Thực trạng tín dụng đối với hộ sản xuất tại Ngân hàng Nhân dân và Phát triển nông thôn Hà Tây

MỤC LỤC

Doanh số cho vay đối với hộ sản xuất

Doanh số cho vay giai đoạn sau không tăng, phản ánh một điều là Ngân hàng càng chú trọng đến vấn đề chất lượng tín dụng khi mà môi trường kinh doanh còn chưa ổn định. Nhưng đây là điều không mong muốn của Ngân hàng bởi vì thu hẹp doanh số cho vay đồng nghĩa với giảm nguồn thu chính của Ngân hàng. Xét về kỳ hạn cho vay, xu hướng dễ nhận thấy là doanh số cho vay ngắn hạn (<1 năm) giảm dân trong khi doanh số cho vay trung - dài hạn lại tăng dần.

Như vậy tín dụng Ngân hàng góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của những hộ nông dân nhỏ, thông qua vốn đầu tư dài hạn, tuy tỷ trọng dư nợ cũng như tốc độ tăng rất nhanh so với 1999. Số tiền trung bình mỗi lượt vay của hộ sản xuất có xu hướng tăng nhưng không đáng kể, với mức trung bình là 6 triệu đồng. Điều này chứng tỏ hộ sản xuất nhỏ, manh mún, kỹ thuật lạc hậu ít quan tâm tới đầu tư thiết bị, kỹ thuật mới vào sản xuất , do đó sản xuất kém hiệu quả.

Trong quá trình đầu tư tín dụng hộ sản xuất NHN0 Hà Tây luôn quan tâm đến việc mở rộng quy mô đầu tư tín dụng HSX đồng thời trú trọng đến việc nâng cao chất lượng các khoản vay. Trái lại một số Ngân hàng huyện khác doanh số đạt thấp, như NHN0 Quốc Oai chỉ đạt 51 tỷ, Đan Phượng 48 tỷ mặc dù tiềm năng trên địa bàn rất lớn.

Bảng số 6 : Số tiền vay mỗi lượt của hộ sản xuất
Bảng số 6 : Số tiền vay mỗi lượt của hộ sản xuất

Doanh số thu nợ

Với số tiền vay khá nhỏ như vậy chỉ đảm bảo sản xuất ở quy mô như trước, khó tăng thu nhập cho hộ sản xuất. Tại NHN0 Hà Tây có sự khác biệt rất lớn về doanh số cho vay giữa các huyện thị. Doanh số cho vay hộ sản xuất cao chủ yếu tập trung ở một số huyện Phú Xuyên, Mỹ Đức, Sơn Tây, Hà Đông.

Từ doanh số thu nợ hộ sản xuất tính chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng một năm. Vòng quay vốn tín dụng cao cho thấy tốc độ thu nợ cũng như hiệu quả vốn tín dụng Ngân hàng cao. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp là chu kỳ sản xuất kinh doanh kéo dài, thường các món vay ngắn hạn từ 6 tháng đến 1 năm.

Như vậy là đạt yêu cầu, tuy nhiên, Ngân hàng phải tập trung nâng cao chất lượng tín dụng trong những năm tới để vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn luôn đạt trên 1 lần.

Dư nợ cho vay đối với hộ sản xuất

Tăng được dư nợ bình quân một hộ là một cố gắng rất lớn của Ngân hàng, song muốn nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với sự phát triển kinh tế Ngân hàng thì phải tăng hơn nữa dư nợ bình quân một hộ sản xuất cũng như quy mô vay của hộ sản xuất. Tiền trả nợ vay ngắn hạn Ngân hàng thường lấy từ tiền bán sản phẩm hàng hoá (doanh thu bán hàng) sau kỳ thu hoạch nhưng giá cả hàng hoá nông nghiệp vẫn ở mức thấp và luôn biến động, do đó làm tăng trưởng khả năng không trả được vốn và lãi vay ngắn hạn của hộ sản xuất. Tuy nhiên, nếu tính số tiền vay trung - dài hạn lại rất thấp, trung bình 1 lần vay chỉ có 4,6 triệu đồng và cũng tương tự với dư nợ trung - dài hạn bình quân giai đoạn này chưa đến 5 triệu đồng (năm 2000).

Tính đến năm 2000, NHN0 huyện thị trên địa bàn tỉnh đều tăng dư nợ cho vay hộ sản xuất qua từng năm nhưng có sự chênh lệch khá lớn giữa các Ngân hàng, phản ánh đặc điểm kinh tế - xã hội riêng của từng khu vực cũng như chất lượng kinh doanh của các Ngân hàng cơ sở. Với phương chõm đề ra hiện tại là "An toàn - Chất lượng - Hiệu quả" rừ ràng là các Ngân hàng huyện thị đã cho vay có phần chặt chẽ hơn, năm 2000 số lượt hộ được vay vốn Ngân hàng tăng đáng kể, chủ yếu là hộ nghèo, do vậy hạn chế sức sản xuất của nhiều hộ cần nhưng không được vay. Điều đáng lo hơn là những khách hàng tiềm năng có thể chuyển sang vay ở những tổ chức tín dụng khác như quỹ tín dụng nhân dân, mặc dù NHN0 vẫn có uy tín và là chỗ dựa chủ yếu của người nông dân trên địa bàn nông thôn.

Nhằm thực hiện chính sách "Xóa đói giảm nghèo" của Đảng và Nhà nước , NHN0 Việt Nam phát triển , mở rộng cho hộ nghèo vay vốn với những ưu đãi về lãi suất, thời hạn cho vay, tài sản thế chấp. Đây là một hướng đi mới đúng đắn thể hiện công tác xã hội hoá hoạt động cho vay, nâng cao sức tương trợ lẫn nhau giữa các hộ nông dân, nhất là giúp hộ nghèo có được vốn để sản xuất, thoát khỏi đói nghèo.

Bảng số 9 : Dư nợ bình quân một hộ sản xuất :
Bảng số 9 : Dư nợ bình quân một hộ sản xuất :

Dư nợ quá hạn cho vay đối với hộ sản xuất

Tuy nhiên, nợ quá hạn hộ sản xuất cũng như nợ quá hạn chung năm 2000 của Ngân hàng bắt đầu giảm hơn so với 2 năm 98, 99 cả về số tuyệt đối và số tương đối, cùng với dư nợ hộ sản xuất tăng không đáng kể, doanh số thu nợ tụt xuống, thì đó là dấu hiệu để Ngân hàng quan tâm hơn nữa tới chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất. Mặc dù nợ khó đòi năm 2000 tăng không đáng kể so với năm 1999 về số tuyệt đối và chiếm tỷ trọng thấp hơn năm 1999, mà chủ yếu tập trung vào nợ quá hạn < 180 ngày, đó là một dấu hiệu đáng mừng cho Ngân hàng nhưng Ngân hàng vẫn phải củng cố, tập trung giảm đến tối thiểu khả năng thất thoát vốn và những khoản nợ quá hạn < 180 ngày khả năng không đòi được vẫn có thể xảy ra. Dư nợ hộ sản xuất hàng năm hơn 857,1 tỷ đồng, giúp trên 194 ngàn hộ sản xuất có đủ vốn đáp ứng kịp thời cho sản xuất kinh doanh (chiếm 39% tổng số hộ trên địa bàn), giải quyết việc làm góp phần thực hiện quá trình CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn, thực hiện chính sách "xoá đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới".

Tỷ trọng dư nợ trung - dài hạn trong tổng dư nợ cho vay hộ sản xuất cao, trung bình gần 46 % một năm : đây là một tỷ lệ cao mà không phải một chi nhánh Ngân hàng nào cũng đạt được, đặc biệt là Ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực nông nghiêp với đặc trưng sản xuất nông nghiệp là theo mùa vụ. Phát huy tính cộng đồng trách nhiệm bằng hình thức cho vay qua nhóm như hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh đã tập trung đầu mối khách hàng, nâng cao hiệu quả quản lý, giảm khối lượng công việc cho cán bộ tín dụng và tỷ lệ an toàn vốn cao (NQH thấp, tỷ lệ nợ quá hạn chỉ khoảng 0,5 %), dư nợ ngày càng tăng qua các năm. - Môi trường kinh doanh chưa ổn định : Nền kinh tế Việt Nam chuyển sang cơ chế thị trường mới được một thời gian ngắn, nhiều hộ nông dân không bắt kịp những thay đổi của các chính sách kinh tế vũ mô cũng như đòi hỏi ngày càng cao và luôn thay đổi của thị trường nhất là về chất lượng, chủng loại, giá cả sản phẩm hàng hoá.

Đa số hộ sản xuất bị hạn chế về năng lực sản xuất kinh doanh, trình độ và kinh nghiệm quản lý và kỹ thuật sản xuất thủ công lạc hậu, vốn tích luỹ ban đầu rất nhỏ nên trong điều kiện cạnh tranh gay gắt trên thị trường, việc sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn. Theo quy định hiện này, CBTD phải trực tiếp thực hiện các công việc sau : Tiếp nhận giấy đề nghị vay vốn của khách hàng, kiểm tra tính xác thực và đầy đủ của hồ sơ xin vay, kiểm tra các điều kiện vay vốn theo quy định : thẩm định, kiểm tra đối tượng vay vốn là tính khả thi, hiệu quả của phương án hay dự án kinh doanh. Trong chiến lược kinh tế của chính phủ, từ năm 2000 tỷ trọng vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn sẽ tăng lên 50 %, do đó sự quá tải đối với CBTD là điều đáng lo ngại vì đây là lực lượng quan trọng giải ngân cho nền kinh tế , đảm bảo chất lượng tín dụng, đảm bảo sự an toàn, lành mạnh của hệ thống ngân hàng.

Một số nơi cũn giao trắng cho cỏn bộ mà khụng theo dừi, kiểm tra xem bộ phận, cá nhân nhận khoán thực hiện đến đâu, thực hiện như thế nào, dẫn đến có hiện tượng chạy theo thu thập thuần tuý, cho vay theo số lượng không chú ý đến chất lượng làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của đơn vị và Ngân hàng.