Đội ngũ cán bộ thực hiện cho vay hộ nghèo còn thiếu về số lượng và chất lượng.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG MỞ RỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO Ở NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM (Trang 36 - 38)

Về phía cán bộ ngân hàng: NHCSXH hiện có trên 5.000 cán bộ tham gia vào công tác cho vay trong tổng số khoảng 6.000 cán bộ của ngân hàng làm việc tại Hội sở chính, sở giao dịch, 61 chi nhánh cấp tỉnh và 575 phòng giao dịch cấp huyện. Theo yêu cầu của việc mở rộng cho vay đối với hộ nghèo, ngân hàng phải có hệ thống bao gồm mạng lưới các chi nhánh đến tận cấp cơ sở, nhất là các huyện vùng sâu, xa, miền núi là nơi có rất nhiều khách hàng tiềm năng của ngân hàng. Tuy nhiên, hiện nay mới thành lập tới Phòng giao dịch ở cấp huyện, tại mỗi phòng giao dịch có từ 5-7 cán bộ làm công tác cho vay của cả huyện, mỗi cán bộ chịu trách nhiệm cho vay 5-7 xã. Mặt khác, cán bộ của ngân hàng trình độ không đồng đều, một phần do tập trung từ nhiều bộ phận khác nhau (tiếp nhận từ NHNo, từ các cơ quan và tuyển dụng mới). Nhìn chung, đội ngũ cán bộ của ngân hàng hiện nay tuổi

đời, tuổi nghề còn trẻ, 79% số cán bộ chưa có kinh nghiệm thực tế về hoạt động ngân hàng. Số này chủ yếu thực hiện cho vay trực tiếp đến hộ nghèo và hỗ trợ cùng với các tổ chức chính trị, xã hội tại địa phương.

Do đặc trưng của công tác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách đòi hỏi cán bộ phải có phẩm chất, tận tuỵ và tâm huyết với người nghèo thì những khó khăn về thu nhập, phương tiện làm việc không chỉ là những trở ngại với ngân hàng mà còn là một thử thách thật sự đối với từng cán bộ, nhân viên của ngân hàng. Tại nhiều địa phương, cơ sở vật chất thiếu thốn, chưa có máy vi tính phục vụ công tác nghiệp vụ, cán bộ phải sử dụng phương pháp thủ công, hàng tuần tập hợp số liệu và chứng từ chuyển bằng phương tiện xe máy về Hội sở tỉnh để vào máy tính lưu trữ số liệu. Như vậy, chỉ có tập trung vào việc tập hợp số liệu về hộ vay, dự nợ và theo dõi thu nợ thì cán bộ tín dụng đã quá bận rộn, không còn thời gian để tiếp xúc với hộ nghèo, đánh giá khả năng hoàn trả và tư vấn cho họ cách làm ăn.

Tóm lại, việc kết hợp các yếu tố (i) lựa chọn mục tiêu, (ii) ưu đãi, và (iii) chỉ tập trung vào cho vay đã không đưa lại khả năng tự bền vững của các trung gian tài chính. Kết cục là, các tổ chức này cùng Nhà nước giờ đây đang phải đối mặt với tình trạng thiếu khả năng cung cấp lâu dài các dịch vụ của mình. Cuối cùng, nghèo vẫn hoàn nghèo, các tổ chức tài chính trở nên ốm yếu, Nhà nước thì ‘lực bất tòng tâm’, sẽ không có kết cục ngoại lệ nào khác nếu những tình trạng trên vẫn tiếp diễn. Thực tế và lý thuyết cũng đã chứng minh rằng đối với người nghèo, cơ hội tiếp cận với vốn quan trọng hơn lãi suất ưu đãi.

Trên đây là ba trong nhiều hạn chế ảnh hưởng đến việc mở rộng cho vay đối với hộ nghèo ở NHCSXHVN. Để khắc phục những hạn chế này không chỉ cần nỗ lực từ phía ngân hàng mà còn cần đến vai trò quản lý của các cơ quan có thẩm quyền.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG MỞ RỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO Ở NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(38 trang)
w