Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 38 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
38
Dung lượng
119,66 KB
Nội dung
THỰCTRẠNGMỞRỘNGCHOVAYĐỐIVỚIHỘNGHÈOỞNGÂNHÀNGCHÍNHSÁCHXÃHỘIVIỆT NAM. 2.1. NGÂNHÀNGCHÍNHSÁCHXÃHỘIVIỆTNAM 2.1.1. Quá trình hình thành của NHCSXH Việt nam: Trải qua nhiều thập kỷ đấu tranh và phát triển, tuy nhiệm vụ cách mạng trong các thời kỳ có khác nhau, nhưng xoá đói giảm nghèo và thực hiện công bằng xãhội luôn là một trong những nhiệm vụ và chínhsách kinh tế, xãhội cơ bản, được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, thể hiện bản chất của chế độ ta, là một bộ phận quan trọng góp phần thúc đẩy kinh tế, xãhội phát triển bền vững. Nhận thức được tầm quan trọng của vốn trong việc phá vỡ vòng luẩn quẩn của đói nghèo, nhiều chương trình và chínhsách của Nhà nước để đưa vốn tới hộnghèo đã được thực hiện, chẳng hạn: Chovay theo kế hoạch của Nhà nước do các NHTM Nhà nước và Quỹ Hỗ trợ phát triển thực hiện; Chương trình chovay Xoá đói giảm nghèothực hiện cấp vốn thông qua NHNo và các chương trình lồng ghép khác do các Bộ, ngành và tổ chức chính trị xãhội cùng thực hiện; Chương trình chovay giải quyết việc làm, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, hỗ trợ vùng sâu, xa do Bộ LĐ, TB&XH quản lý và Kho bạc Nhà nước thực hiện cho vay… Việc triển khai các chương trình này đã góp phần thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo, tuy nhiên còn nhiều hạn chế, tiêu biểu là: Thứ nhất, các món vay đều mang tính chất ưu đãi với lãi suất thấp hơn lãi suất thị trường theo quy định của Chính phủ, không đủ để trang trải chi phí cần thiết của các ngânhàng và các chương trình. Hộnghèo chỉ có thể nhận vốn một vài lần, không đủ để thoát nghèo dẫn đến lãng phí vốn. Vốn rẻ gây ra các hậu quả tiêu cực trong quá trình xét duyệt cho vay. Thứ hai, tất cả các chương trình đều nhằm mục tiêu đưa đồng vốn đến tay hộnghèo nhưng lại được thực hiện thông qua rất nhiều kênh khác nhau (NHTM, các tổ chức chính trị, xã hội, tổ chức phi Chính phủ nước ngoài…) dẫn đến các nguồn vốn bị chồng chéo, phân tán, thậm chí cản trở lẫn nhau. Nhiều đối tượng được hưởng vốn ưu đãi từ nhiều nguồn khác nhau dẫn đến sử dụng vốn lãng phí, sai mục đích trong khi một số đối tượng khác không tiếp cận được với vốn ưu đãi này. Thứ ba, sự trộn lẫn chovaychínhsách và chovay theo cơ chế thị trường đã tạo nên sự hạn chế rất lớn trong các NHTM. Phụ thuộc, bị động vào chínhsách của Chính phủ đã làm giảm tính năng động của các ngân hàng. Tự chịu trách nhiệm đến cùng – yếu tố quan trọng để đảm bảo tính hiệu quả của hoạt động chovay – bị giảm sút trong chovaychính sách. Nhiều khoản chovay không phải chính sách, song khi không thu được vốn lại chuyển thành chovaychính sách… Theo sáng kiến của NHNo, tháng 3/1995, Quỹ chovay ưu đãi hộnghèo được thành lập, với số vốn ban đầu là 400 tỷ đồng từ vốn góp của ngânhàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, ngânhàng Ngoại thương ViệtNam và các tổ chức khác của Nhà nước. Quỹ được sử dụng để chovayhộnghèo thiếu vốn sản xuất kinh doanh với lãi suất ưu đãi, thấp hơn lãi suất chovay của NHTM, thủ tục vay vốn đơn giản, hộvay không phải thế chấp tài sản. Từ kết quả hoạt động thực tế của Quỹ cho thấy cần phải có một tổ chức tín dụng của Nhà nước thực hiện nhiệm vụ chovayđốivớihộnghèo thiếu vốn. Do vậy, tháng 8/1995, NHNg được thành lập và đi vào hoạt động, vốn điều lệ 500 tỷ đồng và huy động các nguồn vốn khác để uỷ thác qua ngânhàng NHNo chohộnghèovay vốn với lãi suất ưu đãi, không phải thế chấp, cầm cố tài sản, thủ tục chovay đơn giản thông qua tổ vay vốn ở các xã, phường. Hàng triệu người nghèo được hỗ trợ vốn sản xuất, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống, làm quen với các dịch vụ ngân hàng. Tính ưu việt trong hoạt động của NHNg thể hiện: - Khả năng huy động vốn cho mục tiêu xóa đói giảm nghèo được xác lập. Ngânhàng đã huy động được một lượng vốn đáng kể, đặc biệt vốn từ ngânsách địa phương để chovayhộnghèo - Điều kiện vay vốn được nới rộng, hộvay không phải thế chấp tài sản hoặc xây dựng các dự án vay vốn. Hộ có thể vay đến 100% nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh mà không yêu cầu phải có vốn chủ sở hữu tham gia như các NHTM khác. - Nâng cao vai trò kiểm soát thông qua điều hành của Hội đồng quản trị từ trung ương đến địa phương và qua việc bình xét đối tượng được vay vốn của các tổ chức cộng đồng. Bên cạnh những thành tựu đạt được, NHNg trong quá trình cung ứng vốn chohộnghèo đã bộc lộ một số hạn chế sau đây: Thứ nhất, là một tổ chức tín dụng Nhà nước, có tư cách pháp nhân, song NHNg mới chỉ hoạt động như một quỹ ưu đãi, giao điều hành tác nghiệp cho NHNo nên tổ chức quản lý và tác nghiệp đều theo hình thức kiêm nhiệm, phân định trách nhiệm không rõ ràng, cán bộ ngânhàng cơ sở coi trọng nhiệm vụ kinh doanh (là nhiệm vụ của NHNo) mà chưa quan tâm đúng mức đến nhiệm vụ chovayhộ nghèo. Đến cuối năm 2002, cả nước vẫn cón 92 xã, phường chưa có quan hệ vay vốn với NHNg (xã trắng), trong đó có 35 xã thuộc vùng sâu, xa và 57 xã, phường ở khu vực thành thị. Nguyên nhân của những ‘xã trắng’ này là: - Đó là các xãở vùng sâu, xa, dân trí thấp, hạ tầng cơ sở yếu kém, có nơi vẫn chưa có đường giao thông đến xã nên nhiều hộnghèo chưa có điều kiện tiếp cận vốn. - Số lượng hộnghèo ngày càng tăng, món vay nhỏ, lại ở vùng xa nên xảy ra tình trạng quá tải trong công việc, vượt quá khả năng của cán bộ tín dụng. Mặt khác, chưa có chínhsách thoả đáng đốivới số cán bộ này, điều kiện làm việc khó khăn. Thứ hai, bản chất NHNg là một ngân hàng, song vốn đưa vào hoạt động chủ yếu là vốn ưu đãi, khả năng tài chính của ngânhàng chưa bền vững nên việc huy động vốn trong dân cư rất hạn chế nên ngânhàng phải phụ thuộc vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Hơn nữa, trong cơ cấu vốn thì vốn trung hạn chiếm 35% trong khi đó sử dụng vốn thể hiện qua dư nợ chovay trung hạn chiếm tới 77,6% đã ảnh hưởng đến khả năng hoàn trả vốn và mởrộngchovay của ngân hàng. Thứ ba, về xác định đối tượng được vay vốn. Ngânhàng không tự xác định danh sáchhộnghèo mà dựa vào UBND các địa phương nhằm lựa chọn các hộnghèo để cho vay. Điều này dẫn đến danh sách thường đơn thuần chỉ là danh sáchhộ nghèo, trong đó có nhiều hộnghèo không có năng lực và điều kiện tổ chức sản xuất, hộnghèo thuộc diện cứu trợ xã hội…Về nguyên tắc, trên cơ sở danh sáchhộ nghèo, NHNg có thể thẩm định lại và từ chối cho những hộ không phù hợp vay vốn nhưng trên thực tế danh sách đưa lên được chấp nhận hết. Với những kết quả và kinh nghiệm sau 7 năm hoạt động, trên cơ sở khắc phục những tồn tại về mô hình tổ chức, quản lý và cơ chế hoạt động của NHNg, để thiết lập một ngânhàngChínhsách của Chính phủ dành riêng chothực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo phù hợp với điều kiện và thực tiễn Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 131/2002/QĐ-TTg ngày 4/10/2002 về việc thành lập ngânhàngChínhsáchxãhộiViệt Nam. NHCSXH được thành lập nhằm tập trung đầu mối huy động vốn trong xãhội để chovayđối tượng chính sách, phối hợp và lồng ghép có hiệu quả với các dự án hỗ trợ xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân. NHCSXH là tổ chức tín dụng Nhà nước, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, được Nhà nước cấp, giao vốn và đảm bảo khả năng thanh toán; huy động vốn có trả lãi hoặc tự nguyện không lấy lãi, vốn nhận uỷ thác của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước để uỷ thác hoặc trực tiếp chovay ưu đãi đốivớihộnghèo và các đối tượng chínhsách khác. Theo đó, là một pháp nhân, NHCSXH ViệtNam có bộ máy quản lý và điều hành thống nhất trong phạm vi cả nước, ngânhàng có hệ thống giao dịch từ Trung ương đến địa phương. Bộ phận điều hành tác nghiệp gồm có: Hội sở chínhở Trung ương, Sở giao dịch và 61 chi nhánh cấp tỉnh, 575 Phòng giao dịch cấp huyện. Sơ đồ 2: MÔ HÌNH TỔ CHỨC CỦA NGÂNHÀNGCHÍNHSÁCHXÃHỘIVIỆTNAM 2.1.2. Các hoạt động cơ bản của NHCSXH Việt Nam: HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ THƯỜNG TRỰC HĐQT BAN CHUYÊN GIA TƯ VẤN HĐQT BAN KIỂM SOÁT HĐQT TỔNG GIÁM ĐỐC (HỘI SỞ CHÍNH) Đại diện HĐQT tỉnh, thành phố Chi nhánh tỉnh, thành phố Ban đại diện HĐQT quận, huyện Phòng giao dịch, chi nhánh quận, huyện Đơn vị nhận uỷ thác Tổ tiết kiệm và vay vốn Người vayNgười vayNgười vayNgười vay 2.1.2.1. Hoạt động huy động vốn: Vốn của NHCSXH Việtnam được huy động từ: Thứ nhất, vốn từ NSNN, bao gồm : (1) Vốn Điều lệ (2) Vốn chovay xóa đói, giảm nghèo, tạo việc làm và thực hiện chínhsáchxãhội khác (3) Hàng năm, UBND các cấp được trích một phần từ nguồn tăng thu và tiết kiệm chi ngânsách cấp mình (4) Vốn ODA được Chính phủ giao. Thứ hai, vốn huy động trên thị trường, bao gồm: (1) Nhận tiền gửi có trả lãi của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước trong phạm vi kế hoạch hàngnăm được duyệt. (2) Tiền gửi của các tổ chức tín dụng Nhà nước: Các tổ chức tín dụng Nhà nước có trách nhiệm duy trì dố dư tiền gửi tại NHCSXH để tạo nguồn. Hạn mức này bằng 2% tổng dư nợ huy động bằng đồng Việtnam đến 31/12 năm trước đó của các NHTM. Khoản tiền gửi này sẽ được NHCSXH trả lãi bằng lãi suất tính trên cơ sở bình quân lãi suất huy động các nguồn vốn hàngnăm của các tổ chức tín dụng cộng phí huy động hợp lý do hai bên thỏa thuận. Do vậy, thực chất nguồn này tương tự như nguồn ngânhàng tự huy động. (3) Tiền gửi tự nguyện không lấy lãi của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. (4) Phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá khác. (5) Huy động tiết kiệm của người nghèo. Thứ ba, vốn đi vay: (1) Vay các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước. (2) Vay từ Tiết kiệm Bưu điện, Bảo hiểm xãhộiViệtnam (3) Vay NHNN Ngoài ra, NHCSXH còn huy động từ nguồn vốn đóng góp tự nguyện không hoàn trả của các cá nhân, tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính, tín dụng, tổ chức chính trị, xã hội, các Hiệp hội, các Hội, các tổ chức phi Chính phủ trong và ngoài nước. Vốn nhận ủy thác chovay ưu đãi của chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế, các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức phi Chính phủ, Hiệp hội, Hội trong và ngoài nước… Trong giai đoạn mới đi vào hoạt động, do mục tiêu của NHCSXH thực hiện chovay theo lãi suất ưu đãi, ngoài vốn có nguồn gốc từ NSNN thì ngânhàng còn huy động vốn trên thị trường theo lãi suất thị trường. Xuất phát từ tình hình thực tế chênh lệch giữa lãi suất đầu vào huy động (lãi suất thị trường) với lãi suất đầu ra chovay đến các đối tượng khách hàng (lãi suất ưu đãi theo chương trình và quyết định của Chính phủ). Chính vì vậy, về mặt nguyên tắc, NHCSXH sẽ không tự bù đắp được chi phí. Do vậy, nảy sinh cơ chế cấp bù hàng năm. Quy định về cấp bù được thể hiện trong Thông tư số 56/2003/TT-BTC ngày 9/6/2003, bao gồm cấp bù lãi suất và cấp bù chi phí quản lý. Mức cấp bù chênh lệch lãi suất hàngnăm được xác định trên cơ sở chênh lệch lãi suất hòa đồng các nguồn vốn với lãi suất chovay theo quy định và phần phí quản lý được hưởng. Việc cấp bù được thực hiện theo phương thức tạm cấp hàng quý theo kế hoạch và có điều chỉnh theo tình hình thực hiện của các quý trước trong phạm vi dự toán ngânsách Nhà nước hàngnăm bố trí cho mục tiêu này; số cấp bù chínhthức cả năm sẽ được xác định sau khi kết thúcnăm tài chính. Kết thúcnăm tài chính, căn cứ số liệu quyết toán chínhthức được Hội đồng quản trị phê duyệt, NHCSXH tính toán lại số phải cấp bù cả năm kèm theo thuyết minh gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Hàng năm, NHCSXH có trách nhiệm cân đối nguồn vốn và nhu cầu vốn để thực hiện chovayhộnghèo và các đối tượng chínhsách khác theo kế hoạch được Chính phủ phê duyệt. Việc huy động vốn với lãi suất thị trường để chovay phải đảm bảo nguyên tắc chỉ huy động khi đã sử dụng tối đa các nguồn vốn không phải trả lãi hoặc huy động với lãi suất thấp, trong đó, mức lãi suất được coi là thấp để so sánh là : lãi suất bình quân + phí huy động <= lãi suất trả cho khoản tiền gửi 2% của các NHTM. Việc huy động các nguồn vốn dưới mọi hình thức theo lãi suất thị trường đều do Tổng Giám đốc NHCSXH quy định và giao chỉ tiêu huy động cho từng chi nhánh để tổ chức thực hiện. Ngoài kế hoạch huy động do Tổng giám đốc giao, các chi nhánh trong hệ thống được chủ động huy động các nguồn tiền gửi tự nguyện không trả lãi hoặc lãi suất thấp để chovay tại địa phương nhưng phải đảm bảo nguyên tắc bù đắp chi phí hoạt động. Tóm lại, hiện nay, hoạt động huy động vốn mới chỉ dừng lại ở việc nhận nguồn vốn có nguồn gốc từ NSNN, huy động từ tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước với hình thức nhận tiền gửi, tiết kiệm; còn việc huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán (phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, các giấy tờ có giá khác…) chưa được thực hiện như các NHTM. NHCSXH vay vốn từ NHNN trên cơ sở kế hoạch vốn hàngnăm đã được Bộ Tài chính thông qua, đặc điểm khoản vay này là khoản vay từng lần, không thường xuyên, thời hạn dài (thường là 5 năm), lãi suất ưu đãi (thông thường ở mức 0,2%/tháng). Kết quả hoạt động huy động vốn của ngânhàng đến 31/12/2003: Tổng nguồn vốn đạt 10.550 tỷ đồng, tăng 3.561 tỷ đồng so với 31/12/2002. Trong đó, tăng do nhận bàn giao chương trình chovay giải quyết việc làm từ Kho bạc Nhà nước và Quỹ đào tạo từ Ngânhàng Công thương ViệtNam là: 1.928 tỷ đồng; tăng trưởng mới trong năm là 1.633 tỷ đồng. Kết cấu nguồn vốn như trong Bảng 1. Bảng 1: CƠ CẤU VỐN CỦA NHNG VÀ NHCSXH Đơn vị: Tỷ đồng Cơ cấu vốn Luỹ kễ các năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 Tổng vốn Trong đó: 518 1.956 2.340 3.422 4.086 5.022 6.266 6.789 10.550 -Vốn điều lệ 0 500 500 700 700 700 1.015 1.015 1.517 - Vay NHNN 100 600 600 900 900 900 940 1.031 1.531 - Vay NHTM 332 423 796 1.283 2.103 2.910 3.696 4.097 3.043 - Vay nước ngoài 0 221 221 221 0 89 151 154 158 - Nhận uỷ thác 86 183 199 289 349 385 412 443 535 - Huy động tiền gửi, tiền tiết kiệm 0 20 24 29 34 38 52 49 1.410 - Nguồn 120 Chưa nhận bàn giao chương trình này 1.996 - Nguồn chovay HS - SV Chưa nhận bàn giao chương trình này 160 - Vốn chovay mua nhà trả chậm Chưa thực hiện chương trình này 200 Nguồn: Báo cáo hàngnăm của NHNg và NHCSXH. Trong cơ cấu vốn của NHCSXH, đặc biệt có nguồn do các chi nhánh tự huy động trên thị trường đạt 1.410 tỷ đồng (đạt trên 100% kế hoạch năm 2003). Đây là bước tiến mới, khắc phục những hạn chế trong cơ chế tạo lập vốn của NHNg trước đây (chủ yếu phụ thuộc vào nguồn do NSNN cấp và nguồn đi vay các NHTM), mở ra triển vọng mới trong lĩnh cực hoạt động tín dụng của NHCSXH nhằm thực hiện nghiệp vụ “đi vay để cho vay”. Như vậy, so với thời điểm năm 1995, khi NHNg, tiền thân của NHCSXH, ra đời và tiếp nhận nguồn từ quỹ chovay ưu đãi hộnghèo của NHNo 518 tỷ đồng thì đến nay nguồn vốn đã tăng 10.032 tỷ đồng, phản ánh sự tăng trưởng phù hợp với quy mô và phạm vi hoạt động. 2.1.2.2. Hoạt động sử dụng vốn: Hoạt động sử dụng vốn chủ yếu của ngânhàng là chovay các đối tượng chính sách, bao gồm: oChovayđốivớihộnghèo theo chuẩn mực do Bộ LĐ, TB&XH công bố từng thời kỳ; oChovayđốivới sinh viên khó khăn đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và học nghề; oChovay giải quyết việc làm đốivới các đối tượng là doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ sản xuất; oChovay các đối tượng chínhsách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài; oChovay làm nhà đốivới các hộở vùng ngập lũ thuộc các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và các hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên và các đối tượng chínhsách khác theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ… Hoạt động chovay của NHCSXH cũng dựa trên các nguyên tắc tín dụng như các NHTM khác, đó là (i) người đi vay phải sử dụng vốn vay đúng mục đích xin vay và (ii) người vay phải trả nợ đúng hạn cả gốc và lãi. Bên cạnh đó, chínhsáchchovay của ngânhàng cũng có những điểm khác như: các đối tượng chínhsách khi vay vốn ngânhàng không phải thế chấp tài sản, riêng đốivớihộnghèo còn được miễn lệ phí làm thủ tục hành chính khi vay vốn. Theo đó, các đối tượng khách hàng được toàn quyền sử dụng vốn vay vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh dịch vụ, kể cả trong lĩnh vực tiêu dùng như: nhà cửa, điện thắp sáng, nước sạch, học tập…là các lĩnh vực mà Nhà nước không cấm. NHCSXH và các tổ chức có liên quan có trách nhiệm hướng dẫn các đối tượng chínhsách sử dụng vốn vay có hiệu quả. Vốn vay được giải ngân theo phương thức uỷ thác giải ngânđốivới những đối tượng ởxa và chovay trực tiếp. Uỷ thác qua các tổ chức tín dụng mà chủ yếu là qua NHNo, các tổ chức chính trị xãhội (Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu [...]... “nóng” để trả nợ ngânhàng dẫn đến đã nghèo càng nghèo thêm 2.3 ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH MỞRỘNGCHOVAYĐỐIVỚIHỘNGHÈOỞ NHCSXH VIỆTNAM 2.3.1 Kết quả đạt được trong mở rộngchovay đối vớihộnghèoở NHCSXH Việt nam: Bảng 3: CÁC CHỈ TIÊU ĐO LƯỜNG MỨC ĐỘ MỞRỘNGCHOVAYĐỐIVỚIHỘNGHÈO TẠI NHCSXH Chỉ tiêu Số hộvay vốn (nghìn hộ) Năm 1996 1.282 Năm 2002 2.760 Năm 2003 2.841 Dư nợ chovay đến 31/12 (tỷ... tình trạngnghèođóiởViệtNam NHCSXH Việtnam đã được thành lập để chovay vốn đốivớihộnghèo và các đối tượng chínhsách khác Liệu NHCSXH đã đáp ứng được những nhu cầu trên chưa và sự phục vụ của ngânhàng đến mức nào? 2.2.3 Hoạt động chovayđốivớihộnghèo của NHCSXH Việt nam: NHCSXH mặc dù phục vụ nhiều đối tượng chínhsách khác nhau, song cho vayđốivớihộnghèo là hoạt động chủ yếu của ngân. .. hộnghèo trong danh sách gửi lên ngânhàng đều được vay vốn Vì các hộ trong danh sách địa phương gửi lên chắc chắn được vay vốn ngânhàng nên dẫn đến tình trạng nhiều hộ không phải là hộ nghèo, song có các mối quan hệ tốt với cán bộ địa phương nên được đưa vào danh sáchhộnghèo và được vay vốn ưu đãi dẫn đến việc ngânhàngchovay sai đối tượng quy định Thực tế này đã xảy ra đốivới NHNo khi cho vay. .. vốn vay mang tính bao cấp - Đội ngũ cán bộ thực hiện chovayhộnghèo còn thiếu về số lượng và chất lượng Về phía cán bộ ngân hàng: NHCSXH hiện có trên 5.000 cán bộ tham gia vào công tác chovay trong tổng số khoảng 6.000 cán bộ của ngânhàng làm việc tại Hội sở chính, sở giao dịch, 61 chi nhánh cấp tỉnh và 575 phòng giao dịch cấp huyện Theo yêu cầu của việc mở rộngchovay đối vớihộ nghèo, ngân hàng. .. toán…Là ngânhàng chuyên doanh nên các hoạt động khác của ngânhàng ít đa dạng so với NHTM khác 2.2 THỰCTRẠNGCHOVAYĐỐIVỚIHỘNGHÈOỞ NHCSXH VIỆTNAM 2.2.1 Các đặc điểm của hộnghèoởViệt Nam: Các số liệu điều tra Mức sống dân cư Việtnam 1992-1993 do Thụy Điển, WB và UNDP tài trợ đã cho thấy hơn 60% số dân sống dưới ngưỡng nghèo quốc tế Nhờ những nỗ lực giảm nghèo của quốc gia kết hợp với những... chovay trung hạn chiếm gần 80% trong khi đó vốn trung hạn chỉ chiếm 29% tổng vốn đã phản ánh khó khăn của ngânhàng trong huy động vốn chovay trung và dài hạn đốivớihộnghèo Qua gần 8 năm hoạt động, tổng số gần 3 triệu hộnghèo trong cả nước được vay vốn ngânhàngNăm 2002 có 644 ngànhộvay vốn đã thoát nghèo, cứ bình quân 4,3 hộvay vốn ngânhàng có 1 hộ thoát khỏi ngưỡng nghèođói Riêng hộ nghèo. .. yếu của ngânhàng Mục tiêu của NHCSXH trong cho vayđốivớihộnghèo nhằm phục vụ sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống Đồng thời, ngânhàng không chỉ chovayhộnghèoở lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mà còn mở rộngchovay cả trong lĩnh vực tiêu dùng Là một trung gian tài chính nên hoạt động chovay của NHCSXH vẫn phải đảm bảo những nguyên tắc tín dụng cơ bản, đó là (i) hộnghèovay vốn phải... chính trị, xãhội của NHCSXH nhưng thực tế cho thấy ủy thác qua NHNo cố tốc độ giải ngân chậm hơn, dư nợ ủy thác tăng không bằng ủy thác bán phần trong khi có rất nhiều hộnghèo đang có nhu cầu vay vốn Thêm nữa, chi phí chovayđốivới một hộnghèo rõ ràng là cao hơn chi phí chovay tới một khách hàng bất kỳ của NHNo cũng hạn chế sự nỗ lực của ngânhàng chuyển vốn tới hộnghèo vì như vậy sẽ ảnh hưởng... định kỳ hàng tháng hoặc hàng quý, mức này tùy thuộc vào khả năng kinh tế của tổ viên, điều kiện kinh tế của mỗi vùng) Về hạn mức vốn cho vay: Mức chovayđốivới từng hộnghèo được xác định căn cứ vào (i) nhu cầu vay vốn (ii) vốn tự có và khả năng hoàn trả khoản nợ của hộvay Mỗi hộ có thể vay vốn một hay nhiều lần nhưng tổng dư nợ không vượt quá mức dư nợ chovay tối đa đốivớihộnghèo do Hội đồng... thành phố Để vốn được sử dụng tiết kiệm và giúp hộnghèo dần quen với sử dụng vốn ngân hàng, đốivới những lần vay đầu ngânhàng thường chovay ít, sau đó mới tăng dần vốn chovayđốivớihộ sử dụng vốn đúng mục đích, trả nợ đúng hạn Về xác định nợ quá hạn: NHCSXH chuyển nợ quá hạn trong các trường hợp (i) xác định hộvay sử dụng vốn vay sai mục đích, (ii) hộvay có khả năng hoàn trả nợ khi đến hạn nhưng . THỰC TRẠNG MỞ RỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO Ở NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM. 2.1. NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM 2.1.1. Quá. 2.2. THỰC TRẠNG CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO Ở NHCSXH VIỆT NAM 2.2.1. Các đặc điểm của hộ nghèo ở Việt Nam: Các số liệu điều tra Mức sống dân cư Việt nam 1992-1993