1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Biến động tỷ giá USD-VND 2007 - 2008

22 2.6K 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Tiểu luận "Biến động tỷ giá USD-VND 2007 - 2008".

Trang 1

Chương 1: Sơ lược tình hình biến động tỷ giá USD/VND giai đoạn 2001- 2007 vàthực trạng biến động tỷ giá USD/ VND từ 2007 đến nay

1.1 Thực trạng biến động tỷ giá USD/VND từ đầu năm 2007 đến nay

Biến động giá và tỷ giá của Việt Nam và Mỹ giai đoạn 2001- 2007

Năm 2001 có thể được xem là một năm mà lạm phát của Việt Nam bắt đầu đổi chiều, từgiảm phát sang lạm phát và kéo dài cho đến nay Do vậy, năm 2001 được lấy làm mốccho việc quan sát sự thay đổi trong tỷ giá hối đoái USD/VND Biểu đồ dưới đây sẽ giúpchúng ta thấy rõ sự biến động của tỷ giá USD/VND trong giai đoạn 2001 –2007.9/5/2008

Chỉ số giá của Mỹ( %) 100 100 102.3 105 108.6

112.1 116.2

Chỉ số giá của ViệtNam(%)

100 100 103.1 111.2 120.4

128.3 139.3

16.241Biến động tỷ giá danh

nghĩa hàng năm so vớinăm 2001

1 1.038 1.053 1.069 1.077

1.086 1.103

Chỉ số tỷ giá biến danhnghĩa hàng năm so vớinăm 2001

(Tính toán trên số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam và Thống kê Tài chính quốc tếcủa IMF Số liệu 2007 là số liệu của tháng 10)

Trang 2

Nếu quan sát trên tỷ giá danh nghĩa, so sánh biến động giữa các năm thì Việt Nam đồngvẫn mất giá tương đối so với đô la Mỹ một cách đều đặn Chẳng hạn, nếu năm 2001 tỷgiá là 14.752 đồng và tỷ giá trung bình của năm 2006 là 15.994 đồng thì Việt Nam đồngvẫn mất giá so với năm gốc là 8,6% Bảng trên cho thấy, từ năm 2001, giá cả ở Mỹ tăng16,2% trong khi giá ở Việt Nam tăng 39,3.

Biểu đồ dưới đây sẽ chỉ rõ hơn chu kì biến động của tỷ giá USD/VND trong giai đoạnnày

(Nguồn: Vietbao.vn/market/currency-chart)

1.2 Thực trạng biến động tỷ giá USD/VND từ đầu năm 200 đến nay

Bước vào năm 2008, nền kinh tế Việt Nam xấu đi, xuất hiện một loạt vấn đề như tỷ lệlạm phát tăng cao, số nợ nước ngoài vượt quá số dự trữ ngoại tệ, thâm hụt thương mạingày càng gia tăng, đồng tiền mất giá nhanh chóng so với đồng đô la Mỹ Biêủ đồ duớiđây sẽ cho chúng ta thấy rõ sự biến động của tỷ giá hối đoái giữa USD/VND.

Trang 3

( Nguồn: Vietbao.vn/market/currency_chart)

Nhìn vào biểu đồ ta có thể thấy tỷ giá hối đoái giữa USD/VND từ đầu năm đến cuốitháng 3 có chu kì biến động tương tự như thời kì nửa cuối năm 2007, đồng đô la Mỹ vẫnbị mất giá so với đồng Vịêt Nam Đặc biệt là vào ngày 11.03.2008, chỉ sau 1 ngày Ngân

Hàng Nhà Nước công bố giãn rộng biên độ tỷ giá giữa đồng Vịêt Nam và USD từ ±

0,75% lên ±1%, giá USD ngoài thị trường tự do rớt 110 đồng/USD so với cuối tuầntrước, mua vào chỉ còn 15.450 – 15.500 đồng/USD Tỷ giá USD/VND của ngân hàngNhà nước công bố rớt xuống mức thấp nhất trong 18 tháng qua vào ngày 11/3 ở mức16.022 đồng Tỷ giá này đã đẩy giá mua tại các ngân hàng thương mại xuống mức thấpkỷ lục 15.862 đồng/USD Chính mức giá này đưa USD đang quay ngược lại mốc cáchđây ba năm (tháng 2/2005) với giá khoảng 15.800 đồng/USD.

Từ sau mức thấp nhất trong vòng 3 năm qua, tỷ giá USD/VND bắt đầu tăng một cáchchóng mặt Biểu đồ biểu hiện sự tăng nhanh chóng của tỷ giá này là một đường dốc đứng.Ngày 29.03, tỷ giá USD/VND đạt mức cao kỷ lục: 16.120 VND/USD là giá giao dịch của

Trang 4

các ngân hàng thương mại Giá giao dịch USD tại thị trường tự do đã lên đến mức hơn16.400VND/USD.

Từ sau mốc 29.03, tỷ giá hối đoái bắt đầu đà tăng trưởng Đến trung tuần tháng 6, NgânHàng Nhà nước lại có quyết định mở rộng biên độ tỷ giá ngoại hối ở mức 2%, tức điềuchỉnh từ 1 USD đổi được 16.461 VND, điều này đã dẫn đến tình trạng đồng Việt Namtiếp tục mất giá so với đồng đô la Mỹ

Trang 5

Chương 2: Những nguyên nhân tác động tới sự biến động tỷ giá USD/ VND từ đầu năm 2007 đến nay

2.1 Một số nguyên nhân khách quan2.1.1 Đồng USD sụt giá

Tính từ đầu năm, đồng tiền của nền kinh tế lớn nhất thế giới đã sụt 13% so với các đồngtiền chủ chốt khác, trong đó giảm 5% so với đồng nhân dân tệ của Trung Quốc Đồngđôla sụt giá đồng nghĩa với tỷ lệ lạm phát tại Mỹ tăng cao, khiến sức tiêu thụ hàng hóacủa người dân giảm sút và những người vay thế chấp để mua nhà cũng không có khảnăng trả nợ cho ngân hàng

Để đối phó với tình trạng này, Cục Dự trữ liên bang (FED) Mỹ phải liên tục bơm vào thịtrường những dòng tiền mặt lớn và hạ lãi suất cơ bản của đồng đôla tới 3 lần Nhữngđộng thái này lại càng kéo giá đồng đôla đi xuống Cho đến cuối năm, đôla vẫn chưa códấu hiệu hồi phục so với các đồng tiền chủ chốt, khi có lúc một EUR ăn tới 1,474 USD Trong khi đó, cơn bão tín dụng đe dọa các nền kinh tế lớn khiến ngân hàng trung ươngcủa các nền kinh tế lớn bơm hàng trăm tỷ đôla vào thị trường Một lượng tiền mặt lớn đổvào lưu thông càng khiến giá trị đồng đôla có nguy cơ tuột dốc

2.1.2 Bất ổn của nền kinh tế Mỹ

a Vào ngày 19/7, lần đầu tiên chỉ số công nghiệp Dow Jones đạt đến mức điểm 14.000.Tuy nhiên, hàn thử biểu quan trọng bậc nhất thế giới trụ được trên ngưỡng này chỉ mộtngày rồi lại bước vào đợt tụt dốc kéo dài hàng tháng Thậm chí có phiên giao dịch, chỉ sốnày giảm tới gần 10%

Tròn 3 tháng sau ngày Dow Jones chạm mốc 14.000 điểm, sự kiện kỷ niệm 20 năm sau"Ngày thứ hai đen tối" của phố Wall vào 19/10 lại nhắc nhở giới đầu tư về những cú sốcvới thị trường chứng khoán lớn nhất thế giới Hai mươi năm sau khi Dow Jones để mất23% điểm, chỉ số này lại sụt tới 360 điểm trong một phiên

Trang 6

Một sự kiện chứng khoán tươi sáng và đình đám bậc nhất trong năm là đợt chào bán cổphiếu lần đầu ra công chúng (IPO) của PetroChina, hãng dầu khí hàng đầu Trung Quốc.Đại gia này hút về gần 1.000 tỷ USD, và vượt mặt các doanh nghiệp lâu đời khác nhưExxon Mobil, General Electric, để trở thành doanh nghiệp có quy mô vốn hóa lớn nhấtthế giới Hiện trong top 5 doanh nghiệp vốn hóa lớn nhất thế giới, Trung Quốc sở hữu tới3 công ty, gồm China Mobile, Bank of China và PetroChina

b Khủng hoảng trên thị trường thế chấp nhà đất Mỹ kéo dài từ năm 2006 mở rộng sangthị trường tín dụng nước này và lan sang các nền kinh tế lớn khác Về cuối năm 2007,một vài hãng thông tấn quốc tế đã thay từ "bất ổn" bằng "khủng hoảng" khi nói về thịtrường tín dụng Mỹ Cơn khủng hoảng trên thị trường nhà đất đang ảnh hưởng trực tiếptới các nhà đầu tư trên phố Wall Nhiều nhà phân tích lo ngại thị trường nhà đất sẽ đẩykinh tế Mỹ vào suy thoái và là một trong những nguyên nhân khiến các chỉ số trên phốWall đi xuống.

Ngoài ra, sức tiêu thụ hàng hóa của người dân Mỹ cũng giảm đi trông thấy vào mùa muasắm cuối năm do thu nhập của nhiều người giảm, đồng thời họ lo ngại về tình hình côngăn việc làm năm tới Nhiều người thậm chí đợi qua Noel mới đi mua sắm để tận dụnghàng hóa được giảm giá tối đa trước khi các cửa hàng đóng cửa.

Cuối năm 2005 và đầu 2006 là thời điểm huy hoàng của thị trường nhà đất Mỹ, giá lêncao và doanh số cũng tăng mạnh Tuy nhiên, ngay sau đó, thị trường này rơi vào cuộckhủng hoảng khi các ngân hàng trước đó cho vay thế chấp tràn lan không có khả năng thuhồi nợ Người mua nhà cũng lâm vào bế tắc khi không trả nổi các khoản nợ mua nhàtrong bối cảnh lạm phát ở Mỹ tăng cao.

Sự kiện đầu tiên cho thấy vấn đề trên thị trường tín dụng thế giới đang trở nên nghiêmtrọng là vào tháng 9, hàng nghìn khách hàng của nhà băng Northern Rock (Anh) đổ xô đirút tiền do lo sợ ngân hàng này phá sản Ngay sau đó, vận hạn đến với Merrill Lynch khihãng đầu tư tài chính số một thế giới để lỗ tới 2,24 tỷ USD, cao nhất trong lịch sử 93 năm

Trang 7

hoạt động Chủ tịch kiêm CEO Stan O'Neal phải trả giá bằng chiếc ghế lãnh đạo củamình

Một tập đoàn tài chính khác cũng phải trải qua năm 2007 trong sóng gió là Citigroup.Chủ tịch hãng Charles Prince cũng phải đệ đơn từ chức sau khi lợi nhuận sụt giảm tới60% trong 3 quý đầu năm và nợ xấu lên tới 6 tỷ USD Hoàng tử Ả Rập Saudi AlwaleedBin Talal, cổ đông lớn nhất của Citigroup, cũng mất đứt 4 tỷ USD sau khi cổ phiếu tậpđoàn này sụt tới 31%

c Ngày 7/11, vàng trên thị trường thế giới chạm mức giá 846 USD mỗi ounce, cao nhấtkể từ tháng 1/1980, khi mặt hàng này lên tới 870 USD Giá kim loại quý xoay quanh mốc840 USD trong gần nửa tháng và dần hạ nhiệt vào giữa tháng 11 Tuy nhiên, trong nhữngngày cuối năm, thị trường này lại leo dốc và có lúc giá đã vượt 840 USD khi đồng đôlasụt giá mạnh

Mỗi lượt cắt giảm lãi suất cơ bản của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) luôn đi cùngnhững đợt tăng giá vàng mới Đồng đôla sụt giá khiến vai trò của vàng như một kênh đầutư thay thế được khẳng định Những diễn biến trên thị trường dầu mỏ cùng những bất ổnchính trị trên thế giới, đặc biệt tại các vựa dầu của thế giới như Iran, Iraq càng làm giávàng đội lên Mỗi khi xảy ra bất ổn về địa chính trị, giới đầu tư đều quay sang vàng nhưmột kênh rót vốn an toàn và hiệu quả

2.2 Một số nguyên nhân chủ quan

2.2.1 Tình hình lạm phát trên thị trường Việt Nam

Khoảng một năm trở lại đây, đặc biệt là 6 tháng đầu năm nay, vấn đề lạm phát đang đượcgiới báo chí và dư luận quan tâm một cách sâu sắc, không chỉ ở Việt Nam mà trên toànthế giới Hiện tượng lạm phát phi mã gần đây ở VN có tất cả những dấu hiệu của lạmphát ở các nước chậm tiến hay đang phát triển, đã được nhiều chuyên gia và các tổ chứcquốc tế đề cập đến và cảnh báo khá nhiều từ hơn một năm nay Nguy cơ lạm phát bùng

Trang 8

nổ khi Chính phủ cũng như doanh nghiệp chạy theo chỉ tiêu và hào quang của tốc độ pháttriển kinh tế cũng đã được đề cập.

Lạm phát xảy ra ở Việt Nam lần này có thể tính từ năm 2000 đến nay Giai đoạntừ 2000-2005 lạm phát Việt Nam có tỷ lệ khoảng 6,6 %, cao hơn 2,1% so với các nướcphát triển (4,5%) Đăc biệt, năm 2004, tỷ lệ này là 9,5% Năm 2006 lạm phát Việt Namlà 6,8% Đến 8 tháng đầu năm 2007, tỷ lệ lạm phát tăng lên tới 8,3%, và từ đó đến nay

vẫn tiếp tục tăng Chỉ số CPI năm 2007 được đánh giá là cao nhất trong khoảng 10 nămtrở lại đây Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2007đã tăng tới 2,91% so với tháng 11 Tính chung cho 12 tháng trong năm 2007, mức tăngcủa CPI đã lên đến hai con số (tăng 12,63%); nhưng theo cách tính chỉ số giá bình quânmới, CPI chỉ tăng 8,3%, thấp hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế Trong rổ 10 nhóm mặt hàngđược đưa ra tính chỉ số giá tiêu dùng, giá cả 10 nhóm này đều tăng; đặc biệt, nhóm Hàngăn và dịch vụ ăn uống (tăng tới 4,24%), nhóm Phương tiện đi lại - bưu điện (tăng mạnhnhất với 4,38% do tác động của tăng giá xăng) Các nhóm mặt hàng khác có mức tăng từ0,08-1,61% Việc thị trường giá cả trong nước phải chịu cú sốc mạnh so với 2006 khi mộtmặt bằng giá mới đang được hình thành là nguyên nhân khiến CPI của Việt Nam “vọt”lên mức cao nhất 10 năm qua và dẫn đầu các nước Đông Nam Á Có thể nói, thực phẩmlà phần đóng góp chính vào đà tăng lạm phát Giá thực phẩm đã tăng tới 9,9% tháng8.2007, trong khi thực phẩm chiếm tới 42,8% rổ hàng hoá tính chỉ số giá tiêu dùng (CPI).Lạm phát giá thực phẩm ở VN cao hơn và biến động hơn so với các nước khác Theo sốliệu của Bộ Thương mại VN, giá lương thực tháng 7/2007 tăng 9,78% so với thời điểmcuối năm 2006 Đây một phần do hậu quả của việc dịch bệnh trên gia cầm và gia súcđang ngày càng lan rộng Nhưng cũng không loại trừ hiện tượng lợi dụng thông tin về

tăng lương, tăng thưởng, tăng giá để đẩy giá thực phẩm tăng lên Đến năm 2008, giá cả

vẫn tiếp tục tăng lên một cách chóng mặt Sự tăng lên về giá cả bắt nguồn từ nhiềunguyên nhân khác nhau, trong đó phải kể đến một số nguyên nhân quan trọng sau:

- Trước hết phải kể đến những yếu tố về phía cầu (lạm phát do cầu kéo) Cầu nói ở đây là

cầu của người tiêu dùng và nhu cầu tăng trưởng kinh tế Nhu cầu tiêu dùng năm 2008tăng mạnh do nhiều tác động Dân số tăng khoảng 1,2%, tức là vẫn tăng trên 1 triệu

Trang 9

người (đưa dân số trung bình năm 2008 lên trên 86,2 triệu người) Mức tiêu dùng thôngqua mua bán trên thị trường (thể hiện ở tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụtiêu dùng) năm trước tăng 23,3%, nếu loại trừ yếu tố tăng giá bình quân năm (8,3%) thìvẫn còn tăng 13,9% Đây là tốc độ tăng rất cao (cao gấp 1,64 lần tốc độ tăng GDP theogiá so sánh), một phần do mức tiêu dùng tăng cao và tỷ lệ tiêu dùng thông qua mua bántrên thị trường tăng nhanh.

- Nhu cầu cao lên cộng hưởng với lượng tiền ra lớn sẽ làm cho cầu tăng kép Lượng tiền

từ ngân hàng ra lưu thông lớn thời gian qua có hai vấn đề đáng lưu ý Một, lượng tiền đưara trong các năm trước quá lớn và hiện còn nằm ở lưu thông Tốc độ tăng cung tiền M2(bao gồm tổng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng), tính chung ba năm qua đã lên đến122,44% (năm 2005 tăng 23,34%, năm 2006 tăng 33,59%, năm 2007 ước tăng 35%), caogấp gần 4,5 lần tốc độ tăng 27,25% của GDP tính theo giá so sánh trong thời gian tươngứng và các hệ số này cũng cao gấp đôi các nước trong khu vực Cung tiền tăng cao gấptới 4,5 lần sản xuất thì lạm phát cao là khó tránh khỏi, không những trong năm trước màcả trong năm nay Động thái này nếu vẫn tiếp tục thì lạm phát sẽ không giảm mà còntăng Hai, một lượng tiền lớn lên đến hàng trăm ngàn tỉ đồng đã được dồn dập đưa ratrong vòng 6-7 tháng đầu năm để mua đô la nhằm tăng dự trữ quốc tế và tránh cho đồngViệt Nam lên giá so với đô la nhưng việc hút tiền chậm chạp, đã tạo sức ép cho lạm phátvề hai mặt.

- Một mặt, do tình trạng đô la hóa ở Việt Nam vốn khá cao, việc khắc phục lại rất chậm,

nên một phần của lượng ngoại tệ có từ trước và mới vào trong năm có tác dụng thanhtoán trực tiếp Mặt khác, để tránh cho tiền đồng khỏi lên giá, tác động không tốt đến xuấtnhập khẩu và nhập siêu, Nhà nước sẽ lại đưa một lượng tiền lớn ra mua ngoại tệ, trongkhi các biện pháp “trung hòa” sẽ chậm hơn và đạt hiệu quả thấp hơn do sự hấp dẫn củalãi suất phát hành trái phiếu yếu, sẽ lặp lại tình trạng có phiên đấu thấu trái phiếu khôngcó người tham dự.

Như vậy, tình hình lạm phát trên thị trường Việt Nam xảy ra do nhiều nguyên nhân khácnhau Đến nay, Chính Phủ cũng đã áp dụng nhiều biện pháp nhằm kiềm chế sự tăng

Trang 10

trưởng của lạm phát, những biện pháp đó cũng đã bắt đầu phát huy tác dụng và phần nàođã hạn chế được sự tăng trưởng này.

2.2.2 Dư cung, thiếu cầu USD

Nguyên nhân thứ hai gây ra biến động tỷ giá được đề cập ở đây chính là tình trạngdư cung, thiếu cầu USD.

Theo một thống kê sơ bộ, huy động vốn bằng ngoại tệ 6 tháng đầu năm 2008 củahệ thống ngân hàng tăng 9%, chủ yếu trong tháng tháng 5 và 6/2008 Còn tăng trưởng tíndụng bằng ngoại tệ đạt trên 20%, chủ yếu trong 4 tháng đầu năm Riêng tháng 5 và6/2008, nhu cầu vốn vay ngoại tệ của doanh nghiệp giảm hẳn

Nguyên nhân chính là do lo ngại rủi ro biến động của tỷ giá hối đoái, nhất là sauđợt biến động mạnh trong tháng 6 vừa qua Thực tế, trong 4 tháng đầu năm 2008, tỷ giáUSD/VND giảm mạnh, có thời điểm xuống dưới ngưỡng 15.500 đồng/USD khiến nhiềungười đổi USD sang VND để gửi ngân hàng, với lãi suất cao hơn.

Điều này dẫn đến nguồn cung ngoại tệ trên thị trường dư thừa Những người có nhu cầubán USD phải chịu thêm một khoản phí do các ngân hàng đưa ra, phổ biến 2 - 3% trên tỷgiá niêm yết tại thời điểm giao dịch.

Nhưng thời điểm đó, các doanh nghiệp có xu hướng chuyển sang vay USD để tránh "cơnbão" lãi suất cho vay tiền đồng được các ngân hàng điều chỉnh lên mức cao, 17 -18%/năm, trong khi lãi suất vay USD chỉ khoảng 8 - 9%/năm.

Điều này đã đẩy tăng trưởng tín dụng bằng USD tại các ngân hàng trong 4 tháng đầu nămlên hơn 20% Tuy nhiên, bước sang tháng 5/2008, giá USD bắt đầu có dấu hiệu phục hồivà sau đó là tăng mạnh, cộng với lạm phát gia tăng làm nhiều người lo ngại VND mất giánên đã nhanh chóng chuyển VND sang USD để cất giữ.

Để thu hút được ngoại tệ trong dân cư, các ngân hàng đã tăng mạnh lãi suất tiền gửi bằngngoại tệ lên đến 8,4%/năm ở kỳ hạn 12 tháng và kết quả là hút được một lượng USDtương đối lớn.

Chỉ trong 2 tháng cuối Quý II/2008, tốc độ tăng trưởng huy động vốn bằng ngoại tệ đạt9% Nhưng ngược lại, tăng trưởng tín dụng bằng ngoại tệ lại giảm mạnh trong cùngkhoảng thời gian, nhất là trong tháng 6/2008.

Trang 11

Doanh nghiệp không còn mặn mà với việc vay USD, cho dù lãi suất vay thấp hơn phânnửa so với VND Nguyên nhân chính là rủi ro biến động về tỷ giá quá cao Tỷ giá hốiđoái trong tháng 6 có thời điểm lên 19.500 VND/USD khiến nhiều doanh nghiệp lao đao.Đến lúc này, các ngân hàng bắt đầu quay trở lại với bài toán làm thế nào để giải quyếtđược nguồn cung ngoại tệ ứ đọng và thiếu hụt tiền đồng Đã có kiến nghị rằng, nếu Ngânhàng Nhà nước (NHNN) cho phép các ngân hàng hoán đổi ngoại tệ lấy tiền đồng để kinhdoanh theo tỷ giá liên ngân hàng tại thời điểm giao dịch sẽ giúp các ngân hàng trong vấnđề thanh khoản.

Thực tế, nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ đã được hiện từ năm 2001 với Quyết định số893/2001/QĐ-NHNN của NHNN, mục đích là tạo thêm một kênh cung ứng vốn ra thịtrường cho NHNN và giải quyết bài toán mất cân đối nguồn vốn ngoại tệ và VND củacác chi nhánh ngân hàng nước ngoài, với các kỳ hạn tối đa là 3 tháng Tuy nhiên, trongmột thời gian dài, NHNN ít khi sử dụng nghiệp vụ này và chỉ sử dụng khi các NHTMthực sự thiếu hụt vốn khả dụng bằng VND.

Trên thực tế, chính sách tiền tệ thắt chặt tiếp tục được thực hiện theo hướng tănglãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu; tỷ giá liên ngân hàng đã đượcđiều chỉnh lên mức 16.461 VND/USD và biên độ dao động tăng từ +/-1% lên ±2% Với dư nợ tín dụng chỉ tăng 20% trong 6 tháng đầu năm, trong khi tiền mặt trong lưuthông giảm 7,13% so với tháng 12/2007 và giảm 17,46% so với cùng kỳ năm trước, tổngphương tiện thanh toán chỉ tăng 4,48% Nếu cần giải quyết bài toán thanh khoản chonhững ngân hàng có nhu cầu thực sự không nhất thiết phải dùng đến biện pháp hoán đổingoại tệ như trên

Hiện lãi suất huy động bằng USD của các ngân hàng Việt Nam đang rất hấp dẫn, đã thuhút không ít nguồn ngoại tệ từ nước ngoài vào gửi tiết kiệm So với lãi suất cơ bản củađồng USD do Cục Dự trữ Liên bang (FED) đang áp dụng thì lãi suất huy động USD củanhiều ngân hàng Việt Nam cao hơn đến 6,4%/năm.

2.2.3 Sự mất cân đối giữa xuất khẩu và nhập khẩu ( Làm rõ vấn đề này liên quanđến cán cân thương mại : Mặt hàng XK chủ yếu? Mặt hàng NK chủ yếu và đánhgiá )

Ngày đăng: 05/11/2012, 10:47

Xem thêm: Biến động tỷ giá USD-VND 2007 - 2008

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w