềm chế bản thân và tạo điềukiện cho học sinh bình tĩnh trở lại

- Yêu cầu viết báo cáo hằng ngày với mục đích là để học sinh nhận biết đượcnhững lỗi thường xuyên mắc phải và tạo cho các em cơ hội điều chỉnh

Lưu ý: không nên phạt học sinh bằng cách giao thêm bài tập, hoặc nhiệm vụ

Ngày đăng: 24/02/2021, 17:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w