1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CƠ SỎ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN TSCĐ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TSCĐ TRONG DOANH NGHIỆP

30 486 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Cơ Sở Lý Luận Chung Về Tổ Chức Kế Toán TSCĐ Và Nâng Cao Hiệu Quả Quản Lý Và Sử Dụng TSCĐ Trong Doanh Nghiệp
Chuyên ngành Kế Toán
Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 193,22 KB

Nội dung

Các tài sản được ghi nhận là TSCĐ hữu hình phải thoả mãn đồng thời tất cả bốntiêu chuẩn ghi nhận sau: + Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;+ Ng

Trang 1

CƠ SỎ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN TSCĐ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VÀ SỬ

DỤNG TSCĐ TRONG DOANH NGHIỆP -

I SỰ CẦN THIẾT PHẢI TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TSCĐ TRONG DOANH NGHIỆP.

1 Khái quát chung về TSCĐ.

Để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần thiết phải có bayếu tố: Tư liệu lao động, đối tượng lao động và lao động TSCĐ là tư liệu lao động, làmột trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất Song không phải tất cả các tư liệu laođộng trong doanh nghiệp đều là TSCĐ mà nó còn phải thoả mãn một số điều kiện theoqui định

1.1 Khái niệm về TSCĐ.

Theo quyết định số 166/ 1999/ QĐ - BTC ngày 30/ 12/ 1999 và quyết định số 149/2001/ QĐ - BTC ngày 31/ 12/ 2001 của Bộ trưởng Bộ tài chính

 Tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình:

TSCĐ hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ để

sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữuhình Các tài sản được ghi nhận là TSCĐ hữu hình phải thoả mãn đồng thời tất cả bốntiêu chuẩn ghi nhận sau:

+ Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;+ Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy;

+ Thời gian sử dụng ước tính trên một năm;

+ Có đủ tiêu chuẩn theo tiêu chuẩn ghi nhận hiện hành

Khi xác định các bộ phận cấu thành TSCĐ hữu hình, doanh nghiệp phải áp dụng cáctiêu chuẩn TSCĐ hữu hình cho từng trường hợp cụ thể Doanh nghiệp có thể hợp nhấtcác bộ phận riêng biệt không chủ yếu như khuôn đúc, công cụ, khuôn dập và áp dụng cáctiêu chuẩn TSCĐ hữu hình vào tổng giá trị đó Các phụ tùng và thiết bị phụ trợ thườngđược coi là tài sản lưu động và được hạch toán vào chi phí khi sử dụng Các phụ tùng chủyếu và các thiết bị bảo trì được xác định là TSCĐ hữu hình khi doanh nghiệp ước tínhthời gian sử dụng chúng nhiều hơn một năm Nếu phụ tùng và thiết bị bảo trì chỉ đượcdùng gắn liền với TSCĐ hữu hình và việc sử dụng chúng là không thường xuyên thìchúng được hạch toán là TSCĐ hữu hình riêng biệt và được khấu hao trong thời gian íthơn thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ hữu hình liên quan

Trang 2

 Tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình:

TSCĐ vô hình là tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị và

do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc chođối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình Một tài sản vô hìnhđược ghi nhận là TSCĐ vô hình phải thoả mãn đồng thời: Định nghĩa về TSCĐ vô hình

và thoả mãn cả bốn điều kiện trên mà không hình thành TSCĐ hữu hình

Qua những phân tích trên có thể rút ra định nghĩa về TSCĐ trong doanh nghiệp:

“TSCĐ là những tư liệu lao động có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài Khi tham gia vàoquá trình sản xuất – kinh doanh, TSCĐ bị hao mòn dần và giá trị của nó được chuyểndịch dần từng phần vào chi phí kinh doanh”

Nhiệm vụ đặt ra đối với mỗi doanh nghiệp là phải tăng cường công tác quản lýTSCĐ nhằm đạt hiệu qủa cao Đồng thời nhờ việc quản lý tốt TSCĐ, doanh nghiệp sẽphát triển sản xuất, tạo ra nhiều sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm , tăng vòng quay củavốn và đổi mới trang thiết bị, đáp ứng yêu cầu ngày cao của thị trường Muốn làm tốt thìquản lý TSCĐ phải xuất phát từ đặc điểm của TSCĐ

1.2 Đặc điểm của TSCĐ.

Một đặc điểm riêng có của TSCĐ là trong quá trình sản xuất kinh doanh, TSCĐ vẫngiữ nguyên hình thái vật chất ban đầu nhưng giá trị của nó giảm dần sau mỗi chu kỳ sảnxuất kinh doanh Vì vậy, trong công tác quản lý TSCĐ các doanh nghiệp cần theo dõi cả

về mặt hịên vật và mặt giá trị của TSCĐ

Về mặt hiện vật: TSCĐ tham gia hoàn toàn và nhiều lần trong sản xuất, nhưng giátrị sử dụng giảm dần cho đến khi hư hỏng hoàn toàn ra khỏi sản xuất

Về mặt giá trị: TSCĐ được biểu hiện dưới hai hình thái:

 Một bộ phận giá trị tồn tại dưới hình thái ban đầu gắn với hiện vật TSCĐ

 Một bộ phận giá trị chuyển vào sản phẩm mà TSCĐ sản xuất ra và bộ phận này sẽchuyển hoá thành tiền khi bán được sản phẩm

Bộ phận thứ nhất ngày càng giảm, bộ phận thứ hai ngày càng tăng cho đến khi bằnggiá trị ban đầu của TSCĐ thì kết thúc quá trình vận động Như vậy, khi tham gia vào quátrình sản xuất nó bị hao mòn và cùng với sự giảm dần về giá trị sử dụng thì giá trị của nócũng giảm đi Phần giá trị hao mòn đó đã chuyển vào giá trị sản phẩm mà nó sản xuất rađược gọi là khấu hao

Bên cạnh đặc điểm nêu trên, một tư liệu lao động chỉ được coi là TSCĐ khi nó làsản phẩm của lao động Do đó, TSCĐ không chỉ có giá trị sử dụng mà còn có giá trị Nói

Trang 3

cách khác, TSCĐ phải là một hàng hoá như mọi hàng hoá thông thường khác Thông quamua bán trao đổi nó có thể được chuyển quyền sở hữu và quyền sử dụng từ chủ thể nàysang chủ thể khác trên thị trường tư liệu sản xuất.

2 Phân loại và đánh giá TSCĐ.

2.1 Phân loại TSCĐ.

TSCĐ trong doanh nghiệp có nhiều loại, tính năng công dụng khác nhau, sử dụngvào nhiều lĩnh vực đầu tư, kinh doanh khác nhau Để thuận tiện cho công tác quản lý vàhạch toán TSCĐ, cần phân loại TSCĐ theo những tiêu thức phù hợp

2.1.1 Phân loại TSCĐ theo hình thái vật chất – gồm 2 loại:

 TSCĐ hữu hình: là TSCĐ có hình thái vật chất cụ thể, thuộc loại này gồm:

- Nhà cửa, vật kiến trúc: Bao gồm nhà làm việc, nhà kho, nhà ở, xưởng sản xuất,

cửa hàng, ga để xe, bể chứa, cầu cống, đường xá

- Máy móc thiết bị: gồm các loại máy móc thiết bị dùng trong sản xuất kinh

doanh

- Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn: ôtô, máy kéo, hệ thống đường ống dẫn

nước, dẫn hơi, hệ thống dây dẫn điện thuộc tài sản của doanh nghiệp

- Thiết bị dụng cụ quản lí: bao gồm thiết bị dụng cụ sử dụng trong quản lý kinh

doanh, quản lý hành chính, dụng cụ đo lường, thí nghiệm

- Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm.

- TSCĐ hữu hình khác như: gồm các loại chưa được xếp vào các loại TSCĐ kể trên

(sách chuyên môn kỹ thuật, tác phẩm nghệ thuật )

TSCĐ vô hình: là các TSCĐ không có hình thái vật chất nhưng có giá trị kinh tế

- Công thức và cách thức pha chế, kiểu mẫu, thiết kế và vật mẫu;

- TSCĐ vô hình đang triển khai

Phương pháp phân loại TSCĐ theo hình thái vật chất sẽ giúp cho người quản lí cómột nhãn quan tổng quát về cơ cấu đầu tư của doanh nghiệp Đây là căn cứ quan trọng để

Trang 4

xây dựng các quyết định đầu tư hoặc điều chỉnh phương hướng đầu tư cho phù hợp vớithực tế Mặt khác, nhà quản lý có thể dùng phương pháp phân loại này để đề ra biện phápquản lý tài sản, quản lý vốn, tính toán khấu hao chính xác hợp lý.

2.1.2 Theo quyền sở hữu, TSCĐ được chia thành 2 loại:

- TSCĐ tự có là các TSCĐ được xây dựng, mua sắm và hình thành từ nguồn vốn

ngân sách Nhà nước cấp hoặc cấp trên cấp, nguồn vốn vay, nguồn vốn liên doanh, cácquỹ của doanh nghiệp và các TSCĐ đươc tặng biếu

- TSCĐ thuê ngoài là TSCĐ đi thuê để sử dụng trong một thời gian nhất định theo

hợp đồng đã ký kết Tuỳ theo điều khoản của hợp đồng thuê mà TSCĐ đi thuê chiathành:

+ TSCĐ thuê tài chính: là các TSCĐ đi thuê nhưng doanh nghiệp có quyền sử dụng

và kiểm soát theo đúng các điều khoản của hợp đồng thuê, TSCĐ thuê tài chính coinhư TSCĐ của doanh nghiệp và phản ánh trên bảng cân đối kế toán của đơn vị.+ TSCĐ thuê hoạt động: là các TSCĐ thuê không thoả mãn bất cứ điều khoản nàocủa hợp đồng thuê TSCĐ tài chính Bên đi thuê chỉ được quản lý, sử dụng trong thờihạn hợp đồng và phải hoàn trả khi kết thúc hợp đồng

Phân loại TSCĐ thuê quyền sở hữu giúp cho việc quản lý và tổ chức hạch toánTSCĐ được chặt chẽ, chính xác, và sử dụng TSCĐ có hiệu quả cao nhất

2.1.3 Theo nguồn hình thành, TSCĐ được phân thành:

+ TSCĐ được mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn nhà nước cấp

+ TSCĐ được mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn vay

+ TSCĐ được mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn tự bổ sung

+ TSCĐ nhận liên doanh, liên kết với đơn vị khác

Cách phân loại này giúp cho người sử dụng phân biệt được quyền - nghĩa vụ củađơn vị trong quản lý TSCĐ, giúp ra quyết định sử dụng nguồn vốn khấu hao một cáchhợp lý

2.1.4 Theo công dụng và tình hình sử dụng, TSCĐ được phân thành:

TSCĐ dùng trong sản xuất kinh doanh: Đây là TSCĐ đang thực tế sử dụng trongcác hoạt động sản xuất - kinh doanh của đơn vị Những TSCĐ này bắt buộc phải tríchkhấu hao tính vào chi phí sản xuất - kinh doanh

TSCĐ hành chính sự nghiệp: là TSCĐ của các đơn vị hành chính sự nghiệp (đoànthể quần chúng, tổ chức y tế, văn hoá )

Trang 5

TSCĐ phúc lợi: là những TSCĐ của đơn vị dùng cho nhu cầu phúc lợi công cộngnhư: nhà văn hoá, nhà trẻ, câu lạc bộ, xe ca phúc lợi

TSCĐ chờ sử lí: gồm những TSCĐ không cần dùng, chưa cần dùng vì thừa so vớinhu cầu sử dụng hoặc vì không thích hợp với sự đổi mới quy trình công nghệ, bị hư hỏngchờ thanh lý, TSCĐ tranh chấp chờ giải quyết Những TSCĐ này cần xử lý nhanh chóng

để thu hồi vốn sử dụng cho việc đầu tư đổi mới TSCĐ

Dựa vào cách phân loại này, có thể tiến hành phân tích hoạt động kinh tế của doanhnghiệp thông qua việc phân tích kết cấu TSCĐ ở doanh nghiệp Kết quả phân tích thểhiện: kết cấu TSCĐ của doanh nghiệp có hợp lý không? Phương hướng đầu tư và trọngđiểm quản lý TSCĐ của doanh nghiệp?

Mỗi cách phân loại trên đây cho phép đánh giá, xem xét kết cấu TSCĐ của doanhnghiệp theo các tiêu thức khác nhau Kết cấu TSCĐ là tỷ trọng giữa nguyên giá của mộtloại TSCĐ nào đó so với tổng nguyên giá các loại TSCĐ của doanh nghiệp trong mộtthời kỳ nhất định Kết cấu TSCĐ của doanh nghiệp biến động khác nhau giữa các kỳkhác nhau do chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như quy mô sản xuất, khả năng thu hútvốn đầu tư, khả năng tiêu thụ sản phẩm trên thị trường, trình độ tiến bộ khoa học kỹ thuậttrong sản xuất Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp việc phân loại và phân tích tình hìnhkết cấu TSCĐ là một việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp.Phân loại TSCĐ góp phần quan trọng trong quản lý tài sản cũng như việc tổ chứchạch toán TSCĐ được nhanh chóng, chính xác, từ đó cung cấp thông tin kịp thời cho nhàquản lý nhằm cải tiến, thay đổi TSCĐ theo kịp sự phát triển của công nghệ Tuỳ quy mô,cách thức tổ chức quản lý mỗi doanh nghiệp có thể phân loại chi tiết hơn để tiện quản lý

2.2 Đánh giá TSCĐ.

Đánh giá TSCĐ là biểu hiện giá trị TSCĐ bằng tiền theo những nguyên tắc nhấtđịnh Đánh giá TSCĐ là điều kiện cần thiết để hạch toán TSCĐ, trích khấu hao va phântích hiệu quả sử dụng TSCĐ trong doanh nghiệp Xuất phát từ đặc điểm và yêu cầu quản

lý TSCĐ trong qua trình sử dụng TSCĐ được đánh giá theo nguyên giá và giá trị còn lại

2.2.1 Xác định nguyên giá:

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam, nguyên giá TSCĐ được xác định như sau:

 Xác định nguyên giá TSCĐ hữu hình.

TSCĐ hữu hình mua sắm:

Trang 6

Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm bao gồm giá mua (trừ (-) các khoản đượcchiết khấu thương mại hoặc giảm giá), các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuếđược hoàn lại) và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵnsàng sử dụng, như: Chi phí chuẩn bị mặt bằng; Chi phí vận chuyển và bốc xếp ban đầu;Chi phí lắp đặt, chạy thử (trừ (-) các khoản thu hồi về phế phẩm, phế liệu do chạy thử;Chi phí chuyên gia và các chi phí liên quan trực tiếp khác.

Đối với TSCĐ hữu hình hình thành do đầu tư xây dựng theo phương thức giao thầu:

nguyên giá là giá quyết toán công trình đầu tư xây dựng, các chi phí liên quan trực tiếpkhác và lệ phí trước bạ (nếu có )

Trường hợp mua TSCĐ hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sửdụng đất thì giá trị quyền sử dụng đất phải xác định riêng biệt và ghi nhận là TSCĐ vôhình

Trường hợp TSCĐ hữu hình mua sắm được thanh toán theo phương thức trả chậm:

nguyên giá TSCĐ đó được phản ánh theo giá mua trả ngay tại thời điểm mua Khoảnchênh lệch giữa tổng số tiền phải thanh toán và giá mua trả ngay được hạch toán vào chiphí theo kỳ hạn thanh toán, trừ khi số chênh lệch đó được tính vào nguyên giá TSCĐ hữuhình (vốn hoá ) theo quy định của chuẩn mực kế toán “Chi phí đi vay”

TSCĐ hữu hình tự xây hoặc tự chế.

Nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây hoặc tự chế là giá thành thực tế của TSCĐ tựxây hoặc tự chế cộng (+) chi phí lắp đặt chạy thử Trường hợp doanh nghiệp dùng sảnphẩm do mình sản xuất ra để chuyển thành TSCĐ thì nguyên giá là chi phí sản xuất sảnphẩm đó cộng (+) các chi phí trực tiếp liên quan đến việc đưa TSCĐ vào trạng thái sẵnsàng sử dụng Trong các trường hợp trên, mọi khoản lãi nội bộ không được tính vàonguyên giá của các tài sản đó Các chi phí không hợp lí, như nguyên liệu, vật liệu lãngphí, lao động hoặc các khoản chi phí khác sử dụng vượt quá mức bình thường trong quátrình tự xây dựng hoặc tự chế không được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình

TSCĐ hữu hình thuê tài chính.

Trường hợp đi thuê TSCĐ hữu hình theo hình thức thuê tài chính, nguyên giáTSCĐ được xác định theo qui định của chuẩn mực kế toán “thuê tài sản”

TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi.

Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ hữu hìnhkhông tương tự hoặc tài sản khác được xác định theo giá trị hợp lí của TSCĐ hữu hình

Trang 7

nhận về, hoặc giá trị hợp lí của tài sản đem đi trao đổi, sau khi điều chỉnh các khoản tiềnhoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu về.

Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ hữu hìnhtương tự hoặc có thể hình thành do được bán để đổi lấy quyền sở hữu một tài sản tương

tự Nguyên giá TSCĐ nhận về được tính bằng giá trị còn lại của TSCĐ đem trao đổi vàkhông có bất kỳ khoản lãi - lỗ nào được ghi nhận trong quá trình trao đổi

TSCĐ hữu hình tăng từ các nguồn khác.

Nguyên giá TSCĐ hữu hình đươc tài trợ, được tặng biếu, được ghi nhận ban đầutheo giá trị hợp lí ban đầu Trường hợp không ghi nhận theo giá trị hợp lí ban đầu thìdoanh nghiệp ghi nhận theo giá trị danh nghĩa cộng (+) các chi phí liên quan trực tiếp đếnviệc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng

 Xác định nguyên giá TSCĐ vô hình.

 Mua TSCĐ vô hình riêng biệt

Nguyên giá TSCĐ vô hình mua riêng biệt, gồm giá mua (trừ (-)các khoản đượcchiết khấu thương mại hoặc giảm giá), các khoản thuế (không gồm các khoản thuế đượchoàn lại) và các khoản chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào sử dụng theo

dự tính

Trường hợp TSCĐ vô hình mua sắm được thanh toán theo phương thức trả chậm,nguyên giá của TSCĐ vô hình được phản ảnh theo giá mua trả ngay tại thời điểm mua.Khoản chênh lệch giữa tổng số tiền phải thanh toán và giá mua trả ngay được hạch toánvào chi phí sản xuất, kinh doanh theo kỳ hạn thanh toán, trừ khi số chênh lệch đó đượctính vào TSCĐ vô hình (vốn hoá) theo qui định của chuẩn mực kế toán” chi phí đi vay”.Nếu TSCĐ vô hình hình thành từ việc trao đổi thanh toán bằng chứng từ liên quanđến quyền sở hữu vốn của đơn vị, nguyên giá TSCĐ vô hình là giá trị hợp lí của cácchứng từ được phát hành liên quan đến quyền sở hữu vốn

Mua TSCĐ vô hình từ việc sáp nhập doanh nghiệp.

Nguyên giá TSCĐ vô hình hình thành trong quá trình sáp nhập doanh nghiệp cótính chất mua lại là giá trị hợp lí của TSCĐ đó vào ngày mua ( ngày sáp nhập doanhnghiệp )

Giá trị hợp lí có thể là:

- Giá niêm yết tại thị trường hoạt động;

- Giá của nghiệp vụ mua bán TSCĐ vô hình tương tự.

Trang 8

Nếu không có thị trường hoạt động cho tài sản thì nguyên giá của TSCĐ vô hìnhđược xác định bằng khoản tiền mà doanh nghiệp lẽ ra phải trả vào ngày mua tài sản trongđiều kiện nghiệp vụ đó được thực hiện trên cơ sở khách quan dựa trên các thông tin tincậy hiện có Trường hợp này doanh nghiệp cần cân nhắc kết quả của các nghiệp vụ đótrong mối quan hệ tương quan với các tài sản tương tự.

Khi không có thị trường hoạt động cho TSCĐ vô hình được mua thông qua việc sápnhập doanh nghiệp có tính chất mua lại, thì nguyên giá TSCĐ vô hình là giá trị mà tại đókhông tạo ra lợi thế thương mại có giá trị âm phát sinh vào ngày sáp nhập doanh nghiệp

TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất có thời hạn

Nguyên giá TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất có thời hạn khi được giao đất hoặc

số tiền khi được chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp từ người khác, hoặc giá trịquyền sử dụng đất nhận góp vốn liên doanh

TSCĐ vô hình được nhà nước cấp hoặc được tặng, biếu.

Nguyên giá TSCĐ vô hình được nhà nước cấp, tặng, biếu, được xác định theo giá trịhợp lí ban đầu cộng (+) các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào sử dụngtheo dự tính

TSCĐ vô hình mua dưới hình thức trao đổi.

Nguyên giá TSCĐ vô hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ vô hìnhkhông tương tự hoặc tài sản khác được xác định theo giá trị hợp lí của TSCĐ vô hìnhnhận về hoặc bằng giá trị hợp lí của tài sản đem trao đổi, sau khi điều chỉnh các khoảntiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu về

Nguyên giá TSCĐ vô hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ vô hìnhtương tự, hoặc có thể hình thành do nhượng bán để đổi lấy quyền sở hữu một tài sảntương tự (tài sản tương tự là tài sản có công dụng tương tự, trong cùng lĩnh vức kinhdoanh và có giá trị tương đương) Trong cả hai trường hợp không có bất kỳ khoản lãi hay

lỗ nào được ghi nhận trong quá trình trao đổi Nguyên giá TSCĐ vô hình nhận về đượctính bằng giá trị còn lại của TSCĐ vô hình đem trao đổi

TSCĐ vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp.

Nguyên giá TSCĐ vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp gồm tất cả các chiphí liên quan trực tiếp hoặc được phân bổ theo tiêu thức hợp lí và nhất quán từ các khâuthiết kế, xây dựng, sản xuất thử nghiệm đến chuẩn bị đưa tài sản đó vào sử dụng theo dựtính

Trang 9

Nguyên giá TSCĐ vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp bao gồm :

+ Chi phí nguyên - vật liệu hoặc dịch vụ đã sử dụng trong việc tạo ra TSCĐ vôhình;

+ Tiền lương, tiền công và các chi phí khác liên quan đến việc thuê nhân viên trựctiếp tham gia vào việc tạo ra tài sản đó

+ Các chi phí khác liên quan trực tiếp đến việc tạo ra tài sản, như chi phí đăng kýquyền pháp lý, khấu hao bằng sáng chế phát minh và giấy phép được sử dụng đểtạo ra tài sản đó;

+ Chi phí sản xuất chung phân bổ theo tiêu thức hợp lý và nhất quán vào tài sản (vídụ: phân bổ khấu hao nhà xưởng, thiết bị, phí bảo hiểm )

2.2.2 Xác định giá trị hao mòn của TSCĐ.

Khấu hao: là sự phân bổ một cách có hệ thống giá trị phải khấu hao của tài sản đóvào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ, trong suốt thời gian sử dụng hữu ích cả tài sản

Số khấu hao luỹ kế của TSCĐ: là tổng số khấu hao đã trích vào chi phí kinh doanhqua các thời kỳ kinh doanh của TSCĐ tính đến thời điểm xác định

Giá trị hao mòn TSCĐ là khoản chi phí được trích định kỳ ( hàng tháng, hàng quý)vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ để hình thành một nguồn vốn nhằm tái đầu tưlại TSCĐ do quá trình sử dụng nó bị hao mòn vô hình và hao mòn hữu hình

Khi xác định được nguyên giá và giá trị hao mòn của TSCĐ, kế toán sẽ xác địnhđược giá trị còn lại của TSCĐ

2.2.3 Giá trị còn lại của TSCĐ.

Giá trị còn lại của TSCĐ là số vốn đầu tư hiện còn trong tài sản ở một thời điểmnhất định, nó là căn cứ để lập kế hoạch tăng cường đổi mới tài sản Được xác định:

Giá trị còn lại trên sổ

kế của TSCĐ

Cần phân biệt giữa giá trị còn lại của TSCĐ trên sổ sách và giá trị còn lại thực củaTSCĐ Giá trị còn lại thực của TSCĐ là giá trị thị trường của tài sản vào thời điểm đánhgiá Và được ghi nhận theo công thức:

Với: NG1 – Nguyên giá đánh giá lại

NG0 – Nguyên giá ban đầu

Trang 10

Với: GCL – Giá trị còn lại của TSCĐ tương ứng với nguyên giá đánh giá lại.

MKH – Tổng khấu hao TSCĐ cho tới thời điểm đánh giá lại

Như vậy bên cạnh việc theo dõi giá trị còn lại trên sổ sách, quản lý còn cần phảitheo dõi giá trị còn lại thực của TSCĐ để có thể đưa ra các quyết định thanh lý nâng cấphoặc đầu tư mới TSCĐ Tuy nhiên, giá trị còn lại cũng có nhược điểm ở chỗ không phảnánh được phần vốn mà ta thu hồi được

Qua phân tích trên, ta thấy mỗi loại”giá trị” có tác dụng phản ánh nhất định nhưngkèm theo còn có những mặt hạn chế Vì vậy, kế toán TSCĐ phải theo dõi cả ba loại: giátrị ban đầu, giá trị hao mòn, giá trị còn lại và định kỳ đánh giá lại TSCĐ không chỉ là cầnthiết mà còn là bắt buộc phục vụ cho yêu cầu quản lý TSCĐ: Để tính trích khấu haochính xác, bảo đảm hoàn lại đầy đủ vốn đầu tư và phân tích được hiệu quả sử dụng vốn

cố định trong doanh nghiệp Có thể nói việc đánh giá lại TSCĐ là bước khởi đầu quantrọng trong công tác hạch toán TSCĐ ở doanh nghiệp

3 Yêu cầu, nhiệm vụ hạch toán kế toán TSCĐ.

3.1 Yêu cầu quản lý TSCĐ trong doanh nghiệp.

Quản lý là một qua trình định hướng và tổ chức thực hiện các hướng đã định trên cơ

sở những nguồn lực xác định nhằm đạt hiệu quả cao nhất

Yêu cầu quản lý TSCĐ đó là:

 Phải quản lý TSCĐ như là một yếu tố cơ bản của sản xuất – kinh doanh, gópphần tạo ra năng lự sản xuất đơn vị Do đó kế toán phải cung cấp thông tin về số lượngTSCĐ hiện có tại đơn vị, tình hình biến động tăng, giảm của TSCĐ trong đơn vị

 Phải quản lý TSCĐ như là một bộ phận vốn cơ bản, đầu tư dài hạn cho hoạtđộng sản xuất kinh doanh, có tốc độ chu chuyển chậm tính bằng nhiều năm tài chính, có

độ rủi ro lớn Vì vậy, kế toán phải cung cấp những thông tin về các loại vốn đã đầu tư chotài sản và chi tiết vốn đầu tư cho chủ sở hữu phải biết được nhu cầu vốn cần thiết để đầu

tư mới cũng như để sửa chữa TSCĐ

Trang 11

 Phải quản lý phần giá trị TSCĐ đã sử dụng như là một bộ phận chi phí của sảnxuất kinh doanh Do đó, yêu cầu kế toán phải tính đúng, tính đủ mức khấu hao trích tuỳtừng kỳ kinh doanh theo hai mục đích: Thu hồi được vốn đầu tư hợp lý và đảm bảo khảnăng bù đắp được chi phí.

 Quản lý TSCĐ còn là để bảo vệ tài sản cho doanh nghiệp không những đảm bảocho TSCĐ “sống ” mà là “sống có ích” cho doanh nghiệp, đảm bảo khả năng tái sản xuất

và có kế hoạch đầu tư mới khi cần thiết

3.2 Nhiệm vụ tổ chức hạch toán kế toán TSCĐ.

TSCĐ là cơ sở vật chất kỹ thuật của sản xuất, là đều kiện quan trọng để tăng năngsuất lao động và phát triển nền kinh tế quốc dân nên cần sự tăng thêm và đổi mới khôngngừng Điều đó có tác dụng quyết định đến yêu cầu và nhiệm vụ của công tác quản lí và

sử dụng TSCĐ Mỗi ngành, mỗi địa phương cũng như từng doanh nghiệp phải đề caotrách nhiệm làm chủ các nguồn vốn, bảo tồn và bảo vệ an toàn triệt để, hiệu quả cao mọiTSCĐ hiện có nhằm nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm và giữ vững được thịtrường, đủ sức để cạnh tranh với doanh nghiệp khác Hơn nữa, kế toán TSCĐ rất phứctạp vì các nghiệp vụ về TSCĐ rất nhiều và thường có qui mô lớn, thời gian phát sinh dàinhư: mua sắm, xây dựng, khấu hao, sửa chữa, thanh lý Thêm vào đó, yêu cầu về quản lýTSCĐ rất cao Để đảm bảo ghi chép kịp thời, chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

và cung cấp những thông tin hữu hiệu nhất cho quản lý thì cần phải tổ chức hạch toánTSCĐ một cách khoa học, tạo mối liên hệ chặt chẽ giữa các yếu tố cấu thành nên bảnchất của kế toán Có thể nói tổ chức hạch toán TSCĐ là rất cần thiết Xuất phát từ đặcđiểm , vị trí và vai trò của TSCĐ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, kế toán TSCĐphải đảm bảo thực hiện :

Ghi chép, phản ánh tổng hợp chính xác kịp thời số lượng, giá trị TSCĐ hiện có,

tình hình tăng giảm và hiện trạng TSCĐ trong phạm vi toàn đơn vị, cũng như tại từng bộphận sử dụng TSCĐ, tạo điều kiện cung cấp thông tin để kiểm tra, giám sát thường xuyênviệc giữ gìn bảo quản, bảo dưỡng TSCĐ và kế hoạch đầu tư đổi mới TSCĐ

 Tính toán và phân bổ chính xác mức khấu hao TSCĐ và chi phí sản xuất kinhdoanh theo mức độ hao mòn của tài sản và chế độ quy định

 Tham gia lập kế hoạch sửa chữa và dự toán chi phí sửa chữa TSCĐ, giám sátviệc sửa chữa TSCĐ về chi phí kết quả của công việc sửa chữa

Trang 12

 Tính toán kịp thời, chính xác tình hình xây dựng trang bị thêm, đổi mới nângcấp, tháo dỡ bớt làm tăng giảm nguyên giá TSCĐ cũng như tình hình quản lý, nhượngbán.

 Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị, các bộ phận phụ thuộc trong doanh nghiệp thựchiện đầy đủ chế độ ghi chép ban đầu về TSCĐ, mở các sổ, thẻ kế toán cần thiết và hạchtoán TSCĐ đúng như chế độ qui định

 Tham gia kiểm tra đánh giá lại TSCĐ theo qui định của nhà nước và yêu cầu bảoquản vốn, tiến hành phân tích tình hình trang thiết bị, huy động bảo quản, sử dụng TSCĐtại đơn vị

II TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TSCĐ TRONG DOANH NGHIỆP1.Hạch toán chi tiết TSCĐ.

1.1. Tổ chức chứng từ kế toán TSCĐ.

Chứng từ kế toán là cơ sở để ghi sổ kế toán, lập báo cáo kế toán, đồng thời, chứng

từ giúp các nhà quản lý kiểm tra, kiểm soát các biến động tài sản Theo hệ thống kế toánhiện hành, các chứng từ ban đầu về kế toán TSCĐ bao gồm:

Chứng từ mệnh lệnh: là những chứng từ để chứng minh sự thay đổi TSCĐ trongđơn vị Bao gồm các quyết định đầu tư, các quyết định điều động tài sản, các quyết định

về thanh lý hoặc bán tài sản, quyết định về đánh giá hoặc kiểm kê tài sản

Chứng từ thực hiện:

 Biên bản giao nhận TSCĐ ( mẫu 01 – TSCĐ/ BB)

 Biên bản thanh lý TSCĐ (mẫu số 03 – TSCĐ/ BB)

 Biên bản giao nhận sửa chữa lớn hoàn thành (mẫu 04 – TSCĐ/ HD)

 Biên bản đánh giá lại TSCĐ (mẫu 05 – TSCĐ/ HD)

Ngoài các chứng từ chính trên còn thêm một số chứng từ khác tuỳ theo từngtrường hợp Bên cạnh việc sử dụng chứng từ để chứng minh cho các nghiệp vụ phát sinh

có liên quan đến TSCĐ, quản lý TSCĐ còn phải dựa trên cơ sở các bộ hồ sơ gồm “hồ sơ

kỹ thuật” do bộ phận kỹ thuật lập, “Hồ sơ kế toán ” do bộ phận kế toán lập để quản lýnguyên giá, sử dụng vào đâu và trích khấu hao như nào

Qui trình tổ chức chứng từ kế toán TSCĐ.

(4)

Thủ trưởng

Kế toán trưởng

Hội đồng(ban)

Kế toán TSCĐ

Ra quyết định về TSCĐ

Giao nhận TSCĐ (chứng

từ TSCĐ )

Lập thẻ, huỷ thẻ, bảng tính khấu hao, ghi

Trang 13

(1) (2) (3)

(4)

1.2. Tổ chức hạch toán chi tiết TSCĐ.

Để thuận lợi cho việc quản lý TSCĐ được chi tiết, chính xác và cung cấp các thôngtin kịp thời cho quản lý đòi hỏi phải hạch toán chi tiết TSCĐ Hạch toán chi tiết TSCĐđược tiến hành căn cứ vào các chứng từ về tăng, giảm TSCĐ, khấu hao TSCĐ và cácchứng từ gốc có liên quan

Nội dung chính của hạch toán chi tiết TSCĐ bao gồm:

1.2.1 Đánh số TSCĐ

Là qui định cho mỗi TSCĐ một số hiệu tương ứng theo những nguyên tắc nhấtđịnh Việc đánh số TSCĐ được tiến hành theo từng đối tượng TSCĐ (đối tượng ghiTSCĐ ) Mỗi đối tượng ghi TSCĐ không phân biệt đang sử dụng hay dự trữ đều phải có

số hiệu riêng Số hiệu của mỗi đối tượng ghi TSCĐ không thay đổi trong suốt thời gian

sử dụng

1.2.2 Tổ chức kế toán chi tiết

Tại phòng kế toán, kế toán chi tiết TSCĐ được thực hiện trên thẻ TSCĐ ThẻTSCĐ dùng để theo dõi chi tiết từng TSCĐ của đơn vị, tình hình thay đổi nguyên giá vàgiá trị hao mòn đã trích hàng năm của từng TSCĐ Thẻ TSCĐ do kế toán TSCĐ lập chotừng đối tượng ghi TSCĐ Thẻ TSCĐ được lưu giữ ở phòng kế toán trong suốt quá trình

sử dụng Để tổng hợp theo từng loại, từng nhóm TSCĐ kế toán còn sử dụng “sổ TSCĐ ”:

 Hướng 1: có thể mở trên cùng một sổ theo dõi cả loại tài sản và nơi sử dụng TSCĐ

Sổ này thường áp dụng ở đơn vị có ít loại TSCĐ và có tính chuyên dùng theo bộ phận:

Nướ

c sảnxuất

Thờigianđưa vào

sử dụng

Sốhiệu

TSCĐ

Khấu hao Luỹ kế

KH tớingàythanh lý

Chứng

từ Lý dogiảm

TSCĐ

khấuhao

Mứckhấuhao

Ra quyết định về TSCĐ

Giao nhận TSCĐ (chứng

từ TSCĐ )

Lập thẻ, huỷ thẻ, bảng tính khấu hao, ghi

sổ kế toán

Trang 14

 Hướng 2: Tách mẫu sổ trên thành hai loại sổ chi tiết

Sổ chi tiết theo loại TSCĐ được thiết kế giống như trên và Sổ chi tiết theo bộ phận

sử dụng: chỉ theo dõi nguyên giá tăng, giảm không theo dõi hao mòn và giá trị còn lại:

Sổ tài sản sản theo đơn vị sử dụng

Bộ phận sử dụng:

Ghi tăng tài sản và công cụ lao động Ghi giảm tài sản và công cụ

lao động

GhichúChứng từ Tên,

nhãnhiệu

Đơn vị sử dụngtài sản cố địnhcông cụ lao ộng

Sốlượng Đơngiá tiềnSố Chứngtừ Lýdo lượngSố tiềnSố

2.1 Tài khoản sử dụng.

Để tổ chức hạch toán TSCĐ, kế toán sử dụng các tài khoản chủ yếu sau:

TK 211 TSCĐ hữu hình: phản ánh giá trị hiện có và biến động tăng, giảm của

toàn bộ TSCĐ hữu hình thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp theo nguyên giá

Bên nợ: Phản ánh các nghiệp vụ làm tăng TSCĐ hữu hình theo nguyên giá

Bên có: Phản ánh các nghiệp vụ làm giảm TSCĐ hữu hình theo nguyên giá

Dư nợ: Nguyên giá TSCĐ hữu hình hiện có ở đơn vị

Tài khoản 211 chi tiết thành 6 tiểu khoản:

Sổ chi tiết

Tổng hợp tăng, giảm TSCĐ

Báo cáo kế toán

Trang 15

2114 – Phương tiện vận tải, truyền dẫn sản phẩm.

2118 – TSCĐ khác

TK213 – TSCĐ vô hình: phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của toàn

bộ TSCĐ vô hình của doanh nghiệp

Bên nợ: Nguyên giá TSCĐ vô hình tăng

Bên có: Nguyên giá TSCĐ vô hình giảm

Dư nợ: nguyên giá TSCĐ vô hình hiện có ở doanh nghiệp

Tài khoản 213 có 7 tài khoản cấp 2:

TSCĐ mua ngoài đưa ngay Nguyên thanh lý,nhượng giá trị

vào sử dụng giá bán, đưa đi còn lại

Lãi trả chậm TSCĐ đưa đi góp

phải trả vốn liên doanh

241 412

Ngày đăng: 07/11/2013, 10:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w