1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đánh giá thực trạng chăm sóc trẻ sinh non, nhẹ cân bằng phương pháp kangaroo tại trung tâm chăm sóc và điều trị sơ sinh, bệnh viện phụ sản trung ương năm 2020

61 156 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 1,38 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH NGUYỄN THỊ HOA THỰC TRẠNG CHĂM SÓC TRẺ SINH NON, NHẸ CÂN BẰNG PHƯƠNG PHÁP KANGAROO TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG NĂM 2020 BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGH

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

NGUYỄN THỊ HOA

THỰC TRẠNG CHĂM SÓC TRẺ SINH NON, NHẸ CÂN

BẰNG PHƯƠNG PHÁP KANGAROO

TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG NĂM 2020

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

NAM ĐỊNH – 2020

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

NGUYỄN THỊ HOA

THỰC TRẠNG CHĂM SÓC TRẺ SINH NON, NHẸ CÂN

BẰNG PHƯƠNG PHÁP KANGAROO TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG NĂM 2020

Chuyên ngành: Điều dưỡng Sản Phụ khoa

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS VŨ VĂN ĐẨU

NAM ĐỊNH – 2020

Trang 3

LỜI CÁM ƠN

Để thực hiện và hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này, em đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ cũng như là quan tâm, động viên từ nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân Chuyên đề cũng được hoàn thành dựa trên sự tham khảo, học tập kinh nghiệm từ các kết quả nghiên cứu liên quan, các sách, báo chuyên ngành của nhiều tác giả, các tổ chức nghiên cứu, tổ chức chính trị…Đặc biệt hơn nữa là sự hợp tác của cán bộ nhân viên Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương và sự giúp đỡ, tạo điều kiện về vật chất và tinh thần từ phía gia đình, bạn bè và các đồng nghiệp

- Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy Vũ Văn Đẩu - người trực tiếp hướng dẫn khoa học đã luôn dành nhiều thời gian, công sức hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp

- Em xin trân trọng cám ơn Ban giám hiệu trường Đại học Điều dưỡng Nam Định cùng toàn thể các thầy cô giáo công tác trong trường đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu, giúp đỡ em trong quá trình học tập, thực hiện và hoàn thành chuyên

Một lần nữa em xin chân thành cám ơn!

Tác giả chuyên đề

Nguyễn Thị Hoa

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là bài báo cáo chuyên đề tốt nghiệp của tôi trong thời gian qua Những số liệu là trung thực, hoàn toàn được thực hiện tại Trung tâm Chăm sóc

và điều trị sơ sinh, Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương, không sao chép bất kỳ nguồn nào khác Ngoài ra, trong bài báo cáo có sử dụng một số nguồn tài liệu tham khảo đã được trích dẫn nguồn và chú thích rõ ràng Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước

bộ môn và nhà trường về sự cam đoan này

Tác giả chuyên đề

Nguyễn Thị Hoa

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CÁM ƠN i

LỜI CAM ĐOAN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT v

DANH MỤC BẢNG vi

DANH MỤC BIỂU ĐỒ vii

DANH MỤC HÌNH ẢNH viii

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 3

1.1 Cơ sở lý luận 3

1.1.1 Trẻ sinh non, nhẹ cân 3

1.1.2 Phương pháp Kangaroo 5

1.2 Cơ sở thực tiễn 12

1.2.1 Cơ sở pháp lý 12

1.2.2 Một số nghiên cứu về tình hình thực hiện phương pháp Kangaroo ở Việt Nam 12

Chương 2 MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT 16

2.1 Một số đặc điểm của đơn vị 16

2.1.1 Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương 16

2.1.2 Trung tâm Chăm sóc và điều trị sơ sinh 16

2.2 Thực trạng chăm sóc trẻ sinh non, nhẹ cân bằng phương pháp Kangaroo tại Trung tâm Chăm sóc và điều trị sơ sinh, Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương năm 2020 17

2.2.1 Đánh giá năng lực của Trung tâm Chăm sóc và điều trị sơ sinh trong việc thực hiện phương pháp Kangaroo 17

2.2.2 Quy trình thực hiện chăm sóc cho trẻ sinh non, nhẹ cân đã ổn định bằng phương pháp Kangaroo 25

2.2.3 Đánh giá kỹ năng thực hiện phương pháp Kangaroo của nhân viên y tế 28

Trang 6

2.2.4 Kết quả thực hiện chăm sóc trẻ sinh non, nhẹ cân đã ổn định bằng phương

pháp Kangaroo 29

Chương 3 BÀN LUẬN 30

3.1 Thực trạng chăm sóc trẻ sinh non, nhẹ cân bằng phương pháp Kangaroo tại Trung tâm Chăm sóc và điều trị sơ sinh, Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương năm 2020 30

3.1.1 Những việc đã làm được 30

3.1.2 Những việc chưa làm được 30

3.1.3 Thuận lợi 31

3.1.4 Khó khăn 31

3.2 Giải pháp để áp dụng và duy trì thực hành phương pháp Kangaroo trong bệnh viện tại Việt Nam 32

3.2.1 Theo khuyến cáo của WHO để áp dụng và duy trì thực hành phương pháp Kangaroo trong bệnh viện, cần có những hành động sau: 32

3.2.2 Đề xuất giải pháp để thực hiện chăm sóc cho trẻ sinh non, nhẹ cân đã ổn định bằng phương pháp Kangaroo tại Trung tâm Chăm sóc và điều trị sơ sinh, Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương 34

3.2.3 Phân tích giải pháp 35

KẾT LUẬN 36

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 37 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 7

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Ương CPAP (Continuous Positive Airway Pressure) : Thông khí áp lực dương liên

tục EENC (Early Essential Newborn Care) : Chăm sóc thiết yếu sơ sinh sớm KMC (Kangaroo Mother Care) : Phương pháp Kangaroo

NCU (Neonatal Care Unit) : Đơn vị chăm sóc sơ sinh

NICU (Neonatal Intensive Care Unit) : Đơn vị hồi sức sơ sinh tích cực

sơ sinh UNICEF (United Nations International

Children's Emergency Fund)

: Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc

WHO (World Health Organisation) : Tổ chức Y tế Thế giới

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Trang

Bảng 2.1 Thực hành ở trẻ sinh non và nhẹ cân 17

Bảng 2.2 Trẻ sinh non và nhẹ cân đang điều trị tại NCU 18

Bảng 2.3 Thuốc, vật tư và trang thiết bị trong chăm sóc điều trị trẻ sinh non và nhẹ cân 20

Bảng 2.4 Chính sách, quy trình và tiêu chuẩn của TTCS&ĐTSS để hỗ trợ việc quản lý trẻ sinh non và nhẹ cân 21

Bảng 2.5 Tập huấn cho nhân viên KMC 22

Bảng 2.6 Số liệu đăng ký của bệnh viện về trẻ sinh non và nhẹ cân 23

Bảng 2.7 Số giường, không gian và nhân viên 24

Bảng 2.8 Đánh giá kĩ năng KMC của nhân viên y tế 29

Trang 9

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Trang Biểu đồ 1.1 Tỷ lệ bệnh viện thực hiện KMC (n=95) 12 Biểu đồ 1.2 Tình hình thực hiện KMC cho đẻ non, nhẹ cân < 2000 g ở Việt Nam (n=48) 13 Biểu đồ 1.3 Tình hình chăm sóc KMC cho trẻ sinh non, nhẹ cân tại Bênh viện Phụ Sản-Nhi Đà Nẵng 14 Biểu đồ 2.1 Kết quả thực hiện chăm sóc trẻ sinh non, nhẹ cân bằng KMC tại TTCS&ĐTSS 29

Trang 10

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Trang Hình 1 Trẻ được da - kề - da với mẹ ngay sau sinh 2 PHỤ LỤC 1 Hình ảnh chăm sóc trẻ bằng phương pháp Kangaroo

Hình 2.1 Trẻ sinh non, nhẹ cân nằm chung giường

Hình 2.2 Trẻ bị tách khỏi mẹ do mổ đẻ và phải ăn sữa công thức bằng bình sữa Hình 2.4 Nhân viên KMC hướng dẫn người mẹ/người chăm sóc cách đặt trẻ vào vị trí Kangaroo

Hình 2.5 Người mẹ/người chăm sóc cho trẻ ăn

Hình 2.6 Nhân viên KMC hướng dẫn người mẹ/người chăm sóc cách theo dõi trẻ Hình 2.7 Người mẹ thực hiện KMC cho trẻ

Hình 2.8 Bố và bà không thực hiện KMC cho trẻ

Hình 2.9 Trẻ ở phòng KMC liên tục không được đặt ở vị trí Kangaroo

Trang 11

ĐẶT VẤN ĐỀ

Hàng năm, có khoảng 1,9 triệu trẻ (chiếm 12% trong tất cả các ca sinh) ở khu vực Tây Thái Bình Dương được sinh ra non tháng (dưới 37 tuần tuổi thai) Ước tính,

có tới 81.600 trẻ trong số những trẻ sinh non này tử vong, chiếm 50% tổng số tử vong

ở trẻ sơ sinh Khoảng 85% trẻ sinh non ở tuần thứ 32 - 36 và không cần phải chăm sóc đặc biệt Hơn một nửa số ca tử vong ở trẻ sinh non có thể phòng tránh được mà không cần phải chăm sóc tại Đơn vị hồi sức sơ sinh tích cực (Neonatal Intensive Care Unit - NICU) Phương pháp Kangaroo (Kangaroo Mother Care - KMC) bao gồm đặt trẻ tiếp xúc da - kề - da với mẹ kéo dài, tự bú sữa mẹ hoàn toàn hoặc được cho ăn sữa

mẹ bằng phương pháp khác, và theo dõi chặt chẽ tình trạng bệnh của trẻ sẽ phòng ngừa được các nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ sinh non và thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển trí não của trẻ [8]

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh theo KMC đã được biết đến và sử dụng trên thế giới và ở nước ta trong nhiều năm nay Phương pháp này dựa trên cách bắt trước tự nhiên, làm theo cách nuôi con và bảo vệ con của một loài chuột túi của Châu Úc, con Kangaroo Phương pháp này được đề xướng từ nước Bolivia, Châu Mỹ, rồi vì sự đơn giản và hiệu quả cao của nó mà đã lan nhanh khắp năm châu Ở các nước giàu, người

ta sử dụng KMC không liên tục để chống lạm dụng lồng ấp, cho ra viện sớm giảm nhiễm khuẩn bệnh viện và tăng cường tình cảm giữa cha - mẹ và đứa trẻ mới sinh Ở nước ta và các nước đang phát triển khác, ngoài các lợi ích trên, người ta sử dụng KMC liên tục chủ yếu nhằm chăm sóc mọi trẻ sơ sinh, nhất là trẻ sinh non, nhẹ cân nhằm giữ ấm điều hòa thân nhiệt, tăng cường bú mẹ và sự gắn bó mẹ - con, giúp trẻ mau phát triển và hạn chế bệnh tật và tử vong ở trẻ sơ sinh Nhận thức được lợi ích

và tầm quan trọng của phương pháp này, nước ta đã sớm đưa phương pháp này vào văn bản “Hướng dẫn quốc gia về Chăm sóc sức khỏe sinh sản”, phần Chăm sóc sơ sinh từ năm 2009 Từ đó trở đi, điều này liên tục được nhấn mạnh thực hiện ở tất cả các tuyến y tế trong cả nước [3]

Tại Trung tâm Chăm sóc và điều trị sơ sinh (TTCS&ĐTSS), Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương (BVPSTW) đã đưa KMC vào hoạt động theo mô hình thực hiện chăm sóc cho trẻ sinh non, nhẹ cân đã ổn định bằng KMC từ nhiều năm qua Để có cái nhìn chi tiết hơn về công tác chăm sóc trẻ sinh non, nhẹ cân bằng KMC tại Trung

Trang 12

tâm, tôi thực hiện chuyên đề “Thực trạng chăm sóc trẻ sinh non, nhẹ cân bằng phương pháp Kangaroo tại Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương năm 2020” nhằm mục tiêu:

Đánh giá thực trạng chăm sóc trẻ sinh non, nhẹ cân bằng phương pháp Kangaroo tại Trung tâm Chăm sóc và điều trị sơ sinh, Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương năm 2020

Hình 1 Trẻ được da - kề - da với mẹ ngay sau sinh

Trang 13

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Trẻ sinh non, nhẹ cân

1.1.1.1 Một số định nghĩa và thuật ngữ y học về trẻ sinh non, nhẹ cân [3]

- Trẻ sinh non: là trẻ sinh ra trước 37 tuần tuổi thai

1.1.1.2 Các vấn đề và nguy cơ thường gặp của trẻ sinh non, nhẹ cân

Hạ thân nhiệt: do khả năng điều hòa nhiệt độ của trẻ sinh non rất kém nên nhiệt độ cơ thể của trẻ phụ thuộc rất nhiều vào nhiệt độ môi trường Trẻ sinh non bị mất nhiệt nhiều hơn trẻ đủ tháng do hệ thần kinh chưa hoàn chỉnh, da mỏng, diện tích

da rộng Trẻ sinh non cũng dễ bị sốt cao, mất nước nhiều nếu nhiệt độ môi trường cao

và khô Thân nhiệt hạ sẽ dẫn đến rối loạn chuyển hóa, nhiễm toan và các hậu quả nghiêm trọng khác [3]

Suy hô hấp: do trung tâm hô hấp ở trẻ sinh non chưa hoàn chỉnh nên trẻ hay rối loạn nhịp thở hoặc có cơn ngừng thở Do phổi non, chưa trưởng thành, thiếu chất sunfatant nên hội chứng bệnh màng trong hay xảy ra với trẻ sinh non dưới 28 tuần tuổi thai, làm giảm sức căng bề mặt của phế nang nên và trao đổi khí ô xy hạn chế chức năng hô hấp ở trẻ [3]

Nguy cơ nhiễm khuẩn cao: do da trẻ sinh non mỏng và có độ toan thấp nên nguy cơ nhiễm khuẩn mà đường vào qua da rất cao Hệ bạch cầu, đại thực bào chưa trưởng thành, bổ thể không qua được rau thai và lượng Globulin miễn dịch thấp cả số lượng và chất lượng nên khả năng chống nhiễm khuẩn của trẻ rất hạn chế [3]

Trang 14

Chức năng tiêu hóa chưa hoàn chỉnh: do phản xạ bú yếu, các men tiêu hóa

ít, nhu động ruột và hệ thống mạch máu nuôi dưỡng kém nên trẻ dễ bị viêm ruột hoại

tử Dung tích dạ dày nhỏ (khoảng 5-10ml), nằm ngang và cao sát với cơ hoành nên trẻ rất dễ bị nôn, trớ [3]

Chức năng gan kém: hầu như không có glycogen dự trữ nên trẻ dễ bị hạ đường máu Do gan không sản xuất được một số men chuyển hóa nên trẻ đẻ non dễ

bị vàng da, vàng da kéo dài, nguy cơ tan máu, chảy máu cao [3]

Các nguy cơ khác: như bệnh lí võng mạc và chức năng thận yếu cũng hay xảy ra đặc biệt ở trẻ rất non tháng dưới 28 tuần tuổi thai [3]

1.1.1.3 Một số nghiên cứu về trẻ sinh non, nhẹ cân và tử vong sơ sinh trên Thế giới và ở Việt Nam

- Theo nghiên cứu của Hug, L và cộng sự cho thấy sinh non là nguyên nhân hàng đầu của tử vong trẻ < 5 tuổi Năm 2017 trên Thế giới có 5,3 triệu trẻ em chết trước 5 tuổi Có 47% (2,5 triệu) chết sơ sinh Trong đó 16% tử vong do sinh non [16]

- Theo nghiên cứu của Blencowe, H và cộng sự cho thấy trẻ sinh non là nguyên nhân gián tiếp của ít nhất 50% và trực tiếp của 35% tử vong sơ sinh Hàng năm có 15 triệu trẻ sinh non Có 85% sinh non giữa 32-37 tuần và hầu hết các trẻ này

có thể được cứu sống với các chăm sóc thiết yếu sơ sinh Có > 75% tử vong trẻ sinh non có thể được cứu sống mà không cần các NICU Có > 90 % sinh non và nhẹ cân

ở các nước đang phát triển Và 90% nguồn lực nghiên cứu về trẻ nguy cơ cao lại tập trung ở các nước phát triển [13]

- Theo báo cáo của United Nations International Children's Emergency Fund (Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc - UNICEF), World Health Organisation (Tổ chức Y

tế Thế giới -WHO) Việt Nam và Vụ sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em năm 2015 có hơn 20

triệu trẻ em trên thế giới sinh ra bị nhẹ cân tương đương với khoảng 1 trên 7 trẻ sơ sinh trên thế giới bị nhẹ cân Trẻ sơ sinh bị nhẹ cân là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến trên 80% ca tử vong trẻ sơ sinh Đối với những trẻ sơ sinh sống sót được - trẻ có nguy cơ cao bị suy dinh dưỡng thấp còi, bị các vấn đề về phát triển và thể chất sau này khi lớn lên [9]

- Theo báo cáo của UNICEF, WHO Việt Nam và Vụ sức khỏe bà mẹ và Trẻ

em năm 2017 cho thấy tỷ lệ tử vong trẻ < 5 tuổi tại Việt Nam có 55% là tử vong sơ sinh, trong đó 41% tử vong sơ sinh do sinh non [10]

Trang 15

- Theo báo cáo của Vũ Thị Vân Yến, Nguyễn Ngọc Lợi tại TTCS&ĐTSS, BVPSTW năm 2012 có 1,37% trẻ tử vong Trong số trẻ tử vong 2 nhóm trẻ ≤ 28 tuần

và < 1000g có tỷ lệ tử vong cao nhất (59,2% và 49,1%) [11]

1.1.2 Phương pháp Kangaroo

1.1.2.1 Thế nào là chăm sóc trẻ bằng phương pháp Kangaroo

Chăm sóc trẻ bằng KMC là cách chăm sóc trẻ sơ sinh bằng cách đặt trẻ nằm tiếp xúc da - kề - da trên ngực mẹ để được giữ ấm và nuôi dưỡng bằng sữa mẹ Chăm sóc trẻ bằng KMC là một giải pháp an toàn, hiệu quả, dễ thực hiện mà đáp ứng được nhu cầu cơ bản cho sự sống của trẻ mới sinh: kích thích thở, được giữ ấm, được sữa

mẹ, bảo vệ trẻ không bị nhiễm khuẩn và cảm nhận được tình yêu thương từ người

mẹ Chăm sóc trẻ bằng KMC chủ yếu áp dụng cho trẻ sinh non, nhẹ cân Tuy nhiên với nhiều lợi ích mà phương pháp này mang lại cho bà mẹ và trẻ, KMC còn được thực hiện cho tất cả trẻ sơ sinh đẻ thường và trẻ sơ sinh phải chuyển viện Cho trẻ tiếp xúc da - kề - da với mẹ sau đẻ là bước khởi đầu quan trọng nhằm giữ ấm cho trẻ và giúp trẻ làm quen với quá trình thực hiện KMC về sau Đặt trẻ ở vị trí Kangaroo khi chuyển viện cũng là một biện pháp giữ ấm hiệu quả và an toàn cho trẻ Vì vậy KMC được coi là một giải pháp can thiệp phù hợp, có tính khả thi và góp phần làm giảm tỷ

lệ bệnh tật, tử vong ở trẻ sơ sinh đặc biệt ở các nước đang phát triển [3]

1.1.2.2 Các nội dung của phương pháp Kangaroo

Tiếp xúc da - kề - da ở vị trí Kangaroo: tiếp xúc da - kề - da với mẹ phải được thực hiện càng sớm, càng nhiều giờ trong ngày và càng kéo dài càng tốt phụ thuộc vào cân nặng và toàn trạng của trẻ Theo khuyến nghị của WHO, ngay sau khi

đẻ trẻ cần được tiếp xúc da - kề - da với mẹ ít nhất là trong 2 giờ đầu Đối với những trẻ bệnh phải chuyển lên tuyến trên, cần đặt trẻ tiếp xúc da - kề - da với mẹ hoặc người chăm sóc trẻ trong suốt thời gian vận chuyển nhằm giữ ấm và theo dõi trẻ được chặt chẽ hơn [3]

Nuôi dưỡng trẻ bằng sữa mẹ: đặt trẻ ở vị trí Kangaroo ngay sau khi sinh giúp trẻ ngửi mùi sữa mẹ và dễ dàng tìm thấy vú mẹ vì thế được bú mẹ sớm tạo điều kiện cho sự khởi đầu tốt đẹp cho thực hành nuôi con bằng sữa mẹ Tiếp xúc da - kề - da kích thích mẹ tiết sữa nhiều hơn, thuận lợi hơn cho con bú Chăm sóc trẻ bằng KMC

hỗ trợ sự thành công của thực hành nuôi con sữa mẹ [3]

Trang 16

Hỗ trợ người mẹ và gia đình chăm sóc trẻ: cần giải thích cho người mẹ và gia đình biết về lợi ích của KMC và hướng dẫn họ về các bước tiến hành đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để họ có thể thực hiện được phương pháp này trong bệnh viện Cần động viên, khuyến khích và hỗ trợ bà mẹ nếu họ có khó khăn cản trở việc thực hiện [3]

Ra viện sớm: hầu hết các trẻ sinh non, nhẹ cân áp dụng KMC có thể ra viện sớm nếu được thực hiện tốt Quyết định cho trẻ ra viện phụ thuộc vào cân nặng, tuổi thai, tình trạng sức khỏe của trẻ, hoàn cảnh và khả năng theo dõi chăm sóc tiếp theo của người mẹ và gia đình [3]

Thực hiện KMC ngoại trú và theo dõi sự phát triển cho trẻ: trẻ vẫn có thể tiếp tục thực hiện KMC Cần có sự hướng dẫn thật cụ thể cho việc thực hiện tại nhà để bảo đảm trẻ vẫn nhận được những chăm sóc cơ bản nhất [3]

1.1.2.3 Lợi ích của chăm sóc trẻ bằng phương pháp Kangaroo đối với trẻ Được giữ ấm giảm nguy cơ hạ thân nhiệt: Các trẻ được chăm sóc bằng KMC nghĩa là luôn được nằm trên ngực mẹ, là môi trường ổn định nhất về thân nhiệt Nhiệt

độ cơ thể mẹ sẽ ủ ấm cho cơ thể con không bị ảnh hưởng bởi môi trường bên ngoài [3]

Giảm cơn ngừng thở, ổn định nhịp thở, nhịp tim: những cử động từ người

mẹ cùng với nhịp thở và nhịp tim đập từ mẹ sẽ tác động lên cơ thể con giúp trẻ nhanh chóng điều hòa và ổn định nhịp tim và nhịp thở [3]

Hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ: tiếp xúc da - kề - da giữa mẹ và con kích thích sản xuất sữa nhiều hơn Vị trí Kangaroo đặt con nằm giữa hai bầu vú mẹ rất thuận lợi cho trẻ nhận ra vú mẹ, ngửi thấy mùi sữa mẹ và có thể bú sớm ngay sau khi đẻ, bú dễ dàng và nhiều lần hơn [3]

Tăng cân và phát triển: bú mẹ sớm, đầy đủ giúp trẻ tăng cân nhanh Hơn thế nữa, trẻ bú được sữa non, bú mẹ hoàn toàn nên nhận được toàn bộ các nucleotide cần thiết cho sự phát triển của não giúp cho sự hoàn thiện và phát triển hệ thần kinh [3] Phát triển tinh thần và cảm xúc: trẻ được nằm trên ngực mẹ trong một vị trí an toàn và được bảo vệ với tình yêu thương từ mẹ, vì vậy mối quan hệ gắn bó mẹ

- con được thiết lập sớm Trẻ cảm nhận được tình yêu, môi trường bảo vệ, yêu thương ngay từ những giờ phút đầu tiên của đời nên ít bị ảnh hưởng bởi các stress trong cuộc sống sau này [3]

Trang 17

Giảm mắc bệnh và tử vong: bú mẹ sớm, tăng cân đủ, hoàn thiện nhanh hệ thống miễn dịch sẽ giúp trẻ chống đỡ bệnh tật và giảm nguy cơ tử vong Hơn thế nữa khi ở cùng mẹ, trẻ có ít nguy cơ tiếp xúc với các vi khuẩn từ môi trường bên ngoài nên giảm tỷ lệ mắc bệnh So với trẻ đẻ được chăm sóc trong lồng ấp, những trẻ được chăm sóc bằng KMC ít mắc các bệnh nhiễm khuẩn, viêm dường hô hấp dưới, ít bị hạ thân nhiệt Trẻ nhanh chóng ổn định sức khỏe, vì thế rút ngắn thời gian ở tại cơ sở y

tế [3]

Chăm sóc bằng KMC có lợi ích đặc biệt đối với trẻ sinh non, nhẹ cân: giúp cải thiện rõ rệt cơ hội sống, hoàn thiện 5 giác quan một cách nhanh chóng Trẻ cảm thấy ấm áp qua tiếp xúc da - kề - da (xúc giác), lắng nghe giọng nói của mẹ (thính giác), bú sữa mẹ (vị giác), tiếp xúc bằng mắt với mẹ (thị giác) và ngửi mùi của mẹ (khứu giác) Vì vậy chăm sóc trẻ sinh non, nhẹ cân bằng KMC là sự chăm sóc mang tính nhân văn bảo đảm một sự khởi đầu tốt nhất cho sự lớn lên và phát triển của trẻ [3]

1.1.2.4 Các mô hình chăm sóc trẻ bằng phương pháp Kangaroo theo tuyến

WHO đã khuyến cáo “Tất cả trẻ sơ sinh, không phân biệt tuổi thai và cân nặng khi đẻ, phải được thực hiện chăm sóc tiếp xúc da - kề - da ngay sau đẻ”, để giữ ấm cho trẻ, thiết lập mối tương tác mẹ - con và thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ Các trẻ sinh non, nhẹ cân cần phải chăm sóc y tế lâu dài nên khi trẻ ổn định qua giai đoạn hồi sức cấp cứu sơ sinh, trẻ cần được thực hiện chăm sóc KMC toàn diện - đặt trẻ nằm tiếp xúc da - kề - da ở vị trí Kangaroo liên tục 24/24 giờ, càng sớm và càng kéo dài càng tốt [3]

 Mô hình 1: Thực hiện tiếp xúc da - kề - da ngay sau đẻ

- Tuyến thực hiện: tất cả các cơ sở y tế có chăm sóc cuộc đẻ, như Trạm Y tế, các bệnh viện tuyến huyện, tỉnh và tuyến trung ương

- Đối tượng áp dụng: tất cả các trẻ đẻ thường, đủ tháng, khỏe mạnh và người

mẹ khỏe mạnh cả thể chất và tinh thần

Trang 18

 Mô hình 2: Thực hiện tiếp xúc da - kề - da cho trẻ chuyển tuyến

- Đối tượng áp dụng: các trẻ sơ sinh cần chuyển tuyến từ nhà đến cơ sở y tế hoặc chuyển tuyến để được điều trị và chăm sóc phù hợp

 Mô hình 3: Thực hiện chăm sóc KMC đối với trẻ cần hồi sức cấp cứu

- Tuyến thực hiện: bệnh viện tuyến trung ương/tỉnh đã có trung tâm hồi sức cấp cứu sơ sinh và chăm sóc KMC

- Đối tượng và điều kiện áp dụng: các trẻ sơ sinh cần hồi sức tích cực thường

là trẻ sơ sinh có biến chứng liên quan đến trẻ sinh non (như suy hô hấp do phổi chưa trưởng thành, vàng da tăng bilirubin nặng…) hoặc ngạt khi sinh, nhiễm khuẩn nặng

và phải hồi sức bằng các phương tiện máy thở, nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch kéo dài…Vì vậy, việc phối hợp chăm sóc KMC cho nhóm trẻ này thường không liên tục và đòi hỏi các tiêu chuẩn rất chặt chẽ: tình trạng của trẻ, kĩ năng chăm sóc phối hợp hồi sức cấp cứu sơ sinh và chăm sóc KMC của cán bộ y tế, điều kiện của cha

mẹ, và môi trường phòng hồi sức cấp cứu sơ sinh đảm bảo cho cha mẹ thực hiện chăm sóc KMC kết quả

 Mô hình 4: Thực hiện chăm sóc KMC cho trẻ sinh non, nhẹ cân đã ổn định

- Tuyến thực hiện: bệnh viện tuyến huyện, tỉnh và trung ương

- Đối tượng và tiêu chuẩn thực hiện: trẻ sinh non, nhẹ cân đã ổn định qua giai đoạn hồi sức cấp cứu sơ sinh, tuổi thai còn dưới 37 tuần và cân nặng còn dưới 2500g

- Nguyên tắc thực hiện chính:

+ Trẻ tiếp tục được điều trị và chăm sóc theo tình trạng non tháng/nhẹ cân + Trẻ được chăm sóc tiếp xúc da - kề - da ở vị trí Kangaroo liên tục 24/24 giờ + Nuôi dưỡng bằng sữa mẹ hoàn toàn và bằng phương pháp phù hợp: bú mẹ, vắt sữa trực tiếp vào miệng trẻ, sữa mẹ bằng thìa, bằng cốc, ống bơm, qua ống thông

 Mô hình 5: Chăm sóc KMC tại nhà và cộng đồng

- Đối tượng và tiêu chuẩn thực hiện:

Trang 19

bộ nhóm trẻ này Sau giai đoạn hồi sức cấp cứu sơ sinh, trẻ cần được điều trị và chăm sóc tiếp 7-10 ngày để ổn định tình trạng sinh non, nhẹ cân, để thích nghi dần với cách nuôi dưỡng tự nhiên và môi trường sống Thực hiện mô hình chăm sóc KMC cho trẻ trong giai đoạn này rất hiệu quả Tình trạng non yếu của trẻ được ổn định sớm hơn, trẻ đáp ứng nuôi dưỡng bằng sữa mẹ nhanh hơn Nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện cũng ít hơn, nên thời gian và chi phí nằm viện thấp hơn Đồng thời người mẹ và gia đình được trực tiếp chăm sóc con nhiều hơn nên có kinh nghiệm và tự tin để ra viện sớm hơn và tiếp tục chăm sóc KMC cho con tại nhà Để đảm bảo kết quả chăm sóc trẻ sau giai đoạn hồi sức cấp cứu sơ sinh, cần thực hiện đúng theo các tiêu chuẩn và các nguyên tắc sau [3]:

 Tiêu chuẩn trẻ sinh non, nhẹ cân chuyển thực hiện chăm sóc KMC:

- Tuổi thai còn dưới 37 tuần

- Cân nặng còn dưới 2500g

- Không còn tình trạng bệnh lý nguy hiểm: suy hô hấp, nhiễm khuẩn huyết

- Đã bắt đầu ăn được qua miệng

- Có mẹ, bố hoặc người nhà có thể ở cùng và chăm sóc KMC liên tục cho trẻ

 Tiêu chuẩn người mẹ/người chăm sóc thực hiện chăm sóc KMC:

- Đã được cán bộ y tế tư vấn và hướng dẫn thực hiện KMC cho con

- Có sức khỏe tốt cả về thể chất và tinh thần

- Tự nguyện và thoải mái hợp tác tham gia chăm sóc con

- Có đủ quần áo và đồ dùng thích hợp cho mẹ/người chăm sóc và con

 Đồ dùng sinh hoạt và dụng cụ hỗ trợ người mẹ thực hiện chăm sóc KMC:

Trang 20

- Giường: có thể nâng cao đầu giường để người mẹ có thể thay đổi sang tư thế nửa nằm nửa ngồi khi thực hiện chăm sóc KMC

- Đệm, ga, chăn, gối được đảm bảo vệ sinh và thay giặt thường xuyên

- Áo địu: áo giúp cho người mẹ nâng giữ con an toàn khi con nằm tiếp xúc da

- kề - da trên ngực mẹ và ở tư thế thẳng đứng Các kiểu áo này may theo văn hóa quần

áo địa phương, bằng chất liệu mềm, chun giãn, thuận tiện cho người mẹ có thể đi lại

dễ dàng, làm một số việc trong khi con vẫn được tiếp xúc da - kề - da ở vị trí Kangaroo

- Gương có cán để người mẹ ngắm nhìn và theo dõi con khi con ở vị trí KMC

 Cán bộ chăm sóc KMC

Cán bộ chăm sóc KMC thực hiện tư vấn và giúp đỡ cho người mẹ và gia đình trong thời gian thực hiện chăm sóc KMC tại bệnh viện, đặc biệt lần đầu và những ngày đầu thực hiện phương pháp này Mục tiêu để đảm bảo các nguyên tăc chăm sóc KMC được thực hiện trong suốt quá trình khởi đầu chăm sóc KMC tại bệnh viện Vì vậy cán bộ y tế cần thực hiện tư vấn, hỗ trợ cho từng người mẹ và trẻ hoặc với nhóm người mẹ để họ có thể trao đổi và hỗ trợ nhau tiếp tục trong quá trình cùng chăm sóc KMC cho con mình:

- Lợi ích của chăm sóc KMC đối với trẻ sinh non, nhẹ cân

- Vệ sinh, phòng ngừa nhiễm khuẩn đối với trẻ: người mẹ/người chăm sóc luôn rửa tay bằng xà phòng, vệ sinh thân thể, quần áo trước, trong và sau khi tiếp xúc chăm sóc trẻ

- Đặt trẻ tiếp xúc da - kề - da ở vị trí Kangaroo (đúng tư thế, an toàn cho trẻ và đưa trẻ vào/ra khỏi túi Kangaroo)

- Nuôi dưỡng trẻ bằng sữa mẹ với các phương pháp cho ăn phù hợp với trẻ: sữa mẹ qua sonde dạ dày, thìa, cốc, ống bơm, bú mẹ trực tiếp, vắt sữa trực tiếp vào miệng trẻ

- Cách bế, nâng giữ trẻ khi khi đánh thức trẻ dậy để cho ăn, để mát xa cho trẻ

- Cách vận động, thư giãn cơ thể cùng với con ở vị trí Kangaroo

- Giải tỏa những lo lắng, buồn phiền, sợ hãi của người mẹ và gia đình

- Vận động gia đình, cộng đồng hỗ trợ cho người mẹ đang chăm sóc KMC cho con sinh non, nhẹ cân để động viên người mẹ, người cha thực hiện chăm sóc KMC liên tục 24/24 giờ và kéo dài

Trang 21

- Giúp đỡ người mẹ và gia đình chuẩn bị cho trẻ ra viện và tiếp tục chăm sóc KMC tại nhà, theo dõi sức khỏe ngoại trú cho trẻ

 Theo dõi trẻ:

- Theo dõi thường quy: thân nhiệt, cân nặng, nuôi dưỡng

- Theo dõi các dấu hiệu bất thường: suy hô hấp, màu da, tính chất phân và nước tiểu, tình trạng tinh thần, đáp ứng của trẻ, các biểu hiện bất thường khác

 Điều trị:

- Điều trị bệnh kèm theo: nếu có bệnh kèm theo, cần điều trị theo phác đồ

- Điều trị dự phòng: trẻ sinh non, nhẹ cân được uống các loại vitamin A, D, E, tiêm vitamin K1, uống viên sắt để đề phòng thiếu máu, xuất huyết

1.1.2.6 Một số nghiên cứu về lợi ích của KMC đối với trẻ sinh non, nhẹ cân trên Thế giới và ở Việt Nam

- Theo nghiên cứu của Moore, E R và cộng sự Nghiên cứu tổng hợp 38 nghiên cứu trên 3472 cặp mẹ con trẻ khỏe, đủ tháng và non tháng muộn Nghiên cứu tại 21 quốc gia, trong đó có 8 nghiên cứu da - kề - da sau mổ đẻ cho thấy lợi ích của

da - kề - da: Cho trẻ bú mẹ lâu hơn 64 ngày Bú cữ đầu tiên thành công cao hơn Bú

mẹ hiệu quả hơn Trẻ ổn định hô hấp tuần hoàn tốt hơn) Trẻ có đường máu cao hơn Nhiệt độ khác biệt nhẹ [17]

- Theo nghiên cứu của Valizadeh, S và cộng sự năm 2014 cho thấy lợi ích của phương pháp Kangaroo giúp dung nạp sữa tốt [18]

- Theo nghiên cứu của Boundy E.O và cộng sự cho thấy lợi ích của KMC cho trẻ non tháng, nhẹ cân Nhóm được thực hiện KMC so sánh với không KMC: 36% giảm tỉ lệ tử vong, 47% giảm nhiễm trùng huyết, 78% giảm hạ thân nhiệt, 88% giảm

hạ đường máu, 58% giảm tái nhập viện và 50% tăng tỉ lệ bú sữa mẹ [14]

- Theo nghiên cứu của Bera, A và cộng sự năm 2014 và nghiên cứu của Feldman, R và cộng sự năm 2014 cho thấy KMC có ảnh hưởng có lợi lên sự phát triển lâu dài của trẻ sinh non, nhẹ cân [12], [15]

Trang 22

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Cơ sở pháp lý

- Căn cứ Quyết định 4620/QĐ-BYT về việc ban hành “Hướng dẫn quốc gia

về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản”, ban hành năm 2009 [1]

- Căn cứ Quyết định 1142/QĐ-BYT về việc phê duyệt tài liệu chuyên môn

“Hướng dẫn tổ chức thực hiện đơn nguyên sơ sinh và góc sơ sinh tại các tuyến y tế”, ban hành năm 2011 [2]

- Căn cứ Quyết định /QĐ-BYT về ban hành tài liệu đào tạo “Chăm sóc trẻ bằng phương pháp Căng ga ru”, ban hành năm 2013 [3]

- Căn cứ Quyết định 4177/2016/QĐ-BYT về phê duyệt “Kế hoạch hành động quốc gia về chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ em giai đoạn 2016-2020”, ban hành năm 2016 [4]

1.2.2 Một số nghiên cứu về tình hình thực hiện phương pháp Kangaroo

ở Việt Nam

1.2.2.1 Theo báo cáo của Hoàng Anh Tuấn, Vụ sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em gửi phiếu khảo sát tháng 11 năm 2018 đến 140 bệnh viện (10 bệnh viện tuyến Trung ương/ thuộc Bộ Y tế và 130 tuyến tỉnh và tương đương), có 95 bệnh viện gửi lại phiếu cho thấy tình hình thực hiện KMC [6]:

Biểu đồ 1.1 Tỷ lệ bệnh viện thực hiện KMC (n=95)

“ Nguồn: Vụ sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em -2018” [6]

61.0 39.0

Trang 23

1.2.2.2 Theo báo cáo của Đội Early Essential Newborn Care (Chăm sóc thiết yếu sơ sinh sớm - EENC), Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em khảo sát 48 bệnh viện trên toàn quốc tháng 7 năm 2019 thấy tình hình thực hiện KMC cho trẻ sinh non, nhẹ cân <

- Trẻ non tháng, nhẹ cân bị cách ly mẹ ngay sau sinh với tỉ lệ cao

- Trẻ không được làm da - kề - da ngay sau sinh đúng chuẩn (hoàn tất cữ bú đầu tiên và ít nhất 90 phút sau sinh)

- Trẻ không được bú sữa mẹ sớm chiếm tỉ lệ cao

- Nhiều trẻ bị cách ly nhập vào đơn vị nhi sơ sinh không phù hợp

- Trẻ hầu như không được chăm sóc KMC

- Các bệnh viện báo cáo có triển khai KMC nhưng thực hành KMC còn nhiều hạn chế

46

00

8

0

0102030405060

MIỀN BẮC n=17

MIỀN TRUNG n=11

MIỀN NAM n=2

Trang 24

- Sự phối hợp của phòng sinh, phòng mổ, sau mổ và sơ sinh trong thực hiện quá trình chăm sóc da - kề - da liên tục cho trẻ non tháng/nhẹ cân

- Thiếu cơ sở vật chất hỗ trợ cho gia đình đặc biệt là bà mẹ: không gian, phòng tắm, nhà vệ sinh

- Thiếu nhân lực

- Thiếu sự giám sát thường xuyên

1.2.2.2 Theo nghiên cưú của Nguyễn Thị Thu Phương và cộng sự năm 2017 cho thấy thực trạng công tác thực hành chăm sóc bà mẹ Kangaroo tại Bênh viện Phụ Sản-Nhi Đà Nẵng [7]:

- 2007: Bắt đầu thực hiện với 8 ghế

- 2011-2013: 10 giường KMC có hỗ trợ thở thông khí áp lực dương liên tục (Continuous Positive Airway Pressure - CPAP)

Biểu đồ 1.3 Tình hình chăm sóc KMC cho trẻ sinh non, nhẹ cân

tại Bênh viện Phụ Sản-Nhi Đà Nẵng

“Nguồn: Đơn vị Nhi sơ sinh-2017” [7]

Trẻ sinh non Trẻ được chăm sóc KMC

Trang 25

 Nhận xét:

Thuận lợi:

- Qui trình hướng dẫn quốc gia thực hiện KMC

- Hỗ trợ và định hướng của lãnh đạo bệnh viện

- Đội ngũ nhân viên chăm sóc sơ sinh nhiệt huyết

- Đội EENC hoạt động tích cực

- Sự đồng thuận của gia đình

- Hỗ trợ của Bộ Y tế, WHO, UNICEF

- Thiếu ghi nhận các số liệu chăm sóc và tái khám một cách hệ thống

- Thiếu nhân lực và không gian

Kết luận: Với kinh nghiệm thực tiễn và các bằng chứng từ các nghiên cứu khoa học khẳng định về lợi ích của KMC nhằm tăng cường sức khỏe, giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong ở trẻ sơ sinh, đặc biệt ở trẻ sinh non, việc áp dụng phương pháp này ngày càng được chấp nhận rộng rãi ở nhiều quốc gia trên Thế giới trong đó có Việt Nam Đây là một phương pháp chăm sóc trẻ không những mang ý nghĩa về mặt y học

mà còn mang đậm tính nhân văn, xây dựng tình cảm gắn bó mẹ con, gia đình, cộng đồng Hãy thực hiện chăm sóc trẻ bằng KMC để tạo một môi trường tốt nhất cho trẻ ngay trong giai đoạn đầu của cuộc đời [3]

Trang 26

Chương 2

MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT

2.1 Một số đặc điểm của đơn vị

2.1.1 Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương

BVPSTW hiện nay không chỉ là cơ sở đầu ngành của chuyên ngành phụ sản, sinh đẻ kế hoạch và sơ sinh mà còn là cơ sở đào tạo đại học, sau đại học; nghiên cứu khoa học, chỉ đạo tuyến và chuyển giao công nghệ về chuyên ngành phụ sản, sơ sinh trong phạm vi cả nước Bệnh viện có bề dày truyền thống lịch sử, có đội ngũ giáo sư, bác sĩ được đào tạo cơ bản ở trong nước và được học tập nâng cao tay nghề ở các nước tiên tiến có ngành sản phụ khoa và chăm sóc sức khỏe sinh sản phát triển (Châu

Âu, Mỹ, Nhật, Úc ) có tay nghề cao, được rèn luyện trong thực tế, tâm huyết với nghề nghiệp Hệ thống trang thiết bị phục vụ khám bệnh, chữa bệnh của bệnh viện được đầu tư theo hướng hiện đại, chuyên sâu Bệnh viện có quy mô 1000 giường bệnh nội trú; 08 phòng chức năng; 14 khoa lâm sàng; 09 khoa cận lâm sàng; 07 trung tâm Tổng số cán bộ viên chức: 1470 (Trong đó có: 199 Bác sĩ, 396 Điều dưỡng, 292

Hộ sinh và 110 Kỹ thuật viên)

2.1.2 Trung tâm Chăm sóc và điều trị sơ sinh

TTCS&ĐTSS, BVPSTW được Bộ y tế quyết định thành lập vào tháng 06 năm

2011 trên cơ sở Khoa Sơ sinh, Viện bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh thành lập năm 1955 Hiện nay, TTCS&ĐTSS với biên chế 250 giường bệnh, 149 cán bộ nhân viên (Trong đó có: 29 Bác sĩ, 109 Điều dưỡng, 8 Hộ sinh, 1 Kỹ thuật viên và 2 Kế toán) được đào tạo chuyên ngành về điều trị, chăm sóc trẻ sơ sinh với mục đích đáp ứng ngày càng cao nhu cầu ngày càng cao của chuyên nghành sơ sinh

TTCS&ĐTSS có cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại Trung tâm sơ sinh với

02 đơn nguyên: tầng 2 nhà G và tầng 6 nhà BC Với các trang thiết bị hiện đại: 41 máy thở, 234 máy CPAP, 88 lồng ấp và 120 monitor theo dõi SPO2…

Trang 27

2.2 Thực trạng chăm sóc trẻ sinh non, nhẹ cân bằng phương pháp Kangaroo tại Trung tâm Chăm sóc và điều trị sơ sinh, Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương năm 2020

2.2.1 Đánh giá năng lực của Trung tâm Chăm sóc và điều trị sơ sinh trong việc thực hiện phương pháp Kangaroo

2.2.1.1 Rà soát các thực hành chăm sóc trẻ sinh non, nhẹ cân bằng cách quan sát môi trường trong khu vực thực hiện phương pháp Kangaroovà đơn vị chăm sóc sơ sinh (Neonatal Care Unit - NCU)

Bảng 2.1 Thực hành ở trẻ sinh non và nhẹ cân

KMC NCU Tổng

1 Số trẻ sinh non, nhẹ cân ở trong phòng 40 180 220

3 Tỷ lệ số trẻ/số giường trong phòng 1 0,85 0,88

4 Số chai dung dịch sát khuẩn có ở trong phòng 31 180 211

5 Tỷ lệ chai dung dịch sát khuẩn/số giường trong phòng 0,8 0,86 0,84

8 Số trẻ bị tách khỏi mẹ do sinh non/nhẹ cân 0 180 180

a Số trẻ đang được chiếu đèn ở tư thế Kangaroo 0 0 0

10 Số sản phẩm sữa công thức quan sát được trong phòng

(hộp, gói, bình)

11 Có nhân viên y tế nào không rửa tay bằng xà

phòng/nước/dung dịch sát khuẩn nhanh trước khi chạm

vào trẻ không?

12 Có nhân viên y tế nào đo nhiệt độ trẻ không khử khuẩn

nhiệt kế bằng dung dịch sát khuẩn trước khi sử dụng

không?

13 Có nhân viên y tế nào sử dụng ống nghe thăm khám trẻ

mà không sát khuẩn bằng dung dịch sát khuẩn trước

khi sử dụng không?

14 Có nhân viên y tế nào sử dụng điện thoại di động trước

hoặc trong quá trình chăm sóc trẻ mà không rửa tay/sát

khuẩn trước khi chạm vào trẻ không?

Trang 28

Bảng 2.2 Trẻ sinh non và nhẹ cân đang điều trị tại NCU

Chỉ số

Số bệnh án

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

1 Trẻ được sinh thường (V) hay mổ đẻ (CS) V V V V V CS CS CS CS CS

2 Ghi tháng và ngày sinh (tháng/ngày) 17/

6 Trẻ có bị tách khỏi người chăm sóc khi vào

NCU không ? Nếu có:

C C C C C C C C C C

a Trẻ có được KMC trước khi bị tách không? K C K C C K K K K K

b Trẻ có những dấu hiệu nào sau đây ở thời

điểm chuyển đến NCU?

Trang 29

- Trẻ đẻ non có tuổi thai từ 35 tuần trở xuống

- Trẻ sinh non, nhẹ cân có cân nặng từ 2200 g trở xuống

Tình hình thực hiện da - kề - da:

- Có rất nhiều trẻ non tháng, nhẹ cân chuyển NCU/ngày

- Đa số trẻ vào NCU không được da - kề - da trước khi chuyển

- Tất cả trẻ sinh non, nhẹ cân mới vào NCU không được KMC

i Suy hô hấp không cải thiện với sử dụng CPAP C K K K K K K K C C

ii Có cơn ngưng thở trên 3 lần/giờ (ngưng thở

kéo dài > 20 giây)

vii Phân có máu, bụng chướng K K K K K K K K K K viii Dị tật bẩm sinh nặng K K K K K C K K K K

ix Có ít nhất 1 dấu hiệu trên?

(ít nhất 1 câu trả lời “C” ở 6.b i–viii)

C K C C K C C C C C

c Trẻ có được KMC ở bất cứ thời điểm nào sau

khi vào điều trị tại NCU?

K K K K K K K K K K

Trang 30

2.2.1.3 Rà soát lại sự sẵn có của thuốc, vật tư và trang thiết bị trong chăm sóc trẻ đẻ non và nhẹ cân

Bảng 2.3 Thuốc, vật tư và trang thiết bị trong chăm sóc điều trị trẻ sinh

non và nhẹ cân

Chỉ số có sẵn tại thời điểm rà soát không? NCU Phòng

KMC

1 Giường hồi sức phẳng, khô, ấm và sạch – ít nhất có một khu vực

2 Bóng hồi sức sơ sinh với mặt nạ phù hợp với trẻ đủ tháng và non

3 Hệ thống cung cấp ô xy (gồm dây ô xy mũi và máy tạo ô xy) C C

8 Dung dịch sát khuẩn tay (ít nhất một chai trong mỗi phòng đẻ,

phòng mổ và phòng KMC; một chai tại mỗi giường NCU) C C

12 Kháng sinh dạng tiêm điều trị nhiễm khuẩn huyết sơ sinh C K

13 Các chế phẩm bổ sung Vitamin D, calcium, phốt-pho và sắt C C

 Nhận xét: TTCS&ĐTSS có sẵn thuốc, vật tư và trang thiết bị trong chăm sóc điều trị trẻ sinh non và nhẹ cân

Ngày đăng: 22/02/2021, 15:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w