Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 52 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
52
Dung lượng
92,77 KB
Nội dung
MỘTSỐGIẢIPHÁPNHẰMHOẠCHĐỊNHCHIẾNLƯỢCSẢNPHẨMỞCÔNGTYBÁNHKẸOHẢIHÀKOTOBUKI I. PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO MÔI TRƯỜNG KINH DOANH LÀM CƠ SỞ CHO VIỆC XÂY DỰNG CHIẾNLƯỢCSẢNPHẨMỞCÔNGTYHẢI HÀ-KOTOBUKI 1.Phân tích môi trường kinh doanh bên ngoài 1.1. Môi trường vĩ mô 1.1.1. Các nhân tố kinh tế Trong môi trường kinh doanh các yếu tố kinh tế dù ở cấp độ nào cũng đóng vai trò quan trọng và quyết định hàng đầu. Những năm gần đây, nền kinh tế việt nam tăng trưởng với tốc độ khá cao.Tốc độ tăng trưởng GDP năm 1996 là 9.34%, năm 1997 là 8.15%, năm 1998 là 6%, năm 1999 là 6.7%, năm 2000 7.8 %. Cùng với sự phát triển kinh tế, thu nhập bình quân đầu người cũng tăng lên. Sự gia tăng thu nhập bình quân kéo theo sự gia tăng trong nhu cầu tiêu dùng, trong đó nhu cầu về bánhkẹo đòi hỏi phải được thoả mãn với chất lượng cao hơn, mẫu mã hình thức phong phú hơn. Đây cũng chính là cơ hội cho ngành bánhkẹo nói chung và cho CôngtytyHảiHà - KOTOBUKI nói riêng. Mặc dù chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tiền tệ Châu Á, nền kinh tế giảm sút nhưng lạm phát vẫn được kiểm soát hàng năm. Năm 1996 lạm phát 4.5%, năm 1997 lạm phát 3.6%, năm 1998 lạm phát 2.4%, năm 2000: 2,6%. Chủ trương khống chế lạm phát ở mức hợp lý của Chính phủ giúp cho các doanh nghiệp an tâm hơn trong việc đầu tư phát triển sản xuất. Thu nhập của dân cư tăng lên , kéo theo cầu về các sảnphẩmbánhkẹo (đặc biệt là bánhkẹo cao cấp) tăng lên là một cơ hội cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước. Mặt khác, sự thay đổi trong chính sách tiền tệ buộc côngty phải tìm nguồn nguyên liệu có chất lượng cao trong nước để thay thế các nguyên liệu nhập ngoại. 1.1.2. Các nhân tố thể chế và pháp lý Kể từ khi chuyển mình từ một nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần có sự quản lý của nhà nước, vấn đề đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào nước ta hết sức được coi trọng và khuyến khích. Đây là cơ sở vũng chắc tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của CôngtyHảiHà -KOTOBUKI. Bánhkẹo được coi là có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ người tiêu dùng. Chính phủ có những quy định về vệ sinh và an toàn thực phẩmnhằm đảm quyền lợi cho người tiêu dùng. Nghị địnhsố 53-HĐBT ra ngày 24/1/1991 ban hành điều lệ về vệ sinh, an toàn thực phẩm, trong đó có những quy định về việc sản xuất lương thực, thực phẩm phải tuân theo các tiêu chuẩn quy định đảm bảo vệ sinh. Chính phủ đã có sự bảo hộ nhất định đối với sản xuất bánhkẹo trong nước. Chính phủ hạn chế việc nhập khẩu bánhkẹo ngoại thông qua quản lý bằng thuế quan. Đồng thời ngày 10/5/1997 chính phủ đã ra quyết định ngừng nhập khẩu bánhkẹo ngoại. Vì vậy các cơ sởsản xuất bánhkẹo trong nước nói chung và HảiHà -KOTOBUKI nói riêng có điều kiện thuận lợi hơn trong việc tiêu thụ bánhkẹo trên thị trường nội điạ. Tuy nhiên, khi Việt Nam ra nhập AFTA (vào năm 2003), khi đó hàng rào thuế quan được xoá bỏ, cạnh tranh ở khu vực Châu Á sẽ trở nên gay gắt hơn. Đây vừa là cơ hội, đồng thời cũng là thách thức đối với các doanh nghiệp trong nước. Để tồn tại và phát triển, Hải Hà-KOTOBUKI chuẩn bị cho sự hội nhập vươn ra thị trường nước ngoà, mặt khác phải củng cố vững chắc vị trí của mình ở thị trường trong nước. 1.1.3. Nhân tố văn hoá - xã hội Các yếu tố văn hoá - xã hội thường tác động từ từ, khó nhận biết nhưng lại rất quan trọng tới các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Văn hoá là môi trường tổng hợp, trong đó bao gồm: Kiến thức, lòng tin, đạo đức, phong tục và bất cứ khả năng thói quen nào được con người chấp nhận. Vì vậy văn hoá ảnh hưởng đến hành vi của mỗi cá nhân, hành vi của người tiêu dùng với tư cách là khách hàng của doanh nghiệp. Lối sống tự thay đổi theo hướng du nhập những lối sống mới luôn là cơ hội cho nhiều nhà sản xuất. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế mở, phong cách tiêu dùng của người dân có nhiều thay đổi. Trước kia người tiêu dùng thường chỉ chi tiêu cho nhu cầu thật cần thiết theo xu hướng nhiều và rẻ. Ngày nay khi nhu cầu về vật chất tinh thần ngày càng cao, người tiêu dùng mua bánhkẹo không phải chỉ vì hàm lượng dinh dưỡng, không chỉ để ăn mà còn phục vụ cho mục đích lễ nghi, làm quà, liên hoan, hội nghị, cưới hỏi, nên người tiêu dùng cần những sảnphẩm không chỉ tốt về chất lượng mà còn đẹp về hình thức. Tuy nhiên, cũng chỉ vì nguyên nhân du nhập những lối sống mới nên đã và đang hình thành trào lưu “sính hàng ngoại” ảnh hưởng rất lớn đến thái độ của người tiêu dùng. Mặc dù chất lượng của sảnphẩmbánhkẹo là do người tiêu dùng tự cảm nhận và đánh giá, nhưng một bộ phận không ít người tiêu dùng vẫn thích dùng bánhkẹo ngoại để tạo sự sang trọng và chứng tỏ khả năng sành điệu trong cách tiêu dùng. Sắc thái văn hoá vừa chịu ảnh hưởng của truyền thống lại vừa chịu ảnh hưởng của môi trường, lãnh thổ và khu vực. Cụ thể trong quan niệm và cách hành động của người miền Bắc, Nam, Trung có nhiều sự khác biệt. Người miền Bắc nhất là người miền Trung sống trong điều kiện tự nhiên khắc nghiệt nên có thói quen tính toán và chi tiêu dè dặt hơn người Nam Bộ. Cùng với sự phát triển của xã hội, trình độ dân trí của người Việt Nam ngày một cao hơn. Điều này một mặt tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của Côngty (vì nó cung cấp cho Côngty nguồn lao động có kiến thức, có trình độ, năng lực kỹ thuật, tạo cho Côngty có đội ngũ cán bộ quản lý tốt, đội ngũ Côngty nhân lành nghề đảm đương được những nhiệm vụ mà sản xuất kinh doanh đặt ra) mặt khác lại là yếu tố đáng lo ngại vì trình độ dân trí cao đi đôi với việc nhận thức tốt và lựa chọn sảnphẩm ngày càng khắt khe. Giờ đây người tiêu dùng có thể phân biệt được đâu là sảnphẩm tốt, đâu là sảnphẩm kém chất lượng. Vì vậy muốn tồn tại và phát triển, Côngty phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm. Một yếu tố không nhỏ tác động đến doanh nghiệp đó là sự xuất hiện của hội bảo vệ người tiêu dùng. Người tiêu dùng dược giúp đỡ trong việc nhận thức và tiêu dùng, đồng thời họ còn bày tỏ quan niệm, thái độ của mình thông qua hội nghị tiêu dùng. Như vậy, những yếu tố quan trọng nhất mà Côngty cần chú ý trong quá trình hoạchđịnhchiếnlượcsảnphẩm là xu hướng chuộng hàng ngoại, xu hướng ăn kiêng tăng, thu nhập dân cư tăng. 1.1.4. Nhân tố kỹ thuật - công nghệ Mặc dù chưa có một thị trường công nghệ hoàn chỉnh, nhưng việc mua bán công nghệ diễn ra ngày càng thuận lợi hơn với những cải cách trong thủ tục hành chính, trong thủ tục xuất nhập khẩu và có sự tăng cường hiểu biết, hợp tác giữa nước ta và đối tác nước ngoài. Hiện nay ở nước ta, môi trường khoa học công nghệ cho các doanh nghiệp công nghiệp nói chung và doanh nghiệp công nghiệp thực phẩm nói riêng đã hình thành và bước đầu phát triển, tuy nhiên khoa học kỹ thuật còn nghèo, chưa đồng bộ và còn ở trình độ thấp. Trong khi đó công nghệ có tác động quyết định đến hai yếu tố cơ bản tạo nên khả năng cạnh tranh của sảnphẩm dịch vụ trên thị trường, đó là chất lượng và giá bán của sảnphẩm đó. Trên đây là những khó khăn và thuận lợi cho ngành sản xuất bánhkẹo nói chung, cũng có thể coi như một thuận lợi cho HảiHà - KOTOBUKI nói riêng vì phía đối tác Nhật Bản rất có kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ. 1.1.5. Các yếu tố tự nhiên Người tiêu dùng ngày càng đòi hỏi cao hơn đối với chất lượng bánh kẹo. Để sản xuất sảnphẩm có chất lượng tốt, ngoài việc trang bị máy móc thích hợp, sảnphẩmbánhkẹo còn phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu được cung cấp. Phần lớn nguyên liệu chính cung cấp cho sảnphẩmbánhkẹo của Hải Hà-KOTOBUKI là các sảnphẩm nông nghiệp. Thế mà hầu hết các sảnphẩm nông nghiệp phụ thuộc vào yếu tố tự nhiên. Diễn biến thời tiết ngày càng trở nên thất thường gây ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp, trong đó có ngành trồng mía, ngyên liệu chính của nhà máy đường. Giá đường có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất bánh kẹo. Hiện nay một thuận lợi lớn cho ngành sản xuất bánhkẹo nói chung và CôngtyHảiHà - KOTOBUKI nói riêng đó là giá đường trong nước thấp. Yếu tố tự nhiên còn bao gồm vị trí địa lý, khí hậu, thời tiết… Về mùa hè, thời tiết nắng nóng, người tiêu dùng không thích dùng bánhkẹo làm giảm quy mô sản xuất của Công ty. Thêm vào đó khí hậu nóng ẩm đã làm ảnh hưởng khả năng bảo quản nguyên vật liệu cũng như sảnphẩmsản xuất ra. Nói chung Việt Nam là một đất nước có khí hậu nóng ẩm, điều này là yếu tố không thuận lợi cho việc bảo quản và tiêu thụ bánh kẹo. Nhìn chung môi trường vĩ mô đem lại nhiều thuận lợi hơn là đem lại hạn chế cho các doanh nghiệp sản xuất bánhkẹo tại Việt Nam. Chúng ta sẽ thấy rõ hơn về thị trường bánhkẹo thông qua những con số cụ thể sau. Biểu 3.1. Tình hình tiêu dùng bánhkẹo tại Việt Nam Các chỉ tiêu ĐVT 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 I. Dân số Việt Nam Triệu người 75 76,8 78 78,6 79 80 80,7 81 II. Tổng sản lượng bánh Nghìn tấn 86,27 89,00 91,78 93,93 97,2 101 102 104 kẹo tiêu thụ Sản xuất trong nước Nghìn tấn 50,97 53,32 55 57,90 59,31 63,4 68 71 Nhập ngoại Nghìn tấn 35,3 35,68 36,78 36,03 37,89 37,6 37 36 III.Mức tiêu dùng bình quân / 1đầu người Kg/người 1,13 1,16 1,17 1,20 1,22 1,25 1,27 1,29 (Nguồn từ cục thống kê Việt Nam) Qua biểu, ta thấy sản lượng bánhkẹo tiêu thụ ở nước ta ngày càng tăng. Cùng với sự gia tăng về dân số là nhu cầu bánhkẹo tăng lên. Dưới sự hỗ trợ của chính phủ Việt Nam và sự nỗ lực của mỗi doanh nghiệp, bánhkẹo nhập ngoại sẽ giảm đi về sản lượng tiêu thụ nhưng vẫn chiếm mộttỷ lệ không ít trong tổng sản lượng bánh kẹo, ước tính trung bình khoảng 30%-40%. 1.2. Môi trường ngành 1.2.1. Nguồn cung cấp nguyên vật liệu Đối với nguồn nguyên liệu có thể sản xuất trong nước như đường RS, RE, sữa, Côngty ưu tiên mua nguyên liệu của các nhà sản xuất có uy tín như: nhà máy đường Biên Hoà, Quảng Ngãi, mua sữa từ Côngty sữa Việt Nam. Hiện nay có rất nhiều nhà máy đường và hàng năm cho ra lò hàng triệu tấn đường. Cho nên cung đường ở Việt Nam hiện nay vượt quá cầu, vì vậy các nhà máy phải hạ giá bán để đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ đường. Nếu như trước đây 1 kg đường có giá bán là 6500-7000 đồng/kg thì nay chỉ còn 6000-6500 đồng/kg. Theo ước tính của ngành mía đường, với mức tiêu thụ và tồn kho như hiện nay thì đến cuối 2001 thì mới tiêu thụ hết được. Như vậy vấn đề của ngành mía đường Việt Nam đã tạo cho Côngty rất nhiều thuận lợi, cũng như xuất hiện những nguy cơ trong tương lai. Thuận lợi thứ nhất đó là việc cung ứng đường lớn hơn cầu tạo thuận lợi cho Côngty trong việc lựa chọn nhà cung ứng, Côngty không phụ thuộc vào bất cứ nhà cung ứng nào tránh được tình trạng ép giá , nguyên liệu kém chất lượng. Thứ hai, như trên đã nêu, nguy cơ xuất hiện thêm các nhà máy sản xuất bánhkẹo (trực thuộc nhà máy đường) có giá bán hạ (vì tận dụng được nguồn nguyên liệu tự sản xuất). Điều này sẽ có thể gây ra cuộc "chiến tranh về giá " trong ngành bánh kẹo. Trong khi khi nguồn nguyên liệu trong nước đem lại những thuận lợi cho Côngty thì nguồn nguyên liệu nhập ngoại gây ra những cản trở lớn. Mộtsố hương liệu, tinh dầu Côngty phải nhập với giá cao làm ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm. Hy vọng rằng trong tương lai, với sự phát triển của khoa học trong nước, Côngty sẽ tìm được nguồn nguyên liệu để thay thế. 1.2.2. Khách hàng HảiHà - KOTOBUKI là một doanh nghiệp sản xuất mặt hàng tiêu dùng, vì vậy khách hàng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến kinh doanh của doanh nghiệp. Về thực chất, khách hàng là thị trường của doanh nghiệp. Số lượng, kết cấu khách hàng, quy mô nhu cầu, động cơ mua hàng, thị hiếu… là yếu tố cần phải tính đến trong hoạchđịnhchiến lược, mối quan hệ khách hàng doanh nghiệp chi phối đến nhiều mặt của hoạt động kinh doanh. Nhóm khách hàng của doanh nghiệp chia làm hai đối tượng: Khách hàng trung gian (các đại lý) và người tiêu dùng cuối cùng. • Với nhóm khách hàng thứ nhất, Côngty phải nghiên cứu, phân tích, dự báo về số lượng, kết cấu và quy mô nhu cầu cua đối tượng này.Trong phần đặc điểm về thị trường, bài viết đã nêu rõ đặc điểm về sự phân bố khách hàng không đều. Hệ thống đại lý có mặt ở 37 tỉnh thành trong nước, tuy nhiên tập trung đông đảo ở các thành phố lớn, các khu đô thị: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình…Tình hình phân bố và phát triển của các đại lý được thể hiện rõ hơn qua biểu sau. Bảng 3.1. Tình hình phát triển các đại lý bán hàng Khu vực thị trường Số đại lý bán hàng 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Bắc 35 43 55 58 61 68 Trung 6 9 11 14 17 26 Nam 5 6 9 10 13 18 Tổng 46 58 75 82 91 122 (Nguồn từ Phòng Kinh doanh - CôngtyHải Hà- KOTOBUKI) Qua biểu trên ta thấy các đại lý tập trung phần lớn ở phía Bắc, cụ thể là hai thành phố lớn là Hà Nội và Hải Phòng. Điều này chứng tỏ khách hàng chính của côngty nằm ở các tỉnh phỉa Bắc, nhiều nhất là ởHà Nội. Với hướng chiếnlược đa dạng hoá, nâng cao dần chất lượng sản phẩm, sự phân bố không đồng đều này vừa mang lại những cơ hội vừa vừa mang lại những khó khăn cho Công ty. Trước tiên phải kể đến thị trường Hà Nội. Đây là thị trường của những người có thu nhập cao, chính vì vậy cơ hội tiêu thụ các sảnphẩm cao cấp của Côngty là rất lớn như bánh tươi, socola, Isomalt, . Sau nữa là những thị trường tiềm năng tiêu thụ ít, nhu cầu đòi hỏi không cao, Côngty dễ dàng tung ra các sảnphẩm truyền thống có giá rẻ để đẩy mạnh tiêu thụ. Tình hình đại lý tiêu thụ như trên, với hướng chiếnlược đa dạng hoá và nâng cao tỷ trọng sảnphẩm cao cấp ở thị trường Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh,… côngty sẽ trang bị thêm cửa hàng tiêu thụ sảnphẩm để thúc đẩy tiêu thụ mặt hàng bánh tươi. Bên cạnh đó, các thị trường tiềm năng như miền Trung, Nam sẽ mở thêm nhiều đại lý để mở rộng thị phần của công ty. Tuy nhiên một vấn đề đặt ra là số đại lý đông lại tập trung gần nhau nên dẫn đến tình trạng có sự cạnh tranh gay gắt giữa các đại lý. Bên cạnh đó sự không trung thành của các đại lý đối với Côngty cũng có khả năng xảy ra. Điều đó có nghĩa là các đại lý có thể tự tăng giá sảnphẩm hoặc không nhiệt tình tuyên truyền quảng cáo cho sảnphẩm của Côngty đến người tiêu dùng. Vì vậy Côngty cũng phải chú ý tạo mối quan hệ làm ăn lâu dài và có những chính sách ưu đãi đối với các đại lý để không những không bị mất đi mà còn gia tăng đối tượng khách hàng này. • Với đối tượng khách hàng thứ hai (người tiêu dùng cuối cùng). Côngty phải tiến hành phân tích và dự báo thị hiếu, yêu cầu và động cơ mua hàng của họ. Khách hàng tiêu dùng có những đặc điểm khác nhau thể hiện qua tâm lý người tiêu dùng ba miền chủ yếu. Bảng 3.2. Sở thích về bánhkẹo phân bố theo từng vùng 1. Đặc điểm tiêu dùng chủ yếu của khách hàng Miền Bắc Miền Trung Miền Nam - Thích độ ngọt vừa phải - Thích độ ngọt vừa phải, có vị cay -Rất thích vị ngọt và hương vị trái cây - Thường mua theo gói - Thường mua theo cân hoặc mua lẻ -Thường mua theo cân hoặc theo gói - Quan tâm nhiều đến hình thức bao bì - Không quan tâm đến hình thức bao bì - Ít quan tâm đến hình thức bao bì 2. Xu hướng tiêu dùng - Xu hướng tiêu dùng có vị mặn - Xu hướng tiêu dùng không thay đổi - Xu hướng tiêu dùng không thay đổi 3. Sảnphẩm quen dùng Hải Hà, Hải Châu, HảiHà - KOTOBUKI, Tràng An, Hữu Nghị, Kinh Đô, Hàng ngoại Quảng Ngãi, HảiHà KOTOBUKI, Lam Sơn, Biên Hoà, Kinh Đô, Vinabico Các loại bánhkẹo Miền Nam, Thái Lan, Hải Hà, Quảng Ngãi, Kinh Đô Việc nghiên cứu người tiêu dùng không phải chỉ dừng lại ở mức độ tập trung ở từng vùng thị trường mà còn xem xét ở nhiều tiêu thức khác nhau như: độ tuổi, giới tính, thu nhập để hình thành nên những đoạn thị trường. Nghiên cứu kỹ từng phân đoạn thị trường sẽ giúp Côngty thoả mãn tốt hơn nhu cầu khách hàng. Bảng 3.3. Đặc tính tiêu dùng của từng đoạn thị trường Thu nhập Tuổi Sảnphẩm quen dùng Yêu cầu và đặc điểm tiêu dùng Khối lượng mua Động cơ mua Thấp 2-14 Bim Bim, kẹo cứng hoa quả, kẹo que, kẹo cao su - Màu sắc sặc sỡ, có đồ chơi kèm theo - Không quan tâm đến giá Thích gói nhỏ, lẻ, mỗi lần mua một ít Thường xuyên được người lớn mua cho 15-45 Bánh Cookies, kẹo cứng, socola, Bim Bim - Chất lượng vừa phải. Giá rẻ - Không trung thành với sảnphẩm quen dùng, luôn tìm kiếm và lựa chọn sảnphẩm có giá thấp hơn Mua khối lượng nhỏ Mua để biếu, khi có việc cần, như lễ tết, cưới xin 46 tuổi trở lên Bánh Cookies, kẹo cứng - Chất lượng vừa phải, giá rẻ - Trung thành với sảnphẩm quen dùng có giá rẻ Mua ít Mua đi lễ, dùng trong dịp lễ tết, làm qùa cho cháu Trung bình 15-45 Bánh Cookies, kẹo cao su, socola, Bim Bim - Chất lượng tốt, giá vừa phải - Không trung thành với sảnphẩm quen dùng Thích gói trung bình hoặc mua theo cân Mua làm quà biếu, lễ tết cưới xin 46 tuổi trỏ lên Bánh Cookies - Chất lượng tốt giá phải chăng - Không trung thành với sảnphẩm quen dùng Mua ít Mua đi lễ tết, cho cháu Cao 15-45 Bánh tươi, socola, Isomalt, Cookies - Chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, tiện dùng ít quan tâm giá - Không trung thành với sảnphẩm quen dùng, dễ thay đổi nếu có sảnphẩm mới Mua nhiều khi có công việc Mua ít để tráng miệng Mua trong dịp lễ, tết, hội hè, Sinh nhật. Dùng làm đồ tráng miệng thường xuyên 46 tuổi trở lên Bánh tươi, socola, Isomalt, Cookies - Không quan tâm đến giá nhưng đòi hỏi chất lượng cao - Trung thành với sảnphẩm quen dùng Mua ít Mua đi lễ Mua cho cháu 1.2.3. Đối thủ cạnh tranh Thị trường bánhkẹoở nước ta hiện nay đang diễn ra sự cạnh tranh khá quyết liệt thuộc đủ mọi thành phần kinh tế dưới hình thức các doanh nghiệp khác nhau. Ngoài những cơ sởsản xuất lớn, các cơ sởsản xuất tư nhân cũng liên tục tung ra thị trường nhiều loại bánhkẹo với giá thành rẻ. Bên cạnh đó một phần không ít các loại bánhkẹo nước ngoài tràn vào Việt Nam qua con đường nhập tiểu ngạch hay trốn thuế. Như vậy hiện nay HảiHà - Kotobuki không chỉ cạnh tranh với các nhà sản xuất trong nước mà còn phải cạnh tranh khá quyết liệt với bánhkẹo nhập ngoại của đối thủ nước ngoài. 1.2.3.1. Các đối thủ cạnh tranh trong nước • CôngtybánhkẹoHảiHà Đây là côngty mẹ của HảiHà - Kotobuki, tuy nhiên với tư cách là haicôngty hoạt động trong cùng một lĩnh vực nên tất nhiên sẽ không trãnh khỏi sự cạnh tranh. CôngtybánhkẹoHảiHà là côngty hàng đầu Việt Nam về sản xuất bánhkẹo với tổng số vốn đầu tư hơn 70 tỷ đồng, hơn 2000 lao động, sản lượng hàng năm khoảng 10000 tấn, chiếm 10% tổng sản xuất cả nước. Hiện nay sảnphẩm của côngty được phân phối rộng rãi trên cả nước thông qua 240 đại lý và siêu thị. Tuy nhiên thị trường chủ yếu của côngty là ở miền Bắc (chiếm khoảng 17% thị phần miền Bắc) mà đặc biệt là ởHà Nội. Sảnphẩm của côngtyHảiHà nhìn chung có chất lượng tốt, mẫu mã chưa phong phú lắm nhưng giá cả phải chăng. Hiện nay HảiHà - KOTOBUKI đang yếu thế trong cạnh tranh về mặt hàng kẹo cứng, kẹo Sôcôla của Hải Hà. Mặt hàng kẹo cứng của HảiHà có khoảng 20 chủng loại khác nhau (nhiều hơn so với Hải Hà-KOTOBUKI 12 loại), chất lượng tương đối tốt và có giá rẻ hơn. Đặc biệt là kẹo Gold Bell có mùi vị, mầu sắc, hình dáng rất hấp dẫn, tuy đây là sảnphẩm bắt chước mẫu kẹo Apenliebe của hãng Perfetti - đang được người tiêu dùng rất ưa thích- nhưng về mặt chất lượng và bao bì cũng không thua kém mà giá thành lại hạ hơn nhiều. Cùng có trụ sở đóng tại Hà Nội, tuy nhiên HảiHà - KOTOBUKI đã nhanh chóng đầu tư khai thác thị trường bánh tươi ởHà Nội, Hải Phòng để nâng cao dần tỷ trọng sảnphẩm cao cấp đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng. Chính vì ra đời từ rất lâu, vấn đề đổi mới công nghệ không phải là điều dễ dàng, vì vậy trong thời gian tới mục tiêu của HảiHà là tiếp tục duy trì thị phần bánhkẹo như hiện nay. Để đạt được mục tiêu đó, côngty đã có nhiều chiếnlược về giá, phân phối . để củng cố thị trường miền Bắc và mở rộng hơn thị trường miền Trung và Nam. [...]... nhóm sảnphẩm “Ngôi sao” chỉ bao gồm duy nhất sảnphẩmkẹo cứng, sảnphẩm truyền thống của côngtySảnphẩm này có tỷ trọng trong tổng sảnphẩm cao và tỷ lệ tăng trưởng cũng cao Chiếnlược đối với sảnphẩm này là tiếp tục đầu tư sản xuất mạnh hơn nữa để củng cố vị trí đã có Theo như sự phân tích, hiện nay côngty không có sảnphẩm nào rơi vào ô bò sữa Nhóm sảnphẩm rơi vào ô “Dấu hỏi” rất nhiều, gồm kẹo. .. ép giá cả đối với các côngty khác trong đó có HảiHà - KOTOBUKI Với lợi thế chuyên sản xuất đường, một nguyên liệu quan trọng trong sản xuất bánh kẹo) , các côngty này có khả năng cạnh tranh mạnh về giá dựa trên giá thành sảnphẩm thấp Do đó, chất lượng sảnphẩm của Hải Hà - KOTOBUKI cao hơn nhưng sự chênh lệch về giá bán quá rộng, làm giảm sức hấp dẫn của sảnphẩmHảiHà - KOTOBUKI đối với người... mạnh tiêu thụ • Côngty đường Biên Hoà (BIBICA) Côngty đường Biên Hoà hiện nay vừa sản xuất đường vừa sản xuất bánh kẹo, có sản lượng sản xuất ra hàng năm lớn vào dạng cao nhất ở Việt Nam Một vài năm gần đây, côngty đã nhập những công nghệ sản xuất hiện đại của mộtsố nước tiên tiến nên hiện nay mặt hàng của côngty hết sức đa dạng (có khoảng 130 chủng loại) Các mặt hàng như Sôcôla, kẹo cứng, biscuit,... đưa sảnphẩm ra thị trường, hiện nay côngty sử dụng 3 kênh phân phối Hình 3.1 Hệ thống kênh phân phối của HảiHà - KOTOBUKIHảiHà - KOTOBUKI Người tiêu dùng Bán lẻ Đại lý bán buôn (1) (2) (3) + Hình thức thứ nhất (kênh phân phối trực tiếp) được côngty sử dụng chủ yếu cho sảnphẩmbánh tươi thông qua hệ thống 8 cửa hàng giới thiệu sảnphẩmởHà Nội, đồng thời cũng là 6 cửa hàng giới thiệu sản phẩm. .. mộtcôngty tương đối mạnh trong lĩnh vực sản xuất bánhkẹoở thị trường miền Bắc Trong thời gian vừa qua, côngty đã đầu tư thêm mộtsốcông nghệ nhằm mở rộng mặt hàng kẹo cứng của mình mà đặc biệt là kẹo hương cốm Đây là mặt hàng cạnh tranh khá gay gắt đối với các côngtysản xuất bánhkẹo nói chung và đối với HảiHà - KOTOBUKI nói riêng vì mặt hàng này có đủ loại, hương vị cốm đặc trưng phù hợp... có một khối lượng nhập lậu, trốn thuế đang luồn lách vào thị trường nước ta Đa sốbánhkẹo nhập ngoại có chất lượng cao, mẫu đẹp Hiện nay mặt hàng kẹo Trung Quốc về Việt Nam hàng năm với khối lượng, giá thấp Do vậy đây cũng là mặt hàng cạnh tranh khá khốc liệt với sảnphẩmbánhkẹo của Hải Hà- KOTOBUKI, cụ thể ở thị trường Hà Nội bánhkẹo ngoại luôn chiếm tỷ phần trên 30% Do đó cũng như các côngty sản. .. tranh khá mạnhvới Hải Hà- KOTOBUKI về mặt hàng kẹo que Giá một thanh kẹo que của Tràng An là 140đồng/que, trong khi đó giá một thanh kẹo que của Hải Hà- KOTOBUKI là 170đồng/que Tuy chất lượng của HảiHà - KOTOBUKI có vượt trội hơn nhưng kẹo que phục vụ cho nhóm khách hàng nhỏ tuổi nên hình thức và giá cả được chú ý nhiều hơn chất lượng Côngty phải bằng mọi cách tìm ra phương pháp giảm giá kẹo que để giữ... đơn điệu Côngty chưa có sảnphẩmbánh mặn hay các loại kẹo mềm mà người tiêu dùng Miền Bắc ưa thích 2.2.2 Chính sách giá Nhìn chung, giá bán sản phẩm của Côngty thấp hơn bánhkẹo ngoại nhập cùng loại, nhỉnh hơn đôi chút so với sản phẩmsản xuất trong nước Một điểm đáng chú ý là trong thời gian qua, thị trường bánhkẹo Việt Nam có sự tham gia hội nhập dọc của các Côngty đường (Công ty Lam Sơn, Quảng... trung nhiều ở miền Bắc điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sảnphẩm cao cấp bánh tươi Tuy nhiên, khách hàng truyền thống của côngty đó là khách hàng bình dân, nhóm khách hàng này vẫn còn tiềm năng tiêu thụ sản phẩm của côngty nhưng lại tập trung ở các tỉnh xa Thế mà hiện nay, sảnphẩm của HảiHà tiêu thụ trên thị trường Miền Trung và Nam Bộ còn hạn chế Đây là một yếu điểm Côngty cần xem... biện pháp chủ yếu để thực hiện là: đầu tư công nghệ mới, hoàn thiện hệ thống phân phối, tăng cường quảng cáo, hỗ trợ bán hàng Như vậy, sự cạnh tranh của HảiHà - KOTOBUKI với Hải Châu chủ yếu diến ra ở thị trường miền Bắc, trong đó sự ra đời của nhiều sảnphẩm mới, chất lượng cao là thách thức của HảiHà - KOTOBUKI • Côngtybánhkẹo Tràng An Đây cũng là mộtcôngty tương đối mạnh trong lĩnh vực sản . MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM Ở CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI HÀ KOTOBUKI I. PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO MÔI TRƯỜNG KINH DOANH LÀM CƠ SỞ CHO. tranh. Công ty bánh kẹo Hải Hà là công ty hàng đầu Việt Nam về sản xuất bánh kẹo với tổng số vốn đầu tư hơn 70 tỷ đồng, hơn 2000 lao động, sản lượng hàng