Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 16 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
16
Dung lượng
80,87 KB
Nội dung
CƠ SỞLÝLUẬNCHUNGVỀ LỢI NHUẬNVÀSỰCẦNTHIẾTPHẢIPHẤNĐẤUTĂNGLỢINHUẬNCỦADOANHNGHIỆPSẢNXUẤTTRONGNỀNKINHTẾTHỊ TRƯỜNG. 1.1 LỢINHUẬNCỦADOANHNGHIỆPSẢN XUẤT. 1.1.1 Khái niệm vềlợi nhuận. Một trong những lý do cơ bản đã kìm hãm sự phát triển củanềnkinhtế Việt Nam trước những năm 80 là sự nhìn nhận sai lầm về tầm quan trọngcủalợinhuậndoanh nghiệp. Trong thời kỳ này nềnkinhtế nước ta chỉ cósự hiện diện của các Công ty quốc doanh, đơn vị kinhtế này được nhà nước cho phép kinhdoanhvà được nhà nước bù lỗ, hiệu quả kinhdoanh không gắn chặt với lợi ích thiết thực của người lao động. Do đó, trong thời kỳ bao cấp rất nhiều doanhnghiệp làm ăn thua lỗ; kết quả là đã đẩy cả một nềnkinhtế lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng. Sau đại hội VI năm 1986, nhận biết được những sai lầm của mình, Đảng ta đã đưa ra những đường lối chủ trương mới. Đó là: quyết định chuyển từ nềnkinhtế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang nềnkinhtế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thịtrườngcósự quản lýcủa nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Với sự ra đời của năm thành phầnkinhtếtrong đó thành phầnkinhtế nhà nước giữ vai trò chủ đạo đã tạo ra một cơ chế mới phù hợp với xu thế phát triển chungcủa thời đại, từ đó chúng ta đã có một cách nhìn mới mẻ hơn vềlợi nhuận, đồng thời hiểu rõ ý nghĩa, vai trò củalợi nhuận. Trongnềnkinhtếthị trường, lợinhuận được coi là một tiêu chí quan trọng, là mục tiêu cuối cùng mà mỗi doanhnghiệp đều hướng tới. Khi tiến hành bất kỳ một hoạt động kinhdoanh nào, người ta đều phải tính toán đến lợinhuận mà mình có thể thu được từ hoạt động đó. Bởi lợinhuậncó vai trò quyết định sự tồn tại, phát triển củadoanh nghiệp. Doanhnghiệp không thể tồn tại nếu như liên tục không tạo ra lợi nhuân. Vậy lợinhuận là gì? Ta có thể hiểu đơn giản như sau: lợinhuận là khoản chênh lệch giữa các khoản thu nhập thu được và các khoản chi phí đã bỏ ra để đạt được thu nhập đó trong một thời kỳ nhất định. Công thức chung xác định lợinhuận như sau: Lợinhuận = Tổng thu nhập - Tổng chi phí Lợinhuận chính là một chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả kinhtếcủa các hoạt động sảnxuấtkinhdoanhcủadoanh nghiệp. Nội dung củalợinhuận bao gồm : Trongnềnkinhtếthị trường, với cơ chế hạch toán kinh doanh, phạm vi kinhdoanhcủadoanhnghiệp được mở rộng, doanhnghiệpcó thể đầu tư vào nhiều hoạt động thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Do vậy, lợinhuận thu được cũng đa dạng theo phương thức đầu tư củadoanh nghiệp. Kết cấu lợinhuậncủadoanhnghiệp thương mại bao gồm: a. Lợinhuận thu được từ hoạt động sảnxuấtkinh doanh: Đây là một bộ phậnlợinhuậnlợinhuận thường chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng lợinhuậncủadoanh nghiệp. Lợinhuận hoạt động sảnxuấtkinhdoanh : là khoản chênh lệch giữa doanh thu từ hoạt động kinhdoanh trừ đi các chi phí cho hoạt động kinhdoanh bao gồm giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ (gồm giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phi quản lí doanhnghiệp ) và thuế phải nộp theo quy định (trừ thuế thu nhập doanh nghiệp). Tức là: Lợinhuận từ HĐKD = Doanh thu thuần - Trị giá vốn hàng bán - Chi phí bán hàng - Chi phí QLDN - Doanh thu thuần : là toàn bộ số tiền bán sản phẩm hàng hoá, cung ứng dịch vụ trên thịtrường sau khi trừ đi các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế gián thu. - Trị giá vốn của hàng hoá đã tiêu thụ: Là trị giá vốn của thành phẩm, hàng hóa, lao vụ dịch vụ xuất bán trong kỳ. - Chi phí bán hàng và chi phí quản lýdoanhnghiệpphân bổ cho hàng hoá và dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ. + Chi phí bán hàng : Là toàn bộ các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ như : chi phí bao gói sản phẩm, chi phí bảo quản hàng hoá, chi phí vận chuyển , tiếp thị, quảng cáo. + Chi phí quản lýdoanh nghiệp: Là những chi phí cho việc quản lýkinh doanh, quản lý hành chính và phục vụ chung khác liên quan đến hoạt động của toàn doanh nghiệp. - Thuế phải nộp ở khâu tiêu thụ: Là những khoản thuế gián thu bao gồm: Thuế giá trị gia tăng nếu tính theo phương pháp trục tiếp, thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt nếu doanhnghiệpcósảnxuất những hàng hoá dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Trong các loại lợi nhuận, lợinhuận từ hoạt động sảnxuấtkinhdoanh là phầncơ bản nhất trong tổng lợinhuậncủadoanh nghiệp, thường chiếm tỷ trọng lớn. Do đó, để đánh giá hiệu quả hoạt động sảnxuấtkinhdoanhcủadoanhnghiệp các nhà kinhtế chú ý đầu tiên đến lợinhuận hoạt động sảnxuấtkinh doanh. Trong tổng lợinhuận trước thuế củadoanhnghiệp ngoài lợinhuận từ hoạt động sảnxuấtkinhdoanh còn cólợinhuận từ hoạt động tài chính vàlợinhuận khác. b. Lợinhuận hoạt động tài chính : Là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu từ hoạt động tài chính và chi phí hoạt động tài chính trong một thời kỳ nhất định. Lợinhuận từ hoạt động tài chính = Thu nhập từ hoạt động tài chính - Chi phí hoạt động tài chính Trong đó : + Thu nhập từ hoạt động tài chính có thể gồm : thu nhập do chia liên doanh, lợi tức cổ phiếu, lãi tiền gửi, thu nhập từ việc cho thuê tài sản, hoàn nhập các khoản dự phòng giảm giá chứng khoán đã trích năm trước nhưng không sử dụng hết, chiết khấu thanh toán được hưởng khi mua, thu nhập tài chính khác . + Chi phí hoạt động tài chính: là các khoản chi phí đầu tư tài chính ra ngoài doanh nghiệp, nhằm sử dụng hợp lý các nguồn vốn, tăng thêm thu nhập và nâng cao hiệu quả kinhdoanhcủadoanh nghiệp. Các khoản chi phí này bao gồm: chi phí thực hiện hoạt động liên doanh liên kết, chi phí cho thuê tài sản, chi phí mua bán các loại chứng khoán, chiết khấu thanh toán dành cho khách hàng, chi phí lập dự phòng giảm giá chứng khoán, chi phí tài chính khác c. Lợinhuận Khác: Lợinhuận khác = Thu nhập khác - Chi phí khác Trong đó: + Thu nhập khác là những khoản thu nhập phát sinh không thường xuyên từ hoạt động riêng biệt. Bao gồm: Thu hồi các khoản nợ khó đòi, thu từ việc bán vật tư, tài sản, phế liệu thừa, thu từ nhượng bán thanh lý tài sảncố định, hoàn nhập các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích năm trước nhưng không sử dụng hết. Trên cơsở xác định lợinhuận từ các hoạt động khác nhau, tổng lợinhuậncủadoanhnghiệp được xác định như sau: Tổng lợinhuậncủadoanhnghiệp = Lợinhuận từ hoạt động kinhdoanh + Lợinhuận từ hoạt động tài chính + Lợinhuận khác Việc xác định chính xác lợinhuậncó ý nghĩa rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Nó đảm bảo phản ánh đúng kết quả hoạt động kinhdoanhcủadoanhnghiệptrong một thời kỳ nhất định, là cơsở cho việc đánh giá năng lực hoạt động củadoanhnghiệp trên thương trường, đồng thời là cơsở cho việc phân phối đúng đắn lợinhuận tạo ra để đảm bảo cho quá trình tái sảnxuấtkinhdoanhcủadoanhnghiệp được tiến hành một cách thường xuyên liên tục. Lợinhuận là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá chất lượng hoạt động sảnxuấtkinhdoanhcủadoanh nghiệp. Tuy nhiên chúng ta không thể coi lợinhuận là chỉ tiêu duy nhất để so sánh hiệu quả hoạt động sảnxuấtkinhdoanh giữa các doanhnghiệp bởi vì nó có một số hạn chế nhất định: - Lợinhuận là kết quả tài chính cuối cùng, nó chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố, có những nhân tố thuộc về chủ quan những nhân tố khách quan vàcósự bù trừ lẫn nhau. Vì vậy, nếu chỉ căn cứ vào mức lợinhuậnthì không thể phản ánh đúng hết và không thấy được sự tác động của từng yếu tố đến lợinhuận thu được củadoanh nghiệp. - Do điều kiện sảnxuấtkinh doanh, điều kiện vận chuyển, thịtrường tiêu thụ, thời điểm tiêu thụ có khác nhau làm cho lợinhuận thu được giữa các doanhnghiệp là không giống nhau. - Các doanhnghiệp cùng loại nếu quy mô sảnxuấtkinhdoanh khác nhau thìlợinhuận thu được cũng sẽ khác nhau, ở những doanhnghiệp lớn nếu công tác quản lý kém nhưng sốlợinhuận thu được vẫn có thể lớn hơn những doanhnghiệpcó quy mô nhỏ nhưng công tác quản lý tốt hơn. Vì vậy để đánh giá vàso sánh chất lượng hoạt động sảnxuấtkinhdoanh giữa các doanhnghiệp với nhau, ngoài chỉ tiêu lợinhuận tuyệt đối các nhà quản trị còn phảisử dụng đến các chỉ tiêu tương đối. Đó là tỷ suất lợinhuận hay còn gọi là mức doanh lợi. 1.1.2. Tỷ suất lợinhuận Tỷ suất lợinhuận là một chỉ tiêu tương đối cho phép so sánh hiệu quả sảnxuấtkinhdoanh giữa các thời kỳ khác nhau, giữa kế hoạch với thực tếtrong một doanhnghiệp hoặc giữa các doanhnghiệptrong cùng một ngành nghề kinh doanh. Có một số cách tính tỷ suất lợinhuận sau đây : 1.1.2.1 Tỷ suất lợinhuậndoanh thu bán hàng : Là quan hệ tỷ lệ giữa lợinhuận trước hoặc sau thuế củasản phẩm tiêu thụ với doanh thu tiêu thụ sản phẩm đạt được trong kỳ. Đây là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả hoạt động sảnxuấtkinhdoanhcủadoanh nghiệp. Công thức tính như sau: P T st = x 100 T Trong đó : T st : Tỷ suất lợinhuậndoanh thu bán hàng. P : Lợinhuận tiêu thụ trong kỳ (trước hoặc sau thuế). T : Doanh thu bán hàng trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh mỗi đồng doanh thu mà doanhnghiệp thu được trong kỳ sẽ đem lại bao nhiêu đồng lợinhuận trước hoặc sau thuế . 1.1.2.2 Tỷ suất lợinhuận vốn kinh doanh: là quan hệ tỷ lệ giữa sốlợinhuận trước hoặc sau thuế đạt được với số vốn kinhdoanh bình quân trong kỳ (bao gồm vốn cố định và vốn lưu động). Công thức tính như sau : P T sv = x 100 V bq Trong đó: T sv : Tỷ suất lợinhuận vốn kinh doanh. P : Lợinhuận trước (hay sau thuế ) trong kỳ. V bq : Tổng số vốn kinhdoanh bình quân trong kỳ. Chỉ tiêu này phản ánh: Mỗi đồng vốn kinhdoanh ở trong kỳ có khả năng tạo ra bao nhiêu đồng lợinhuận trước hoặc sau thuế. Việc sử dụng tỷ suất lợinhuận vốn có thể đánh giá trình độ sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn củadoanhnghiệp đạt hiệu quả cao hay thấp. 1.1.2.3 Tỷ suất lợinhuận giá thành : là quan hệ tỷ lệ giữa lợinhuận trước hoặc sau thuế củasản phẩm tiêu thụ so với giá thành toàn bộ củasản phẩm hàng hoá tiêu thụ. Công thức tính như sau: P T sg = x 100 Z t Trong đó : T sg : Tỷ suất lợinhuận giá thành. P : Lợinhuận tiêu thụ trong kỳ. Z t : Giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hoá tiêu thụ trong kỳ. Chỉ tiêu này phản ánh mỗi đồng chi phí mà doanhnghiệp bỏ ra trong kỳ có khả năng tạo ra bao nhiêu đồng lợinhuận trước hoặc sau thuế về tiêu thụ sản phẩm Thông qua tỷ suất lợinhuận giá thành có thể thấy rõ hiệu quả của chi phí bỏ vào sảnxuấtvà tiêu thụ sản phẩm trong kỳ, nó phản ánh mối quan hệ giữa lợinhuận tiêu thụ và việc quản lý chi phí trong kỳ. 1.1.2.4 Tỷ suất lợinhuận vốn chủ sở hữu: là quan hệ tỷ lệ giữa lợinhuận sau thuế với số vốn mà các chủ sở hữu tự bỏ ra trong quá trình kinh doanh. Tỷ suất này được tính như sau: P st T vcsh = x 100 V csh Trong đó: T vcsh : Tỷ suất lợinhuận vốn chủ sở hữu. P st : Lợinhuận sau thuế. V csh : Vốn chủ sở hữu bình quân trong kỳ. Trong các chỉ tiêu tỷ suất lợinhuận vốn, các nhà quản trị tài chính doanhnghiệp quan tâm nhiều nhất đến chỉ tiêu tỷ suất lợinhuận vốn chủ sở hữu, chỉ tiêu này thể hiện một đồng vốn mà chủ doanhnghiệp bỏ ra trong quá trình sảnxuấtkinhdoanh sẽ mang về cho họ bao nhiêu đồng lợi nhuận. Thông qua chỉ tiêu tỷ suất lợinhuận sẽ giúp chúng ta có thể đánh giá được một cách chính xác, đầy đủ tình hình hoạt động sảnxuấtkinhdoanhcủa từng doanhnghiệp đồng thời đánh giá so sánh được chất lượng hoạt động của các doanhnghiệp với nhau một cách hoàn chỉnh hơn. Chính vì vậy để đánh giá về chất lượng hoạt động sảnxuấtkinhdoanhcủa các doanhnghiệp đòi hỏi các nhà quản trị tài chính doanhnghiệpphải biết kết hợp nghiên cứu cả chỉ tiêu lợinhuận tuyệt đối và chỉ tiêu lợinhuận tương đối. 1.2. VAI TRÒ CỦALỢINHUẬNVÀSỰCẦNTHIẾTPHẢIPHẤNĐẤUTĂNGLỢINHUẬNCỦA CÁC DOANHNGHIỆPTRONGCƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG. Một doanhnghiệp khi bắt tay vào sảnxuấtkinhdoanh ở mỗi thời kỳ khác nhau đều đặt cho mình những mục tiêu nhất định, tuy nhiên dù là mục tiêu nào đi chăng nữa thì cái đích cuối cùng phải là lợi nhuận. Đó điều mà bất kì một doanhnghiệp nào, khi đã bước chân vào thương trường để kinhdoanh cũng đều muốn làm được và buộc phải làm thật tốt nếu muốn tồn tại và phát triển. Lợinhuận cũng chính là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sự tồn tại và phát triển củadoanhnghiệp nói riêng vàcủa toàn bộ nềnkinhtế nói chung. Ta có thể xem xét dưới các góc độ: 1.2.1 Đối với nềnkinhtếDoanhnghiệp là một bộ phận không thể thiếu củanềnkinh tế, sự hoạt động hiệu quả của các doanhnghiệp là một trong những bước đệm quan trọng nhất giúp cho nềnkinhtếtăngtrưởng ổn định. Vànềnkinhtếtăngtrưởng nhanh hay chậm phụ thuộc vào qui mô tích luỹ, chính quy mô tích luỹ sẽ quyết định đến quy mô tăng trưởng. Doanhnghiệp muốn tăngtrưỏng nhanh thìphảicó vốn để tái sảnxuất mà nguồn chủ yếu để bổ sung vốn là lợinhuận mà doanhnghiệp đạt được trong quá trình sảnxuấtkinh doanh. Khi cólợinhuận cao thìdoanhnghiệpcó thể tiến hành tái sảnxuất mở rộng. Tái sảnxuất mở rộng các doanhnghiệp là tiền đề cho tăngtrưởngkinh tế. Tăngtrưởngkinhtế sẽ có tác động ngược trở lại tạo ra môi trườngkinhdoanh thuận lợivà là động lực cho các doanhnghiệpcó điều kiện phát triển. Bên cạnh đó lợinhuận còn là một nguồn thu quan trọngcủa ngân sách nhà nước thông qua thuế thu nhập doanh nghiệp, từ đó nó góp phần thoả mãn nhu cầu củanềnkinhtế quốc dân, củng cốvàtăng cường tiềm lực quốc phòng bảo vệ tổ quốc, giữ vững an ninh xã hội, duy trì bộ máy hành chính, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. 1.2.2 Đối với người lao động: Hoạt động sảnxuấtkinhdoanhcủadoanhnghiệp muốn tiến hành một cách thường xuyên liên tục vàcó hiệu quả thì không thể thiếu được yếu tố lao động. Vì vậy vấn đề đặt ra với các doanhnghiệp là cầnphải biết quan tâm đáp ứng yêu cầu của người lao động để họ nhiệt tình hăng say với công việc, phát huy hết năng lực của mình. Lợinhuận là nguồn để trích lập các quỹ bao gồm : quỹ khen thưởng, quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm v.v . Đây chính là cơsở để từng bước đáp ứng được nhu cầu đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ công nhân viên trongdoanh nghiệp. Tănglợinhuận sẽ góp phần làm cho đời sống của người lao động từng bước được cải thiện. 1.2.3 Đối với nhà đầu tư: Trước khi bỏ vốn cho một hoạt động sảnxuấtkinhdoanh nào đó, các nhà đầu tư luôn muốn biết đồng vốn của mình bỏ ra có sinh lời hay không. Lợinhuận sau thuế mà doanhnghiệpcó khả năng thu được chính là tương lai mà họ kỳ vọng. Phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu lợinhuậncủadoanhnghiệp là một căn cứ giúp nhà đầu tư có thể cân nhắc để ra những quyết định đúng đắn. Nếu doanhnghiệp hoạt động thua lỗ, không đạt hiệu quả như mong muốn thì tất yếu sẽ cósự di chuyển vốn đầu tư sang lĩnh vực khác. Trongnềnkinhtếthị trường, các doanhnghiệpphải tự tiến hành hạch toán kinhdoanhvà tự chịu trách nhiệm về kết quả sảnxuấtkinhdoanhcủa mình. Không cólợinhuậndoanhnghiệp sẽ không mở rộng được quy mô sảnxuấtkinh doanh, không có điều kiện để thay đổi công nghệ sảnxuất cũng như ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong quá trình sản xuất. Thêm nữa, sự cạnh tranh gay gắt củacơ chế thịtrường luôn buộc các doanhnghiệpphải gồng mình lên để tồn tại. Để có thể lấy được thế chủ động của mình trong cuộc cạnh tranh khốc liệt này, động lực chủ yếu để giúp các doanhnghiệp chiến thắng không gì khác đó chính là lợi nhuận, Vì thế, lợinhuận trở thành điều kiện quyết định đến sự tồn tại và phát triển củadoanh nghiệp. Việc phấnđấutănglợinhuận là vấn đề thời sự nóng hổi vô cùng cầnthiếttrong giai đoạn hiện nay. Để có thể tăng được lợinhuận điều quan trọng là các nhà quản trị tài chính doanhnghiệpphải tìm ra được những nguyên nhân dẫn đến sựtăng giảm lợi nhuận, để từ đó đề ra những biện pháp phát huy những nhân tố tích cực cũng như để hạn chế và loại trừ những ảnh hưởng tiêu cực. 1.3. CÁC NHÂN TỐ CHỦ YẾU ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢINHUẬNVÀ CÁC BIỆN PHÁP CƠ BẢN PHẤNĐẤUTĂNGLỢINHUẬNTRONG CÁC DOANH NGHIỆP. 1.3.1. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến lợinhuậncủadoanh nghiệp. Trong tổng sốlợinhuận mà doanhnghiệp đạt được ở trong kỳ thìlợinhuận từ hoạt động sảnxuấtkinhdoanh là bộ phận chủ yếu chiếm tỷ trọng lớn nhất. Do vậy khi nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến lợinhuậncủadoanhnghiệp ta tập trung nghiên cứu vào các nhân tố ảnh hưởng đến lợinhuận hoạt động sảnxuấtkinh doanh: 1.3.1.1. Nhóm nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu tiêu thụ. a. Khối lượng sản phẩm sảnxuấtvà tiêu thụ trong kỳ Khối lượng sản phẩm sảnxuấtcó ảnh hưởng trực tiếp đến khối lượng sản phẩm tiêu thụ. Khi sản phẩm sảnxuất ra càng nhiều thì khả năng tăngdoanh thu sẽ càng lớn. Khối lượng sản phẩm sảnxuất còn phụ thuộc vào quy mô củadoanh nghiệp, tình hình tổ chức công tác tiêu thụ sản phẩm, việc ký kết hợp đồng tiêu thụ, việc giao hàng, vận chuyển và thanh toán tiền hàng. Song nếu khối lượng sản phẩm sảnxuất ra quá lớn trong khi đó nhu cầu tiêu dùng chỉ ở một mức độ nhất định, sảnxuất vượt quá nhu cầu thịtrường dẫn đến hiện tượng cung lớn hơn cầu, sản phẩm sảnxuất ra không thể tiêu thụ được, hàng hoá bị ứ đọng. Ngược lại, nếu khối lượng sản phẩm sảnxuất ra không đáp ứng đủ nhu cầu thị trường, các doanhnghiệp chưa khai thác được phầnthịtrường đang bỏ trống dẫn đến việc đánh mất các cơ hội trong quá trình kinh doanh, giảm doanh thu gây ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận. Việc xác định đúng đắn nhu cầu củathịtrường để đề ra kế hoạch sảnxuấtvà tiêu thụ phù hợp là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành bại của các doanh nghiệp. b. Chất lượng sản phẩm. Chất lượng sản phẩm hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ có ảnh hưởng tới giá cả sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ cung ứng, do đó ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu. Ở những doanhnghiệpsảnxuất mặt hàng với nhiều thứ hạng phẩm cấp khác nhau, sản phẩm nào có phẩm cấp cao thì giá bán sẽ cao hơn. Vì vậy chất lượng chính là giá trị được tạo ra thêm trongsản phẩm. Khi một doanhnghiệpsảnxuất ra những sản phẩm hay cung ứng dịch vụ có chất lượng cao sẽ góp phần nâng cao uy tín củadoanh nghiệp, tạo ra sức cạnh tranh cho doanhnghiệp trên thị trường. Đây là một trong những điều kiện quyết định đến sự tồn tại và phát triển củadoanh nghiệp. Ngày nay người tiêu dùng không chỉ đòi hỏi sản phẩm củadoanhnghiệpcầnphải tốt mà còn phải đẹp, vì thế nâng cao chất lượng sản phẩm, thay đổi mẫu mã kiểu dáng sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng sẽ giúp doanhnghiệptăng nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm. Ngược lại những sản phẩm kém chất lượng không đúng với yêu cầu của khách hàng trong hợp đồng thì đơn vị mua hàng có quyền từ chối sản phẩm phải bán ra với giá thấp, doanh thu giảm và quan trọng hơn nữa là huỷ hoại uy tín củadoanhnghiệp trên thị trường. c. Kết cấu mặt hàng tiêu thụ Xã hội càng phát triển thì nhu cầu của người tiêu dùng càng tăng lên, do đó hoạt động sảnxuấtkinhdoanhcủa các doanhnghiệp ngày càng trở nên đa dạng phong phú hơn. Mỗi doanhnghiệp thường tiến hành sảnxuấtkinhdoanh nhiều mặt hàng với kết cấu khác nhau. Mỗi mặt hàng có giá bán và chi phí sảnxuấtkinhdoanh khác nhau nênlợinhuận đem lại từ các mặt hàng cũng cósự khác khau. Tuy nhiên khi thay đổi kết cấu mặt hàng tiêu thụ đòi hỏi các doanhnghiệpcầnphải chú ý đến các đơn đặt hàng, bởi lẽ trongcơ chế thịtrường việc giữ uy tín đối với khách hàng là vấn đề quan trọng hàng đầu đối với doanh nghiệp. Nếu như việc thay đổi kết cấu mặt hàng vừa làm tănglợinhuận đồng thời vừa hoàn thành kế hoạch sảnxuất theo đơn đặt hàng thì đây là một thành tích củadoanh nghiệp, nó thể hiện sự năng động nhạy bén cuả các nhà quản trị doanhnghiệptrong việc nghiên cứu, nắm bắt, kịp thời đáp ứng nhu cầu củathị trường. c. Giá bán sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ Trongtrường hợp các nhân tố khác không có gì thay đổi việc thay đổi giá bán cũng có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu vàlợi nhuận. Nếu giá thành sản phẩm sảnxuất hay chi phí kinhdoanh không đổi thì việc nâng cao giá bán sẽ có thể làm cho lợinhuận tăng. Vấn đề đặt ra đối với các doanhnghiệp là phải biết dung hoà mối quan hệ giữa giá bán và khối lượng sản phẩm hàng hoá tiêu thụ, nếu doanhnghiệptăng giá bán trong điều kiện không phù hợp sẽ làm cho khối lượng sản phẩm tiêu thụ bị giảm sút, gây ứ đọng vốn, từ đó ảnh hưởng đến doanh thu vàlợi nhuận. Giá bán tăng hay giảm một phần quan trọng là do quan hệ cung cầu trên thịtrường quyết định, do vậy để đảm bảo códoanh thu vàlợinhuậndoanhnghiệpcầnphải đưa ra chính sách giá hợp lý. d. Thịtrường tiêu thụ và phương thức tiêu thụ, khả năng thanh toán tiền hàng Đây là một nhân tố có ảnh hưởng khá lớn đến doanh thu tiêu thụ. Nhắc đến thịtrườngphải xét đến cả phạm vi thịtrườngvà khả năng thanh toán củathị trường. Nếu sản phẩm củadoanhnghiệpsảnxuất ra phù hợp với nhu cầu thịtrường được thịtrường chấp nhận thì việc tiêu thụ sản phẩm sẽ dễ dàng hơn. Bên cạnh đó việc lựa chọn phương thức tiêu thụ cũng có ảnh hưởng tới doanh thu tiêu thụ. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay, các doanhnghiệp muốn bán được hàng cầnphải dành sự ưu đãi nhất định đối với người mua bằng cách đưa ra những phương thức tiêu thụ một cách phù hợp với từng đối tượng. Nhận thức được điều này sẽ giúp các doanhnghiệpcó thể tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ góp phầntăngdoanh thu vàlợi nhuận. 1.3.1.2 Nhóm nhân tố ảnh hưởng đến chi phí Chi phí sảnxuất và giá thành sản phẩm cao hay thấp phụ thuộc vào nhiều nhân tố. Có thể chia ra làm 3 nhóm nhân tố chủ yếu sau đây: a. Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ. Hiện nay cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật công nghệ đang diễn ra mạnh mẽ ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, với những công nghệ mới, những phát minh mới đã làm thay đổi bộ mặt củanềnsản xuất. Các máy móc thiết bị hiện đại được đưa vào sảnxuất thay thế lao động thủ công, nguyên vật liệu có thể được sử dụng triệt để, đáp ứng đầy đủ nhu cầu sảnxuất đồng thời tránh được sự lãng phí. Việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật có thể trực tiếp làm tăng năng suất suất lao động, tiết kiệm thời gian lao động, nhờ vậy sẽ giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. b. Tổ chức lao động vàsử dụng con người Lao động là một trong ba yếu tố không thể thiếu được của quá trình sản xuất, việc tổ chức lao động một cách khoa học sẽ tạo ra được sự kết hợp hài hoà giữa các yếu tố sản xuất, loại trừ tình trạng lãng phí lao động, lãng phí giờ máy, đồng thời có tác dụng đối với việc nâng cao năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm. Do khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển nên các doanhnghiệp cũng cầnphải kết hợp việc đào tạo bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho người lao động trong quá trình sản xuất,tiếp thị giới thiệu cho người tiêu dùng. c. Tổ chức quản lýsảnxuấtvà tài chính Khi tổ chức quản lýsảnxuất đạt đến một trình độ cao có thể giúp doanhnghiệp xác định được định mức sảnxuấtvà phương thức sảnxuất tối ưu, từ đó có thể tiết kiệm các chi phí trong quá trình sảnxuấtvà hạ giá thành sản phẩm. Việc bố trí hợp lý các khâu sảnxuấtcó thể hạn chế sự lãng phí nguyên vật liệu, hạ thấp tỷ lệ phế phẩm . Các biện pháp tài chính như khen thưởng, khuyến khích các cá nhân, tổ, đội có thành tích cao, cùng với các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn; ví dụ [...]... cho lợinhuậntăng lên 1.3.2 Phương hướng và biện pháp chủ yếu góp phần làm tănglợinhuậntrong các doanhnghiệp Tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của mình mà mỗi một doanhnghiệp sẽ đưa ra những biện pháp khác nhau để có thể tănglợinhuận Nhìn chung để tănglợinhuậntrong các doanhnghiệpsảnxuấtkinhdoanh hiện nay có những hướng sau đây 1.3.2.1 Tăngdoanh thụ tiêu thụ sản phẩm a Đầu tư mở rộng thị. .. phát sinh trong quá trình sảnxuấtkinh doanh, để từ đó có điều kiện tănglợinhuận 1.3.1.3 Sự quản lí của nhà nước: Nhà nước có chức năng cơ bản là quản lývà điều tiết nềnkinhtế tạo môi trườngkinhdoanhcólợi cho doanhnghiệp Công cụ để nhà nước thực hiện chức năng này là các chính sách kinh tế- xã hội của nhà nước như: khuyến khích đầu tư vào các khu vực chậm phát triển, khuyến khích sảnxuất những... vốn hợp lý, điều quan trọng là các doanhnghiệpphải biết sử dụng ảnh hưởng tích cực của đòn bẩy tài chính để tănglợinhuận nhưng vẫn giữ được tính tự chủ về mặt tài chính Trên đây là những biện pháp cơ bản để tănglợinhuậntrongdoanhnghiệp Nhưng trong thực tế, hoạt động sảnxuấtkinhdoanhcủadoanhnghiệp chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều các yếu tố khác nhau: điều kiện tự nhiên, qui mô sản xuất, tình... thành sản phẩm Đây là phương thức cơ bản và lâu dài đối với mọi doanhnghiệpTrong điều kiện giá bán và mức thuế đã được xác định thìlợinhuận ròng của một đơn vị sản phẩm tăng thêm hay giảm đi là do giá thành sản phẩm quyết định Để hạ giá thành sản phẩm, tănglợinhuận các doanhnghiệpcần thực hiện các biện pháp sau: a Phấnđấutăng năng suất lao động Năng suất lao động phản ánh năng lực sảnxuất của. .. mặt hàng trong nước sảnxuất được, bảo vệ hàng trong nước bằng các chính sách mậu dịch, thuế Những chính sách này không chỉ tác động đến sự tồn tại và phát triển củadoanhnghiệp mà còn tác động trực tiếp đến lợinhuậncủadoanhnghiệp Vì khi điều kiện sảnxuất tốt hơn thì chi phí sảnxuất giảm, giá thành sản phẩm hạ hoặc thịtrường ổn định sẽ tạo điều kiện cho sảnxuất được liên tục, thuận lợi từ đó... năng củadoanhnghiệp để từ đó có chính sách phù hợp như chào đón, tiếp xúc khách hàng, tận dụng khả năng tiềm tàngcủathị trường, tăng cường quảng bá sản phẩm củadoanhnghiệp ra thịtrường bằng công tác quảng cáo, tiếp thị, thăm dò ý kiến người tiêu dùng Đầu tư mở rộng thịphần tiêu thụ ngày nay mang một vị trí quan trọngtrong tổng thể kế hoạch kinhdoanhcủadoanhnghiệp Qua đó giúp doanh nghiệp. .. bằng sốsản phẩm sảnxuất ra trong một đơn vị thời gian hay thời gian cầnthiết để tạo ra một đơn vị sản phẩm Do đó, tăng năng suất lao động là tăngsố lượng sản phẩm sảnxuất ra trong một khoảng thời gian nhất định hay giảm số thời gian cầnthiết để sảnxuất ra một đơn vị sản phẩm Điều này làm cho chi phí nhân công trong giá thành sản phẩm giảm đi Bên cạnh đó việc tăng năng suất lao động kéo theo sự giảm... trên thị trường, hoà nhập và tận dụng tối đa tiềm năng củathịtrường b Đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm: Đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm không chỉ là tăng khả năng cạnh tranh của mỗi sản phẩm trên thịtrường mà còn là biện pháp tăngdoanh thu tiêu thụ sản phẩm Nâng cao chất lượng sản phẩm là một công tác không thể thiếu được trong môi trườngkinhdoanh hiện nay Để làm được như vậy, ngoài việc phải. .. cả phải phù hợp với túi tiền của khách hàng Việc định giá có thể được thực hiện theo hai phương hướng sau: - Định giá theo quan hệ cung cầu trên thi trường: giá cả sản phẩm củadoanhnghiệp lên xuống theo giá cả thịtrường - Định giá sản phẩm để mở rộng thị trường: đây là chính sách vừa để cạnh tranh vừa để tănglợinhuận cho doanhnghiệp Việc định giá sản phẩm thấp hơn giá cả trên thịtrường làm tăng. .. 1.3.2.3 Tổ chức sử dụng vốn và nguồn vốn có hiệu quả Trongcơ chế thịtrường để tạo ra lợinhuận đòi hỏi các doanhnghiệpphải tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm vàcó hiệu quả Đối với vốn cố định doanhnghiệpcầnphải lựa chọn cho mình một phương pháp khấu hao thích hợp, tận dụng tối đa năng lực hiện có, kết hợp với việc xử lý nhanh chóng số tài sản không cần dùng và thanh lý để nhanh chóng quay vòng vốn, . CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ LỢI NHUẬN VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI PHẤN ĐẤU TĂNG LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG. 1.1 LỢI NHUẬN CỦA. tiêu lợi nhuận tuyệt đối và chỉ tiêu lợi nhuận tương đối. 1.2. VAI TRÒ CỦA LỢI NHUẬN VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI PHẤN ĐẤU TĂNG LỢI NHUẬN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG