sáng kiến kinh nghiệm Ngữ vănSân khấu hoá tác phẩm văn họcDiễn tiểu phẩm trong dạy học văn họcVăn học dân gianSáng kiến giúp giờ học Văn thêm sinh động, hấp dẫn, lí thú với học sinh Trung học cơ sở.
Trang 2CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài:
“Diễn tiểu phẩm – một hình thức giúp học sinh hứng thú hơn đối với môn Ngữ văn”
I ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Lý do chọn đề tài:
Môn Ngữ Văn trong nhà trường trước hết là một môn học như tất cả các mônkhoa học khác được quy định bởi chương trình và có tác dụng góp phần hình thành,phát triển và hoàn thiện nhân cách học sinh theo mục tiêu giáo dục Những tác phẩmtrong chương trình là những tác phẩm văn chương được chọn lọc từ trong kho tàngvăn hoá dân tộc và nhân loại Nói đến tác phẩm văn chương là nói đến một nghệ thuật
“nghệ thuật ngôn từ ” và đó là đặc trưng của văn học
Việc dạy học trong nhà trường chịu sự chi phối của phương thức phản ánh bằnghình tượng ngôn ngữ được thể hiện qua sự sáng tạo độc đáo của nhà văn Xét về cấutạo, hình tượng, bao hàm các cái riêng, cái phổ biến Và các cá thể, cái trừu tượng; xúcđộng cảm tính và ý thức tư tưởng, nội dung và hình thức Chính sự thống nhất củacác mặt đối lập ấy tạo ra sức mạnh riêng biệt của văn chương nghệ thuật
Hình tượng nghệ thuật có khả năng gây ra những tác động không hạn chế gợilên trường liên tưởng bất tận Hình thức nghệ thuật văn học mang tính đa nghĩa Nónhư khối đa diện nhiều màu, tuỳ theo chỗ đứng, cách nhìn của người xem mà pháthiện ra vẻ đẹp khác nhau của nó Lứa tuổi, trình độ học vấn, kinh nghiệm sống, tưtưởng, tình cảm, sự lịch lãm và vị trí xã hội, khuynh hướng của tâm hồn và trí tuệ từngngười cũng dẫn đến sự nhận thức khác nhau
Vì vậy khi dạy học đòi hỏi người dạy vừa phải là một nhà giáo, vừa là ngườinghệ sĩ đa tài làm thế nào để làm nổi bật và truyền tải được sự rung động thẩm mĩ sâusắc của tác phẩm khiến cho học sinh say mê, thích thú
Trong lĩnh vực giáo dục những năm vừa qua, đổi mới phương pháp dạy học làmột vấn đề đã và đang được đề cập và bàn luận hết sức sôi nổi Định hướng phươngpháp dạy học đã được thống nhất theo tư tưởng tích cực hóa hoạt động của học sinhdưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên Để đạt được mục đích đó , bản thân ngườigiáo viên có tâm huyết phải tự tìm tòi phương pháp thích hợp nhằm gây hứng thú chohọc sinh trong tất cả các môn học
Đối với bộ môn Ngữ Văn, hình thức truyền thụ xem việc thuyết giảng là chính đã trở nên đơn điệu, xơ cứng, không còn phù hợp trong giai đoạn hiện nay Làm sao để phát huy trí lực sáng tạo của học sinh với môn học này, từ đó nâng cao hiệu quả giáo dục thẩm mỹ, khơi gợi niềm say mê hứng thú học tập bộ môn Ngữ văn? Và làm thế nào để giải quyết mâu thuẫn giữa một bên là yêu cầu truyền đạt khối lượng tri thức và bên kia là số lượng thời gian thực học của học sinh ngày càng ít đi do sự chi phối bởi nhiều nhu cầu của cuộc sống hiện đại?
Trang 3Từ những băn khoăn trên, bản thân tôi đã cố gắng đổi mới phương pháp dạy học với nhiều hình thức khác nhau Một trong những hình thức mà tôi thấy có hiệu quả là tập cho học sinh diễn tiểu phẩm từ một văn bản được học trong nhà trường Đóng vai nhân vật rất có tác dụng trong việc phát triển “ kỹ năng giao tiếp” của học sinh, mang đến cho học sinh cơ hội thực tập kỹ năng Đây cũng là một thủ pháp thâm nhập tìm hiểu tâm tư và thái độ con người, rất có ích cho việc nắm vững , phân tích và cảm nhận tác phẩm Sau đây là một số kinh nghiệm tôi đã tích luỹ được trong thời gian vừa qua.
2 Khách thể và đối tượng nghiên cứu:
- Từ năm học 2006 đến nay, tôi là giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn Ngữvăn khối 6, 7, 8 tại trường THCS Đinh Tiên Hoàng Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ cấpcho nhà trường một số bức tranh minh hoạ đơn giản Qua thực tiễn giảng dạy, tôi nhậnthấy học sinh chưa cảm nhận được sâu sắc văn bản thông qua tranh minh hoạ mà chỉ
cảm nhận được chủ yếu từ ngôn từ của văn bản Hay nói cách khác, kênh hình chưa được khai thác triệt để.
- Đối tượng: Học sinh khối 6,7, 8, 9 tại trường THCS Đinh Tiên Hoàng, Thị xãNinh Hòa, Khánh Hòa
3 Mục đích nghiên cứu:
Nhằm tạo cho học sinh hứng thú hơn trong các tiết học văn bản, để học sinh dễdàng tiếp thu và ghi nhớ nội dung bài học
4 Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để nâng cao chất lượng dạy và học bằng diễn tiểu phẩm, đòi hỏi người giáoviên phải linh hoạt, tận tâm, nghiêm túc khi làm việc Phải biết sử dụng diễn tiểu phẩmhợp lí trong bài dạy khi khai thác, củng cố, luyện tập để làm rõ nội dung cần tìm hiểu
Ngày nay, phương tiện dạy học có một vai trò hết sức quan trọng trong việc dạyhọc, đặc biệt khi mà công nghệ thông tin đang phát triển với tốc độ nhanh và ứng dụnghết sức rộng rãi Diễn tiểu phẩm không chỉ dừng lại ở mức độ minh hoạ mà đã trởthành công cụ nhận thức
Vì vậy tôi muốn trình bày vấn đề về cách sử dụng một loại phương tiện dạy học
"diễn tiểu phẩm" sao cho đạt hiệu quả tối ưu nhất
- Phương pháp tổng kết, rút kinh nghiệm
- Phương pháp thử nghiệm trên các lớp 6, 7, 8, 9 đang giảng dạy tại trườngTHCS Đinh Tiên Hoàng
Trang 42 Giới hạn đề tài
Trong chương trình Ngữ văn THCS, phần lớn các tác phẩm thuộc Văn họcdân gian lớp 6 thuận lợi cho việc diễn tiểu phẩm hơn cả Tuy nhiên, nếu thích hợp vềthời gian, vẫn có thể sử dụng diễn tiểu phẩm ở các khối lớp khác
Lớp Tiết PPCT Tên bài dạy
6
9 Sơn Tinh, Thủy Tinh
25, 26 Em bé thông minh
34 Ông lão đánh cá và con cá vàng
40 Thầy bói xem voi
45 Chân, tay, tai, mắt, miệng
62 Mẹ hiền dạy con73,74 Bài học đường đời đầu tiên
7 5,6 Cuộc chia tay của những con búp bê
105,106 Sống chết mặc bay
117 Quan Âm Thị Kính
13,14 Lão Hạc 117,118 Ông Giuốc – đanh mặc lễ phục
9 16,17 Chuyện người con gái Nam Xương
71,72 Chiếc lược ngà
II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1 Cơ sở lý luận
Theo Luật giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông nhằm:
- Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo ở học sinh
- Bồi dưỡng phương pháp tự học
- Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn
- Tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho họcsinh
Bốn định hướng này có liên quan chặt chẽ, trong đó định hướng đầu tiên là cănbản
Trang 5Để học sinh lĩnh hội được tri thức một cách tốt nhất cần hướng học sinh vào
"hoạt động tích cực" Tức là học sinh phải được trực tiếp tìm hiểu, khám phá vấn đề.Mỗi vấn đề được làm sáng tỏ sẽ mở ra những chân trời mới về sự sáng tạo Bộ mônNgữ văn đang trên con đường đổi mới cũng phải tuân theo quy luật đó Dạy học theophương pháp đổi mới phải thực sự lấy "học sinh làm trung tâm", coi hoạt động của họcsinh là một hoạt động có ý nghĩa thiết thực nhất trong việc dạy và học Học sinh đượchoạt động dưới sự hướng dẫn của giáo viên Để lĩnh hội tri thức học sinh có thể đọc,phân tích văn bản thông qua hoạt động chỉ đạo của giáo viên Bên cạnh đó học sinhđược mở rộng, khắc sâu kiến thức bằng các phương tiện dạy học và giáo viên sử dụng:máy chiếu, tranh ảnh, biểu bảng, phiếu thảo luận Giữa văn bản, phương tiện dạy họcvới học sinh có tác động qua lại với nhau tạo môi liên hệ chặt chẽ, hoàn chỉnh, thốngnhất (học sinh là người khám phá, tìm hiểu; văn bản là cánh cửa; phương tiện dạy học
là chìa khoá) Kênh hình tác động trực tiếp và sinh động tới các giác quan của họcsinh, học sinh có thể nhận biết được ngay vấn đề, chứ không như ngôn ngữ học sinhphải đọc, phân tích ý nghĩa, suy luận, rút ra nội dung (đó là quá trình mất nhiều thờigian cho học sinh) Ở lứa tuổi các em THCS, được hóa thân thành những nhân vậttrong các tác phẩm sẽ giúp học sinh tiếp thu kiến thức nhanh hơn, tạo sự hứng thú vàyêu thích bộ môn
Ngày nay, do sự phát triển chung, nhận thức của học sinh càng cao và nhanhnhạy, đứng trước yêu cầu đó trong mỗi giờ dạy giáo viên không thể nhất thiết phảiphân tích rồi rút ra nội dung bài học mà chỉ cần thông qua việc diễn tiểu phẩm, hóathân thành từng nhân vật khác nhau giúp học sinh tự phân tích đánh giá cái hay, cáiđẹp, những tình cảm, ý tưởng đã được thể hiện trong kịch bản Những phát hiện mớinày học sinh có thể hiểu qua những vai diễn, phân cảnh đầy ấn tượng của tiểu phẩm
- Nắm nội dung chương trình sách giáo khoa từ lớp 6 lớp 9
- Tìm đọc những loại sách tham khảo, tài liệu tham khảo, xây dựng mô hình tiếtdạy, thiết kế bài giảng, giáo án mẫu, nghiên cứu băng hình mẫu
- Dự giờ đồng nghiệp tích lũy kinh nghiệm trong giảng dạy
- Có thể xây dựng và sửa chữa các tiểu phẩm vừa sức mà không kém phần hấphẫn với học sinh
Trang 6a Giáo viên :
- Bước đầu còn gặp khó khăn khi chương trình sách giáo khoa mới, vận dụngphương pháp tích hợp và gây hứng thú học tập cho học sinh có những hạn chế nhấtđịnh
- Nội dung các văn bản còn nhiều kiến thức, nặng nề nên mất nhiều thời gian đầu
tư cho tiết dạy
b Học sinh :
- Đời sống văn hóa tinh thần ngày một nâng cao, một số nhu cầu giải trí nhưxem ti vi, chơi game, mạng xã hội: facebook, zalo ngày càng nhiều làm cho một
số em bị lôi cuốn, xao lãng việc học
- Phần lớn học sinh có tâm lí coi nhẹ việc học bộ môn Ngữ văn, không mấyhứng thú với bộ môn, có cảm giác sợ giáo viên gọi tên trong giờ học
- Nhiều học sinh ít có hứng thú chuẩn bị kĩ bài ở nhà, lười tư duy, lười sángtạo
- Đa số các em lười hoặc không bao giờ đọc sách, kể cả văn bản trong SGKnên khó nắm được tinh thần của văn bản
- Một số học sinh có hoàn cảnh khó khăn, cha mẹ đi làm ít quan tâm đến việchọc của con em, ảnh hưởng chất lượng học tập của học sinh
3 Các biện pháp tiến hành
1 Trước hết, bản thân tôi phải nghiên cứu kỹ bài dạy, nắm được các đặc điểm
về hoàn cảnh lịch sử, thể loại, cốt truyện, nhân vật, sự kiện, sử dụng nhiều phươngpháp tích cực hóa hoạt động của học sinh, lôi cuốn các em vào bài học
2 Dặn dò học sinh đọc thật kỹ tác phẩm, soạn bài trước khi lên lớp
3 Muốn đóng vai nhân vật, học sinh phải thật sự hoá thân vào nhân vật Muốnvậy, tôi phải rèn cho học sinh được cách đọc tác phẩm Bởi vì đọc là cơ sở để thâmnhập tác phẩm Đó là một phương pháp đặc thù của phân môn đọc - hiểu văn bản Đọc
sẽ kích thích quá trình cảm thụ, tri giác tưởng tượng, đưa người đọc vào thế giới tácphẩm Vậy, đọc tác phẩm văn học là đọc như thế nào?
Đọc tác phẩm văn học là đọc cho sáng rõ ý nghĩ, tình cảm, thái độ của nhà văn.Bằng sức mạnh riêng của việc đọc diễn cảm, người giáo viên dẫn dắt học sinh vào thếgiới của tác phẩm văn học một cách dễ dàng, phù hợp với quy luật cảm thụ văn học.Hướng dẫn học sinh đọc đúng giọng điệu là thể hiện được cung bậc cảm xúc của tácgiả Trong các tiết học trên lớp , tôi cố gắng rèn cho học sinh 3 mức độ đọc đó là đọc
+ Đọc diễn cảm : Đọc diễn cảm là hệ thống phương pháp đọc sáng tạo, bản chấtcủa đọc sáng tạo là xác định mọi quan hệ cảm xúc riêng tư của người đọc về giá trị nội
Trang 7dung và hình thức đọc của tác phẩm Đọc diễn cảm đòi hỏi cả giáo viên và học sinhphải có cảm xúc Đọc diễn cảm có tác dụng giúp người đọc hiểu được tác phẩm, pháttriển trí tuệ cho học sinh, thông qua việc đọc diễn cảm giúp học sinh khám phá tácphẩm văn chương, giúp học sinh hiểu rõ được giá trị đích thực của tác phẩm văn học Muốn rèn cho học sinh đọc diễn cảm, bản thân tôi cũng phải tự rèn kỹ năngđọc , đọc đúng, đọc hay, đọc thật diễn cảm, thể hiện được cảm xúc của nhà văn Đốivới học sinh, tôi yêu cầu các em phải đọc tác phẩm ở nhà trước từ 4 đến 5 lần Có nhưvậy khi đến lớp với sự hướng dẫn của tôi, mới dễ dàng khơi gợi cảm xúc của các em,khích lệ các em đọc một cách hứng thú
4 Từ cơ sở hiểu tác phẩm trong quá trình đọc và phân tích, tôi sẽ tập cho các
em diễn tiểu phẩm với nhiều hình thức khác nhau :
a Đối với bài dạy Đọc - hiểu văn bản trên lớp: tuỳ theo nội dung bài dạy màtôi dành thời lượng thích hợp để học sinh hoá thân vào nhân vật
a.1 Diễn tiểu phẩm để giới thiệu bài
a.2 Diễn tiểu phẩm để khai thác phần đọc - hiểu văn bản
a.3 Diễn tiểu phẩm để củng cố kiến thức
a.4 Diễn tiểu phẩm để minh họa cho phần luyện tập
Hướng dẫn học sinh nói đúng giọng điệu, thể hiện được cử chỉ, điệu bộ, tâmtrạng của nhân vật, có khi trong một tình huống gay cấn ( như đoạn em bé thông minhdiện kiến nhà vua trong truyện cổ tích “em bé thông minh”, nội tâm lão Hạc trongcuộc nói chuyện với ông giáo sau khi bán cậu Vàng, cụ Bơ – men vẽ chiếc lá cuốicùng trong đêm mưa gió ); hay cả trong suốt văn bản ( đoạn trích Tức nước vỡ bờ)
b Đối với một tiết học riêng biệt như tổ chức thi dựng tiểu phẩm trong tiếtHoạt động Ngữ văn - Thi kể chuyện
- Cho học sinh chuẩn bị ở nhà với yêu cầu:
+ Dựng tiểu phẩm, hoạt cảnh văn bản đã học
+ Có chuẩn bị trang phục, hóa trang cho phù hợp
+ Hình thức: thi đua giữa các tổ (4 tổ), mỗi tổ cử 1 học sinh vào Ban giámkhảo
- Thực hiện trên lớp: GV nêu yêu cầu :
+ Biết kể chuyện hoặc diễn tiểu phẩm theo thời gian quy định 7- 10 phút + Cần có phần mở đầu và kết thúc
+ Lời nói rõ ràng, mạch lạc, diễn cảm, nhập vai
+ Tư thế tự tin, điệu bộ tự nhiên
+ Nội dung truyện hay, diễn hấp dẫn, thu hút sự chú ý, gây ấn tượng
- Học sinh từng tổ trình diễn phần chuẩn bị của mình, các tổ còn lại chú ý, ghinhận xét vào giấy, bình chọn tổ và cá nhân diễn xuất sắc nhất Ban giám khảo nhậnxét, ghi điểm sau khi kết thúc phần trình bày mỗi tổ
- Nhận xét, tuyên dương, khen thưởng cho cá nhân và tổ diễn hay nhất (bằngđiểm hoặc phần quà nhỏ)
c Đối với một buổi hoạt động ngoại khoá :
Trang 8- Học sinh viết kịch bản, giáo viên sửa.
- Giáo viên chọn vai diễn phù hợp
- Học sinh tập trong thời gian quy định
- Giáo viên hướng dẫn, sửa chữa
- Biểu diễn trên sân khấu của nhà trường, có trang phục, âm thanh, ánh sáng.Khán giả là giáo viên, học sinh toàn trường
5 Diễn tiểu phẩm:
1 Hoạt cảnh: THẦY BÓI XEM VOI
(Chuyển thể từ truyện ngụ ngôn SGK - Ngữ Văn 6/tập 1)
1 Nhân vật : năm ông thầy bói, người quản voi, người dẫn voi
2 Đạo cụ :
+Hình một con voi giấy
+Năm chiếc gậy , năm kính đen cho các thầy bói
3 Phân cảnh :
Năm thầy bói xếp hàng đi ra, vừa đi vừa nhún nhẩy, rao theo nhịp:
- Bói đây, bói đây Bói phong thủy, bói tình duyên, ai bói không?
Các thầy ngồi xuống bục, giọng chán nản :
Thầy 1 : Giời ơi là giời từ sáng đến giờ, rao khô cả miệng chẳng được mối nào.Thầy 2 : Chán quá, chẳng có gì để làm cả
Thầy 3 : Giá như có voi để xem nhỉ
Thầy 4 : Đúng đấy, hồi giờ tôi không biết hình thù con voi nó như thế nào
Thầy 5 : Ừ, tôi, cũng vậy
Người quản voi cùng voi ra sân khấu Người quản voi hát : “ Chú voi con ởBản Đôn, chưa có ngà nên còn trẻ con ”
Năm thầy đứng dậy : có voi, có voi, đi xem thôi!
- Thầy 1 : Này chú quản voi, cho chúng tôi xem voi tí
Quản voi : Không được, voi tôi còn phải đi xiếc
Năm thầy: (moi tiền) Đây đây biếu chú ít tiền
Quản voi : Nhưng các thầy đều mù, làm sao mà xem voi được cơ chứ ?
Năm thầy ( xoè tay ra ) : Đây, tay đây, trăm thấy không bằng một sờ
Quản voi : Được được các bác cứ tự nhiên
T 1: (sờ vòi) Tưởng con voi nó thế nào, hóa ra nó sun sun như con đĩa
T 2 : ( sờ ngà) Tránh ra, để tôi xem Không phải nó chần chẫn như cái đòn càn
T 3 ( sờ tai): Nào để tôi xem Đâu có Nó bè bè như cái quạt thóc
T 4 (sờ chân): Đâu đâu để tôi xem Ai bảo! Nó sừng sững như cái cột đình
Trang 9T5: Các thầy sao lại nói không ai giống ai cả, để tôi coi Các thầy phán sai hết.Con voi nó tun tủn chư cái chổi sể cùn ấy.
Năm thầy xúm lại cãi nhau ỏm tỏi:
- Tôi đã bảo là con voi giống cột đình
- Không phải giống cái quạt thóc
- Ai bảo thế, nó chần chẫn như cái đòn càn
Các thầy vừa cãi vừa đánh nhau:
- Dám cãi tôi
- Dám cãi này
- Tôi mà sai à ?
- Mày cãi với ông à ?
- Ai bảo ông sai nào…
Quản voi : Thôi đi! Tôi xin can các thầy Các thầy nói không đúng cả
Năm thầy : Sao? Sao?
Quản voi : Năm thầy chỉ sờ đúng một bộ phận của voi thôi, chưa sờ toàn bộcon voi mà Đây này, sun sun như con đỉa là vòi voi , chần chẫn như cái đòn càn là ngàvoi, bè bè như cái quạt thóc là tai voi, sừng sững như cái cột đình là chân voi, còn tuntủn chư cái chổi sể cùn là đuôi voi
Năm thầy bói sửng sốt, bật ngửa, đồng thanh kêu lên : Trời ơi !
2 Hoạt cảnh :CHÂN ,TAY , TAI, MẮT, MIỆNG
(Chuyển thể từ truyện ngụ ngôn SGK-Ngữ Văn 6/tập 1)
1 Nhân vật :CHÂN, TAY, TAI, MẮT, MIỆNG.
2 Đạo cụ :
+ 5 chiếc mũ có 5 biểu tượng CHÂN, TAY, TAI, MẮT, MIỆNG
+ Một chiếc gậy cho bác Tai
3.Phân cảnh :
*Người dẫn truyện :Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai, lão Miệng đang sống với nhau thật thân thiết và vui vẻ Hễ một người đau thì tất cả chăm lo Bỗng một hôm… Cậu CHÂN, cậu TAY đi làm đồng trở về
*CẢNH 1:
-Cậu CHÂN :Làm nông cực ơi là cực Tôi mệt quá cậu Tay ơi!
-Cậu TAY : hàng nước của cô Mắt kia kìa ! Hai anh em mình ghé vào kiếm bát chèxanh cho đỡ mệt
-Cô MẮT :(Cô cười thật tươi bước ra đón khách ) Chào 2 anh , mời 2 anh dùng nướcạ! (Vừa chào vừa rót nước mời khách )
-Cậu CHÂN , cậu TAY : đỡ lấy bát nước hớp một hớp ,tỏ ra ý khoan khoái
Trang 10- Cậu CHÂN khen : Chè cô Mắt pha ngon thật !
- Cậu TAY nói theo :Đúng đấy! Đúng đấy !
-Lão MIỆNG : Đi ngang quán đọc thơ:
Yến sào Hòn Nội
Vịt lội Ninh Hoà
Tôm hùm Bình Ba
Nai khô Diên Khánh
Cá trầu Võ Cạnh
Sò Huyết Thuỷ Triều
Loại nào ở đâu
Ta đều nếm thử
Ngon ơi là ngon !
-Cô MẮT (bĩu môi) : Đấy ,hai anh nhìn xem Chúng ta làm lụng quanh năm suốttháng Còn lão Miệng chỉ ăn rồi hát với hò Thật là bất công Hay là (Cô Mắt liếcnhìn cậu Chân, cậu Tay để dò ý ) chúng ta đừng làm gì nữa để xem lão Miệng có sốngđược không ?
Nghe vè lão Miệng
Suốt ngày làm biếng
Ăn chẳng chịu làm
Ai hơi sức đâu
Mà nuôi mãi được…
-Cậu CHÂN: Hay là chúng ta cùng rủ bác Tai đi cùng
-Cậu TAY: Ý kiến hay đấy!
*Người dẫn truyện : Họ đi đến nhà bác Tai Bác Tai đang cho gà , cho vịt ăn Trông thấy họ, bác Tai dừng tay bước ra
-Bác TAI : Có chuyện gì thế ? Đến nhà bác chơi mà sao mặt mày tiu nghỉu thế kia ?-Cô MẮT: Bác Tai ơi! Bác đi cùng chúng cháu sang nhà lão Miệng nhé! Chúng cháucũng như Bác, lâu nay làm việc vất vả nhiều rồi , chúng ta không tội gì mà làm cho lãoMiệng hưởng mãi được
-Bác TAI: Phải ,phải …chờ bác một chút Bác lấy chiếc gậy rồi sẽ đi cùng với cáccháu ngay
*CẢNH 3:
Trang 11-Lão MIỆNG :(Miệng cười thật tươi)-Chào mọi người! Rảnh hay sao mà đến thăm tôiđông đủ thế này ?
-Bác TAI: Chúng tôi đến không phải thăm ông mà nói cho ông biết:“Từ nay, ôngmuốn có ăn phải lăn vào bếp nhé ! Chúng tôi không làm cho ông hưởng nữa đâu ?Chúng tôi đã cực khổ ,vất vả vì ông quá nhiều rồi!”
-Cô MẮT : Xưa nay, chúng tôi có biết miếng ngon, miếng ngọt nào mà làm cho cực -Cậu CHÂN , cậu TAY : Không làm gì nữa! Cho lão chết đói!
- Lão MIỆNG: không cần giận dữ,cáu gắt như thế! Xưa nay chúng ta đã từng sốnghoà thuận với nhau lắm mà ! Sao hôm nay anh Tai và các cháu lại nặng lời với tôi nhưvậy ?
-Cả bọn đồng thanh nói : Lão tự hỏi lão đấy
*Người dẫn truyện :Nói xong cả bọ kéo nhau về Từ hôm đó, bác Tai , cô Mắt, cậu chân, cậu Tay không làm gì nữa Một ngày, hai ngày, rồi ba ngày… cả bọn thấy mệt mỏi, rã rời
*CẢNH 4:
-Cậu TAY: Đôi tay tôi sao thế này ? Tôi không cầm nổi chiếc cuốc nữa
-Cậu CHÂN: Còn đôi chân của tôi tự nhiên teo lại Mới hôm kia tôi còn chạy nhảyrong chơi Vậy mà hôm nay tôi lại nhấc lên không nổi
-Cô MẮT:Ủa Ủa ! Sao 2 mi mắt của tôi cứ nặng trĩu , mở không ra Tôi nhìnkhông thấy rõ mọi người nữa rồi …
-Bác TAI: Bác không nghe rõ các cháu nói gì ! Tai bác cứ ù ù như xay lúa ở trong
*Người dẫn truyện : Cho đến ngày thứ bảy, cả bọn lừ đừ mệt mỏi, không thể chịu được Bác Tai họp mọi người lại
-Bác TAI: Phải xin lỗi lão Miệng thôi.Chúng ta đã sai rồi Nếu nhúng ta không làm đểcho lão Miệng có cái ăn thì chúng ta sẽ bị tê liệt
*Người dẫn truyện : Thế rồi Chân, Tai, Mắt cố gượng dậy đi theo bác Tai đến nhà lão Miệng Đến nơi ,họ thấy lão Miệng cũng nhợt nhạt cả hai môi, không còn sức đâu mà chào mọi người Thấy thế ,cậu Chân, cậu Tay vội đi tìm thức ăn Cả bọn xúm vào đỡ lão Miệng dậy, cho lão ăn Khi thấy lão Miệng tươi tỉnh lại, mọi người bèn xin lỗi lão.
*CẢNH 5:
-CHÂN, TAY,TAI ,MẮT : Chúng tôi xin lỗi lão Chúng tôi xin hứa từ đây : Sống gắn
bó keo sơn ,không gây ra phiền hà Mỗi người một công việc Vui buồn cùng có nhau
*Người dẫn truyện : Qua câu chuyện ngụ ngôn CHÂN ,TAY , TAI, MẮT, MIỆNG tập thể lớp chúng tôi muốn gửi đến các bạn một thông điệp: “Trong một tập thể ,cộng đồng mọi thành viên đều có liên quan chặt chẽ với nhau ,do đó phải gắn bó, hợp tác, tôn trọng công sức của nhau”.
* Tất cả cùng bước ra chào
3 KỊCH BẢN: TỨC NƯỚC VỠ BỜ
Trang 12Nhân vật:
- Chị Dậu: Hiền lành, mạnh mẽ.( Đầu vấn khăn mỏ quạ, mặc váy đụp)
- Anh Dậu: Ốm yếu
- Bà lão hàng xóm: Nhân từ, phúc hậu ( Đầu vấn khăn, mặc váy đụp)
- Cai Lệ: Hung dữ, tàn nhẫn, độc ác ( Đội nón chóp, thắt lưng)
- Người nhà lí trưởng: Vẫn còn có chút lương tâm
Bối cảnh: Tại nhà chị Dậu, có một chõng tre.
NỘI DUNG Chị Dậu (dìu anh Dậu ngồi xuống chõng, xoa trán chồng) :
- Thầy em thấy trong người thế nào? Đã hết đau chưa?
Bà lão hàng xóm: ( Bưng bát cháo hành chạy vào):
- Nhà Dậu đã tỉnh chưa? Này, có bát cháo hành cố húp tí cho lại sức
Chị Dậu (Cầm lấy bát): - Con xin bà.
- Thầy em rán húp tí cho tỉnh (nói với AD)
Anh Dậu ( Lắc lư): Đằng mồm lắm không ăn được.
Chị Dậu: Thầy em có thương tôi, thương các con thì cố ăn đi.
Bà lão: Cố ăn đi một tí nếu không thì chết mất.
Cai Lệ tay cầm thước, tay cầm roi gõ xuống đất, người nhà Lí Trưởng cầm dây thừng
sầm sập vào nhà quát: - Thằng kia, ông tưởng mày chết hôm qua, nộp tiền sưu mau!
Anh Dậu hoảng sợ đánh rơi bát cháo.
Chị Dậu: Nhà cháu đã túng, chồng lại đau ốm xin ông cho khất.
Cai Lệ quát: Tiền nhà nước mà mở mồm xin khất.
Chị Dậu van nài: Cháu van ông, nhà cháu đang ốm, xin ông thương cho.
Cai Lệ: Không lôi thôi Trói nó lại.
Người nhà Lí Trưởng chần chừ, Cai Lệ giật phắt dây thừng đến chỗ anh Dậu
Chị Dậu cản lại: Chồng tôi đau ốm các ông không được phép hành hạ.
Cai Lệ hung hãn tát vào mặt chị Dậu
Chị Dậu nghiến răng: - Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem
Chị Dậu và Cai Lệ giằng co nhau.
Chị Dậu đấm vào gáy (Trói này, trói này) Bà cụ can ( Đĩ ơi, chết mất thôi) Cai Lệ:
(Tha này, tha này, con mẹ này ghê thật.)
Chị Dậu ( trợn mắt bậm môi): Bà đã van xin mày vẫn không tha
Cai Lệ hậm hực: Mày dám đánh người nhà nước, mày biết tay ông ( Lồm cồm chạy
về)
Anh Dậu: u nó ạ! Người ta đánh mình không sao mình mà đánh người ta thì phải tù
phải tội
Trang 13Chị Dậu tức tưởi: Con giun xéo lắm cũng phải quằn, không thể ngồi yên cho nó hành
hạ mãi được
4 Hiệu quả
Qua quá trình thực hiện, học sinh học tập hứng thú hơn, ham thích hơn khi học
bộ môn này Nhiều em tỏ ra quan tâm hơn đến môn học : chuẩn bị bài trước khi đếnlớp; có tinh thần thi đua học tập; dạn dĩ, tự tin phát biểu (nói) trước lớp; dựng tiểuphẩm (kể chuyện-đóng vai); vẽ tranh minh họa Học sinh khá giỏi không còn học lệch
mà có sự đầu tư nhiều hơn, học sinh yếu-kém-trung bình có sự chuẩn bị bài tốt hơn,gặp vấn đề không rõ thì hỏi ý kiến các bạn và có khi hỏi giáo viên để được giúp đỡ.Đặc biệt các em học sinh yếu kém lại khá hứng thú trong việc đóng vai nhân vật Nhờ
sự động viên, khen ngợi của các bạn và cô giáo, các em tỏ ra dạn dĩ, chủ động tìm hiểubài và yêu thích nhiều hơn với phân môn Ngữ Văn Kết thúc tiết học có tổ chức diễnkịch, có sự thi đua giữa các tổ nhóm thì học sinh tỏ ra rất vui khi mình thuộc đội chiếnthắng đồng thời tỏ ra tiếc nuối khi mình thua đội bạn Nhờ đó góp phần nâng cao chấtlượng dạy và học; một số bài giảng đã tạo được sự hứng thú cho cả Thầy và Trò, đemlại hiệu quả cao, học sinh được khắc sâu kiến thức cơ bản Đó là thành công bước đầutrong việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, tạo ra một sân chơi lànhmạnh, phát huy được tính tự giác, sáng tạo của học sinh
Trong các năm học từ 2010 đến 2014 với việc áp dụng cách sử dụng tranh minhhoạ như trên, tôi đã tiến hành lập phiếu điều tra ở một số lớp 6 như: 6/2, 6/3, 6/5, 6/7
để tìm hiểu hiệu quả của việc giảng dạy
- Tổng số phiếu phát ra là: 135 phiếu
- Tổng số phiếu thu vào là : 135 phiếu
Câu hỏi trên phiếu điều tra tập trung ở một số vấn đề như:
1 Em có thấy hứng thú khi tiết học Ngữ văn có diễn tiểu phẩm trong các bàihọc không?
2 Sau khi học văn bản “ Thầy bói xem voi” em rút ra được bài học gì trongcuộc sống ?
3 Việc học môn Ngữ văn có diễn tiểu phẩm có giúp em vận dụng vào trongthực tế cuộc sống không? Vận dụng vào việc gì?
Kết quả điều tra thu được đã cho thấy sự khác biệt trong nhận thức ở học sinhqua đó khẳng định được hiệu quả của việc diễn tiểu phẩm trong tiết văn học đã gópphần nâng cao chất lượng học tập của học sinh
Kết quả cụ thể:
- Số học sinh tìm ra được phẩm chất của Mã Lương: 90%
- Số học sinh rút ra được bài học cho bản thân: 98%
- Số học sinh vận dụng được trong thực tế cuộc sống: 95%Bảng so sánh kết quả kiểm tra và đánh giá việc diễn tiểu phẩm: ( trong 4 nămliên tiếp)