Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 36 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
36
Dung lượng
112,33 KB
Nội dung
THỰCTRẠNGTÍNDỤNGĐỐIVỚIHỘSẢNXUẤTTẠI NHN 0 & PTNTHÀTÂY I. GIỚI THIỆU VỀ NHN 0 & PTNTHÀTÂY : 1. Đặc điểm kinh tế - xã hội tác động đến hoạt động kinh doanh của NHN 0 HàTây : HàTây là tỉnh thuộc đồng bằng Bắc bộ có diện tích tự nhiên là 219.214 ha, dân số 2,3 triệu người, kinh tế chủ yếu là sảnxuất nông nghiệp, 80 % dân số sống ở nông thôn, tổng số khoảng 53 vạn hộ, trong đó hộ nghèo là 12 %. Địa bàn hành chính gồm 2 thị xã, 12 huyện, 15 xã trong đó 1/ 4 số xã có làng nghề Tiểu thủ công nghiệp với 130 nghìn lao động có tay nghề. Năm 2000 kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cụ thể là : - Sản lượng lương thực quy ra thóc đạt 1.027.000 tấn tăng 10,3% so với năm 1999. - Tổng sản phẩm trong tình (GDP) tăng 7,2 % so với năm 1999. - Giá trị sản phẩm nông nghiệp tăng 4,6 % so với năm 1999. - Cơ cấu kinh tế : nông nghiệp 44 %, công nghiệp 31,65 %, dịch vụ 24,35 %. Đặc điểm kinh tế xã hội có nhiều ảnh hưởng thuận lợi cũng như khó khăn đốivới hoạt động kinh doanh của NHN 0 HàTây nói chung và hoạt động tíndụng nói riêng . a. Thuận lợi : HàTây là một tỉnh thuộc đồng bằng Sông Hồng có lợi thế về cơ sở hạ tầng: điện, đường, trường, trạm. Tỉnh có hệ thống đường liên huyện, liên xã, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng . Hơn nữa, tỉnh tập trung nhiều làng nghề với nhiều ngành nghề tiểu thủ công nổi tiếng đang được khôi phục và phát triển . Đây là những điều kiện thuận lợi để Ngân hàng mở rộng hoạt động kinh doanh một cách có hiệu quả. Nền kinh tế của tỉnh liên tục tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế thay đổi theo hướng tích cực, cơ cấu trong nông nghiệp có su hướng tăng, tỷ trọng ngành chăn nuôi. Công tác chuyển đổi HTX nông nghiệp theo mô hình kiểu mới thực hiện tốt, đã xây dựng được 494/ 533 HTX nông nghiệp đạt 96 %. Bước đầu thực hiện chuyển đổi kinh tế từ ô thửa nhỏ sang ô thửa lớn đạt 112/ 315 xã. Đây là yếu tố cơ bản tạo thuận lợi cho hoạt động cho vay của Ngân hàng. Một số ngành có điều kiện phát huy tiềm năng đã mạnh dạnh áp dụng tiến bộ KHKT vào sảnxuất kinh doanh đem lại hiệu quả kinh tế cao. Nhận thức của người nông dân về sự cần thiết đưa các giống mới năng suất cao vào trồng trọt, chăn nuôi ngày càng cao tạo điều kiện đầu tư vốn có hiệu quả. Ngành Ngân hàng dần dần hoàn thiện cơ chế tíndụng phù hợp vớithực tế địa bàn nông thôn, cũng như việc ban hành một số văn bản, chính sách của tỉnh cụ thể hoá các chính sách kinh tế xã hội đốivới nông nghiệp, nông thôn của Đảng và Nhà nước , từ đó hoạt động của Ngân hàng được thuận lợi hơn trước. b. Khó khăn : Nền kinh tế của cả nước nói chung và tỉnh HàTây nói riêng phát triển chưa ổn định gây khó khăn cho hoạt động sảnxuất kinh doanh của các thành phần kinh tế . Công cuộc phục vụ nông nghiệp như cơ khí, chế biến trên địa bàn tỉnh chưa phát triển đã hạn chế rất lớn đến sức sảnxuất của các hộ gia đình. Giá cả sản phẩm nông nghiệp so với giá hàng công nghiệp, dịch vụ có sự chênh lệch khá lớn theo hướng thiệt hại cho người nông dân. Vì vậy không khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và ảnh hưởng lớn đến đời sống các hộ nông dân. Ngoài ra, hoạt động xuất khẩu của tỉnh chưa tìm lại được hướng đi sau sự sụp đổ của Liên Xô và hệ thống XHCN ở Đông Âu. Do đó không tạo được động lực phát triển sảnxuất nông nghiệp. Tiểu thủ công nghiệp hiệu quả theo hướng có lợi cho nông dân. HàTây là một tỉnh tiếp giáp với thủ đô Hà Nội, do đó rất nhiều những người có trình độ KHKT cao sau khi được đào tạo đã ở lại Hà Nội làm việc. Vì vậy, nguồn nhân lực của HàTây đã mất đi rất nhiều lợi thế, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội HàTây trong quá trình CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn ở HàTây nói riêng. Từ đó tạo một lực cản hoạt động kinh doanh của NHN 0 HàTây . Bên cạnh những đặc điểm kinh tế xã hội là những khó khăn tác động đến hoạt động của NHN 0 HàTây ở trên thì sức cạnh tranh của các chi nhánh NHTM khác và các quỹ tíndụng nhân dân ngày càng tăng đã gây trở ngại không nhỏ trong NHN 0 . Mặc dù NHN 0 HàTây chiếm ưu thế hơn hẳn về thị trường hoạt động nguồn vốn kinh doanh cũng như dư nợ cho vay các thành phần kinh tế, chuyên môn của đội ngũ lãnh đạo , cán bộ nhưng sức ép cạnh tranh của các tổ chức trên qua những chính sách lãi xuất huy động tiền gửi, chính sách thu hút khách hàng vay vốn . cũng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh mà trực tiếp là lợi nhuận NHN 0 . Để giải quyết vấn đề này đòi hỏi Ngân hàng phải nỗ lực phấn đấu bền bỉ, kiên quyết tự đổi mới hoạt động kinh doanh từng bước vượt qua những khó khăn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kinh doanh năm 2000. 2. Quá trình hình thành, phát triển và chức năng của NHN 0 & PTNTHàTây : Ngân hàng là loại hình tổ chức tíndụng được thực hiện toàn bộ hoạt động Ngân hàng và các hoạt động kinh doanh có liên quan. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình Ngân hàng gồm Ngân hàng thương mại, Ngân hàng phát triển , Ngân hàng đầu tư, Ngân hàng chính sách, Ngân hàng Hợp tác và các loại hình Ngân hàng khác. NHN 0 & PTNT Việt Nam thành lập ngày 26/ 3/ 1988 theo NĐ 53/ HĐBT của Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng (nay là thủ tướng Chính phủ) NHN 0 & PTNT Việt Nam là doanh nghiệp Nhà nước dạng đặc biệt tổ chức theo mô hình tổng công ty Nhà nước , tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh, bảo toàn và phát triển vốn đầu tư. NHN 0 & PTNTHàTây là thành viên của NHN 0 & PTNT Việt Nam, được thành lập và đi vào hoạt động từ thágn 7/ 1988 trên cơ sở sát nhập 8 đơn vị thuộc NHN 0 Hà Sơn Bình và 6 đơn vị thuộc NHN 0 thành phố Hà Nội . Về mô hình tổ chức toàn tỉnh có 14 chi nhánh NHN 0 huyện, thị xã, 45 Ngân hàng loại 4 và 8 Ngân hàng lưu động thực hiện việc giao dịch trực tiếp với khách hàng trên mạng lưới máy vi tính. NHN 0 & PTNTHàTâythực hiện chức năng kinh doanh đa năng, chủ yếu là kinh doanh tiền tệ, tíndụng và các dịch vụ Ngân hàng đốivới khách hàng trong và ngoài nước, đầu tư cho các dự án phát triển kinh tế - xã hội; uỷ thác tíndụng đầu tư cho chính phủ, các chủ đầu tư trong nước và ngoài nước trong các ngành kinh tế , trước hết trong lĩnh vực kinh tế nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Trong kinh tế đối ngoại NHN 0 HàTây cung ứng các dịch vụ : thanh toán quốc tế, tài trợ XNK, bảo lãnh và tái bảo lãnh, mua bán ngoại tệ, thanh toán biên giới. NHN 0 HàTây chịu sự quản lý của NHN 0 Việt Nam , NHNN tỉnh Hà Tây, UBND tỉnh HàTây . NHN 0 HàTây từ một Ngân hàng bao cấp chuyển sang Ngân hàng thương mại quốc doanh, đối tượng đầu tư chủ yếu phục vụ nông nghiệp - nông thôn và nông dân, do đó chịu ảnh hưởng rất lớn vào thiên nhiên, nên hoạt động kinh doanh NHN 0 HàTây gặp rất nhiều khó khăn. Chính vì vậy NHN 0 HàTây đã kiên trì và kiết quyết tập trung chỉ đạo trong nhiều năm qua theo hướng hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường, nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh với những định hướng lớn , đó là : - Có nguồn vốn lớn - Có mạng lưới rộng khắp chất lượng - Có đội ngũ cán bộ tốt. - Có công nghệ và công cụ điều hành hiện đại. - Có nguồn tài chính thường xuyên có lãi. 3. Đặc điểm khách hàng của NHN 0 & PTNTHàTây : Đối tượng phục vụ chủ yếu của NHN 0 HàTây là các hộ nông dân. Toàn tỉnh có 53 vạn hộ gia đình, trong đó hộsảnxuất nông nghiệp hơn 49 vạn hộ. Trong đó, số hộ giầu là 4,7 vạn hộ chiếm tỷ trọng 85%, hộ khá có 95,6 vạn hộ, chiếm tỷ trọng 21,6 %, số hộ trung bình 28,1 vạn hộ chiếm tỷ trọng 53,0 %, hộ nghèo 6,4 vạn hộ tỷ trọng chiếm 12 % chủ yếu là hộsảnxuất nông nghiệp. Toàn tỉnh có 112 làng nghề thủ công, mỹ nghệ, chế biến . đang được khôi phục và phát triển , 403 hộ gia đình làm kinh tế trang trại đang đi vào hoạt động bước đầu có hiệu quả. Với những đặc điểm về tự nhiên - kinh tế - xã hội riêng có của HàTây đã tác động đến đặc điểm của khách hàng chủ yếu của NHN 0 Hà Tây. Người nông dân là người bạn đáng tin cậy của NHN 0 Hà Tây, họ có sức lao động cần cù, chịu khó và sòng phẳng trong quan hệ vay trả. Đây là một trong những lý do của NHN 0 thực hiện chủ trương cho các HSX vay dưới 5 triệu đồng không cần tàisản thế chấp trước khi chính phủ ban hành quyết định 67/ 1999/ QĐ - TTg. Hiện nay theo quyết định 67, Chính phủ quyết định cho phép NHN 0 cho vay hộ nông dân dưới 10 triệu đồng không phải thế chấp. Tuy nhiên, hộ nông dân có thu nhập rất thấp, công cụ sảnxuất thủ công, kỹ thuật lạc hậu, hoạt động sảnxuất chịu nhiều ảnh hưởng lớn của thời tiết, môi trường tự nhiên, trình độ KHKT, trình độ quản lý của hộ rất thấp. Do đó khả năng mở rộng cho vay của NHN 0 HàTây cũng bị hạn chế. Với đặc điểm sảnxuất kinh doanh nhỏ trong quy mô hộ gia đình, chưa hướng tới xuất khẩu, do đó thường những món vay có giá trị nhỏ, nhưng số lượng món vay rất lớn, địa bàn rộng nên chi phí cho một món vay còn cao. Mặc dù, hộsảnxuất còn một số hạn chế trong quá trình sảnxuất kinh doanh của mình nhưng hộ có nhu cầu vay vốn rất lớn để duy trì và phát triển sảnxuất kinh doanh . Do đó, hộsảnxuất rất cần tới sự giúp đỡ về vốn của NHN 0 HàTây . II. KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHN 0 & PTNTHÀTÂY NHN 0 HàTây từ một Ngân hàng bao cấp chuyển hẳn sang NHTM gặp không ít những khó khăn, nhưng NHN 0 HàTây vẫn kiên trì và kiên quyết đi theo đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước . Được sự chỉ đạo của tỉnh uỷ, HĐND tỉnh và NHN 0 Việt Nam, sự ủng hộ của các cấp, các ngành, cùng sự cố gắng nỗ lực của tập thể từ lãnh đạo đến CBNV, NHN 0 HàTây đã từng bước khắc phục được khó khăn. NHN 0 HàTây đã phát triển kinh doanh đa năng, đổi mới công cụ điều hành, tổ chức khoán tài chính đến nhóm và người lao động, lấy kết quả kinh tế và mục tiêu sinh lời làm thước đo chính trong kinh doanh . Vì vậy, NHN 0 HàTây đã trở thành một trong những Ngân hàng đứng đầu trong toàn hệ thống NHN 0 Việt Nam. 1. Huy động vốn: Nguồn vốn chủ yếu của NHN 0 HàTây bao gồm : vốn huy động (tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi ngắn hạn, tiền gửi trung, dài hạn và vay các TCTD khác) và vốn tự có. Tổng nguồn vốn của NHN 0 HàTây tính đến ngày 31/ 12/ 2000 là 1.735 tỷ đồng gấp 10 lần so với mức ban đầu thành lập . Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn bình quân giai đoạn 1995 - 2000 ở mức cao, xấp xỉ 50 %/ năm. Bình quân vốn đạt 1.740 triệu đồng/ cán bộ . Nguồn vốn huy động của NHN 0 HàTây chiếm khoảng 80% tổng nguồn vốn bao gồm : tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi ngắn hạn, tiền gửi trung dài hạn và vay các TCTD khác. Kết quả huy động vốn của NHN 0 HàTây được phản ánh trong bảng số 1, không kỳ hạn là chủ yếu là tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế (TCKT). Tỷ trọng trung bình của loại vốn này là 16 % trong tổng nguồn vốn huy động, với tốc độ tăng trưởng hàng năm khá cao, trung bình 38 %. Ưu điểm lớn của nguồn vốn này là chi phí thấp (lãi xuất không đáng kể) nên được các Ngân hàng rất trú trọng phát triển . Với phương án quản lý hợp lý có tính đến sự an toàn chi trả (tính thanh khoản) sẽ phát huy được hiệu quả của nguồn vốn này. Tiền gửi ngắn hạn tăng khá, mức tăng trung bình là 25 % trong đó tiền gửi kỳ phiếu nhỏ hơn 1 năm tăng rất mạnh chứng tỏ phương thức huy động này phù hợp với nhu cầu của người gửi tiền về kỳ hạn cũng như lãi suất tương ứng. Hiện nay kỳ phiếu nhỏ hơn 1 năm có các hình thức gửi 3 tháng, 6 tháng, trả lãi sau, 12 tháng tra lãi trước, lãi suất điều chỉnh theo tín hiệu thị trường. Tiền gửi ký phiếu năm 2000 đạt 611.315 tỷ đồng tăng 71 % so với năm 1999 chiếm tỷ trọng 49,4 % tổng nguồn vốn huy động. Đây là một kết quả đáng mừng vì trong khu vực thị trường này sự cạnh tranh đặc biệt là vấn đề lãi suất tiền gửi rất lớn. Hầu hết người gửi tiền đều mong muốn đầu tư an toàn và nhận được lãi suất cao do vậy một sự thay đổi nhỏ trong lãi suất tiền gửi sẽ có sự dịch chuyển vốn từ Ngân hàng này sang Ngân hàng khác, một phần, lãi suất tiền gửi thực tế (trừ tốc độ lạm phát) là rất nhỏ. Huy động tiết kiệm là chiến lược chính của mỗi Ngân hàng nhằm mục tiêu tăng trưởng nguồn vốn và tự lực về nguồn vốn. Đốivới NHN 0 HàTây có địa bàn hoạt động rộng và chủ yếu ở nông thôn và phục vụ nông dân nên huy động tiết kiệm có những đặc điểm khác so với các Ngân hàng trên địa bàn. So sánh huy động tiết kiệm ở thành thị và nông thôn. Tại sở giao dịch của NHN 0 HàTây có thể huy động được 38,6 % tổng tiền gửi toàn tỉnh. Trong khi đó, tỷ trọng tiền gửi huy động được tại một chi nhánh huyện chiếm khoảng 4,2 - 7,6 %. Tại tất cả các chi nhánh huyện và liên xã của NHN 0 HàTây , vốn huy động chỉ có thể thoả mãn 20 - 25 % tổng nhu cầu về vốn của chi nhánh đó Bảng 1 : Huy động tiết kiệm tại NHN 0 HàTây (tính đến tháng 12/ 2000). Đơn vị : triệu đồng Số huyện : 13 1. Tổng số hộ trong khu vực 552.825 2. Tổng số người gửi tiền : 69.721 Tỷ trọng những người gửi tiền/ tổng số hộ (%) 12,6 3. Tổng số tiền gửi tại chi nhánh tỉnh : 714.652 4. Tổng số tiền gửi tại sở giao dịch : 256.956 Tỷ trọng tổng số tiêng gửi (%) : 35,9 5. Số tiền gửi trung bình : 97 Trong năm 2000 cả 14/ 14 NHN 0 huyện, thị đều có số dư nguồn vốn tăng, tuy nhiên có sự chênh lệch rất lớn giữa các địa bàn. Hai thị xã (Hà Đông, Sơn Tây) có mức huy động cao nhất, tương ứng là 370 tỷ và 209 tỷ trong khi trung bình huyện chỉ đạt trên dưới 56 tỷ đồng. Điều này tạo ra sự bất hợp lý giữa cân đối nguồn vốn huy động cho vay tại từng địa bàn, các chi huyện phụ thuộc vào vốn vay từ NHN 0 tỉnh. Do vậy, luôn phải có sự điều chỉnh vốn giữa các chi nhánh gây khó khưan cho công tác kế hoạch cũng như hoạt động kinh doanh của từng đơn vị và NHN 0 tỉnh Tóm lại , nguồn vốn huy động của NHN 0 & PTNTHàTây luôn có mức tăng trưởng khá, ổn định và vững chắc, do vậy Ngân hàng luôn có đủ vốn đáp ứng cho nhu cầu vay vốn phát triển sảnxuất kinh doanh của các thành phần kinh tế trong tỉnh. 2. Hoạt động cho vay : Hoạt động sinh lời chủ yếu của NHTM là hoạt động cấp tíndụng cho các khách hàng. Trong hoạt động tín dụng, mục tiêu chủ yếu của quản lý Ngân hàng là lợi nhuận trên cơ sở phục vụ các nhu cầu tíndụng của cộng đồng. Việc không đáp ứng các đòi hỏi hợp pháp của khách hàng về tíndụng sẽ dẫn đến thiệt hại trước mắt của kinh doanh và kết quả cuối cùng là vấn đề tồn tại của Ngân hàng . Vì vậy, xét về khía cạnh nào đó, khách hàng vay vốn chính là ân nhân của Ngân hàng . Có thể thấy qua số liệu báo cáo kết quả hoạt động tíndụng của Ngân hàng đã đạt được kế quả khá nổi bật. Dư nợ cho vay năm sau luôn cao hơn năm trước, tốc độ tăng trưởng khá cao, bình quân giai đoạn 1995 - 2000 là 26 %. Đến cuối năm 2000 tổng mức dư nợ đạt hơn 1.031 tỷ đồng là một trong những chi nhánh có dư nợ cao toàn ngành. Tuy nhiên, mấy năm gần đây tốc độ tăng trưởng dư nợ có dấu hiệu chứng lại, năm 2000 tăng 27,3 % so với năm 1999. Kết quả này phản ánh chủ trương của NHN 0 Việt Nam đốivới các Ngân hàng chi nhánh trong năm 2000 là phải tập trung củng cố chất lượng tíndụng và xử lý nợ quá hạn . 2.1. Cơ cấu cho vay : Có nhiều cách phân loại cơ cấu cho vay. Với mỗi cách phân loại có thể thấy mặt cụ thể của thựctrạng cho vay. a. Cơ cấu cho vay theo kỳ hạn cho vay : Bảng 2 : Phân loại dư nợ cho vay của NHN 0 HàTây theo kỳ hạn Năm Ngắn hạn (%) Trung, dài hạn (%) Tổng cộng 1995 63,4 36,6 100 1996 68 32 100 1997 63,6 36,4 100 1998 51,8 48,2 100 1999 51,5 48,5 100 2000 48,8 51,2 100 Xét về kỳ hạn cho vay, hoạt động tíndụng có nhiều biến đổi theo hướng tích cực, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế của các thành phần kinh tế . Nhìn vào bảng tổng hợp kết quả hoạt động tíndụng giai đoạn 95 - 2000 có thể thấy rõ tỷ trọng cho vay trung, dài hạn có xu hướng tăng và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu cho vay của Ngân hàng . Nếu so mức phấn đấu toàn ngành đề ra là tỷ trọng vốn trung - dài hạn đạt 35 % tổng dư n ợ thì NHN 0 HàTây đã đạt mức kế hoạch đề ra ngay từ năm 1995 (hơn 36%) và đến cuối năm 2000 tỷ lệ này là 51,2 %, nếu tính số tuyệt đối thì con số đạt được khá ấn tượng là hơn 528 % tỷ đồng. Mặt khác, dễ thấy tỷ lệ này chưa phải là mức ổn định. Năm 1995 tỷ trọng là 36 %, năm 96 đạt 32 % năm 97 lên 36 %, năm 98 lên hơn 48 %, năm 99 đạt 49 % và năm 2000 đạt 51,2 % . Tuy nhiên với tỷ lệ cao hơn 30 % liên tục như vậy chứng tỏ hoạt động Ngân hàng đang dần dần phát triển theo chiều sâu đã đáp ứng được nhu cầu vốn trung - dài hạn của các thành phần kinh tế trên địa bàn, vốn này thường là vốn đầu tư mở rộng sản xuất, tăng cường trang thiết bị . thúc đẩy sảnxuất phát triển mạnh mẽ và vững chắc , do vậy nâng cao hiệu quả vốn tíndụng Ngân hàng , tạo ra nguồn thu ổn định cho Ngân hàng . b. Cơ cấu cho vay theo thành phần kinh tế : Xét về cơ cấu dư nợ đốivới các khu vực kinh tế cũng phản ánh sự chuyển hướng rõ n ét trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng hướng về khách hàng đông đảo là các hộ nông dân và địa bàn nông thôn là chủ yếu. Điều hành thể hiện qua tỷ trọng vốn cho vay đốivớihộsảnxuất rất cao. Bảng 3 : Phân loại dư nợ cho vay theo khu vực kinh doanh của NHN 0 HàTây . Năm Chỉ tiêu 95 96 97 98 99 2000 Tổng dư nợ 457.467 566.144 679.409 726.625 809.812 1.031.06 9 - Doanh nghiệp Nhà nước 38.524 29.664 43.677 56.634 46.626 106.921 Tỷ trọng % 7,1 5,6 6,4 7,7 5,8 6,3 - Hợp tác xã 5.051 4.434 2.060 3.347 2.961 3.000 Tỷ trọng % 1,1 0,7 0,4 0,4 0,35 0,30 - Hộsảnxuất 413.892 517.346 572.849 572.505 643.131 783.093 Tỷ trọng % 91,8 91,2 84,4 82,1 79,4 81,0 - Hộ nghèo 14.700 58.763 94.139 117.094 138.055 Tỷ trọng % 2,5 8,8 9,8 14,5 12,4 - Cho vay doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) Nhìn chung khối lượng cho vay các DNNN rất nhỏ, ở khu vực này chỉ đạt dưới 14 % tổng dư nợ giai đoạn 95 - 2000. Một phần phản ánh sự chuyển hướng kinh doanh trong hệ thống NHN 0 , lấy hộ nông dân làm đối tượng phục vụ chủ yếu. Tính từ năm 1995 đến nay, lượng vốn đầu tư có tăng nhưng tốc độ tăng không đáng kể. Đây là điều Ngân hàng không mong muốn song nó phản ánh một thực tế là số DNNN trên địa bàn vẫn đang trong tình trạng khó khăn, quy mô sảnxuất nhỏ, vốn tự có rất thấp, trang thiết bị công nghệ lạc hậu, quản lý kém dẫn đến sự cạnh tranh kém. Mặc dù các doanh nghiệp đã được sắp xếp cho phù hợp theo quy định của Chính phủ nhưng đến nay trong số 163 DNNN (có 76 DNNN Trung ương) toàn tỉnh chỉ có 139 đơn vị có quan hệ tíndụngvói Ngân hàng, trong đó khoảng 73 đơn vị có quan hệ thường xuyên . Trong giai đoạn tiếp theo của quá trình đổi mới, những DNNN sẽ có vai trò hết sức quan trọng. Thực tế trong số 462 doanh nghiệp hoạt động trong tỉnh số DNNN chiếm 45 % nhưng vốn kinh doanh chiếm tới 86 % , doanh thu bình quân chiếm 90 %, nộp ngân sách chiếm 92 % . Như vậy tiềm năng của khu vực này còn rất lớn, không tương xứng với khối lượng cho vay hiện tại - Cho vay hợp tác xã : Dư nợ cho vay giảm liên tục về khối lượng cũng như tỷ trọng trong tổng dư nợ và số hợp tác xã có quan hệ tíndụngvới Ngân hàng rất nhỏ (26/ 176 hợp tác xã). Nguyên do chủ yếu là các HTX nông nghiệp đã bị thu hẹp vai trò, chức năng hoạt động sảnxuất kinh doanh từ khi Nhà nước giao sử dụng đất lâu dài và quyền tự chủ sảnxuất kinh doanh cho các hộ nông dân. Mô hình HTX kiểu mới theo luật HTX trong giai đoạn thử nghiệm chưa phát huy được vai trò mới của mình do đó không đáp ứng được các đòi hỏi của điều kiện vay vốn và trình độ cán bộ quản lý của HTX còn quá yếu. - Cho vay hộsảnxuất : Ngược lại với các khu vực trên, cho vay đốivớihộsảnxuất phát triển mạnh mẽ, thu được kết quả to lớn chứng minh sự đúng đắn trong xác định đối tượng khách hàng chính của Ngân hàng . Chiến lược kinh doanh hướng về các hộ gia đình thể hiện qua mức tăng dư nợ hộsảnxuất trong nhiều năm. Trong giai đoạn 1995 - 2000 tỷ trọng bình quân dư nợ hộsảnxuất / tổng dư nợ xấp xỉ 88%, tạo ra nguồn thu vững chắc quyết định kết quả tài chính luôn luôn có lãi của Ngân hàng . - Cho vay hộ nghèo : Thực hiện chủ trương "xóa đói giảm nghèo" của Đảng và Nhà nước , Ngân hàng đã thực hiện đầu tư cho các hộ nghèo vay vốn sảnxuấtvới mức lãi suất ưu đãi đạt kết quả khả quan. Đến năm 2000, dư nợ cho vay hộ nghèo đạt 138 tỷ. Hình thức cho vay đốivớihộ nghèo thực hiện qua tổ nhóm (5.500 tổ) rất có hiệu quả, tỷ lệ nợ quá hạn rất thấp 0,11 % chứng tỏ công tác xã hội hoá hoạt động kinh doanh Ngân hàng đạt được rất tốt, giúp nhiều hộ gia đình thoát khỏi đói nghèo, vươn lên trong cuộc sống. 2.2. Chất lượng tíndụng Ngân hàng : Chất lượng tíndụng được xem là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh kết quả hoạt động tíndụng trong một giai đoạn của Ngân hàng thương mại . [...]... ánh đúngthựctrạng cho vay hộsảnxuấttại NHN 0 HàTây Để đánh giá thựctrạng tín dụngđốivớihộsảnxuất tại NHN 0 HàTây nói chung và chất lượng tíndụngđốivớihộsảnxuất tại NHN 0 HàTây nói riêng thì trước hết phải phân tích các chỉ tiêu chất lượng tíndụngđốivớihộsảnxuất tại NHN 0 HàTây 1 Tình hình thực hiện quy trình tíndụngtạiNHN0HàTây : Để đảm bảo chất lượng tíndụng phần... khách hàng không phù hợp với chu kỳ sảnxuất kinh doanh Việc phân tích nợ chưa được tiến hành thường xuyên, đúng quy cách nên phát sinh nợ quá hạn là tất yếu Những nguyên nhân gây nợ qúa hạn hộsảnxuất phân tích ở trên cũng đồng thời là nguyên nhân dẫn đến chất lượng tíndụng Ngân hàng đốivớihộsảnxuất bị tụt giảm IV ĐÁNH GIÁ VỀ HOẠT ĐỘNG TÍNDỤNGĐỐIVỚIHỘSẢNXUẤTTẠI NHN 0 &PTNTHÀTÂY :... ngày 22/ 11/ 1997 của Ngân hàng Nhà nước và Bộ tài chính và các văn bản hướng dẫn của NHN0 Việt Nam 2 Kết quả cho vay thu nợ đốivới kinh tế hộtạiNHN0HàTây trong thời gian qua : 2.1 Doanh số cho vay đốivớihộsảnxuất : Với tính chất sảnxuất ở quy mô gia đình nhỏ bé, việc mở rộng tíndụngđốivới khu vực hộsảnxuất rất khó khăn, thể hiện ở doanh số cho vay không tăng trong 3 năm liền (98 - 2000)... vay hộsảnxuất , thì năm 2000 dư nợ hộ nghèo đã là 138.055 triệu đồng (gấp hơn 12 lần năm 1995), chiếm tỷ trọng 21,3 % trong tổng dư nợ hộsảnxuất Năm 2000, NHN0HàTây đã cho 42,620 lượt hộ nghèo vay với số tiền 21 tỷ, đưa số hộ còn dư nợ lên 106.866 hộvới số tiền là 138.055 tỉ đồng, nhiều hộ vay sảnxuất kinh doanh có hiệu quả, thực hiện trả nợ Ngân hàng đúng hạn vốn vay và lãi Tíndụng Ngân hàng... Ngân hàng, song muốn nâng cao hiệu quả hoạt động tíndụngđốivới sự phát triển kinh tế Ngân hàng thì phải tăng hơn nữa dư nợ bình quân một hộsảnxuất cũng như quy mô vay của hộsảnxuất Cơ cấu dư nợ cho vay hộsảnxuất cũng có sự thay đổi xét theo nhiều khía cạnh đánh giá Để thấy rõ điều này phải phântích thựctrạng dư nợ cho vay hộsảnxuất theo kỳ hạn cho vay, ngành nghề cho vay, thu nhập của hộ. .. Nhà nước thương mại hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và địa bàn nông thôn với tren 90 % khách hàng là nông dân III THỰCTRẠNGTÍNDỤNGĐỐIVỚIHỘSẢNXUẤTTẠI NHN 0 &PTNTHÀTÂY : Trong vòng 2 - 3 năm trở lại đây, NHN 0 Việt Nam thường xuyên có những thay đổi về cơ cấu, chính sách nhằm thu hút và phục vụ tốt hơn khách hàng của mình Đồng thời nhằm nâng cao chất lượng tíndụng cũng như phù hợp với. .. chất lượng tín dụnghộsảnxuất Đặc biệt tỷ lệ doanh số thu nợ/ doanh số cho vay trung - dài hạn tăng từ 19 % năm 1995, năm 2000 đạt 82 % Từ doanh số thu nợ hộsảnxuất tính chỉ tiêu vòng quay vốn tíndụng một năm Chỉ tiêu này đo lường hiệu quả vốn tíndụng Ngân hàng Vòng quay vốn tíndụng cao cho thấy tốc độ thu nợ cũng như hiệu quả vốn tíndụng Ngân hàng cao Bảng số 8 : Vòng quay vốn tíndụng HSX... cho vay đốivới khách hàng Tuy nhiên do ở HàTây HTX hoạt động hiệu quả thấp, các công ty TNHH và DNTN hoạt động quy mô nhỏ, hiệu quả sảnxuất kinh doanh còn hạn chế nên quan hệ tíndụngvớiNHN0 chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với các thành phần kinh tế khác Thành phần này chiếm 1 - 2 % tổng dư nợ, 2 - 3 % tổng dư nợ hộsảnxuất Vì vậy, sử dụng cách phân chia như quyết định 180 - HĐQT ở NHN 0 HàTây cho... thể chuyển sang vay ở những tổ chức tíndụng khác như quỹ tíndụng nhân dân, mặc dù NHN0 vẫn có uy tín và là chỗ dựa chủ yếu của người nông dân trên địa bàn nông thôn c Dư nợ cho vay đốivớihộsảnxuất phân theo thu nhập hộ vay Bảng số 11 : Dư nợ cho vay đốivớihộsảnxuất theo thu nhập hộ vay Chỉ tiêu 1995 1996 1997 1998 1999 Hộ nghèo (%) 2,5 9,9 12,0 14,6 18,25 Hộ khác (%) 97,5 90,1 88,0 83,6 81,8... 8,89 triệu đồng/ lượt Điều này chứng tỏ hộsảnxuất nhỏ, manh mún, kỹ thuật lạc hậu ít quan tâm tới đầu tư thiết bị, kỹ thuật mới vào sảnxuất , do đó sảnxuất kém hiệu quả Trong quá trình đầu tư tín dụnghộsảnxuất NHN 0 HàTây luôn quan tâm đến việc mở rộng quy mô đầu tư tíndụng HSX đồng thời trú trọng đến việc nâng cao chất lượng các khoản vay TạiNHN0HàTây có sự khác biệt rất lớn về doanh số . . Để đánh giá thực trạng tín dụng đối với hộ sản xuất tại NHN 0 Hà Tây nói chung và chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất tại NHN 0 Hà Tây nói riêng. THỰC TRẠNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT TẠI NHN 0 & PTNT HÀ TÂY I. GIỚI THIỆU VỀ NHN 0 & PTNT HÀ TÂY : 1. Đặc điểm kinh tế - xã hội tác